1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS

66 13 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chẩn Đoán, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Trên Xe Toyota Vios
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Khoa Cơ Khí
Chuyên ngành Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 4,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ (7)
    • 1.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ hống điều hòa không khí (8)
      • 1.1.1. Công dụng (8)
      • 1.1.2. Yêu cầu (8)
      • 1.1.3. Phân loại (8)
      • 1.1.4. Sơ đồ bố trí (8)
  • CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010 (10)
    • 2.1. Phân loại (10)
      • 2.1.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hòa không khí (10)
      • 2.1.2. Phân loại theo chức năng (12)
      • 2.1.3. Chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị (14)
    • 3.1. Kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios (21)
      • 3.1.1. Kết cấu (21)
      • 3.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios (23)
    • 3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa oto (24)
      • 3.2.1. Máy nén (24)
      • 3.2.2. Bơm hút chân không (31)
      • 3.3.3. Ống dẫn môi chất làm lạnh (34)
  • CHƯƠNG 4: KHAI THÁC KỸ THUẬT - CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE VIOS (21)
    • 4.1. Kiểm tra bằng cách quan sát (37)
    • 4.2. Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất (38)
    • 4.3. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí (43)
      • 4.3.1. Bảo dưỡng thông thường các bộ phận (43)
      • 4.3.2. Bảo dưỡng định kỳ môi chất lạnh (46)
        • 4.3.2.1. Lưu ý về môi chất lạnh (46)
        • 4.3.2.2. Kiểm tra tình trạng môi chất lạnh (48)
    • 4.4. Sửa chữa chung (58)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (37)
  • Kết luận (64)

Nội dung

CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe. Nó điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí bên trong cabin xe. Ngày nay, điều hòa không khí trong xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến và các ECU điều khiển. Điều hòa không khí giúp loại bỏ những chất cản chở tầm nhìn như sương mù, băng đọng, hơi nước bên trong mặt kính của xe. Để làm ẩm không khí đi quá, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay két nước như một két sưởi ẩm. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khí nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động thì két sưởi sẽ không làm việc.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ hống điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa không khí trên oto là một hệ thống đảm bảo chất lượng không khí bên trong oto nhằm duy trì điều kiện khí hậu trong ô tô thích hợp với sức khỏe con người Hệ thống bao gồm các chức năng: tăng nhiệt độ, giảm nhiệt độ, thông gió, hút ẩm.

Tùy theo độ lớn của không gian, mức độ phức tạp yêu cầu của ô tô mà kết cấu hệ thống điều hòa không khí phức tạp hay đơn giản, có đầy đủ hay có một số các chức năng kể trên.

Chỉ tiêu tối ưu của môi trường bên trong: nhiệt độ 18 đến 22 độ C, độ ẩm 40 đến 60%; tốc độ thông gió 0.1 đến 0.4 m/s, lượng bụi nhỏ hơn 0.001 g/m 3

- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh

- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.

- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)

- Phân loại theo vị trí lắp đặt.

- Phân loại theo chức năng.

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô nói chung bao gồm một bộ thông gió, một bộ hút ẩm, một bộ sưởi ấm và một bộ làm lạnh Các bộ phận này làm việc độc lập và phối hợp, liên kết với nhau tạo ra một không gian được điều hòa không khí với những thông số điều hòa thích ứng với các yêu cầu đặt ra của con người, tạo nên sự thoải mái, dễ chịu và một bầu không khí trong lành ở cabin ô tô.

 Sơ đồ tổng quan bố trí trên xe con.

Hình 1.1: Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa không khí trên xe

 Sơ đồ cấu tạo bộ sưởi.

Hình 1.2 : Sơ đồ cấu tạo bộ sưởi ấm.

 Cấu tạo hệ thống làm lạnh

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm lạnh

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010

Phân loại

2.1.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hòa không khí. a Kiểu Táplô. Đặc điểm của loại này là không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổi thẳng đến mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác hơn so với công suất của cụm điều hòa, cửa ra không khí lạnh được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái có thể cảm nhận được hiệu quả làm lạnh

Hình 2.1 Điều hòa không khí kiểu táplô. b Kiểu khoang hành lý. Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe Cửa ra và cửa vào của không khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau.

Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa kiểu này có ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có công suất làm lạnh dự trữ.

Hình 2.2 Điều hòa không khí kiểu khoang hành lý. c Kiểu kép.

Khí lạnh được thổi ra từ phía sau và phía trước bên trong xe Đặc tính làm lạnh bên trong xe rất tốt, phân bố nhiệt độ bên trong xe đồng đều hơn, tạo môi trường khí hậu dễ chịu trong xe

Hình 2.3 Điều hòa không khí kiểu kép.

2.1.2 Phân loại theo chức năng.

Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hòa khác nhau, tùy theo môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng Điều hòa có thể chia thành 2 loại tùy theo tính năng của nó.

Loại này bao gồm một số bộ thông gió đươc nối hoặc với bộ sưởi hoặc với hệ thống lạnh chỉ dùng để sưởi hoặc để làm lạnh.

Hình 2.4 Hệ thống điều hòa không khí loại đơn.

-Loại dùng cho tất cả cá mùa.

Loại này kết hợp một bộ thông gió với một bộ sưởi ẩm và hệ thống làm lạnh Hệ thống điều hòa này cso thể sử dụng trong những ngày lạnh, ẩm để làm khô không khí Tuy nhiên, nhiệt độ trong khoang hành khách sẽ bị hạ thấp xuống, điều đó có thể gây ra cảm giác lạnh cho hành khách Nên để tránh điều đó hệ thống này sẽ cho không khí đi qua két sưởi để sấy nóng Điều này cho phép điều hòa không khí đảm bảo được không khí có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp Đây chính là ưu điểm chính của điều hòa không khí loại 4 mùa

Hình 2.5 Hệ thống điều khòa không khí loại 4 mùa.

Loại này cũng có thể chia thành loại điều khiển nhiệt độ thường, lái xe phải điều khiển nhiệt độ bằng tay khi cần Và loại điều khiển tự động, nhiệt độ bên ngoài và bên trong xe luôn được máy tính nhận biết và bộ sưởi hay bộ điều hòa không khí sẽ tự động hoạt động theo nhiệt độ do lái xe đặt ra, vì vậy duy trì được nhiệt độ bên trong xe luôn ổn định.

Còn trong các hệ thống điều hòa không khí và hệ thống lạnh trên các xe đông lạnh, xe lửa , các xe oto vận tải lớn,… cũng vẫn áp dụng theo nguyên lý làm lạnh trên, nhưng về mặt thiết bị và sự bố trí của các bộ phận trong hệ thống thì có sự thay đổi để cho thích ứng với đặc điểm cấu tạo và những yêu cầu sử dụng phù hợp với công dụng của từng loại thiết bị giao thông vận tải nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của con người.

2.1.3 Chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị a Bộ ly hợp điện tử trên toyota vios.

Tất cả các máy nén của hệ thống lạnh trên ô tô đều được trang bị bộ ly hợp kiểu điện từ.

Khi động cơ hoạt động, pulley máy nén quay theo nhưng trục máy vấn đúng yên cho đến khi bật công tắc A/C, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp với pulley vào trục của máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động.

Hình 2.6 Cấu tạo ly hợp điện từ

Khi bật công tắc máy lạnh A/C, dòng điện chạy qua cuộn dây của bộ ly hợp điện từ và sinh ra từ trường lớn Lực điện từ kéo ly hợp vào pulley và nối chặt chúng lại với nhau và trục của máy nén quay cùng với pulley của máy nén.

Khi động cơ hoạt động, pulley quay theo do nó được nối với trục khuỷu nhờ dây đai dẫn động, nhưng máy nén chưa hoạt động do ly hợp từ chưa đóng Khi bật công tắc hệ thống điều hòa không khí, bộ điều hòa điều khiển cấp dòng cho stato Lực điện từ sẽ hút đĩa ép và kéo đĩa ép ép lên bề mặt ma sát của puly. b Thiết vị ngưng tụ (giàn nóng) trên xe toyota vios.

- Chức năng của bộ ngưng tụ.

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi áp suất và nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng.

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ u nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.

Hình 2.7 Cấu tạo của giàn nóng (bộ ngưng tụ)

1 Giàn nóng 6 Môi chất giàn nóng ra

2 Cửa vào 7 Không khí lạnh

3 Khí nóng 8 Quạt giàn nóng

4 Đầu từ máy nén đến 9 Ống dẫn chữ U

5 Cửa ra 10 Cánh tản nhiệt

Hoạt động của dàn nóng gòm các bước:

*Bước 1: Không khí có nhiệt độ bình thường được quạt giàn ngưng hút thổi vào giàn ngưng.

*Bước 2: Tại dàn ngưng các lá tản nhiệt trao đổi năng lượng với không khí.

*Bước 3: Môi chất đi qua dàn ngưng và trở về áp suất, nhiệt độ bão hòa Môi chất sẽ chuyển từ dạng hơi về dạng lỏng. c Bình lọc và hút ẩm trên xe toyota vios.

Bình lọc và hút ẩm có vỏ làm bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứa chất khử ẩm (desicant) Chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môi chất rất tốt như oxy nhôm, silica alumina và chất silicagel.

Hình 2.8 Cấu tạo bình lọc – hút ẩm

Kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios

Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe toyota vios

Hình 3.1 Hệ thống điều khiển bằng điện tử

1 Công tắc điều hòa 6 Công tắc nhiệt độ

2 Van xả áp suất cao của máy nén 7 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

3 Quạt tản nhiệt giàn nóng 8 Ống thổi gió sạch

4 Công tắc ngắt áp suất của điều hòa 9 Bộ điều khiển

5 Cảm biến nhiệt độ 10 Bu ly máy nén

Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios

Quạt thổi không khí lạnh (blower), van tiết lưu (expansion valve), giàn lạnh máy nén

(compressor magnetic clutch), máy nén (compressor), ly hợp điện từ của máy nén

(temperature sensing bulb), lọc ga (receiver-driver), cảm biến nhiệt độ( temperature sensing bulb), bộ điều hòa chỉnh nhiệt (thermostat).

-Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:

Hình 3.2Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh

 Hoạt động của hệ thống lạnh trên oto:

Khi động cơ đang hoạt động và đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máy nén hoạt động và chất làm lạnh được dẫn đến bình ngưng tụ (giàn nóng) nhờ máy nén Ở đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng, nhả nhiệt ra ngoài không khí và được làm mát nhờ quạt làm mát.

Sau khi qua giàn nóng, chất làm lạnh được đẩy qua van tiết lưu Chất làm lạnh qua nơi có tiết diện thu hẹp ( van tiết lưu ) nên gây giảm áp suất sau van tiết lưu ( drop pression )

Chất làm lạnh lại được đưa vào giàn bốc hơi ( giàn lạnh ) và hấp thụ nhiệt Nhiệt di chuyển từ khoang hành khách đến giàn lạnh và đi vào môi chất làm lạnh.

Sự hấp thụ nhiệt của hành khách bởi môi chất làm lạnh khiến cho nhiệt độ giảm xuống môi chất làm lạnh lại được đi vào máy nén cho chu trình tiếp theo.

Trong quá trình làm việc, ly hợp điện từ sẽ thường xuyên đóng ngắt nhờ bộ điều khiển A/C Control nhằm đảm bảo nhiệt độ trong xe luôn ổn định ở một trị số ấn định Như vậy, áp suất môi chất làm lạnh được phân thành 2 nhánh: nhánh có áp suất thấp và nhánh có áp suất cao:

+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và cửa vào ( van nạp) của máy nén.

+ Nhánh có áp suất cao được giới hạn bởi phần môi chất ngay trước van tiết lưu và cửa ra (van xả) của máy nén.

Công suất cấp lạnh 3.700kcl/giờ Lưu lượng không khí thổi ra 530m 3 /giờ Quạt gió kép hình lồng sóc 12V/9,5 amps.

Không khí lạnh lan truyền trong khoang hành khách được thực hiện bởi máy quạt (blower) và buồng không khí lạnh di chuyển như hình dưới đây.

3.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios.

Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh ( bộ bốc hơi) tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ không khí bị giảm xuống rất nhanh đồng thời độ ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp Khi quá trình này xảy ra, môi chất cần một năng lượng rất nhiệu, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh ( năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác )

Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh.

Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp, trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu : 12-20 bar Môi chất ra khỏi máy nén sẽ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng ( bộ ngưng tụ )

Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất không qua các lá tản nhiệt Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẽ bị giảm xuống cho đến khi bằng với nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có áp suất cao

Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình lọc hút ẩm Trong bình lọc hút ẩm có lưới lọc và chất hút ẩm Môi chất sau khi đi qua bình lọc sẽ tinh khiết và không còn hơi ẩm Đồng thời nó cũng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn.

Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu Van tiết lưu quyết định lượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: bằng áp suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống hoạt động được tối ưu.

Hình 3.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí

KHAI THÁC KỸ THUẬT - CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE VIOS

Kiểm tra bằng cách quan sát

- Kiểm tra độ chùng của dây đai nếu dây đai dẫn động quá lỏng sẽ gây ra trượt và bị mòn.

- Lượng khí thổi không đủ thì kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.

- Nếu nghe thấy tiềng ồn gần máy nén không khí thì kiểm tra bu lông bắt máy nén khí và bu lông bắt giá đỡ.

- Nếu nghe thấy tiếng ồn bên trong máy nén, có thể do các chi tiết bên trong máy nén bị hỏng, cần tháo và kiểm tra máy nén.

- Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh Cần phải làm sạch tất cả bụi bẩn ở giàn nóng.

- Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối cho thấy các môi chất đang bị rò rỉ Nếu tìm thấy các vết dầu như vậy thì phải xiết lại hoặc cần phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất.

- Nếu nghe thấy tiếng ồn gần quạt gió: Nếu quay mô tơ quạt gió tới các vị trí

LO,MED, hoặc HI có xuất hiện tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của mô tơ không bình thường thì phải thay thế mô tơ quạt gió Các vật thể lạ kẹt trong quạt gió cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp mô tơ cũng có thể làm cho mô tơ quay không đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trước khi thay mô tơ quạt gió.

- Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát: Nếu nhìn thấy lượng bọt khí quá lớn qua kính quan sát, thì có nghĩa là lượng môi chất không đủ do đó cần phải bổ sung thêm môi chất cho đủ , mức cần thiết Trong trường hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để có thể đảm bảo rằng không có sự rò rỉ môi chất Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó, thì có nghĩa dàn nóng đã quá nhiều môi chất Do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng cần thiết.

Hình 4.1 Kiểm tra bằng tai và mắt.

Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất

Các bước tiền hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:

1 Khóa kín hai van đồng hồ phía áp suất cao và phía áp suất thấp Lắp đặt bộ áp kế vào hệ thống theo đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ông nối của bộ đồng hồ.

2 Cho hệ thống vận hành.

3 Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “Max Cold”

4 Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất.

5 Đọc và ghi nhận số đo của hai áp kế.

6 ùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ô tô, kết quả đo kiểm áp suất có thể có nhiều giá trị khác nhau Trong quá trình đo kiểm áp suất cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường.

 Hệ thống làm việc bình thường:

Hình 4.2 Hệ thống làm việc bình thường.

Phía áp suất thấp: 0,15 tới 0,25 MPa

Phía áp suất cao: 1,6 tới 1,8 MPa

 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất:

Trên hình vẽ ta thấy khi hệ thống hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều nhỏ hơn bình thường.

Hình 4.3 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất.

+ Áp suất thấp ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp.

+ Bọt có thể thấy ở mắt ga.

+ Độ lạnh yếu so với bình thường.

+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.

+ Nạp thêm môi chất lạnh.

 Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt:

Khi hiện tượng này xảy ra thì áp suất trên đồng hồ ở hai vùng cao áp và thấp áp đều cao hơn giá trị bình thường.

Hình 4.4 Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt.

+ Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp.

+ Không có bọt ở mắt ga dù hoạt động ở tốc độ thấp (thừa môi chất).

+ Giải nhiệt giàn nóng kém.

- Biện pháp khắc phục: Điều chỉnh đúng lượng môi chất và vệ sinh giàn nóng.

 Nếu có hơi ẩm trong hệ thống.

Hình 4.5 Có hơi ẩm trong hệ thống.

+ Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường sau khi bật: sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không Tại điểm này, tính năng làm lạnh giảm.

+ Thay bình chứa (lọc ga).

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

 Nếu máy nén bị yếu:

Hình 4.6 Máy nén bị yếu.

Khi máy nén yếu, giá trị áp suất trên đồng hồ đo ở phía áp thấp cao hơn giá trị bình thường và ở phía áp cao thì thấp hơn giá trị bình thường.

+ Áp suất phía áp thấp cao, phía cao áp thấp.

+ Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tức áp suất ở phần áp suất cao và áp suất thấp bằng nhau.

+ Khi máy nén làm việc thân máy nén không nóng Không đủ lạnh.

- Nguyên nhân: Máy nén bị hư.

- Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa máy nén.

 Tắc nghẽn trong hệ thống:

Hình 4.7 Tắc nghẽn trong hệ thống.

+ Khi tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức (không thể làm lạnh).

+ Khi có xu hướng tắc nghẽn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm dần xuống giá trị chân không.

+ Bẩn hoặc ẩm đóng băng thành khối tại van tiết lưu, van EPR và các lỗ làm ngăn dòng môi chất.

+ Rò rỉ ga trong đầu cảm ứng nhiệt.

+ Làm rõ nguyên nhân gây tắc, thay thế chi tiết bị kẹt Hút triệt để chân không hệ thống điều hòa.

 Khí lọt vào hệ thống.

Hình 4.8 Khí lọt vào hệ thống.

+ Giá trị áp suất ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều cao.

+ Tính năng làm lạnh giảm tương ứng với việc tăng áp suất bên thấp.

+ Nếu lượng môi chất đủ, sự sủi bọt tại mắt ga giống như lúc hoạt động bình thường.

- Nguyên nhân: Khí xâm nhập vào hệ thống.

+ Hút chân không triệt để.

 Van tiết lưu mở quá lớn:

Hình 4.9 Van tiết lưu mở quá lớn.

+ Áp suất phần áp suất thấp tăng và tính năng làm lạnh giảm (áp suất ở phần cao áp hầu như không đổi).

+ Tuyết bám trên ống áp suất thấp.

- Nguyên nhân: Hư van tiết lưu.

- Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa đầu cảm biến nhiệt.

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí

4.3.1 Bảo dưỡng thông thường các bộ phận.

- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tuần.

- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng khí nén hoặc nước sạch xịt

- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tháng.

- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng dùng tay gỡ tấm lưới ra giặt khô cho hết bụi.

Hình 4.10 Vệ sinh lưới lọc.

 Giàn lạnh và giàn nóng:

Hình 4.11 Vệ sinh giàn lạnh.

- Thời gian bảo dưỡng: 3 tháng phải vệ sinh giàn một lần.

 Giàn nóng: Sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các nan toả nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của giàn,làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ thống bị giảm đi Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và làm sạch các nan toả nhiệt cũng như làm sạch giàn nóng (dùng khí nén làm sạch, xịt bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho giàn như sau:

- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt

- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ

- Vệ sinh bể nước, xả cặn

- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)

- Sửa chữa thay thế thiết bị điện.

 Giàn lạnh: Dùng khí nén và giẻ lau giàn cho sạch Giàn lạnh có sạch thì không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu Chú ý làm sạch và kiểm tra đường ống thoát nước của giàn có dễ thoát không.

+ Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh.

+ Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh.

+ Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh.

- Bảo dưỡng quạt giàn lạnh.

- Vệ sinh giàn trao đổi nhiệt.

- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.

(Chú ý: khi tháo, bulông của nắp giàn (bu lông inox) cần được để vào khay, tránh trường hợp thất thoát).

 Quạt giàn nóng và quạt giàn lạnh:

Hình 4.13 Vệ sinh quạt giàn lạnh.

- Thời gian bảo dưỡng: Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ (hoặc thấy quạt giàn nóng, quạt giàn lạnh chạy có hiện tượng bất thường).

+ Tra dầu mỡ vào vòng bi hoặc bạc.

+ Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết.

+ Khi lắp lại quạt phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép quạt.

+ Khi lắp lại thì cần phải kiểm tra chiều quay của cánh quạt có đúng không.

