5. Quản lý dịch hại trong thời gian trước thu hoạch có lợi ích gì đến chất lượng và thời gian tồn trữ sản phẩm rau-hoa-quả sau thu hoạch2.2 Quản lý dịch hại đối với sản phẩm rau2.2.1 Các yếu tố dịch hại trong thời gian trước thu hoạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian tồn trũ Rau lá một loại sản phẩm dễ bị hư hỏng và thời gian bảo quản tương đối ngắn. Do đó vấn đề quản lý dịch hại trước thu hoạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng và thời gian ttoofn trữ sau thu hoạch2.2.1.1 Chất lượng rauChất lượng rau là chỉ tiêu rất quan trọng , nó quyết định đến giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Chất lượng rau càng cao, càng thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm (Trồn cây rau ở Việt Nam NXB dân tộc)Các cấp độ rau: rau thường, rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ.
5. Quản lý dịch hại trong thời gian trước thu hoạch có lợi ích gì đến chất lượng và thời gian tồn trữ sản phẩm rau-hoa-quả sau thu hoạch 2.2 Quản lý dịch hại đối với sản phẩm rau 2.2.1 Các yếu tố dịch hại trong thời gian trước thu hoạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian tồn trũ Rau lá một loại sản phẩm dễ bị hư hỏng và thời gian bảo quản tương đối ngắn. Do đó vấn đề quản lý dịch hại trước thu hoạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng và thời gian ttoofn trữ sau thu hoạch 2.2.1.1 Chất lượng rau Chất lượng rau là chỉ tiêu rất quan trọng , nó quyết định đến giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Chất lượng rau càng cao, càng thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm (Trồn cây rau ở Việt Nam NXB dân tộc) Các cấp độ rau: rau thường, rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ. * Rau thường (normal vegetables) * Rau an toàn (safe vegetables) * Rau sạch (Clean vegetables) * Rau hữu cơ (organic vegetables) 2.2.1.2 Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn * Chỉ tiêu nội chất: - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) - Hàm lượng Nitrate( NO 3 ) - Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,… - Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli Samonella,…và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris) Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lương thực hoặc Y tế thế giới (FAO/WHO) hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ… hay khối liên minh Châu Âu EUREP GAP), Châu Á (ASEAN GAP), Việt Nam(VietGAP) • Chỉ tiêu hình thái Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu hại và có bao gói thích hợp (GT Kỹ thuật sản suất rau sạch- ĐHCT 2009) WED: http://www.khuyennongvn.gov.vn/cac-bien-phap-quan-ly-sau-va- dich-hai-trong-san-xuat-rau-huu-co_t77c646n30086tn.aspx Các biện pháp quản lý sâu và dịch hại trong sản xuất rau hữu cơ Cập nhật lúc: 14:55 31/10/2012 Yêu cầu quan trọng nhất trong sản xuất rau hữu cơ là không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Vì vậy, việc phòng và ngăn ngừa sâu, các dịch hại bùng phát quan trọng hơn là để cho chúng phát triển rồi mới diệt trừ. Chúng tôi xin chia sẻ với bà con một số biện pháp phòng trừ hiệu quả: 1. Kiểm tra cây trồng thường xuyên Thường xuyên kiểm tra vườn cây và xung quanh vườn, khi phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát mạnh. 2. Tạo môi trường cho côn trùng có ích (thiên địch) phát triển Có hơn 100 họ côn trùng (sâu hại) như nhện, rầy mềm, rệp… Những loài côn trùng này có thể làm thức ăn cho những loài côn trùng (thiên địch) có ích khác như các loài bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn Tạo điều kiện cho các loài thiên địch này bằng cách trồng các loài hoa thiên nhiên như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa soi nhái… xung quanh vườn hay chỗ trống gần vườn rau để kích thích sự phát triển của côn trùng có ích đến tiêu diệt sâu hại. 3. Che chắn theo hàng rau, hoặc làm nhà lưới, nhà màng Dùng băng vải, nilon dựng thành khung hoặc chắn