Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
141 KB
Nội dung
1 cơ sở lý thuyết 2 Liện hệ thực tiên 2.1 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và thực trạng đạo đưc của các doanh nghiệp thương mai ở các doanh nghiệp thương mai ( nêu ra k nhất thiết phải chia rõ ra đâu là trxh đâu là đạo đức doanh nghiệp nhưng đều phải có) 2.1.1 fpt 2.1.2 vietnam airline 2.1.3 bigc 2.2.1 những hạn chế, cũng như thách thức mà doanh nghiệp phải chịu thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đưc kinh doanh 2.2.2 nguyên nhân 2.2.3 Đề xuất phương án giải quyết Vãi m,thế t làm phần nào ? sao nói chung chung thế? CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP_TỰ DO_HẠNH PHÚC BIÊN BẢN HỌP NHÓM Kính gửi: Thầy giáo dạy bộ môn Quảntrị học. Hôm nay, ngày 16 / 4 / 2014 nhóm 11 họp thảo luận. 1. Địa điểm họp: Sân thư viện. 2. Nội dung họp: Lựa chọn ra hai DNTM; nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm tìm tài liệu về đề tài, sau đó đưa ra thời gian nộp bài của nhóm là vào ngày 23 / 4 / 2014 3. Thành phần tham gia: 1- Hoàng Đức Quang ( Nhóm trưởng) 2- Nguyễn Thị Thanh (Thư kí) 3- Nguyễn Tuyết Quỳnh 4- Phạm Bảo Ngọc 5- Trần Thị Quỳnh 6- Nguyễn Thị Quế 7- Hoàng Sâm 8- Vũ Thị Thanh 9- Nguyễn Như Quỳnh 4. Vắng mặt: không Các thành viên tham gia trong nhóm tích cực đóng góp ý kiến, buổi họp kéo dài từ 8h00- 9h30. Thư kí Nhóm trưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP_TỰ DO_HẠNH PHÚC BIÊN BẢN HỌP NHÓM Kính gửi: Thầy giáo dạy bộ môn Quảntrị học. Hôm nay, ngày 20 / 4 / 2014 nhóm 11 họp thảo luận. 5. Địa điểm họp: Sân thư viện. 6. Nội dung họp: Lựa chọn ra hai DNTM; nhóm trưởng kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm chỉnh sưa sai sót. 7. Thành phần tham gia: Hoàng Đức Quang ( Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Thanh (Thư kí) Nguyễn Tuyết Quỳnh Phạm Bảo Ngọc Trần Thị Quỳnh Nguyễn Thị Quế Hoàng Sâm Vũ Thị Thanh Nguyễn Như Quỳnh 8. Vắng mặt: không Các thành viên tham gia trong nhóm tích cực đóng góp ý kiến, buổi họp kéo dài từ 8h00- 9h30. Thư kí Nhóm trưởng Bảng đánh giá kết quả thảo luận các thành viên trong nhóm 11 Stt Họ và tên Điểm tự đánh giá Điểm nhóm đánh giá Điểm giáo viên đánh giá Nhận xét của giáo viên 1 Phạm Bảo Ngọc 2 Nguyễn Tuyết Quỳnh 3 Trần Thị Quỳnh 4 Nguyễn Thị Quế 5 Hoàng Sâm 6 Vũ Thị Thanh 7 Nguyễn Thị Thanh 8 Nguyễn Như Quỳnh 9 Hoàng Đức Quang Thư kí Nhóm trưởng Lời mở đầu Cùng với nhiệm vụ xây dựng và giữ gìn các giá trị đạo đức xã hội, việc xây dựng và vận dụng các giá trị văn hóa đạo đức trong kinh doanh đang trở thành một vấn đề quan trọng và cấp bách trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trong xã hội thông tin- tri thức, văn hóa được đề cao và thực sự trở thành nguồn lực quan trọng có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa đạo đức không chỉ là nguồn tài sản vô hình của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng tạo dựng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều nước phát triển rất đề cao văn hóa đạo đức trong kinh doanh, coi đạo đức kinh doanh là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đất nước ta vừa mới bước đầu xác lập thể chế kinh tế thị trường, sự chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại sẽ kéo theo sự chuyển đổi các định hướng giá trị xã hội, trong đó có các giá trị đạo đức kinh doanh. Đạo đức truyền thống được hình thành trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc cũng như đạo đức mới XHCN được hình thành trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tuy đã mất đi cơ sở kinh tế của nó, song ít nhiều vẫn tác động đén mọi mặt đời sống kinh tế xã hội đương đại. Nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh truyền thống đang song hành cùng với sự xâm nhập của các giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh mới còn đang