THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
THÔNG TIN CHUNG
1.Tên công ty: + Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
+ Tên tiếng Anh : VIỆT NAM PAPER CORPORATION + Tên giao dịch : VINAPIMEX
2.Trụ sở giao dịch : 25A- Lý Thường Kiệt-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội
+ Email : Vinapimex-Vp@hn.vnn.vn + Mã số thuế: 2600357512
+ Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công Thương-Hai Bà Trưng – Hà Nội
3.Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp Nhà nước-Tổ chức theo mô hình công ty Mẹ-Con Trong đó công ty Mẹ nòng cốt là Văn phòng Tổng công ty và công ty Giấy Bãi Bằng, các công ty con là các công ty thành viên.
4.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
+ Giấy in, viết + Giấy in báo + Giấy tissue + Giấy bao bì công nghiệp + Một số sản phẩm lâm nghiệp + Gỗ, dăm mảnh
+ Sản phẩm bột giấy gồm: bột tẩy trắng+không tẩy,bột CTMP,bột DIP,xử lý bột OCC tái sinh giấy loại
+ Sản phẩm gia công từ giấy như vở , giấy ram, giấy bao bì in sẵn.
+ Sản phẩm văn phòng: bút bi , bút dạ kim, bút máy , bút chì, bìa hồ sơ, giá đựng tài liệu
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
Giấy là một sản phẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy mà sản phẩm giấy đã xuất hiện từ rất lâu đời, những tờ giấy cổ xưa làm từ sợi thực vật đã tìm thấy ở Trung Quốc trong các di vật khảo cổ niên đại 206 trước Công nguyên đến thập niên 220 sau Công nguyên thuộc triều đại nhà Hán.
Nền văn hoá của Việt Nam từ xa xưa gắn liền với sự phát triển của sản phẩm giấy Trong cuốn sách cổ Trung Hoa đẩu thế kỷ thứ IV “Nam phương thảo mộc trọng” ghi rõ năm 284 các nhà buôn nước Đại Tần, đông La Mã mua ba vạn giấy mật hương của Giao Chỉ để dâng vua Tần Vũ Đế Thế kỷ VII-X thời nhà Đường, giấy của người Việt làm ra , qua buôn bán giao lưu giữa các nước được coi là nổi tiếng đẹp và bền.Vào thời nhà Lý,những người làm giấy ở Việt Nam đã làm được giấy có sắc vàng,vẽ rồng mây và thường được gọi là Long ám.Vào thế kỷ XIV,cuốn sách Đại Việt Sử lược đã ghi nhận: Đầu thế kỷ thứ XIII,phía Tây ngoại thành Hà Nội,nghề giấy đã hình thành nên những xóm làng giấy và người ta thường gọi là
Nghề giấy ở nước ta có một bề dày lịch sử phát triển lâu đời.Thời kỳ đầu mành trúc được sử dụng làm lưới để hình thành nên tờ giấy và được coi là công nghệ xeo liềm trúc sản xuất giấy.Thời kỳ thế kỷ thứ III đến năm 1911 là thời sản xuất theo phương thức thủ công.
Năm 1912 là thời kỳ bắt đầu sản xuất giấy bằng cơ giới,thời điểm công ty giấy Đông Dương của Pháp xây dựng xí nghiệp bột giấy Việt Trì công suất 4000 tấn/năm và năm 1913 giấy Đáp Cầu Hà Bắc ra đời với công suất 2000 tấn/năm.
Năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ xí nghiệp Giấy Việt Trì bị giặc Pháp tàn phá nặng nề Nhân nhân ta đã tháo dỡ máy móc thiết bị của xí nghiệp Đáp Cầu di chuyển nên Bắc Cạn xây lắp hình thành nên xí nghiệp Giấy Hoàng VănThụ và đã phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Thời kỳ 1945-1954, một số cơ sở sản xuất theo phương pháp thủ công , hay kết hợp bán thủ công với cơ giới Các cơ sở sản xuất Giấy phục vụ kháng chiến trong những điều kiện hết sức khó khăn, vất vả thiếu thốn nhiều thứ.
Khi mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi vào năm 1954, thì nước ta đã bị chia cắt làm 2 miền Miền Bắc, ngành công nghiệp Giấy đã được tổ chức sắp xếp lại theo hướng cơ giới hóa Ngành giấy từng bước được khôi phục. Nhờ cơ giới hóa mà sản lượng Giấy năm 1960 đạt 4800 tấn tăng trưởng gấp 2.5 lần so với năm 1955.
Trong những năm 1960-1970, nhiều nhà máy Giấy đã được thành lập Ở Miền Bắc nhà máy Giấy Việt Trì được thành lập với công suất thiết kế 18000 tấn/ năm được đưa vào vận hành nhân dịp sinh nhật Bác năm 1961 và sau đó là một loạt các nhà máy sản xuất Giấy khác ra đời như Hòa Bình, Trúc Bạch, Vạn Điểm Ở Miền Nam hàng loạt nhà máy Giấy cũng được đầu tư xây dựng Nhưng các xí nghiệp Giấy ở Miền Nam phần lớn là gặp phải khó khăn chung đó là tình trạng mất cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất Giấy, chủ yếu dựa vào nguồn bột nhập là chính Một số nhà máy như nhà máy Giấy Đồng Nai 20000 tấn/năm(1961), nhà máy Giấy Tân Mai 18000 tấn/năm(1963), nhà máy Giấy Vĩnh Huê 6000 tấn/năm
Trong thời kỳ này ngành công nghiệp Giấy đã có những thay đổi quan trọng, đây là thời kỳ phát triển sản xuất theo phương pháp cơ giới hóa, đẩy nhanh nhịp độ sản xuất do đó sản lượng Giấy năm 1970 tăng gấp 10 lần so với năm 1960 và đạt sản lượng hơn 50000 tấn.
Sau khi Miền Nam được giải phóng hoàn toàn, sản lượng toàn ngành công nghiệp Giấy đã tăng nên đáng kể , tổng công suất thiết kế ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đạt gần 72000 tấn/năm Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu bột trầm trọng ở phía Nam ngành Giấy đã hoàn thành xong công trình xây dựng bột giấy Viễn Đông đồng thời xây dựng thêm các xưởng sản xuất bột ở các nhà máy Linh Xuân, Thủ Đức Năm 1978 tổng sản toàn ngành đạt 71000 tấn.
Ngành công nghiệp Giấy phát triển mạnh mẽ được đánh dấu bằng sự ra đời công nghệ được cơ giới hóa và tự động hóa tương đối hiện đại, công trình được xây dựng với sự tài trợ giúp đỡ của Thụy Điển.
Ngành công nghiệp Giấy ở nước ta đã từng bước phát triển lớn mạnh, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn bao trùm đó là khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm nước ngoài còn thấp kém, mất cân đối giữa sản xuất Giấy và bột Giấy ngành công nghiệp Giấy ở nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của giá bột Giấy trên thế giới nhất là các mặt hàng giấy in, giấy viết, giấy in báo Vì vậy, trong một vài năm trước Chính phủ đã thực hiện chính sách bảo hộ đặc biệt đối với ngành Giấy, thông qua thuế nhập khẩu và kiểm soát nhập khẩu đối với Giấy in báo,Giấy in, Giấy viết, từng bước tạo điều kiện cho ngành Giấy vươn lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Từ năm 1984-1990, Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra làm hai Liên hiệp khu vực Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1(phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2(Phía Nam)
Từ năm 1990-1993, Quyết định 217-HĐBT ra đời nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tháo gỡ các khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Sự đổi mới cơ chế quản lý tạo cho xí nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ tháng 3/1993 đến tháng 4/1995 Liên hiệp SX-XNK Giấy Gỗ Diêm được chuyển đổi và tổ chức, hoạt động thành Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam là tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ chuyên ngành giấy gỗ diêm.
