1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam

122 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Vượt Rào Cản Thương Mại Của Mỹ Đối Với Sản Phẩm Gỗ Việt Nam
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Văn Thành
Trường học trường đại học
Chuyên ngành kinh tế
Thể loại đề tài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 201,12 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN VÀ VƯỢT RÀO CẢN (6)
    • 1.1 Rào cản trong thương mại quốc tế (6)
      • 1.1.1 Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế (6)
      • 1.1.2 Sự hình thành của các loại rào cản trong thương mại quốc tế (8)
      • 1.1.3 Các loại rào cản trong thương mại quốc tế (11)
        • 1.1.3.1 Rào cản thuế quan (11)
        • 1.1.3.2 Rào cản phi thuế quan (14)
      • 1.1.4 Phạm vi và mục đích sử dụng rào cản trong thương mại quốc tế (18)
    • 1.2 Rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế (24)
      • 1.2.1 Sự hình thành rào cản thương mại đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế (24)
      • 1.2.2 Các loại rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế (25)
        • 1.2.2.1 Rào cản thuế quan đối với sản phẩm gỗ (25)
        • 1.2.2.2 Rào cản phi thuế quan đối với sản phẩm gỗ (26)
    • 1.3 Lý luận chung về vượt rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế (30)
      • 1.3.1 Khái niệm vượt rào cản thương mại (30)
      • 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vượt rào cản thương mại (31)
        • 1.3.2.1 Sức mạnh nội tại của doanh nghiệp (31)
        • 1.3.2.2 Sự liên kết giữa Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp (31)
      • 1.3.3 Sự cần thiết phải vượt rào cản trong thương mại quốc tế (32)
        • 1.3.3.1 Tầm quan trọng của việc vượt rào cản đối với các quốc gia và (32)
        • 1.3.3.2 Để hội nhập có hiệu quả thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt (34)
        • 1.3.3.3 Năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng vượt qua các rào cản thương mại (35)
      • 1.3.4 Các công việc chủ yếu nhằm vượt rào cản trong thương mại quốc tế của chính phủ, hiệp hội và doanh nghiệp (38)
        • 1.3.4.1 Các biện pháp từ phía Chính phủ (38)
        • 1.3.4.2 Các biện pháp từ phía Hiệp hội (38)
        • 1.3.4.3 Các biện pháp từ phía doanh nghiệp (39)
    • 1.4 Kinh nghiệm của Canada và Trung Quốc vượt rào cản thương mại đối với sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ (40)
      • 1.4.1 Canada (40)
      • 1.4.2 Trung Quốc (43)
      • 1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (45)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM (47)
    • 2.1 Sự hình thành các rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu (47)
    • 2.2 Rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam (51)
      • 2.2.1 Rào cản thuế quan của Mỹ (52)
      • 2.2.2 Rào cản phi thuế quan của Mỹ (52)
      • 2.2.3 Ảnh hưởng của các rào cản thương mại của Mỹ đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam (55)
    • 2.3 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam (57)
      • 2.3.1 Các biện pháp từ phía Chính phủ (57)
      • 2.3.2 Các biện pháp từ phía Hiệp hội gỗ và lâm sản (59)
    • 2.4 Kết quả Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ (62)
      • 2.4.1 Thực trạng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ (62)
      • 2.4.2 Thực trạng Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ (64)
    • 2.5 Đánh giá chung về thực trạng vượt rào cản thương mại trên thị trường Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam (74)
      • 2.5.2 Những mặt tồn tại trong việc vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam (76)
      • 2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam (78)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM (80)
    • 3.1 Định hướng vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt nam (80)
    • 3.2 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Mỹ (82)
      • 3.2.1 Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam (83)
      • 3.2.2 Thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt (84)
    • 3.3 Chiến lược phát triển của ngành gỗ Việt Nam đến năm 2020 (88)
    • 3.4 Mục tiêu của ngành gỗ Việt Nam (90)
      • 3.4.1 Mục tiêu tổng quát (90)
      • 3.4.2 Mục tiêu cụ thể (90)
    • 3.5 Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của thị trường Mỹ đến năm (91)
      • 3.5.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của thị trường Mỹ (92)
      • 3.5.2 Khả năng xuất hiện rào cản mới (94)
    • 3.6 Các giải pháp vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam (95)
      • 3.6.1 Giải pháp từ phía Chính phủ (95)
      • 3.6.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội gỗ và lâm sản (100)
      • 3.6.3 Giải pháp từ phía Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ (104)
  • KẾT LUẬN (113)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN VÀ VƯỢT RÀO CẢN

Rào cản trong thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế

Rào cản thương mại quốc tế là gì?

Tìm trong từ điển thương mại quốc tế, có lẽ chỉ duy các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu là được gọi với cái tên "rào cản thương mại" Các loại "rào cản" khác mà doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta đã không ít lần đối mặt, như kiện chống bán phá giá, kiện chống trợ cấp, các biện pháp vệ sinh an toàn động vật, thực vật đều được biết dưới những cái tên khác, thí dụ "các biện pháp vãn hồi công bằng trong thương mại".

Thực chất, các biện pháp này đều giống nhau ở hệ quả cản trở dòng chảy của hàng hóa xuất khẩu, vì thế chúng là "rào cản" Xét về tính chất, có thể chia các biện pháp này thành hai nhóm Thứ nhất là nhóm các biện pháp áp đặt thường xuyên đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các thành viên WTO và không mang tính trừng phạt, bao gồm các yêu cầu kỹ thuật (nhãn mác, chất lượng, đóng gói ) hay các đòi hỏi về điều kiện vệ sinh dịch tễ Thứ hai là nhóm các biện pháp áp đặt theo vụ việc, mang tính trừng phạt, đối với một nhóm hàng hóa cụ thể từ một số thành viên WTO nhất định, bao gồm biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Trên thực tế, không phải khi nào các rào cản thương mại cũng bị phản đối Ðiều này có thể được giải thích bởi ít nhất hai lý do:

Thứ nhất, đằng sau những đàm phán nhượng bộ căng thẳng giữa các thành viên trong khuôn khổ WTO là nguyên lý: mở cửa thị trường luôn gắn với một vài công cụ nào đó để "khép cửa" khi cần thiết Tự do hóa thương mại đang và sẽ còn song hành với những rào cản tương ứng Ðể dung hòa, WTO lựa chọn giải pháp cho phép các công cụ này tồn tại nhưng trong khuôn khổ các quy tắc của tổ chức này.

Thứ hai, như hai mặt của tấm huy chương, các công cụ này có thể là rào cản trong mắt các nhà xuất khẩu nhưng là thần tài của ngành sản xuất nội địa nơi nhập khẩu Khi các biện pháp này được áp dụng với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào các thành viên WTO thì đây đúng là "rào cản"; nhưng nếu Chính phủ Việt Nam áp dụng chúng để đối phó với hàng hóa thành viên WTO nhập khẩu vào Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất trong nước thì đó không còn là "rào cản" nữa.

Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” thương mại được đề cập chính thức trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement of technical Barriers to trade) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tuy nhiên, trong Hiệp định này khái niệm hàng rào cũng không được định danh một cách rõ ràng mà chỉ được thừa nhận như một thoả thuận rằng: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này”

Trong cuốn sách "Trade barriers in Asia and ocenia", của IdaM.Conway, xuất bản năm 2007 đưa ra định nghĩa: “Rào cản thương mại là những chính sách hoặc quy định của chính phủ nhằm hạn chế thương mại quốc tế” (A trade barrier is a general term that describes any government policy or regulation that restricts international trade)

Trên cơ sở các định nghĩa trên đây, tác giả cho rằng rào cản thương mại là tất cả các biện pháp thuế quan và phi thuế quan được áp dụng để gây cản trở đến hoạt động thương mại của hàng hoá nước ngoài và bảo vệ người tiêu dùng mà không có lời giải thích về việc áp dụng đó.

Song, tựu trung, các rào cản đó được hiểu là các luật lệ, chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ pháp lý chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.

1.1.2 Sự hình thành của các loại rào cản trong thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ Cùng với sự phát triển đó, các rào cản trong thương mại quốc tế đã được hình thành nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước Các rào cản thương mại nhìn chung sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm người nào đó, tuy nhiên có thể gây thiệt hại cho một nhóm người khác Chính vì thế, sự hình thành của các loại rào cản thương mại có thể xuất phát từ một trong ba chủ thể sau:

- Từ phía doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp của bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng muốn được nhà nước bảo hộ Trước hết là để tránh được sự cạnh tranh của nước ngoài Nhưng ngay cả khi không lo ngại sự cạnh tranh của nước ngoài thì rào cản thương mại cũng giúp họ có thêm vị trí trên thị trường và có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn Xuất phát từ lợi ích đó, các doanh nghiệp sẽ tập hợp dưới danh nghĩa Hiệp hội ngành nghề để tiến hành vận động hành lang đối với Chính phủ, nhằm tác động để Chính phủ ra các chính sách thương mại có lợi cho mình Các tác động từ phía doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ và có tổ chức, với nhiều hình thức khác nhau Trong nhiều trường hợp, với khả năng tài chính của mình, các doanh nghiệp có khả năng tác động rất lớn tới Nhà nước, thông qua các biện pháp tiêu cực Hoặc nếu không họ sẽ viện dẫn các lý do có vẻ rất chính đáng như: ngành công nghiệp non trẻ, cần phải bảo hộ; ngành sản xuất có liên quan đến việc làm của nhiều người lao động; ngành sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc gia (an ninh lương thực) Dưới tác động của các doanh nghiệp, Chính phủ có thể sẽ phải đưa ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước.

- Từ phía người lao động và người tiêu dùng: Một trong những lý do lớn dẫn tới việc hình thành các rào cản là để bảo vệ người lao động Trước hết là để bảo vệ cho người lao động (thuộc ngành được bảo hộ) có công ăn việc làm, và sau đó là để bảo vệ cho họ có thu nhập ổn định Người lao động có thể thông qua các nghiệp đoàn để đấu tranh hoặc đòi hỏi Chính phủ hạn chế sản phẩm, doanh nghiệp và kể cả công nghệ có năng suất cao thâm nhập vào thị trường nội địa của họ Cũng có khi họ mượn cớ rằng để bênh vực người lao động của nước khác phải làm việc trong điều kiện không được bảo đảm, rằng vì lý do sử dụng lao động trẻ em hay tù nhân nên sản phẩm đưa vào thị trường với giá rẻ Đây chính là lý do mà Chính phủ phải dựng nên rào cản với tên gọi là trách nhiệm xã hội theo SA 8000

Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành các rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật, rào cản hành chính Với lý do là để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật hoặc là bảo vệ môi trường, người ta có thể đưa ra các tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật rất cao tới mức cản trở thương mại hoặc có thể đưa ra các biện pháp cấm nhập khẩu ngay cả khi nguy cơ chưa được phân tích và xác định một cách khoa học Nhìn chung, dưới tác động của dân chúng (người lao động và người tiêu dùng), Chính phủ của các nước sẽ phải sử dụng các biện pháp khác nhau để đáp ứng nguyện vọng của dân chúng Trong nhiều trường hợp, các biện pháp được áp dụng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở thương mại quốc tế

- Từ phía Chính phủ: Xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và vận động của các nhóm khác nhau, Chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm cũng như tổng thể để quyết định xem có nên thực thi một rào cản nào đó hay không Quá trình này không phải dễ dàng vì tính toán lợi ích, thiệt hại một cách tổng thể là rất khó khăn, đặc biệt là giữa cái trước mắt và lâu dài cũng như phản ứng của các đối tác thương mại chính cũng như các quốc gia có liên quan.

Bất kỳ chính sách rào cản nào cũng có thể có lợi cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành được bảo hộ, nhưng lại gây hại cho các ngành khác và cho người tiêu dùng nói chung Những người bị thiệt đương nhiên sẽ có sự phản kháng hoặc sử dụng các biện pháp trả đũa Tuy vậy, Chính phủ vẫn phải ra các quyết định dựa trên sự cân nhắc và điều hoà lợi ích một cách hợp lý, kể cả những yếu tố trong nước và ngoài nước Xu hướng chung hiện nay là căn cứ vào các định chế và thoả thuận trong khuôn khổ của WTO cũng như dựa vào các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế khác để quyết định biện pháp áp dụng

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp luôn có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước vì lợi ích của hai phía có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, tăng mức độ bảo hộ bằng thuế quan thì thu ngân sách của Nhà nước sẽ tăng lên trong ngắn hạn Bên cạnh đó còn là sự xoa dịu của Chính phủ với người lao động hoặc dân chúng nhằm đạt được lòng tin của dân chúng với chính phủ Sự xoa dịu này có thể được viện dẫn bởi các lý do như đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho dân cư hoặc là để bảo vệ các giá trị văn hoá và đạo đức.

1.1.3 Các loại rào cản trong thương mại quốc tế

Rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế

1.2.1 Sự hình thành rào cản thương mại đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế

- Sản phẩm gỗ là mặt hàng thu hút nhiều lao động, cần một lượng lớn lao động thủ công trong nước Vì vậy đây là sản phẩm được nhà nước rất quan tâm, hơn thế nữa đây là sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, Do đó, khi chưa hình thành rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế, các nước phát triển và đang phát triển đều đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ dẫn đến tình trạng xuất khẩu lan tràn.