xung quanh vườn hoặc theo các hàng rau bảo vệ rau khỏi côn trùng tấn công. Kỹ thuật này có hiệu quả với một số bọ cánh cứng, và bọ xít hại dưa leo, rau ăn lá… Biện pháp này thường áp dụng đối với một số loại rau dưa leo, hoặc các loại rau không cần cho thụ phấn. Kỹ thuật này cũng có tác dụng giảm sương giá và dịch hại khác tấn công (chuột, bọ, ốc…). Ngoài ra, nhà lưới, nhà màng còn có tác dụng kéo dài mùa vụ gieo trồng rau, bảo vệ rau khỏi các điều kiện môi trường bất lợi và ngăn chặn sâu bệnh và dịch hại tấn công. 4. Bẫy cây trồng Trồng một số cây rau không quan trọng gần vườn rau để nhử côn trùng tập trung vào nhằm giảm áp lực gây hại cho rau. Sau đó tiêu diệt những cây nhử này khi côn trùng tập trung mật độ cao, gây hại nhiều. 5. Dùng giống kháng Nếu người trồng rau có điều kiện, có thể áp dụng một số giống kháng côn trùng theo khuyến cáo. 6. Điều chỉnh thời vụ gieo trồng - Theo dõi thông tin nghiên cứu về tập tính một số loài côn trùng có mật độ cao vào thời điểm nhất định trong vụ trồng để bố trí thời vụ (ví dụ, bẫy đèn, thông tin trên truyền hình). - Theo dõi dự báo sâu bệnh trên các thông tin công cộng để bố trí trồng lệch pha với thời điểm côn trùng bùng phát phá hại nặng. 7. Trồng xen nhiều loài rau, luân canh khi cần Trồng xen là trồng từ 2 đến nhiều loại rau trong một khu vực trong cùng thời vụ; Luân canh là trồng mỗi vụ một loại rau khác nhau trên cùng diện tích đất trồng nhằm ngăn côn trùng bùng phát mật số cao gây hại trên một loại rau. 8. Vệ sinh đồng ruộng và giữ cho cây khỏe mạnh - Cây khỏe không hấp dẫn côn trùng tấn công, nếu bị côn trùng tấn công thì khả năng phục hồi nhanh và sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường. - Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, nơi chứa chấp dịch hại (côn trùng, chuột, ốc…) thường xuyên và sau khi thu hoạch không còn nơi trú ngụ của sâu hại, trứng và nhộng trong các tàn dư cây trồng. - Cày xới đất sau thu hoạch ngay để phơi đất hoặc lợi dụng thiên địch (chim) diệt nhộng, trứng, mầm bệnh, ổ chuột, bọ, cắt dứt nguồn gây hại cho vụ tới. 9. Áp dụng thuốc trừ sâu hữu cơ, sinh học - Một số loại thuốc trừ sâu có thể áp dụng sản xuất rau hữu cơ được các cơ quan chuyên môn công bố được phép sử dụng bao gồm Bt (Bacillus thuringiensis), thuốc trừ sâu cây cúc, thuốc trừ sâu rotenon, xà phòng trừ sâu, thuốc từ gốc cây Neem, các loại dầu thực vật .v.v…Khi sử dụng, cần phải đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến cán bộ chuyên môn, kỹ thuật trước khi sử dụng cho rau hữu cơ. (TS. Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học Kỹ thuật NN miền Nam) WED: http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/post.asp x?Source=/tonghop&Category=Tr%E1%BB%93ng+tr%E1%BB %8Dt&ItemID=149&Mode=1 Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý và đúng kỹ thuật để bảo vệ năng suất – phẩm chất cây rau, an toàn cho con người và môi trường Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người và rau cũng là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh gây hại. Vì vậy một trong những khâu quyết định quan trọng đến năng suất và phẩm chất rau là phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên rau hiện nay phải đạt được 2 yêu cầu là bảo vệ được năng suất - phẩm chất, đồng thời không độc hại với các loại sinh vật có ích, an toàn cho con người và môi trường. Để hạn chế sâu bệnh hại phát triển, trong canh tác rau nông dân thường kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp như: Diệt ổ trứng, sâu non bằng tay, dùng lưới chắn côn trùng để hạn chế được nhiều sâu hại nhất là thời điểm trái vụ, dùng màng phủ đất nhằm hạn chế nhiều loại sâu bệnh truyền từ đất, sử dụng các loại bẫy bã như bẫy chua ngọt, bẫy dính, bẫy pheromone để bắt côn trùng trưởng thành hoặc dùng thiên địch để kìm hãm một số côn trùng có hại,… Tuy vậy khi môi trường thích hợp sâu bệnh hại sẽ phát triển và lây lan rất nhanh, khi đó để bảo vệ năng suất và