1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sa mạc hóa ở vùng duyên hải nam trung bộ việt nam

14 4,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 461 KB

Nội dung

Còn tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, đặc biệt là tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng Bình đến

Trang 1

SA MẠC HÓA Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

VIỆT NAM

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sa mạc hóa là một hiện tượng thoái hóa đất đai phổ biến hiện nay nó có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp các vùng, các nước và các châu lục Hiện nay diện tích đất sa mạc chiếm khoảng 40% bề mặt trái đất, có khoảng 30% diện tích thế giới bị khô hạn Hơn 40 năm qua, gần 1/3 đất trồng trọt trên thế giới

bị thoái hóa, không thể sử dụng Thế giới đã mất khoảng 20.000-50.000 km2 đất do tình trạng sa mạc hóa

Còn tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, đặc biệt là tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi có diện tích

sa mạc hóa lớn nhất cả nước Khu vục duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu tương đối khắc nghiệt, ít mưa đồng thời có đường bờ biển dài tập trung một lượng cát tương đối lớn từ đó nguy cơ bị xâm chiếm bởi sa mạc hóa là rất cao vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng sa mạc hóa là hết sức cần thiết và cấp bách đối với khu vực này

Từ thực tiễn vấn đề được đặt ra chúng em đã tiến hành tìm hiểu và thực hiện

tiểu luận: “ Sa mạc hóa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”

II NỘI DUNG

1 Tình hình sa mạc hóa tại vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam

Việt Nam hiện có khoảng hơn 9 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát, trảng cỏ

có liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc Trong đó, có trên 5 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao.Ðất sa mạc hóa (hay hoang mạc hoá) ở Việt Nam không tập trung thành hoang mạc rộng hàng trăm nghìn ha như một số quốc gia khác, mà phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái Các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý Tình trạng nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào việc “xây dựng” sa mạc hóa

Theo điều tra, nghiên cứu của Trung tâm Quy hoạch đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), miền Trung có 12 nhóm đất, 49 loại đất, đất có độ phì thấp, phần lớn diện tích là đất dốc (khoảng 80%) và đất có vấn đề như mặn, phèn, xám bạc Ở khu vực này đã xuất hiện đất thoái hóa diện tích khá

Trang 2

lớn, trong đó có đất xói mòn trơ sỏi đá nguy cơ sa mạc hóa cao Qua nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, tình trạng thoái hóa đất và hoang mạc hóa tại vùng duyên hải Nam Trung bộ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng

Trong tổng số khoảng hơn 852.000 ha đất trống, đồi núi trọc và hoang hóa của vùng duyên hải Nam Trung bộ thì diện tích đất đã và đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa vào khoảng 45% Duyên hải miền Trung có hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh Diện tích hoang mạc hóa

ở Ninh Thuận đã lên gần 90.000ha, Bình Thuận là 81.000ha chiếm 23,6 và 11,3% diện tích ở tỉnh Tại Quảng Ngãi, hoang mạc hóa đã bùng ra hơn 122ha, Bình Định là 786ha

Hàng trục triệu người ở miền Trung và đồng bào dân tộc ở miền núi đang phải chịu những hậu quả nặng nề do hiện tượng sa mạc hóa và suy thoái đất gây nên Trong suốt 10 năm qua, các tỉnh trong khu vực luôn bị hạn hán đe dọa và chỉ trong năm 1998 có khoảng 203.000 người bị thiếu nước ngọt Vùng khô hạn thường xuyên tại 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và phía Nam tỉnh Khánh Hòa có diện tích 200.000 - 300.000ha với lượng mưa hàng năm trung bình chỉ 500-700mm, khí hậu nắng nóng đã tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa có gai rất khó phát triển sản xuất

Vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng khô hạn nhất nước, đã tạo thành vùng cát hoang mạc hóa trên diện tích hơn 131.000 ha

Bình Thuận là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, ít mưa nhiều nắng, gió với đặc điểm nổi bật là đất cát và đồi cát ven biển chiếm một diện tích khá lớn (khoảng 16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) Do đặc điểm về khí hậu khô hạn cộng với trình độ dân trí thấp và hạn chế về kinh tế, vùng đất cát của tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nguồn nước tưới, nước cho sinh hoạt, hiện tượng sa mạc hóa, cát nhảy, cát bay (bão cát) đang là mối

đe dọa uy hiếp cuộc sống của hàng ngàn con người.Với diện tích tự nhiên khoảng 125.000 ha nằm dọc theo bờ biển, vùng đất cát ven biển Bình Thuận kéo dài 192 km từ ranh giới Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu Do đặc điểm tự nhiên cộng với nền kinh tế địa phương còn khó khăn nên vùng đất cát ven biển Bình Thuận đang phải đối mặt trước nguy cơ sa mạc hoá trầm trọng

Trang 3

Nhóm đất cát ven biển được phân bố như sau:

Bảng 1 Phân bố diện tích đất cát ven biển Bình Thuận

2 Đất cồn cát trắng vàng (Ctv) 7.270 5,8

Dưới tác động của con người và các yếu tố khí hậu như mưa, gió, bão v.v đã làm cho quá trình chuyển vận và cát lấp tại các khu vực sản xuất và sinh hoạt của con người tăng lên.Sự rửa trôi và xói mòn đất ngày càng diễn

ra rất nghiêm trọng theo không gian và thời gian

Hiện nay tình hình sa mạc hoá, hiện tượng cát nhảy, cát bay diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến trong mùa khô tại các địa phương vùng ven biển Bình Thuận, đặc biệt tại các xã Hòa Thắng, Hồng Phong (Bắc Bình), xã Tiến Thành, Phường Hàm Tiến (Tp Phan Thiết)

Trong những năm gần đây, tình hình sa mạc hóa đã trở nên hết sức nguy hiểm Vào mùa khô (bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), gió mùa Đông Bắc thổi mạnh thường xuyên, kéo theo cát, bụi bay trong không trung và trên bề mặt đất từ biển vào bên trong đất liền, do thiếu hệ thống rừng vành đai chắn gió nên việc di chuyển dễ dàng của cát như vậy đã tràn lấp lên những khu vực canh tác, các khu dân cư tập trung sinh sống hoặc tạo nên những cồn cát mới v.v Điển hình tại các thôn Hồng Thanh, Hồng Thịnh, Hồng Trung thuộc xã Hồng Phong, thôn Hồng Lâm, Hồng Chính, Hồng Thắng xã Hòa Thắng - huyện Bắc Bình.Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hóa khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50km bờ biển Riêng các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5.000ha và hiện là nguy cơ suy thoái hàng đầu trong khu vực

Còn tại Ninh Thuận theo kết quả kiểm kê năm 2000 của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, diện tích đất trống đang bị thoái hóa và hoang mạc hóa chiếm 33.9% tổng diện tích đất tự nhiên và phân bố tập trung ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn Trong những năm gần đây do những biến động bất thường của thời tiết cùng với các nguyên nhân khác từ con người đã làm cho tình trạng thiếu nước và hạn hán ở vùng Duyên hải

Trang 4

Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng xảy ra ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên hơn

Bảng 1: Tổng diện tích đất bị hoang hóa tại tỉnh Ninh Thuận

1

2

3

4

Hoang mạc cát Hoang mạc đá Hoang mạc muối Hoang mạc đất cằn

4.878 3.457 11.867 20.124

9.103 21.468 6.407 4.043 Tổng cộng

(% so với diện

tích tự nhiên)

40.326 (12,0%)

41.021 (12,21%)

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT, bộ KTTV tỉnh Ninh Thuận, năm 2006 Tổng diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là 41.021ha chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Và hiện nay, thực trạng sa mạc hóa vẫn có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh kinh tế của các địa phương

2.Nguyên nhân gây sa mạc hóa ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Ðất sa mạc hóa (hay hoang mạc hoá) ở Việt Nam không tập trung thành hoang mạc rộng hàng trăm nghìn ha như một số quốc gia khác, mà phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái Trên 90% diện tích đất đang chịu tác động của hoang mạc hóa là các khu vực đất trống, đồi trọc bị thoái hóa mạnh, đất đá ong hóa do tình trạng phá rừng và

sử dụng đất không hợp lý trong thời gian dài Phần còn lại là các khu vực đụn cát, bãi cát di động tại các tỉnh ven biển, tập trung ở 10 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận Tại đây đã xuất hiện những vùng sa mạc thực thụ (hoang mạc cát) như: Tuy Phong, Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận), Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận)

1 Do điều kiện tự nhiên

1.1 Điều kiện khí hậu

- Điều kiện khí hậu khu vực này rất khắc nghiệt, thường xuyên nắng nóng và rất ít mưa với 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng

10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vào mùa khô hanh lại xuất hiện gió mùa Đông Bắc với vận tốc tương đối lớn (Vtb = 2,5 - 5,6m/s,