hình thành. Mặt khác, những tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cũng dẫn đến sự chuyển đổi của các định hướng giá trị xã hội, trong đó có các giá trị đạo đức kinh doanh, theo những xu hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực. Đi kèm với đạo đức kinh doanh luôn là trách nhiệm xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo các quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Tuy khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, để hiểu rõ hơn về hai phạm trù này chúng ta sẽ đi nghiên cứu đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của hai DNTM Big C và FPT. “Con người được tôn trọng không phải do tồn tại mà bởi nhân cách Một công ty dành được thiện cảm không phải nhờ quảng cáo mà nhờ bản sắc riêng” I Cơ sở lý thuyết 1 Trách nhiệm xã hội 1.1 Các quan niệm về trách nhiệm xã hội Quan niệm thứ nhất: Nhà quảntrị cũng như tổ chức của họ chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực và năng lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động hay là đạt được các mục tiêu mà nhà quảntrị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn của pháp luật cho phép. Lợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế, cụ thể là qua việc thu lợi ích và sử dụng lợi ích của tổ chức. Chẳng hạn: Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận bằng cách kinh doanh và phục vụ khách hàng. Còn chính lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phục vụ cho xã hội bằng nhiều con đường ( như là nguồn cung cấp tài chính để đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực cho xã hội ,là điều kiện để giảm bớt thất nghiệp). Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước (qua thuế) ngày càng lớn, tạo ra sự kích thích kinh tế quan trọng với đầu tư mới và đảm bảo trách nhiệm đối với khách hàng. Quan niệm thứ hai: Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế mà phải bằng hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế. Coi trách nhiệm xã hội là sự thừa nhận một nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi yêu cầu của pháp luật. Tổng hợp cả hai quan niệm trên có thể rút ra kết luận sau đây: Các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực như : +Bảo vệ môi trường sinh thái +Bảo vệ sức khỏe con người +An ninh, an toàn +Quyền công dân +Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Các nhà quảntrị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình và của tổ chức theo đòi hỏi yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm của công dân, theo chuẩn mực của đạo đức xã hội ,theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Có 2 mức thực hiện trách nhiệm xã hội : +Tuân thủ quy định luật pháp của nhà nước ( bắt buộc ) +Thực thi một cách tự nguyện 1.2 Các lí do phải thực hiện trách nhiệm xã hội Mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của một xã hội rộng lớn hơn.Giữa các bộ phận tế bào các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quảntrị phát hiện và nắm bắt thời cơ , cơ hội khi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ rủi ro bất trắc xảy ra trong quá trình quản trị. Thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợi của tổ chức nói chung và của nhà quảntrị nói riêng. 1.3 Những khó khăn của nhà quảntrị khi thực hiện trách nhiệm xã hội Ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tổ chức, vi phạm nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Làm phân tán và lỏng lẻo các mục tiêu của tổ chức nói chung và của nhà quảntrị nói riêng. Việc tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quảntrị có thể không nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội vì những lí do khác nhau. -Tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội là nhà quảntrị phải lựa chọn cho mình một hệ thống ứng xử chiến lược và ứng xử tình thế để có thể : +Được môi trường chấp nhận +Đón được các cơ hội và hạn chế các rủi ro +Tạo ra các cơ hội từ sự biến động của môi trường 2 Đạo đức kinh doanh 2.1 Khái niệm Đạo đức xã hội là một phạm trù rất rộng đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động cuộc sống. Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất của nền tảng đạo lí trong mối quan hệ con người trong đó đạo đức được hiểu là sự công bằng chuẩn mực và quy tắc ứng xử .Từ góc độ khoa học, đạo đức là bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lí về cái đúng- cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp. Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận ,là những quy định về hành vi, quan hệ giữa các nhà quảntrị với nhau hay giữa các nhà quảntrị với xã hội trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quảntrị xử sự một cách trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau. Những nguyên tắc và chuẩn mực đó có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh ;chúng được người có liên quan (như người đầu tư, khách hàng, nhà quản trị, người lao động, đại diện cơ quan pháp lí, cộng đồng dân cư,đối tác đối thủ ) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức . Đạo đức kinh doanh là biểu hiện của sự dung hòa giữa lợi ích của các nhà quảntrị trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh với lợi ích của người lao động làm việc cho các nhà quảntrị , lợi ích của khách hàng, của các đối tác và lợi ích của toàn cộng đồng nói chung. 2.2 bản chất của đạo đức kinh doanh Một trong những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là sự trung thực.Trong kinh doanh không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong những việc nhỏ nhất. Câu tục ngữ Việt Nam “Một sự bất tín,Vạn sự bất tin” muốn nhắn gửi đến các nhà quảntrị không nên “tham bát, bỏ mâm” vì những món lợi nhỏ trước mắt của riêng mình mà quên đi lợi ích của người khác để rồi làm mất uy tín và sự tin cậy của cộng đồng với công việc làm ăn lâu dài. Các thương hiệu nổi tiếng là những thương hiệu của các nhà quảntrị biết tôn trọng đạo đức kinh doanh . Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quảntrị thông thường với một quyết định hướng đạo đức thể hiện một mặt ở chỗ những thông lệ không còn được coi là cơ sở ra quyết định, mà là người ra quyết định gánh vác trách nhiệm cân nhắc về giá trị và đảm bảo sự công bằng trong những hoàn cảnh không giống bất kì trường hợp nào đã gặp trước đó,mặt khác nhân mạnh vào giá trị con người (giá trị tinh thần) khi ra quyết định .Vì vậy quan điểm về giá trị và triết lí đạo đức về sự công bằng luôn đóng vai trò cực kì quan trọng trong các quyết định liên quan đến đạo đức. 3 Quan hệ giữa đạo đức kinh doanh với trách nhiệm xã hội 3.1 Giống nhau Đạo đức kinh doanh có quan hệ mật thiết với trách nhiệm xã hội của nhà quảntrị vì vậy kinh doanh có đạo đức là một phần trách nhiệm xã hội của các nhà quản trị. Trong thực tế trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh . 3.2 Khác nhau Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân nhà quảntrị phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với xã hội. Đó là sự cam kết của doanh nghiệp hay nhà quảntrị đối với xã hội.Trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp tổ chức tìm cách xác định các mối quan hệ ,trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện tốt nhất để có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng hữu quan trong xã hội. Đạo đức kinh doanh đề cập đến các nguyên tắc, quy tắc có tác động chi phối quyết định của cá nhân hay tập thể, trong khi nhiệm xã hội quan tâm đến tác động của các quyết định về mặt tổ chức đối với xã hội. II Thực trạng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của fpt và big c 1 Giới thiệu sơ lược về bigc và fpt 1.1 big c Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tại hơn 12.