- Khi bắt đầu hình thành và phát triển rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế Việc các nước khai thác gỗ bất hợp pháp ví dụ khai thác gỗ từ các rừng bảo tồn, nhập khẩu gỗ lậu, xuất khẩu các sản phẩm gỗ không đúng tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng xấu đến môi trường do đó xuất hiện rào cản trong thương mại đối với sản phẩm gỗ Các nước hạn chế hoạt động nhập khẩu bằng cách áp dụng rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan như: hạn ngạch, mức thuế đối với sản phẩm gỗ Tuy nhiên, việc áp dụng thuế quan, hạn ngạch này là trái với các nguyên tắc cơ bản của WTO

Sản phẩm gỗ ngày càng yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.

Do đó hiện nay, rào cản phi thuế quan ngày càng được các nước trên thế giới áp dụng nhằm hạn chế hàng hoá nhập khẩu của các nước khác, bảo hộ ngành sản xuất trong nước Các rào cản đó được dựng lên và rất phức tạp như: rào cản về xuất xứ gỗ, chất lượng gỗ, rào cản về môi trường,… Ví dụ ở Bắc Mỹ, tem chứng nhận cấp chất lượng là yêu cầu với bất kỳ loại gỗ xẻ hoặc ván nhân tạo nào dùng trong xây dựng Các cơ quan kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ yêu cầu tất cả bao bì gỗ và vật liệu thừa phải được xử lý hoặc sấy khô theo Tiêu chuẩn Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các phương pháp vệ sinh thực vật của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Vào tháng 4/2004 các loại ván nhân tạo xây dựng tiêu thụ trong khối EU phải được chứng nhận để mang nhãn của

EC Lượng phát xạ formaldechyd của Châu Âu được nhiều nhà nhập khẩu gỗ nhận xét là thấp hơn rào cản kỹ thuật với thương mại.

1.2.2 Các loại rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế 1.2.2.1 Rào cản thuế quan đối với sản phẩm gỗ Đối với sản phẩm gỗ thì các rào cản thuế quan bao gồm: Thuế quan đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu có thể dưới dạng thuế phần trăm, thuế đặc định hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế đặc định) Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này Tuy nhiên, thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan và tăng mức độ ràng buộc thuế (các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết trong biểu) Thuế suất đã được giảm đáng kể qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định thuế quan(GATT) trước đây, đặc biệt là sau Vòng đàm phán U-ru-goay, thuế công nghiệp bình quân của các nước phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36% mức thuế nông nghiệp (và các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24% thuế nông nghiệp), tỷ lệ ràng buộc số dòng thuế trong cả biểu thuế với các nước phát triển đạt 99%, với các nước đang phát triển đạt 73% và với các nền kinh tế chuyển đổi đạt 98%

Nếu không hoặc chưa được áp dụng mức thuế tối huệ quốc (MFN) thì thuế suất phổ thông sẽ rất cao nên rất khó có khả năng xuất khẩu Trong biểu thuế của Hoa Kỳ, thuế suất tối huệ quốc đối với sản phẩm gỗ là 29,4 % Do vậy, từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực và Việt Nam được hưởng chế độ tối huệ quốc (có tính tạm thời - hàng năm) thì xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng trưởng nhanh chóng

Việt Nam chưa được Hoa Kỳ coi là nước có nền kinh tế thị trường, do vậy phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường này vì phải giải quyết theo cơ chế song phương và bị áp đặt điều tra so sánh thông qua một nước thứ ba Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên chế độ tối huệ quốc mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là chế độ vĩnh viễn.

1.2.2.2 Rào cản phi thuế quan đối với sản phẩm gỗ

Rào cản phi thuế quan đối với sản phẩm gỗ bao gồm:

Yêu cầu, rào cản kỹ thuật ã Tiờu chuẩn sản phẩm

- Đóng gói: Trên bao bì đóng gói phải ghi rõ các thông tin mô tả thương mại hàng một cách trung thực nhất gồm: Ký tự trên bao bì phải rõ ràng, nhãn mác gắn trên hàng hoá phải ở vị trí dễ thấy, số lượng hàng phải được ghi trung thực trên phần chính của bao bì Các thông tin và lưu ý khi sử dụng là những yêu cầu không thể thiếu được trên bao bì của sản phẩm.

- Lượng phát xạ formaldêhyde (như JAS) Rào cản kỹ thuật với thương mại rõ nhất với sản phẩm gỗ nhiệt đới là Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS) và tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) về lượng formaldêhyde phát xạ gắn liền hội chứng nhà bệnh Sản phẩm bị ảnh hưởng là gỗ dán, ván dăm bào, MDF, ván xây dựng, ván phủ mặt, ván sàn, mặt cầu thang Mỗi loại sản phẩm yêu cầu có giấy chứng nhận riêng phù hợp tiêu chuẩn tương ứng. ã Yờu cầu kỹ thuật/phẩm cấp: đỏp ứng được cỏc yờu cầu kỹ thuật đặt ra đối với sản phẩm gỗ. ã Điều kiện tất yếu về vệ sinh thực vật: đỏp ứng được cỏc yờu cầu về vệ sinh thực vật như: điều kiện sấy khô, chất bảo quản,… ã Bộ luật xõy dựng như: Luật chống chỏy, chống giú, đặc tớnh tăng cường. ã Chứng nhận chất lượng/ yờu cầu kiểm tra ở Bắc Mỹ, tem chứng nhận cấp chất lượng là yêu cầu với bất kỳ loại gỗ xẻ hoặc ván nhân tạo nào dùng trong xây dựng. ã Nhón mỏc EC: hàng hoỏ cú liờn quan đến mụi trường phải dỏn nhón theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận Ví dụ: tiêu chuẩn GAP và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về một môi trường tốt. Sản phẩm gỗ phải có nguồn gốc rõ ràng, không xuất xứ từ rừng bảo tồn hoặc rừng đặc dụng… Nếu hàng hóa của các doanh nghiệp không đáp ứng một trong các yêu cầu trên thì sẽ bị trả về

Rõ ràng nhãn mác sinh thái và chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm CoC (Chain of Custody) có thể trở thành vật cản nghiêm trọng cho thương mại gỗ.

Trở ngại/ Rào cản kỹ thuật khác ã Tiờu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng gần như là yờu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường, đảm bảo chất lượng an toàn đối với người tiêu dùng Bên cạnh đó,còn có những quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn và thủ tục xin giấy chứng nhận cho hàng nhập vào thị trường Tuy vậy, những quy định đó được nước đó áp dụng làm phương tiện để phân biệt đối xử với các loại hàng nhập Chế độ cấp giấy chứng nhận hàng phù hợp tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế hàng nhập hoặc phân biệt đối xử Thực chất đây là hàng rào phi thuế quan để nước đó bảo hộ hợp lệ cho sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó còn những rào cản kỹ thuật khác đối với sản phẩm gỗ như: điều cấm, sự tẩy chay, giấy đăng ký,… ã Quota: chế độ hạn ngạch nhập khẩu được xõy dựng nhằm định ra hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hoá nhập vào nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. ã Chứng nhận về gỗ Tại Mỹ: Đạo luật Lacey của Mỹ vừa được ban hành, hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/4/2009 Theo đó, các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào quốc gia này sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ Đạo luật Lacey được ban hành thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ Căn cứ đạo luật này, hành động lấy gỗ, khai thác, sở hữu, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ quy định của luật pháp ở bất cứ quốc gia nào cũng được xem là vi phạm tại Mỹ Luật Lacey sửa đổi của Mỹ cho phép Chính phủ nước này được xử phạt, bắt giam cá nhân lẫn tập thể khai thác buôn lậu gỗ bất hợp pháp thông qua sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Đạo luật Farm Bill 2008 được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và 600 mục, trong đó có 2 mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với Việt Nam: Mục 8204- ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp và mục 3301- gỗ xẻ từ cây lá kim (gỗ xẻ mềm).

Theo đó khi xuất khẩu bất kỳ thực vật nào vào Mỹ các doanh nghiệpViệt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: tên khoa học (gồm tên chi- genus và loài- species của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên của quốc gia- nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch).

Theo Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) do EU khởi xướng, tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc Cơ quan cấp phép cũng sẽ kiểm tra từng doanh nghiệp cụ thể xem hệ thống kiểm soát các chứng từ gốc của doanh nghiệp có đảm bảo tính hợp pháp hay không Tất cả những hành động này nhằm chống lại việc khai thác gỗ lậu, hủy hoại môi trường sinh thái Theo Luật lâm nghiệp quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT), nếu phát hiện nguồn gốc lô hàng nhập khẩu vào EU được khai thác bất hợp pháp, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị phạt nặng và bị cấm nhập khẩu vĩnh viễn vào EU.

- FSC: đây là một tiêu chuẩn khá khắt khe và không dễ áp dụng Chính phủ liên bang, bang và vùng xác định rằng họ mua bán các vật liệu xây dựng, đồ mộc và gỗ bắt nguồn từ gỗ nhiệt đới phải được khai thác hợp pháp từ rừng quản lý bền vững Thường hợp đồng của một số Chính phủ yêu cầu gỗ có chứng nhận bởi FSC hoặc các tổ chức chứng nhận tương đương. ã Chủ đề mụi trường: thị trường quốc tế rất coi trọng "đạo đức" về mụi trường Ví dụ, các cơ quan kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ yêu cầu tất cả bao bì gỗ và vật liệu thừa phải được xử lý hoặc sấy khô theo Tiêu chuẩn Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các phương pháp vệ sinh thực vật của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Thậm chí, những doanh nghiệp có sản phẩm không gây hại gì cho môi trường, nhưng bản thân doanh nghiệp trong quá trình sản xuất,không chấp hành những quy định về đầu tư hệ thống xử lý, thu gom, tiêu hủy chất thải… cũng gặp rất nhiều bất lợi khi thương thảo, ký hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài.

Do đó, các công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng được càng nhiều yêu cầu thì sẽ có cơ hội nhiều hơn để xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường lớn Ngoài giá trị chênh lệch mang lại ra thì còn đảm bảo được tính bền vững Khi bền vững thì có thể bán được nhiều năm, đó là lợi ích lâu dài.

Lý luận chung về vượt rào cản đối với sản phẩm gỗ trong thương mại quốc tế

1.3.1 Khái niệm vượt rào cản thương mại

Rào cản trong thương mại quốc tế là một thực tế khó tránh khỏi Vì thế việc các doanh nghiệp nên chuẩn bị tốt, sẵn sàng vượt rào an toàn hoặc ít nhất là giảm thiểu thiệt hại là rất cần thiết. Ðối với những rào cản thường trực như các yêu cầu kỹ thuật hay các điều kiện về vệ sinh dịch tễ mà mỗi thành viên WTO nhập khẩu tự đặt ra, vượt rào an toàn là biết đầy đủ, thực hiện đúng và thường xuyên các yêu cầu này Dù rằng việc tuân thủ khá tốn kém và đòi hỏi nhiều công sức của doanh nghiệp, lẩn tránh hay lừa dối có thể còn gây ra những hậu quả lớn hơn nhiều Ðối với những rào cản mang tính trừng phạt như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay biện pháp tự vệ bằng hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu, dù mang tính vụ việc, nhưng lại đòi hỏi một phương thức đối phó thường trực Nếu phòng tránh khó khăn thì biện pháp để "chống" lại càng cần thiết Trong một vụ kiện thương mại, yếu tố quan trọng đầu tiên là các chứng cứ chứng minh không bán phá giá/không trợ cấp Do đó, cần phải đưa ra được bằng chứng thuyết phục bằng các giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, có sức thuyết phục.

Nói chung, để vượt qua các loại rào cản thương mại mà các nước đặt ra thì cần phải có các chiến lược, các giải pháp nhằm hạn chế hay triệt tiêu các rào cản này.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vượt rào cản thương mại trong thương mại quốc tế

1.3.2.1 Sức mạnh nội tại của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp cần tự nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế, cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quốc tế đặt ra

- Doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh tổng hợp cùng đấu tranh với đơn kiện Khi nhận được đơn kiện cần tập hợp danh sách các doanh nghiệp có thể bị khởi kiện và tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp để thống nhất thái độ và bàn biện pháp đối phó Từ đó các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để giải quyết như: đóng góp về tài chính, mời luật sư giỏi, tìm kiếm tài liệu,

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, tất cả các chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp phải rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế Ðây là yêu cầu khó, nhưng là việc trước sau cũng phải làm, chỉ là các vụ kiện ép các doanh nghiệp phải làm nhanh hơn, triệt để hơn mà thôi.

1.3.2.2 Sự liên kết giữa Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp

Tuỳ luật từng nước, để ra quyết định về một vụ điều tra phá giá, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có thể tổ chức các phiên giải trình cho bên nguyên và bên bị tranh luận trực tiếp Trong những trường này đại diện của Chính phủ và doanh nghiệp phải cùng phối hợp hành động để tham gia phiên giải trình, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể đề nghị Chính phủ can thiệp tới WTO để đòi hỏi giải quyết các tranh chấp thương mại với các nước.

