1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình

71 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Thái Bình
Tác giả Đỗ Thị Minh Phương
Người hướng dẫn ThS. Vương Quỳnh Thoa
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại chuyên đề thực tập
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 404,51 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THÁI BÌNH (1)
    • 1.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam (2)
      • 1.1.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới (2)
      • 1.1.2. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam (3)
    • 1.2. Tình hình khách du lịch đến Thái Bình (6)
      • 1.2.1 Khách du lịch trong nước (6)
    • 1.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình (9)
      • 1.3.1. Tình hình phát triển tài nguyên du lịch văn hóa (9)
        • 3.1.1.1. Các di tích lịch sử - văn hóa (9)
        • 3.1.1.2. Lễ hội (11)
        • 3.1.1.3. Văn nghệ truyền thống (14)
        • 3.1.1.4. Làng nghề (16)
      • 1.3.2 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (16)
        • 1.3.2.1. Cơ sở hạ tầng (16)
        • 1.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (18)
      • 1.3.3. Tình hình phát triển nguồn nhân lực (27)
      • 1.3.4. Tình hình phát triển các điều kiện khác (30)
        • 1.3.4.1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại địa phương (30)
        • 1.3.4.2. Tình hình đầu tư và thu hút vốn đầu tư (31)
  • CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THÁI BÌNH (1)
    • 2.1. Chiến lược phát triển du lịch tại Thái Bình (31)
      • 2.1.1. Mục tiêu (31)
        • 2.1.1.1. Mục tiêu tổng quát (31)
        • 2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể (32)
      • 2.1.2. Định hướng phát triển (33)
      • 2.1.3. Chiến lược (33)
      • 2.1.4. Một số dự án phát triển du lịch văn hóa Thái Bình (34)
    • 2.2. Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình (37)
      • 2.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý (37)
      • 2.2.3. Đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng (38)
      • 2.2.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân viên (38)
      • 2.2.5. Tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn (38)
      • 2.2.6. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh về du lịch văn hóa Thái Bình (39)
      • 2.2.7. Nâng cao chất lượng và đưa vào quản lý các dịch vụ tại chỗ tại các điểm (40)
      • 2.2.8. Nâng cao hiểu biết của người dân về bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa và môi trường du lịch (40)
      • 2.2.9. Thu lệ phí tham quan (41)
    • 2.3. Dự kiến một số tuor du lịch văn hóa trong tỉnh (41)
  • KẾT LUẬN (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (45)

Nội dung

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THÁI BÌNH

Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới

Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Du lịch văn hóa ra đời và phát triển từ rất lâu Từ thời Hy Lạp cổ đại hay ở đế quốc La Mã cổ đại (thế kỷ I – IV), bên cạnh các loại hình du lịch khác người dân đã đi du lịch với mục đích văn hóa, nghiên cứu và giáo dục Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết Một số nước có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến như: Công hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Liên bang Nga… Ngày nay, tại Ai Cập vẫn còn đài kỷ niệm “Tượng thần du ngoạn” để nói lên ý nghĩa của các cuộc du ngoạn đối với đời sống của người dân Ai Cập cổ xưa. Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu Các giá trị văn hóa thường có nhiều ở các thành phố thủ đô Ở đó thường có các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, nhiều tòa nhà kiến trúc đẹp, các triển lãm tranh… Những trung tâm văn hóa nổi tiếng thế giới là: Luân Đôn, Paris, Matxcova, Viên, Rooma, Bruxel và hầu hết tất cả thủ đô các nước. Một số thành phố nổi tiếng thế giới như: Thành phố Zaltsburg (Áo) – nổi tiếng là thành phố đẹp nhất Tây Âu, hàng năm có tổ chức liên hoan ca nhạc tưởng nhớ nhà soạn nhạc Áo nổi tiếng Moza, thành phố Can (Pháp) hàng năm có liên hoan phim, Leningrad (LB Nga) – trung tâm văn hóa lớn, nổi tiếng với nhiều tượng đài gắn với tên tuổi của Vua Pie vĩ đại với Ermitage, với các triển lãm nghệ thuật…Các giá trị