Năm 1995, ngành Giấy đã đề nghị Nhà nước cho tách riêng bởi vì ngành Gỗ-Diêm là một ngành kinh tế, kỹ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy, chính vì vậy mà Tổng công ty Giấy Việt Nam đã được thành lập theo quyết định số 256/TTg lệ tổ chức hoạt động theo Nghị định số 52/ CP ngày ngày 2/8/1995 của Chính phủ.Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm 14 thành viên hạch toán độc lập, 3 đơn vị sự nghiệp và 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc với trên 13000 CBCNV Các đơn vị trong Tổng công ty Giấy Việt Nam có mối quan hệ gắn bó về tài chính công nghệ, thông tin đào tạo, nghiên cứu đầu tư và phát triển.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là lòng cốt của Hiệp Hội Giấy Việt Nam giúp đỡ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu, tư vấn đầu tư phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng phát triển Trong giai đoạn từ năm 1996-
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1 Giá trị sản xuất công nghiệp
Trong những năm vừa qua sự đóng góp của ngành công nghiệp Giấy đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là rất lớn Giá trị sản lượng công nghiệp mà ngành Giấy đóng góp liên tục tăng qua các năm Để làm được điều này phải nói đến vai trò dẫn dắt quan trọng của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đơn vị chủ chốt của ngành công nghiệp Giấy Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp(đơn vị: Trđ)
Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp mà ngành công nghiệp Giấy đạt được liên tục phát triển qua các năm cụ thể năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành Giấy đạt được là 5654500 trđ, đến năm 2004 đã đạt được 6696900 trđ tăng 1042400 trđ tương ứng tăng 18,4% Năm 2003 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam so với toàn ngành công nghiệp Giấy là 27,39% nhưng đến năm 2004 đã tăng lên tới 30,05% Năm 2006GTSXCN của toàn ngành là 7967512 trđ 228212 trđ Cũng qua bảng trên ta thấyGTSXCN của Tổng công ty cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 tăng 29,9% so với năm 2003, năm 2005 tăng 18,6% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 11,48% so với năm 2005 điều này đã càng tạo điều kiện cho ngành công nghiệp Giấy phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
2 Doanh thu và lợi nhuận
Bất kỳ một công ty nào khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đều phải quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận của mình vì đó là lý do mà doanh nghiệp tồn tại Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của công ty được thể hiện ở lợi nhuận mà công ty thu về Trong thời gian vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam luôn hoàn thành được kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của mình, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Tổng công ty Giấy Việt Nam liên tục tăng qua các năm Cụ thể năm 2003 doanh thu của Tổng công ty đạt được
1436609 trđ đến năm 2004 doanh thu của Tổng công ty là 2892120 trđ tăng
14555101 trđ tương ứng tăng 101.3% đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành công vượt bậc của Tổng công ty Để làm được điều này phải kể đến sự lãnh đạo của bộ máy ban giám đốc cùng sự đóng góp nhiệt tình của tập thể đội ngũ công nhân viên trong Tổng công ty Sang đến năm 2005 doanh thu của Tổng công ty là 3107519 trđ tăng so với năm 2004 là 7,45% và đến năm 2006 Tổng công ty đã nâng doanh thu của mình lên 3491898 trđ tăng so với năm 2005 là 12,37% như vậy từ năm 2003 đến năm 2006 tốc độ tăng trung bình về doanh thu của Tổng công ty là 39,94% đây là một kết quả hết sức khả quan của Tổng công ty cũng như của toàn ngành công nghiệp Giấy Về lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được trong thời gian vừa qua được thể hiện như sau: Năm 2003 lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được là
5560 trđ đến năm 2004 lợi nhuận là 6523 trđ tăng 693 trđ tương ứng tăng 17,32% qua phân tích ở trên ta thấy doanh thu năm 2004 tăng 100% so với năm 2003 trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng có 17,32% điều này chứng tỏ rằng còn nhiều vấn đề gặp phải trong khâu quản lý chi phí làm cho tổng chi phí của Tổng công ty cao dẫn đến lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được thấp Lợi nhuận năm 2005 của Tổng công ty là
6948 trđ tăng 6,5% so với năm 2004 còn thấp hơn mức độ tăng trưởng của đợt trước Chính vì hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được là không cao nên sang đến năm 2006 Tổng công ty đã vạch ra một đường lối chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Do đó mà lợi nhuận năm
2006 mà công ty đã đạt được là 37824 trđ tăng so với năm 2005 là 30876 trđ tương ứng tăng 444,4% đây là một thành công hết sức to lớn của tập thể đội ngũ công nhân viên của Tổng công ty Thành công này đã đánh dấu sự phát triển lớn mạnh vượt bậc của Tổng công ty.
3 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Bước vào nền kinh tế thị trường và giai đoạn đầu gia nhập WTO ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn và thách thức Với chính sách mở cửa của Nhà nước và đường lối chiến lược đúng đắn của Tổng công ty ngành công nghiệp Giấy đã từng bước vươn lên đạt được những thành tựu nhất định
Ta có tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy trong những năm qua:
Bảng 3: Tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam Đơn vị : Tấn
Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 KH 2007/
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Năm 2007
Ta thấy trong thời gian vừa qua sản lượng Giấy của ngành Giấy tăng lên rất lớn Sản lượng Giấy năm 2006 là 260330 tấn tăng 7,5% so với năm 2005 Năm
2007 Tổng công ty dự định sản lượng Giấy sẽ là 270500 tấn tăng 3,9% so với năm
2006 Đây là kế hoạch mà Tổng công ty đưa ra nhằm khuyến khích mọi thành viên trong Tổng công ty cùng cố gắng phấn đấu nỗ lực để giúp ngành Giấy Việt Nam ngày càng phát triển Trong những năm qua sản lượng Giấy và bột Giấy của một số công ty thành viên của Tổng công ty như sau:Công ty Giấy Bãi Bằng sản lượng Giấy là 80000 tấn/năm, bột Giấy 50000 tấn/năm Công ty Giấy Tân Mai sản lượng Giấy là 65000 tấn/năm, bột Giấy là 60000 tấn/năm Công ty Giấy Việt Trì sản lượng Giấy là 40000 tấn/năm, bột Giấy là 15000 tấn/năm Ngoài những sản phẩm Giấy Tổng công ty còn huy động các thành viên tích cực trồng rừng, cây con, một số các sản phẩm lâm nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của ngành một mặt góp phần làm trong sạch môi trường, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân từng bước nâng cao đời sống kinh tế xã hội của đất nước Chính vì sản phẩm Giấy của Tổng công ty là đa dạng chủng loại như vậy nên đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải đa dạng phong phú Để đáp ứng được nguồn nguyên liệu như vậy thì phải có một bộ máy tổ chức quản lý vùng nguyên liệu Giấy vững mạnh, hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy phải đảm bảo về mặt tổ chức và chất lượng Chất lượng nguyên liệu Giấy quyết định chất lượng sản phẩm Giấy vì vậy Tổng công ty cần giám sát hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy tốt ngay từ giai đoạn đầu
4 Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Tổng công ty
Trong những năm qua ngành công nghiệp Giấy nói chung cũng như Tổng công ty Giấy nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Các khoản phải nộp ngân sách tăng lên cùng với thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty nó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người Đơn vị: Trđ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH 2007
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công tyGiấy Việt Nam liên tục tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng trong một vài năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã có những tiến triển mới Cụ thể năm 2004 các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty là 99012 trđ đến năm 2005 là 120000 trđ tăng 20988 trđ tương ứng tăng 21,2% , thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty năm 2004 là 4 trđ/người/năm đến năm 2005 là 4,2 trđ/người/năm tăng 0,2 trđ tương ứng tăng 5% Tổng công ty có sự tăng về nguồn nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người như vậy là do năm 2005 là năm đánh dấu sự thay đổi mới về loại hình doanh nghiệp đó là Tổng công ty đã chuyển sang mô hình Tổng công ty Mẹ-Con nên tập thể đội ngũ công nhân viên trong Tổng công ty đã không ngừng phấn đấu đưa công ty đi nên Sang năm 2006 các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty là 145427 trđ tăng 25427 trđ tương ứng tăng21,2% vẫn giữ được tốc độ tăng như cũ Thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty năm 2006 là 4,5 trđ tăng 0,3 trđ tương ứng tăng 7,1% so với năm 2005 Như vậy ta thấy các khoản phải nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người củaTổng công ty liên tục có sự tăng trưởng mạnh điều này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và đến hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu của Tổng công ty nói riêng Thu nhập bình quân đầu người tăng đó là một động lực lớn thúc đẩy cán bộ công nhân viên quản lý, hoạt động trong vùng nguyên liệu tích cực hăng say đóng góp công sức của mình vào để thúc đẩy sự phát triển của Tổng công ty.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG
1 Đặc điểm về thị trường và khách hàng a.Thị trường trong nước
Giấy là một sản phẩm rất thiết thực đối với mọi mặt của đời sống của xã hội Sản phẩm ngành công nghiệp Giấy sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các ngành khác trong cơ cấu các ngành trong nền kinh tế quốc dân.Trong thời gian vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam đã gặp một số khó khăn tiềm tàng của thị trường nội địa của một nước chưa phát triển Mức tiêu thụ Giấy tính theo đầu người của người dân Việt Nam chỉ đạt khoảng 4kg trong khi mức tiêu dùng ở trên thế giới là 55kg, châu Á là 26,7kg, châu Phi là 5,4kg, châu Âu là 91,4kg Thị trường Giấy nội địa ở nước ta rất nhỏ bé và nhạy cảm với sự biến động của thị trường thế giới
Trong những năm đầu 1994 trở về trước , tình hình sản xuất Giấy trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, tiêu thụ gặp nhiều trắc trở Các mặt hàng Giấy nước ngoài xâm nhập vào nước ta bằng nhiều hình thức và con đường khác nhau dẫn đến sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước thấp Vì vậy thời gian này đã có một số cơ sở do không đủ sức duy trì nên đã phải đóng cửa.
