Lịch sử ngành nước của Thế giới đã cố trên 200 năm, lịch sử ngành nước Việt Nam có trên 100 năm và hiện đã trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật phát triển. Ở hầu hết 64 tỉnh, thành với gần 600 đô thị đều đã, đang và sẽ xây dựng các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình cấp thoát nước hằng nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như cùa nước ngoài. Hệ thống đào tạo ngành nước từ trước tới nay chịu ảnh hưởng của đào tạo nghề truyền thống lấy niên chế để lập kế hoạch đào tạo, cấu trúc nội dung đào tạo nghề theo món học, việc đào tạo công nhân nhấn mạnh vào tiềm năng phát triển. Chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu thực hành kỹ năng nghề, thời gian đào tạo kéo dài và tạo ra khoảng cách lớn giữa nội dung đào tạo với thực tiễn hoạt dộng nghề nghiệp của người công nhân sau này. Để đáp ứng được chiến lược cấp nước Quốc gia tới năm 2010, trong đó 100% dân đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 180 lít nướcngày đêm (tương đương với chỉ số của các nước trong khu vực) và đạt được các yêu cầu cao của quá trình hiện đại hoá ngành nước như giảm tỷ lệ thất thoát từ 40 50% xuống còn 20% 25% thì việc đổi mới công tác đào tạo cán bộ quản lý cũng như công nhân kỹ thuật ngành nước trở nên hết sức cần thiết. Chính vì những nguyên nhân trên, từ năm 1998 Bộ Xây dựng đã giao cho Trường Trung học Xây dựng công trình đô thị nghiên cứu đề tài cải tiến đào tạo công nhân ngành nước theo phương thức mô đun, đây là phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện (cấu trúc theo mô đun). Phương thức đào tạo đã và đang được sử dụng rộng rãi vá có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới.