Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản ppt (Trang 25 - 34)

DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước. Sự hình thành và phát triển các DNNN ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 40 năm. trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, sự ra đời hàng loạt các DNNN, việc thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế dần dần trở thành moọt "công trường thống nhất" nhưng thiếu sức sống, kém năng động, linh hoạt, hiệu quả kinh tế rất thấp.

Đầu những năm 80 là thời kỳ tìm tòi, lý giải những vấn đề kinh tế. Hiện thực đời sốngcho thấy, nền kinh tế đã suy thoái các mâu thuẫn xuất hiện ở mọi nơi mọi chỗ trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể. Những quan điểm giáo điều về cải tạo XHCN đã cản trở những tìm tòi đổi mới kinh tế mói chung đổi mới DNNN nói riêng. Các cuộc cải cách giá tiền lương(85 – 86) đã làm bộc lộ rõ tính bất hợp lý và sự yếu kém của cơ cấu và cơ chế kinh tế ở nước ta. Nhận thức được sai lầm, trong đổi mới kinh tế cùng với chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế Đảng đã đặt vấn đề phải nhanh chóng tổ chức, sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc

doanh và đổi mới quản lý các DNNN nhằm phát huy vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần.

Nghị định 338/HĐBT đã góp phần thực hiện tốt việc sắp xếp lại các DNNN và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Sau 3 năm số DNNN đã giảm từ 12296 xuống còn 6300 doanh nghiệp giảm 48,7%. Số DNNN giải thể hoặc chuyển hình thức sở hữu tăng, số doanh nghiệp sát nhập lại với nhau khoảng 4000. Vốn bình quân mỗi doanh nghiệp tăng từ 3,3 tỷ đông lên 9,5 tỷ đồng.

Sau khi sắp xếp lại, nhiều doanh nghiệp đã ổn định tổ chức, nhanh chóng tìm ra hướng sản xuất kinh doanh mới, dần thích nghi với điều kiện kinh tếthì trường và ưúc tế hoá sản xuất. Mặc dù còn nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế các DNNN đã cố găng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, ổn định sản xuấtvà tăng cường tích luỹ vốn. Hàng năm các DNNN đã tạo ra 36,7% giá trị GDP, nộp ngân sách tăng bình quân 3 năm 1991 – 1993 là 48,2%. Các DNNN đóng vai trò chủ yếu trong các hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước. Nhìn chung, ở nước ta hiện nay các DNNN không chỉ chủ động tích cực hơn trong cơ chế thị trường mà còn là lực lượng chiếm tỷ trọng áp đảo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trong tương lai tỷ trọng này có thể giảm xuống trong cơ cấu kinh tế quốc dân nhưng vai trò chủ đạo của nó vẫn sẽ được giữ vững và phát huy.

b. Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác:

Từ năm 1996 trở lại đây nhò tác động tích cực của chủ trương chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nên các doanh nghiệp vừa và nho bưóc sang giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn không chỉ có sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp và có sự cơ cấu lạivà phát triển gần thị trường hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, vai trò vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân ngày càng đựoc khẳng định.

Năm 1986 cả nước gần như không có doanh nghiệp tư nhân nào nhưng đến 12/1994 cả nước có 13772 doanh nghiệp tư nhân, 5120 công ty TNHH ... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới ra đời nước ta từ 1986 đến nay phần lớnlà các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, liên doanh. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất đổi mới cơ chế quản lý DNNN và HTX.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chyển hướng mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh theo nguyên tắc kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá trên cơ sở đổi moứi công nghệ,tăng cường liên doanh liên kết làm cho sản xuất kinh doanh thích hợp với thị trường tăng khă năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tổ chức sản xuất à tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã có đổi mới theo hướng gắn với thị trường, tạo được động lực phát triển , thiết thực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực nhà nước được chủ động sản xuất kinh doanh hơn trong nước.

Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH mọc lên rất nhiều ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một hướng đi riêng, phù hợp với thực lực và khả năng của mình để đưa doanh nghiệp phát triển góp phần đưa nền kinh té đất nước ngày một đi lên.

2. Doanh nghiệp Việt Nam- những vấn đề còn tồn tại:

Mặc dù đã sắp xếp lại nhiều lần nhưng hệ thống các DNNN còn cồng kềnh, vừa dàn trải vừa thiếu đồng bộ nên nhiều khi khó huy động sức mạnh của DNNN để đáp ứng một yêu cầu kinh tế nào đó của xã hội. Có lĩnh vực còn quá nhiều DNNN hoạt động nhưng không hiệu quả bằng doanh nghiệp tư nhân như nội thương ..., trong khi đó ở lĩnh vực ngoại thương – nơi cần có những tập đoàn kinh tế mạnh do nhà nước quản lý trực tiếp - đang thiếu vắng các doanh nghiệp nhà nước hoặc có thì tỏ ra yếu kém trên thương trường quốc tế.

Trình độ công nghệ, kỹ thuật của các DNNN còn rất thấp do thiếu vốn để đổi mới công nghệ và thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi để nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Nhiều máy móc thiết bị mới nhận về do không giám sát các hoạt độngchuyển giao công nghệ tốt nên đã lạc hậuhoặc là máy thải được tân trang lại. Điều đó làm cho tình hình đổi mới công nghệ đã chậm lạicàng chậm hơn và kém hiệu quả hơn.

Các DNNN đã được tự chủ về tài chính và có quyền chủ động sản xuất kinh doanh nhưng hiện vẫn chưa có một cá nhân hay tập thể nào là người có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về sự tồn vong của doanh nghiệp. Trên thực tế giám đốc doanh nghiệp là người chi phối mạnh nhất tài sản và các hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự chi

phối của giám đốc tuy lớn nhưng lại có tính chất tạm thời, giám đốc ít chịu trách nhiệm vật chất về sự trì trệ, thua lỗ, thất thoát tài sản của các doanh nghiệp vì hiện nay các DNNN chịu sự chi phối của nhiều cấp nhiều người nên khó có thể quy trách nhiệm cho một người. Đây có thể là một kẽ hở lớn để cho những hiện tượng tham nhũngvà tiêu cực trong các doanh nghiệp nảy sinh và phát triển.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trở ngại chi phối và gây ảnh hưởng cho nhau: đó là thị trường hạn hẹp, không ổn định, thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Không có thị trường nên không có nhu cầu đầu tư và đổi mới công nghệ. Vốn ít không đổi mới công nghệ nên khả năng cạnh tranh sản phẩm kém. Tình hình thiếu vốn là phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp.

Phát triển và đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn mang tính tự phát và còn nhiều lúng túng.

Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thị trường trong và ngoài nước. Thị trường trong nước bị sức ép của hàng ngoại rất mạnh và sự lũng đoạn của kinh tế tư nhân. trong lĩnh vực thương nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân tìm cách buôn lậu và trốn thuế làm cho hàng hoácủa DNNN giảm sức cạnh tranh. Do phải đóng thuế và thực hiện nghiêm chỉnh các khoản nộp ngân sách theo luật nên hàng hoá của DNNN giá thành cao, không được thị trường chấp nhận.

Nhà nước cần phải nghiêm khắc hơn nữa đối với thủ đoạn lũng đoạn thị trường, nghiêm nghị những hoạt động buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế, lậu thuế và phải coi đây như một giải pháp quan trọng nhất để bảo vệ thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn tại của doanh nghiệp Việt Nam:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của các doanh nghiệp là hạn hẹp về năng lực của bản thân doanh nghiệp, phần quan trọng hơn là do chưa có môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Biểu hiện trên các mặt: thiếu chính sách riêng, thiếu vốn, sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nướcđã có nhưng chưa nhiều.

Trong thực tế các doanh nghiệp đều có nhu cầu đổi mới công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng lực bất tòng tâm, gần hầu hết các xí nghiệp

sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩumáy móc thiết bị lạc hậu nhưng nguồn vốn tự có quá thấp nhất là doanh nghiệp do địa phương quản lý, sản xuất kinh doanh gần như 100% dựa vào vốn tín dụng ngân hàng trong khi muố nhập một dây chuyền sản xuất hiện đại phải mất hàng triệu đôla. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng để sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ rất cao(vì chứa lãi suất tiền vay và khấu hao tài sản) và thế sẽ không được thj trường chấp nhận, sản phẩm vị ứ đọng.

Điều hết sức nhức nhối là thị trường hàng ngoại nhập hầu như bị thả nổi. Hàng nhập lậu tràn vào Việt Nam từ bố phía: hàng không, đường sắt, đường bộ qua hàng nghìn km biên giới với các nước biên giới láng giềng.

Cơ sở hạ tầng của nước ta còn thấp kém, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật đầu tư nước ngoài chưa thực sự đơn giản, còn cồng kènh, nhiều thủ tục làm cho vấn đề thu hút vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Nạn chảy máu chất xám còn tồn tại, những người có trình độ, tay nghề cao không có môi trường và điều kiện để họ cống hiến và phát huy nên họ phải tìm đến nơi có điều kiện tốt ở nước ngoài để nâng cao và phát huy năng lực ...

III. Vấn đề sử dụng vốn ở các doanh nghiệp nước ta trong cơ chế thị trường: 1. Vấn đề thu hút và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp:

Hầu hết các doanh nghiệp nước ta hoạt động nhờ vào nguồn vốn từ bên ngoài. Lượng vốn tự có còn rất hạn chế, các doanh nghiệp thu hút sử dụng vốn dưới nhiều hình thức.

Vốn ngân sách nhà nước phân bổ trực tiếp cho các doanh nghiệp, ngày 24-1-1991. Hội đồng bộ trưởng đã ban hành nghị định số 22 HĐBT về chế đọ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Theo chế độ này các DNNN hằng năm phải trả nhà nước một số tiền được xác định trên tổng số vốn ngân sách nhà nước hiện có tại doanh nghiệp với một tỷ lệ theo quy định trước. Thực chất đây là số tiền doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng vốn của nhà nước, hay khác đi đó chính là chi phí sử dụng vốn, là giá phải trả cho mua quyền sử dụng vốn. Vốn ngân sách nhà nước chỉ là một phần nhỏ hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động. Phần lớn nguồn vốn còn lại doanh nghiệp phải tự đi vay và thu hút đầu tư. Ngoài các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài – nguồn vốn chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài – thì nguồn vốn tín dụng đóng vai trò

quan trọng. Nhưng trên thực tế, vốn tín dụng nước ta cho các doanh nghiệp còn quá ít, các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, kinh doanh cần phải vay vốn ngân hàngtrong khi thủ tục và đòi hỏi được cho vay quá lằng nhằng.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sản xuất bấp bênh trong tình trạng thiếu vốn. Trước tình hình đó viẹc xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp chiém dụng vốn của ngân hàng, doanh nghiệp nọ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp kia ... Việc huy động vốn là một điều nan giải nhưngkhi đã có một số vốn trong tay các doanh nghiệp sử dụng nó như thế nào ? phần lớn các doanh nghiệp nước ta hoạt động có lãinhưng bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp trì trẹ, hoạt động kém hiệu quả gây ra hiện tượng thất thoát vốn. Nhà nước nên có biện pháp hỗ trợ vốn cho các donah nghiệp nhưng đồng thời cũng phải kiểm soát, chấn chỉnh lại việc hoạt động của các doanh nghiệp để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Hiện nay: - nguồn vốn tín dụng trong nước sẽ đầu tư trung hạn và ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Tiền nhàn rỗi trong dân hiện tại còn nhiều nhưng chưa huy động được. Các ngân hàng thừa tiền trong lúc doanh nghiệp thiếu vốn. Đây có thể là hiện tượng thất thời nhưng cho thấy sự bất bình thường trong cơ chế hoạt động tín dụng. Đã đến lúc phải xem lại việc cấp bổ sung vốn cho DNNN vì ngân sách nhà nước chỉ huy động khoảng 20% GDP nên không đủ thoả mãn toàn bộ nhu cầu của các DNNN.

- nguồn vốn tín dụng và đầu tư trực tiếpnước ngoài được đầu tư vào các dự ánđược thoả thuận tuỳ theo từng nguồn vốn tuỳ thuộc lĩnh vực định hướng đầu tư của nhà nước và phương thức đầu tư. lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, phương thức đầu tư linh hoạt cùng các thủ tục đơn giản sẽ huy động , thu hút mạnh mẽ nguồn vốn này.

2. Sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả:

a. ý nghĩa của lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản đối với việc quản lý doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đánh dấu một bước ngoặt quan trọngcho nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trước 1986, nền kinh tế nước ta yếu kém, các doanh nghiệp sản xuất theo lệnh

từ cấp trên đưa xuống và cũng chính nhà nướctìm cách tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, bên cạnh đó lạm phát luôn ở mức phi mã. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trưòng có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì , bảo tồn và phát triển nguồn vốn hiện có, nghĩa là doanh nghiệp tự mình sản xuất kinh doanh tìm "đầu vào" và "đầu ra" cho doanh nghiệp. Nhà nước lúc này chỉ quản lý các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. do đó nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn của tư bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta trong nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất : xác định được đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với sự xuất hiện của những doanh nghiệp mới là một số doanh nghiệp làm ăn không có hiệu qua dẫn đến phá sản. ngay từ khi cóquyết định thành lập một doanh nghiệp, nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?chỉ khi trả lời 3 câu hỏi này một cách đày đủ và chính xác thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được tiến hành bình thường , liên tục và có hiệu quả. Để trả lời được những câu hỏiđó doanh nghiệp cần phân tích nhu cầu của thị trường và định hướn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình. Sau đó doanh nghiệp thực hiện quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn bằng cách mua tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra sản phẩm đem bán trên thị trường thu lại vốn và lợi nhuận. Dựa vào phân tích tốc độ chu chuyển của vốn, các doanh nghiệp không phải chỉ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn phải xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản ppt (Trang 25 - 34)