+ Khi lắp ghép xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử.

+ Lắp lại quạt lên giàn nóng và giàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban đầu.

4.3.2 Bảo dưỡng định kỳ môi chất lạnh.

4.3.2.1 Lưu ý về môi chất lạnh.

Hệ thống điện lạnh ôtô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù tồi tệ cần loại bỏ đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ Quá trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống.

Sau đây là danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống điều hòa ôtô:

Chất gây hại Ảnh hưởng

- Làm cho các van bị đông đặc không hoạt động được.

- Hình thành các acid hydrochloric và hydrofluoric.

- Gây ra sự ăn mòn và gỉ.

- Gây nên áp lực cao và nhiệt độ cao.

- Làm gia tăng sự bất ổn của môi chất lạnh.

- Oxide hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo.

- Mang hơi ẩm vào hệ thống.

- Làm giảm khả năng làm lạnh.

- Gây nghẹt lỗ định cỡ hay van giãn nở và lưới lọc.

- Tạo phản ứng gây ra các acid.

- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống.

4 Alcohol - Tác hại đến các bộ phận bằng nhôm hoặc kẽm.

- Làm biến chất làm lạnh.

- Tạo ra kết tủa, gây nghẹt các van.

- Chỉ giúp nhận biết các chỗ rò lớn.

6 Cao su - Làm nghẹt hệ thống.

- Làm nghẹt các van và lưới lọc.

- Làm chầy xước các bạc đạn.

- Làm hỏng lưỡi gà của van.

- Làm trầy xước các bộ phận chuyển động.

8 Dầu máy nén dùng không đúng chủng loại

- Tạo ra sự bôi trơn kém, hình thành các chất sáp, cặn làm các van, các rãnh hay các ống bị nghẹt.

- Dầu tự hỏng và gây hỏng chất làm lạnh.

- Chứa các chất phụ gia không thích hợp gây hư hỏng các chi tiết trong hệ thống làm lạnh.

Bảng 4.14 Một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống điều hòa không khí ô tô.

4.3.2.2 Kiểm tra tình trạng môi chất lạnh. a Lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống để đo áp suất.

 Chuẩn bị phương tiện như sau:

- Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc trên các ống dẫn môi chất lạnh.

 Khóa kín cả hai van của hai đồng hồ đo.

 Ráp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén, thao tác như sau:

- Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút (cửa phía thấp áp) của hệ thống.

- Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén (cửa phía cao áp).

 Xả sạch không khí trong hai ống nối đồng hồ vừa ráp vào hệ thống bằng các thao tác như sau:

- Mở nhẹ van đồng hồ thấp áp trong vài giây đồng hồ để cho áp suất môi chất lạnh trong hệ thống đẩy hết không khí trong ống nối màu xanh ra ngoài, khóa van lại.

- Lại tiếp tục như thế với ống nối màu đỏ của đồng hồ phía cao áp.

- Kỹ thuật lắp ráp bộ đồng hồ đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc kiểm tra.

Hình 4.15 Lắp bộ áp kế vào hệ thống.

1 Đồng hồ thấp áp; 2 Đồng hồ cao áp;

3,4 Các cửa van tại máy nén; 5 Ống nôi máu vàng. b Phương pháp xả ga hệ thống.

Như đã trình bày ở trên, trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điều hòa ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống Ga môi chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng.

Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu hồi ga

Bình thường trong quá trình sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô, người ta thường xả ga với bộ áp kế thông thường Cách này vừa tiện lợi lại nhanh chóng, được sử dụng phổ biến ở các gara hay nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng ôtô.

Xả ga với bộ áp kế thông thường:

- Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.

- Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn hay giẻ lau sạch.

- Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa bộ đồng hồ đo.

- Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất lạnh không.Nếu có, hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thất thoát dầu nhờn.

- Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 3.5 kg/cm2, hãy mở từ từ van đồng hồ phía thấp áp.

- Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống thấp, hãy tuần tự mở cả hai van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không.

- Bây giờ hệ thống lạnh đã được xả sạch môi chất lạnh có thể an toàn tháo tách rời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa như yêu cầu.

- Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã xả ra hết.