Từ những năm 1994-2000 thị trường Giấy trong nước đã dần dần lấy lại chỗ đứng của mình trong thị trường nội địa, và đã thúc đẩy sản xuất.
Bắt đầu bước sang thế kỷ XXI trong nền kinh tế hội nhập mở cửa tập thể ban lãnh đạo, công nhân viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có những đường lối chiến lược sáng suốt từng bước đưa công nghiệp Giấy Việt Nam đi lên và đã khẳng định được đó là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, lấy lại vị thế cạnh tranh trên thị trường nội địa. b Thị trường nước ngoài
Trong những năm 1992-1994 thị trường Giấy thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, và lớn nhất từ trước tới nay Nhiều nhà máy Giấy trên thế giới do không đứng vững trước tình trạng này nên đã phải đóng cửa Tổng công suất toàn ngành đã bị giảm trầm trọng, giá bột giấy và giá Giấy liên tục giảm mạnh dưới mức giá thành Do có cuộc khủng hoảng này mà đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Giấy Việt Nam trên thị trường nội địa và thị trường thế giới.
Từ năm 1990, thị trường Giấy nước ngoài của ngành Giấy Việt Nam đang ở tình trạng hết sức khó khăn, thị trường bị thu hẹp mạnh Năm 1995 thị trường sản phẩm Giấy đã qua thời kỳ khủng hoảng, cung và cầu Giấy đã dần dần trở lại cân bằng Giá Giấy đã dần dần tăng lên Năm 1996, thị trường giấy lại vấp phải những khó khăn do cung lớn hơn cầu lên giá giấy lại giảm xuống Trong những năm gần đây thị trường Giấy thế giới lại đi vào ổn định, ngành công nghiệp Giấy lại phát triển trở lại
Chính vì thị trường Giấy trong nước và nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn hạn chế vì vậy yêu cầu đặt ra đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam là rất lớn để ngành công nghiệp Giấy khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thì phải bắt đầu tổ chức từ khâu quản lý vùng nguyên liệu Giấy cho thật tốt có như vậy mới đáp ứng được chất lượng của nguyên vật liệu giảm được giá thành chi phí từ khâu đầu vào góp phần quan trọng vào việc hạ giá thành sản phẩm Giấy nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.
2 Đặc điểm về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị a Đặc điểm về trình độ công nghệ
Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới năng suất của ngành, đối với mỗi ngành công nghệ sẽ có tầm tác dụng khác nhau.Tuy nhiên công nghệ sản xuất Giấy ở Việt Nam còn ở tình trạng lạc hậu chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới Ngoài 2 nhà máy Giấy Bãi Bằng và nhà máy Giấy Tân Mai, các doanh nghiệp còn lại đều sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm không thu hồi hóa chất nên khó cải thiện được chất lượng, giá thành và gây ô nhiễm môi trường cao.
Tổng công ty Giấy Việt Nam gồm có 9 đơn vị sản xuất Giấy trong đó chỉ có công ty Giấy Tân Mai và công ty Giấy Bãi Bằng sau khi được đầu tư mở rộng là được xếp vào loại công ty sản xuất Giấy có trình độ công nghệ tương đối hiện đại. Đây là 2 đơn vị lớn nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam, chiếm tỷ trọng 70.04% công suất sản xuất bột Giấy và chiếm 67.85% công suất sản xuất Giấy toàn Tổng công ty
Trình độ công nghệ lạc của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty được thể hiện ở một số mặt sau:
+ Bóc vỏ theo phương pháp ướt, tốn nhiều nước, gây ô nhiễm môi trường và làm ẩm vỏ không có lợi cho quá trình đốt tại lò hơi động lực, trên thế giới hiện nay đã chuyển sang phương pháp bóc vỏ khô.
+ Nấu bằng phương pháp sunphát truyền thống, trong khi đó trên thế giới đã áp dụng nấu bằng phương pháp sunphát cải tiến từ lâu
+ Dây chuyền sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tại công ty Giấy Tân Mai có các thiết bị xông hơi, thẩm thấu hoá chất dạng hở nên nhiệt độ của các giai đoạn xử lý thường không đạt được yêu cầu, dẫn đến làm tiêu hao năng lượng nghiền và làm giảm chất lượng xơ sợi thu nhận.
+ Các cơ sở sản xuất bột khác có thiết bị nấu bột dạng nồi cầu, nấu bột theo phương pháp xút không thu hồi hoá chất, tiêu tốn nhiều hoá chất và gây ô nhiễm môi trường. b Trình độ máy móc, thiết bị
Thiết bị của các nhà máy sản xuất bột Giấy và Giấy Việt Nam nhìn chung là không đồng nhất và có nhiều xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau: Từ các nước G7,một số nước châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc Các cơ sở sản xuất cơ khí trong nước chỉ có khả năng cung cấp một số thiết bị lẻ.
Công ty Giấy Bãi Bằng và công ty Giấy Tân Mai được trang bị các hệ thống thiết bị sản xuất bột Giấy hoá học và bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tương đối đồng bộ từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến khâu xử lý chất thải Các thiết bị chính của hai nhà máy này như máy bóc vỏ, máy chặt mảnh, máy nghiền và làm sạch bột, có xuất sứ từ các nước G7, có mức độ tự động hoá đo lường, điều khiển và kiểm soát các giai đoạn sản xuất tương đối cao, nhất là sau thời kỳ nâng cấp Năng lực sản xuất của hai nhà máy này chiếm khoảng 30% năng lực sản xuất bột toàn ngành.
