1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận về tài nguyên nước

31 15,5K 67
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Tiểu luận về tài nguyên nước

Mục lụcI. Tài nguyên nước.I.1. Khái niệm về tài nguyên nước.Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người. Nướctài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người.Tài nguyên nước là lượng nước trong các sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dương, khí quyển, Theo luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Tài nguyên nước, bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.I.2. Vai trò của tài nguyên nước trong sự sống.Nước là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật (60 – 90% là nước), vì thế thiếu nước sẽ gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể sống. Là nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp, vận chuyển các chất dinh dưỡng, là phương tiện trao đổi năng lượng và điều hòa thân nhiệt, Nước là dung môi hòa tan tốt nhất các chất có trong môi trường, đặc biệt là có tác dụng pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nước còn được sử dụng thường xuyên cho các hoạt động kinh tế xã hội của con người, như trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất điện, giao thông, du lịch,…Nước tồn tại khắp nơi trên Trái Đất, ở các dạng rắn, lỏng, khí. Tổng lượng nước trên Trái Đất khoảng 1,4.1018 tấn, nhưng trong đó 97% là nước mặn ở các đại dương, 2% dưới dạng băng đá ở hai đầu cực, 1% được con người sử dụng ( 30% tưới tiêu, 50% dùng để sản xuất năng lượng, 12% cho sản xuất công nghiệp và 7% cho sinh hoạt).Do đó nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự sống trên Trái Đất, dù là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng nước đang ngày càng bị ô nhiễm và sử dụng một cách bất hợp lý. Nước cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, những ảnh hưởng liên quan đến tài nguyên nước cũng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển cả quốc gia đó.II. Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam.Tài nguyên nước ở Việt Nam vô cùng phong phú, với hệ thống sông ngòi dày đặc, lại nằm trong vùng nhiệt đới nên lượng mưa hằng năm tương đối dồi dào, nguồn nước ngầm phong phú, . Tuy nhiên, tài nguyên nướcnước ta phân bố không đồng đều trên khắp lãnh thổ và có sự biến động theo thời gian.II.1. Tài nguyên nước mặt.II.1.1. Tài nguyên nước mưa.Với lợi thế nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, gần với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía đông là biển nên nước ta luôn có lượng mưa hằng năm dồi dào, khoảng 650 km3 hay 1960 mm trải đều khắp bề mặt lãnh thổ. Phân bố không đều và biển đổi mạnh theo thời gian.Quy luật phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm không đều trong không gian, phụ thuộc vào hướng của sườn đón gió. Trung tâm mưa lớn nhất (4.000-5.000mm) xuất hiện một số khu vực, như khu vực núi Nam Châu Lĩnh (Quảng Ninh), Vòm sông Chảy (khu vực Bắc Quang), vùng núi Hải Vân, Trà My, Ba Tơ. Ngoài ra, còn một số trung tâm mưa tương đối lớn (3.000 – 4.000mm), xuất hiện ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn - Pu Si Lung, vùng núi biên giới Việt Trung ở tả ngạn sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu, sườn phía đông dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (Voi Mẹp), Thừa Thiên Huế (A Lưới) , đèo Ngang, vùng núi Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum và vùng núi Chư -Yang- Sin ở tỉnh Đắc Lắc và Lang Biang ở tỉnh Lâm Đồng. Hai trung tâm mưa lớn nhất nước ta là Bắc Quang và Bạch Mã đạt 5013 mm.Ngược lại, những trung tâm mưa nhỏ thường được hình thành ở những vùng thấp, khuất gió hoặc nằm song song với hướng gió ẩm. Một số trung tâm mưa ít xuất hiện ở các khu vực dưới đây:- Dưới 1000 mm xuất hiện ở ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó có một số nơi 500 - 600 mm, như ở khu vực Cà Ná, Ninh Thuận.