Thanh tra xây dựng đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước trong hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kĩ thuật đô thị góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trang 1BÀI BÁO CÁO NHÓM 1 MÔN PHÁP LUẬT XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ: THANH TRA TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm 1
Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành về xây dựng
1.2 Sự cần thiết thành lập thanh tra xây dựng
Thanh tra xây dựng đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chínhsách của nhà nước trong hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở công sở, kiến trúc, quyhoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kĩ thuật đô thị gópphần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Thông qua hoạt động thanh tra xây dựng, những quy định của pháp luật về xây dựng đượctrở thành hiện thực, đảm bảo trật tự an ninh đô thị Thông qua các quy định cụ thể, chặt chẽ vềquyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình thực hiện các quy định về thanh tra xây dựng,pháp luật về thanh tra xây dựng tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho cơ quan thanh tra xâydựng và Thanh tra viên xây dựng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức cánhân liên quan thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định làm cho các quy định vềthanh tra xây dựng được thực thi trên thực tế
Nếu công tác thanh tra xây dựng không được quan tâm đầy đủ và không có hiệu quả thì sẽảnh hưởng tiêu cực, tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực xâydựng, đô thị của các cơ quan có thẩm quyền, trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhànước bị xem thường, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm
Căn cứ theo Luật Thanh Tra năm 2010, Chính phủ đã ban hành nghị định số
26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 thay thế Nghị định 46/2005/NĐ-26/2013/NĐ-CP ngày 06/04/2005 về tổ chức, hoạt độngcủa Thanh tra ngành xây dựng Đây là cơ sở pháp lý cho việc thành lập, tổ chức và hoạt độngcủa lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng hiện nay
Để kịp thời phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm xây dựng, cần thiết phải có lực lượngthanh tra chuyên ngành xây dựng, khi xử lí vi phạm cần sự vào cuộc, chỉ đạo trực tiếp của hệthống chính trị cơ sở, các cơ quan phối hợp như công an, điện lực, cấp nước sạch Nếu không có
tổ chức thanh tra xây dựng trực tiếp tham mưu giúp việc chính quyền địa phương dẫn đến công
1 Theo Khoản 1, Điều 113, Luật xây dựng 2003.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 2tác quản lí trong lĩnh vực xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ bùng phát tình trạng buông lỏng,đùn đẩy trách nhiệm và các tiêu cực…
Chính vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa và đúng pháp luật, góp phầnđảm bảo trật tự pháp luật trong lĩnh vực xây dựng và văn minh đô thị, ngăn ngừa các vi phạmpháp luật và tăng cường pháp chế trong lĩnh vực xây dựng và quản lí đô thị, mang lại niềm tincho nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật việc thành lập thanh tra xây dựng là thật sựcần thiết
1.3 Đặc điểm của thanh tra xây dựng
Là một hoạt động thanh tra có tính chuyên ngành, hoạt động thanh tra xây dựng có một sốđặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động thanh tra xây dựng được tiến hành trong phạm vi quản lí nhà nước về: xâydựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xâydựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kĩ thuật đô thị theo quy định của pháp luật
- Hoạt động thanh tra xây dựng luôn gắn với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước vàphục vụ cho quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
- Hoạt động thanh tra xây dựng do các thanh tra chuyên ngành xây dựng tiến hành, thựchiện quyền lực nhà nước trong các hoạt động thanh tra
- Đối tượng của thanh tra xây dựng là các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trựctiếp của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xâydựng
1.4 Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng 2
* Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sau đây:
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng
- Phát hiện, ngăn chặn, xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xử lí các vi phạm pháp luật về xây dựng
- Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xâydựng
1.5 Quyền với trách nhiệm của thanh tra xây dựng: 3
* Thanh tra xây dựng có các quyền sau đây:
- Yêu cầu các tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đềcần thiết
2 Điều 114, Luật xây dựng 2003.
3 Điều 115 Luật xây dựng 2003.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 3- Yêu cầu giám định những nội dung có liên quan đến chất lượng công trình trong nhữngtrường hợp cần thiết;
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật;
- Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật;
- Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên đói với đối tượng được thanh tra Việcthanh tra phải được lập thành biên bản;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình và bối thường thiệt hại do kếtluận sai gây ra;
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
1.6 Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức: 4
* Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:
- Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanh tra giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh traviên;
Tổ chức cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:
- Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
- Cung cấp tài liệu, giải trình các nội dung cần thiết và chấp hành kết luận của thanh traxây dựng
1.7 Cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động của thanh tra xây dựng:
Hiện nay, thanh tra xây dựng được tổ chức theo 4 cấp:
- Thanh tra Bộ xây dựng
- Thanh tra Sở xây dựng
- Thanh tra xây dựng cấp Huyện
- Thanh tra xây dựng cấp Phường
Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước:5
4 Điều 116, Luật xây dựng.
5 Điều 112, LXD.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Thanh tra Bộ xây dựng (Thanh tra Bộ) Thanh tra Sở xây dựng (Thanh tra Sở)
Trang 4 Lưu ý: Nếu ở địa phương nào có Sở quy hoạch kiến trúc thì nhiệm vụ, quyền hạn, chức năngcủa Sở Xây Dựng được giao cho Sở quy hoạch kiến trúc đảm nhiệm.
Tỉnh, thành phố có Sở quy hoạch kiến trúc thay thế cho Sở xây dựng là: Hà Nội, Tp HồChí Minh,… Theo thông tư liên tịch số 20/2008/BXD-BNV
Ngoài ra, theo quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ tại HàNội và Tp Hồ Chí Minh còn có thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã,phường, thị trấn
2 CƠ CẤU TỔ CHỨC THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG
2.1 Thanh tra Bộ xây dựng 6
Thanh tra Bộ Xây dựng gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên,công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ
Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luậtthanh tra, Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2011 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra, như sau:
- Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng ban hành;định hướng Thanh tra Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch thanh tra
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định số
26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 Về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành Xây dựng
- Yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lýnhà nước của Bộ Xây dựng
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên làm công tác thanh trachuyên ngành xây dựng
- Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do Bộ, ngành, địa phương thành lập
- Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra SởXây dựng
- Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
6 Theo Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 5- Tổng kết pháp luật về thanh tra, pháp luật về xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổsung hoàn thiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Bộ xây dựng:7
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại
Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
- Quyết định thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng
phê duyệt
- Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao
- Trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra hành chính liên ngành
theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên
quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; quyết định thành lập đoàn
thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ
việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp,
nhiều ngành
- Yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo về công tác thanh tra chuyên
ngành định kỳ hoặc đột xuất
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao
2.2 Thanh tra Sở xây dựng:
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra sở xây dựng: 8
- Thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra
viên, công chức
Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra
thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra
7 Điều 6 Nghị định 26/2013/NĐ-CP.
8 Theo Điều 7 Nghị đinh 26/2013/NĐ-CP.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 6- Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ
chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện
* Thanh tra Sở Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:9
Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều
13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanhtra Bộ, trình Giám đốc Sở phê duyệt, báo cáo Thanh tra Bộ
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định26/2013/NĐ-CP trong phạm vi thẩm quyền quản lý
- Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
- Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành, địa phương thành lập;tham gia các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ thành lập
2.2.2 Chánh thanh tra Sở Xây dựng: 10
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanhtra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt
- Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêucầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao
- Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành theo kếhoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất
- Chỉ đạo hoạt động của lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên của Thanh tra Sở Xây dựngtheo quy định của pháp luật
2.2.3 Cộng tác viên thanh tra: 11
Cộng tác viên thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật
- Kiến nghị Giám đốc Sở xấy dựng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của đơn vị thuộc quyềnquản lí của Sở xây dựng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởngđến hoạt động thanh tra, kiến nghị Giám đốc Sở xây dựng xem xét trách nhiệm, xử lí người cóhành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lí của Sở xây dựng
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính
Trang 7- Kiến nghị Giám đốc Sở xây dựng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra, trường hợpkiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh, đồng thời báo cáo Chánhthanh tra Bộ xây dựng.
- Lãnh đạo cơ quan thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của phápluật
2.3 Thanh tra xây dựng cấp quận:
Theo quyết định Số: 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Thí điểm thànhlập Thanh tra xây dựng quận, huyện (sau đây gọi tắt là Thanh tra xây dựng cấp quận) và Thanhtra xây dựng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Thanh tra xây dựng cấp phường) tại thànhphố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Thanh tra xây dựng cấp quận là tổ chức Thanh tra trựcthuộc Ủy ban nhân dân cấp quận; có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận thựchiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và cáclĩnh vực khác theo quy định của pháp luật Thanh tra xây dựng cấp quận có Chánh Thanh tra, 01đến 02 Phó Chánh Thanh tra và một số Thanh tra viên
Thanh tra xây dựng cấp quận có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau:12
- Lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và về thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng trên địa bàn để trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận phê duyệt và tổ chức thực hiện
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình trên địa bàn
trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng; xử lý các hành vi vi
phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi
phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường nhưng không xử lý
kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận xử
lý những vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường
- Được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu như: hồ sơ đồ án
quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các
tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình
- Lập hồ sơ vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu
xây dựng có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
quận chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận xử lý cán bộ, công chức thuộc quyền
quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoặc thiếu tinh thần trách
nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
12 Điều 3, QĐ 89/2007/QĐ-TTg.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 8- Tổng hợp và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận,
Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp quận và pháp luật về quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp quận giao
2.4 Thanh tra xây dựng cấp phường:
Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn (thanh tra xây dựng cấp Phường): Theo quyếtđịnh số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ thướng Chính phủ thì Thanh tra xây dựng cấpphường là tổ chức thanh tra trực thuộc UBND cấp phường, có chức năng giúp Chủ tịch UBNDcấp Phường thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí trật tự xây dựngtrên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật Thanh tra xây dựng cấp phườngchịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công tác của UBND cấp phường, đồng thời chịu sự hướngdẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng cấp quận Thanh tra xây dựng cấpphường có địa điểm làm việc do Chủ tịch UBND cấp phường bố trí, được trang bị các phươngtiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật, được sử dụng con dấu và tài khoản củaUBND cấp phường để hoạt động
Thanh tra xây dựng cấp phường có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:13
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp phường trong việc
hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định
của pháp luật về trật tự xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trên địa
bàn cấp phường
- Tiếp nhận và xác nhận việc chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ sơ, tài liệu liên
quan đến việc xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định tại các điểm a, b khoản 2
Điều 7 Quyết định 89/2007/QĐ-TTg
- Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn trong việc tuân
thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật như: xây dựng không phép; xây dựng sai giấy phép; xây
dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình
13 Điều 5, QĐ 89/2007/QĐ-TTg Thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã,
phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 9khác theo quy định của pháp luật; lấn chiếm vỉa hè, đường phố; cơi nới, lấn chiếm
không gian; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về quản lý, sử dụng
đất đai và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động xây dựng
- Lập biên bản vi phạm pháp luật về xây dựng (có yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công
trình ngừng thi công xây dựng công trình và tháo dỡ ngay đối với công trình vi phạm);
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng
công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm theo trình tự quy định tại
các Điều 9 và 10 Quyết định 89/2007/QĐ-TTg Hồ sơ xử lý vụ vi phạm phải được gửi
về Thanh tra xây dựng cấp quận để báo cáo và lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp phường
- Thông báo công khai hàng ngày trên đài truyền thanh cấp phường và các phương tiện
thông tin đại chúng về tất cả các trường hợp vi phạm liên quan đến xây dựng trên địa
bàn quản lý và hình thức xử lý
- Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp phường và Thanh tra xây dựng cấp quận
- Thông báo đến cơ quan, đơn vị công tác của cán bộ, công chức, viên chức vi phạm
quy định của pháp luật về xây dựng, về nhà ở, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi
trường tại địa phương trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường và pháp luật về việc
không phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, quản lý, sử
dụng đất đai và bảo vệ môi trường trên địa bàn
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp phường giao
Ngoài ra, thanh tra chuyên ngành xây dựng được phép thanh tra từ trình tự lập, thẩm định,phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, tổng mức đầu tư đến công tác giải phóng mặt bằngxây dựng, điều kiện khởi công công trình, việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, côngtác lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng công trình… Ngoài ra Thanh tra xây dựng cũng đượcphép thanh tra đột xuất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêucầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lí Nhà nước có thẩmquyền giao
Như vậy, theo quy định trên thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh tra xâydựng cấp phường là phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lí các hành vi viphạm pháp luật như: xây dựng không giấy phép, xây dựng sai giấy phép, lấn chiếm vỉa hè,đường phố, cơi nới, lấn chiếm không gian…
2.5 Đối tượng của thanh tra xây dựng 14
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ xây dựng và Sở xâydựng theo ủy quyền hoặc phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
14 Điều 2, Nghị định 26/2013/NĐ-CP.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 10Cơ quan tổ chức cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lí của Bộ xây dựng, Sở xây dựng
2.6 Nguyên tắc hoạt động của thanh tra xây dựng 15
Hoạt động thanh tra xây dựng phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực,khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, không làm cản trở đến hoạt động bình thường của tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra
Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra,Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo đúng quyđịnh của pháp luật về thanh tra, Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọihành vi và quyết định của mình
2.7 Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng 16
Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thanh tra việc chấp hành chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1
Điều 2 Nghị định 26/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây
dựng
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:
- Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạchxây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quyhoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu côngnghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;
- Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắmmốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch;cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng đượccấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;
- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiệnhành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lýchứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:
15 Điều 3, Nghị định 46/2005/NĐ-CP.
16 Điều 10, 11 Nghị định 26/2013/NĐ-CP.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 11- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán,
dự toán công trình xây dựng;
- Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng;việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
- Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựngtheo giấy phép xây dựng;
- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng vàpháp luật về đấu thầu;
- Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tạiViệt Nam;
- Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
- Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trìcông trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;
- Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hànhnghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:
- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt;
- Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;
- Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạtầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếusáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuậtkhác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Trang 12* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở,kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nướccủa Bộ Xây dựng.
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệuxây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền
* Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước của ngành Xây dựng
2.8 Thanh tra viên ngành xây dựng
2.8.1 Khái quát về Thanh tra viên ngành xây dựng 17
- Khái niệm: Thanh tra viên ngành Xây dựng là công chức của Thanh tra Bộ Xây
dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm
vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Xây
dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các
quy định của pháp luật về xây dựng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ Xây
dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật
2.8.2 Tiêu chuẩn của Thanh tra viên ngành xây dựng 18
Cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm thanh tra viên chuyên ngành xây dựngcấp quận và cấp phường phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
17 Điều 21, Nghị định 26/2013/NĐ-CP.
18 Điều 2, Quyết định 165/2007/QĐ-TTg Quy định tạm thời tiêu chuẩn thanh tra viên chuyên ngành xây dựng
quận, huyện và xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng