TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa không khí ô tô
1.1.1 Công dụng: Để duy trì trạng thái của không khí trong không gian cần điều hòa- trong vùng quy định nhiệt độ thích hợp.
- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh.
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm).
1.1.3 Phân loại hệ thống điều hòa không khí
Việc phân loại hệ thống điều hòa không khí có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để a Phân loại theo vị trí lắp đặt
Hình 1.1 Giàn lạnh kiểu phía trước
Giàn kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng motor quạt Không khí bên ngoài xe hoặc không khí tuần hoàn thổi vào Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đẩy vào bên trong xe Những lỗ thoát khí bao gồm: lỗ thoát khí vào mặt, vào chân, tan sương trên kính Có một ít không khí luôn được thổi ra từ bên hông.
Kiểu kép là sự kết hợp giữa kiểu phía trước và giàn lạnh phía sau được đặt trong khoan hành lý Cấu trúc này cho phép không khí lạnh thổi ra từ phía trước và phía sau Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi trong xe.
Hình 1.2 Giàn lạnh kiểu kép
Hình 1.3 Giàn lạnh kiểu kép treo trần
Kiểu kép treo trần được sử dụng trong xe khách Phía trước bên trong xe được bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước và kết hợp giàn lạnh treo trần phía sau xe. b Phân loại theo phương pháp điều khiển
Kiểu này cho phép điều khiển bằng tay các công tắc và nhiệt độ ngõ ra bằng cần gạt. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió và hướng gió.
Hình 1.4 Điều khiển bằng tay ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GTVT Kiểu tự động Điều hòa tự động điều chỉnh nhiệt độ mong muốn, bằng cách sử dụng máy tính.Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời báo về hợp điều khiển qua các cảm biến tương ứng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn.
Cấu tạo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống điều hòa không khí nói chung và ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi…và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất.
Hình 1.5 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điều hòa không khí ô tô.
A Máy nén F Van tiết lưu
B Bộ ngưng tụ (giàn nóng) G Bộ bóc hơi
C Bộ lọc hay bình hút ẩm H Van xả phía áp thấp
D Công tắc áp suất cao I Bộ tiêu âm
E Van xả phía cao áp
Cấu tạo nguyên lý hoạt động các chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí
Máy nén hoạt động như một cái bơm để hút hơi môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100PSI; 7-17,5kg/cm 2 ) và nhiệt độ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GTVT cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất trong hệ thống.
Máy nén là một bộ phận quan trọng của hệ thống lạnh ô tô Công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu điều do máy nén lạnh quyết định Trong quá trình làm việc, tỷ số của máy nén vào khoảng 5:8,1 Tỷ số nén này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh.
Hình 1.6 Hình dạng bên ngoài của một loại máy nén b Vị trí lắp đặt máy nén
Máy nén được gắn bên hông động cơ, nhận truyền động đai động cơ ô tô sang đầu trục máy nén qua một ly hợp từ Tốc độ vòng quay của máy nén lớn hơn tốc độ vòng quay của động cơ.
Hình 1.7 Vị trí máy nén c Phân loại máy nén
Nhiều loại máy nén khác nhau được dùng trong hệ thống lạnh ô tô, mỗi loại máy nén đều có đặc điểm cấu tạo và làm việc theo nguyên tắc khác nhau Nhưng tất cả loại máy nén đều thực hiện nhiệm vụ như sau: nhận hơi có áp suất thấp từ bộ bốc hơi và chuyển thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng tụ Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại piston trục khuỷu, piston chuyển động trực tiếp trong xi lanh, loại này hiện nay không còn được sử dụng Hiện nay đang dung phổ biến nhất là loại máy nén piston cam nghiêng (piston dọc trục) và máy nén quay dung cánh gạt (cánh trược). ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Máy nén loại piston trục khuỷu GTVT
Loại này chỉ sử dụng cho môi chất lạnh R12, có thể được thiết kế nhiều xi lanh bố trí thẳng hàng hoặc bố trí hình chữ V.
Hình 1.8 Máy nén piston trục khuỷu.
1 Đường ống xả; 2 Nắp van; 3 Van xả; 4 Đế van; 5 Thanh truyền; 6 Trục khuỷu; 7.Phốt làm kín trục; 8 Phốt làm kín bên ngoài; 9 Piston; 10 Van hút; 11 Lõi van; 12.Đường ống hút
Trong loại máy nén kiểu piston, thường sử dụng các van lưỡi gà để điều khiển dòng môi chất lạnh đi vào và đi ra xi lanh Lưỡi gà là một tấm kim loại mỏng, mềm, dẻo, gắn kín một phía của lỗ ở khuôn lưỡi gà Áp suất ở phía dưới lưỡi gà sẽ ém lưỡi gà tựa chặt vào khuôn và đống kín lỗ thông lại Áp suất ở phía đối diện sẽ đẩy lưỡi gà mỡ ra và cho lưu thông dòng chất lạnh.
Kỳ hút: khi piston di chuyển xuống phía dưới, môi chất ở bộ bốc hơi sẽ được điền đầy vào xi lanh thông qua van lưỡi gà hút.
Kỳ xả: khi piston duy chuyển lên phía trên van lưỡi gà xả sẽ ngăn chất làm lạnh ở phía áp xuất, nhiệt độ cao không cho vào xi lanh, lúc này van lưỡi gà đống kín, piston chạy lên nén chặt môi chất lạnh đang ở thể khí, làm tăng nhanh chóng áp suất và nhiệt độ của môi chất, khi van lưỡi gà mở, môi chất lạnh được đẩy tới bộ ngưng tụ. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GTVT Với loại máy nén này, do tốc độ của động cơ luôn thay đổi trong quá trình làm việc mà máy nén không tự khống chế được lưu lượng của môi chất lưu thông, van lưỡi gà được chế tạo bằng lõi thép lò xo mỏng nên dễ bị gãy và làm việc kém chính xác khi bị mài mòn hoặc giảm lực đàn hồi qua quá trình làm việc, lúc đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và chất lượng làm việc của hệ thống điều hòa không khí ô tô.
Máy nén kiểu cánh gạt xuyên.