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49 văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm Do vậy, tất cả các thành phố có các giá trị văn hóa hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa Các phong tục tập quán cổ truyền (phong tục lâu đời, cổ lạ), các lễ hội truyền thống cũng luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài Đến những ngày lễ hội, hàng nghìn người sung bái đến Memphis để dự lễ Các thành tựu về chính trị và kinh tế cũng có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch văn hóa Khách du lịch thường quan tâm đến những vấn đề xã hội liên quan đến văn hóa và mức sống của nhân dân như vấn đề nhà ở, tổ chức phục vụ sinh hoạt công cộng ra sao… Đối với các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch văn hóa Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân đến thăm với những năm trước đó hoặc với kinh tế của nước mình Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay vùng, nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ v.v… thường được tổ chức Ở đó sẽ thấy được kết quả của công cuộc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thông tin v.v… rất nhiều thành phố đã trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm như: Lepzich, Poznan, Viên, Bruxel, Matxcơva, Leningrad, Cairo, Plovdiv… Bởi thế thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ… Theo thống kê của cơ quan Du Lịch quốc gia Thái Lan, Lào và Campuchia thì văn hóa là sản phẩm hấp dẫn thu hút đông khách du lịch nhất.

1.1.2 Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn không những đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du

4 lịch quốc tế Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa học và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách.

Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như Đà Lạt - thành phố thông reo, hay vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới…

Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn hóa

- lịch sử phong phú Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức như Đền Hùng, Hoa Lư, chùa Tây Phương, Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), hội Gióng (Hà Nội), hội chùa Dâu ( Bắc Ninh ), hội chùa Keo (Thái Bình),… những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng, Krông put ) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú và độc đáo Không những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đât, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng với cung cách sáng tạo riêng của mình Chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm từ cói v.v… đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu các loại cho khách du lịch Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam.

Vì vậy trong vài năm trở lại đây loại hình du lịch văn hóa rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng tại nước ta Văn kiện đại hội 8 của Đảng chỉ rõ: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt

Nam tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái môi trường Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh Huy động nguồn lực của

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49 nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại hình du lịch khác nhau”.

Bảng 1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2007 – 2009)

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

Theo như số liệu trên thì khách đi du lịch tại Việt Nam phần lớn với mục đích du lịch, nghỉ ngơi Du lịch văn hóa còn chiếm một tỷ trọng rất ít Với những nguồn tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng như vậy, chúng ta cần phải tập trung khai thác loại hình này sao cho phù hợp với thực trạng phát triển của ngành du lịch. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ Đặc biệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo được sự thoải mái cho du khách Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền như chương trình: “Lễ hội Đất Phương Nam” (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), “Du lịch Điện Biên” (Lễ hội văn hóa Tây Bắc), “Con đường

Di sản miền Trung” (Lễ hội dân gian kết hợp với tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”… Đặc biệt trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam để giới thiệu với khách du lịch về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể được UNESCO công nhận và Lễ tế

Nam Giao – một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay Hay gần đây nhất, ngày 19/09/2010, tại Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch chỉ đạo, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Trong khuôn khổ lễ khai trương diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: lễ mở cổng làng; lễ vinh danh một số làng nghề truyền thống của 54 dân tộc anh em chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; trưng bày triển lãm đặc trưng văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; trưng bày giới thiệu các làng nghề truyền thống; trò chơi dân gian; hội chợ ẩm thực; giao lưu văn hóa nghệ thuật các dân tộc; cộng đồng dân tộc Tây Nguyên giới thiệu về văn hóa dân tộc; tham gia các hoạt động trong không gian văn hóa truyền thống nhà ở, trang phục, trang sức, hoạt động sản xuất, lễ hội, tín ngưỡng…; tổ chức các hoạt động văn nghệ dân gian (sử thi, hát ru, dân ca, giao duyên…) Các hoạt động đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng, miền, có nội dung nghệ thuật, tính dân tộc, tính hiện đại, tính cộng đồng, tính đa dạng, phong phú và độc đáo Đây là một điểm nhấn trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –

Tình hình khách du lịch đến Thái Bình

1.2.1 Khách du lịch trong nước

Số lượng khách du lịch đến Thái Bình đã tăng lên rất nhanh trong những năm qua.