- Tháo tách bộ đồng hồ, nhớ đậy kín các cửa thử trên máy nén, đề phòng tạp chất chui vào hệ thống điều hòa.

Hình 4.16 Kỹ thuật xả và không thu hồi lại môi chất lạnh.

1 Khóa kín van thấp áp; 2 Mở nhẹ van cao áp; 3 Ống màu đỏ đấu vào phía cao áp; 4. Ống màu xanh nối vào phía thấp áp; 5 Vải sạch giúp theo dõi dầu nhờn. c Rút chân không hệ thống.

Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống điều hòa, phải tiến hành rút chân không trước khi nạp môi chất lạnh mới vào hệ thống Công việc này nhằm mục đích hút sạch không khí và chất ẩm ra khỏi hệ thống trước khi nạp ga trở lại. Ở gần mực nước biển ha ngay tại mực nước biển, số đọc phải cộng thêm 1 inHg (25mmHg, 3.4 kPa abs).

Như đã trình bày trước đây, quá trình hút chân không sẽ làm cho áp suất trong hệ thống lạnh giảm xuống thấp, nhờ vậy điểm sôi của chất ẩm (nước) nếu còn sót lại trong hệ thống cũng hạ thấp, chất ẩm sôi và bốc hơi tức thì và sau đó được rút sạch ra khỏi hệ thống điều hòa Thời gian cần thiết cho một lần rút chân không kéo dài khoảng 15 đến

Hình 4.17 Lắp bơm chân không để tiến hành rút chân không.

1 Cửa ráp áp kế phía thấp áp

2 Cửa ráp áp kế phía cao áp

3 Khoá kín cả hai van áp kế

4 Bơm chân không Thao tác việc rút chân không như sau:

- Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khóa kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp, để nguyên bộ đồng hồ đo gắn trên hệ thống điện lạnh ôtô.

- Trước khi tiên hành rút chân không, nên quan sát các áp kế để biết chắc chắn môi chất lạnh đã được xả ra hết nhẵn.

- Ráp nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không

- Khởi động bơm chân không.

- Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan sát kim chỉ Kim phải chỉ trong vùng chân không ở phía dưới số 0 (vùng xanh).

- Sau năm phút tiến hành rút chân không, kim của đồng hồ phía áp suất thấp phải chỉ mức 20inHg (500mmHg, 33.8 kPa abs), đồng hồ kim của phía cao áp phải chỉ dưới mức zero (số không).

- Nếu kim của đồng hồ cao áp không ở mức dưới số không chứng tỏ hệ thống bị tắc nghẽn.

- Nếu phát hiện hệ thống bị tắc nghẽn, phải tháo tách bơm chân không, tìm kiếm và sửa chữa chỗ tắc nghẽn, sau đó tiếp tục rút chân không.

- Cho bơm chân không làm việc trong khoảng 15 phút, nếu hệ thông hoàn toàn kín tốt, số đo chân không trong khoảng 24 – 26 inHg (610 – 660 mmHg, 20.3 – 13.5 kPa abs).

- Trong trường hợp kim của đồng hồ thấp áp vẫn chỉ ở mức áp suất trên zero chứ không nằm ở vùng chân không dưới zero, chứng tỏ mất chân không, có nghĩa là có chỗ hở trong hệ thống Cần phải tiến hành xử lí chổ hở này theo quy trình sau đây:

+ Khóa kín cả hai van đồng hồ Ngừng máy hút chân không.

+ Nạp vào hệ thống một lượng môi chất lạnh khoảng 0.4 kg (0.9 lb).

+ Dùng thiết bị kiểm tra xì ga để phát hiện chỗ xì Xử lý và sửa chữa.

+ Sau khi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất lạnh và tiến hành rút chân không trở lại.

- Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không phải đạt được 28 – 29 inHg (710 – 740 mmHg, 94 kPa abs).

- Sau khi đồng hồ phía áp suất thấp chỉ xấp xỉ 28 – 29 inHg tiếp tục rút chân không trong vòng 15 phút nữa.

- Bây giờ khóa kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi tắt máy bơm chân. d Kỹ thuật nạp môi chất lạnh.