Mỗi cánh gạt của máy nén cánh gạt xuyên được chế tạo liền với cánh đối diện của nó Có hai cập cánh gạt như vậy, mỗi cập đặt vuông góc với nhau trong khe của roto Khi roto quay cánh gạt dịch chuyển theo phương hướng kính trong khi hai đầu nó trượt trên mặt trong của xylanh.
Hình 1.9 Máy nén kiểu cánh gạt xuyên
1 Đai ốc đổ dầu; 2 Ốc máy; 3 Puly; 4 Cánh gạt xuyên; 5 Rô to; 6 Khoan chứa dầu; 7 Đường dầu.
Hình 1.10 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cánh Máy nén kiều đĩa lắc.
Trong máy nén tịnh tuyến, được thực hiện nhờ chiều quay trục khuỷu thông qua cơ cấu khuỷu trục thanh truyền.
Hình 1.11 Máy nén kiểu đĩa lắc. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GTVT 1 Khoang áp suất thấp; 2 Piston; 3 Chốt dẫn hướng; 4 Đĩa lắc; 5 Khoang đĩa chéo; 6 Vấu; 7 Khoang ấp suất cao; 8 Ống xếp; 9 Van điều khiền.
Khi trục quay chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa với vấu được nối trực tiếp với trục chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của piston trong xylanh để thực hiện việc hút nén xả của môi chất.
Máy nén kiểu đĩa chéo.
Một số cặp piston được đặt trong đĩa chéo cách nhau khoãng 72 0 cho máy nén 10 xylanh hay 120 0 cho máy nén 6 xylanh Khi một phía của piston có hành trình nén thì phía kia có hành trình hút Máy nén này có đặc điểm là mỗi piston (nén ga lạnh dạng khí) có thêm một cơ cấu thay đổi dung tích Nó có khả năng chạy cả 10 xylanh (hoặc
6 xulanh) công suất 100% hay chỉ chạy 5 xylanh trước, một nửa công suất (50%) do đó giảm được mất mát công suất động cơ.
Hình 1.12 Máy nén kiểu đĩa chéo
Với chu trình làm lạnh sử dụng vòi phun thì nó nằm giữa bộ hóa hơi với két ngưng tụ. + Mục đích.
Tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh dạng khí Bơm chất làm lạnh dạng khí.
1.3.2 Bộ ngưng tụ (giàn nóng) a Công dụng và vị trí lắp đặt
Thiết bị ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí ô tô hay giàn nóng là thiết bị trao đổi nhiệt để biến hơi của môi chất lạnh có áp suất nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng trong chu trình làm lạnh Đây là thiết bị cơ bản của hệ thống điều hòa không khí nó có ảnh hưởng lớn đến đặc tính năng lượng của cả hệ thống. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Vị trí lắp đặt trên ô tô: GTVT
Trên ô tô, bộ ngưng tụ được ráp trước đầu xe, phía trước kép nước làm mát của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồn không khí mát thổi xuyên qua khi xe đang lao tới và gio quạt gió tạo ra.
Hình 1.13 Bố trí bộ ngưng tụ
1.3.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uống công thành nhiều hình chử U nối tiếp nhau xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng, các cánh tản nhiệt bám chắc và bám sát quanh ống kim loại, mỗi giàn có thể có hai hay nhiều dãy(cụm) nối song song qua ống góp Trên ô tô bộ ngưng tụ thường được lắp đứng trước đầu xe, phía trước giàn nước tản nhiệt của động cơ, trên ô tô tải nhẹ bộ ngưng tụ được lắp dưới gầm xe, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồn khí mát thổi xuyên qua do xe đang lao tới và do quạt gió tạo ra.
Hình 1.14 Cấu tạo bộ ngưng tụ
PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE
Giới thiệu xe Vinfast Fadil
VinFast có tên đầy đủ là Công ty TNHH Kinh Doanh Thương Mại Và Dịch Vụ
VinFast Đây chính là một nhà sản xuất xe hơi của Việt Nam được hình thành vào năm
2017 Trụ sở chính của doanh nghiệp này được đặt tại thành phố Hải Phòng
Vinfast Fadil lần đầu tiên ra mắt thị trường xe ô tô Việt Nam vào 20/11/2018 Được
Vinfast định vị là dòng hatchback thuộc phân khúc hạng A, Fadil là một mẫu xe lý tưởng dành cho đô thị, nhỏ gọn, thông minh với khả năng vận hành mạnh mẽ cùng các tính năng an toàn vượt trội hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc là: Kia Morning, Huyndai i10, Honda Brio, Toyota Wigo…, Sau 2 năm xuất hiện trên thị trường Việt Nam, Fadil đã dần chiếm được lòng tin yêu của nhiều đối tượng khách hàng nhờ vào lợi thế về option đầy đủ, chính sách bán hàng linh hoạt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, từng bước góp phần khẳng định vị thế của thương hiệu Vinfast trên thị trường ô tô Việt Nam. Năm 2021, Vinfast Fadil góp mặt trên thị trường với 3 phiên bản: bản tiêu chuẩn, bản nâng cao và bản cao cấp với 8 màu sắc khác nhau là: Blue (Xanh dương đậm), Grey (Xám), Orange (Cam), Red (Đỏ), Silver (Bạc), White (Trắng), Aurora Blue (Xanh dương nhạt) và Deep Ocean (Xanh lá) Chiếc xe được thiết kế dựa trên nền tảng bản Opel Karl Rock – là phiên bản cao cấp nhất của dòng Opel Karl – một hãng xe lâu đời từ Châu Âu nên trọng lượng của xe cũng nặng hơn, nó sẽ giúp xe lái đầm chắc và vững hơn so với các đối thủ khác.
Khoảng sáng gầm xe lên đến 150mm cũng là lợi thế của mẫu xe đô thị cỡ nhỏ này
Về thông số động cơ và khả năng vận hành của Vinfast Fadil
VinFast Fadil được đánh giá là chiếc xe được trang bị động cơ mạnh nhất so với các dòng xe đô thị cỡ nhỏ hạng A Fadil sở hữu động cơ xăng có dung tích 1.4 lít cho công suất 98 mã lực và mô men xoắn cực đại của xe đạt 128 Nm.