Bảng 2: Số lượng khách đến Thái Bình (2007 – 2009) Đơn vị: lượt khách

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thái Bình)

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49

Bảng 3: Thị trường khách du lịch đến Thái Bình theo quốc tịch Đơn vị: tỷ lệ %

(Nguồn: Khách sạn Thái Bình)

Thị trường khách du lịch nội địa của Thái Bình chủ yếu đến từ trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng phụ cận Khách du lịch nội địa đến Thái Bình chiếm phần lớn là khách đi du lịch các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hoá, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan với mục đích đi công tác, làm ăn, học sinh, sinh viên đi du lịch dã ngoại Ngày lưu trú của khách du lịch đến Thái Bình rất thấp, trung bình 1,2-1,4 ngày, mức chi tiêu của mỗi du khách thấp do sản phẩm du lịch chưa được đầu tư nên kém hấp dẫn, đơn điệu, cơ sở lưu trú du lịch chưa đáp ứng được theo yêu cầu của khách.

Thái Bình là tỉnh nghèo về các điểm du lịch tự nhiên, đặc biệt là thiếu các điểm du lịch nổi tiếng Vì vậy hàng năm khách quốc tế đến Thái Bình không nhiều. Đối tượng khách quốc tế đến Thái Bình những năm qua gồm có:

- Khách đến khảo sát một số dự án đầu tư vào Thái Bình.

- Khách đến từ các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (Hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan, rừng ngập mặn Đan Mạch ).

- Là người gốc Thái Bình đi làm ăn sinh sống ở nước ngoài về thăm thân.

- Khách du lịch theo tour.

Nhìn chung khách du lịch quốc tế vào Thái Bình còn quá ít, tốc độ tăng trưởng tuy nhanh nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với du lịch cả nước Đặc biệt ngày lưu trú bình quân của khách rất thấp trung bình là 1,3 ngày, điều đó chứng tỏ

8 sản phẩm du lịch của Thái Bình chưa có sức hút mạnh mẽ với khách quốc tế, khả năng cạnh tranh rất yếu, điều này một phần phụ thuộc vào tài nguyên du lịch nhưng chủ yếu là do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của khách, các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí cho khách nghèo nàn, không hấp dẫn nên đã không níu kéo được khách.

Những năm gần đây lượng khách du lịch đến Thái Bình cả trong và ngoài nước đang phát triển mạnh và có xu hướng ngày càng tăng nhanh hơn mức tăng trung bình của cả nước Vì vậy nhận định trong thời gian tới lượng khách du lịch đến Thái Bình sẽ có tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm Tuy nhiên để du lịch Thái Bình phát triển bền vững cần lựa chọn để đầu tư phát triển một số khu, điểm du lịch mang tính đặc thù riêng của Thái Bình, không trùng lắp với các tỉnh lân cận, đồng thời phải tổ chức phục vụ du khách một cách tốt nhất, đề ra được các giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu, điểm du lịch, có như vậy mới thu hút được ngày càng nhiều du khách và lưu giữ được khách ở lại lâu hơn.

Doanh thu du lịch có mức tăng trưởng khá Tổng doanh thu du lịch Thái Bình giai đoạn 2001 – 2008 đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,1%/năm Doanh thu năm 2009 đạt 105 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm

2008 và đạt 97% kế hoạch đề ra Doanh thu du lịch có tỷ lệ khá cân đối, bình quân doanh thu buồng ngủ chiếm 39%, doanh thu ăn uống chiếm 37% và doanh thu dịch vụ khác chiếm 24%.

=> Như vậy ta có thể thấy khách du lịch đến với Thái Bình đa phần đều kết hợp công việc với các mục đích khác Hay nói cách khác, thị trường khách du lịch mục tiêu mà các nhà kinh doanh Thái Bình nên chú ý trong thời gian tới là khách công vụ Nhận thấy tiềm năng kinh tế của Thái Bình ngày càng phát triển, tình hình chính trị ổn định, rất thuận lợi đối với việc tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy cần phải chuẩn bị các chương trình du lịch hợp lý để giới thiệu với các vị khách đến công tác tại Thái Bình, để sau những giờ làm việc, họ có thể tham quan, du lịch một cách thoải mái.

Mặt khác, xã hội phát triển, quan niệm về cuộc sống cũng thay đổi, con người rất quan tâm đến vấn đề tâm linh Thái Bình là một tỉnh có nhiều chùa chiền, đình bảng, rất thuận lợi cho loại hoạt động này Khách công vụ đến Thái Bình cũng không nằm ngoài mục đích trên

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THÁI BÌNH

Chiến lược phát triển du lịch tại Thái Bình

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh làm động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển Phục vụ tốt nhất nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân trong tỉnh và du khách trong và ngoài nước Du lịch Thái Bình trở thành điểm đến quan trọng và hấp dẫn của trung tâm du lịch Bắc Bộ và các tuyến du lịch trong vùng, cầu nối quan trọng giữa du lịch Hà Nội với Hải Phòng, Quảng Ninh.

* Chỉ tiêu kinh doanh: Các chỉ tiêu đạt nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2020 từ 20% trở lên.

- Lượt khách: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2020 đón được 20,5%, đến năm 2020 đón được 615.000 lượt khách du lịch.

+ Khách quốc tế đạt nhịp độ tăng 25%, đến năm 2020 đón được 15.000 lượt. + Khách nội địa đạt nhịp độ tăng 20%; đến năm 2020 đón được 600.000 lượt.

- Doanh thu du lịch: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2011 –

2020 là 22,5%, đến năm 2020 là 210 tỷ đồng.

- Thu ngân sách: Phấn đấu đạt mức 17 tỷ đồng vào năm 2020.

* Cơ sở vật chất du lịch:

Phấn đấu năm 2020 có 185 cơ sở lưu trú du lịch, đạt hơn 3.000 phòng Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đảm bảo 100% số khách sạn đủ điều kiện tối thiểu, 35% số khách sạn tiêu chuẩn từ 1- 4 sao

* Công tác quản lý nhà nước:

Củng cố bộ máy QLNN về du lịch từ tỉnh đến các địa phương, xúc tiến việc thành lập các ban quản lý các khu, điểm du lịch Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp tổ chức các lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa nhằm thu hút khách du lịch Phấn đấu sau năm 2020 khi ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ xúc tiến thành lập Sở Du lịch Thái Bình nhằm tăng cường công tác QLNN và điều hành hoạt động của ngành du lịch.

* Lao động trong ngành du lịch:

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49

Năm 2020 phấn đấu đạt 5000 lao động trong đó lao động trực tiếp khoảng 3.500 người với tỷ lệ được đào tạo nghề cơ bản đạt 80% trong đó có 40% có trình độ từ đại học trở lên, thuê một số chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về làm việc trong ngành, một số lao động trẻ có năng lực được cử đi đào tạo tại nước ngoài Lao động gián tiếp trong ngành là 2.500 người.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với lĩnh vực du lịch đã xác định “Phát triển các loại hình du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư vào kinh doanh du lịch Quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch Cồn Vành, nâng cấp khu du lịch Đồng Châu và một số điểm du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa Xấy dựng các trung tâm vui chơi, giải trí và một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao thành phố”

Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đề ra phương hướng phát triển du lịch Thái Bình trong thời gian tới là: Tích cực đổi mới, tăng cường hợp tác đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững, tăng cường đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Xây dựng các điểm, khu du lịch, hình thành hệ thống tuyến du lich trong tỉnh liên kết với du lịch trong nước và quốc tế.

Khắc phục được điểm yếu từ lâu của du lịch Việt Nam đó là sự gắn kết chưa chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành khác Ngành du lịch cần chủ động phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng được chiến lược phát triển với những chính sách thích hợp để đẩy nhanh sự phát triển một cách hiệu quả, bền vững Tuy nhiên để làm được điều này không đơn giản, muốn làm được như vậy phải có sự chỉ đạo từ trung ương, sự phối hợp giữa ngành du lịch và các ngành khác phải có chủ trương thống nhất.

Trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế, sự phối hợp giữa các ngành và địa phương hiệu quả sẽ làm giảm tối đa các thủ tục và chi phí không cần thiết qua đó làm tăng sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực du lịch cần phải rà soát, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính hiện chưa phù hợp với lộ trình hội nhập và thu hút đầu tư đặc biệt là đối với thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời tiến hành song song việc giảm thiểu các quy định, thủ tục hành chính đã và đang ràng buộc, trì kéo hoạt động du lịch, cần khắc phục sự sơ cứng về hình thức giải trí, thăm quan tăng sức hấp dẫn cho bộ mặt du lịch quốc gia Bên cạnh đó các cơ chế liên quan đến sự phát triển của ngành cũng phải được giải quyết đồng bộ như vận tải hành khách, thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, cải tiến thủ tục đón khách tại sân bay bến cảng.