Khi bị kiện doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ với Hiệp hội ngành hàng (nếu có) hoặc báo cáo cơ quan đầu mới về ngành hàng tổ chức chuẩn bị các nội dung thống nhất sẽ phải trả lời nước nhập khẩu.

Hiệp hội cần phải hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin, việc cung cấp thông tin càng nhanh chóng và chính xác thì doanh nghiệp càng thuận lợi trong việc vượt qua rào cản thương mại Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay rất thiếu thông tin dẫn đến bị động trước các vụ kiện, các rào cản thương mại trên thế giới.

1.3.3 Sự cần thiết phải vượt rào cản trong thương mại quốc tế

1.3.3.1 Tầm quan trọng của việc vượt rào cản đối với các quốc gia và doanh nghiệp

Rõ ràng, rào cản thương mại là những công cụ đang và sẽ được duy trì trong thực tiễn thương mại quốc tế Những rào cản này cản trở rất lớn hoạt động thương mại quốc tế như hạn chế luồng hàng xuất khẩu, giá cả hàng hoá tăng cao,… Do đó đối với các quốc gia cũng như đối với các doanh nghiệp, việc vượt qua rào cản thương mại có ý nghĩa rất lớn: Đối với các quốc gia:

Vượt rào cản trong thương mại quốc tế thành công sẽ khẳng định được tầm quan trọng của quốc gia đó, tạo ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia khác Do đó, hàng hoá của quốc gia đó được đối xử bình đẳng, ổn định trên thị trường thế giới Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử Bình đẳng bước vào thị trường với 149 nước thành viên khác, sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khi có sự tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp.

Bên cạnh đó, vượt rào cản thương mại giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra các nước khác, thu được nguồn ngoại tệ mạnh, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động trong nước, phát triển ngành sản xuất bền vững, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Việc vượt qua các rào cản này cũng chứng tỏ các mặt hàng sản xuất trong nước được cải tiến về mẫu mã cũng như chất lượng Nền sản xuất trong nước ngày càng phát triển, hội nhập cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp

Vượt qua rào cản thương mại giúp doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường, xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác trên thế giới nhờ uy tín trên trường quốc tế Từ đó thúc đẩy sản xuất, hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển, thu được nhiều lợi nhuận về cho công ty, đẩy mạnh sự phát triển bền vững của đất nước cũng như của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

Vượt qua rào cản thương mại giúp doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế, từ đó doanh nghiệp tự tin khi đối mặt với các rào cản trên thế giới Hiện nay, rào cản thương mại ngày càng tinh vi và phức tạp vì thế khi đã vượt qua một số rào cản thương mại thì doanh nghiệp sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tạo ra sức mạnh nội tại bên trong doanh nghiệp cũng như càng có nhiều doanh nghiệp muốn liên doanh liên kết để tạo ra một khối sức mạnh khổng lồ có thể đối phó nhanh chóng với các rào cản thương mại.

Vượt qua rào cản thương mại về kỹ thuật chứng tỏ hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra không những đáp ứng về mẫu mã mà còn đáp ứng về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khe của khách hàng về chất lượng và quy cách, phù hợp với tiêu chuẩn trên thế giới nhờ áp dụng máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại.

Kinh nghiệm của Canada và Trung Quốc vượt rào cản thương mại đối với sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ

Cuộc chiến về gỗ giữa Mỹ và Canada đã bắt đầu nổ ra từ khi Hiệp định về gỗ ký tháng 3 năm 2001 hết hiệu lực Theo Hiệp định này, Canada được phép xuất sang Mỹ một lượng gỗ nhất định không phải chịu thuế, nếu vượt quá lượng đó mới phải chịu thuế Còn phía Mỹ cũng đồng ý không áp đặt bất cứ biện pháp đánh thuế bảo hộ nào Tuy nhiên khi Hiệp định này hết hiệu lực, chính quyền Mỹ dưới áp lực của các nhà sản xuất trong nước đã nhanh chóng áp đặt thuế chống bán phá giá đối với gỗ nhập khẩu từ Canada, vì cho rằng Canada bán gỗ trên thị trường Mỹ với giá thấp hơn trên thị trường nội địa. Năm 2002, trị giá nhập khẩu gỗ từ Canada của Mỹ là 6 tỷ USD, chiếm khoảng1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ.

Vụ tranh chấp thương mại xung quanh vấn đề nhập khẩu gỗ giữa

Mỹ và Canada là một trong số những vụ tranh chấp phức tạp trong WTO.Suốt hơn hai năm qua, Mỹ đã áp đặt mức thuế chống bán phá giá và thuế bồi thường là 27% đối với sản phẩm gỗ nhập từ Canada Các mức thuế trên được coi như mức thuế phạt vì chính quyền Bush cho rằng các địa phương của Canada đã thực hiện trợ cấp bất hợp pháp đối với gỗ khai thác từ các khu rừng quốc doanh, và các công ty xuất khẩu gỗ của Canada đã bán ra trên thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá trên thị trường nội địa

Trước tình hình bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với đồ gỗ của Canada, Canada đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm vượt qua các rào cản thương mại này, giúp tăng trưởng ngành gỗ trong nước như:

- Chủ động đối phó với các rào cản trong thương mại quốc tế, Canada đã nhiều lần cố gắng giải quyết bất đồng trong vụ tranh chấp thương mại này với Mỹ nhưng không đạt kết quả Canada đã kiện vụ việc lên NAFTA (Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ) và WTO Kiên quyết theo kiện đến cùng, các doanh nghiệp mạnh cần liên hợp lại.

Bản tuyên bố của WTO 22/3/2004 đã đứng về phía Canada với kết luận rằng Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) không đủ bằng chứng chứng minh ngành công nghiệp Mỹ chịu tổn thất nặng nề do việc nhập khẩu lượng gỗ trị giá khoảng 6 tỷ USD mỗi năm từ Canada Đây là một thắng lợi quan trọng đối với Canada Tuyên bố của tổ chức WTO thể hiện một bức thông điệp rõ ràng rằng thuế chống bán phá giá của Mỹ là không có cơ sở, và Canada hy vọng Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp với các quy tắc của tổ chức WTO Tổ chức WTO đã tuyên bố Mỹ không đủ bằng chứng chứng minh việc nhập khẩu gỗ từ Canada làm thiệt hại đến ngành công nghiệp gỗ của Mỹ.

Nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Bush sẽ bãi bỏ mức thuế đánh vào sản phẩm gỗ gia dụng nhập khẩu từ Canada, vì hai bên vẫn đang chờ quyết định ngày 30/4 tới của Ban hội thẩm của NAFTA Ban này vẫn đang xem xét nhiều khía cạnh khác của vụ việc liên quan đến mức độ tổn thất của ngành công nghiệp Mỹ do gỗ nhập khẩu từ Canada gây ra Phán quyết của ban hội thẩm NAFTA sẽ quyết định Mỹ có được phép tiếp tục đánh thuế đối với gỗ nhập từ Canada hay không Nếu Canada thắng kiện trước Ban hội thẩm này, quyền kháng án của Mỹ có thể sẽ duy trì mức thuế trên ít nhất là đến cuối năm nay.

Ngày 13/4/2004, trong bản tuyên bố mới nhất, WTO đã tán thành việc

Mỹ áp đặt thuế chống phá giá đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Canada, nhưng kết luận rằng Mỹ đã tính sai mức thuế Tuy nhiên Canada vẫn theo đuổi vụ kiện và sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp hơn là tiếp tục vụ kiện tụng mà sẽ có thể kéo dài qua một năm hoặc hơn nữa.

- Tích cực tiến hành thương lượng nhằm đưa ra một kết quả hợp lý cho hai bên Ngày 01/07/2006, Mỹ và Canađa đã hoàn thành thoả thuận chấm dứt tranh chấp thương mại kéo dài về gỗ mềm Động thái này được đánh giá là một bước đi thiết thực và hy vọng sẽ là một giải pháp đàm phán để giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước

Thoả thuận kéo dài 7 năm này còn phải do Quốc hội hai nước chính thức phê chuẩn để bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/06

Theo các điều khoản của thoả thuận trên, cả Mỹ và Canađa sẽ từ bỏ tất cả các kiện tụng về tranh chấp gỗ mềm và trong vòng 3 năm đầu cả hai bên sẽ không được phá vỡ thoả thuận này Bên cạnh đó, Canađa và Mỹ cần thông báo trước cho nhau 13 tháng nếu bên nào dự định chấm dứt thoả thuận trên

Với lý do phía Canađa bán phá giá gỗ mềm trên thị trường Mỹ, phía

Mỹ đã áp đặt thuế bán phá giá lên gỗ mềm xuất khẩu của Canađa và cho đến nay đã thu được 5 tỷ USD Nhưng theo thoả thuận trên, khoảng 4 tỷ USD tiền thuế này sẽ được hoàn lại cho các công ty gỗ của Canađa và phần còn lại sẽ chuyển sang liên minh các hãng gỗ của Mỹ mà lần đầu tiên đã khiếu kiện về tình trạng bán phá giá của các công ty gỗ Canađa

Bộ trưởng Thương mại Canađa, David Emerson, hy vọng rằng các công ty gỗ của Canađa sẽ bắt đầu nhận được các khoản hoàn thuế trong vòng

6 tuần sau khi thoả thuận chính thức được hai bên ký kết Hoạt động xuất khẩu gỗ của Canađa, chiếm khoảng 34% thị trường Mỹ, sẽ vẫn được phép tiếp tục ở mức hiện nay Năm 2005, giá trị xuất khẩu gỗ mềm của Canađa sang Mỹ đạt 7,4 tỷ USD

Từ năm 1979, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa ra bên ngoài theo phương châm “thử nghiệm trước và áp dụng rộng rãi sau”. Quá trình mở cửa được thực hiện bằng việc Uỷ ban thường vụ Quốc vụ viện đã thông qua đạo luật do Hội đồng Nhà nước đệ trình và thiết lập các đặc khu kinh tế, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc quyết định mở cửa 14 thành phố duyên hải, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc quết định các khu kinh tế mở. Đồng thời với việc phát triển các khu và đặc khu kinh tế, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại ở Trung Quốc.

Mỹ mở đầu cuộc tấn công Trung Quốc vào năm 2004 bằng một số vụ khiếu kiện của các nhóm lợi ích tại Mỹ, trong đó có vụ kiện của 27 nhà sản xuất đồ gỗ đòi chính phủ phải áp đặt thuế chống bán phá giá lên sản phẩm nhập khẩu từ 135 nhà sản xuất của Trung Quốc, nước chiếm đến 40% thị phần đồ gỗ ở Mỹ, với những lý do như không đảm bảo quyền lợi của công nhân Trung Quốc và giữ mức lương thấp nhằm hạ giá thành sản xuất một cách bất công

Từ những lý do trên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra phán quyết áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng gỗ nội thất của Trung Quốc, sau khi cơ quan này điều tra và kết luận Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ gần 1 tỷ USD để DN của nước này "đổ" hàng vào Mỹ Theo đó, mức thuế chống bán phá giá từ 4,9% đến 198% đối với các mặt hàng giường, tủ quần áo và bàn ngủ của Trung Quốc Tại Mỹ, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu tỉ trọng xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này Nhưng nay, mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc đang bị áp thuế bán phá giá rất cao tại thị trường Mỹ.

Trước tình trạng áp đặt thuế chống bán phá giá lên sản phẩm gỗ của Trung Quốc, Trung Quốc đưa ra một số biện pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại này như:

THỰC TRẠNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM

Sự hình thành các rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu

Thuế chống bán phá giá ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 (Canada:

1904, New Zealand: 1905, Australia: 1906, Mỹ: 1914) Trong thời gian đầu, chủ yếu chỉ có các nước phát triển áp dụng biện pháp này trong thương mại quốc tế do việc áp dụng thuế chống bán phá giá là tương đối phức tạp Tuy nhiên, sau sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và một số hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có hiệp định về chống bán phá giá năm 1995, ngày càng có nhiều nước áp dụng thuế chống bán phá giá (kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành

899 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 502 lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu, trong cùng thời gian đó có 23 nước đang phát triển đã tiến hành 946 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 564 lần áp dụng thuế chống bán phá giá với hàng nhập khẩu). Đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ sau thời điềm Hiệp định thương mại Việt

Mỹ có hiệu lực (ngày 10/12/2001).

Trong chính sách đối ngoại, Hoa Kỳ chia các nước thành nhiều nhóm khác nhau như: nhóm T (nhóm kinh tế thị trường), nhóm X (nhóm các nướcXHCN cũ), nhóm Z (nhóm các nước bị Mỹ cấm vận) và có chính sách đối xử khác nhau thể hiện trong các chính sách thương mại của Mỹ rất rõ nét.

Một số chính sách thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các nước thị trường và phi thị trường như chống phá giá, trợ cấp, tự vệ đối với sản phẩm gỗ từ các nước trên thế giới Trong các vụ kiện này, Mỹ thường áp giá cho hàng hóa của các nước xuất khẩu bằng giá thay thế của nước thứ ba, chứ không lấy giá của nước xuất khẩu làm căn cứ Hoặc trong quá trình điều tra vụ kiện họ thường yêu cầu các nước phi thị trường đáp ứng các thông tin trong thời gian ngắn hơn hay công bố các kết quả của các nước phi thị trường trước các nước thị trường làm cho các nước bị công bố trước rơi vào thế bất lợi hơn các nước được công bố sau.

