1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tâm lí học

8 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

Phân tích các đặc điểm tư duy nà nêu phương hướng phát triển tư duy của trẻ (tiểu học)?

TÂM HỌC 1 BÀI KIỂM TRA   Câu hỏi: Phân tích các đặc điểm tư duy nà nêu phương hướng phát triển tư duy của trẻ (học sinh tiểu học).  Bài làm: a) Đặc điểm tư duy: Tư duy là quá trình tâm phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy là 1 mức độ nhận thức mới…… của SV, HT. Do đó, tư duy có những đặc điểm chính sau. Đặc điểm thứ nhất đó là tính “có vấn đề” của tư duy. Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng 1 mục đích mới, vấn đề mới mà những hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ mặc dù vẫn còn cần thiết song ko đủ sức để giải quyết, con người muốn giải quyết vấn đề mới đó , để đạt đc mục đích mới đó thì phải tìm cách thức giải quyết mới, tức là phải tư duy. Giả sử để giải một bài toán,trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu,nhiệm vụ của bài toán,sau đó nhớ lại các quy tắc,công thức,định có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm,phải chứng minh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện. Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Vấn đề chỉ trở nên tình huống có vấn đề khi chủ thể nhận thức được tình huống có vấn đề,nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề,chủ thể phải 1 có nhu cầu giải quyết và phải có những tri thức liên quan đến vấn đề.Chỉ trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện. Ví dụ như khi giáo viên hỏi “Tình yêu là gì?” hay “Giai cấp là gì?” thì sẽ chẳng làm cho các học sinh lớp 1 phải suy nghĩ hay nếu cho bài toán : 2(x+1) = ? thì với học sinh lớp 2 tư duy sẽ không xuất hiện vì chúng nằm ngoài phạm vi hiểu biết,vượt quá khả năng tư duy của trẻ. Như vậy, muốn kích thích đc tư duy thì điều kiện để nảy sinh tư duy đó là: chủ thể phải rơi vào tình huống có vấn đề ; chủ thể hay cá nhân phải nhận thức được vấn đề ; có nhu cầu giải quyết, chuyển thành nhiệm vụ cá nhân ; cá nhân phải có tri thức, hiểu bít liên quan đến vấn đề ; tư duy XH trước hoàn cảnh hay tình huống có vấn đề, có dữ kiện đầy đủ, xác đinh; tình huống có vấn đề vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Đặc điểm thứ 2 đó là tính gián tiếp của tư duy. Đến tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức(quy tắc,khái niệm,công thức,quy luật…)và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích,tổng hợp,so sánh,khái quát…)để nhận thức được cái bên trong,bản chất của sự vật hiện tượng. Ví du : Để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu,nhiệm vụ của bài toán,nhớ lại các công thức,định lí…có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các quy tắc định lí… ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó. Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ,trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ,phương tiện (như đồng hồ,nhiệt kế,máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác 2 chúng. Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt ké để đo. Để đo người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan thông thường mà biết được. Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy con người đã mở rộng ko giới hạn những khả năng nhận thức của con người, con người ko chỉ có thể giai quyết đc những nhiệm vụ hiện tại, quá khứ mà còn có thể giải quyết đc những nhiệm vụ tương lai. Ví dụ: Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu mà con người thu thập được mà con người dự báo được bão. Hay là nhờ các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi…giúp chúng ta hiểu biết về những hiện tượng thiên nhiên,thực tế nhưng không tri giác chúng ta trực tiếp. Ko những thế, nhờ dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lưu lại mà chúng ta tính toán được nhiều về vũ trụ mà kết quả là chúng ta phát hiện thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chưa một lần đặc chân đến. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Đặc điểm thứ 3 đó là tinh trừu tượng và khái quát. Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát. Tính trừu tượng là khả năng trừu xuất khỏi sự vật những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại các thuộc tính, bản chất của SV và HT. Ngược lại, khái quát hóa là khả năng phản ánh đc nhiều HT có cùng dấu hiệu, thuộc tính, bản chất. Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao.Không có trừu tượng thì không thể tiến hành 3 khái quát, nhưng trừu tượng mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức. Ví dụ như từ tam giác, nguời ta khái quát hóa thành các loại tam giác khác nhau như tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều, tam giác thường. Hay là: Nói về khái niệm “ cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính không quan trọng như chất liệu,màu sắc,kiểu dáng mà chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như hình trụ,dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng. Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng… tất cả điều xếp vào một nhóm “cái cốc”. Nhờ đặc điểm này mà con người có thể giải quyết đc những nhiệm vụ của tương lai. Ví dụ, nắm đc quy luật đàn hồi của kim loại, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray. Nhờ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể xếp nó vào 1 nhóm, 1 loại, 1 phạm trù để có những quy tắc, phương pháp giải quyết tương tự. Chẳng hạn như từ 2 phương trình: 2x 2 +x+1=0 và x 2 -x-1= 0 người ta khái quát hóa thành công thức ax 2 +bx+c=0. Hay: Khi tính diện tích hình chữ nhật ta có công thức : S = (a x b). Công thức này được áp dụng cho nhiều trường hợp tương tự với nhiều con số khác nhau. Đặc điểm thứ 4 đó là tư duy có lien hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Sở dĩ tư duy của con người có những đac điểm nêu trên ( tính có vấn đề, tính gián tiếp, trừu tượng, và khái quát) chính là vì tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm công cụ, phuong tiện để tư duy. Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ đc, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có đc nếu ko dựa vào tư duy. Thông qua ngôn ngữ, sp của tư duy đc nguwoif khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố dịnh lại các kết quả cảu tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho bản thân chủ thể. Ngược lại, 4 nếu ko có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là chuỗi âm thanh vô nghĩa, ko có nội dung, giống như những tín hiệu âm thanh trong giới động vật. Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và không thể hiện được những hiểu biết về tự nhiên. Hay là khi tiến hành lập trình PASCAL, người ta dùng ngôn ngữ để ghi lại để có một chương trình lập trình hoàn chỉnh. Nếu không có ngôn ngữ để ghi lại thì cả chủ thể lẫn người học đều không thể tiếp nhận được trọn vẹn tri thức. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy, tư duy cũng ko phải là ngôn ngữ vì tư duy và ngôn ngữ là 2 quá trình tâm có chức năng khác nhau, cho ra những sản phẩm khác nhau và tuân thủ những quy luật khác nhau. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất vs nhau, nhưng ko đòng nhất và tách rời nhau đc. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán…)cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Đó là mqh giữa nội dung và hình thức. Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại,do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người. Ví dụ: Công thức tính diện tích hình vuông S = (a x a) là kết quả của quá trình con người tìm hiểu tính toán.Nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức này vô nghĩa. Đặc điểm thư 5 đó là tính chất tính của tư duy. Chỉ có tư duy mới giúp con người…………… phương pháp tư duy nữa. Đặc điểm thư 6 đó là tư duy có quan hệ vs nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính là cơ sở của tư duy, cung cấp nguyên liệu cho tư duy. Ví dụ như Newton cho ra đời Định luật vạn vật hấp dẫn khi ông nhìn thấy quả táo từ trên cây rơi xuống. 5 Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó: Cảm giác là một quá trình tâm phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Tri giác là quá trình tâm phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống có vấn đề. Nhận thức cảm tính là khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, quy luật…,là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy,1 thành phần của tư duy, đồng thời nó là phương tiện để kiểm tra tính chính xác của tư duy. X.L.Rubinstein – nhà tâm học Xô viết đã viết: “nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng,tựa hồ như làm thành chỗ dựa của tư duy”. Lênin từng nói: “không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả”. Vi dụ: Khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra mà ta thấy.Thì trong đầu ta sẽ đặt ra hàng loạt các câu hỏi như: Tại sao lại xảy ra tai nạn? Ai là người có lỗi? như vậy là từ những nhận thức cảm tính như : nhìn,nghe… quá trình tư duy bắt đầu xuất hiện. Ngược lại, quá trình tư duy và những kết quả của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối đến khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính, làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn, làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, Ph.Angghen đã viết: “nhập vào với mắt của chúng ta chẳng những có các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa”. 6 Ví dụ như từ các dấu hiệu của bệnh ung thư như: chảy máu mũi, đau đầu, buồn nôn, đau bụng,… từ đó người ta chế tạo ra thuốc tổng hợp từ vitamin C, Panadol, thuốc chống nôn Becberin, đem đi kiểm tra bằng cách cho uống thử (cảm tính). Nếu lành bện thì chứng tỏ đó là tư duy đúng, còn nếu ko lành bệnh thì đó là tư duy sai. b) Phương hướng phát triển tư duy của trẻ ( học sinh tiểu học): Để phát phát triển tư duy của trẻ, người GV cần phải đề ra những phương hướng sau: - Trong dạy học, GV cần tăng cường phát triển tư duy cho trẻ như cung cấp biểu tượng, kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, suy luận,… - Giao viên phải coi trọng việc phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc. Bởi vì tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức dựa vào trực quan. Nếu không có khả năng tư duy học sinh không học tập và rèn luyện được. - GV phải đưa HS vào các tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS độc lập, sáng tạo trong việc giai quyết các vấn đề đặt ra bằng cách đặt ra các câu hỏi biến hóa, mang tinh gợi mở, sinh động, hấp dẫn, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức tính của mình 1 cách toàn diện, nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. - Phát triển tư duy phải sog sog vs việc truyền thụ tri thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, nếu không tư duy thì không thực sự tiếp thu, lại không vận dụng được những tri thức đó. - Việc phát triển tư duy phải gắn liền vs việc trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ có nắm vững ngôn ngữ thì mới có phương tiện để tư duy có hiệu quả. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nên GV cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ 7 cho trẻ trong giai đoạn này, bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và ko lời, có thể là văn học, truyệ tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,… Đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể chuyện , đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí, … Tất cả đều có thể giúp trẻ có đc vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng. - Tăng cường khả năng trừu tượng và khái quát trong suy nghĩ. - Việc phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát, trí nhớ, tính nhạy cảm. Bỡi lẽ,thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. - 8 . TÂM LÍ HỌC 1 BÀI KIỂM TRA   Câu hỏi: Phân tích các đặc điểm tư duy nà nêu phương hướng phát triển tư duy của trẻ (học sinh tiểu học) .  Bài làm: a) Đặc điểm. Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn. duy, đồng thời nó là phương tiện để kiểm tra tính chính xác của tư duy. X.L.Rubinstein – nhà tâm lí học Xô viết đã viết: “nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng,tựa hồ như

Ngày đăng: 24/05/2014, 20:22

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w