Cần có cơ chế để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hợp tác tạo thành các chuỗi liên kết hay tập đoàn đủ mạnh Tránh tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, đây sẽ là một trở ngại không nhỏ làm giảm đi khả năng cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay.

Chiến lược phát triển du lịch Thái Bình trong thời gian tới cần phải đổi mới hiệu quả khâu xúc tiến, quảng bá du lịch Hiện nay hình ảnh Thái Bình còn chưa đến với du khách nơi khác là do cách tuyên truyền, quảng bá và làm du lịch còn lạc hậu, manh mún, thiếu đầu tư chiều sâu, chiến lược lâu dài Cần phải sửa đổi bổ sung các quy định liên quan cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, cơ chế tài vụ huy động vốn nhiều hơn nữa cho quảng bá, xúc tiến du lịch.

Một trong những chính sách quan trọng nhất cần phải quan tâm trong thời gian tới là đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm đào tạo cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát.

Ngân sách cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

2.1.4 Một số dự án phát triển du lịch văn hóa Thái Bình:

* Dự án: Xây dựng khu du lịch sinh thái – văn hóa Thái Bình.

Góp phần bảo tồn và phát huy làng quê truyền thống trồng lúa nước cùng với cảnh quan môi trường, cuộc sống, hoạt động xã hội, văn hóa truyền thống đặc sắc của cư dân đồng bằng Bắc Bộ là tài sản vô giá, niềm tự hào của dân tộc

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49

Phục hồi nghề trồng các giống lúa nước đặc sản gắn với sản xuất xay lúa, giã gạo, cảnh quan xóm làng truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ: mái đình, cây đa, bờ tre, giếng nước, các phong tục tập quán cưới xin, các hoạt động văn hóa nghệ thuật: hát chèo, múa rối nước và các lễ hội truyền thống.

- Các hạng mục đầu tư:

+ Khôi phục nghề trồng lúa nước truyền thống.

+ Phục hồi cấu trúc các làng cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Đầu tư khôi phục lễ hội văn hóa nghệ thuật.

+ Xây dựng bảo tàng văn hóa lúa nước.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trong khu du lịch Xây dựng hệ thống cung cấp điện nước.

+ Phát triển hệ thống thông tin giao dịch, giới thiệu sản phẩm.

+ Trung tâm dịch vụ bán sản phẩm phục vụ khách.

Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình

2.2.1 Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống:

Ngành du lịch tỉnh cần xác định các di tích đặc biệt quan trọng để đầu tư tôn tạo thành điểm du lịch thực sự hấp dẫn, lôi kéo du khách tới tham quan, tìm hiểu. Trước mắt ưu tiên cho các điểm như chùa Keo, Khu lưu niệm Bác Hồ, đền Tiên La, Đình An Cố Ngoài việc trùng tu cho các công trình ở mỗi di tích, cần quy hoạch và tạo ra cảnh quan đẹp, thoáng mát, cung ứng các dịch vụ một cách đầy đủ đảm bảo vệ sinh.

Phục hồi một số lễ hội có các trò chơi, văn nghệ dân gian đặc sắc nhằm thúc đẩy các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Nghệ thuật chèo và múa rối nước có thể biểu diễn thường xuyên ở các lễ hội lớn để tạo ra sự gần gũi, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của các du khách từ nơi xa đến Du lịch tham quan các di tích lịch sử nhất là vào ngày lễ hội, có gắn với nghệ thuật truyền thống là một thế mạnh của Thái Bình Vì vậy mà việc nghiên cứu, đầu tư khai thác có hiệu quả là việc làm cấp bách của ngành du lịch Thái Bình.

2.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý:

Cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bộ máy quản lý về du lịch Cần phải có sự phố hợp, liên kết giữa các ngành sẽ tạo ra sự thống nhất, phân chia hợp lý nguồn thu, đóng góp cho ngân sách, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cho du khách.

