Việt Nam là quốc gia đang phát triển, mức độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính còn thấp nhưng lại nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất do tác động của Biến đổi khí hậu. Khi nước biển dâng, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập nhiều nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP.
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều hoạt động như xây dựng thể chế, xây dựng Chương trình, Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó với Biến đổi khí hậu cho các bộ/ngành. Đồng thời, mở rộng nhiều kênh thông tin về Biến đổi khí hậu trong cộng đồng và phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trên nhiều lĩnh vực về biến đổi khí hậu. Nhà nước và nhiều địa phương đã phối hợp với các nhà tài trợ tạo lập được cơ chế khuyến khích sử dụng và phát triểnnăng lượng tái tạo như: năng lượng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời (thiết bị đun nước nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng lượng gió (phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùngven biển, hải đảo); thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nước, tưới tiêu), ... Đặc biệt, một dự án thí điểm xây dựng chi trả hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp đã được triển khai ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thị trường các-bon của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủViệt Nam còn triển khai các dự án về sản xuất điện năng không thải CO2. Đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công vào năm 2015 ở Ninh Thuận. Đây là nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50 MW, là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và không tác động tới môi trương. Tuy nhiên, chúng ta còn phải tiến hành quy hoạch và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa
sông bảo đảm chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bãocấp 9 (năm 2015) và cấp 10 (năm 2020) đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.
Trong khi đó, trước tình hình lượng nước sạch trên thế giới đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do tác động của Biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường thì nước sạch là một trong những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược quốc gia. Theo tiêu chí của Hội Tài nguyên nước quốc tế, bình quân đầu người thế giới là 7400 m3/năm trong khi đó theo thống kê năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia thiếu nước, bình quân mỗi người chỉ được 3.850 m3 nước/năm. Và những giai đoạn sắp tới khi mà Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến tài nguyên nước của nước ta, sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước, gây ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội của quốc gia. Do đó cần phải có những giải pháp cần thiết và những hành động cụ thể. Dưới đây là một số giải pháp và khuyến nghị đưa ra:
- Điều quan trọng hàng đầu để giảm thiểu sự ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước của nước ta là phải đối phó với hiện tượng này. Tiến hành cắt giảm lượng khí thải nhằm giảm tác động của hiệu ứng nhà kính.
- Sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên và tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Cần có hợp tác quốc tế về tài chính và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợ cho việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu, từ đó hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Sử dụng tài nguyên nước hợp lý: tiết kiệm nước, giảm thất thoát nước, sử dụng những giống cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp, phòng chống ô nhiễm nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải.. Khai thác hợp lý nguồn nước ngầm, phòng chống hoang mạc hóa.
- Cùng đó là bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê
đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông.
- Thu hoạch nước mưa (RWH) là biện pháp để thu thập và lưu trữ nước mưa, có thể thu hoạch nước mưa từ mái nhà, mặt đất, bề mặt lưu vực tự nhiên bằng cách sử dụng các kỹ thuật đơn giản như lọ, chậu,… cũng như sử dụng các kỹ thuật phức tạp hơn như đào ao, xây đập... Thu gom nước mưa cũng là một trong những giải pháp giảm và ngăn chặn lũ lụt hiệu quả ở nhiều vùng trên thế giới.
- Cải tạo đất nhằm tăng khả năng dữ trữ nước mưa: ruộng bậc thang, ruộng theo đường đồng mức,..
- Áp dụng các biện pháp canh tác để giữ độ ẩm trong đất giảm tối đa lượng nước thất thoát do bốc hơi như: trồng theo luống, phủ lớp mùn lên trên,…
- Làm các tấm lợp nilon hoặc lớp mùn từ tro để giảm và chống bốc hơi,..
- Bón phân làm tăng khả năng giữ nước, tăng khả năng chịu hạn của cây trồng,.. - Trồng nhiều loại cây trồng khác nhau nhằm tăng khả năng giữ nước và thích nghi
với điều kiện mưa trong vùng,..
- Thu hoạch nước mưa tại chỗ bằng nhiều cách khác nhau, trữ trong các bể để sử dụng trong mùa khô.
- Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên nước quốc gia, dự báo được những thiên tai, ảnh hưởng của BĐKH để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.