Tuy được thiết kế dựa trên phiên bản của Opel Karl Rock nhưng Fadil vẫn khẳng định là xe thương hiệu Việt bởi Vinfast đã khéo léo lồng ghép vào thiết kế này những đường nét mang tinh thần Việt Nam như: lưới tản nhiệt sơn màu đen mang dáng dấp của ruộng bậc thang – một hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, logo với 3 chữ “V” lồng vào nhau mang ý nghĩa “Việt Nam – VinGroup – Vươn lên” và chữ “F” cách điệu được mạ Crom sáng tạo nên điểm nhấn ở phần đầu xe.
Fadil được trang bị bộ đèn pha, đèn báo rẻ và đèn sương mù halogen Đặc biệt trên phiên bản cao cấp được tích hợp đèn chiếu sáng ban ngày dạng LED Gương chiếu hậu trên xe có hỗ trợ chỉnh điện, gập điện và tích hợp đèn báo rẽ tiêu chuẩn Đèn xi-nhan tích hợp thêm ở hông xe trước Đặc biệt, Fadil là chiếc xe duy nhất trong phân khúc có trang bị tính năng sấy gương Chức năng này vô cùng tiện lợi khi di chuyển trong thời tiết nhiều sương.
Bộ la-zang hợp kim nhôm 5 chấu kép 15 inch điệu đà đi kèm là bộ lốp 185/55 R15 lớn nhất trong phân khúc xe đô thị Với bề rộng lốp lên đến 185 mm sẽ giúp xe di chuyển vững chắc hơn và độ bám đường cũng tốt hơn so với các dòng xe khác chủ yếu chỉ dùng lốp có bề rộng là 165mm hoặc 175mm Trụ B cùng màu thân xe trên phiên bản tiêu chuẩn hay dạng đen sang trọng trên bản cao cấp.
Tổng thể lại thì Vinfast Fadil sở hữu vẻ ngoài hiện đại, khỏe khoắn, cùng với những phiên bản màu sắc nổi bật, bắt mắt chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Nội thất của Vinfast Fadil nổi bật và thời thượng với nội thất bọc da tổng hợp, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất cho khách hàng Ngoài ra xe hỗ trợ ghế lái chỉnh tay 6 hướng cùng với vô lăng điều chỉnh 2 hướng, tài xế có thể chọn cho mình tư thế ngồi phù hợp nhất cho nhiều tuyến đường khác nhau Còn ghế phụ trước được trang bị chỉnh tay 4 hướng và hàng ghế sau có thể gập 60/40.
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn thì vô lăng trên cả 2 phiên bản còn lại đều được tích hợp các phím điều khiển chức năng, hỗ trợ người lái và được bọc da 3 chấu
Fadil được đánh giá là chiếc xe siêu tiện nghi khi được trang bị hàng loạt công nghệ thông minh và tiện dụng như: kết nối USB/Bluetooth, điện thoại thông minh, chức năng đàm thoại rảnh tay, radio và MP3, hệ thống giải trí với dàn âm thanh 6 loa, màn hình 7 inch cảm ứng hỗ trợ kết nối Apple CarPlay và Android Auto hiện đại.
HỆ THỐNG AN TOÀN ĐẠT CHUẨN ASEAN NCAP
Hệ thống an toàn của Vinfast Fadil được đánh giá là vượt trội hơn so với các xe trong cùng phân khúc khi được tranh bị rất nhiều tính năng an toàn cho xe gồm:
+ Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
+ Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD
+ Hệ thống cân bằng điện tử ESC
+ Hỗ trợ khởi hành hành ngang dốc
+ Kiểm soát lực kéo TSC
+ Căng đai khẩn cấp hàng ghế trước
+ Cảnh báo thắt dây an toàn 2 hàng ghế
+ Móc ghế an toàn trẻ em ISOFIX
+ Tự động khoá cửa khi di chuyển
+ Cảm biến sau hỗ trợ đỗ xe.
+ Hệ thống an ninh được chú trọng với chìa khoá mã hoá và cảm biến báo chống trộm. Ngoài những tính năng trên, Fadil chiếm ưu thế tuyệt đối khi được trang bị 2-6 túi khí trong khi các dòng xe còn lại trong cùng phân khúc chỉ có 1-2 túi khí.
Hình 2.1 Kiểu dáng bên ngoài xe Vinfast Fadil Đặc tính kỹ thuật xe Vinfast fadil
Bảng 2.1 Đặc tính kỹ thuật của xe Vinfast fadil
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
01 Thông số về kích thước trọng lượng
Trọng lượng xe không tải : 993 Kg
Trọng lượng toàn bộ : 1379 Kg
Kích thước dài x rộng x cao 3676x1632x1530 mm
02 Thông số về tính năng thông qua
Bán kính quay vòng nhỏ nhất 4,8 m Độ doãng bánh xe 20’±45’ Độ Độ chụm 0 0 ±10’ Độ
Góc nghiêng dọc trụ đứng 4 0 ±45’ Độ
Mức tiêu hao nhiên liệu 5.85 l/100km
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km 10 s
03 Thông số về động cơ
Dung tích công tác 1,399 lít Đường kính xy lanh D 260 mm
Hành trình pít tông S 360 mm
Số vòng quay neN 6200 v/ph
Số vòng quay neM 4400 vg/ph
Góc đánh lửa sớm 5 độ
Nước làm mát động cơ 7,2 lít
Dầu bôi trơn động cơ(cả lọc) 6,7 lít
04 Thông số về hệ thống truyền lực
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
Ly hợp Kiểu ma sát khô, một đĩa bị động
Hộp số Tự động vô cấp - CVT
Tỷ số truyền hộp số(ihs) ihs1 3,54 ihs2 1,90 ihs3 1,31 ihs4 0,96 ihs5 0,81 iL 3,25
Tỷ số truyền của truyền lực chính (i0) 4,05
05 Thông số về hệ thống lái
Kiểu thanh răng - bánh răng,trợ lực điện
Tỷ số truyền cơ cấu lái 16
Tỷ số truyền dẫn động lái 0,984
06 Thông số về hệ thống phanh
Dẫn động phanh thuỷ lực, trợ lực chân không
Hành trình tự do bàn đạp chân phanh 6-10 mm
07 Thông số về phần vận hành
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
+ Treo trước McPherson/Phụ thuộc
+ Treo sau dầm xoắn Áp suất lốp 207 kPa
Kích thước của lốp xe 185/55R15
08 Thông số kiểm tra điều chỉnh
Dầu hộp số 4 lít Đặc tính một số cụm chính trên xe Vinfast Fadil. Động cơ:
VinFast Fadil sẽ có một động cơ xăng 1,4 lít I4 duy nhất cho công suất cực đại 98 mã lực tại vòng tua 6.200 v/p và mô men xoắn cực đại 128 Nm tại vòng tua 4.400 v/p kết hợp cùng hệ dẫn động cầu trước và hộp số vô cấp CVT giúp xe chạy tiết kiệm nhiên liệu. Theo thông số đo thực tế xe Vinfast Fadil chỉ tiêu hao trong khoảng 5-7L/100 km Các thông số kỹ thuật động cơ được trình bày ở Bảng 2.1
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Xe sử dụng hệ thống phun xăng đa điểm với khả năng tiết kiệm nhiên liệu Dung tích bình nhiên liệu là 32 lít.
- Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước.
- Hệ thống bôi trơn: Theo nguyên lý hoạt động hỗn hợp bao gồm bôi trơn cưỡng bức kết hợp với vung té Xe sử dụng các loại dầu bôi trơn như: SAE 5W-30, SAE 10W-
Hệ thống lái xe Vinfast fadil bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.
- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.
- Trợ lực lái là trợ lực lái điện.
Hệ thống phanh xe Vinfast fadil bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).
Hệ thống phanh chân có dẫn dộng phanh thuỷ lực trợ lực chân không hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cầu trước và phanh tang trống ở cầu sau Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối Ty đẩy của bàn đạp phanh trước khi tác dụng vào pittông trong xi lanh chính có liên hệ với van phân phối của bộ trợ lực nên khi phanh lực tác dụng lên pittông xi lanh chính bao gồm cả lực của người lái và lực của bộ trợ lực phanh.
Hệ thống phanh dừng được bố trí ở các bánh xe phía sau, ở cơ cấu phanh tang trống phía sau ngoài phần dẫn động bằng thuỷ lực của phanh chân còn có thêm các chi tiết của cơ cấu phanh dừng Hệ thống dẫn động của cơ cấu phanh dừng loại này bao gồm: cần kéo, các dây cáp và các đòn trung gian.
Hệ thống điện và thiết bị phụ
Hệ thống điện sử dụng điện áp 12V bao gồm:
Máy phát: 65A Động cơ khởi động: công suất 0,8 kw Ắc quy : 12V- 35AH
Khái quát hệ thống điều hòa
2.2.1 Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe Vinfast Fadil.
Hình 2.2 Hệ thống điều khiển bằng điện tử
1 Công tắc điều hòa, 2 Van xả áp suất cao của máy nén,
3 Quạt tản nhiệt giàn nóng, 4 Công tắc ngắt áp suất của điều hòa, 5 Cảm biến nhiệt độ, 6 Công tắc nhiệt độ, 7 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh, 8 Ống thổi gió sạch,
9.Bộ điều khiển, 10 Puly máy nén.
Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe Vinfast Fadil Quạt thổi không khí lạnh (blower), Van tiết lưu (expansion valve), Giàn lạnh (avaporization), Giàn nóng (condenser), Máy nén (compressor), Ly hợp điện từ của máy nén ( compressor magnetic clutch), Lọc ga (receiver-drier), Cảm biến nhiệt độ
(temperature sensing bulb), Bộ điều chỉnh nhiệt (thermostat).
- Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:
Hình 2.3 Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh
- Hoạt động của hệ thống lạnh trên ôtô:
Khi động cơ đang hoạt động và đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máy nén hoạt động và chất làm lạnh được dẫn đến bình ngưng tụ (giàn nóng) nhờ máy nén Ở đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng, nhã nhiệt ra ngoài không khí và được làm mát nhờ quạt làm mát.
Sau khi qua giàn nóng, chất làm lạnh được đẩy qua van tiết lưu Chất làm lạnh qua nơi có tiết diện thu hẹp (van tiết lưu) nên gây giảm áp suất sau van tiết lưu (drop pression). Chất làm lạnh lại được đưa vào giàn bốc hơi (giàn lạnh) và hấp thụ nhiệt Nhiệt di chuyển từ khoang hành khách đến giàn lạnh và đi vào môi chất làm lạnh.
Sự hấp thụ nhiệt của hành khách bởi môi chất làm lạnh khiến cho nhiệt độ giảm xuống Môi chất làm lạnh lại được đi vào máy nén cho chu trình tiếp theo.
Trong quá trình làm việc, ly hợp điện từ sẽ thường xuyên đóng ngắt nhờ bộ điều khiển A/C control nhằm đảm bảo nhiệt độ trong xe luôn ổn định ở một trị số ấn định.Như vậy, áp suất môi chất làm lạnh được phân thành hai nhánh: nhánh có áp suất thấp và nhánh có áp suất cao.
+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và cửa vào (van nạp) của máy nén.
+ Nhánh có áp suất cao được giới hạn bởi phần môi chất ngay trước van tiết lưu và cửa ra (van xả) của máy nén.
Không khí lạnh lan truyền trong khoang hành khách được thực hiện bởi máy quạt (blower) và luồng không khí lạnh di chuyển như hình dưới đây.
2.2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí xe Vinfast Fadil.
Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi) Tại đây không khí bị dàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ không khí sẽ bi giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh.
Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu: 12-20 bar Môi chất ra khỏi máy nén sẽ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngưng tụ).
Khi tới dàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thông qua các lá tản nhiệt Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẽ bị giảm xuống cho đến khi bằng với nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có áp suất cao.
Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình lọc hút ẩm Trong bình lọc hút ẩm có lưới lọc và chất hút ẩm Môi chất sau khi đi qua bình lọc sẽ tinh khiết và không còn hơi ẩm Đồng thời nó cũng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn.
Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu Van tiết lưu quyết định lượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: bằng áp suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống hoạt động được tối ưu.
Hình 2.4 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí.
2.2.3 Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh trên xe Vinfast Fadil.
2.2.3.1 Máy nén trên xe Vinfast Fadil. a Chức năng.
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp Sau đó dòng khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giàn nóng. b Cấu tạo.
Hình 2 5 Cấu tạo máy nén khí.
1 Ly hợp điện từ, 2 Đệm trục, 3 Van an toàn, 4 Vỏ phía trước, 5 Pit tông, 6 Đĩa vát, 7 Xi lanh, 8 Vỏ phía sau. c Nguyên lý hoạt động.
Hoạt động của máy nén có 3 bước:
- Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén.
Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết xuống, các van hút được mở ra môi chất được hút vào xylanh công tác và kết thúc khi piston tới điểm chết dưới.
- Bước 2: Sự nén môi chất của máy nén.
Khi piston đi từ điểm chết dưới tới điểm chết trên, van hút đóng, van đẩy mở với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi được hút vào Quá trình này kết thúc khi piston tới điểm chết trên.
- Bước 3: Khi piston tới điểm chết trên, thì quy trình lại được lập. d Cảm biến tốc độ máy nén.
Hình 2.6 Cảm biến tốc độ máy nén.
Cảm biến tốc độ máy nén được gắn trên máy nén Cấu tạo của nó gồm một lõi sắt và một cuộn dây có chức năng như máy phát điện Đĩa vát trong máy nén có gắn một nam châm Khi đĩa vát quay sinh ra các xung điện ECU A/C có thể đếm tốc độ xung để biết tốc độ máy nén.
Xác định lớp cách nhiệt của trần
Trần xe có lớp trên là lớp thép tán kẽm tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, bên trong có lớp cách nhiệt bằng bông khoáng ép bọc da.
Hình 2.14 Kết cấu bao che trần xe.
1 Thép tán kẽm; 2 Bông khoáng ép bọc da.
Bảng 2.2 Kết cấu bao che trần xe.
: Chiều dày lớp cách nhiệt.
Hình 2.15 Sơ đồ tính toán của xe Vinfast fadil.
- Nhiệt độ phía ngoài: t ng = 350C,
- Nhiệt độ trong xe: ttr = 250C,
- Độ ẩm tương đối của không khí phía ngoài: ng = 80%,
- Độ ẩm tương đối của không khí phía trong: ng = 70%,
- Tra đồ thị (I-d) ta có nhiệt độ đọng sương là: t s = 31 0 C.
2.3.3 Bề dày lớp cách nhiệt. d v d
Bề dày lớp cách nhiệt xác định theo công thức:
CN = 0,06 - Hệ số dẫn nhiệt.
K : Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu.
t : Hệ số trao đổi nhiệt bên trong của trần (W/m2.độ).
ng: Hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài của trần, ng = 23,3 (W/m2.độ) Chọn K = 1,8 (W/m 2 độ)
t = 7 (W/m2.độ), (không khí đối lưu tự nhiên)
Thực tế lớp cách nhiệt theo quy chuẩn TT = 0,03 (m).
* Kiểm tra đọng sương bề mạt ngoài kết cấu.
Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu khi có khả năng xảy ra đọng sương trên bề mặt ngoài của kết cấu:
0,95.23,3 35 31 11,06 t ng t tr 35 25 Điều kiện để bề mặt ngoài không động sương là: K TT K S
Với K TT : Hệ số truyền nhiệt thực tế của kết cấu, được xác định theo công
23,3 45 0,06 7 Vậy K TT < K S , Không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu.
Tính nhiệt
Q1 : Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che (W)
Q2 : Tổn thất nhiệt do người tạo ra (W).
Q3 : Tổn thất nhiệt do động tạo ra (W)
Q4 : Tổn thất nhiệt khi mở cửa (W).
Q5 : Tổn thất nhiệt đèn toả ra (W).
Mục đích của việc tính toán nhiệt là để xác định được tất cả các tổn thất lạnh của nó và được tính bằng tổng các tải nhiệt thành phần có giá trị cao nhất Như vậy tải nhệt cho thiết bị:
2.4.1 Tính nhiệt qua kết cấu bao che.
QBX : Nhiệt lượng bức xạ (W)
Qt : Nhiệt lượng qua tường (W)
Qtr : Nhiệt lượng qua trần (W)
QS : Nhiệt lượng qua sàn (W).
- A : Diện tích mặt bức xạ.
- R : nhiệt trở qua mặt bức xạ lấy lớn nhất
Kt = 1 : Hệ số truyền nhiệt trên tường.
t = (tng-tt): Độ chênh lệch nhiệt độ bên trong xe và ngoài môi trường
Ft : Diện tích bề mặt tường bức xạ.
Ktr = 1,9 : Hệ số truyền nhiệt trên trần.
t = (tng-tt): Độ chênh lệch nhiệt độ bên trong xe và ngoài môi trường
Ftr : Diện tích bề mặt trần bức xạ.
m = 0,86: Hệ số màu sẩm (tra bảng).
KS = 0,64 : Hệ số truyền nhiệt gồm có lớp tôn tráng kẽm và thảm lấy lớn nhất
t = (tng-tt): Độ chênh lệch nhiệt độ bên trong xe và ngoài môi trường FS : Diện tích bề mặt sàn bức xạ.
Vậy Q1 = QBX + Qt + Qtr + QS = 5 917,425 + 98,97 + 48 + 19 = 6083,4 (W).
2.4.2 Tính nhiệt do người tỏa ra.
N = 5: Số người ngồi trên xe.
Qn = 56 (W/n): Nhiệt lượng do người trên xe tỏa ra ở 250C
2.4.3 Tính nhiệt do động cơ tạo ra.
Vì động cơ đặt trước mui xe nên nhiệt do động cơ thải ra có ảnh hưởng đến khoang hành khách.
Ta giả thiết lượng nhiệt do động cơ toả ra mà khoang hành khách nhận được là từ 5
- 10% Chọn 5% cho quá trình động cơ hoạt động.
Ne = 88 (KW): Công suất cực đại của động cơ.