Tuy nhiên phần lớn dây chuyền thiết bị của hai nhà máy này thuộc thế hệ từ những năm 1970 nên cũng khó lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới Các nhà máy sản xuất bột Giấy hoá học tẩy trắng, không tẩy trắng, không thu hồi hoá chất Các xí nghiệp này được trang bị nồi cầu quay, không có hệ thống làm sạch nguyên liệu, làm sạch bột, thu hồi hoá chất và xử lý chất thải.
Về thiết bị sản xuất bột Giấy tái chế chủ yếu được chia làm hai nhóm chính: Nhóm hệ thống thiết bị tái chế Giấy loại được trang bị như một dây chuyền độc lập, có trang bị tương đối hiện đại Nhóm thiết bị này bao gồm dây chuyền sản xuất bột Giấy khử mực (DIP) công suất 20000 tấn/năm, dây chuyền sản xuất bột tái chế các dây chuyền này được trang bị các thiết bị tương đối tiên tiến như máy đánh tơi đa năng, máy phân ly sơ sợi, máy sàng áp lực Nhóm thiết bị thứ 2 là các thiết bị xử lý Giấy loại, không được trang bị như những dây chuyền độc lập Nhóm thiết bị này rất lạc hậu, không đồng bộ, các thiết bị này có hiệu quả làm sạch không cao, tiêu hao điện năng lớn.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
1 Hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Mô hình rừng ổn định là một công cụ xác định tăng trưởng số cây, làm cơ sở xác định quyền hưởng lợi, lập kế hoạch và giám sát quản lý rừng cộng đồng Một sự lựa chọn quan trọng trong trường hợp này là lập kế hoạch và thực hiện khai thác hưởng lợi gỗ củi dựa vào mô hình rừng ổn định.
Mục tiêu xây dựng mô hình rừng ổn định nhằm định hướng trong khả năng cung cấp của rừng địa phương, với nhu cầu lâm sản của cộng đồng ổn định trong một kỳ kế hoạch 5 năm Làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp khai thác, chặt,nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo hướng dẫn rắt rừng về dạng ổn định và tính toán được khả năng cung cấp gỗ, củi cho đời sống cộng đồng và hoàn thành chỉ tiêu của Tổng công ty Giấy Việt Nam Mô hình rừng ổn định có các đặc trưng sau:
+ Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính: Đơn giản để cộng đồng có thể tiếp cận khi so sánh cung cầu tính toán lượng chặt đồng thời đảm bảo về mặt lâm sinh là duy trì rừng để tiếp tục phát triển ổn định lâu dài.
+ Mô hình có dạng phân bố giảm với cỡ kính phù hợp với tăng trưởng đường kính nhằm tạo ra sự ổn định của rừng trong một kỳ kế hoạch 5 năm.
+ Cấu trúc rừng đạt năng suất ở mức thích hợp và ổn định trong từng vùng sinh thái từng kiểu rừng lập địa, chưa phải là mô hình có năng suất tối ưu vì hiện trạng rừng tự nhiên sau nhiều năm khai thác còn lại trữ lượng thấp Thông qua mô hình rừng ổn định từng bước nuôi dưỡng rừng đạt năng suất cao Đảm bảo sự đa dạng sinh học cũng như phòng hộ
Về mặt khoa học lâm sinh, mô hình cấu trúc số cây theo cỡ kính được Tổng công ty đưa ra mô hình tính toán mô phỏng xây dựng cấu trúc chuẩn mẫu Cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật này vào thực tế, đặc biệt trong quản lý rừng cộng đồng vì tính đơn giản của nó chỉ là đếm số cây theo cỡ kính, để có thể chọn lựa giải pháp tỉa thưa, khai thác nuôi dưỡng, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh.
So sánh số cây thực tế của từng lô rừng với mô hình rừng ổn định cho phép xác định được số cây có thể khai thác đó là số cây vượt hơn mô hình và số cây cần được bảo vệ, duy trì nuôi dưỡng chính là số cây theo các cỡ kính khác nhau của từng mô hình rừng ổn định sẽ cho phép lập kế hoạch khai thác gỗ củi 5 năm và hàng năm
Trong hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty có một vấn đề rất đáng quan tâm đó là cơ chế xác định quyền hưởng lợi trong giao khoán rừng Các cá nhân hộ gia đình được giao khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng cung cấp nguyên vật liệu cho Tổng công ty Theo mô hình này có 2 cơ chế xác định quyền hưởng lợi:
+ Đối với rừng trung bình: Giả sử chủ rừng nuôi dưỡng rừng 5 năm khi khai thác phải nộp thuế tài nguyên khoáng sản 15%, phần còn lại được chia như sau: chủ rừng được hưởng lợi là 2% sản lượng giá trị nguyên liệu giấy khai thác cho một năm quản lý rừng, như vậy được 10% sản phẩm gỗ, 90% nộp về Tổng công ty, trạng thái rừng này không còn nhiều khi giao rừng Tuy nhiên ngay cả trạng thái rừng còn tương đối tốt như vậy thì sau 5 năm quản lý rừng chủ rừng chỉ nhận được 10% giá trị sản lượng rừng nguyên liệu, trong đó phải chi toàn bộ kinh phí cho chặt hạ, vận xuất gỗ của toàn bộ khối lượng khai thác Thực tế cho thấy tỷ lệ như vậy thì chủ rừng có thu nhập thấp, thậm chí còn bị thiệt hại.
+ Đối với trạng thái rừng non, nghèo: Các trạng thái này nếu theo tiêu chuẩn rừng khai thác thì phải 20-30 năm sau mới đạt được Trong trường hợp này sau khi nộp thuế tài nguyên 15% chủ rừng được hưởng 85% còn lại phải chi trả toàn bộ chi phí khai thác, giao nộp cho các đơn vị Đây là các trạng thái phổ biến được giao cho hộ, nhóm hộ, như vậy thời gian được hưởng lợi quá lâu nếu căn cứ theo tiêu chuẩn rừng khai thác hiện hành Điều này đã làm giảm mối quan tâm của các chủ rừng, đặc biệt là người nghèo thì việc nhận rừng chưa tạo được nguồn thu trước mắt cũng như nhu cầu sử dụng lâm sản thường xuyên đồng thời rừng cũng không được tác động các biện pháp nuôi dưỡng thích hợp, chỉ nhận rừng và phải chờ đợi quá lâu. Để xác định quyền hưởng lợi của các chủ rừng một cách công bằng là dựa vào tăng trưởng sau giao rừng, người quản lý được hưởng phần tăng trưởng rừng mà họ nuôi dưỡng, nếu bảo vệ nuôi dưỡng tốt sẽ được hưởng lợi nhuận cao hơn nhờ gia tăng lượng tăng trưởng Tuy nhiên tăng trưởng theo trữ lượng là một vấn đề khó xác định và thực tế còn thiếu chỉ tiêu này cho các kiểu rừng, điều kiện lập địa, khí hậu và trạng thái rừng là khác nhau Vì vậy tiếp cận theo tăng trưởng để xác định hưởng lợi là một nguyên tắc cần được áp dụng tuy nhiên cần có cách xác định đơn giản để có thể vận dụng và cộng đồng có thể tiếp cận được.