- Xây dựng cơ chế quản lý tài nguyên nước thích hợp, hiệu quả.
- Tuân thủ theo Luật về bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước và các quy định của chính phủ nhằm bảo vệ, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Cụ thể hóa các cơ quan và trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, phải có sự liên kết giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Phục hồi các hệ sinh thái, trồng rừng, bảo tồn các hệ sinh thái nguyên sinh. - Xây dựng, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, các hồ chứa đa mục đích. - Đưa ra các biện pháp chống lại tình trạng xâm nhập mặn.
- Việt Nam cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu tốt, cũng như không chỉ tính toán tới việc ứng phó với BĐKH mà nên lợi dụng sự biến đổi này như tiềm năng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài
nguyên nước cần phải tăng cường thực hiện một số giải pháp sau. Đó là: Xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nước dưới đất khi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị; Việc quy hoạch công trình khai thác nước, hệ thống cấp nước đô thị cần có sự tham gia, phối hợp, thống nhất với cơ quan quản lý tài nguyên nước; Quản lý, giám sát chặt chẽ các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất ở các đô thị (từ khâu thiết kế, lập đề án thăm dò, thi công đề án, lắp đặt công trình khai thác và trong quá trình khai thác sử dụng nước). Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quan trắc, giám sát mực nước, lưu lượng khai thác, phân tích chất lượng nước và báo cáo định kỳ quá trình khai thác theo quy định của pháp luật tài nguyên nước. Ở các vùng có nhiều công trình khai thác nước dưới đất cần nhanh chóng thực hiện việc rà soát, xử lý trám lấp các giếng không sử dụng; khoanh định các vùng hạn chế/cấm khai thác; lập quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ nước dưới đất và từng bước xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất địa phương, khu vực. Các vùng có hiện tượng suy giảm mực nước, chất lượng nước cần xây dựng phương án giảm thiểu hoặc nghiên cứu giải pháp cấp nước khác thay thế. Ngoài ra, cần sớm đầu tư, hoàn thiện hệ thống cấp nước ở các đô thị để hạn chế việc xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ lẻ nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
- Đồng thời tiến hành những chiến dịch, kế hoạch tuyên truyền cho người dân hiều về Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của họ, đặc biệt là ảnh hưởng tới tài nguyên nước. Từ đó nâng cao nhận thức của người dân nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên quan trọng này.
Kết luận
Dựa trên những đánh giá, ước tính trung bình có thể nhận 9.650m3 nước/năm trong khi mức trung bình thế giới là 7.400m3. Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3 /người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m3/người/năm). Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước. Điều đáng lo là, vì 63% tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta
là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90% nên chúng ta không thể chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước, mà luôn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ các quốc gia ở thượng nguồn. Do đó, nguồn nước có thể được sử dụng một cách đảm bảo là nguồn nước ngầm trên cả nước. Tuy nhiên, Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn tài nguyên nước vốn đã thiếu và yếu của nước ta hiện nay và những ảnh hưởng đó là cực kỳ nguy hiểm. Trước tình trạng nước trên thế giới đang ngày càng khan hiếm và trở thành một vấn đề an ninh, quyết định tới sự sống còn và phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam cần phải tiến hành ngay những kế hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên nước của mình, để có thể ổn định nền kinh tế cũng như xã hội của quốc gia trong những giai đoạn sắp tới, giai đoạn mà biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng mạnh lên khắp hành tinh này.
Tài liệu tham khảo.
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước. (Sưu tầm từ Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi).
2. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. Hà Nôi 2010.
3. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam. PGS.TS.Trần Thanh Xuân, PGS.TS.Trần Thục, TS.Hoàng Minh Tuyển. Nhà xuất bản khoa học – kỹ thuật, Hà Nội – 2011. 4. http://stnmt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=262&id=39 5. http://www.baomoi.com/Mot-so-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-toi-Viet- Nam/144/3822598.epi 6. http://shopbuild.vn/news/detailNews/3/2723/bien-doi-khi-hau-lam-anh-huong-toi- tai-nguyen-nuoc.htm 7. http://stnmt.binhdinh.gov.vn/newsgroup.php?id=37&pr=1 8. http://dwrm.gov.vn/