= 0,99: Hệ số hoạt động đồng thời phụ thuộc hệ số tải trọng
2.4.4 Tính tổn thất nhiệt khi mở cửa.
B : Tổn thất nhiệt riêng khi mở cửa.
Fc : Diện tích khi mở cửa Fc< 50m2 chọn B = 20 (W/m2).
2.4.5 Tính tổn nhiệt do đèn toả ra.
Fsk : Diện tích sàn khoang.
W : Nhiệt toả ra khi chiếu sáng 1m 2 diện tích sàn, có 2 đèn, 1đèn = 12W.
Vậy tổng tổn thất nhiệt :
Tính chu trình và kiểm tra máy nén
Hệ thống xe sử dụng chu trình máy nén hơi một cấp
Môi chất lạnh sử dụng là R 134a. a Sơ đồ của hệ thống.
Hình 2.17 Đồ thị lgP_i. b Các quá trình của chu trình.
1-2 : Nén đoạn nhiệt từ áp suất bay hơi đến áp suất ngưng tụ.
2-3 : Quá trình ngưng tụ môi chất đẳng áp thải nhiệt cho môi thường không khí 3-
4 : Quá trình tiết lưu đẳng Entanpi áp suất ngưng tụ PK xuống áp suất bay hơi P0 4-1 : Quá trình bay hơi đẳng áp thu nhiệt của môi trường lạnh. c Các thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản.
Bảng 2.3 Các thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản. Điểm nút
* Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh R134a: (t0).
=>> kết luận : đảm bảo tiêu chuẩn quy định an toàn của hệ thống
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN ÔTÔ VINFAST FADIL
Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng khi bảo trì, sửa chữa hệ thống ĐHKK ôtô
Một số dụng cụ thông thường phục vụ cho công tác sữa chữa hệ thống điện lạnh:
3.1.1.Bộ đồng hồ đo kiểm áp suất hệ thống điện lạnh ôtô ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVTBộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh giới thiệu trên hình 3.1 là dụng cụ thiết yếu của người thợ điện lạnh Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: Xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán hỏng hóc của hệ thống điện lạnh ôtô.
Hình 3.1 Đồng hồ đo áp suất
Chiếc đồng hồ bên trái màu xanh là đồng hồ áp suất thấp Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp của hệ thống lạnh Mặt đồng hồ được chia nấc theo đơn vị PSI và kgf/cm 2 Thông thường được chia từ 0 đến 8 kgf/cm 2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất Ngược với chiều xoay của kim đồng hồ, về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inchs chân không.
Chiếc đồng hồ bên phải màu đỏ là đồng hồ cao áp, dùng để đo kiểm áp suất bên phía cao áp của hệ thống lạnh Mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35 kgf/cm 2 và từ 0 đến
500 PSI. Đầu nối ống màu vàng bố trí giữa bộ đồng hồ được sử dụng cho cả đồng hồ thấp áp và cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh vào hệ thống Ống màu xanh biển, ống màu đỏ dùng để nối liên lạc đồng hồ thấp áp và cao áp vào hệ thống lạnh.
Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh, hoặc phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh vào hệ thống.Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh Làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được rút hết ra ngoài.Sau khi rút chân không, nếu còn sót lại một lượng rất ít không khí hay chất ẩm ướt, vẫn gây ra ảnh hưởng xấu cho hệ thống lạnh Nó làm giảm hiệu suất lạnh và đôi khi dẫn đến nhiều hỏng hóc quan trọng khác, cụ thể là làm hỏng máy nén. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Hình 3.2 Bơm hút chân không loại van quay
Không khí có lẫn chất ẩm ướt gây ra một số tác hại như:
Tạo nên áp suất cao trong hệ thống cho môi chất lạnh giảm khả năng thay đổi từ thể hơi sang thể lỏng trong chu kỳ hoạt động của nó.
Làm sút đáng kể khả năng lưu thông cũng như khả năng hấp thụ nhiệt của môi chất Làm đóng băng đá trong ống dẫn cũng như trong van giãn nở, hiện tượng đóng băng làm tắc nghẽn toàn bộ hệ thống Sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, đặc biệt gây nguy hiểm đối với máy nén
3.1.3.Thiết bị phát hiện xì ga
Trắc nghiệm hệ thống điện lạnh để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc Sau một thời gian hoạt động, tất cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh Với một hệ thống điện lạnh hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất lạnh bị hao hụt mất khoảng 200gr là chuyện bình thường Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này thì cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga.
Các yếu tố sau đây giúp ta phát hiện vị trí xì ga:
-Thường bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại các gioăng đệm -Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn Axit tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, làm xì mất môi chất lạnh. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
-Nơi có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga, vì ga xì ra mang theo dầu bôi trơn của máy nén.GTVT
An toàn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh
Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống điện lạnh ôtô phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý:
- Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chẩn đoán hay sửa chữa Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức rửa mắt với một ca nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến bác sĩ để điều trị.
- Phải đeo găng tay khi nâng, bệ bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.
- Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.
- Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải cẩn thận.
- Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.
- Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối.
- Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
- Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín dễ gây chết người do ngộp thở.
- Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.
- Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt đảm bảo kín các đầu nối ống.
- Khi thao tác mở hay siết một đầu nối ống racco phải dùng hai chìa khóa miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh.
- Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất lạnh mới Nếu để môi chất chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này.
- Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
- Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới, hay tháo nútGTVT bít các đầu ống dẫn khí chưa sử dụng các bộ phận này.
- Khi ráp trở lại một đầu racco phải thay mới vòng đệm chữ O có thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng.
- Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát.
- Siết nối ống và các đầu racco phải siết đúng mức quy định, không được siết quá.
- Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng.
- Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc máy nén đang bơm Môi chất lạnh sẽ phá hỏng máy nén.
- Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bóng loáng của kim loại xì mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này.
- Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay.
Kẻ thù của hệ thống điện lanh:
Hệ thống điện lạnh ôtô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù tồi tệ cần loại bỏ đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ Qúa trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống.
Bảng danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống điện lạnh ôtô:
Chất gây hại Ảnh hưởng
Hơi ẩm - Làm cho các van bị đông đặc không hoạt động được.
- Hình thành các acid hydrochloric và hydrofluoric.