phẩm chất nông sản, biện pháp đơn giản nhưng tiêu diệt sâu và hạn chế bệnh hại lây lan nhanh nhất là sử dụng hóa chất để phòng trừ. Hóa chất dùng trong công tác BVTV đều được mang tên chung là thuốc BVTV hay nông dược. Theo Điều lệ quản lý thuốc BVTV (Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ) thuốc BVTV là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau: - Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường. - Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. - Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ. - Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ. - Nhóm Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người. - Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường. - Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV, ): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại. - Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu. Tại Việt Nam để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng. Trong danh mục được phép sử dụng năm 2010 có 437 hoạt chất thuốc trừ sâu với 1.196 tên thương phẩm, 304 hoạt chất thuốc trừ bệnh với 828 tên thương phẩm,…. Tuy được phép sử dụng nhưng thuốc BVTV cũng có nhiều tác động đến cây trồng và hệ sinh thái, cụ thể như: - Ở liều quá cao cũng làm cây trồng ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn tính. Ở liều quá thấp, một số thuốc có tác dụng kích thích nhất định đối với sinh trưởng của cây trồng. - Dùng hóa chất BVTV sẽ ảnh hưởng đến quần thể sinh vật: tăng loài này và giảm loài kia… - Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc. Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. Để việc sử dụng hóa chất đạt được yêu cầu hiệu quả và an toàn tức là vừa giữ được năng suất chất lượng rau, vừa bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng rau và cả người trồng rau, người trồng rau cần phải áp dụng một số nguyên tắc chính như sau: 1. Không sử dụng thuốc quá độc Thuốc BVTV nào cũng độc nhưng mức độ độc thay đổi tùy theo loại thuốc. Để thể hiện mức độ dộc của mỗi loại thuốc người ta sử dụng chỉ số gây độc cấp tính LD 50 hay còn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ hoặc chuột bạch. Chỉ số LD 50 càng thấp thì thuốc càng độc, và ngược lại chỉ số LD 50 càng cao thì thuốc càng ít độc. Ví dụ: LD 50 của Furadan (Carbofuran) bằng 8-14 mg/kg là thuốc rất độc, Chỉ số LD 50 của Trebon (Ethofenprox) là 21.440 mg/kh nên thuốc ít độc hơn nhiều. Căn cứ vào chỉ số LD 50 người ta chia các thuốc BVTV ra thành 4 cấp độc từ I đến IV. Cấp I là cực độc, cấp II là độc, cấp III là độc trung bình và cấp IV là tương đối ít độc. Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc. Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau không nên dùng các thuốc BVTV nhóm clo, nhóm Lân, tuyệt đối không nên dùng thuốc cấp độc I. Trong điều kiện cây con thì có thể sử dụng thuốc cấp độc II. Phân nhóm và ký hiệu LD 50 qua miệng (mg/kg) LD 50 qua da (mg/kg) Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Ia, Ib. Rất độc Vạch màu đỏ <50 <200 <100 <400 II. Độc cao Vạch màu vàng 50-500 200-1000 100-1000 400-4000 III. Nguy hiểm Vạch màu xanh lam >500 > 2000 > 1000 >4000 IV.Cẩn thận Vạch màu xanh lá cây “Cẩn thận” 2. Không sử dụng thuốc lâu phân hủy Thuốc BVTV khi phun vào môi trường sẽ bị phân hủy dần dần do các tác động của mặt trời, hoạt động sinh hóa trong cây trồng, nhiệt độ, vi sinh vật,…cho đến khi hoàn toàn không còn chất độc nữa. Tuy nhiên tốc độ phân hủy nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại thuốc. Có loại nhanh phân hủy có loại rất lâu phân hủy. Nói chung các loại thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ rất lâu phân hủy, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbarmate có tốc độ phân hủy trung bình. Nhóm cúc tổng hợp, nhóm thảo mộc và nhất là nhóm thuốc vi sinh phân hủy rất nhanh. Trên cây rau cần sử dụng các thuốc nhanh phân hủy như thuốc vi sinh (BT, NPV,…) thảo