BẢN CHẤT – VAI TRÒ – CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
1 Bản chất thị trường nông nghiệp
Trên phương diện lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh, phát triển của sản xuất hàng hóa Đầu tiên là trao đổi trực tiếp bằng hiện vật, sau này khi tiền tệ ra đời và đóng vai trò trung gian, tiền tệ giữ chức năng định giá cho mọi hàng hóa trao đổi trên thị trường Ở nước ta từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thực tiễn và trên các sách báo kinh tế Với những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ ý khác nhau, đã hình thành những cụm từ đa dạng: Thị trường đầu ra, thị trường đầu vào, thị trường sắt thép, thị trường vải vóc Gần đây cũng xuất hiện những cụm từ tương tự để chỉ những thị trường cao cấp đang hình thành ở nước ta như thị trường tài chính nông thôn, thị trường vốn Người ta lại cũng có thể sử dụng thuật ngữ thị trường thể hiện khía cạnh, vị trí không gian của sự trao đổi hàng hóa như: thị trường thành thị, thị trường nông thôn thị trường quốc tế, thị trường nội địa, thị trường khu vực EU Xét về kết quả của các cuộc trao đổi hàng hóa, kể cả trong trao đổi giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trong trao đổi có tiền làm trung gian, thì kết cục của mọi cuộc trao đổi trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thỏa thuận Hay nói cách khác khi có sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó thì cần có sự định giá vật đó trên thị trường Quá trình định giá vật trao đổi trên thị trường hàng hóa còn gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán trong thương mại Đàm dung quan trọng nhất Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên mua và bán trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều mang lại kết quả là hình thành được một tập hợp các thỏa thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể liên quan đến nông nghiệp.
Như thế, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế sử dụng với tính cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng Cụm từ “thị trường nông nghiệp” được sử dụng với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông thôn.
Xét về bản chất kinh tế thì thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những thỏa thuận mà dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hóa nông sản hay dịch vụ cho nhau Cũng giống như trong bất kỳ ngành kinh tế nào của nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tùy thuộc trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của ngành và các vùng nông nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hóa chưa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng thực phẩm Phần lớn các hộ nông dân đem các sản phẩm dư ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho người tiêu dùng khác Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, người ta ít tiêu dùng nông sản thô hơn Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu chế biến nhất định về chất lượng, vệ sinh, thẩm mỹ, dinh dưỡng Với những trình độ kỹ thuật khác nhau rồi thông qua hệ thống thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng Như vậy là cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hóa trong nông nghiệp, thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp Tính chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân thành thị hay nông thôn Tuy nhiên, nếu ta coi một loạt những biến đổi về quyển sở hữu và các quá trình kinh tế - kỹ thuật làm cho sản phẩm từ những người sản xuất nông nghiệp đến tay người tiêu dùng cuối cùng là dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông sản nhất định. Mỗi dây chuyền marketing nói trên tuy khác nhau nhiều về thời gian, không gian, hình thức biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán nhưng chúng đều có thể được xem xét trên mặt: cơ cấu tổ chức mỗi dây chuyền tùy thuộc loại hình kinh doanh của những người nắm quyền sở hữu sản phẩm ở một điểm nào đó trên dây chuyền.
Như vậy vấn đề có tính nguyên tắc thể hiện bản chất thị trường và do đó trọng tâm phân tích thị trường là mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường Giá mà thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn Giá bán lẻ là giá hình thành ở lần chuyển giao cuối cùng từ người bán lẻ sang người tiêu dùng nông, lâm, thủy sản Có rất nhiều khái niệm về thị trường Sau đây là một số khái niệm:
- Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
- Theo kinh tế học hiện đại: thị trường là quá trình mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa mua bán Từ đó cho thấy hệ thống thị trường cần phải có đối tượng trao đổi sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ và đối tượng tham gia trao đổi là người mua và người bán mà biểu hiện là giá cả thị trường.
- Khi nghiên cứu về chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội thì sự tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội, thị trường là các chợ kết quả của phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa.
Tác động của khoa học công nghệ phát triển không ngừng làm cho trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường tồn tại khách quan và ngày càng được mở rộng, bao gồm: thị trường sản phẩm hàng hóa, thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường dịch vụ, thị trường trong và ngoài nước Hay theo nghĩa rộng thị trường nông nghiệp là tổng hợp các điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, tâm lý, xã hội, tự nhiên để thực hiện giá trị hàng hóa, phản ánh quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực trao đổi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
Theo nghĩa hẹp, thị trường là các chợthông qua đó sản xuất giáp mặt nhu cầu, người bán và người mua trực tiếp gặp nhau trao đổi mua bán sản phẩm cho nhau.
Thị trường nói chung đều chứa đựng tổng số cung và tổng số cầu về một loại hàng hóa nào đó Và bất cứ thị trường nào hoạt động cũng trao đổi ngang giá, tự do sản phẩm làm ra, gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phục tùng nhu cầu thị trường Sự trao đổi trên thị trường đều chịu sự tác động, chi phối của quy luật kinh tế hàng hóa Trên thị trường cùng số lượng hàng hóa bán ra biểu hiện thành cung, còn lượng hàng hóa mua về biểu hiện thành cầu, giá cả thị trường tăng thì cung tăng, cầu giảm và ngược lại Vậy giá cả thị trường là cái duy nhất quyết định lượng cung cầu trên thị trường
Thị trường nói chung với cơ chế của nó là một hình thức tổ chức kinh tế tinh vi và phức tạp Nó thích ứng với điều kiện kinh tế nhiều thành phần,trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng tác động lẫn nhau theo sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” để giải quyết 3 vấn đề thị trường của tổ chức kinh tế: Đó là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? một cách cân bằng, hiệu quả.
2 Vai trò của thị trường nông nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh, vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Thị trường cũng là nơi chuyền tải các hoạt động sản xuất kinh doanh Thị trường còn là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vai trò của thị trường được thể hiển ở những điểm sau:
- Thứ nhất: thị trường là sự sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hóa Mục đích của người sản xuất hàng hóa là để bán, thỏa mãn nhu cầu người khác, bán khó hơn mua, bán là bước nhảy nguy hiểm, có nhiều rủi ro. Bởi thế mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
- Thứ hai: thị trường phá vỡ ranh giới tự nhiên, tự cung, tự cấp để tạo thành sự thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân Qua trao đổi mua bán giữa các vùng sẽ biến kiểu tổ chức sản xuất khép kín thành các vùng chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa liên kết với nhau, chuyển nền kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa
- Thứ ba: thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu
- Thứ tư: thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh Nhìn vào thị trường sẽ thấy tốc độ, trình độ và quy mô sản xuất kinh doanh.
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1 Khái niệm và vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp
1.1 Khái niệm thị trường sản phẩm nông nghiệp
Thị trường sản phẩm là thị trường đầu ra của sản xuất có vai trò quan trọng trong hệ thống thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
Thị trường sản phẩm nông nghiệp có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là vị trí địa lý hay thường gọi là chợ nông sản thông qua đó sản xuất nông sản giáp mặt với nhu cầu, người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để mua bán sản phẩm hàng hóa cho nhau.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng vì vậy nó tác động đến nhiều mặt của quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.