2 Công tác quản lý đất rừng nguyên liệu Giấy
Hiện nay, các tỉnh miền núi phía Bắc có 160 nông, lâm trường được giao quản lý: 649.888 ha đất, trong đó: 55 nông trường quản lý 55.919 ha, 105 lâm trường quản lý 593.978 ha.Theo thống kê ta có bảng số liệu sau :
Bảng 14: Diện tích đất của 55 nông trường miền núi phía Bắc
Loại đất Đơn vị Diện tích Đất nông nghiệp Ha 28638 Đất lâm nghiệp Ha 10490 Đất khác Ha 16746
Diện tích đất bq 1 nông trường quản lý Ha 1016
Nguồn : Phòng lâm sinh-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Bảng 15: Diện tích đất của 105 lâm trường miền núi phía Bắc
Loại đất Đơn vị Diện tích Đất lâm nghiệp
512695 230465 149755 Đất trồng đồi núi trọc Ha 132475
Diện tích đất bq 1 lâm trường quản lý Ha 5657
Nguồn : Phòng lâm sinh-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Nhìn chung quy mô, diện tích đất đai giao cho các nông, lâm trường quản lý đến nay đã được điều chỉnh lại phù hợp với năng lực quản lý, nên việc quản lý sử dụng đất đai của các nông, lâm trường đã tốt hơn trước, diện tích đất đưa vào sử dụng và hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao (năm 1991 tổng diện tích đất nông trường đưa vào sử dụng là 78%, đất lâm trường đưa vào sử dụng là 66,5% Đến nay, diện tích đất nông trường đưa vào sử dụng được gần 100%, đất lâm trường đã đưa vào sử dụng được khoảng 80%) Tuy nhiên, tình hình sử dụng đất trong nông,lâm trường vẫn còn yếu kém, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, việc quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng còn nhiều bất cập, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa nông, lâm trường và hộ dân vẫn xảy ra ở nhiều nơi Việc thực hiện cơ chế khoán trong các nông, lâm trường đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao Tuy vậy, một số nông, lâm trường thực hiên việc giao khoán đất, khoán rừng, vườn cây… cho các hộ gia đình và cá nhân còn theo cách khoán trắng, không quan tâm đến việc đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, không kiểm tra, đôn đốc, giám sát, do đó phần lớn các hộ nghèo thường lúng túng trong sản xuất kinh doanh, không có điều kiện đầu tư thâm canh, nên năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp.
Nguyên nhân của việc lấn chiếm và tranh chấp là do diện tích đất bị giao chồng chéo, do quy hoạch đất đai giao cho nông, lâm trường ban đầu không rõ ràng, không làm rõ ranh giới trên thực địa, nhiều trường hợp khi quy hoạch đã lấy cả đất nương rẫy, đất nông nghiệp, đất thổ cư của các hộ dân vào đất nông, lâm trường và một số trường hợp lấy đất đã giao cho nông, lâm trường để giao cho các hộ dân; Một số nông, lâm trường còn đất trống, đồi núi trọc hoặc đất có rừng đã khai thác nhưng chưa có vốn để trồng rừng, tái tạo rừng ngay sau khi khai thác, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất của các hộ dân vùng lân cận ngày một gia tăng, nên các hộ dân đã lấn chiếm đất để trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang hoặc làm đất thổ cư Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế cho nên đất đai ngày càng có giá trị, các hộ dân trên địa bàn thiếu đất canh tác, lấn chiếm để lấy đất sản xuất và phát triển trang trại; Các lâm trường không có thực quyền trong việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao (như chưa được cấp GCNQSDĐ); Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa lâm trường với chính quyền địa phương sở tại trong việc quy hoạch sử dụng đất lâu dài.
Nhưng cũng phải thừa nhận các lâm trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên Đã hình thành được vùng nguyên liệu tập trung (gỗ nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ) hàng trăm ngàn ha.
Bảng : Diện tích trồng mới rừng nguyên liệu Giấy của một số vùng Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nguồn : Phòng nguyên liệu-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Một số lâm trường đã đầu tư thâm canh, nâng mức đầu tư tạo rừng nguyên liệu từ 7 triệu đồng/ha đến trên 10 triệu đồng/ha, cải thiện giống cây trồng, thực hiện phương châm “ đất nào cây ấy’’ Trồng rừng bằng mô hom thay thế trồng rừng bằng hạt nên đã nâng cao năng suất rừng trồng từ 70 m3/ha (chu kỳ kinh doanh từ 7 – 8 năm), như: Các lâm trường thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Thái Nguyên, Hoà Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái) đã đạt lượng tăng trưởng bình quân rừng trồng (bạch đàn, keo) khoảng 20m3/ha/năm với chu kỳ 7 năm (140m3/ha/năm cho một chu kỳ), sản lượng gỗ thương phẩm khoảng 120m3/ha Có lâm trường lượng tăng trưởng rừng trồng (bạch đàn, keo) đã đạt tới 25m3/ha/năm, như ở lâm trường Đồng Sơn (Bắc Giang), lâm trường Đoan Hùng, Tam Sơn (Phú Thọ) Nhờ có chủ trương giao đất, nhận khoán rừng của các nông, lâm trường và phát triển kinh tế trang trại, đến nay trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã có 4.485 trang trại, thu hút hơn 14.691 lao động và hàng vạn hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo chương trình
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trong quá trình quản lý, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thu được một số thành công nhất định:
Việc định hướng phát triển nguyên liệu vùng trung du và miền núi phía Bắc lên 135000 ha là phù hợp Đây chủ yếu là vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy Giấy Trung Tâm Bắc Bộ Các lâm trường trồng rừng và các thành phần khác trên địa bàn đã thừa nhận trồng rừng nguyên liệu Giấy như là một nghề có hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần cải thiện môi trường theo hướng tích cực Đây là vùng có lợi thế nhất so với cả nước về phát triển nguyên liệu do điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và quá trình phát triển cơ sở hạ tầng
Việc định hướng phát triển vùng nguyên liệu Giấy Tây Bắc Thanh Hoá là một chủ trương đúng đắn Vùng Tây Bắc Thanh Hoá là nơi phân bố tre, luồng tự nhiên với diện tích lớn Nhân dân ở đây cũng quen với việc trồng luồng để tạo ra hàng hoá Nếu đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu hoàn toàn có thể đáp ứng được công suất nhà máy theo thiết kế Đây cũng là lợi thế thứ hai về mặt phát triển nguyên liệu và có thể xây dựng nhà máy ngay vì nguyên liệu cơ bản đã có sẵn.
Vùng nguyên liệu Bắc Kon Tum được xác định trong định hướng phát triển của Tổng công ty là phù hợp Tỉnh Kon Tum có quỹ đất để phát triển nguyên liệu tập trung, quy mô lớn Nếu không trồng rừng nguyên liệu thì vẫn phải trồng rừng vì mục tiêu môi trường Vùng Bắc Kon Tum do địa hình cao, đất đai và khí hậu chủ yếu phù hợp với loài thông ba lá, loài cây này tuy cho sản lượng bột Giấy rất tốt song chu kỳ dài suất đầu tư cao Nói về tiềm năng đất đai, gắn kinh tế với xã hội, môi trường thì phát triển nguyên liệu Bắc Kon Tum là đúng đắn Nếu khởi động xây dựng nhà máy bột Giấy ngay là không phù hợp vì nguyên liệu chưa sẵn sàng Vùng Bắc Gia Lai có lợi thế để phát triển nguyên liệu Giấy nên là một phần không thể thiếu được trong quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Việc giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, các tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương của Tổng công ty Giấy Việt Nam để họ trực tiếp trồng và chăm sóc rừng là hợp lý Khi giao khoán như vậy thì quyền lợi, lợi ích kinh tế của họ phụ thuộc vào năng suất trồng rừng vì vậy mà họ sẽ có trách nhiệm cao hơn trong việc tổ chức và quản lý rừng nguyên liệu Giấy.
Việc hình thành các uỷ ban chi cục kiểm lâm đã giúp cho việc quản lý rừng của Tổng công ty Giấy Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn Đội ngũ nhân viên kiểm lâm có tinh thần trách nhiệm cao đã hạn chế được việc chặt phá rừng trái phép tránh được tổn hại cho Tổng công ty.