mộc (Rotenon, Nicotine, Neem,…), cúc tổng hợp (Baythroid, Cyperan, ) để hạn chế dư lượng thuốc BVTV còn lại sau thu hoạch. Không nên dùng các nhóm thuốc thuộc nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ trên rau. 3. Không sử dụng các loại thuốc có lượng hoạt chất sử dụng quá cao Khi sử dụng các thuốc có lượng hoạt chất cao cho một đơn vị diện tích rau thì dư lượng còn lại sau thu hoạch chắc chắn sẽ cao. Thường các thuốc nhóm clo, lân và carbamate có lượng hoạt chất sử dụng trên một đơn vị diện tích rất cao (khoảng 1.000-2.000 gr cho 1 ha rau). Các thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp và một số thuốc khác có lượng hoạt chất sử dụng cho 1 ha vào khoảng 50-100 gr/ha. Có loại chỉ vài chục gr/ha (Vertimec, ). Do vậy mà các loại thuốc này ít để lại dư lượng cao trên rau. Trên nông sản, đặc biệt là trên cây rau không nên sử dụng các thuốc nhóm clo, lân hữu cơ và carbamte để tránh để lại dư lượng cao khi thu hoạch. 4. Không dùng quá liều qui định Nếu dùng quá liều qui định thì dư lượng để lại sẽ cao hơn bình thường. Trong trường hợp giữ đúng thời gian cách ly nhưng nếu dùng quá liều qui định thì khả năng dư lượng còn lại khi thu hoạch vẫn có thể cao hơn mức an toàn. Vì vậy, khi một loại thuốc nào đó đã bị sâu hại kháng thì không nên tăng liều lượng phun mà nên thay đổi loại thuốc khác. 5. Đảm bảo thời gian cách ly Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản. Lịch sử dụng thuốc trừ sâu trên một vụ rau được khuyến cáo như sau: - Thời gian đầu: sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao như thuốc nhóm điều hòa sinh trưởng, thuốc nhóm vi sinh vì giai đoạn này thường mật số sâu còn thấp và cần bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên để không chế mật số sâu hại. - Trong giai đoạn giữa: thường có các cao điểm sâu hại xuất hiện thì nên dùng thuốc nhóm cúc hoặc nhóm khác đặc trị để khống chế mật số, giảm áp lực sâu hại vào giai đoạn thu hoạch. - Giai đoạn sau: nên chọn các thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc hoặc các loại thuốc khác nhưng có thời gian cách ly ngắn (thuốc nhanh phân hủy, ít độc) để bảo đảm không còn tồn dư dư lượng khi thu hoạch và bảo vệ cây rau trong giai đoạn gần thu hoạch. Tóm lại, trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây rau, biện pháp dùng thuốc là biện pháp quan trọng, không thể thiếu trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải đúng kỹ thuật và khôn khéo nhất sẽ giúp cho: - Giảm số lần phun thuốc. - Giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng tồn dư dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép trên sản phẩm rau khi đưa ra thị trường để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc do ăn rau có dư lượng thuốc BVTV vượt mức. - Giảm thiểu mức độ xâm nhiễm thuốc độc hại vào cơ thể của người trồng rau. - Bảo vệ các sinh vật có ích trên ruộng rau. Chính điều này lại tạo áp lực giảm bớt mật số của các loài côn trùng và do đó giảm việc dùng thuốc. - Bảo vệ môi trường sống, tránh ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV. WED: http://www.baovecaytrong.com/kythuatsanphambvtvchitiet.php? Id=102&nhom=bvtv Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại rau Để diệt trừ sâu bệnh trên rau đạt hiệu quả, bà con nên áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp hay còn gọi là IPM. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp gồm kết hợp 4 biện pháp để giảm thiểu sâu hại đến mật độ thấp nhất, bao gồm biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Trong quá trình canh tác rau, nhiều bà con nông dân vẫn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho rau mỗi khi có sâu bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh không phải ai cũng dùng đúng cách. Do vậy, không những không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và thiên địch. Sau đây là những hướng dẫn về biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại rau là TS. Nguyễn Thị Nhung. Phó Bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường - Viện Bảo vệ thực vật. Biện pháp canh tác Làm đất - Bước đầu tiên trong biện pháp canh tác đó là chọn đất trồng. Đa phần các cây rau thích hợp trồng ở đất có độ pH từ 5 – 7, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. - Sau đó, hành làm đất tơi xốp và phơi ải đất. Mục đích của việc phơi ải, giúp cho vi sinh vật hảo khí trong đất hoạt động tốt, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng và cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong đất. Ngoài ra, phơi ải đất còn có tác dụng diệt một số mầm bệnh, cỏ dại còn tồn dư trong đất ở vụ trước. Chính vì vậy, hạn chế sử dụng thuốc hóa học về sau. -Tùy thuộc loại rau chọn trồng và điều kiện của từng hộ gia đình mà có thời gian phơi ải đất dài hoặc ngắn nhưng ít nhất thời gian phơi ải phải đạt từ 5 - 7 ngày. Trồng luân canh, xen canh Tùy từng mùa vụ mà chúng ta chọn loại rau trồng cho thích hợp. Để hạn chế sâu bệnh, trước khi trồng chúng ta phải chọn giống rau có nguồn gốc rõ ràng và sạch bệnh. Áp dụng biện pháp luân canh với cây khác họ, tốt nhất là cây lúa nước. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình không có điều kiện để luân canh, chúng ta có thể trồng xen canh với cây khác họ cũng có tác dụng làm gián đoạn nguồn thức ăn và sua đuổi sâu hại. Ví dụ trồng cà chua xen với cây rau thập tự như cải bắp, cải thảo, súp lơ… vv. Mùi cây cà chua có tác dụng xua đuổi sâu tơ hại trên cây rau thập tự. Chính vì vậy, giảm được việc dùng thuốc hóa học trên những cây rau họ thập tự này. Bẫy cây trồng Ngoài biện pháp luân canh, xen canh, có thể tiến hành bẫy cây trồng để dẫn dụ sâu hại hoặc sua đuổi sâu hại. Ví dụ, chúng ta có thể trồng cây hoa hướng dương trên đầu các bờ ruộng rau, để thu hút sâu khoang đến đẻ trứng. Chúng ta phun diệt trừ chúng trên các cây này dễ hơn rất nhiều trên cây rau. Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta bón phân và tưới nước hợp lý. Tùy thuộc loại cây và thời gian sinh trưởng mà áp dụng các phương pháp tưới nước khác nhau: tưới phun lên cây, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt, tưới đủ ẩm không đọng nước giúp rau sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh hại trên rau. Khi trồng cây con ra ngoài đồng ruộng, cần trồng cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, loại bỏ cây yếu, chết. 2.Biện pháp thủ công Trong quá trình chăm sóc TS. Nhung lưu ý, chúng ta thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàm dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy. Đối với đặc tính của một số sâu, như sâu tơ đẻ trứng và hại mặt dưới của lá, sâu xanh bướm trắng đẻ trứng và hại ở mặt trên của lá vv Các đối tượng sâu này, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng, hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học về sau [...]... của rau Nói chung rau ăn lá được thu hoạch dựa vào kích thước cây hay lá đủ lớn để đảm bảo năng suất nhưng phải trước khi trổ bông để đảm bảo rau còn non; rau ăn trái (dưa leo, đậu bắp, khổ qua) được thu hoạch khi trái đã đủ lớn và hạt mềm, non Trong khi thu hoạch hoặc ngay sau khi thu hoạch cần tách rau bị bệnh, biến màu và tổn thương ra khỏi lô rau sản phẩm nếu không sẽ làm hỏng cả lô sau đó Bảo quản. .. hoặc trong thời gian bảo quản, sợi nấm phát triển làm tắc bó mạch gây tình trạng héo rũ Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-30 0C - Chế độ nước tưới quá nhiều làm phát triển mạnh 8.4 Biện pháp quản lý: - Thực hiện tốt chế độ luân canh cây họ cà với cây lúa, rau mầu khác - Đất trồng kém cần bón phân cân đối tăng cường phân hữu cơ - Củ khoai giống phải lựa chọn ở ruộng không bị bệnh, bảo quản khoai tây giống... lượng Padan phải nhỏ hơn 0.5mg/kg - Trên rau: hàm lượng chì phải nhỏ hơn 0.5mg/kg - Trên rau: hàm lượng vi khuẩn Ecoli phải nhỏ hơn 100 khuẩn lạc/gam - Trên rau: hàm lượng Coliorm phải nhỏ hơn 1000 khu