Luật chống bán phá giá 1916 là luật đầu tiên về vấn đề chống phá giá cho phép tòa liên bang áp dụng trừng phạt về các thiệt hại và tội phạm do phá giá gây ra Các quyết định này được phép áp dụng đối với các nhà nhập khẩu hoặc bất cứ ai hỗ trợ cho nhập khẩu các mặt hàng bán với giá thấp hơn giá bán xỉ hay thấp hơn giá thực tế trên thị trường trong nước và gây phương hại hay triệt tiêu công nghiệp của Hoa Kỳ Đây là biện pháp chủ yếu hiện nay mà Hoa Kỳ áp dụng để chống lại các hàng hóa nhập khẩu có tính cạnh tranh cao với hàng của Hoa Kỳ.

Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ cũng chịu nhiều rào cản về hạn ngạch nhâp khẩu, nhãn mác, quy chế bao bì, đóng gói, nhãn hiệu, thương hiệu,… Tuy nhiên, để hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ thì Mỹ đã đưa ra các “rào cản xanh” hay nói chính xác hơn là “rào cản môi trường” Trên thực tế, loại rào cản này đang phát huy vai trò tích cực của nó trong việc hạn chế hàng hóa nhập khẩu Rào cản môi trường này gây khó khăn rất lớn tới nền sản xuất sản phẩm gỗ của các nước đang phát triển. Đạo luật Nông nghiệp 2008 (2008 Farm Bill) của Hoa Kỳ là một Đạo luật lớn, tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, phát triển xuất khẩu hàng đồ gỗ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và các loại cây trồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ Trong đó, có thể xác định 2 Mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với Việt Nam: Mục

8204 - Ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp

Mục 8204 yêu cầu về Khai báo Thực vật bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày ban hành quy định này (tức là khoảng ngày 15/12/08) Theo đó, khi xuất khẩu bất kỳ thực vật nào vào Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: Tên khoa học (bao gồm tên chi (genus) và loài (species)) của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và Số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên của nước nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch. Đối với sản phẩm thực vật trong đó gồm nhiều loài hoặc có xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà không biết chính xác tên loài hoặc tên quốc gia, thì yêu cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có khả năng là đúng. Đối với sản phẩm thực vật giấy hoặc bìa có chứa sản phẩm thực vật tái sinh thì khai báo thêm tỉ lệ trung bình thành phần tái sinh (không cần tên loài hoặc nước xuất xứ) ngoài yêu cầu khai báo thông tin như trên đối với phần thực vật không tái sinh.

Yêu cầu khai báo thực vật trong hàng nhập khẩu không áp dụng đối với thực vật dùng riêng làm vật liệu bao gói để hỗ trợ, bảo vệ, hoặc chứa các vật khác, trừ khi bản thân vật liệu bao gói là vật được nhập khẩu.

Còn Mục 3301 của Đạo luật này (gồm các Mục từ 801 đến 809 của Đạo luật Thuế quan 1930) có bổ sung một số yêu cầu Theo đó, các nhà nhập khẩu một số loại gỗ xẻ mềm và sản phẩm từ gỗ xẻ mềm phải khai báo những thông tin dưới đây kèm theo Bản tóm tắt hàng hóa (entry summary) như: Giá xuất khẩu (export price) của mỗi lô hàng gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm gỗ xẻ mềm; mức phí xuất khẩu ước tính (estimated export charge), nếu có, áp dụng với mỗi lô hàng gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm gỗ xẻ mềm, tính theo phần trăm của giá xuất khẩu nói trên; khai báo của nhà nhập khẩu xác nhận là đã tìm hiểu thông tin, tài liệu một cách hợp lý từ cả nhà xuất khẩu và phía Hoa Kỳ để khai báo giá xuất khẩu và mức phí xuất khẩu ước tính phù hợp với các quy định liên quan của nước xuất khẩu và của Hoa Kỳ.

Trong đó cũng quy định rõ về các loại gỗ xẻ mềm và sản phẩm gỗ xẻ mềm thuộc phạm vi điều chỉnh, bao gồm 8 mã HTS sau đây: 4407.10.00, 4409.10.10, 4409.10.20, 4409.10.90, 4409.10.05, 4418.90.46.95, 4421.90.70.40 và 4421.90.97.40 Với 8 mã HTS này, Việt Nam chỉ xuất sang Hoa Kỳ 3 triệu USD trong năm 2007 và 4 triệu USD trong 6 tháng đầu năm

2008 nên có thể nói tác động đối với Việt Nam trước mắt là không lớn Tổng xuất khẩu chương 44 HTS (gỗ và sản phẩm gỗ) của Việt Nam vào Hoa Kỳ là gần 40 triệu USD trong năm 2007.

Một số sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của chương trình này là cửa ga-ra, khung cửa đi hoặc cửa sổ hoàn thiện, đồ dùng cá nhân hoặc gia đình, và đặc biệt là đồ nội thất.

Theo Vụ Thị trường Châu Mỹ, vi phạm quy định về khai báo theo chương này khi nhập khẩu gỗ xẻ mềm vào Hoa Kỳ sẽ có thể phải chịu hình phạt dân sự không quá 10.000 USD tùy theo mỗi vi phạm. Đạo luật Lacey của Mỹ vừa được ban hành, hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/4/2009 Theo đó, các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào quốc gia này sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ. Đạo luật Lacey sửa đổi có nhiều điều khoản ràng buộc để ngăn chặn sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu gỗ bất hợp pháp như lấy trộm gỗ, gỗ lậu, thu hoạch khi không có phép, không trả tiền thuế, phí khai thác hoặc các loại phí được yêu cầu Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những quy định khai báo hải quan về xuất xứ gỗ và phải cung cấp đầy đủ các chứng nhận nguồn gốc gỗ khai thác trước khi hàng được vào Mỹ.

Do đó khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ thì khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gố Việt Nam phải đối mặt đó là Đạo luậtNông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008) và Lacey của Mỹ, thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc sản phẩm gỗ.

Rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong số các nhà xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc, Canađa, Mehicô và Italia Ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam là một trong 5 ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, với khoảng 2000 doanh nghiệp và thu hút trên 17 vạn lao động trực tiếp Ngành

Gỗ Việt Nam đã phát triển cả về quy mô sản xuất, khối lượng, giá trị xuất khẩu (XK) Khu vực phía Bắc tập trung nhiều ở các vùng làng nghề truyền thống như Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tây, Nghệ An và Hà Nội. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực phía Bắc vào khoảng 250 triệu đô la mỗi năm Khu vực phía Nam được đánh giá là trung tâm chế biến và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam hiện nay Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp khu vực phía Nam vào khoảng 400 triệu đô la mỗi năm và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thờì gian tới 5 năm qua, ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu đã phát triển hết sức mạnh mẽ Từ vài chục doanh nghiệp nay đã lên tới trên 2000 doanh nghiệp, trong đó trên 300 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu sản phẩm gỗ, 51 doanh nghiệp FDI thu hút trên 17 vạn lao động Cụ thể, có 1.500 - 1.800 cơ sở mộc nhỏ với năng lực chế biến từ 15 - 200 m3 gỗ/năm/cơ sở và 1.200 doanh nghiệp, năng lực chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm/doanh nghiệp, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân Trong số các nhà sản xuất nói trên, có tới 450 đơn vị tham gia xuất khẩu và đặt mục tiêu đạt doanh số 3 tỷ USD vào 2010.

Không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, công nghiệp đồ gỗ Việt Nam còn có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với mức độ gia tăng đáng kể Hiện nay, có khoảng 420 nhà sản xuất nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam với khoảng 330 triệu USD được thực hiện Các nhà đầu tư đến chủ yếu từ châu Á, đặc biệt là từ Đài Bắc Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Pháp.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều rào cản từ phía Mỹ, các rào cản này ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

2.2.1 Rào cản thuế quan của Mỹ Đối với đồ gỗ thuộc mã HS44, thuế quan thay đổi từ 0% đến 10,7%. Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán là cao nhất, từ 8% đến 10% Thuế suất áp dụng cho hàng đồ gỗ nội thất (Mã HS94) đa số là 0%.

Tuy nhiên, thuế phụ thu đánh vào sản phẩm gỗ lại cao, cũng làm tăng mức thuế nhập khẩu Ví dụ như: (1) Phí xử lý hàng hoá (MPF) là 0,21% theo giá FOB, trị giá từ 25 USD cho đến 485 USD Phí này do Hải quan Mỹ và Puerto Rico thu; (2) Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) là 0,125% giá FOB; (3) Loại phí thanh quản và tiền đặt cọc nộp cho hải quan.

2.2.2 Rào cản phi thuế quan của Mỹ

Lãnh thổ Hải quan của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bao gồm 50 bang, đặc khu Colombia và Puerto Rico Cục hải quan Mỹ (US customs service) là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có trụ sở chính tại Washington D.C, gồm 20 trung tâm quản lý hải quan, 5 trung tâm quản lý chiến lược và các hải quan cửa khẩu.

Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ nói chung được phân thành 3 loại chủ yếu: Hàng hoá để sử dụng ngay, hàng hoá lưu giữ trong kho vào hàng quá cảnh Yêu cầu nhập khẩu cho 3 loại này như nhau, nhưng thời gian cho hoàn tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại này là khác nhau.

- Thủ tục hải quan: thủ tục hải quan bao gồm kiểm tra những việc sau: hàng được đặt làm ở đâu, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ, chứng từ thủ tục làm hải quan, trị giá hàng hóa, nước xuất xứ, sở hữu trí tuệ,… Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) - Các thủ tục rời bến được cho là có quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu Hải quan Mỹ đã thay đổi việc phân loại gỗ dán (HS4412) và nhiều loại dã bị tăng thuế từ 0% lên 8% Còn đối với mặt hàng nội thất (HS94), thủ tục hải quan không quá khó khăn.

- Dán nhãn xuất xứ: Mọi hàng hóa có xuất xứ nước ngoài (hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, vỏ đựng của nó) sẽ phải ghi rõ ở một chỗ rõ ràng, thường xuyên theo đúng bản chất của hàng hóa (vỏ đựng) của hàng hóa đó, để người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thấy rõ tên hàng bằng Tiếng Anh của nước xuất xứ hàng hóa đó Trong các sản phẩm gỗ chỉ có gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ Nếu là mác dính thì phải luôn dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá huỷ bởi các hành động có chủ tâm Hàng nhập khẩu không ghi rõ ràng xuất xứ sẽ bị phạt 10% trị giá (không kể các loại thuế và phí khác hoặc bị phá hủy theo yêu cầu điều tra của Hải quan trước khi đưa vào Mỹ.

- Về quy tắc dán nhãn: Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng luật dán nhãn và đóng gói hợp lý - 15 CFR, mục 500 - 503 Luật này yêu cầu mỗi kiện hàng hoá tiêu dùng dành cho hộ gia đình phải mang nhãn hiệu hàng hoá và phải có: (1) Tuyên bố xác định hàng hoá, (2) Tên và địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói, hoặc phân phối; (3) Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số đếm (Kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm) liên quan đến đồ nội thất gia đình, Uỷ ban Thương mại Liên bang đã thông qua một hướng dẫn cho ngành công nghiệp đồ gỗ gia dụng Hàng nội thất và các bộ phận của nó phải tuân thủ các quy định cụ thể với mục đích bảo vệ người tiêu dùng (16 CFR) Các quy định này không bắt buộc nhưng nếu muốn bán hàng tại Mỹ thì phải tuân thủ Bên cạnh đó, Mỹ còn có các đạo luật các chất có khả năng gây hại, đạo luật này bổ sung một số yêu cầu đối với hàng gia dụng dùng cho trẻ em như giường (xem 16 CFR 1508; 16 CFR 1500.18; 16 CFR 1513).

Các nhà xuất khẩu được tư vấn là nên dán nhãn mác xuất xử vào sản phẩm một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại hải quan. Thông thường mức phạt trong trường hợp này vào khoảng 10%.

- Chứng chỉ/ Giấy chứng nhận tiêu chuẩn Mỹ: Khi nhập khẩu vào Mỹ thì mọi đồ bao bọc bằng gỗ phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ và có thể do nhà xuất khẩu cung cấp Giấy chứng nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ: Quy định này do văn phòng điều tra sức khoẻ động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR 300 và 7 CFR

319 Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ Sản phẩm gỗ xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy chứng nhận nguyên liệu gỗ được khai thác hợp pháp từ rừng quản lý bền vững (FSC) và phải có chứng nhận bởi FSC hoặc các tổ chức tương đương.

Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần được cấp chứng chỉ COC, áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO và gỗ nguyên liệu có chứng nhận bởi FSC.Ngoài ra còn quy định: Các quy tắc vệ sinh dịch tễ đối với đồ nội thất được nhồi đệm quá phiền phức hay các quy định kiểm tra gỗ thông của Mỹ khác với quy định của EU Hệ thống tiêu chuẩn gỗ của Mỹ (ALS) là một bộ phận thống nhất của nền công nghiệp gỗ, là cơ sở giao dịch thương mại của tất cả các loại gỗ thông tại khu vực Bắc Mỹ Hệ thống này cũng nên xem xét việc tôn trọng các tiêu chuẩn của Mỹ để tiêu thụ hàng hoá của mình tại Mỹ Việc tôn trọng các tiêu chuẩn này sẽ gây ra các chi phí bổ sung cho các công ty xuất khẩu, bởi vì học sẽ phâi tiến hành những cuộc thử nghiệm mới và lắp đặt máy móc mới Các công ty cần phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại của Mỹ và phải thường xuyên theo dõi để nắm bắt được tình hình Xuất khẩu gỗ chưa được xử lý sang Mỹ, tiêu chuẩn của Mỹ yêu cầu phải tiệt trùng và các thiết bị dùng để tiệt trùng lại rất đắt Mặt khác, máy móc thiết bị sản xuất phải được văn phòng do Mỹ uỷ quyền kiểm tra Do đó chi phí cho việc mua máy móc thiết bị này khá tốn kém, đòi hỏi doanh nghiệp

Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam

2.3.1 Các biện pháp từ phía Chính phủ

- Chính phủ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quyết định thành lập văn phòng thông báo và địa điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là văn phòng TBT) phục vụ doanh nghiệp (DN) Văn phòng TBT được đặt tại Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại), sẽ tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin cho các hiệp hội ngành hàng, các DN xuất khẩu về các biện pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình trước và sau khi gia nhập WTO và nhằm vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu Đặc biệt, Hiệp hội DN, DN lớn xuất khẩu nhiều hàng hóa trong trường hợp có khả năng bị kiện do hàng rào kỹ thuật sẽ được Bộ Thương mại trả lời trong vòng 24 giờ bằng fax hoặc email.

Ban liên ngành về TBT bao gồm đại diện của 15 bộ, cơ quan ngang bộ,đứng đầu là Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, tư vấn choChính phủ cũng như các cơ quan có liên quan trong việc thực thi các nghĩa vụ cũng như cam kết đối với Hiệp định TBT, kể cả việc giải quyết tranh chấp về TBT (nếu có).

Trong khi đó, Mạng lưới TBT bao gồm các điểm TBT tại 12 bộ và 64 địa phương trong cả nước với đầu mối trung tâm là Văn phòng TBT Việt Nam sẽ đảm bảo thực thi nghĩa vụ công khai, minh bạch hoá mà Hiệp định TBT yêu cầu, đồng thời cũng sẽ là một cổng thông tin quan trọng giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp có những thông tin về TBT và các thông tin khác có liên quan trong hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch chất lượng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Chính phủ đã tích cực tham gia đàm phán để ký kết thành công các hiệp định: Ký kết thành công Hiệp định thương mại Việt Mỹ để giảm mức thuế phi tối huệ quốc sang mức thuế tối huệ quốc MFN Gần đây với việc gia nhập thành công hiệp định WTO giúp sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ được chính thức giảm bớt một số hàng rào thương mại.

- Chính phủ tập trung phát triển ngành chế biến gỗ, yêu cầu Bộ Thương mại cùng Hiệp hội Gỗ và lâm sản hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện nhập nguyên liệu, nhất là gỗ rừng tự nhiên cho sản xuất.

- Về công tác xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại được giao nhiệm vụ cug cấp các thông tin về nhu cầu nhập khẩu của Mỹ Đồng thời, tổ chức các đoàn tham dự các cuộc hội chợ đồ gỗ quốc tế, xây dựng trang web giới thiệu, xúc tiến thoả thuận cấp chính phủ giữa Việt Nam và các nước về nhập khẩu gỗ nguyên liệu theo hình thức hàng đổi hàng.

- Thủ tướng yêu cầu Bộ kế hoạch Đầu tư và Bộ tài chính chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và thường vượt kim ngạch xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát, hoàn chỉnh và quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, có chính sách khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, nhất là các chính sách về đất đai, tín dụng, hỗ trợ về giống cây, cơ sở hạ tầng. Theo nghị quyết 30/2008/NQ/CP của Chính phủ, đặc biệt là để hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu Trong 3 năm 2006 - 2008, doanh số cho vay của BIDV đối với ngành gỗ đạt trên 9.000 tỷ đồng, riêng 11 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay đã đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với các năm trước đây (bình quân trong 3 năm từ 2006 đến 2008 tăng 100%) Dư nợ cho vay ngành gỗ năm

2008 tăng 55% so với năm 2007… Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân của BIDV đối với ngành gỗ hàng năm trên 70% Sang năm 2009, dự kiến tăng trưởng tín dụng cho ngành gỗ của BIDV tiếp tục tăng trưởng cao, doanh số cho vay dự kiến đạt 8.000 tỷ đồng, chiếm thị phần khoảng 25 -30% nhu cầu vốn vay xuất khẩu gỗ.

Sở Công thương hợp tác với một doanh nghiệp công nghệ thông tin tổ chức EXPO Online qua địa chỉ www.tradeshow.com.vn để tạo thêm giá trị cộng thêm cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm hàng hoá Đây là EXPO đồ gỗ đầu tiên triển khai hội chợ trên mạng (EXPO Online) song hành với hội chợ đồ gỗ, diễn ra hồi đầu tháng 10 đã giúp các doanh nghiệp gỗ trong nước đàm phán và ký kết hợp đồng được hàng triệu đô la Mỹ.

2.3.2 Các biện pháp từ phía Hiệp hội gỗ và lâm sản

- Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng giao lưu, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm gỗ và lâm sản gỗ cho người tiêu dùng trong nước hiểu biết sâu sắc về thế mạnh của sản phẩm gỗ Việt Nam hiện nay Hội thảo "Xuất khẩu gỗ mỹ nghệ và kỹ thuật thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ" do Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ TPHCM (HAWA) tổ chức đã thu hút gần 40 doanh nghiệp chế biến gỗ của TPHCM và các tỉnh tham dự Song song đó, công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây Ví như tham gia vào các hội chợ hàng nội thất và đồ gỗ danh tiếng tại Hoa Kỳ, uy tín Việt Nam được tăng cao do tư cách thành viên chính thức của WTO.

- Triển khai thực hiện chiến lược lâm nghiệp giai đoạn 2009 - 2020 theo nhiệm vụ đã được phân công gồm: quản lý rừng bên vững, chế biến thương mại lâm sản và thể chế chính sách.

- Triển khai thực hiện các Dự án đã được phê duyệt, biên tập tài liệu về công nghệ chế biến gỗ do FAO tài trợ 5000 USD Chương trình điều tra hiện trạng của các doanh nghiệp chế biến gỗ vào EU và Hoa Kỳ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh phí khoảng 300 triệu USD Tiếp tục thực hiện Dự án phát triển mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) do WWF tài trợ Hoàn thiện dự án tư vấn đào tạo Doanh nghiệp thực hiện và quản lý CoC.

2.3.3 Các biện pháp từ phía doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

- Các doanh nghiệp Việt Nam đã liên doanh liên kết với các đối tác Mỹ tạo thành tập thể cổ đông chiến lược, sẽ rất có lợi nếu bị kiện Vì các đối tác

Mỹ nắm rõ về luật, về các rào cản thương mại, các vụ kiện bán phá giá, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được những kinh nghiệm từ các cổ đông chiến lược Ví dụ: Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành có 9 cổ đông chiến lược, trong đó có 6 cổ đông nước ngoài (Aureos South East Asia Managers Ltd., Vina Capital (VOF), DWS - Deutsche Bank Group, Blackhorse Asset Management Pte Ltd., IFAG Institutionelle, Asset Management Consulting AG).

- Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã có chứng chỉ về tính hợp pháp của xuất xử gỗ Theo như số liệu công bố trên website của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC), đến cuối tháng 3/2008 Việt Nam có đến 151 nhà máy được cấp giấy chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC Trong khi đó, Thái Lan mới được 8 nhà máy, Indonesia có 59 và Malaysia là 66 Hơn thế nữa, Việt Nam hiện có tới 148 nhà xuất khẩu được xác nhận “chuỗi hành trình sản phẩm” (COC), tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Nam Trung Bộ (chiếm 61%); Đông Nam Bộ (28%) và Tây Nguyên (9%).

Kết quả Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ

2.4.1 Thực trạng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn USITC (www.usitc.gov)

Hình 2.1: Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ

Mỹ vẫn là thị trường chủ lực của đồ gỗ Việt Nam Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ Đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ sau thời điểm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực (ngày 10/12/2001). Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ năm 2008, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tạiMỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ từ một số nước xuất khẩu chính

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn USITC (www.usitc.gov)

Tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ qua các năm tăng dần do nhu cầu của thị trường Mỹ ngày càng tăng Các chủng loại nhập khẩu chính vào Hoa Kỳ gồm: (1) sản phẩm gỗ không bọc đệm; (2) sản phẩm kim loại có bọc đệm hoặc không bọc đệm; (3) sản phẩm gỗ có bọc đệm; (4) còn lại là các loại sản phẩm gỗ khác và linh kiện sản phẩm gỗ

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ tăng rất mạnh. Trung Quốc là nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất vào Hoa Kỳ Năm 2005, xuất khẩu furniture của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2 tỷ so với năm 2004, và chiếm 79% trị giá tăng nhập khẩu furniture trong năm của Hoa Kỳ Năm 2005, Trung Quốc chiếm 48% thị phần nhập khẩu furniture của Hoa Kỳ, tăng so với 45% trong năm 2004 Đến các năm 2006, 2007, 2008 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng đột biến vào Hoa Kỳ.

Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng là do: (1) giá thành sản xuất thấp trong khi đó chất lượng ngày càng được nâng cao; (2) Nhiều công ty nước ngoài kể cả một số công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đã di chuyển sản xuất sang Trung Quốc để tận dụng giá lao động rẻ dẫn đến tăng khả năng cung của nước này;

(3) Một số nhà sản xuất furniture Hoa Kỳ cũng nhập một số bộ phận furniture sử dụng nhiều lao động từ Trung Quốc để lắp ráp vào sản phẩm của mình sản xuất tại Hoa Kỳ; (4) chi phí vận tải thấp; (5) quan hệ giữa các nhà sản xuất ở Trung Quốc với các nhà bán lẻ Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ.

2.4.2 Thực trạng Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ

Theo kết quả nghiên cứu thị trường Mỹ của các chuyên gia và ý kiến một số DN Mỹ trước năm 2008 nhập khẩu hàng gỗ nội thất của Việt Nam trong thời gian gần đây sang Mỹ tăng nhanh, nhưng từ cuối năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ giảm đáng kể do khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ Tuy nhiên, để giữ vững tốc độ này DN phải biết nhu cầu và những khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ…

Nguồn: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Hình 2.2: Kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ

- Năm 2001 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu vào Hoa Kỳ một lượng rất nhỏ đồ gỗ, 16,1 triệu USD, chiếm 0,06% tỷ trọng nhập khẩu đồ gỗ của nước này

- Năm 2002, con số này nhảy vọt, đạt 44,7 triệu USD, tăng 178% so với 2001 và vượt qua cả tốc độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1,84 lần, đạt tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước.

- Năm 2003, đạt 116 triệu USD, tăng 160% và đây là mức tăng cao nhất trong số 25 nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu sang Mỹ, tăng gần gấp 6 lần tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ (98%) và chiếm 20% thị phần đồ gỗ của Việt Nam.

- Năm 2004, con số này là 388 triệu USD, tăng 235% và là mức tăng kỷ lục do năm đầu HIệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực.

- Năm 2005, bắt đầu có dấu hiệu đi xuống khi kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 697 triệu USD trong số 1,53 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt nam (chiếm 79%).

- Tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 29% với 902,5 triệu USD kim ngạch xuất khẩu.

- Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ là 930 triệu USD Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ Thị trường này hiện nay chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu tiêu thụ lớn và đang tiếp tục tăng lên của thị trường Mỹ Thêm vào đó, sản phẩm Việt Nam cũng được người Mỹ ưu chuộng do mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cạnh tranh.

Thứ hai là một loạt các nước xuất khẩu vào Mỹ đang có dấu hiệu giảm sút thị phần Trung Quốc và Canada thì đang chịu mức thuế chống phá giá nên một số mặt hàng khó cạnh tranh về giá với sản phẩm từ Việt Nam Ngay cả Mehico cũng giảm Indonesia, nước đứng thứ 8 trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ với 2% thị phần, cũng chuyển hướng sang thị trường khác do chất lượng khó cạnh tranh với các nước “chiếu trên”.

Thứ ba, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm đã phát huy tác dụng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã tiếp cận với thị trường này và mở đại lý tại đây Gần đây nhất, Trường Thành đã có đại lý tại Mỹ, nhưng trước đó, các doanh nghiệp như Đức Thành, Khải Vy, Mỹ Tài đã xây dựng đại lý tại thị trường này.

Qua đây, ta thấy từ năm 2001 đến 2007, xuất khẩu đồ gỗ nội thất ViệtNam vào thị trường Mỹ tăng khá nhanh Theo số liệu thống kê của ủy banThương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt

Nam sang Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần); Năm 2007 con số này là 930 triệu USD Đồ gỗ Việt Nam đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ năm 2008, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…

Canada Mehico Italia Việt Nam Các nước khác

Nguồn: xttmnew.agroviet.gov.vn

Hình 2.3: Thị phần sản phẩm gỗ tại Mỹ năm 2008

Đánh giá chung về thực trạng vượt rào cản thương mại trên thị trường Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam

2.5.1 Những ưu điểm trong việc vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam

+ Chính phủ đã góp phần rất lớn vào việc dỡ bỏ các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng xuất khẩu nói chung và sản phẩm gỗ nói riêng thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định với các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ

+ Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về rào cản thương mại theo quy định của WTO, thông tin về vụ kiện bán phá giá để doanh nghiệp có thêm thông tin và hiểu biết đồng thời cũng rút kinh nghiệm qua các vụ kiện trên thế giới.

+ Hội chợ trên mạng đã giúp một số doanh nghiệp thoả thuận mua bán lâu dài với nhà nhập khẩu nước ngoài Đây là cách xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả trong bối cảnh các nhà xuất khẩu trong nước cần cắt giảm chi phí để vượt qua khó khăn như hiện nay.

- Từ phía hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores):

+ Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những năm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của DN Việt Nam, vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà nhập khẩu Mỹ Việc này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vì hội trợ, triển lãm là kênh tiếp thị, tìm đối tác quan trọng đối với người mua và người bán.

+ Đã có những biện pháp cung cấp thông tin, giám sát tình hình rào cản của Mỹ đối với xuất khẩu gỗ Việt Nam Chính ở đây vai trò của các Hiệp hội trong việc thông tin cho hội viên về các điều kiện của từng thị trường, trong việc tự kiểm soát sự tuân thủ của các doanh nghiệp cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết Sự phối hợp chặt chẽ với các nhà nhập khẩu và các Ðiểm hướng dẫn và cung cấp thông tin (theo WTO, mỗi thành viên WTO đều phải thiết lập một Ðiểm như vậy) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật và thực thi các quy định liên quan.

- Từ phía doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ

+ Các doanh nghiệp đã chủ động liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài trong đó có các đối tác đến từ Mỹ nhằm tránh bị kiện Sự tham gia của các đối tác này ngoài việc tăng sức mạnh tài chính và làm cho hệ thống kế toán minh bạch hơn, còn tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, vượt các rào cản thương mại.

+ Các doanh nghiệp đã chú ý đến những yếu tố chính để tránh bị kiện như: sử dụng nguyên liệu rõ ràng, có chứng chỉ về xuất xứ gỗ,… Các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ các quy tắc, nếu so sánh, ngành gỗ Việt Nam "sinh sau đẻ muộn" hơn rất nhiều so với ngành chế biến gỗ của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhưng xét về mặt tuân thủ các quy tắc của ngành thì Việt Nam lại đi đầu qua việc Việt Nam có đến 151 nhà máy được cấp giấy chứng nhận quản lí rừng bền vững FSC Trong khi đó, Thái Lan mới được 8 nhà máy, Indonesia có 59 và Malaysia là 66 Dựa vào các con số nhà máy đạt chứng chỉ FSC có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Việt Nam làm ăn rất nghiêm túc Đây là tín hiệu tốt cho thấy sản phẩm gỗ do các doanh nghiệp sản xuất ra sẽ được các thị trường thế giới tin dùng, tránh các rào cản về nguồn gốc xuất xứ gỗ do Mỹ đặt ra.

2.5.2 Những mặt tồn tại trong việc vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam

+ Các văn phòng thông tin chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp về rào cản thương mại Ngành gỗ VN còn đang đối diện với hiện trạng thiếu và yếu thông tin Đây là một trong những trở ngại lớn nhất của ngành gỗ để phát triển bền vững Ngành gỗ hiện có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng chưa có tổ chức nào, cơ quan nào đứng ra tập hợp thông tin đó một cách hệ thống.

+ Việc quy hoạch trồng rừng để đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu gỗ còn nhiều hạn chế Sản lượng rừng trồng khai thác chiếm một tỷ lệ nhỏ,không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu một lượng lớn gỗ từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm gỗ.

+ Công tác hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu còn nhiều hạn chế Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị đối phó với nguy cơ sản phẩm xuất khẩu của ngành gỗ

VN bị luật chống bán phá giá của Mỹ và các nước khác đe dọa Do đó, nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện các biện pháp hỗ trợ hiệu qủa về vốn, thông tin, cho các DN chế biến gỗ Trong tương lai gần, Nhà nước nên tổ chức nhóm nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu kỹ vấn đề chống bán phá giá một dự án ưu tiên nghiên cứu về cạnh tranh với sự tham gia của các nhà quản lý, các hiệp hội doanh nghiệp và đặc biệt là các luật sư trong và ngoài nước để giảm thiểu nguy cơ bị kiện bán phá giá, đồng thời chuẩn bị tốt để đối phó nếu việc bị kiện xảy ra.

+ Việc liên kết giữa hiệp hội Vifores và các hiệp hội gỗ trên thế giới còn hạn chế nên quyền lực của hiệp hội Vifores chưa được nhiều nước trên thế giới biết đến.

+ Hiệp hội vẫn chưa có những biện pháp cụ thể trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua rào cản Nội dung được phổ biến còn mang tính khái quát, chưa gắn với doanh nghiệp và những mục tiêu chính sách hội nhập của doanh nghiệp Các doanh nghiệp mong Tham tán thương mại ở các nước giúp đỡ DN lấy một số mẫu mã của nước ấy gửi về VN Sau đó Hiệp hội tổng hợp, giới thiệu cho hội viên chúng tôi phân tích, rút kinh nghiệm Vì mỗi thị trường thị hiếu một khác Đặc biệt trong thời đại này, mẫu mã chỉ sử dụng trong một thời hạn nhất định, không còn dùng 5 - 7 năm như trước đây.

+ Việc triển khai các dự án trồng rừng còn chậm, thiếu tính minh bạch về tài chính, dẫn đến việc trồng rừng không hiệu quả, nguyên liệu gỗ cung cấp cho các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước khác (80% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu).

+ Sản xuất sản phẩm có giá trị cao là một hướng đi mới của doanh nghiệp mình cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành nhưng đơn hàng giá trị cao của Việt Nam vẫn còn khá thấp Vì sản xuất những đơn hàng giá trị cao để tránh bị kiện bán phá giá, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng vào thị trường trung bình và cao, đồng thời áp dụng chính sách giá cả hợp lý, thay vì sản xuất đại trà và giá rẻ như hàng Trung Quốc.

CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM

Định hướng vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt nam

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội lớn để xâm nhập những thị trường mới, rộng lớn và hấp dẫn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn không ít những thách thức, trong đó có các rào cản thương mại.

Rào cản trong thương mại quốc tế ngày càng phức tạp và tinh vi, đòi hỏi chính phủ, hiệp hội cũng như doanh nghiệp phải có định hướng rõ ràng nhằm vượt rào cản, đặc biệt đối với thị trường Mỹ Sản phẩm gỗ của TrungQuốc bị kiện bán phá giá do giá sản phẩm quá thấp, dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành gỗ Trung Quốc Do đó, trong những nỗ lực nâng cao giá trị gia tăng cho mỗi sản phẩm và tránh những vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đang bắt đầu xu hướng phát triển những mặt hàng có giá trị cao Hiện đã có những bộ bàn ghế sản xuất từ Việt Nam xuất khẩu với giá từ 1.100 - 1.800 USD thay vì chỉ 500 -

600 USD như trước đây Nhấn mạnh rằng đây là một hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp nhưng so với các thị trường khác, đơn hàng giá trị cao của Việt Nam vẫn còn khá thấp.

Việc các nước ngày càng áp dụng những tiêu chí về môi trường lên các loại hàng hóa nhập khẩu một cách nghiêm ngặt được ví như “rào cản xanh” thay cho hàng rào thuế quan khi gia nhập vào WTO Do đó, chủ động thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là bước đệm an toàn nhất và là yếu tố sống còn cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang nước khác Ngày càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt việc sản xuất sản phẩm, trong đó yếu tố về bảo vệ môi trường được coi trọng.

Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường sản xuất, trình độ công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, giải pháp tận thu, sử dụng, tái chế chất thải, giảm thiểu phát thải, tổ chức quản lý… Các nước áp dụng triệt để loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ, số ít ở châu Á trong khi khu vực này là những thị trường có tiềm năng lớn “Rào cản môi trường” có thể ứng dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau

Cụ thể như sản phẩm muốn nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn mức độ chất thải ô nhiễm, khả năng tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu sản xuất có ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái; các loại bao bì có tái sử dụng được hay không Nhiều nước khác sử dụng “rào cản xanh” như một công cụ để đánh thuế lên sản phẩm nhập khẩu Và tùy theo mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm mà doanh nghiệp phải đóng một khoản tiền nhất định.

Về lâu dài, khi yếu tố “rào cản xanh” được áp dụng triệt để và rộng khắp trên thế giới, cộng với nhận thức người tiêu dùng được nâng cao theo hướng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường thì những doanh nghiệp nào không đáp ứng được yêu cầu “xanh” chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi thị trường.

Các doanh nghiệp đang chú trọng đến việc nắm rõ các quy định và chính sách của các nước nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động các điều kiện nhằm vượt các rào cản Bởi vi một trong các điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là trình độ hiểu biết về luật pháp trên thế giới, điều luật của WTO còn nhiều hạn chế, đã dẫn tới khi bị một nước khác kiện thì doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, không có các giấy tờ sổ sách chứng minh, và nhất là chưa hiểu hết các quy định trong việc bảo vệ thương mại Từ năm 2000 đến nay, có khá nhiều trường hợp các DN xuất khẩu Việt Nam (VN) bị kiện chống bán phá giá ở nước ngoài, trong đó có 2 vụ nổi đình nổi đám là vụ cá tra, cá ba sa và vụ tôm sú VN bị kiện tại Mỹ Kết quả, DN thủy sản VN xuất khẩu các mặt hàng này bị đánh thuế chống bán phá giá, gặp nhiều khó khăn (thời gian đầu) trong việc tìm đầu ra, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân.Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu cần chú trọng vào việc nắm vững những quy định, điều luật để có thể vượt rào cản trong thương mại quốc tế.

Chính phủ đang dần từng bước xây dựng các quy định trong hệ thống pháp luật trong nước phải phù hợp với các quy định trong các Hiệp định củaWTO và được cụ thể, chi tiết cho từng loại hàng hóa khác nhau Trong đó,các quy định thường rất rõ ràng và cụ thể, giảm dần sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Mỹ

3.2.1 Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Mỹ

Có thể thấy rõ ràng rằng khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những điều kiện đối xử tối huệ quốc của tất cả các nước thành viên WTO với hàng rào thuế quan thấp, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xâm nhập vào thị trường nước ngoài, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các cường quốc thương mại lớn, được hưởng hệ thống ưu đãi phổ cập cho các nước đang phát triển, và từ đó củng cố những cải cách kinh tế của Việt nam Một cách cụ thể hơn, gia nhập WTO đem lại cho Việt nam những lợi ích sơ lược sau:

- Việt Nam gia nhập WTO thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng hợp tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam xuất khẩu các loại lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ gỗ, tăng khả năng hội nhập với thị trường thế giới nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi vào thị trường các nước thành viên, kể cả những ưu đãi thuộc quy chế MFN dành cho các nước thành viên WTO Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng Trong khi đó thị trường Mỹ là thị trường lớn và vẫn đang tiếp tục mở rộng

- Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp gỗ có cơ hội thuận lợi mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, đồng thời tận dụng được lợi thế sẵn có về nhân công, tài nguyên thiên nhiên rừng phong phú nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Từ đó, các doanh nghiệp có khả năng rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tranh thủ và bổ xung các lợi thế sẵn có giữa các doanh nghiệp Ngoài ra, trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu kỹ thuật công nghệ, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác.

- Nâng cao vai trò và vị trí của Việt Nam trên thương trường và chính trường quốc tế Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường gỗ là lâm sản thế giới được cải thiện nhờ quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và trên thế giới Cải thiện tiến trình giải quyết tranh chấp trong quan hệ thương mại với các cường quốc thương mại lớn trên thế giới

- Thúc đẩy tiến trình cải tiến, hoàn thiện hệ thống luật pháp, thủ tục hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, theo đúng yêu cầu của WTO và tương đồng với hệ thống luật pháp và thủ tục của các quốc gia thành viên

3.2.2 Thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Mỹ

- Một thách thức không thể bỏ qua đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu là tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái và bất động sản Mỹ đóng băng Với tình hình kinh tế suy thoái nên lượng đặt hàng của khách hàng hiện không còn giữ mức tăng 20% mỗi năm như trước mà chỉ còn khoảng 10% Ngoài ra, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ giảm còn do hợp đồng đã ký trước đó với giá thấp trong khi giá vốn hàng bán và chi phí liên tục leo thang: giá cả đầu vào biến động tăng làm cho chi phí nguyên nhiên vật liệu và các chi phí khác tăng, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.

- Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ là rào cản thương mại Đây là thị trường khó tính, yêu cầu đặt ra rất khắt khe ngành gỗ của VN bị kiện bán phá giá là điều có thể xảy ra, do vậy VN cần phải biết trước và chuẩn bị kỹ những giải pháp,nhằm tránh được những thua thiệt, phiền toái như các mặt hàng trước đây

- Việt Nam sẽ phải cam kết bảo vệ ở mức độ phù hợp về quyền sở hữu trí tuệ bằng các thủ tục pháp lý và các biện pháp thực thi hữu hiệu đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu quốc tế Trong khi đó, cơ chế quản lý thương mại nội địa và thương mại quốc tế của Việt Nam còn nhiều bất cập, đòi hỏi một sự thay đổi tương đối lớn.

- Việt Nam phải tiến hành hàng loạt các cải cách chính sách hành chính, cải cách chính sách và hệ thống luật pháp quản lý liên quan đến hoạt động thương mại trên toàn quốc.

- Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện chương trình cắt giảm thuế, hạn chế các công cụ quản lý xuất nhập khẩu phi thuế quan theo đúng lộ trình quy định của WTO và cam kết khi gia nhập của Việt Nam.

- Chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước thành viên khác Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới thấp xuất phát từ khả năng cạnh tranh thấp của hàng hoá, kỹ năng quản lý chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế ít, trình độ nhân viên còn nhiều hạn hẹp Năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản Việt Nam còn thấp Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm chạp, do đó khả năng và tính năng động của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu Mặc dù Việt Nam có đội ngũ thợ lành nghề, cần cù sáng tạo và tài hoa nhưng do giá nhân công rẻ, chưa thỏa đáng, nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng con người trong quá trình sản xuất Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu trong khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trường Mỹ ngày càng khốc liệt Về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công nhân lành nghề và yếu về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu doanh nghiệp Trong khi đó, ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý cũng kém Trong khoảng 2000 doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO Đa số các doanh nghiệp, hệ thống sổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn.

- Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữa họ còn thiếu sự hợp tác, thường gặp khó khăn trong việc tìm mua nguyên liệu và ký những hợp đồng đặt hàng lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên WTO, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng Ngoài ra, chất lượng sản phẩm cũng là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập kinh tế, chưa đưa ra được các chiến lược, chính sách thích ứng để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố Mức độ phổ cập thông tin liên quan đến WTO tới doanh nghiệp và cán bộ còn thiếu và không đồng bộ Nội dung được phổ biến còn mang tính khái quát, chưa gắn với doanh nghiệp và những mục tiêu chính sách hội nhập của doanh nghiệp Nhìn chung đa phần các doanh nghiệp chưa định ra được chiến lược và chính sách cạnh tranh sản phẩm để các doanh nghiệp có thể chủ động cạnh tranh để chiếm thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới Một tỷ trọng tương đối lớn các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp gỗ và lâm sản là sản phẩm, sử dụng nhiều lao động, do đó khả năng cạnh tranh yếu so với sản phẩm của các nước khác

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn nhiều người chưa ý thức được ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức mà WTO mang lại, nên việc định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp còn lúng túng,chưa chủ động có các biện pháp đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội của việc gia nhập WTO Trình độ cán bộ còn yếu, hiểu biết về luật pháp quốc tế còn hạn chế dẫn đến đa phần các vụ kiện bán phá giá đều bị thất bại.

- Một vấn đề đặc biệt quan trọng là tạo nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo Vifores, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu gỗ và mặc dù giá gỗ FOB và sản lượng cung cấp trên thế giới tương đối ổn định nhưng giá CIF lại thay đổi tương đối lớn do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với một tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu. Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện nay là việc phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nên chịu tác động mạnh từ giá cả thế giới.

Vì vậy, ngoài việc nhập khẩu nguyên liệu, có lẽ ngành gỗ cần quan tâm hơn tới việc tạo ra những khu vực rừng trồng, góp phần giảm áp lực phải đi nhập khẩu, điều này thực sự có ý nghĩa khi mà giá trị xuất khẩu đồ gỗ năm

2006 của nước ta đạt 1,9 tỷ USD thì riêng chi phí cho nhập khẩu gỗ đã mất

Chiến lược phát triển của ngành gỗ Việt Nam đến năm 2020

Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2009 - 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên Sản lượng dự kiến cho khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu.

Theo chiến lược phát triển ngành gỗ đang được xây dựng, trong giai đoạn 2009 - 2010 đồ gỗ nội thất và ngoại thất chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu và đến giai đoạn 2010 - 2020 ván nhân tạo sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực Tiềm năng phát triển ngành gỗ được đáng giá là rất lớn do còn nhiều cơ hội để mở rộng thị phần cả trong nước và xuất khẩu

Về lâu dài, ngành gỗ VN cần có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài và ổn định, chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại trồng rừng Việc trồng rừng của các doanh nghiệp nước ta vẫn còn hạn chế Chúng ta khuyến khích người dân trồng rừng nhưng họ lại không đủ vốn để mở rộng diện tích trồng Trong khi đó, nhiều trang trại và doanh nghiệp tư nhân có tâm huyết, vốn liếng thì hiện lại chưa được chú trọng phát triển.

Việt Nam đang bước vào thực hiện kế hoạch 2009 - 2020, Việt Nam đã gia nhập WTO; Ngành Lâm nghiệp đang chuẩn bị chiển khai chiến lược Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2009 - 2020 Để đảm bảo tốc độ phát triển xuất khẩu các sản phẩm Gỗ ổn định 39%/năm, việc cung cấp nguồn nguyên liệu Gỗ và hội nhập kinh tế quốc tế là những định hướng quan trọng của chiến lược Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Chiến lược lâm nghiệp được thưc thi và Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú hơn đòi hỏi các doanh nghiệp gỗ không chỉ có phương án kinh doanh hiệu quả, có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mà phải có trình độ thông thạo về hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể khai thác được lợi thế mà WTO và chiến lược Lâm nghiệp mang lại.

Ngoài ra chiến lược phát triển ngành gỗ bằng cách tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng; Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phù trợ; Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm…

Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trong chiến lược sản phẩm, phát triển mạnh các sản phẩm có ưu thế trong chế biến xuất khẩu Trước mắt cần tiếp tục khai thác thị trường gỗ ngoài trời (outdoor) do đây là thế mạnh của ta, về lâu dài cần hướng tới các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỷ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao và phát triển gỗ mỹ nghệ xuất khẩu để tận dụng được lợi thế cạnh tranh của ta là tay nghề khéo léo của công nhân Ngoài các sản phẩm đơn thuần làm từ gỗ, cần phát triển các mặt hàng nội thất làm từ các chất liệu khác hoặc kết hợp nhiều chất liệu trong một sản phẩm nội thất Việc đa dạng hóa sản phẩm không những giúp thâm nhập thị trường dễ hơn mà còn tránh khả năng bị kiện bán phá giá.

Mục tiêu của ngành gỗ Việt Nam

- Mục tiêu tổng quát đề ra để phát triển ngành gỗ Trên cơ sở CNH - HĐH ngành gỗ, nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng một cách hiệu quả, bền vững, có vị thế cao trên thị trường quốc tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

- Mục tiêu ngành Gỗ đặt ra trong thời gian tới là thu hút thêm lao động; tăng cường đầu tư, tạo cơ hội cho các DN trong nước sản xuất, chế biến gỗ XK; xây dựng, mở rộng các khu CN chế biến lâm sản; gắn sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái; quan tâm phát triển thị trường nội địa Ngành phấn đấu đạt giá trị kim ngạch XK 3 tỷ USD trong năm nay và 4 tỷ USD vào năm

2010 Đó là nhiệm vụ lớn nhưng sẽ đạt được nếu các DN triển khai đồng bộ những giải pháp khắc phục nhược điểm, tự tin bước vào sân chơi lớn.

Bảng 3.1: Mục tiêu tăng trưởng ngành gỗ (2010 - 2020)

Tốc độ tăng trưởng (%) Giai đoạn

- Nguyên liệu gỗ đáp ứng cho sản xuất trong nước 30 - 40 50 - 70

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 9 - 10 15 - 25

Mục tiêu đề ra năm 2020, nguồn gỗ trong nước sẽ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu ngành chế biến, với sản lượng khoảng 22 triệu m3 gỗ/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu là 8 tỷ USD Sản phẩm gỗ là sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển và gia tăng kim ngạch Với lợi thế về tay nghề cao và chi phí lao động rẻ, ta hoàn toàn có thể phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa kỳ nói riêng nếu tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Ngoài ra mục tiêu đến năm 2020: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của thị trường Mỹ đến năm

3.5.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của thị trường Mỹ

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa

Kỳ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh (khoảng 22,19% so với năm

2008) Năm 2009, được xem là một năm khó khăn đối với thị trường gỗ xẻ vì lĩnh vực xây dựng nhà ở Mỹ vốn được xem là khách hàng tiềm năng của sản phẩm gỗ Việt Nam khó có thể thoát khỏi tình trạng ế ẩm bởi trận khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và dự báo có thể kéo dài hết năm Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã khiến đồng đô la Mỹ giảm giá mạnh so với đồng nội tệ, khiến cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này “dè chừng” hơn khi tìm đối tác nước này Mặt hàng đồ gỗ nội thất vẫn sẽ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu nhưng kim ngạch sẽ giảm xuống còn khoảng 752 triệu USD (giảm 22,2%) Các mặt hàng gỗ khác (gỗ ván chưa lắp ghép, gỗ cây, hộp kệ gỗ ) kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ giảm trung bình khoảng 21% Sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu gỗ xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân:

+ Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất nghiệp tăng Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí Kim ngạch 1,06 tỷ USD và mức tăng 12,2% so với cùng kỳ năm cũng đã phản ánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm dần so với năm 2006 và năm 2007. Năm 2009, có thể suy giảm kinh tế sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ

+ Dự luật nông nghiệp Farm Bill được quốc hội Hoa Kỳ thông qua áp dụng sẽ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại giữa ViệtNam và Hoa Kỳ năm 2009 trong hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc của sản phẩm Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam Trong năm

2009, việc đáp ứng tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn mới do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm sẽ gây cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu

+ Năm 2009, giá thế giới các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung sẽ có xu hướng giảm so với mức bình quân của năm 2008 Giá trung bình các hàng hoá trên thế giới sẽ giảm 18,7%, giá xuất khẩu giảm và cạnh tranh tăng lên sẽ làm kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ giảm trong năm 2009 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ giai đoạn 2009

Bảng 3.2: Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ

Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

Tuy hiện nay khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trên thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ được dự báo là tăng đều qua các năm với tốc độ trung bình khoảng hơn 30%/năm Nhu cầu của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn và phụ thuộc vào điều kiện và tốc độ phát triển kinh tế của các thị trường này Những xu hướng chủ yếu của xuất khẩu gỗ đến năm 2020 là:

- Nhu cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ được đóng góp bởi sự tăng trưởng về dân số và kinh tế trên thế giới Dân số thế giới tăng trung bình 1,6%/năm và dự kiến đạt tới 7 tỷ người vào năm 2010 Thị trường Mỹ là một trong những thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất thế giới Hiện nay, ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng bị thắt chặt theo thống kê của ITA, hiện nay, nhập khẩu đồ nội thất các loại của Mỹ giảm 8% so với cùng kỳ năm 2008 Đáng chú ý là nhập khẩu đồ nội thất của Mỹ từ hầu hết các thị trường chính đều giảm sút như: nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 6,8%, từ Canada giảm 10,8%, từ Mexico giảm 10,6%, từ Italia giảm 10,1%, từ Malaysia giảm 8,4%.

- Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển dần từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng cao như đồ nội thất, đồ gia dụng, ván sàn Yêu cầu về chất lượng đối với các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ các khu rừng được quản lý bền vững thông qua hệ thống các chứng chỉ rừng ngày càng tăng.

3.5.2 Khả năng xuất hiện rào cản mới

Xu thế chung là Mỹ vẫn sử dụng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào

Mỹ đang giảm dần Hơn nữa, các nước phát triển được hưởng GSP Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định là hàng của các nước này có thâm nhập được vào thị trường Mỹ hay không chính là hàng hóa đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của Mỹ hay không? Do đó dự báo các rào cản mới là:

- Các sản phẩm bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội: yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái,nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận Ví dụ, tiêu chuẩnGAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt.

Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới.

- Các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ gỗ Vì đây là một rào cản mà rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ rất khó khăn khi vượt qua.Trong khi đó, các đạo luật về việc quy định, xử phạt về vấn đề nguồn gốc xuất xứ gỗ ngày càng được Mỹ coi trọng và quy định rất chặt chẽ, một loạt các đạo luật mới ra đời nhằm hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm gỗ của các nước vào Mỹ.

Các giải pháp vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam

3.6.1 Giải pháp từ phía Chính phủ

Chính phủ cần phải thúc đẩy nhanh việc kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường vì một khó khăn lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam là hầu hết các nước không công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Hiện nay, Việt Nam chưa được công nhận làn nền kinh tế thị trường.