Công tác trồng rừng nguyên liệu Giấy đã được Tổng công ty gắn với nhà máy chế biến nguyên liệu Giấy Đây là một thành công rất lớn nó đã giúp Tổng công ty tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn, việc kết hợp này đã thúc đẩy hoạt động trồng rừng phát triển mạnh vì người trồng rừng đã tìm ra được nguòn tiêu thụ của mình, Mặt khác nó cũng giúp cho việc tổ chức quản lý rừng nguyên liệu có hiệu quả cao hơn.
Công tác quản lý chất lượng đã được quan tâm ở mức độ tương đối cao.Tổng công ty cùng các đơn vị thành viên đã áp dụng quy trình quản lý chất lượngISO 9000 Đến nay hầu hết các đơn vị trong Tổng công ty đã thực hiện đăng ký chất lượng sản phẩm với các cơ quan quản lý chất lượng.
Sản lượng nguyên liệu Giấy có khả năng cung cấp trong vùng đã quy hoạch cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam có thể đảm bảo 2 triệu tấn/năm, có thể cung cấp một lượng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy sản xuất bột với Tổng công suất 400000 tấn/năm, gấp đôi công suất bột hiện có của ngành công nghiệp Giấy Việt Nam.
2 Tồn tại trong tổ chức và quản lý sản xuất rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Thực tế tổ chức quản lý sản xuất rừng nguyên liệu Giấy trong những năm qua đã thể hiện một số vấn đề ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trồng rừng nguyên liệu Giấy Sau đây là một số vấn đề tồn tại chủ yếu trong việc tổ chức quản lý sản xuất rừng nguyên liệu Giấy:
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến việc trồng rừng nguyên liệu Giấy chưa đồng bộ, chưa rõ ràng cụn thể Trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trồng rừng nguyên liệu Giấy, các cơ quan quản lý địa phương và ngành công nghiệp Giấy chưa rõ ràng Điều này đã dẫn đến sự trồng chéo không đồng nhất giữa trách nhiệm và chức năng của các cơ quản lý địa phương và ngành Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sản xuất và quản lý ở các đơn vị sản xuất kinh doanh nguyên liệu Giấy Các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cấp quản lý.
+ Chính sách tạo nguồn và cung cấp vốn chưa đáp ứng đủ và đúng thời cụ, gây khó khăn cho khâu tổ chức, quản lý sản xuất nguyên liệu Giấy Thực tế cho thấy vốn thường về muộn 3-4 tháng do đó để triển khai sản xuất kinh doanh các đơn vị sản xuất phải đi vay vốn ngắn hạn với lãi suất cao để giải quyết những bước công việc trong trồng rừng đúng thời vụ.
+ Các đơn vị sản xuất nguyên liệu chưa thực sự có quyền chủ động sản xuất kinh doanh, họ vẫn phải chịu sự tác động của các cơ quan quản lý ngành Sản phẩm lâm nghiệp sẽ không được phép thu hoạch nếu như không có đầy đủ các thủ tục sau:
- Hồ sơ thiết kế khai thác được Bộ phê duyệt.
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép mở cửa rừng.
- Chi cục kiểm lâm Tỉnh cấp giấy phép vận chuyển
- Hạt kiểm lâm huyện giám sát khai thác
Ngoài ra các đơn vị sản xuất kinh doanh còn phải tuân thủ các quy định riêng của các chính quyền địa phương Thủ tục phức tạp này đã tác động không tốt đến quá trình sản xuất nguyên liệu Giấy, gây tâm lý chán nản, không muốn trồng rừng với người trồng rừng
+ Các chính sách thuế sử dụng đất chỉ được miễn một chu kỳ đầu chưa đủ khuyến khích các đơn vị sản xuất nguyên liệu Thuế sử dụng đất trồng rừng chỉ áp dụng một mức chung là 4% sẽ không khuyến khích người trồng rừng đầu tư thâm canh Kinh doanh rừng nguyên liệu có nhiều khó khăn như chu kỳ sản xuất dài, rủi do lớn, lãi suất vốn vay trồng rừng cao, giá cả đầu ra không ổn định Do đó cần có những ưu đãi và khuyến khích cụ thể thông qua chính sách thuế sử dụng đất.
+ Sản xuất lâm nghiệp mang nặng tính xã hội và môi trường vì vậy khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ đánh giá một chỉ tiêu kinh tế nhất định mà còn phải đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế xã hội Song thực tế những năm qua tại vùng nguyên liệu Giấy, người kinh doanh nguyên liệu chỉ được hưởng có một khoản tiền do bán cây làm nguyên liệu Giấy, còn những khoản tiền về xã hội và môi trường không được hưởng, điều đó đã làm thiệt thòi lớn cho người sản xuất nguyên liệu Giấy.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 47 I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
Định hướng phát triển chung Tổng công ty Giấy Việt Nam
Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển Tổng công ty Giấy Việt Nam đến năm 2010 là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, mở rộng các công trình hiện có và đầu tư xây dựng các công trình mới Phải có sự kết hợp giữa phát triển sản xuất chế biến và phát triển vùng nguyên liệu, giữa nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, xuất nhập khẩu nhờ đó tăng năng lực sản xuất về sản lượng và chất lượng bảo vệ môi trường chuẩn bị tốt những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau này.
Mục tiêu sản xuất Tổng công ty Giấy Việt Nam trên cơ sở tổng hợp nguồn lực đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng và đầu tư xây dựng mới nhằm thoả mãn 50- 55% nhu cầu tiêu dùng trong nước đến năm 2010 như sau:
- Tổng sản lượng Giấy sản xuất năm 2010 là 750000 tấn
Trong đó: Giấy văn hoá là 262500 tấn chiếm 35%
Giấy bao bì là 450000 tấn chiếm 60%
Giấy khác là 37500 tấn chiếm 5%
Định hướng phát triển vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt
Phát triển vùng nguyên liệu Giấy phải dựa trên cơ sở rừng trồng thâm canh với các loài cây phù hợp, tập trung với điều kiện đất đai, khí hậu tốt, tập đoàn cây cho năng suất cao Xây dựng vùng nguyên liệu Giấy phải gắn liền với lợi ích, quyền lợi của người trồng rừng, thông qua các chính sách ưu đãi ưu tiên cụ thể, nhất là đối với các vùng có kinh tế khó khăn, địa hình trải rộng, phức tạp Đẩy mạnh xã hội hoá trồng rừng nguyên liệu Giấy, việc bảo vệ phát triển rừng phải là trách nhiệm của các ngành các cấp, các tổ chức và của mỗi người dân.
Vùng nguyên liệu Giấy cho nhà máy Giấy không lệ thuộc vào ranh giới hành chính, mà được cân nhắc trên quan điểm phạm vi thu hút nguyên liệu và lợi thế cạnh tranh, gắn với các vùng kinh tế kém phát triển làm động lực phát triển kinh tế, xã hội trong vùng Nhà máy được xây dựng ở các vị trí thuận lợi về tập kết nguyên liệu và là trung tâm của vùng nguyên liệu để phát huy lợi thế giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm. a Mục tiêu dài hạn phát triển vùng nguyên liệu Giấy
Vùng nguyên liệu Giấy là một vùng rất quan trọng đối với nước ta và đối với Tổng công ty Giấy về mọi mặt vì vậy phát triển vùng nguyên liệu Giấy nhằm từng bước đưa ngành công nghiệp Giấy có một vị trí xứng đáng trong cơ cấu GDP của cả nước, hạn chế nhập khẩu giấy và bột Giấy
Phát triển vùng nguyên liệu Giấy phải gắn với nhà máy sản xuất bột Giấy nhằm phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn trên cơ sở giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động đặc biệt là đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, xây dựng cơ sở phát triển hạ tầng nông thôn miền núi.
Tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho người trồng rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người trồng rừng, cải thiện và nâng cao cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa Ta có bảng khả năng cung cấp nguyên liệu năm 2020:
Bảng 18: Khả năng cung cấp nguyên liệu đến năm 2020 Đơn vị:Gỗ - m 3 ; Tre - tấn. Vùng nguyên liệu Đơn vị Loại nguyên liệu
Gỗ mềm Gỗ cứng Tre
Tổng các vùng ha/năm 8158 54015 25988
Vùng trung tâm Bắc Bộ Ha/năm 17285 3019
Vùng Đông Bắc Ha/năm 3757 3656
Vùng Tây Bắc Ha/năm 1013 7486 34,5
Bắc Trung Bộ Ha/năm 10740 43,2
Duyên Hải Trung Bộ Ha/năm 16076
Bắc Tây Nguyên Ha/năm 3388 32.3
Nguồn: Cơ quan lập quy hoạch - Tổng công ty Giấy Việt Nam b Mục tiêu ngắn hạn
Phát triển vùng nguyên liệu Giấy nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất bột Giấy 600.000 tấn vào năm 2010 và 1800000 tấn vào năm 2020.
Tạo ra cơ sở để xây dựng các nhà máy chế biến bột Giấy tập trung, quy mô lớn với các dây truyền công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 200000 lao động vùng núi, vùng sâu, vùng xa Đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sản xuất, tạo ra hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn miền núi và từng bước ổn định xã hội.
Góp phần nâng cao thu nhập của người trồng rừng nguyên liệu Giấy trên cơ sở thâm canh tăng năng suất, hạ giá thành nhằm tạo ra sản phẩm có vị thế cạnh tranh cao.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
1 Công tác quy hoạch đất đai và tổ chức vùng nguyên liệu Giấy
Tiến hành rà soát lại quy hoạch cũ, không chỉ dừng lại ở mức tổng thể mà phải tiến hành quy định tổng thể chi tiết cho từng tỉnh, từng huyện, từng khu vực để vạch rõ từng khu vực trồng cây nguyên liệu Giấy chuyên canh, thâm canh, khu vực vừa trồng cây nguyên liệu Giấy vừa trồng cây phòng hộ môi sinh cũng như khu vực giành cho nông nghiệp và các mục đích khác Các vùng sản xuất nguyên liệu Giấy tập trung phải đáp ứng được phần chủ yếu nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết, tiến hành xây dựng dự án đầu tư cho từng đơn vị thuộc các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kinh doanh nguyên liệu Giấy. Căn cứ vào quy hoạch chi tiết, tiến hành giao đất trồng rừng và trồng rừng mới, rừng tự nhiên thuộc loại rừng sản xuất đã quy hoạch tạo vùng nguyên liệu Giấy tập trung cho các đối tượng tham gia như:
- Các lâm trường trực thuộc công ty nguyên liệu Giấy trong vùng
- Các lâm trường do địa phương quản lý được giao nhiệm vụ trồng rừng nguyên liệu Giấy.
- Các hộ nông dân, các tổ chức, các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác tự nguyện tham gia sản xuất rừng nguyên liệu trong đó cần ưu tiên cho các hộ gia đình cư chú trong địa bàn.
Trong vùng trồng rừng nguyên liệu Giấy lấy các lâm trường hiện có làm trung tâm để phát triển trồng rừng thông qua các biện pháp như: Kiểm kê, rà soát lại hiện trạng đất đai đã giao cho lâm trường quản lý, sử dụng từ đó có các biện pháp cụ thể giúp thu hồi diện tích đất đai bị xâm lấn để đưa vào trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch.
Những diện tích đất lâm nghiệp trong vùng trồng rừng đã giao cho các hộ gia đình cần được hướng dẫn kiểm tra để đưa số diện tích này vào trồng rừng thông qua các hình thức liên doanh liên kết đầu tư trồng rừng với các lâm trường trên địa bàn quy hoạch
2 Tổ chức lại công ty nguyên liệu theo hướng gắn với nhà máy chế biến Để thực sự gắn vùng nguyên liệu Giấy với công nghiệp chế biến cần thay đổi mô hình tổ chức theo hướng:
- Nhà máy Giấy Bãi Bằng phải xây dựng cho mình một vùng nguyên liệu thâm canh cung cấp phần chủ yếu nguyên liệu cho chế biến.
- Kế hoạch sản xuất hàng năm cũng như kế hoạch dài hạn của nhà máy cần được xây dựng từ khâu trồng rừng nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là Giấy thành phẩm. Để thực hiện theo hướng trên đề nghị thay đổi mô hình tổ chức hiện nay theo hướng sau:
- Mô hình 1: Gắn công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú với công ty Giấy BãiBằng thành một cơ sở sản xuất nguyên liệu và chế biến giấy thống nhất trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam Mô hình tổ chức này được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Tổng công ty Giấy Việt Nam
Công ty rừng Giấy Bãi Bằng
Nhà máy Giấy Bãi Bằng
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức của công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú
Mô hình tổ chức nêu trên được bảo đảm trong một tổ chức dây chuyền khép kín từ rừng đến nhà máy, từ cây nguyên liệu đến Giấy thành phẩm, tạo ra điều kiện để tiến hành tổ chức hạch toán thống nhất và điều chỉnh mức độ chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa khâu trồng rừng và sản xuất Giấy Do vậy mô hình này thể hiện yếu tố tập trung thống nhất cao, phát huy được vai trò tích cực và chủ động của các đơn vị chủ quản, tăng cường sự hỗ trợ gắn bó quyền lợi giữa sản xuất lâm nghiệp và chế biến công nghiệp, đồng thời đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các đơn vị trồng rừng và nhà máy chế biến.
Riêng đối với công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú để thực hiện được chức năng xây dựng vùng nguyên liệu giấy thâm canh tập trung đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu hiện nay cũng như mở rộng sau này của nhà máy, cần đảm nhiệm các nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kinh doanh trồng rừng nhằm tạo ra vùng nguyên liệu tập trung có năng suất cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nguyên liệu hiện nay cũng như hướng mở rộng trong các năm tới.
- Tổ chức các dịch vụ vận tải thu mua, vận chuyển cung ứng nguyên vật liệu cho nhà máy, làm đường ô tô, cơ khí sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ cho vùng nguyên liệu.
- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực về giống cây trồng nguyên liệu Giấy, phương thức và kỹ thuật trồng rừng để đạt năng suất và chất lượng cao. Để có đủ nguyên liệu cung cấp ổn định cho công nghiệp chế biến Giấy trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai thì nhà máy mà đại diện là công ty nguyên liệu phải tập trung xây dựng tạo ra rừng trồng công nghiệp tập trung có năng xuất cao, trước hết cần thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Cùng với các tỉnh trong vùng quy hoạch nguyên liệu Giấy rà soát lại toàn bộ quỹ đất đai giành cho trồng rừng công nghiệp Trên cơ sở đó xây dựng đề án sản xuất kinh doanh nguyên liệu Giấy cho từng tỉnh, từng vùng Thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ trồng rừng tập trung công ty thống nhất quản lý và chỉ đạo chặt chẽ các khâu: Giống, kỹ thuật và phân bón Thực hiện việc đưa tiến bộ kỹ thuật nhất là công nghệ sinh học tạo ra giống cây bằng cách nuôi cấy mô, tách hom mầm để có thể nhân nhanh các giống cây có năng suất cao.
- Tiến hành tổ chức khâu tiêu thụ và kinh doanh nguyên liệu Giấy, đảm nhận chức năng là đầu mối duy nhất thu mua vận chuyển cung ứng cho nhà máy.