1.2 Vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp
Thị trường này đóng vai trò quyết định đối với sản xuất, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, quy mô, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng.
Nếu sản xuất mà không có thị trường tiêu thụ, không bán được sản phẩm thì sản xuất không thể phát triển mà sẽ bị đình trệ Ngược lại thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.
Người sản xuất trong cơ chế thị trường sẽ phải thực hiện phương châm: sản xuất kinh doanh cái mà thị trường cần nên phải tìm hiểu thị trường để quyết định.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao Do tính đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho sản xuất biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm để phù hợp với tính đa dạng của nhu cầu thị trường Đồng thời thông qua việc trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường làm cho các vùng chuyên môn hóa ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thông qua thị trường tiêu thụ sản phầm mà có tác động đến việc hướng dẫn quá trình sản xuất kinh doanh luôn căn cứ vào cung, cầu và giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tác động của thị trường gây ra.
Thị trường sản phẩm còn có vai trò quan trọng để kiểm nghiệm và chứng minh tính đùng đắn của các chủ trương chính sách và các biện pháp phát triển của sản xuất kinh doanh của các cơ quan nhà nước và các nhà sản xuất Thị trường còn phản ánh quan hệ xã hội, hành vi của con người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, phản ánh việc đào tạo, bồi dưỡng nhà quản lý kinh doanh và những người sản xuất đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
2 Đặc điểm của thị trường sản phẩm nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường nông sản là thị trường đa cấp Vấn đề trọng tâm của việc phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường
Mỗi loại nông sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt: Giá cả, thời gian, không gian, chất lượng sản phẩm Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền Marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi trên của thị trường.
2.1 Đặc điểm chung của thị trường
-Hệ thống thị trường nông nghiệp nói chung ở nước ta hình thành và phát triển còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động còn sơ khai và chưa phát triển.
-Thị trường còn bị chia cắt giữa các vùng, chưa thể hiện được tính chất thống nhất trong cả nước Do sự kém phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông Vì thế hàng hóa khó lưu thông giữa các vùng Ngoài ra còn do tâm lí tự cung tự cấp của những người sản xuất và người tiêu dùng, do hậu quả của cơ chế bao cấp.
-Thị trường khu vục nông thôn rộng lớn nhưng còn hoang sơ, sức mua thấp và nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng để phát triển thị trường nông thôn Thực tế có lúc còn thả nổi để mặc người nông dân tự lo tiêu thụ hàng hóa và mô hình liên kết 4 nhà trong tiêu thụ sản phẩm chưa phát huy tác dụng, trong đó vai trò thương lái chưa được coi trọng đúng mức.
-Thị trường xuất khẩu các loại nông sản nước ta ngày càng được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới song thị trường này còn gặp nhiều khó khăn.Biểu hiện : thị trường xuất khẩu chưa ổn định; một số thị trường giàu tiềm năng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao ta chưa đáp ứng được và sản xuất còn ít; công nghệ sản xuất và chế biến của chúng ta thấp làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm chúng ta kém.
2.2 Đặc điểm về cầu nông sản trên thị trường
- Cầu nông sản trên thị trường là lượng hàng hóa nông sản mà người mua cỏ khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ HẠT ĐIỀU
1 Chất lượng nông sản hàng hóa
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến cầu nông sản hàng hóa Các yếu tố chủ yếu quyết định tới chất lượng nông sản là công nghệ nuôi trồng, công nghệ chế biến, giống, bảo quản …
Khả năng chế biến của ngành công nghiệp chế biến: công nghiệp chế biến và khu vực tiêu thụ nông sản với vai trò là nguyên liệu đầu vào cho công ghiệp chế biến càng cao, quy mô mở rộng sản xuất chế biến Trình độ công nghệ chế biến càng cao quy mô càng rộng mở thì khối lượng sản xuất nông sản hàng hóa được qua chế biến cang lớn Đứng trên góc độ sản xuất nông sản hàng hóa công nghiệp chế biến là một bộ phận tiêu dùng rất lớn. Trình độ công nghệ và quy mô của khu vực công nghiệp chế biến phụ thuộc rất lớn vào các chính sách đàu tư, chính sách…
2 Nhân tố về giá cả
1.1 Giá của bản thân nông sản đó
- Khi giá nông sản tăng thì cung nông sản tăng và ngược lại khi giá nông sản giảm thì cung nông sản giảm
- Khi giá tăn thì lượng cầu giảm và khi giá giảm thì lượng cầu tăng Cầu về một loại nông sản có quan hệ tỉ lệ nghịch với giá của nó.
1.2 Giá của sản phẩm thay thế
- Giá của sản phẩm thay thế tăng có thể làm cung nông sản chinh giảm và ngược lại
- Giá của nông sản thay thế tăng thì cầu nông sản chính sẽ tăng và ngược lại
1.3 Giá của sản phẩm song đôi
Khi giá của một trong hai sản phẩm song đôi tăng lên thì cung của sản phẩm thứ hai sẽ tăng theo
3 Sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào
Giá của các yếu tố đầu vào tăng (giảm) sẽ làm tăng (giảm) giá thành và tác động làm giảm (tăng) cung nông sản.Các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, máy móc, công cụ, điện, xăng…
4 Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu có khả năng thanh toán cuả người tiêu dùng,thu nhập tăng lên thì sẽ làm tăng cầu có khả năng thanh toán của những hàng hóa mà nhu cầu tiêu dùng chưa được thõa mãn đầy đủ, tiếp đến nó tác động đến cơ cấu tiêu dùng và theo xu hướng ngày càng tăng tiêu dùng với nhũng sản phẩm có chất lượng cao hơn.Mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng hóa nói chung và nhu cầu đối với các mặt hang lương thực , thực phẩm nói riêng sẽ chuyển dần từ việc thõa mãn đủ ăn , đủ no và tiến tới ăn ngon … Tóm lại với mức thu nhập ngày càng tăng, xu hướng ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao.