Trang 5

Vmax = 10 - 13m/s), và có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận chuyển cát từ biển vào trong đất liền đã tạo điều kiện hình thành diện tích đất các hoang hoá trên 200.000 ha trải dọc theo gần 250 km bờ biển Các cồn cát sa mạc cũng

có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hoá Gió là động lực chính đẩy các cồn cát Những hạt cát có thể lăn trên mặt đất hoặc tung lên trên không rồi rơi xuống Chính tác động tung lên sẽ làm dao động thêm, khuyếch đại lượng cát bị xô đẩy Kết quả là lũ cát khi có cả một cồn cát trườn vào Khi có gió mạnh làm bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét tương tự như hiện tượng tuyết truồi Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuống triền dốc bên kia, làm cồn cát tiến lên

- Những vùng khô hạn thường xuyên là hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận

và phía Nam tỉnh Khánh Hòa với lượng mưa hàng năm trung bình chỉ 500-700mm/năm, có năm chỉ đạt 200 - 250mm/năm; chỉ số ẩm ướt (theo Ivanov) nhỏ hơn 0.5, lượng bốc hơi cao gấp hai lần lượng mưa (P<2T) Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô hạn nhất nước ta nhiệt

độ trung bình năm luôn cao trên 27oC, tổng nhiệt hoạt động trên 9500oC , khí hậu nắng nóng đã tạo thành các vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa có gai rất khó để phát triển sản xuất Trong đó hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hoá khoảng 35.000 ha và phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển Các đồi cát

di động ở đây có diện tích khoảng 5000 ha và hiện là nguy cơ đe dọa sinh thái hàng đầu ở khu vực này; vì với điều kiện khô hạn và gió mạnh như trên

đã thường xuyên tạo ra những cơn bão cát dữ dội làm bay bốc, di chuyển cát

từ dải ven biển trở vào đất liền chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp quốc

lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn ha, đe doạ hủy diệt những tiềm năng

to lớn của nền sản xuất khu vực, thậm chí đồi núi lân cận cũng bị cát leo lên phủ đầu, biến đổi cây xanh thành núi cát, dẫn đến nạn sa mạc hoá, biến vùng nội địa dân cư đông đúc thành vùng cát nghèo nàn, phi sinh địa kéo theo nhiều hậu quả không lường về môi trường sinh thái

1.2 Điều kiện địa hình

- Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, địa hình của dãy Kon Tum và hướng gió thổi gần song song với hướng địa hình ven biển đã ảnh hưởng và làm cho khu vực này trở nên khô nóng quanh năm

- Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng

Trang 6

bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3 triệu ha), đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa và hoang mạc hóa diễn ra trên phạm vi nhiều địa phương Ở đây cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận

và Bình Thuận

- Với đường bờ biển dài hơn 3200km với tổng diện tích đất ven biển khoảng 3,2 triệu ha Trong đó có hơn 0,5 triệu ha đất cát tập trung chủ yếu dọc theo vùng duyên hải nhất là từ Quảng Bình - Quảng Trị vào đến Ninh Thuận – Bình Thuận Diện tích đất cát này luôn chứa đựng nhiều “tiềm năng” dẫn đến hiểm hoạ sa mạc hoá cho vùng

Đất bị thoái hóa (Ảnh minh họa) Với các điểm hạn chế về tính chất của đất cát, cùng với các quá trình tác động tới đất như đã nêu trên, trong điều kiện độ che phủ kém và sử dụng đất thiếu các biện pháp bảo vệ, các loại đất cát trong vùng nhìn chung có độ phì rất thấp , hiện tượng hoang mạc hóa đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày Càng ngày độ che phủ trên bề mặt đất càng giảm, rừng bị chặt phá nhiều, cây cỏ

Trang 7

trên bề mặt không phát triển được vì thiếu nước, khả năng giữ ẩm và trữ nước trong đất kém Khi có mưa nước không thấm hết vào lòng đất mà lại tạo thành những dòng chảy lớn chảy tràn trên mặt đất, hết mưa hơi nước lại thoát đi nhanh chóng Trong điều kiện độ che phủ kém, đất cát thường chứa

ít nước và nhiều không khí, nguồn nước mặt cung cấp hầu như không đáng

kể, mùa khô kéo dài, vì vậy vào những ngày nắng đất cát thường bị nung nóng mạnh mẽ bởi bức xạ mặt trời Kết cấu đất vốn đã kém bền vững lại càng dễ

bị phá hủy Cùng với gió mạnh, hình dạng các cồn cát di động thay đổi hàng ngày, những trận gió cát, bão cát khiến cho khu vực khô nóng càng trở nên khắc nghiệt Tình trạng này kéo dài đang là nguy cơ gây ra hoang mạc hóa cục bộ tại nhiều tỉnh trong vùng và đã hình thành bốn dạng hoang mạc hóa điển hình ở vùng này như hoang mạc cát, hoang mạc đá sạn sỏi, hoang mạc muối và hoang mạc đất cằn