Từ đó dẫn đến việc nước nhập khẩu có thể căn cứ vào mức giá của nước thứ ba để xác định có hiện tượng phá giá hay không và nếu có thì cụ thể là phá giá bao nhiêu phần trăm Cho đến nay, tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba Do đó, có được điều này thì vấn đề vượt rào cản thương mại của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều Để đối phó, có thể có 3 cách tiếp cận: chấp nhận những thách thức mà một nước bị coi là kinh tế phi thị trường sẽ phải đối mặt khi tham gia thương mại quốc tế, đặc biệt trong quan hệ thương mại với những nước thường xuyên sử dụng công cụ chống bán phá giá Xác định rõ những khó khăn có thể sẽ gặp phải khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế để chuẩn bị sẵn các giải pháp đối phó; đẩy mạnh cải cách theo định hướng thị trường Đồng thời tích cực vận động các thành viên WTO sớm công nhận quy chế thị trường và không áp dụng điều khoản trong Nghị định thư gia nhập WTO về kinh tế phi thị trường; với tư cách thành viên WTO, yêu cầu xem xét lại và sửa đổi các điều khoản liên quan kinh tế phi thị trường trong Hiệp định Chống bán phá của WTO Do đó, Bộ Thương mại cẩn phải rất tích cực và chủ động trong việc tham gia giải trình với phía nước ngoài về quy chế nền kinh tế thị trường của Việt Nam với Mỹ để họ công nhận quy chế thị trường Việt Nam trước năm 2018 để loại bỏ nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với sản phẩm gỗ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật liên quan đến việc vượt qua các rào cản đối với sản phẩm gỗ.

Các quy định trong hệ thống pháp luật trong nước về xuất khẩu và vượt rào cản đối với sản phẩm gỗ phải phù hợp với các quy định trong Hiệp định của WTO và được cụ thể chi tiết cho các loại sản phẩm gỗ khác nhau Cần có những quy định rõ ràng và cụ thể trong hệ thống pháp luật trong nước để buộc các doanh nghiệp phải thực hiện Cụ thể cần hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và văn bản dưới luật dưới các khía cạnh sau:

Ban hành những quy định xử lý nghiêm những doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước khác mà không có nguồn gốc xuất xứ gỗ Tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ gỗ được các nước trên thế giới đang rất coi trọng và xử phạt rất nghiêm Vì thế ngay từ đầu Nhà nước phải ban hành quy định về xử phạt gỗ nhập lậu để tránh việc doanh nghiệp sử dụng gỗ có nguồn gốc không rõ ràng để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là Mỹ.

Ban hành các quy định về tiêu chuẩn môi trường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng hóa chất tẩy rửa, xử lý sản phẩm gỗ không theo các quy định của WTO cũng như các nước trên thế giới, dẫn đến dư lượng hóa chất còn lại trên sản phẩm vượt quá mức cho phép khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các nước khác, có hại cho môi trường nói chung và sức khỏe của người tiêu dùng nói riêng và khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác thì nguy cơ bị phạt và tịch thu sản phẩm rất cao, ảnh hưởng đến uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp đó, cũng như các doanh nghiệp khác.

Hiện nay, chỉ một số ít doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm, rất nhiều doanh nghiệp không coi trọng tiêu chuẩn này, họ đặt lợi nhuận lên trên hết các tiêu chuẩn về môi trường, Trong khi đó việc áp dụng các tiêu chuẩn này còn chưa đồng bộ, gây ra ảnh hưởng chung đến thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam Trong khi đó chế tài xử lý còn lỏng lẻo, chỉ mang tính chất hành chính, chưa ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp bị vi phạm Đối với các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa sự cần thiết phải xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng, bởi chất lượng nằm ở mỗi con người, mỗi bộ phận trong một tổ chức ở mọi lĩnh vực.

Ban hành các quy định cụ thể về vai trò, nhiệm vụ của Hiệp hội gỗ và lâm sản Trong nghị định NĐ88/2003 của Chính phủ về việc thành lập cácHiệp hội thì vai trò và nhiệm vụ của Hiệp hội nói chung và Hiệp hội gỗ và lâm sản nói riêng chỉ được quy định một cách khái quát Do đó, vai trò củaHiệp hội chưa được phát huy tốt để hỗ trợ cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, trong khi đó các doanh nghiệp lại rất cần đến Hiệp hội để định hướng, hỗ trợ cho doanh nghiệp Vì thế cần cụ thể hóa vai trò của Hiệp hội trong các văn bản luật và dưới luật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại.

Chính phủ cần hỗ trợ kịp thời về mặt chính sách Do hiện nay cách giao rừng cho dân quá manh mún nên rất khó áp dụng tiêu chuẩn FSC Trung bình mỗi hộ dân chỉ được giao 2 - 4ha rừng với kích thước chiều ngang 10m, chiều dài vài km Do vậy, không dễ để nhóm các hộ dân có rừng lại với nhau để có một diện tích rừng khả dĩ có thể làm chứng nhận FSC được Vì vậy, nếu không có biện pháp cải thiện, thì mong muốn có 30% rừng được chứng nhận vào năm 2020 là khó khả thi Do đó, trước mắt, các DN vẫn phải tiếp tục nhập khẩu gỗ có chứng nhận FSC và tìm kiếm nguồn gỗ đã được kiểm soát Tuy nhiên, về lâu dài, phải đẩy mạnh trồng rừng và làm chứng nhận cho rừng, do đó, cần có sự hỗ trợ kịp thời về mặt chính sách của Chính phủ, bằng cách đẩy mạnh diện tích rừng trồng thông qua 3 nguồn chính: Nhà nước đầu tư trồng rừng, huy động rừng trồng trong nhân dân và DN tự trồng rừng để chủ động nguồn nguyên liệu.

Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản trong thương mại quốc tế của doanh nghiệp dưới sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước

Cần phải xác định rõ việc đối phó và tìm cách vượt rào cản của các nước nhập khẩu là việc mà các doanh nghiệp phải chủ động, kể cả việc khởi kiện các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại nước ta hoặc đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước để xây dựng các rào cản hay hỗ trợ để doanh nghiệp vượt rào cản Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hậu thuẫn về mọi mặt cho doanh nghiệp để chủ động và sẵn sàng đối phó một cách hiệu quả với các rào cản thương mại phi lý như xây dựng, sử dụng và vận dụng các biện pháp có thể để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với các rào cản về nguồn gốc xuất xứ gỗ thì Chính phủ cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc để tránh tình trạng nhập khẩu nguyên liệu gỗ lậu tràn lan, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu. Đối với nguy cơ bị kiện bán phá giá thì bộ Công nghiệp cần chủ động nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn và biện pháp kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế, chú trọng công tác dự báo thị trường để tránh nguy cơ bị kiện. Đối với rào cản về môi trường thì chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để vượt qua rào cản Hiện nay, thị trường

Mỹ đang cạnh tranh rất quyết liệt do khủng hoảng kinh tế do đó yếu tố môi trường càng được đề cao hơn bao giờ hết và sẽ là các rào cản kỹ thuật trong kinh doanh quốc tế hiện nay.

Tăng cường các điểm hỏi đáp về rào cản kỹ thuật, trong đó cán bộ tư vấn cần có trình độ chuyên môn tốt, nắm rõ được những quy định, thông tin về rào cản thương mại để tư vấn cho các doanh nghiệp thông tin kịp thời, chính xác Trong một vụ kiện về chống bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện thường phải trả lời một bảng câu hỏi liên quan đến các chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương, chi phí quản lý, chi phí lưu thông Các bảng câu hỏi này thường có yêu cầu khá nghiêm ngặt về độ chi tiết và thời gian hoàn thành Chính điều này đã gây cho các doanh nghiệp Việt Nam khá nhiều lúng túng Vì thế các doanh nghiệp rất cần đến sự trợ giúp của cán bộ tư vấn để tránh những sai sót có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến sản phẩm xuất khẩu.

Nhà nước cần chú trọng đến hoạt động lobby vận động hành lang, nâng cao năng lực đàm phán. Đối với nước Mỹ thì lobby rất phổ biến Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh Theo thống kê của Thượng viện Mỹ, hiện nay đã có tới 80 lĩnh vực chịu tác động của hoạt động này Do đó, nếu hoạt động lobby tốt thì sẽ là cơ hội để vượt rào cản trong thương mại quốc tế Các cuộc vận động hành lang đóng vai trò rất lớn trong chính trường Mỹ Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta không nên rập khuôn theo bất cứ một khuôn mẫu nào bởi quan hệ Việt - Mỹ có những nét đặc thù khác hẳn xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử riêng trong quan hệ hai nước Phương châm mà chúng ta theo đuổi sẽ là tiếp xúc rộng rãi, chủ động tiếp cận và đối thoại thẳng thắn không né tránh kể cả với những nhân vật có quan điểm khác biệt. Đối với sản phẩm gỗ, Việt Nam cần nhanh chóng đàm phán với Mỹ, sớm giành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) để hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ tốt hơn Khi đó, Việt Nam được hưởng mức thuế quan giảm đáng kể, có thể từ mức 50% xuống còn 0%.

3.6.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội gỗ và lâm sản

Nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin

Hiệp hội cần có phương pháp thu thập thông tin chuyên nghiệp và việc xử lý thông tin cần có tính chính xác, đảm bảo, có tính chất chuyên ngành về các thị trường xuất khẩu chủ yếu Tuy nhiên phần lớn các thông tin thu thập được chỉ là thông tin về thị trường trong nước và các chính sách thương mại nội địa chứ chưa tiếp cận được các thông tin chuyên sâu phục vụ cho việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường các nước trên thế giới Do đó, Chính phủ cần giao rõ nhiệm vụ cụ thể cho các đại diện thương mại ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Bộ thương mại nói chung và bộ phận chuyên trách về bán phá giá nói riêng Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ, Hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động tham gia các cuộc họp của Ủy ban Chống bán phá giá WTO, vì hàng năm họ đều có thảo luận về tình hình thị trường từng nước, đưa ra các báo cáo đánh giá và khuyến nghị Những thông tin này rất cần cho doanh nghiệp Do đó cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc thu thập và xử lý thông tin về sản phẩm gỗ và thị trường gỗ trên thị trường Mỹ nói riêng.

Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc xúc tiến tìm thị trường mới cho sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ.

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) (2002), “Kinh tế quốc tế”, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế quốctế”
Tác giả: Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2002
2. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 1, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kinh doanh quốctế”
Tác giả: Nguyễn Thị Hường (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
3. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2003), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 2, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kinh doanh quốctế”
Tác giả: Nguyễn Thị Hường (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2003
4. Đinh Văn Thành (chủ biên) (2005), “Rào cản trong thương mại quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Rào cản trong thương mại quốctế”
Tác giả: Đinh Văn Thành (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
5. Võ Thanh Thu (2001), “Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ”
Tác giả: Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2001
6. Nguyễn Lan Hương (2008), “Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàngdệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”
Tác giả: Nguyễn Lan Hương
Năm: 2008
10. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường “Giải pháp vượt rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 132 (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp vượt rào cản thương mại củaMỹ đối với sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam”
11. Mạnh Dương “Kiện bán phá giá hậu WTO phòng thủ đa chiều”, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư số 31 (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kiện bán phá giá hậu WTO phòng thủ đa chiều”
12. Nguyên Nga “Bức xúc thị phần hẹp”, Tạp chí nhịp cầu đầu tư số 46 (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bức xúc thị phần hẹp”
13. Mạnh Dương “Câu chuyện gỗ Việt”, Tạp chí nhịp cầu đầu tư số 43 (2007).Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Câu chuyện gỗ Việt”
Tác giả: Mạnh Dương “Câu chuyện gỗ Việt”, Tạp chí nhịp cầu đầu tư số 43
Năm: 2007
14. Ed: Spencer Henson and John S.Wilson (2005), “The WTO and Technical Barriers to Trade”, Edward Elgar Publisher Sách, tạp chí
Tiêu đề: The WTO andTechnical Barriers to Trade
Tác giả: Ed: Spencer Henson and John S.Wilson
Năm: 2005
15. Ed: Ida M.Conway (2007), “Trade barriers in Asia and Ocenia”, Nova Science Publisher (New York) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade barriers in Asia and Ocenia
Tác giả: Ed: Ida M.Conway
Năm: 2007
8. Nghị định 159/2007/NĐ - CP ngày 30 - 10- 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Chính phủ Khác
9. Quyết định của thủ tướng chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản. (1995) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Hình 2.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ (Trang 62)
Hình 2.2: Kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Hình 2.2 Kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ (Trang 65)
Hình 2.3: Thị phần sản phẩm gỗ tại Mỹ năm 2008 - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Hình 2.3 Thị phần sản phẩm gỗ tại Mỹ năm 2008 (Trang 67)
Bảng 2.2: Cơ cấu các thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Bảng 2.2 Cơ cấu các thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (Trang 69)
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Hình 2.4 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ (Trang 71)
Bảng 2.3: Cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu  trong tháng 6/2009 (tỷ trọng tính theo kim ngạch) - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Bảng 2.3 Cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 6/2009 (tỷ trọng tính theo kim ngạch) (Trang 72)
Bảng 3.2: Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp vượt rào cản thương mại của mỹ đối với sản phẩm gỗ việt nam
Bảng 3.2 Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w