5 Năng suất cây trồng vật nuôi
Năng suất cây trồng vật nuôi càng cao sẽ tác động làm tăng cung và ngược lại Năng suất cây trồng vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng giống, quy trình kĩ thuật, điều kiện tự nhiên…
6 Mức độ rủi ro Đặc điểm quan trọng của quá trinh sản xuất nông sản hàng hóa là mức độ rủi ro rất cao, đặc biệt đối với nền sản xuất nông nghiệp trình độ kĩ thuật yếu kém như nước ta hiện nay Các rủi ro thường gặp trong công tác nuôi trồng có thể kể đến là lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh… Trong nền kinh tế thị trường những khả năng thiệt hai do rủi ro thiên tai cũng như rủi ro thị trường cần phải tính đến như một khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quy mô dân số tỷ lệ thuận với cầu nông sản hàng hóa
Như các quy định trong lễ giáo, những thói quen tiêu dùng của các dân tọc tôn giáo, tin ngưỡng… chẳng hạn các nhà sư thì chỉ tiêu dùng các sản phẩm từ thực vật, không dùng những sản phẩm từ động vật
Các yếu tố làm tăng khả năng xuất khẩu: xuất khẩu nông sản là một kênh tiêu thụ nông sản hàng hóa rất lớn, do đó những yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm khả năng xuất khẩu cũng sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với nông sản hàng hóa trong nước Các yếu tố đó là: sự biến động về sản lượng cung cấp của các quốc gia xuất khẩu: sự biến động nhu cầu của các nước nhập khẩu: chính sách của các tổ chức thương mại quốc tế, của các quốc gia có liên quan
Khả năng xuất khẩu tăng hoặc giảm sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với nông sản trong nước Xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của các nước nhập khẩu, lượng cung của các nước xuất khẩu, chính sách của các nước,khả năng cạnh tranh
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU
Tiềm năng về tự nhiên ( Đất đai, thời tiết- khí hậu)
Cây điều là loại cây trồng có khả năng phát triển tại nhiều nước trên thế giới.Vùng trồng điều phân bố từ vĩ tuyến 25 0 vĩ Nam đến 25 0 vĩ bắc Tuy nhiên những vùng cho năng suất cao hiện nay chỉ giới hạn ở các nước nằm ở vị trí 15 0 Nam đến 15 0 vĩ tuyến Bắc. Điều là loại cây trồng dễ tính, không kén đất, chịu đựng được thời tiết khó khăn, thích hợp với khí hậu miền Nam nước ta Sau năm 1990, cây điều đã thực sự trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam Nhờ phù hợp với khí hậu nhiệu đới và đất đai nước ta mà năng suất điều Việt Nam đạt cao nhất thế giới (1,06 tấn/ha, năm 2007) Năng suất điều bình quân thế giới hiện nay là 0,78 tấn/ha.
2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
Tiến bộ khoa học- công nghệ để thâm canh tăng năng suất, chế biến điều
Việc áp dụng hệ thống giống mới cao sản nhắm thay thế dần những giống điều hỗn tạp đã thoái hóa, cũng như cải tạo vườn cây cằn cỗi bằng phương pháp ghép chồi sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng nhanh năng suất, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường.
Công nghệ chế biến điều của Việt Nam phát triển nhanh, mạnh mẽ trong những năm qua Năng lực chế biến điều nhân của Việt Nam năm 2006 đã có tổng công suất 731.700 tấn hạt Song song với quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị đang được tiến hành và tăng cường áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, GMP) Những năng lực này sẽ gáp phần giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm do đó tăng sức cạnh tranh cho nhân điều Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Tập quán sản xuất
Năng suất điều Việt nam hiện tại đạt 1,1 tấn/ha- mức năng suất đó là tương đối cao nhưng tỷ trọng diện tích năng suất thấp (55-600 kg/ha) còn nhiều Nguyên nhân chính là mức đầu tư thâm canh hàng năm vẫn còn thấp.Hiện nay đã xuất hiện trên thị trường nhiều mô hình vườn điều với các giống cao sản đạt năng suất rất cao 2-3 tấn/ha Trên cơ sở đó tạo ra khả năng nâng cao sự đồng đều về năng suất điều Việt Nam trong tương lai Sự thay đổi tập quán canh tác của người trồng điều sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần củng cố cung nội địa cho các nhà máy chế biến Đây là yếu tố tiềm năng quan trọng và chủ yếu để phát triển khả năng cạnh tranh của cây điều ViệtNam.
Tình hình sản xuất điều Việt Nam
1 Về diện tích trồng điều
Bảng 1: Diện tích trồng điều 2000- 2006
( Nguồn :Tổng cục thống kê 2007)
Cây điều bắt đầu trồng ở Việt Nam từ thế kỉ XVI nhưng ngành điều của nước ta mới được hình thành rõ nét từ năm 1982, đây là sự khác biệt lớn khi đánh giá ngành điều so với cao su, cà phê, chè, rau quả và những loại cây trồng đã có cách đây hơn 100 năm Điều là loại cây trồng dễ tính , không kén đất, thích hợp với khí hậu của miền Nam nước ta Sau năm 1990 cây điều đã thực sự trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam.
Việt Nam hiện đã có gần 400.000 ha trồng điều, 300.000 ha đã đưa vào khai thác, tập trung vào các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, năm nay cho sản lượng khoảng 350.000 tấn Đặc biệt, tỉnh Bình Dương hiện có tốc độ phát triển diện tích trồng điều nhanh nhất,từ 65.000 ha trong năm 2000 lên 110.000 ha vào cuối năm 2004 và là tỉnh hiện đứng đầu cả nước về diện tích.
2 Tình hình bố trí sản xuất điều Việt Nam Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung là vùng thích hợp nhất để trồng điều Miền Trung, Đông Nam Bộ là những vùng thích hợp nhất để phát triển điều Tuy nhiên, phát triển điều mang tính tự phát chưa có qui hoạch dẫn đến hiệu quả thấp Nông dân ở một số vùng phải chặt điều để trồng cây khác.
Biểu đồ 1: Diện tích điều năm 2000 - 2006
Hiệu quả của cây điều thấp so với một số cây khác như cao su, v.v có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nông dân chặt phá Ngoài nguyên nhân trên, thời tiết khô hạn trong năm 1998, dịch bệnh và thoái hoá giống năm 1999 là những nguyên nhân chính làm cho năng suất điều giảm mạnh, dẫn đến diện tích và sản lượng điều giảm trong năm 1999 Qua số liệu thống kê cho thấy, diện tích trồng diều vẫn tăng lên sau giai đoạn khủng hoảng do hạn hán vào năm 1998-1999 Tuy nhiên, phân bổ diện tích điều giữa các vùng, miền của Việt Nam đã có những biến động đáng kể Đến nay, đã hình thành ba vùng sản xuất có quy mô lớn, trong đó Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất chiếm 63,9% diện tích điều của toàn quốc, kế đến là Tây Nguyên (26,2%) và duyên hải Nam trung Bộ(9,2%) Cây điều được trồng nhiều nhất tại 7 tỉnh là Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lak, Đăk Nông, Bình Thuận, Gia Lai, Gia Định với tổng diện tích la 291.000 ha, chiếm 80% diện tích điều toàn quốc.