Cần phải có quy định phân cấp quản lý, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của từng cấp, từng ngành, nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các tổ chức vấn đề du lịch và tiềm năng phát triển của Thái Bình.

Xây dựng kế hoạch, biện pháp, quan tâm đầu tư tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng cáo nguồn tài nguyên du lịch của Thái Bình để được nhiều người biết

3 8 đến, thu hút đầu tư vào càng cao và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn lao động của huyện, tích cực thực hiện công tác giáo dục du lịch.

Xây dựng các chính sách về ưu đãi đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để khuyến khích việc đầu tư vào thị trường tỉnh trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.

Thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Thái Bình Đưa ra những chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội và ở nơi khác mở chi nhành, cơ sở lữ hành trên địa bàn huyện để đẩy mạnh hoạt động lữ hành ở đây phát triển.

2.2.3 Đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trong du lịch Xây dựng hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, các nhà hàng, các hội trường, phòng họp, khu đỗ xe… đạt tiêu chuẩn quy định, có chất lượng Xây dựng bảo tàng văn hóa lúa nước để lưu giữ giới thiệu cho du khách một cách khái quát nhất cái nôi của nền văn hóa Bắc Bộ Để nâng cấp được thì ngành du lịch phải không ngừng huy động vốn, có thể do nhà nước hỗ trợ, gọi vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Nhà nước, kêu gọi vốn liên doanh liên kết, vốn tích lũy từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp

2.2.4 Nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân viên:

Nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Thái Bình cần phải được nâng cao cả về số lượng và chất lượng bằng cách:

+ Đào tạo mới, đào tạo về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành.

+ Đào tạo mới chuyên gia các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị tuyên truyền quảng cáo, quản lý khu du lịch, khu vui chơi giải trí.

+ Đào tạo nâng cao chất lượng ngoại ngữ, văn hóa ứng xử, kiến thức nghiệp vụ.

+ Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch của tỉnh Giảng viên là các chuyên gia trong ngành và các giáo viên từ các chuyên ngành, kể cả các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

2.2.5 Tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn:

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49

Các sản phẩm du lịch ở đây phải thỏa mãn nhu cầu văn hóa của khách nên những sản phẩm phải chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa. Đó chính là phát triển các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch Trong bối cảnh kinh doanh du lịch văn hóa ở Thái Bình, các nhà làm du lịch phải đặt ra các câu hỏi như:

- Những sản phẩm văn hóa nào trong địa bàn tỉnh có thể trở thành sản phẩm du lịch?

- Muốn biến sản phẩm văn hóa đó thành sản phẩm du lịch thì phải có bước đi và biện pháp như thế nào cho phù hợp với tình hình chung và điều kiện của tỉnh?

- Những sản phẩm du lịch cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch như thế nào: sản phẩm kinh doanh giao thông vận chuyển du khách? sản phẩm trong kinh doanh lữ hành? sản phẩm trong kinh doanh lưu trú? sản phẩm trong quá trình kinh doanh các dịch vụ bổ sung…?

Vì thế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các nhà làm du lịch Thái Bình phải đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm hấp dẫn như:

- Các chương trình du lịch ( tour du lịch) mang đậm bản sắc của quê lúa ‘chị Hai năm tấn” như các tour khám phá tìm hiểu văn hóa lúa nước truyền thống bằng cách xây dựng các khu trồng lúa nước đặc sản gắn với sản xuất xay lúa, giã gạo, cảnh quan xóm làng truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ: mái đình, cây đa, bờ tre, giếng nước, các phong tục tập quán cưới xin, các hoạt động văn hóa nghệ thuật: hát chèo, múa rối nước và các lễ hội truyền thống.

Dự kiến một số tuor du lịch văn hóa trong tỉnh

Chương trình 1 : Thành phố Thái Bình- Vũ Thư- thành phố Thái Bình

08h00: Xuất phát tại Thành phố Thái Bình, tới thăm DTLSVH Chùa Keo - công trình kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ XVII, gác chuông chùa Keo là biểu tượng vĩnh hằng cho văn hoá Thái Bình

14h30: Thăm quan Làng vườn Bách Thuận, làng nghề trồng dâu - nuôi tằm - dệt vải Trên đường về Thành phố ghé thăm đình - đền Bổng Điền thờ Quế Hoa (nữ tướng thời Hai Bà Trưng).