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY
1 Chính sách giá thu mua nguyên liệu Giấy
Xây dựng các biện pháp điều tiết nhằm đạt tới mức giá hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì một mặt giá nguyên liệu là đòn bẩy để phát triển trồng rừng nguyên liệu Giấy hiện nay cũng như trong tương lai Mặt khác giá nguyên liệu không chỉ đơn giản là giá một loại hàng hoá thông thường mà giá nguyên liệu Giấy còn là một biện pháp để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội miền núi và trung du, tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn người lao động Giá nguyên liệu Giấy cần được xác định theo nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo có lãi, mức lãi phù hợp với mức sống bình thường của nhân dân trong vùng trồng cây nguyên liệu, cạnh tranh được với các giống cây trồng khác không theo định hướng quy hoạch của vùng và có thể tạo ra nguồn tích luỹ phù hợp với sự phát triển xã hội cho người trồng nguyên liệu.
+ Tỷ trọng giá trị nguyên liệu trong giá thành sản phẩm Giấy phải nâng lên liên tục trong các năm tới để tạo điều kiện nâng giá thu mua nguyên liệu.
+ Sản xuất nguyên liệu Giấy và nằm trong một tổ chức thống nhất nhưng các thành phần trong tổ chức đó vẫn phải lấy kinh doanh làm thước đo để tồn tại, vì vậy việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu để cạnh tranh để không những tồn tại mà còn phải phát triển mạnh mẽ Việc hạ giá thành sản xuất Giấy và nguyên liệu Giấy cần thực hiện theo những hướng sau:
- Hạ giá thành sản xuất Giấy nhưng không hạ giá mua nguyên liệu theo tỷ lệ tương ứng.
- Hạ giá thánh sản xuất nguyên liệu nhưng không hạ giá mua nguyên liệu tương ứng.
- Giảm mạnh tỷ lệ chi phí quá cao trong dịch vụ thu mua và vận chuyển nguyên liệu Giấy hiện nay thông qua việc tổ chức lại khâu thu mua và cung ứng nguyên liệu, cải tạo nâng cấp hệ thống đường vận chuyển, kho bãi tập kết nguyên liệu.
- Giá mua nguyên liệu Giấy cần tính toán cao hơn 3-5% giá bình thường tại cùng thời điểm hiện tại với khối lượng bán vượt hợp đồng tiêu thụ giữa người trồng rừng với công ty nguyên liệu Giấy.
- Nhằm bảo vệ lợi ích của người trồng rừng, cần nâng cao tỷ lợi dụng gỗ nguyên liệu từ 70% hiện nay lên tới 85-90% công ty nguyên liệu Giấy cần phải tổ chức thu mua hết các loại gỗ cành ngọn còn bỏ lại trong rừng với mức giá hợp lý.
Hiệu quả thực hiện chính sách:
Nhờ có việc thực hiện chính sách giá thu mua nguyên liệu Giấy mà lợi ích của Tổng công ty cũng như lợi ích của người trồng rừng được đảm bảo tốt hơn.
+ Tổng công ty đã giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu Giấy hàng năm từ 2%-3% so với mọi năm.
+ Việc hạch toán giá thành sản phẩm ngày càng thuận lợi do công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu rừng được đảm bảo ở mức chính xác cao Do đó giảm được chi phí và thời gian ở khâu tính toán chi phí sản phẩm.
+ Thu hút được một lượng lớn những người trồng rừng tham gia bán nguyên liệu rừng cho Tổng công ty vì giá cả được đảm bảo, dẫn đến nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người trồng rừng.
+ Tạo động lực khuyến khích lực lượng tham gia trồng rừng vì họ nhận thấy trồng rừng sẽ mang lại lợi ích, đảm bảo được đời sống vật chất cho họ.
2 Chính sách đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu Giấy
Vốn ngân sách đã đầu tư trồng rừng nguyên liệu Giấy đã giao cho Tổng công ty Giấy Việt Nam quản lý và yêu cầu phải bảo toàn dưới hình thức tái đầu tư để sản xuất giản đơn toàn bộ diện tích rừng trồng trước đây.
Nhà nước cần ưu đãi đầu tư cho trồng mới rừng nguyên liệu Giấy và cải tạo nuôi dưỡng rừng tre nứa tự nhiên làm nguyên liệu Giấy thông vốn tín dụng với lãi suất đặc biệt bằng từ 30-50% lãi suất tín dụng đầu tư với thời hạn từ 1 đến 2 chu kỳ kinh doanh đối với trồng rừng mới và một chu kỳ kinh doanh với cải tạo rừng tre nứa tự nhiên Sau mỗi chu kỳ, các đơn vị vay vốn phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng theo nguyên tắc tính lãi đơn Mức lãi ưu đãi đặc biệt được áp dụng không phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước hay hộ gia đình nông dân cũng như các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác vay để tạo rừng nguyên liệu Giấy Thủ tục vay vốn cần đơn giản Kế hoạch vay vốn được thông báo trước và giữ ổn định Cơ chế tạm ứng vốn vay để chuẩn bị trồng rừng:
+ Nhà nước đầu tư mở rộng mới và nâng cấp mạng lưới trục vận chuyển nguyên liệu Giấy kết hợp với đường dân sinh trong vùng quy hoạch tập trung.
+ Cần cho phép Tổng công giấy sử dụng một phần quỹ đầu tư phát triển của mình để tái đầu tư cho trồng rừng nguyên liệu Giấy dưới hình thức cho vay nội bộ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
1 Các kiến nghị đối với Nhà nước
Giấy là một mặt hàng đặc biệt mang tính xã hội cao, đối tượng thụ hưởng lớn có những đặc trưng riêng về công nghệ, dây truyền thiết bị, quá trình sản xuất và quá trình đầu tư Về mặt quốc sách, đề nghị Nhà nước xác định công nghiệp Giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, từ đó có những chính sách hợp lý. a Chính sách vốn
Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi về đầu tư đối với ngành công nghiệp Giấy Việt Nam để kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu Giấy và Giấy.
Nhà nước tạo điều kiện cho các cơ sở trồng rừng vay vốn tín dụng nhà nước,vốn ODA để đầu tư phát triển trồng rừng nguyên liệu Giấy.
Nhà nước bố trí ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường đối với các dự án sản xuất bột Giấy. b Chính sách về phát triển vùng nguyên liệu Giấy.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ khuyến khích Tổng công ty, các hộ gia đình đưa giống mới có năng xuất cao vào trồng rừng nguyên liệu Giấy Đồng thời có chính sách thu hút cốn đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án trồng cây nguyên liệu Giấy.
Nhà nước tạo điều kiện để các đối tượng tham gia trồng rừng được hưởng các chế độ ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu.
Nhà nước cho phép chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên kém chất lượng, đất còn tốt thành vùng trồng cây nguyên liệu Giấy.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn ngân sách chop công tác phòng chống cháy rừng tại những vùng trồng cây nguyên liệu Giấy.
Nhà nước hỗ trợ nguồn ngân sách kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý rừng. c Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo.
Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ của Tổng công ty thông qua các đề tài, dự án thiết thực phục vụ phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
Nhà nước quan tâm cho đào tạo nguồn nhân lực từ công nhân kỹ thuật, cao đẳng, đại học, và trên đại học trong và ngoài nước.
2 Các kiến nghị đối với địa phương có liên quan đến phát triển rừng nguyên liệu Giấy. Đề nghị các địa phương có liên quan đến việc phát triển trồng rừng nguyên liệu, hỗ trợ khuyến khích các đơn vị đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, tạo ra môi trường thuận lợi cho các dự án trồng rừng.
Các địa phương có quy hoạch trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đơn vị các hộ trồng rừng trong việc vay vốn cấp giống, phân bón thâm canh tăng năng suất cây trồng, khai thác và sử dụng sản phẩm lâm nghiệp một cách có hiệu quả cao nhất. Đối với các dự án đầu tư có hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương bằng các nguồn vốn cấp từ ngân sách, đề nghị các cấp có thẩm quyền quản lý nguồn vốn này đồng thời hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho các chủ đầu tư vay vốn từ ngân hàng địa phương.