ẩn lạc/gam II Nguyên tác trong việc sản xuất RAT 1 Kh ông trồng rau trên vùng đất ô nhiễm 2 Không dùng phân tươi, nước giải tưới cho rau 3 Không dùng nước bẩn tưới cho rau: Nước thải từ nguồn gây ô nhiễm... nhiều phân đạm bón cho rau 6 Không dùng phân đạm trong vòng 10-15 ngày trước khi thu hoạch 7 Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV III Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất RAT 1 Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm: Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thuỷ ngân…) thường cao Khi trồng rau sư lượng kim loại nặng trong rau thường lớn Đất ô... thuốc BVTV hoặc các vi sinh vật gây bệnh cho người cao khi trồng rau không đảm bảo an toàn 2 Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón cho rau: Nước giải tương, phân chuồng tươi thường có VSV gây bệnh không những cho rau mà cả cho người sử dụng 3 Không sử dụng phân đạm quá cao Việc bón phân đạm quá cao, đẫn đến dư lượng nitơrat trong rau lớn, gây hại cho người sử dụng Không những thế bón đạm cao mất... hữu cơ và clo hữu cơ đã hết hiệu lực bảo hộ patent, trong đó một số đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở các nước Phương Tây Thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Ưu điểm của kiểm soát hoá học * Nhìn chung thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp dịch hại và bảo vệ mùa màng hiệu quả ngoài cánh đồng và trong kho tàng * Phần lớn thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng nhanh chống... Ngày đăng: - Tác giả:Nguyễn Đức THi - Số lần được xem: 15457 WED: Công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau, củ, quả Đăng lúc: Thứ hai - 27/05/2013 03:12 - Người đăng bài viết: minhnhat Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu được trong khẩu phần ăn của mọi người và cũng là loại thực phẩm không thể thay thế được Sản xuất và tiêu thụ rau của nước ta không ngừng tăng, đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần... đây Cùng với việc tăng năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng thì công nghệ sau thu hoạch đối với rau cũng rất quan trọng Ở nước ta, tính trung bình tổn thất sau thu hoạch đối với cây có hạt khoảng 10%, đối với cây củ là 10-20%, và đối với rau quả là 10-30% Vì vậy các công nghệ bảo quản các loại rau là vô cùng quan trọng Nó giúp chúng ta giảm được hiện tượng “mất mùa trong nhà”, giảm được tổn thất... nhà nước và tư nhân nên hợp tác với nhau ở mức độ toàn cầu để tìm cách quản lý dịch hại về lâu dài chứ không phải sử dụng hoá chất trước mắt và giải quyết ngắn hạn QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Định nghĩa quản lý dịch hại tổng hợp Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management - IPM) được nhóm chuyên gia định nghĩa là: hệ thống quản lý quần thể dịch hại trong môi trường động, sử dụng tất cả các kỹ... bộ phân loại ngay trên đồng, loại bỏ bớt những phần không sử dụng được và giảm khối lượng vận chuyển Trong rau, hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% chất khô, nên rau là đối tượng rất dễ bị hỏng, dập nát khi thu hoạch, vận chuyển và bảo quản Các thành phần dinh dưỡng làm tăng giá trị của rau nhưng cũng là môi trường hấp dẫn cho các loại vi sinh vật, côn trùng, sâu bọ phát triển, nên cần có những . NXB dân tộc) Các cấp độ rau: rau thường, rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ. * Rau thường (normal vegetables) * Rau an toàn (safe vegetables) * Rau sạch (Clean vegetables) * Rau hữu cơ (organic vegetables) 2.2.1.2. lượng rau Chất lượng rau là chỉ tiêu rất quan trọng , nó quyết định đến giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Chất lượng rau càng cao, càng thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm (Trồn cây rau. các hàng rau bảo vệ rau khỏi côn trùng tấn công. Kỹ thuật này có hiệu quả với một số bọ cánh cứng, và bọ xít hại dưa leo, rau ăn lá… Biện pháp này thường áp dụng đối với một số loại rau dưa leo,