18h00: Ăn tối, tự do dạo chơi dọc sông Trà Lý thơ mộng, ngắm cảnh Thành phố về đêm, nghỉ tại Khách sạn

08h00: Tham quan Bảo tàng tỉnh, Quảng trường Nguyễn Đức Cảnh, sau đó ghé thăm chùa Tiền.

14h00: Tham quan Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - xã Tân Hoà, Làng nghề thêu Minh Lãng, mua sắm quà lưu niệm.

17h00: Trở về, kết thúc chuyến đi.

Chương trình 2: Tp Thái Bình- Hưng Hà- Tp Thái Bình

08h00: Khởi hành tới thăm DTLSVH đền Tiên La - thờ nữ tướng anh hùng của thời Hai Bà Trưng - Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục

13h00: Thăm quan Khu mộ cổ các Vua Trần - mảnh đất Thái Đường xưa - nơi phát tích, đất lăng mộ tôn miếu của một dòng họ, một triều đại hơn 700 năm về trước đã làm vẻ vang lịch sử phong kiến nước nhà.

15h30: Thăm làng nghề chiếu Hới - nơi phát triển nghề dệt chiếu từ thế kỷ X, thăm đền Quan Trạng - thờ Quan Trạng Phạm Đôn Lễ (Thế kỷ XV) - người có công lao lớn canh tân kỹ nghệ dệt chiếu cổ truyền của làng.

18h30: Ăn tối, nghỉ tại Khách sạn.

08h00: Tham quan Nhà lưu niệm Bác Hồ, Từ đường Lê Quý Đôn - nhà bác học lỗi lạc lớn nhất Việt Nam thế kỷ XVIII.

14h00: Tham quan Làng nghề dệt Phương La, mua sắm đồ lưu niệm.

Sau đó trở về kết thúc chuyến tham quan.

Chương trình 3 : Tp Thái Bình – Quỳnh Phụ - Đông Hưng – Tp Thái Bình

08h00: Thăm Khu DTLSVH đền Đồng Bằng - một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ đầu thế kỷ XX, thăm khu di tích A Sào và Khu sinh thái Miễu Sổ - một khu rừng nguyên sinh giữa đồng bằng.

SVTH: Đỗ Thị Minh Phương Lớp: Du lịch 49

11h00: Ăn trưa, thưởng thức đặc sản canh cá Quỳnh Côi.

14h00: Ghé thăm Làng kháng chiến và múa rối nước Nguyên Xá (làng

Nguyễn): thưởng thức nghệ thuật múa rối nước với các tích trò hấp dẫn, hơn nữa du khách còn được thưởng thức Bánh Cáy - món quà đặc sản độc đáo mang hương vị của làng quê truyền thống Thái Bình Sau đó quý khách có thể tới thăm làng Khuốc, thưởng thức chiếu chèo - một loại hình sân khấu truyền thống của người Thái Bình.

Chiều tối trở về, kết thúc chương trình tham quan.

Ngày đăng: 23/06/2023, 12:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Số lượng khách đến Thái Bình (2007 – 2009) - Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình
Bảng 2 Số lượng khách đến Thái Bình (2007 – 2009) (Trang 6)
Bảng 3: Thị trường khách du lịch đến Thái Bình theo quốc tịch - Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình
Bảng 3 Thị trường khách du lịch đến Thái Bình theo quốc tịch (Trang 7)
Bảng 4 : Danh mục các doanh nghiệp khách sạn nhà nghỉ trực thuộc nhà nước - Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình
Bảng 4 Danh mục các doanh nghiệp khách sạn nhà nghỉ trực thuộc nhà nước (Trang 18)
Bảng 5 : Danh sách khách sạn, nhà nghỉ tư nhân tại Thái Bình - Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình
Bảng 5 Danh sách khách sạn, nhà nghỉ tư nhân tại Thái Bình (Trang 21)
Bảng 6: Danh sách nhà hàng ở Thái Bình - Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình
Bảng 6 Danh sách nhà hàng ở Thái Bình (Trang 24)
Bảng 7: Danh sách doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, du lịch - Luận văn tốt nghiệp phát triển du lịch văn hóa tại thái bình
Bảng 7 Danh sách doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, du lịch (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w