Ngày đăng: 24/06/2023, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 : Sơ đồ cấu tạo bộ sưởi ấm. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 1.2 Sơ đồ cấu tạo bộ sưởi ấm (Trang 9)
Hình 2.1 Điều hòa không khí kiểu táplô. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.1 Điều hòa không khí kiểu táplô (Trang 11)
Hình 2.2 Điều hòa không khí kiểu khoang hành lý. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.2 Điều hòa không khí kiểu khoang hành lý (Trang 11)
Hình 2.3. Điều hòa không khí kiểu kép. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.3. Điều hòa không khí kiểu kép (Trang 12)
Hình 2.5 Hệ thống điều khòa không khí loại 4 mùa. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.5 Hệ thống điều khòa không khí loại 4 mùa (Trang 13)
Hình 2.4. Hệ thống điều hòa không khí loại đơn. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.4. Hệ thống điều hòa không khí loại đơn (Trang 13)
Hình 2.6. Cấu tạo ly hợp điện từ - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.6. Cấu tạo ly hợp điện từ (Trang 14)
Hình 2.7. Cấu tạo của giàn nóng (bộ ngưng tụ) - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.7. Cấu tạo của giàn nóng (bộ ngưng tụ) (Trang 15)
Hình 2.8 Cấu tạo bình lọc – hút ẩm - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.8 Cấu tạo bình lọc – hút ẩm (Trang 16)
Hình 2.9 Cấu tạo van tiết lưu e. Bộ bốc hơi (evaporator) hay giàn lạnh trên xe toyota vios. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.9 Cấu tạo van tiết lưu e. Bộ bốc hơi (evaporator) hay giàn lạnh trên xe toyota vios (Trang 17)
Hình 2.11 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.11 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (Trang 18)
Hình 2.12 Hoạt động của van giãn nở. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 2.12 Hoạt động của van giãn nở (Trang 19)
Hình 3.2Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 3.2 Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh (Trang 22)
Hình 3.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 3.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí (Trang 24)
Hình 3.5 Cấu tạo máy nén loại piston - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 3.5 Cấu tạo máy nén loại piston (Trang 25)
Bảng tính công suất lạnh trên xe thử nghiệm - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Bảng t ính công suất lạnh trên xe thử nghiệm (Trang 26)
Hình 3.6. Cảm biến tốc độ máy nén. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 3.6. Cảm biến tốc độ máy nén (Trang 26)
Hình 3.7 : Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh oto: - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 3.7 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh oto: (Trang 30)
Hình 3.9. Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ôtô. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 3.9. Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ôtô (Trang 33)
Hình 4.1. Kiểm tra bằng tai và mắt. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.1. Kiểm tra bằng tai và mắt (Trang 38)
Hình 4.3. Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.3. Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất (Trang 39)
Hình 4.6.. Máy nén bị yếu. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.6.. Máy nén bị yếu (Trang 41)
Hình 4.13. Vệ sinh quạt giàn lạnh. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.13. Vệ sinh quạt giàn lạnh (Trang 46)
Hình 4.15. Lắp bộ áp kế vào hệ thống. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.15. Lắp bộ áp kế vào hệ thống (Trang 49)
Hình 4.16. Kỹ thuật xả và không thu hồi lại môi chất lạnh. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.16. Kỹ thuật xả và không thu hồi lại môi chất lạnh (Trang 50)
Hình 4.17. Lắp bơm chân không để tiến hành rút chân không. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.17. Lắp bơm chân không để tiến hành rút chân không (Trang 51)
Hình 4.18. Lắp bình môi chất để nạp ga mới. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.18. Lắp bình môi chất để nạp ga mới (Trang 54)
Hình 4.19. Nạp môi chất khi động cơ không nổ, máy nén không bơm. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.19. Nạp môi chất khi động cơ không nổ, máy nén không bơm (Trang 56)
Hình 4.20. Kiểm tra thông qua kính kiểm tra trên đường ống. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Hình 4.20. Kiểm tra thông qua kính kiểm tra trên đường ống (Trang 57)
Bảng 4.21. Triệu chứng môi chất lạnh và cách kiểm tra. - CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS
Bảng 4.21. Triệu chứng môi chất lạnh và cách kiểm tra (Trang 58)
w