Giai đoạn 1990-1999 có 11 tỉnh, thành phố giảm diện tích trồng điều, trong đó đáng chú ý là Quảng Nam, Long An, Tây Ninh, Gia Lai, TP Hồ Chí Minh Song cũng có một số tỉnh lại tăng diện tích ở mức cao như Ninh Thuận, Quảng Ngãi,Phú Yên, Bình Định Nguyên nhân diện tích điều giảm trong giai đoạn này chủ yếu là do yếu tố thời tiết: năm 1998 hạn rất nặng, năm 1999 mưa kết thúc muộn làm giảm năng suất điều Điều đó làm giảm tính hấp dẫn của điều, kết quả là tại những vùng có các cây khác cạnh tranh (hồ tiêu, cao su), nông dân đã chặt bỏ những vùng điều năng suất kém để chuyển đổi sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong giai đoạn 2000-2005 chỉ có 5 địa phương giảm diện tích điều là Đà Nẵng, Bình Dương, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh, Long An: các tỉnh còn lại có diện tích tăng., trong đó mức tăng cao nhất là tỉnh Đăk Lak( tăng bình quân tăng 53,08%/năm, tỉnh Bình Định (tăng 5,687 ha, bình quân tăng 10,68%/năm), tỉnh Bình Thuận( tăng 8.221 ha, bình quân tăng 10,2 %/năm)
1.2 Về năng suất điều Việt Nam
Biểu đồ 2 : Năng suất điều của Việt Nam giai đoạn 1990-2001
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn 1990-2000, năng suất điều nước ta ở mức thấp, bình quân đạt 530-550/ha, thấp hơn mức Ấn Độ nhưng vẫn cao hơn nhiều nước (trong đó có Braxin), và đặc biệt giảm trong giai đoạn 1998-1999 do điều kiện thời tiết bất lợi( chỉ còn 400kg/ha) Nguyên nhân năng suất điều Việt Nam thấp trong giai đoạn này là do các hộ nông dân trồng quảng canh, nông dân trồng điều chủ yếu là các hộ nghèo không có vốn đầu tư chăm sóc, áp dụng giống cũ Trong giai đoạn 2000 đến nay, năng suất điều của nước ta tăng nhanh và vượt Ấn Độ, trở thành nước có năng suất điều cao nhất thế giới (trung bình 1,06 tấn/ha) Chỉ số năng suất điều cao là một trong những lợi thế của ngành điều Việt Nam Yếu tố làm tăng năng suất chủ yếu là người trồng điều có ý thức áp dụng kỹ thuật chăm sóc thông qua các mô hình
20 01 chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của tổ chức khuyến nông : đồng thời bước đầu đã áp dụng các giống điều ghép năng suất cao.
Bảng 2: Năng suất điều 2000- 2005 Đơn vị: Tấn/ha
( Nguồn: Bộ NN & PTNT năm 2006)
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(2006), năng suất điều giữa các tỉnh qua các năm cũng có sự khác biệt rất lớn, tính đến thời điểm 2005 có 16/22 tỉnh có năng suất điều dưới mức bình quân (1,06 tấn/ha), đặc biệt có đến 5/16 tỉnh đạt năng suất, 0,5 tấn /ha là Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum Những địa phương đạt năng suất điều cao là : Đồng Nai, Bình Phước, Đak Lăk, Đăc Nông, Bà Rịa- Vũng Tàu, đây cũng chính là các tỉnh có diện tích lớn, chi phối đến năng suất bình quân và sản lượng điều cả nước năm 2005.
1.3 Về sản lượng hạt điều Việt Nam
Có thể thấy rằng, Việt Nam đang đáp ứng một phần quan trọng cho nguồn cung hạt điều thế giới Sản lượng điều Việt Nam liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2005 với tốc đọ tăng bình quân 16,7%/năm, sản lượng tăng tuyệt đối 2005/1999 là 141.100 tấn( Tổng cục thống kê,2007) Năm
2005 sản lượng hạt điều cao nhất 238.400 tấn, giảm xuống còn 235.200 tấn năm 2006 Những địa phương có sản lượng hạt điều lớn phải kể đến là tỉnh Đồng Nai(36.600 tấn), Bình Thuận(15.400 tấn), và Bà Rịa Vũng Tàu (13.200 tấn). Đơn vị: Ngàn tấn
Sản lượng 88,79 116,54 141,51 166,48 197 233,07 ( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007)
Với vai trò là một quốc gia chính trong sản xuất điều thế giới, sản lượng điều Việt Nam có quan hệ mật thiết với biến động của giá cả thị trường thế giới Giá điều thế giới đã tăng đáng kể trong năm 1998-1999 một phần do sự sụt giảm sản lượng điều Việt Nam và một số quốc gia sản xuất chính trên thế giới Giai đoạn tiếp theo từ 1999-2002 giá điều sụt giảm một phần do tác động của việc tăng vọt về sản lượng của điều Việt Nam, hay nói đúng hơn là người dân Việt Nam trồng điều từ những năm giá cao(1996-
1998) đã đến lúc thu hoạch đã đẩy sản lượng điều lên cao khiến giá thị trường quốc tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ Tuy nhiên với mức tăng nhanh về cầu sản phẩm hạt điều tại các nước tiêu thụ điều lớn như Mỹ , các nước liên minh châu Âu đã khiến cho giá điều giữ vững và tăng lên trong giai đoạn 2002-2005, đồng thời khuyến khích người dân Việt Nạm tiếp tục mở rộng diện tích canh tác điều.
Cơ cấu sản lượng điều có sự thay đổi giữa các vùng miền qua các thời kì Trong giai đoạn 1995-2006, sản lượng điều của vùng duyên hải Nam Trung Bộ giảm từ 10,4% xuống còn 4% trong tổng số sản lượng điều cả nước Trong khi đó sản lượng điều vùng Tây Nguyên tăng lên rõ rệt từ 7,5% năm 1995 lên đến 13% năm 2006 Nguyên nhân là do các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ , cây điều có năng suất thấp và thiếu tính cạnh tranh với các cây trồng khác.
Số liệu thống kê cho thấy cung điều Việt Nam gắn chặt với những năm vừa qua, tuy nhiên đã có sự phân bố hợp lý hơn giữa các vùng , miền trong cả nước Nguyên nhân chính là do người dân nhận định về hiệu quả kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh của cây điều so với các cây khác trong từng khu vực.
3 Khả năng chế biến bảo quản
Biểu 3: Khả năng chế biến của công nghiệp điều tại Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội cây điều Việt Nam, Bộ NN&PTNT, 1999 Khả năng chế biến của nền công nghiệp điều của Việt Nam được cải thiện trong những năm gần đây Nếu như năm 1994 cả nước mới chỉ có 30 nhà máy chế biến hạt điều với tổng công suất 75.000 tấn, hiện nay đ• có 62 nhà máy với tổng công suất 250.000 tấn năm.
Đánh giá thực trạng mở rộng thị trường
Bảng 7: Kết quả đạt được của xuất khẩu điều trong những năm qua
Tổng diện tích điều Nghìn ha 295,9 328,0 235,4 111% 110% Tổng sản lượng Nghìn tấn 204,7 232,0 235,4 113% 101,46% Sản phẩm tiêu thụ trong nước Nghìn tấn 1,953 2,075 2,794 107% 134,6%
Sản phẩm xuất khẩu Nghìn tấn 104,6 109 127 104% 116,5% Gía trị sản phẩm tiêu thụ trong nước TriệuUSD 13,625 19,45 33,457 142,7% 172% Giá trị sản phẩm xuất khẩu TriệuUSD 436 478 504 109,6% 105,4%
Tổng già trị sản phẩm/diện tích
Số lao động được tạo việc làm Người 295.000 297.00
Thu nhập của lao động VND 800.000 916.00
+ Quy mô trồng điều ngày càng mở rộng, năm 2005 và 2006 tăng 10%-11% diện tích
+ Tổng sản lượng tăng đều, nhưng chậm do tăng diện tích là chính, còn năng suất chưa tăng mạnh
+ Sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ, tốc độ tăng còn chậm (Năm 2004 chiếm 1,86% tổng sản phẩm, năm 2006 là 2,2% tổng sản phẩm)
+ Sản lượng và giá trị điều xuất khẩu có xu hướng tăng, đặc biệt là tăng vọt năm 2006 do hạt điều Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến và ưa chuộng Đó cũng là mốc vô cùng quan trọng khi Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới với 127.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu gần 504 triệu USD, trong khi Ấn Độ chỉ xuất được 118.000 tấn nhân điều Đây cũng là lần đầu tiên sau 15 năm tham gia xuất khẩu điều, Việt Nam dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu điều nhân.