- Gây ra sự ăn mòn và gỉ.
- Gây nên áp lực cao và nhiệt độ cao.
- Làm gia tăng sự bất ổn của môi chất lạnh.
- Oxide hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo.
- Mang hơi ẩm vào hệ thống.
- Làm giảm khả năng làm lạnh.
- Gây nghẹt lỗ định cỡ hay van giãn nở và lưới lọc.
- Tạo phản ứng gây ra các acid.
- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống.
Alcohol - Tác hại đến các bộ phận bằng nhôm hoặc kẽm. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVT - Làm biến chất làm lạnh.
- Tạo ra kết tủa, gây nghẹt các van.
- Chỉ giúp nhận biết các chỗ rò lớn.
Cao su - Làm nghẹt hệ thống.
- Làm nghẹt các van và lưới lọc.
- Làm chầy xước các bạc đạn
- Làm hỏng lưỡi gà của van.
- Làm trầy xước các bộ phận chuyển động.
Dầu máy nén dùng không đúng chủng loại
- Tạo ra sự bôi trơn kém, hình thành các chất sáp, cặn làm các van, các rãnh hay các ống bị nghẹt.
- Dầu tự hỏng và gây hỏng chất làm lạnh.
- Chứa các chất phụ gia không thích hợp gây hư hỏng các chi tiết trong hệ thống làm lạnh.
Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh
Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm cần phải quan sát, xem xét kỹ chi tiết của hệ thống điện lạnh như sau:
- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định Quan sát kỹ dây curoa không bị mòn khuyết, tước sợi, chai bóng và phải thẳng hàng giữa các puly truyền động. Nên dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra độ căng dây curoa máy nén, tuyệt đối không được xác định mức căng bằng cách đoán theo thói quen Chân gắn máy nén phải được siết đủ cứng vào thân động cơ, không bị nứt, vỡ, long lỏng.
- Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, xì hơi và phải bố trí xa các bộ phận di động.
- Phốt của trục máy nén phải kín Nếu bị hở sẽ nhận thấy vết dầu quanh trục máy nén, trên mặt puly và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén.
- Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ bảo đảm thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí, không áp sát vào két nước động cơ
Trong mọi trường hợp nên tạo điều kiện cho gió lưu thông tốt xuyên qua giàn nóng.
- Quan sát tất cả các ống, các hộp dẫn khí, các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, các bộ phận này phải thông suốt, hoạt động nhạy, nhẹ và tốt.
- Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, không được bám bụi bẩn.Nếu có mùi hôi trong khí lạnh thổi ra chứng tỏ giàn lạnh đã bị bám bẩn. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
- Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt, chạy đầy đủ mọi tốc độ quy định NếuGTVT không đạt yêu cầu này, cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió.
- Các bộ lọc không khí phải thông sạch.
- Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh Vì khi môi chất lạnh xì ra thường kéo theo dầu nhờn bôi trơn.
3.3.2.Bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Cứ sau 6000 giờ thì phải đại tu máy một lần
Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu
3.3.2.2.Bảo dưỡng ly hợp máy nén:
Kiểm tra sự đóng mở của thermistor
Kiểm tra các cảm biến điều khiển ly hợp
Kiểm tra rờ le ly hợp
Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt
Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
Vệ sinh bể nước, xả cặn.
Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
Sửa chữa thay thế thiết bị điện
3.3.2.4.Bảo dưỡng bộ sấy khô: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVT Hình 3.4 Bộ sấy khô
3.3.2.5.Bảo dưỡng quạt dàn nóng:
Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường
Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần phải sửa chữa thay thế.
Tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất
3.3.2.6.Kiểm tra thông qua kính kiểm tra trên đường ống:
Hình 3.5 Kính kiểm tra trên đường ống
Triệu chứng Chẩn đoán Kiểm tra
Nhiều bọt khí Không đủ - Khe hở gas trên các đường ống, các nối, giàn nóng, lạnh
Không có bọt nhưng máy báo lỗi Hết hoặc thiếu hoặc quá thừa - Dùng đồng hồ đo áp suất
Nhiệt khí gas trước và sau máy nén không khác nhau
Gần hoặc hết khí gas
- Khe hở gas trên các đường ống, các nối, giàn nóng, lạnh
- Hút chân không và sạc lại gas
Khác biệt lớn nhiệt đầu vào và ra tại máy nén Đủ hoặc dư khí gas - Dùng đồng hồ đo áp suất
Môi chất lạnh không sủi bọt trên kính khi tắt máy đột ngột Dư khí gas - Xả khí gas.
-Hút chân không và nạp lại khí gas.
Môi chất lạnh sủi bọt rồi hết khi tắt máy nén đột ngột Đủ
3.3.2.7.Sử dụng đồng hồ đo áp suất kiểm tra tình trạng hệ thống lạnh
Tùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ôtô, kết quả đo kiểm áp suất có thể được tóm tắt với nhiều tình huống khác nhau sau đây Phân tích các kết quả này sẽ giúp chúng ta chẩn đoán và xử lý đúng kỹ thuật. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVTTrong quá trình đo kiểm áp suất của hệ thống, cần lưu ý đến nhiệt môi trường, Bảng sau giới thiệu sự liên quan tương tác của nhiệt độ môi trường đối với áp suất bên phía cao áp và thấp áp cũng như đối với nhiệt độ khí lạnh thổi ra.
Bảng thể hiện sự liên quan giữa nhiệt độ dòng khí thổi ra và áp suất của hệ thống điện lạnh ôtô đối với nhiệt độ môi trường (1 kgf/cm 2 = PSI*0.07) :
(110 0 F) Nhiệt độ khí lạnh thoát ra ( 0 C) 2 - 8 4 - 10 7 - 13 10 - 17 13 - 21 Áp suất bơm môi chất lạnh (PSI) 140- 210 180- 235 210 - 270 240- 310 280-350 Áp suất hút môi chất lạnh (PSI) 10 - 35 16 - 38 20 - 42 25 - 48 30 - 55
Hệ thống làm việc bình thường:
Hình 3.6 Áp suất gas bình thường.
Nếu hệ thống lạnh bình thường, giá trị áp suất trên đồng hồ như hình vẽ:
- Phía áp thấp: 0,15 – 0,25 MPa (1,5 – 2,5 kgf/cm 2 ).
- Phía áp cao: 1.6 – 1,8 MPa (16,3 – 18,4 kgf/cm 2 ).
Môi chất không đủ (thiếu gas):
Hình 3.7 Áp suất gas ở áp cao và áp thấp đều thấp. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVTTrên hình vẽ: Nếu thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều nhỏ hơn giá trị bình thường.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Áp suất thấp ở cả vùng áp cao và áp thấp.
- Bọt có thể thấy ở mắt gas.
- Kiểm tra rò gas và sửa chữa.
Thừa gas hay giải nhiệt giàn nóng không tốt:
Hình 3.8 Áp suất gas ở áp cao và áp thấp đều cao.
Nếu có hiện tượng thừa môi chất hay giàn nóng giải nhiệt không tốt thì giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều lớn hơn giá trị bình thường.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp.
- Không có bọt ở mắt gas mặc dù tốc độ hoạt động thấp (thừa môi chất)
- Giải nhiệt giàn nóng kém.
- Điều chỉnh đúng lượng môi chất.
- Kiểm tra hệ thống làm mát (quạt giải nhiệt).
Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh:
Hình 3.9 Áp suất gas áp thấp quá thấp.
Khí ẩm không được tách khỏi hệ thống, áp suất trên đồng hồ vẫn bình thường mới bật lạnh Sau một thời gian, phần áp thấp giảm tới áp suất chân không Sau vài giây đến vài phút, áp suất đo trở lại bình thường Quá trình này cứ lặp đi lặp lại Triệu chứng này xảy ra khí ẩm không được tách làm lặp lại sự đóng băng và tan băng gần van tiết lưu.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Hệ thống điều hòa hoạt động bình - Không - Thay bình chứa hoặc lọc gas. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVTthường sau khi bật: Sau một thời gian phía áp thấp giảm tới áp suất chân không (Tại thời điểm này, tính năng làm lạnh giảm) lọc được ẩm.
- Hút chân không triệt để trước khi nạp gas, điều này giúp hút ẩm ra khỏi hệ thống lạnh.
Hình 3.10 Áp suất gas ở áp cao quá thấp và áp thấp quá cao.
Khi máy nén yếu, giá trị áp suất trên đồng hồ đo ở phía áp cao thấp hơn giá trị bình thường và ở phía áp thấp thấp hơn giá trị bình thường.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Áp suất phía áp thấp cao, phía áp cao thấp.
- Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tưc áp suất ở phần áp thấp và áp cao bằng nhau.
- Khi sờ thân máy nén thấy không nóng.
Máy nén bị hư - Kiểm tra và sửa chữa máy nén.
Tắc nghẽn trong hệ thống lạnh:
Hình 3.11 Áp suất gas ở áp thấp giảm xuống chân không.
Môi chất không thể tuần hoàn do tắc nghẽn trong hệ thống lạnh, áp suất ở phía áp thấp giảm xuống giá trị chân không Áp suất ở phía áp cao cao hơn giá trị bình thường.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Khi tắt nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm ngay xuống giá trị chân không ngay lập tức (không thể làm lạnh).
- Khi có xu hướng tắt nghẽn, giá
- Bẩn hoặc ẩm đóng băng thành khối tại van tiết lưu, van EPR và các lỗ làm ngăn dòng môi chất.
- Làm rõ nguyên nhân gây tắt Thay thế chi tiết bị nghẹt.
- Hút triệt chân không trong hệ thống lạnh. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GTVTtrị áp suất ở phần áp thấp sẽ giảm dần xuống giá trị chân không.
- Rò rỉ gas bên trong đầu cảm ứng nhiệt.
Khí lọt vào hệ thống lạnh:
Hình 3.12 Áp suất gas ở áp cao và áp thấp đều cao.
Khi khí xâm nhập vào hệ thống lạnh, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng: áp cao và áp thấp đều cao hơn giá trị bình thường.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Giá trị áp suất phía áp cao và phía áp thấp đều cao.
- Tính năng làm lạnh giảm tương ứng với việc tăng áp suất bên thấp.
- Nếu lượng môi chất đủ, sự sủi bọt tại mắt gas giống như lúc hoạt động bình thường.
- Khí xâm nhập - Thay môi chất.
- Hút triệt để chân không.
Van tiết lưu mở quá lớn:
Hình 3.13 Áp suất gas áp thấp quá cao.
Khi van tiết lưu mở quá lớn, thì áp suất đo ở phần áp thấp trở nên cao hơn bình thường Điều này làm giảm tính năng làm lạnh.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Áp suất ở phần áp thấp tăng, tính năng làm lạnh giảm Áp suất ở phần áp cao hầu như không thay đổi.
- Hư van tiết lưu - Kiểm tra và sửa chữa đầu cảm ứng nhiệt.
3.3.3.Sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
3.3.3.1.Phương pháp rút và nap gaGTVT a Lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống lạnh
1 Chuẩn bị phương tiện như sau:
- Che đậy hai bên vè xe tránh làm trầy xước sơn.
- Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc trên các ống dẫn môi chất lạnh.
2 Khóa kín cả hai van của hai đồng hồ đo.
3 Ráp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén, thao tác như sau:
- Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút (cửa phía thấp áp) của hệ thống.
- Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén (cửa phía cao áp).
4 Xả sạch không khí trong hai ống nối đồng hồ vừa ráp vào hệ thống bằng các thao tác như sau:
- Mở nhẹ van đồng hồ thấp áp trong vài giây đồng hồ để cho áp suất môi chất lạnh trong hệ thống đẩy hết không khí trong ống nối màu xanh ra ngoài, khóa van lại.
- Lại tiếp tục như thế với ống nối màu đỏ của đồng hồ phía cao áp.
Kỹ thuật lắp ráp bộ đồng hồ đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc kiểm tra.
Hình 3.14 Lắp bộ áp kế vào hệ thống
1 Đồng hồ thấp áp; 2 Đồng hồ cao áp;
3,4 Các cửa van tại máy nén; 5 Ống nối màu vàng b Phương pháp xả ga hệ thống lạnh