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 26 siêu thị Big C trên toàn quốc. Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau: Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách. Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi. 1.2 FPT Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”. Sau hơn 15 năm hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu khu vực với trên 3.500 nhân viên, 45 chi nhánh trong và ngoài nước. Hiện nay, FPT Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm: Internet băng rộng: ADSL/VDSL, TriplePlay, FTTH Kênh thuê riêng, Tên miền, Email, Lưu trữ web, Trung tâm dữ liệu Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình trực tuyến (OneTV), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera), Chứng thực chữ ký số (CA), Điện toán đám mây (Cloud computing), 2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh tại bigc và fpt 2.1 Big C thực hiện trách nhiệm xã hội Là một nhà phân phối bán lẻ quy mô lớn, phục vụ hàng chục triệu lượt khách đến mua sắm mỗi năm, Big C cùng đội ngũ của mình luôn cố gắng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng bằng chính sách kinh doanh năng động với giá cả tốt nhất, hàng hóa chất lượng và dịch vụ phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vận hành giữa cộng đồng, trung tâm thương mại Big C luôn hiểu rằng làm tròn công việc của một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm được cộng đồng tin tưởng và yêu mến. Vì vậy, hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu”, gắn các hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà Big C hướng tới. Trong công tác cộng đồng, Big C luôn lắng nghe, theo dõi những sự kiện, diễn biến hàng ngày của cộng đồng, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào, lời kêu gọi của chính quyền, chung tay góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của cộng đồng. Một số hoạt động cộng đồng đã và đang làm được tiêu biểu như sau: 24/10/2012 Bigc hỗ trợ Trường Hoa Sữa 2o triệu đồng trong công tá đào tạo nghề bánh mì , bánh ngọt. 20/20/2012 Big c tài trợ 317 triệu đồng cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái Nhà Từ 12-18/9 Big C đã tổ chức đặt thùng quyên góp tại tất cả các siêu thị và văn phòng trong hệ thống và kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên (CBNV) tham gia ủng hộ. 14-15/9 Quyên góp và cứu trợ 6 tấn gạo cho đồng bào bị lũ lụt ở miền trung 28/8/2012 tổ chức cuộc thi bigC cộng đồng 21/4 tổ chức “Ngày hội thu gom pin đã qua sử dụng” lần 3 Thông qua những hoạt động đã thực hiện, Big C đã bước đầu xây dựng được niềm tin yêu của cộng đồng, thể hiện rõ qua kết quả khảo sát của Neilsen năm 2010 công bố Big C là một trong ba thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và là nhà bán lẻ dẫn đầu. Đây chính là những thành quả từ những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, nhân viên Big C. Đồng thời nó cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược và nhạy bén của ban lãnh đạo trong việc đưa Big C thành một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Nó cũng đồng thuận với giá trị mà Big C đặt ra và định hướng trong quá trình kinh doanh đó là : trách nhiệm và tương trợ. Tầm nhìn này một lần nữa khẳng định chiến lược kinh doanh của hệ thống Big C nói riêng và tập đoàn Casino nói riêng. Hình ảnh Big C - doanh nghiệp công dân gương mẫu đã dần khẳng định trong lòng cộng đồng. Hình ảnh giá rẻ của Big C đã được khách hàng và thị trường công nhận qua những phản hồi tích cực tại các siêu thị và các phương tiện truyền thông, đó là phần thưởng lớn nhất và là niềm tự hào của cả tập thể Big C. Với tất cả những nỗ lực về cộng đồng, Big C đã thực sự trở thành một điểm đến lí tưởng cho khách hàng muốn tìm thấy những ưu đãi thặng dư cao nhất về giá và các sản phẩm giá rẻ. TNXHDN đã được thể hiện thật cụ thể qua công cụ giá mà công ty đang theo đuổi, mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng và xã hội. TNXHDN trên bình diện kinh tế đã được Big C tận dụng triêt để để hoàn thành xuất sắc những cam kết với cộng đồng và xã hội. Trách nhiệm đó thể hiện ngay qua đường lối kinh doanh, định hướng phát triển mở rộng các mặt hàng riêng chỉ nhằm tới một mục đích cuối cùng là đem đến lợi ích tối đa cho xã hội. Qua những chính sách, định hướng ấy, một hình ảnh người công dân doanh nghiệp gương mẫu đã dần dần được trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Đôi khi người ta vẫn quan niệm rằng lợi nhuận khiến cho người làm kinh doanh quên đi tất thẩy những quyền lợi khác của xã hội, của cộng đồng. Nhưng với nỗ lực tuyệt vời của những con người giàu nhiệt huyết, giàu tình người, Big C đã chứng minh rằng, doanh nghiệp, dù ở vị thế nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào, và dù quy mô có lớn nhỏ thế nào đi chăng nữa cũng hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng nếu như doanh nghiệp thực sự coi trách nhiệm ấy cũng thân thuộc, gần gũi canh cánh như nỗi lo về gia tăng lợi nhuận. Trong phạm trù trách nhiệm về pháp luật, Big C đã thể hiện rất rõ hình ảnh một doanh nghiệp có các cam kết chính thức nhằm thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Các cam kết đó sẽ là kim chỉ nam cho Big C có định hướng phát triển đúng đắn để đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh phân phối hàng hóa. 2.2 Trách nhiệm về đạo đức kinh doanh của FPT Đạo đức doanh nghiệp luôn là một vấn đề được xã hội và dư luận quan tâm. Sự gia tăng ngày càng nhiều những vụ việc tai tiếng như sữa nhiễm melanin, thịt lợn chứa các chất siêu nạc, xe máy tự nhiên bốc cháy, nước tương nhiễm 3-MCPD khiến cho người dân càng thêm hoang mang và lo lắng về thái độ và trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với cộng đồng của các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của Masso Survey, Unilever, Petrolimex, FPT, Viettel và Honda là 5 công ty mà người lao động mong muốn làm việc nhất tại thị trường Việt Nam. Với triết lý con người là yếu tố cốt lõi của sự phát triển, FPT rất chú trọng tới chính sách đãi ngộ và tăng tiến, quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên. Ngoài việc tổ chức các chương trình đào tạo cho CBNV theo từng cấp bậc, FPT cũng đặc biệt chú trọng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, trong những năm qua, FPT đã sử dụng thế mạnh công nghệ của mình để đóng góp cho cộng đồng và dành hàng chục tỷ đồng ngân sách mỗi năm cho các hoạt động xã hội . Các chương trình tiêu biểu như: trao hàng nghìn suất học bổng, bồi dưỡng các tài năng trẻ thông qua Trung tâm bồi dưỡng tài năng trẻ FPT (FYT), xây dựng và vận hành trang thi toán trực tuyến www.violympic.vn cho hàng triệu học sinh phổ thông cả nước; xây dựng và bảo trợ cho website cộng đồng tình nguyện lớn nhất Việt Nam là www.vicongdong.vn ; tổ chức các cuộc thi, giải thưởng như Giải thưởng tình nguyện Chim Én, tôn vinh những nhóm và cá nhân hoạt động từ thiện, tình nguyện tiêu biểu tại Việt Nam; cuộc thi Mobile Robot Challenge để tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận công nghệ mới nhất,… Những chính sách đãi ngộ đối với nhân viên cũng như hoạt đọng từ thiện cuủa tạp đoàn FPT đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng doanh nghiệp. Nó đã giúp cho hình ảnh của tập đoàn được biết đến trog cả nước cùng với tấm lòng tương thân tương ái. Tạo cho khách hàng một lòng tin đối với FPT. Vị thế của tập đoàn ngày một lớn dần và vươn ra thế giới với sức hút lao động mạng mẽ. FPT đã thực hiện tốt trách nhiệm đạo đức của một doanh nghiệp và phát huy được lợi thế của mình mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội cũng như tập đoàn hiện nay. 3 Hạn chế và thách thức khi các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. 3.1 Siêu thị Big C Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng bao gồm các cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi, tính trung thực trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, tổn thất lớn nhất mà doanh nghiệp gánh chịu không phải là sự trừng phạt của luật pháp, mà là sự quay lưng của “thượng đế”. Big C đã gặp phải những sự cố “để đời”, gây mất niềm tin nơi khách hàng: Bán nấm không rõ nguồn gốc: Mới đây nhất vào ngày 20/2/2014, việc siêu thị Big C bán nấm không rõ nguồn gốc mang nhãn hiệu nấm Lưu Mai Hương gây xôn xao dư luận. Siêu thị cho biết có nhập nấm của cơ sở Lưu Mai Hương sau khi cơ sở này đã nộp đủ hồ sơ mua bán hàng hóa và các giấy tờ về chất lượng tem nhãn. Trong đó, có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế Lạng Sơn cấp. Tuy nhiên, sau khi phát hiện cơ sở sản xuất nấm này không chứng minh được cơ sở sản xuất các loại nấm cao cấp như nấm kim châm, nấm đùi gà Phía siêu thị đã ngưng bán các mặt hàng này. Hàng "quá đát", kém chất lượng, không ngày sản xuất: Tại Thanh Hóa, siêu thị Big C khách hàng phản ánh mua phải sữa chua và bánh ngọt vòng dừa đã quá hạn sử dụng khoảng nửa tháng. Theo đó, sản phẩm sữa chua có ngày sản xuất 18/12/2013 và hạn sử dụng 31/1/2014, quá hạn sử dụng gần nửa tháng. Còn bánh ngọt vòng dừa có ngày sản xuất 30/1/2013 và hạn sử dụng 30/1/2014, quá hạn sử dụng đúng nửa tháng. Vào ngày 16/1/2014, một thành viên trên diễn đàn Voz chia sẻ những bức xúc về việc mua phải sản phẩm nước cam ép Teppy quá hạn ở Big C Thăng Long, Hà Nội. Khi mang về nhà, khách hàng mới phát hiện ra chai nước ngọt đã hết hạn từ ngày 02/01/2014 nhưng vẫn được bán vào ngày 16/1. Khi khách hàng này gọi tới Big C phản ánh thì siêu thị không thừa nhận, từ chối đổi sản phẩm và xin lỗi khách hàng. Vào ngày 25/5/2013, khách hàng khi mua táo đỏ nhập khẩu từ Mỹ theo chương trình khuyến mãi tại siêu thị BigC the Garden (Mỹ Đình, Hà Nội) thì phát hiện cả ba quả táo đều thối rữa bên trong. Ngoài bán sản phẩm quá hạn sử dụng, Big C còn bị khách hàng than phiền về việc bán hàng không ngày sản xuất:. Ngày 3/1/2014, đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của TP Hà Nội cũng đã phát hiện 11 loại rau ở siêu thị Big C không có nhãn mác và không ghi xuất xứ hay nhà cung cấp Dán cờ Trung Quốc lên nho Việt Nam: Ngày 15/3/2013, người tiêu dùng tại Hà Nội phát hiện ra khay nho xanh tại siêu thị Big C The Garden (Mỹ Đình, Hà Nội) trong thì dán cờ Trung Quốc, còn ngoài vỏ hộp đựng lại niêm yết giá có dòng chữ ghi "Made in Việt Nam". Bán gà thải Hàn Quốc: Được biết, loại gà dai Hàn Quốc này chính là gà nuôi đẻ trứng đã "hết đát", nhiều nơi chế biến lại làm thức ăn cho gia súc. Ngay ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng khẳng định: “Ở một số nước, những sản phẩm của gà loại thải dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Thực tế, những sản phẩm này hầu như không có giá trị dinh dưỡng cho người”. Ngoài chất lượng về sản phẩm, Big C còn làm cho khách hàng vô cùng thất vọng về phong cách phục vụ, bán hàng. Theo đó, ông Hồ Sỹ Trung khi mua sản phẩm bếp hồng ngoại tại Siêu thị BigC Vinh đã bị “lừa”. Tháng 12/2013, ông Hồ Sỹ Trung đã mua bếp điện hồng ngoại đôi có in chữ Saniyo - Made in Japan mà theo giới thiệu của nhân viên siêu thị là nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản trị giá 20 triệu đồng nhưng sẽ giảm cho 4 triệu đồng và được khuyến mại thêm một bộ xoong nồi (nói trị giá 3,5 triệu đồng). Nhưng sau đó biết đây chỉ là một sản phẩm không có chứng minh là hàng có xuất xứ của Nhật Bản sản xuất, hàng một nơi, bảo hành một nẻo. Thậm chí, bộ xoong nồi khuyến mãi cũng là loại kém chất lượng bởi các đinh vít dập bằng nhôm, tay cầm không có cách nhiệt. Ông mang trả hàng và yêu cầu được hoàn lại tiền nhưng nhân viên siêu thị vòng vo, đưa ra phương án công ty sẽ trả lại cho ông 4 triệu đồng và biếu thêm một chiếc chảo đa năng. Ông không đồng ý và liên tục tìm đến siêu thị nhưng không giải quyết được vấn đề. Vì biết không thể đòi được tiền nên ông đành chấp nhận cầm 4 triệu đồng và cả chiếc chảo đa năng về. Do sự cố về máy soát vé mà Big C Thăng Long, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội mà hàng trăm khách hàng bị ‘giam’ gần 1 giờ tại siêu thị. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc trước việc nhân viên an ninh siêu thị không cho ra về với lý do “máy soát vé ở siêu thị bị trục trặc”. Vào thời điểm trên, hàng trăm xe máy xếp hàng dài nối đuôi nhau chôn chân đứng chờ nhân viên kỹ thuật tới khắc phục sự cố. Nhiều người không hiểu lý do tại sao không được ra về nên bấm còi inh ỏi Để giải quyết sự việc trên, các nhân viên nhà xe đã yêu cầu phải có giấy tờ xe mới được dắt xe về, không phải đứng lại. Phải mất gần 1 tiếng bị “giam” máy soát vé mới được khắc phục và khách hàng mới được siêu thị Big C “thả cho về”. Bảo vệ siêu thị bị tố đánh khách hàng: Chị Phạm Thị Hiền nói: “Lúc đó vào khoảng 10h đến 10h15, tôi ghé vào Siêu thị BigC (phường Ngọc Châu, TP. Hải Dương) mua cái bàn học gấp. Lúc thanh toán xong, tôi đem hóa đơn ra trước đừng chờ bảo vệ cửa kiểm soát. Khác với bình thường, đáng ra tôi ra trước, nhân viên bảo vệ Nguyễn Trọng Hiếu phải đóng dấu cho tôi ra. Nhưng anh ấy cứ gạt tôi sang một bên rồi kiểm soát cho người đứng đằng sau”. Thấy chuyện lạ, lại bị đứng chờ quá lâu, tôi có ý kiến: “Sao chị đứng trước, xếp hàng đầu tiên em không cho chị ra trước mà để khách sau chen chân?”. Đáp lại lời chị Hiền, bảo vệ Hiếu sỗ sàng: “Tôi thích cho ai ra trước là quyền của tôi. Chị chẳng có quyền gì”. Không chịu nổi cách hành xử thiếu văn hóa của bảo vệ trong BigC , chị Hiền đã cầm chiếc bàn gấp học sinh xô vào người Hiếu và yêu cầu được đóng dấu kiểm soát vì mình là người xếp hàng đầu tiên. “Trước mặt hàng chục khách hàng, bảo vệ Hiếu bỏ luôn công việc kiểm soát, dùng tay túm tóc, đánh liên tiếp vào đầu, vào người chị tôi. Sợ quá tôi lùi lại, Hiếu còn nhảy lên “xông phi” vào giữa ngực chị tôi. Đau đớn tột cùng, bị đánh quá mạnh, tôi ghẹn thở tưởng sẽ chết. Tôi đổ gục xuống nền nhà, chảy máu tai. Sau đó vài phút tôi bị mê man bất tỉnh”, chị Hiền cho biết. Được người của Big C đưa ra xe vào viện 7 cấp cứu, chị Hiền dần tỉnh. Nói về sự vô trách nhiệm của BigC, chị cho hay: “Quá sợ hãi tôi không dám mở mắt ra. Chỉ đến khi xuống xe tôi cố lê thân xuống thì được người của BigC cho biết, tôi tự mà đi trả tiền taxi, anh ấy chỉ có 15 nghìn. Nói xong bỏ mặc tôi ở đó và ra về”. Ngày hôm sau, lúc chị Hiền ra viện về nhà, cũng có đại diện của Siêu thị BigC ghé qua hỏi thăm và “ném” cho 2 vỉ sữa vinamilk (8 hộp sữa) gọi là lấy lệ. “Họ bảo là người này người kia của Big C mình có biết ai đâu. Đến hỏi thăm qua loa và cho 2 vỉ sửa. Nhưng bóc ra xem thấy còn vài ngày nữa là hết hạn sử dụng cũng đành vất đi cho rồi”, chị Hiền sụt sịt nói. Chị Hiền không phải là “nạn nhân” đầu tiên của những bảo vệ ở đây. Trước đây tại Hải Dương cũng có người bị bảo vệ ở BigC đánh hội đồng dã man. Nạn nhân là anh Đinh Mạnh Tiến (28 tuổi) trú tại phường Nhị Châu (TP Hải Dương) bị nhóm nhân viên bảo vệ nhà xe siêu thị Big C Hải Dương hành hung tập thể gây thương tích phải nhập viện Quân y 7 điều trị nhiều ngày. Rồi trước đó cũng nghe báo đài có nói, anh Bạch Ngọc Nam (25 tuổi, ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) vào siêu thị Big C mua hàng, khi ra đến nhà xe đã để xảy ra cãi vã với nhân viên trông xe của siêu thị. Ngay sau đó, vị hành khách này đã bị nhiều nhân viên của siêu thị dùng bộ đàm làm hung khí quây đánh trọng thương. Mắc lỗi sai trong chương trình khuyến mãi: Khách bốc hỏa vì khuyến mãi BigC: "mua 2 tặng 1" thu tiền 3 Sự việc xảy ra vào khoảng 18h (8/3). Chị Nguyễn Thị Phục Sinh cùng gia đình đi thăm quan và mua sắm tại siêu thị BigC Thăng Long Hà Nội, sau khi thanh toán, cầm trên tay bảng tích kê chị đã phát hiện là mình bị tính sai. Cụ thể, chị Sinh đã mua 2 chai nước mắm hiệu Hải Ngư loại 500ml, loại nước mắm này đang trong thời gian khuyến mại tại siêu thị Big C (mua 2 tặng 1) nên chị được tặng kèm thêm 1 chai được đóng gói cùng. Nhưng khi thanh toán, nhân viên tại đây đã tính tiền cả chai nước mắm khuyến mại. Chị đã báo lại với nhân viên chăm sóc khách hàng của siêu thị nhưng đã bị nhân viên tại đây tỏ thái độ bực dọc, không thành khẩn, có ý xin lại tờ hóa đơn. Trong xã hội có bao nhiêu người tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp làm ra thì có bấy nhiêu người nằm trong vùng phủ sóng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Về mặt quy mô, có lẽ đây là trách nhiệm lớn nhất, vì liên quan đến hầu như toàn thể cộng đồng. Big C trong thời gian qua đã không chú trọng đến vai trò trách nhiệm đối với khách hàng. Không ngừng đưa ra các lời xin lỗi về chất lượng sản phẩm cũng như cách thức phục vụ,… làm giảm lòng tin của khách hàng đối với siêu thị, đánh mất lòng tin đã gây dựng với khách hàng trong thời gian qua, làm đánh mất lượng khách hàng thân thuộc, ảnh hưởng tới chất lượng kinh doanh cũng như doanh thu cảu siêu thị. 3.2 FPT [...]... giá gấp 10 lần giá trị bản hợp đồng bản quyền World Cup 1998 mà họ đã mua cách đây tám năm FPT đã bán bản quyền truyền hình cho VTV và HTV với giá lên đến con số 3 triệu USD (trong số này VTV trả khoảng 2,1 triệu USD và phần còn lại thuộc về HTV) Và cả hai đài VTV lẫn HTV đều trả cho FPT giá trị bản hợp đồng tính bằng các spot quảng cáo trên sóng Tức là FPT Media được quyền bán quảng cáo dài hạn trên... cao hơn gấp nhiều lần so với tiền đầu tư Từ chỗ trọng đức khinh tài sang coi trọng năng lực, coi nhẹ đạo đức: FPT luôn đề cao giá trị năng lực của người lao động Luôn khuyến khích người lao động bởi các chính sách đãi ngộ, chính sách thưởng, phụ cấp mà từ đó đánh mất đi giá trị đạo đức của mỗi nhân viên Trước tình hình kinh tế khó khăn, công nghệ thông tin ngày một phát triển, số lượng lao động tìm kiếm... doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội Cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào... BigC luôn được đánh giá cao, chính vì thế mà ngày càng có nhiều lượt khách đến với siêu thị Theo ước tính thì trung bình mỗi ngày BigC đón tiếp khoảng 17-20.000 Đạo đức kinh doanh: Giải pháp về chính trị: muốn doanh nghiệp Việt Nam chứng tỏ được tài năng đạo đức của họ cần phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa của nó Nhà nước phải là người đại diện quyền lợi của... việc tạo của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân thì đó chính là hanh vi dạo đức Điều này cần được khẳng định, cần làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của việc “bóc lột” Đồng thời cần phải khẳng định giá trị của doanh nghiệp trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay Vấn đề giáo dục đạo đức đối với các doanh nhân: là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề tự nhận thức của chính giới doanh nhân Đối với xã . 18 /12 /2 013 và hạn sử dụng 31/ 1/2 014 , quá hạn sử dụng gần nửa tháng. Còn bánh ngọt vòng dừa có ngày sản xuất 30 /1/ 2 013 và hạn sử dụng 30 /1/ 2 014 , quá hạn sử dụng đúng nửa tháng. Vào ngày 16 /1/ 2 014 ,. sau: 24 /10 /2 012 Bigc hỗ trợ Trường Hoa Sữa 2o triệu đồng trong công tá đào tạo nghề bánh mì , bánh ngọt. 20/20/2 012 Big c tài trợ 317 triệu đồng cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái Nhà Từ 12 -18 /9. có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế Lạng Sơn cấp. Tuy nhiên, sau khi phát hiện cơ sở sản xuất nấm này không chứng minh được cơ sở sản xuất các loại