+ Giá trị sản phẩm tiêu thụ tăng đáng kể qua các năm.
+ Giá trị sản phẩm tiêu thụ/đơn vị diện tích năm 2005 sụt giảm do độ tăng năng suất nhỏ hơn độ tăng diện tích, nhưng đến năm 2006lại tăng.
+ Số lượng lao động tuy có tăng nhưng vấn thiếu trầm trọng do mức lương quá thấp, lao động chuyển sang các ngành khác.
Có thể nhận thấy rằng, cây điều có khả năng cạnh tranh cao so với các cây trồng khác trong nước tại những phạm vi diện tích canh tác nhất định và sản phẩm điều của Việt Nam có nhiều thế mạnh với sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
+ Thế mạnh về sản xuất điều
Cây điều là cây phát triển nhanh, mạnh ngay cả ở những nơi đất xấu, cằn cỗi Vì vậy, cây điều ít được trồng trên đất có nước tưới vì khó có khả năng cạnh với các hệ thống canh tác khác ( cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, trống cỏ nuôi bò thịt) nên không xem xét sức cạnh tranh của các cây trồng được tưới so với cây điều.
Cây điều rất ít bị cạnh tranh với cây khác trong điều kiện canh tác nhờ mưa, bởi phầm lớn diện tích trồng điều ở các loại đất nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thuộc các xã vùng sâu vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn Tuy nhiên tại một số diện tích đất lâm phần mới chuyển sang trồng điều, cây điều phải cạnh tranh với một số cây như : cao su, ngô, sắn hoặc cây rừng.
Tóm lại cây điều có thể trụ vững tại các diện tích đất đang canh tác( ít phù hợp với các cây công nghiệp có giá trị cao) ngoại trừ một số diện tích trồng điều già cỗi cho năng suất thấp Để trồng điều có hiệu quả cao, cần phải áp dụng dúng quy trình kĩ thuật, đặc biệt không mở rộng diện tích điều ở các vùng có thời tiết khí hậu không hoặc ít thích hợp với sinh trưởng phát triển của cây điều, như Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Trung Bộ, tỉnh Kon Tum, Ninh Thuận và Lâm Đồng.
Việc áp dụng hệ thống giống điều mới cao sản nhằm thay thế dần những giống điều hỗn tạp đã thoái hóa, cũng như cải tạo vườn cây cằn cỗi bằng phương pháp ghép chồi sẽ là một cơ hội tốt ddeeer Việt Nam tăng nhanh năng suất và sản lượng điều thô sản xuất trong nước.
+ Lợi thế về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo và chăm sóc điều Xét trên góc độ cạnh tranh về chi phí và lợi thế trong sản xuất điều, Việt Nam có nhiều thuận lợi vì xhi phí cho các yếu tố đầu vào thấp, năng suất lại cao tạo ra sức cạnh tranh cao hơn.
Với tổng chi phí cho giai đoạn kiến thiết cơ bản trung bình là 4 triệu đồng và các chi phí thường xuyên hàng năm khoảng 5 triệu đồng, thì 1 ha điều có thể đạt năng suất từ 800-1000 kg Với mức đầu tư đó thì tỷ lệ khấu hao thấp nên phù hợp với điều kiện sản xuất và mức sống còn nghèo của người nông dân Việt Nam Giá mua điều thô hiện nay tương đối cao, giá thành sản xuất thấp và giảm xuống đã kích thích người sản xuất tăng mức đầu tư thâm canh mà vẫn có lãi Với lượng vốn đầu tư ban đầu chỉ bằng 1/5 so với đầu tư cho cây cao su hay cà phê thì Nhà nước và doanh nghiệp có đủ điều kiện tăng nguồn vốn đầu tư cho ngành điều, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến.
+ Ưu thế về công nghiệp chế biến hạt điều
Công nghiệp chế biến điều của Việt Nam phát triển nhanh, mạnh trong những năm qua Năng lực chế biến nhân hạt điều của Việt Nam năm 2006 đã có tổng công suất lên tới 731.700 tấn hạt, song song với quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị đang được tiến hành và tăng cường áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế ( ISO,HACCP,GMP) Những nỗ lực này sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường chất lượng do đó tăng sức cạnh tranh cho nhân điều Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.
+ Ưu thế về thị trường
Thị phần xuất khẩu nhân điều Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới, với 127.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu gần 504 triệu USD.Đây cũng là lần đầu Việt Nam dẫn đầu thế này là hoàn toàn có thể thực hiện được khi ta đã xây dựng được một chiến lược hợp lý cho ngành điều đến năm 2010, theo đó Việt Nam sẽ đạt 500.000 tấn hạt điều sản xuất trong nước, và nhập khẩu ddie120.000 tấn hạt điều về chế biến, tạo ra 145.000 tấn nhân điều, chiếm gần 50% khối lượng nhân hạt điều buôn bán trên thị trường thế giới, đây cũng là lợi thế quan trọng trong việc chi phối thị trường điều thế giới khi mà thị trường thế giới cung vẫn chưa đủ để đáp ứng cầu Trong khi đời sống xã hội ngày càng nâng cao, xu hướng sử dụng hạt điều và các sản phẩm từ hạt điều trên thế giới ngày càng tăng, theo các chuyên gia đầu ngành dự đoán thì nhu cầu sử dụng điều hàng năm của thị trường thế giới sẽ tăng thêm khoảng 5%-7%/năm.
Thị trường trong nước với 85 triệu dân còn bỏ ngỏ, hàng năm chỉ tiêu thụ khoảng 2-4% lượng điều sản xuất ra , cần phấn đấu tăng mức tiêu thụ điều trên thị trường nội địa lên đạt 20-25% Yếu tố thị trường đối với hạt điều Việt Nam rất thuận lợi và khả thi.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2007, hạt điều của nước ta được xuất khẩu sang 78 Quốc Gia, tăng 10 Quốc Gia so với năm 2006 Trong năm
2007, lượng điều xuất khẩu của nước ta giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm và tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, tăng mạnh nhất vào tháng 7,8 - đây cũng là hai tháng có lượng xuất khẩu cao nhất trong vòng nhiều năm qua.
Theo Bộ Công Thương, kết thúc năm 2007, giá trị xuất khẩu nhân điều của Việt Nam tăng trưởng 30,8% Nhân điều Việt Nam đang chiếm 50% thị trường thế giới, do vậy cần nhiều chính sách khuyến khích sản xuất.