- Từ 1000 - 1200 mm xuất hiện ở một số thung lũng sông hay cao nguyên khuất gió mùa ẩm, như thung lũng sông Kỳ Cùng ở tỉnh Lạng Sơn, thung lũng thượng nguồn sông Mã, cao nguyên Sơn La, Mộc Châu ở tỉnh Sơn La, các cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Mèo Vạc ở tỉnh Hà Giang, thung lũng trung lưu sông Ba, khu vực ven biển Khánh Hòa và khu vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp - An Giang…Sự phân bố mưa trong năm rất không đều và được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. • Ở Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng V, VI và kết thúc sớm vào tháng IX, X;• Ở Bắc Trung Bộ mùa mưa có xu thế xuất hiện muộn và ngắn dần từ bắc vào nam, với mùa mưa bắt đầu vào các tháng V, VI – X, XI ở phần phía bắc và xuất hiện muộn vào các tháng IX, X –XII ở phía nam;• Ở Nam Trung Bộ mùa mứ xuất hiện muộn và ngắn nhất so với các vùng khác, vào tháng IX – XII ở phần lớn các nơi, riêng ở phía Tây tỉnh Quảng Nam xuất hiện vào tháng VIII – XI và vào tháng V – X ở Ninh Thuận – Bình Thuận • Ở Tây Nguyên mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI ở phần lớn các nơi, thậm chí kéo dài đến tháng XII ở khu vực phía Đông do chịu ảnh hưởng cuả các hình thế thời tiết gây mưa ở ven biển Nam Trung Bộ.• Ở Nam Bộ mùa mưa thường kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI.Mùa khô thường xuất hiện vào các tháng X, XI đến tháng IV ở Bắc Bộ, phần phía Bắc của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, từ tháng XII, I đến tháng VII, VIII ở ven biển Trung Bộ và một số nơi ở Tây Nguyên.Chế độ mưa có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy sông ngòi. Cũng vì có sự phân hóa theo mùa nên trên khắp nước ta, vào mùa mưa lượng dòng chảy sông ngòi cũng tăng lên, ứng với mùa lũ và vào mùa khô, lượng mưa thấp, bốc hơi cao nên dòng chảy sông ngòi ít_ mùa cạn.II.1.2. Tài nguyên nước sông ngòi.Sông là dòng chảy thường xuyên có kích thước tương đối lớn và nước sông được cung cấp bởi nước từ khí quyển đến dạng lỏng ( mưa) hay rắn ( tuyết) trong phạm vi lưu vực sông. Nguồn cung cấp chính cho sông là nước mưa, chế độ mưa có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy. Nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất của tài nguyên nước mặt.Từ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đặc điểm của cấu trúc địa lý, địa hình lãnh thổ, với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi thấp có hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Tây – Đông, chạy dọc hay đâm ngang ra biển, địa hình bị chia cắt nhiều nên mạng lưới sông suối ở nước ta khá phát triển. Việt Nam có khoảng 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên và có nước chảy quanh năm, bao gồm 106 sông chính, 2.254 sông nhánh các cấp, 26 phân lưu và hơn 7.000 km đê sông và để biển, với mật độ lưới sông từ dưới 0,5 km/km2 đến trên 4 km/km2, trung bình khoảng 0,6 km/km2. Cả nước có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên ( Sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, sông Đồng Nai, sông Mê Công) và 97 sông độc lập chảy trực tiếp ra biển có diện tích lưu vực dưới 5.000 km2 ( sông vừa và nhỏ). Tất cả những hệ thống sông này đều chảy trực tiếp ra biển ( trừ sông Kỳ Cùng – Bẳng Giang là chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc vào lãnh thổ Trung Quốc), phần lớn các hệ thống sông này đều được phân cách bằng các dãy núi cao và thường có phần trung lưu, hạ lưu rất ngắn hoặc hoàn toàn không có.Sông ngòi nước ta được cung cấp nguồn nước dồi dào từ lượng mưa hằng năm, trung bình 1960 mm/ năm. Mùa mưa là mùa nước sông dâng cao, còn mùa khô là mùa nước sông tương đối ồn định hay xuống thấp hơn mức bình thường. Ở những vùng mưa lớn thì mật độ lưới sông tương đối dày (mật độ lưới sông từ 1,5 – 2 km/km2 như vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, thượng nguồn sông Thu Bồn, thượng nguồn sông Đồng Nai,…). Những vùng núi thấp có lượng mưa tương đối như cánh cung Ngân Sơn, trung lưu sông Đồng Nai, thượng nguồn các sông Tây Nguyên,…có mật độ lưới sông từ 1,0 – 1,5 km/km2). Còn đại bộ phận có mật độ lưới sông từ 0,5 – 1 km/km2, một số vùng có mật độ lưới sông nhỏ, dưới 0.5 km/km2 như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Bắc Sơn, ).Tổng diện tích lưu vực của toàn bộ sông suối nước ta khoảng 835 tỷ m3, trong đó:- Khoảng 522 tỷ m3 (chiếm 62,5 %) là từ nước ngoài chảy vào.- Khoảng 313 tỷ m3 (chiếm 37,5%) dòng chảy nội địa được sinh ra trong lãnh thổ nước ta. Phần lớn các sông lớn của Việt Nam là sông xuyên quốc gia, từ nước ngoài chảy vào, nên việc khai thác chung nguồn nước đã ảnh hưởng đến nguồn nước sông chảy vào lãnh thổ nước ta. Các nước ở thượng nguồn sử dụng nhiều nước thì lượng nước đổ vào nước ta sẽ giảm. Sự nhiễm bẩn nguồn nước ở đầu nguồn cũng sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng nước ở hạ lưu.Với tổng lượng nước trung bình năm của sông ngòi Việt Nam 835 tỷ m3 thì:- Lượng nước sinh ra trên 1 km2 diện tích trên toàn lãnh thổ trung bình khoảng 2,520 triệu m3/năm.- Lượng nước cung cấp cho con người ( với dân số khoảng 80 triệu người( khoảng 10.440 m3/người/ năm. Với lượng nước nội địa của sông ngòi Việt Nam là 313 tỷ m3 thì:- Lượng nước sinh ra trên 1 km2 diện tích trên toàn lãnh thổ trung bình khoảng 0,946 triệu m3/ km2/ năm.- Lượng nước cung cấp cho con người ( với dân số hiện nay – khoảng 80 triệu người) khoảng 3910 m3/người/năm.Ngoài phân bố theo địa hình, dòng chảy sông ngòi có liên quan đến sự thay đổi theo mùa, không đồng đều trong năm, thời gian kết thúc mùa lũ hoặc mùa cạn không đồng thời trên toàn lãnh thổ.- Mùa lũ hàng năm, trên các sông suối thường xuất hiện vào các tháng V, VI – IX, X ở Bắc Bộ và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ, các tháng VI, VII – XI, XII ở Tây Nguyên, Nam Bộ và ven biển cực Nam Trung Bộ ( Ninh Thuận – Bình Thuận). Lượng dòng chảy trong mùa lũ chiếm khoảng 60 – 90% tổng lượng dòng chảy năm.- Mùa cạn trên các sông suối : từ tháng X, XI đến tháng IV, V ở Bắc Bộ và phần phía bắc Bắc Trung Bộ, từ tháng I đến tháng VIII, IX ở phần phía nam của Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, từ tháng XII, I đến tháng V, VI ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Lượng dòng chảy trong mùa cạn chỉ chiếm khoảng 10 – 40% tổng lượng dòng chảy năm mặc dù mùa cạn kéo dài 7 – 9 tháng.Sự phân hóa theo mùa của dòng chảy rất mạnh trên các sông ở Tây Nguyên. Ven biển Nam Trung Bộ còn có lũ tiều mãn vào các tháng V, VI. Lũ tiều mạn tuy không lớn nhưng là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu, hạn chế tình trạng thiếu nước. Chế độ dòng chảy vùng hạ lưu các con sông ven biển còn chịu ảnh hưởng của triều, đặc biệt trong mùa cạn. Bờ biển nước ta có đủ 4 kiểu thủy triều khác nhau: nhật triều đều và không đều, bán nhật triều đều và không đều.Theo đánh giá chất lượng nước sông ở Việt Nam là tốt, ít bị ô nhiễm: - Độ đục của nước sông Việt Nam khá lớn, trung bình năm từ 100 – 500 g/m3. Độ đục của nước sông là lượng cát bùn có trong 1 đơn vị thể tích nước sông. Hằng năm, các sông ngòi Việt Nam vận chuyển ra biển 400 – 500 triệu tấn cát bùn, riêng sông Hồng khoảng 120 triệu tấn/năm. Hàm lượng cát bùn lơ lửng cũng khá nhau giữa các sông, và có sự thay đổi theo mùa: đục trong mùa lũ và trong trong mùa cạn. Khoảng 80 -90% tổng lượng cát bùn lơ lửng được chuyển tải trong mùa lũ.Nước sông Hồng rất giàu mùn và lân, còn đạm và kali thuộc loại trung bình. Theo nghiên cứu cứ 1000 m3 nước phù sa trong mùa lũ sông Hồng tương đương 1 tấn phân chuồng. Do đó khi dùng nước này để tưới ruộng sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đồng ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn do cát bùn bồi lấp lòng hồ và gây tồn kém cho công tác lọc nước để cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp,…- Độ khoáng hóa là tổng hàm lượng các ion chứa trong nước sông (mg/l). Độ khoáng hóa trung bình năm của nước sông ở nước ta thuộc loại thấp, khoảng 25 – 250 mg/l, nhiều nhất ở sông Hồng (200mg/l), sông Cửu Long (150mg/l). Sông ngòi nước ta có độ khoáng hóa mùa lũ nhỏ hơn mùa cạn từ 2- 3% , độ khoáng lớn nhất vào tháng 1-4, nhỏ nhất vào tháng 5-7.- Vào mùa cạn, nước sông ở những vùng ven biển bị nhiễm mặn, dưới tác dụng của thủy triều, nước biển không ngừng xâm nhập vào dòng sông, chiều dài xâm nhập mặn được quyết định bởi cường độ của dòng triều và lượng nước sông ở thượng nguồn đổ về. Càng đi sâu vào đất liền thì độ mặn càng giảm dần. Chế độ mặn biến đổi theo chế độ triều. Việc xâm nhập mặn vùng cửa sông làm cho chất lượng nước sinh hoạt bị giảm sút, ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và thôi thúc quá trình bồi lấp các luồng lạch,cửa sông.- Độ pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về mặt hóa học. Trong công tác xử lý nước thải, người ta dựa vào giá trị pH để làm trung hòa, làm mền nước, làm kết tủa, khử trùng, và kiểm tra độ ăn mòn. pH chuẩn cho nước sinh hoạt là từ 6,5 – 8,5 , nếu pH dưới 4,0 hay trên 8,5 thì sễ gây hại cho cây trồng. Ở miền Bắc, pH của các con sông dao động từ 3,8 – 8,9 ; còn ở miền Nam là từ 6,2 – 8,4.- Hàm lượng oxy hòa tan trong các sông trên cả nước gồm: các sông ở miền Bắc có hàm lượng oxy hòa tan trung bình là 4,4 mg/l, các sông miền Trung chưa bị ô nhiễm nhiều nên hàm lượng oxy hòa tan cao, khoảng 6 – 7mg/l, các sông miền Nam thì khoảng 6,88mg/l.- Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước tự nhiên thường nhỏ hơn 3mg/l. Đối với các sông ở miên Bắc, hàm lượng chất hữu cơ trung bình là 7,28 mg/l. Đối với các sông ở miền Nam, trung bình là 2,99 mg/l.- Độ cứng của nước là hàm lượng các ion canxi và magie ở dạng muối cacbonat và sulfat có trong nước. Sông ngòi Việt Nam thuộc loại nước mền và rất mền. Độ cứng của nước sẽ thay đổi từ vùng này sang vùng khác, tùy thuộc vào cấu tạo địa chất và các yếu tố khác. Nước mặt thường ít cứng hơn nước ngầm, đặc biệt, nước của các sông chảy qua vùng đá vôi thì có độ cứng khá lớn.Tất cả cho thấy nước sông Việt Nam có chất lượng còn tốt, có thể sự dụng trong nhiều ngành, việc rửa trôi, pha loãng nước sông vào mùa lũ giúp các sông được phục hồi chất lượng nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp, đô thị, nhà máy không qua xử lý mà xả trực tiếp xuống các nguồn nước sông, ao, hồ,…khiến cho chất lượng nguồn nước sông ngòi ở nước ta suy giảm rõ rệt. Đây là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và sự phát triển trong tương lai, do đó cần phải có những biện pháp kịp thời để giải quyết.II.1.3. Hồ chưa, hồ và đầm phá.Ngoài ra, nước ta còn có nhiều ao, hồ tự nhiên và đầm phá ven biển. Như hồ Ba Bể ( Bắc Cạn) là hồ kiến tạo, nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển trong vùng núi đá vôi; hồ Tây ( Tp. Hà Nội) là một đoạn cắt dòng của sông Hồng; Biển Hồ (Gia Lai) trước đây là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu; hồ Lắc, Nguồn tài nguyên nước sông ngòi của Việt Nam là khá phong phú, chế độ dòng chảy luôn biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và không gian, và có sự phân bố không đồng đều trong năm, nhưng lại có tiềm năng rất lớn về thủy điện. Để khai thác nguồn lợi thế này, nhằm phát triển thủy điện, chống lũ, cung cấp nước cho hạ du vào mùa khô, phát triển giao thông đường thủy và cải thiện môi trường,…đã có hơn 10.000 hồ chứa nước các loại được xây dựng với tổng dung tích khoảng 37.000 triệu km3, chiếm 4,4 % tổng lượng dòng chảy năm trung bình của các sông suối.Đầm phá thường được hình thành ở vùng ven biển miền Trung. Nằm dọc ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống đầm phá dài khoảng 68 km, bao gồm phá Tam Giang, đầm Thủy Tú, vụng Cầu Hai và đầm Lăng Cô. Đầm phá là nơi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước lợ; đầm Trà Ổ và đầm Thị Nại ở tỉnh Bình Định; đầm Nại ở tỉnh Ninh Thuận.II.2. Tài nguyên nước ngầm.Bên cạnh nguồn tài nguyên sông ngòi, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên nước dưới đất rất dồi dào. Theo điều tra khảo sát, tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng 112.239.142 m3/ngày hay 41,0 km3/năm, trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 132.873.900 m3/ngày hay 48,5 km3/năm, bằng khoảng 15,1% tổng lượng chảy năm của sông suối được hình thành trong lãnh thổ Việt Nam.Tài nguyên nước dưới đất ( nước ngầm) phân bố rất không đều theo không gian. Những vùng khai thác tiềm năng như Đông Bắc Bộ tới 27.995.103 m3/ngày hay 10,22 km3/năm (chiếm 21,1%), Đồng bằng Nam Bộ đạt 23.843,7.103 m3/ngày hay 8,70 km3/năm (17,9%); trong khi đó, rất nhỏ ở một số vùng như vùng Đông Nam Bộ chỉ đạt 1.642,3.103 m3/ngày hay 0,60 km3/năm (1,2%), vùng Nam Trung Bộ 12.840.103 m3/ngày hay 4,69 km3/năm (9,7%).Tùy theo mục đích sử dụng, nước ngầm được chia làm 3 loại theo tồng độ khoáng hóa (TDS). - Nước ngầm nhạt (TDS < 1g/l), chiếm 92% diện tích lãnh thổ cả nước. Phân bố ở các vùng núi và cao nguyên, các đồng bằng cao trên 10m và phần đỉnh các đồng bằng châu thổ, các sông lớn nhỏ và vùng ven biển. Ở các vùng này toàn bộ mặt cắt đến chiều sâu nghiên cứu đều chứa nước nhạt. Phần lớn diện tích còn lại của đồng bằng châu thổ cũng có ít nhất 1 tầng chứa nước nhạt ở các độ sâu khác nhau. - Nước ngầm lợ phân bố chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ, vùng ven biển, hải đảo và thềm lục địa Diện tích lãnh thổ phần đất liền có toàn bộ mặt cắt là nước lợ và mặn chiếm diện tích không lớn, chỉ khoảng 25 nghìn km2, nhưng diện tích nước ngầm lợ và mặn nằm xen kẽ với nước nhạt lại khá phổ biến ở đồng bằng.- Nước ngầm mặn phân bố tương đối hạn chế ở các đồng bằng ở phần dưới mặt cắt nhưng ở thềm lục địa và các đảo lại rất phổ biến.Chất lượng nước ngầm của nước ta tương đối tốt, đảm bảo được yêu cầu cấp nước ăn uống, sinh hoạt theo tiêu chuẩn của nhà nước:- Độ pH của nước ngầm giới hạn 4,5 – 8,5 ; chủ yếu khoảng 6,5 – 7,5.- Tổng hàm lượng muối hoặc tổng độ khoáng hóa (TDS) của nước dưới đất nằm trong giới hạn cho phép sử dụng bằng hay nhỏ hơn 1,0 g/l, các thành phần hóa học đa lượng cũng nằm trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Clo ở các vùng đồng bằng thường cao hơn giới hạn cho phép với TDS lớn hơn 0,8g/l.- Hàm lượng các thành phần nguyên tố vi lượng ( Cu, Pb, As, Hg,…) nhỏ, được phép sử dụng cho nước ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ ( Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, ) có hàm lượng Hg, As trong nước vượt quá giới hạn cho phép cho nước sinh hoạt.- Thành phần các vi khuẩn trong nước đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, các chất độc hại có nguồn gốc tự nhiên có hàm lượng dưới mức quy định. Do đó, nước ngầm nhạt có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt.Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét.Lượng mưa hằng năm lớn do đó nước giếng sẽ dễ dàng bị ô nhiễm do nước mưa mang những chất độc hại vào nguồn nước sâu trong lòng đất. Có nguy cơ nhiễm mặn cao ở các vùng ven biển khi thủy triều xâm nhập. [...]... trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh... - nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu Sử dụng tài nguyên nước hợp lý: tiết kiệm nước, giảm thất thoát nước, sử dụng những giống cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp, phòng chống ô nhiễm nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải Khai thác hợp lý nguồn nước ngầm, phòng chống hoang mạc hóa - Cùng đó là bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới... chiến lược quốc gia Theo tiêu chí của Hội Tài nguyên nước quốc tế, bình quân đầu người thế giới là 7400 m3/năm trong khi đó theo thống kê năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia thiếu nước, bình quân mỗi người chỉ được 3.850 m3 nước/ năm Và những giai đoạn sắp tới khi mà Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến tài nguyên nước của nước ta, sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước, gây ảnh hưởng tới kinh tế và xã... năng giữ nước và thích nghi - với điều kiện mưa trong vùng, Thu hoạch nước mưa tại chỗ bằng nhiều cách khác nhau, trữ trong các bể để sử - dụng trong mùa khô Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên nước quốc gia, dự báo được những thiên tai, - ảnh hưởng của BĐKH để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước Xây dựng cơ chế quản lý tài nguyên nước thích hợp, hiệu quả Tuân thủ theo Luật về bảo vệ... trường, Luật tài nguyên nước và các quy định của chính phủ nhằm bảo vệ, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Cụ thể hóa các cơ quan và trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, phải có sự liên kết giữa Bộ Nông nghiệp và phát - triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và môi trường Phục hồi các hệ sinh thái, trồng rừng, bảo tồn các hệ sinh thái nguyên sinh... tác quản lý tài nguyên nước cần phải tăng cường thực hiện một số giải pháp sau Đó là: Xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nước dưới đất khi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị; Việc quy hoạch công trình khai thác nước, hệ thống cấp nước đô thị cần có sự tham gia, phối hợp, thống nhất với cơ quan quản lý tài nguyên nước; Quản lý, giám sát chặt chẽ các công trình thăm dò, khai thác nước dưới... vệ nước dưới đất và từng bước xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất địa phương, khu vực Các vùng có hiện tượng suy giảm mực nước, chất lượng nước cần xây dựng phương án giảm thiểu hoặc nghiên cứu giải pháp cấp nước khác thay thế Ngoài ra, cần sớm đầu tư, hoàn thiện hệ thống cấp nước ở các đô thị để hạn chế việc xây dựng các công trình khai thác nước - dưới đất quy mô nhỏ lẻ nhằm bảo vệ tài nguyên nước. .. hơn, thời gian ngập kéo dài Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khỏi khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi Thêm vào đó, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế của hồ, - đập, tác động mạnh tới an toàn hồ đập và công tác quản lý tài nguyên nước Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn... truyền cho người dân hiều về Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của họ, đặc biệt là ảnh hưởng tới tài nguyên nước Từ đó nâng cao nhận thức của người dân nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên quan trọng này Kết luận Dựa trên những đánh giá, ước tính trung bình có thể nhận 9.650m3 nước/ năm trong khi mức trung... nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3 /người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m3/người/năm) Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước Điều đáng lo là, vì 63% tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, . luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Tài nguyên nước, bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước. Mục lụcI. Tài nguyên nước. I.1. Khái niệm về tài nguyên nước. Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu

Ngày đăng: 24/01/2013, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w