Sản lượng và giá trị sản phẩm nhân điều xuất khẩu từ 127.000 tấn, 504 triệu USD năm 2006 đã tăng lên 155.000 tấn, 640 triệu USD trong năm
2007 Với nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng mỗi năm 4%, giá xuất khẩu trong năm 2008 dự báo sẽ còn tăng đạt bình quân 4.400-4.500 USD/tấn.
Nhìn chung, trong năm 2007 xuất khẩu hạt điều của nước ta tăng mạnh sang hầu hết các thị trường so với năm 2006 Trong đó, Mỹ vần là nhà tiêu thụ số một của nước ta Tuy nhiên, xuất khẩu hạt điều năm nay tới một số thị trường như Trung Quốc, Australia lại giảm.
Mỹ – vững chắc là nhà tiêu thụ hạt điều lớn nhất của nước ta Cả năm, xuất khẩu tới thị trường này đạt 52,9 ngàn tấn, kim ngạch đạt 211,5 triệu USD, tăng 27% về lượng và 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm tới 33% thị phần Đứng vị trí thứ hai là xuất khẩu tới Hà Lan, cả năm xuất khẩu tới thị trường này có mức tăng trưởng rất mạnh, tăng 77% về lượng, 64,9% về kim ngạch so với năm 2006 tương đương với 22,6 ngàn tấn, kim ngạch 93 triệu USD Tới Anh đạt 8,4 ngàn tấn, kim ngạch 40 triệu USD, tăng 49% về lượng, 57% về kim ngạch so với năm 2006…
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU
QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
1 Quan điểm mở rộng thị trường
1.1 Mở rộng thị trường phải gắn với nhu cầu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hang hoá sản xuất ra là để bán Tuy nhiên, hang hoá đó khi tung ra thị trường phải được thị trường chấp nhận Để hang hoá sản xuất ra được thị trường chấp nhận, người sản xuất phải tính toán nhu cầu của thị trường cần loại nào ( Quy cách, mẫu mã sản phẩm) , với số lượng là bao nhiêu và nghiên cứu xem có những đối thủ nào cạnh tranh, nhóm đối tượng khách hang tiêu thụ ở đâu Các chủ thể kinh tế ngành điều phải nắm bắt nhu cầu thị trường ở những điểm sau:
- Nhóm khách hang tiêu thụ điều là ai?, số lượng là bao nhiêu?, tiêu thụ có thường xuyên không? Sở thích của họ về cách chế biến, mẫu mã, chất lượng, bao bì…
- Nhóm khách hang trên ở đâu?
Những địa phương trong và ngoài nước trồng điều ở đâu, với diện tích và khối lượng là bao nhiêu ở thời diểm hiện tại và tương lai Những địa diểm dó có thế mạnh gì về sản xuất kinh doanh điều.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường ( cả trong và ngoài nước), phải xác định xem trồng với diện tích như thế nào thì phù hợp, cơ cấu giống cây như thế nào?, xác dịnh thị trường nào là trọng điểm để từ đócó chiến lược kinh doanh sản xuất mang alị hiệu quả kinh tế cao cho người trồng điều và những người kinh doanh hạt điều.
Như vậy cũng như các loại hàng hoá khác, hạt điều bị thị trường chi phối mạnh mẽ và quyết dịnh sự tồn tại của cây điều.
Với những đặc điểm và nhu cầu thị trường như thế đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngành điều phải thường xuyên nắm bắt thị trường, bám sát nhu cầu thị trường để không ngừng giữ vững và mở rộng thị trường.
1.2 Mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
Hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả xã hội Cõ thể xem đó là một đặc trưng chung của nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng thị trường còn tạo ra nguồng tích lũy cho ngân sách, tạo điều kiện tiép nhận khoa học kĩ thuật, bổ sung cho công nghiệp chế biến hàng hóa.
Mở rộng thị trường giúp người nông dân trồng điều tiêu thụ hết sản phẩm họ làm ra với giá bán có lãi và không bị ép giá.
Mở rộng thị trườngkhông chỉ giup bà con nông dân trồng điều không phải lo lắng về vấn đề đầu ra mà nó còn thu hút nhiều cá nhân , nhiều thành phàn kinh tế tham gia vào quá trình tiêu thụ điều Từ đó tao ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tích cực xóa đói giảm nghèo, tăng hộ giàu có lên, con em nông dân được học hành, đào tạo, bước vào nghề Nông thôn từng bước đô thị hóa theo hướng công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.
Chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu caay trồng trong nền kinh tế hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, sẽ khuyến khích các hộ nông dân và các cơ sởchế biến ,ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chế biến vì sản phẩm sản xuất ra trên thị trường đòi hỏi khắt khe về: mẫu mã chất lượng, giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các địa phương khác hoặc các nước khác Do đó người nông dân tích vực ứng dụng tiến bọ khoa học kĩ thuật vào các khâu như làm đất, gieo trồng, chăm sóc thu hoạch… làm tăng năng suất, hạ già thành sản phẩm Tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng được áp dụng vào khâu tạo giống , bảo vệ thực vật, chế biên sản phẩm tạo ra sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm làm cho hiệu quả kinh tế được nâng lên.
1.3 Mở rộng thị trường là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuát kinh doanh sản phẩm hạt điều
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển trước sức cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ, nên đòi hỏi các hộ nông dân, doanh nghiệp phải huy động tốt mọi tiềm lực, nội lực của mình, bằng mọi cách phải duy trì phát triển, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường được Không có thị trường thì người trồng điều và các doanh nghiệp không thể tồn tại được Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh té, làm cho tốc độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cao Thị trường luôn biến động , đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt , đề cập đến thị trường và phải không ngừng mở rộng thị trường
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì khối lượng sản phẩm bán ra thị trường phải không ngừng tăng lên và đó chính là dấu hiậu danh nghiệp đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị thậm chí bị phá sản Thông qua cạnh tranh doanh nghiệp sẽ mất dần thị trường, thị trường bị thu hẹp nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời Các doanh nghiệp co năng lực thị trường thì ngày càng được mở rộng.
Do đó, đứng trước hai vấn đề là phát triển có hiệu quả hay là phá sản đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách, mọi biện pháp, giải pháp, và tận dụng tối đa mọi tiềm lực của mình để khai thác và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.4 Mở rộng thị trường còn khẳng định vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường
Việc mở rộng thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường Mối quan hệ giữa doanh nghệp và khách hàng ngày càng được củng cố Đồng thời còn lôi cuốn được cả những khách hàng chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và của khách hàng không sử dụng thường xuyên.
1.5 Thị trường mở rộng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm
Việc mở rộng thị trường sẽ rut ngắn thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, do đó tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn cho phép doanh nghiệp có diều kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và có điều kiện hơn trong quá trình đổi mới kĩ thuật, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó kĩ thuật mới góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
2 Định hướng mở rộng thị trường
Kể từ khi nhận thức được giá trị sản phẩm điều và vai trò của ngành điều trong phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng nông thôn miền trung, Tây nguyên và Nam Bộ, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010 theo quyết định số 120/1999/QD- TTg ngày 7-5-1999 Triển khai Quyết định này, nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành điều quốc gia. Định hướng mở rộng thị trường gồm có những nội dung chính như sau:
- Làm chủ được thị trường trong nước, không để các sản phẩm cùng loại của nước ngoài chiếm phần lớn thị trường trong nước.
- Tiếp tục định những thị trường đã có , thị trường truyền thống, không ngừng mở rộng thị phần trên thị trường, xâm nhập thị trường mới.
Những giải pháp về tổ chức sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm
Mở rộng thị trường phải tiến hành mở theo chiều rộng và chiều sâu.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng: Xây dựng phòng xúc tiến thương mại để tìm hiểu những nhu cầu mới mẻ của khách hàng ở thị trường mới. Xây dựng các nhà máy liên doanh liên kết để có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao hơn.
Mở rộng theo chiều sâu: Nâng cao chất lượng sản phẩm Tăng tối đa vế số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm đã có của Doanh nghiệp nhưng vẫn có thể tăng được về số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính đa dạng của sản phẩm
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU VIỆT NAM
A Những giải pháp về tổ chức sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm
1.Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với khả năng phát triển của vùng sản xuất và nhu cầu thị trường Để ngành hạt điều Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới, đồng thời khẳng định vị trí số 1 về xuất khẩu hạt điều, Hiệp hội Điều Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hiện nay, tổng công suất chế biến điều của Việt Nam đạt 731.700 tấn điều thô mỗi năm nhưng nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ 50% công suất chế biến Vì vậy, trong Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN phê duyệt phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương: Không mở rộng thêm công suất hay đầu tư thêm nhà máy mới, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách thành lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, tập trung đầu tư vùng nguyên liệu, tìm giống mới tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để xây dựng cho hạt điều Việt Nam một thương hiệu mạnh trên trường quốc tế. Để thực hiện tốt giải pháp này cần phải thực hiện các biện pháp sau:
1.1 Giải quyết các vấn đề ruộng đất
Trước hết phải xử lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, tiến tới thừa nhận ruộng đát như là loại hàng hóa đặc biệt, là loại hàng hóa bất đọng sản có giá trị cao, trên cơ sở xúc tiến việc hình thành thị trường đất đai Nhưng trong cuộc sống đời thường của xã hội, đã từ lâu,đất đai vẫn là một đối tượng mua bán trao đổi một cách ngấm ngầm Tình trạng đó làm cho công tác quản lý nhà nước gặp khó khăn, gây thất thu cho ngân sách, mặt khác không tạo ra tiền đề cho việc thúc đẩy quá trình tạp trung tích tụ ruộng đất, làm ách tắc quá trình phân công lao động Trong những năm tới, chính sách chuyển nhượng phải xử lý thuế suất hợp lý để mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế khi tiến hành chuyển nhượng.
Hoàn thành việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều tra, khảo sát, đo đạc và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể về sử dụng đất theo những hướng và mục đích khác nhau,để tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu của Nông nghiệp trong quy hoạch có thể định hướng cho một sốvùng với mục đích sử dụng đất được khống chế chặt chẽ Số còn lại cần có những định hướng ruộng cho phép chuyển mục đích sử dụng với điều kiện ưu tiên cho cho phương án sử dụng nào mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
Giải quyết tốt tình trạng ruộng đát manh mún, phân tán Do quan điểm mỗi hộ gia đình phải có các loại ruộng đất có chất lượng đất khác nhau, dẫn tới việc ruộng đất hiện nay rất manh mún Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triếnản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nước ta hiện nay.
1.2 Tiếp tục mở rộng diện tích trồng điều Để mở rộng diện tích trồng điều thì đối với những vườn điều lâu năm cần phải có chể độ chăm sóc hợp lý, thay thế những cây điều dã già bằng những giống cây mới
Trong năm 2007, huyện Tri Tôn- An Giang đã cấp phát 40.000 cây điều giống Ấn Độ thuộc chương trình cấp phát cây phân tán và chương trình dân tộc (đề án 27) cho người dân trồng thay thế giống điều cũ Toàn huyện đã có 7% diện tích trồng điều giống Ấn Độ cho quả năm đầu Cây điều Ấn Độ cho năng suất trên 2 tấn/ha (giống điều cũ địa phương năng suất 0,6 năm đến 40 năm Giống điều mới giá bán 14.000 đồng/kg, mỗi ha thu nhập
28 triệu đồng, lợi nhuận gấp 4 lần so với cây điều cũ (giống điều cũ năng suất 600kg/ha, giá bán 10.000 đồng/kg, người trồng điều chỉ thu được 6 triệu đồng/ha). Đối với những vườn điêù mới trồng : tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhanh chóng đua vào sản xuất.
1.3 Thực hiện tốt công tác khuyến nông,khuyến công Để phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm hạt điều được thuận lợi, đạt hiệu quả Trong những năm tới , công tác khuyến nông – khuyến công cần tập trung vào những công việc chủ yếu sau.
- Tập huấn chuyển giao khoa họ kỹ thuật về thấm canh vải thiều đặc biệt chú ý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều trong thời kì phát triển quả theo những giai đoạn nhất định Chú ý công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ.
- Thực hiện thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt điều.
2 Thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật sản xuất
2.1 Kỹ thuật chăm sóc vườn điều sau thu hoạch Để vườn điều đạt năng suất cao, phẩm chất tốt bà con cần làm hai đợt và theo những bước sau: Đợt 1: Khoảng đầu mùa mưa, khoảng vào giữa tháng 4-5 âm lịch Đợt 2: Vào khoảng tháng 8 âm lịch
Cắt bỏ những cành khô, cành sâu bệnh, cành mọc lòn trong tán không có khả năng mang trái, tọa vườn cây thật thông thoáng
Chú ý: Không cát cành vào mùa mưa để tránh nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt tỉa.
2.1.2 Bón phân tưới nước giúp cây phục hồi
Bón 2-3 kg Phân hữu cơ sinh học Thiên Minh Tổng Hợp/cây + với 2-
Cách bón: Đào hốc hoặc xẽ rãnh theo đuờng kính tán cây để bón rồi lấp đất lại Nếu không có mưa cần tưới để cho phân tan cây dễ hấp thu.
Chú ý: Sau khi bón phân khoảng 20 ngày (đợt 2) cây sẽ đâm đọt lá mới Đây là giai đoạn mà cây bị nhiều sâu bệnh hại tấn công đọt lá non, đặc biệt là vào giai đoạn cuối mùa mưa.
Sâu hại : Bọ xí muỗi (muỗi chè), bọ trĩ, sâu đục noãn,… dùng các loại thuốc Supracide, Sago Super, Confidor,…
Bệnh hại: Thán thư, phấn trắng, sử dụng các loại thuốc Antracol 70WP, Bavistin, Anvil 5SC,… Ngoài ra cần kết hợp với phân bón lá Rong biển Trân Vàng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng vi lượng cho cây
CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG
1 Tổ chức hợp lý các kênh phân phối tiêu thụ hạt điều và sản phẩm từ hạt điều
Phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp hàng hóa của mình thông qua những người trung gian, mỗi nhà sản xuất đều cố gắng hình thành kênh phân phối riêng cho mình Tiêu thụ trong nước hay đem xuất khẩu thì việc tổ chức hình thành kênh tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết.
Hoạt động lưu thông phân phối hành hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện thông qua các kênh phân phối Trên kênh phân phối nằm giức những người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian, như nhà buôn, nhà bản lẻ, đại lý và môi giới các nhà chế biến,các nhà phân phối.
Sử dụng người trung gian vào việc quảng bá sản phẩm, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại những cái lợi ích nhất định cho người sản xuất hơn khi họ tự làm Nhưng việc xây dựng này lại tốn rất nhiều thời gian, vốn đầu tư Hơn nữa khi sử dụng người trung gian thì sản phẩm sẽ được đưa đến các thị trường mục tiêu một cách nhanh nhất Phân phối hàng hóa trên một thị trường lớn
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất và tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lờn thì hoạt động phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú.
Các loại kênh tiêu thụ sẽ thích hợp với từng loại đối tượng sản phẩm nhất định.
2 Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp.
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục sắp xếp và đổi mới các công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh, các xí nghiệp chế biển nông sản Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với ngưới sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân
3 Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và marketing tiêu thụ sản phẩm.
Cung cầu sản phẩm trên thị trường có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Cung cầu thể hiện mục đích giữa người mua và người bán Cấu về sản phẩm hàng hóa nào đó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư của vùng, ở khu vực, vào giới tính và sở thích…trong đó yếu tố thu nhập ảnh hưởng cầu mạnh nhất, về nguyên lý chung khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhu cầu về mua sắm sản phẩm tăng lên Bởi lẽ thu nhập cao, đời sống của dân cư tăng lên kéo theo những nhu cầu mới xuất hiện kích thích ngừoi dân mua sắm Tuy nhiên đối với một số sản phẩm thiết yếu nhất là những sản phẩm nông nghiệp, khi thu nhập dân cư tăng lên có thể diễn ra chiều hướng tăng lên đối với sản phẩm cao cấp, còn những sản phẩm kém phẩm cấp thì nhu cầu sẽ giảm xuống.
Ngoài ra cầu về sản phẩm còn phu thuộc vào cơ cấu dân cư Đối với những vùng dân cư nong thôn là chủ yếu thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm có phần hạn chế, chủ yếu là nhu cầu về lương thực, thực phẩm tiêu dùng. Còn những vùng thành thị, thị trấn, thị xã, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung đông dân cư thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn và xó chất lượng cao Việc cung ứng cho người tiêu dùng chủ yếu thông qua chợ , cửa hàng, ki ốt, đại lý Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải nắm vững nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm,
Có đầy đủ những kiến thức xã hội , sụ nhanh nhậy trong cảm nhận về lĩnh vực thu nhập, van hóa, thị hiếu, cơ cấu dân cư… từ đó có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với những đặc điểm của từng thhị trường riêng biệt.
Cung, cầu sản phẩm hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Sự không phù hợp giữa cung và cầu sản phẩm thể hiện ở giá cả thay đổi lên xuống thất thường xoay quanh giá trị.
Cung cầu sản phẩm nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khi nghiên cứu về cung sản phẩm, các doanh nghiệp một mặt cần xem xét lại khả năng sản xuất của loại sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường sao cho sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ hết Chỉ như vậy mới tính đến hiệu quả kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới được thực hiện
3.2 Nghiên cứu, phân tích giá cả trên thị trường trong nước và ngoài nước
Giá cả có vai trò quan trọng trên thị trường, giá cả quyết định lượng cung và lượng cầu Khi giá cao thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng lên và đến một lúc nào đó lượng cung quá nhiều sẽ làm cho sản phẩm đó trên thị trường giảm xuống Nhưng không phải mọi mặt hàng đều như vậy mà còn phải xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu.
3.3 Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhân tố marketing quyết định chủ yếu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Marketing bao gồm hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu phân tích đánh giá thị trường.
- Quảng cáo sản phẩm có tác động mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Quảng cáo các sản phẩm có thể coi là hình thức truyền thống gián tiếp giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp qua các phương tiện truyền tin để khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hiểu biết hơn về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm đối với họ.
Một số sản phẩm khi mới bắt đầu tung ra thị trường thì thị trường chưa thể chấp nhận nó, vì thị trường không thể mạo hiểm sử dụng sản phẩm mà mình chưa biết thông tin nào về nó Hầu hết những sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh thì cần phải sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm cho khách hàng biết như là tính năng lợi ích cho người tiêu dùng, công dụng sản phẩm cũng như mức giá phải trả cho việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm.
Quảng cáo sản phẩm có thể thông qua các hình thức:
+ Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp.
+ Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bày hàng hoá, hội thảo để giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước.
+ Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm hạt điều, tạo sự hấp dẫn của hạt điều với khách hàng.
Những giải pháp về cơ chế chính sách
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chiếm khoảng 90% trong tổng số khoảng 250000 doanh nghiệp đã thành lập trên cả nước Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn và 26% lao động việc làm trong cả nước Nhà nước phải tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển Thực tế, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào ngành điều khá lớn, nên một điều hiển nhiên ngành điều sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được tạo điều kiện thuận lợi từ phía các chính sách ban hành của nhà nước.Nhà nước cần đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, khuyến khích phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.
Luật doanh nghiệp đầu tiên dược ban hành vào 1-1-2000 với mục đích kinh doanh thông thoáng hơn và giảm thiểu các thủ tục hành chính Tuy nhiên, luạt doanh nghiệp vẫn tồn tại những hạn chế quan liêu lien quan đến sự khác biệt về thủ tục pháp lý giữa doanh nghiệp nha nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân trong nước Bên cạnh đó, thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh lại do Sở kế hoạch đầu tư tại trung tâm tỉnh cấp phép, điều này gây khó khăn cho các cá nhân muốn hoạt động kinh doanh tại địa phương xa trung tâm tỉnh Xuất phát từ những hạn chế trên, luật doanh nghiệp mới cần hướng tới giảm thiểu các thủ tục hành chính quan liêu, hoàn thiện phương thức quản lý thống nhất các loại hình doanh nghiệp và thắt chặt quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế các doanh nghiệp hoạt động không đúng pháp lý Như đã biết, số lượng các cơ sở chế biến nhỏ lẻ chế bién điều tại Việt Nam là rất lớn và nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ chỉ hoạt động trong thời gian mùa vụ, không có giấy phép đăng kí kinh doanh Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc quản lý
Do đặc thù của ngành điều , thường thì các nhà máy chế biến đặt gần vùng nguyên liệu, tại các địa bàn nông thôn, nơi hoạt động của các hợp tác xã là khá phổ biến Luật hợp tác xã cần hoàn thiện để góp phần tạo điều kiện cho hoạt động của các hình thức doanh nghiệp nông thôn nói chung và các doanh nghiệp chế biến thu mua nông sản ngành điều nói riêng.