2 Do hoạt động của con người

Nguyên nhân gây sa mạc hoá phần lớn là do tác động của con người từ

khoảng 10.000 năm nay Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, khai giếng… và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hoá nhiều vùng miền

Tình trạng phá rừng và hủy diệt lớp phủ thực vật do chiến tranh và các hoạt động do con người gây ra làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thảm thực vật thấp, sự xói mòn và thoái hóa đất xảy ra nghiêm trọng, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc ở vùng đồi núi thấp của các tỉnh trong vùng Việc khai thác rừng bừa bãi và sử dụng tài nguyên rừng không bền vững đã dẫn đến các tác hại to lớn đối với vùng đầu nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và góp phần gây thiếu nước Bên cạnh đó, đất kết cấu yếu, dễ bị xói mòn, bạc màu cùng với khí hậu khắc nghiệt, nhất là mùa khô luôn gây hạn hán Hạ hán có khi bị ngộ nhận là nguyên do tiến trình sa mạc hoá Hạn hán góp phần trong tiến trình đó nhưng nguyên do chính là do áp lực sinh hoạt của con người trên môi trường thiên nhiên Theo địa chất học thì trước thời kỳ văn minh nhân loại, không có bằng chứng khoa học noà nói rằng diện tích sa mạc đang lan rộng thêm Chỉ sau khi con người thay đổi môi sinh ta mới thấy hiện tượng sa mạc hoá Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được nhưng khi áp lực của con người làm hư hại lớp phủ thực vật thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa ngày càng ít đi

Trang 8

Bên cạnh đó là hoạt động chăn thả gia súc, móng guốc của loài gia súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm Những lớp đất tầng mặt thì sẽ vụn rời, tơi xốp và rất dễ bị gió mưa xói mòn Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển

từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh Dân du mục khi muốn thoát vùng

sa mạc khô cằn thường đưa đàn gia súc đến vùng ven để sinh sống nhưng chính động tác đó đã làm sa mạc thêm rộng lớn và họ đã vô tình mang cái khô cằn của sa mạc theo với họ

Ngoài ra, trình độ sản xuất nông nghiệp lẫn ý thức của một bộ phận người dân trong bảo vệ môi trường chưa cao Vì thế, theo thời gian đất bị thoái hóa âm ỉ từng ngày Việc sử dụng các biện pháp canh tác thiếu bền vững trong một thời gian dài, cơ cấu cây trồng không hợp lý, chưa chú trọng nhiều đến tính hiệu quả và bền vững trong khai thác sử dụng đất; và việc lập

kế hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất chỉ dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu trước mắt, không tính đến tác hại lâu dài về môi trường sinh thái cũng là nguyên nhân cơ bản Mặt khác, công tác quản lý nguồn nước còn thiếu đồng

bộ, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành… đã khiến nguồn nước mặt cạn kiệt Đó là những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng thoái hóa đất ở duyên hải Nam Trung bộ, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa

Giải pháp giảm sa mạc hóa

- Tăng cường công tác quản lí, khai thác đồng bộ và hiệu quả các công trình thủy lợi đảm bảo chống hạn Triển khai kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới đảm bảo tiết kiệm nước, phân phối nước kịp thời và chất lượng Thực hiện tốt nạo vét các kênh mương nội đồng để dẫn và lấy nước nhanh

- Thực hiện đúng theo quy hoạch cân bằng nước của các sông suối trong tỉnh từng bước đầu tư thêm các công trình thủy lợi đặc biệt hồ chứa để bôe sung nước về mùa khô tham gia điều tiết lũ vào mùa mưa yêu cầu khi lập dự án xây dựng các hồ chứa phải tính toán diều tiế nhiều khả năng nhằm dữ nước

- Xây dựng các công trình dữ nước trũ lượng nhỏ dâng nước trong đó ưu tiên xây dựng các hồ chứa nước và đập dâng ở miền núi, các ao hồ nhỏ kênh th nước ngầm tầng nông trren vùng đất cát nhắm tăng cường thêm nguồn nước trong mùa khô phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt cảu người dân

- Khai thác nước ngầm tầng sâu hợp lí bằng hệ thống các giếng khoan ở những nơi có trữ lượng nước ngầm tốt để tăng thêm nguồn nước để phục vụ cho sản xuất và dân sinh

Trang 9

- Điều tiết hợp lí các hồ chứa lớn để dảm bảo nhu cầu phát điện và tăng được nguồn nước tưới cho hạ lưu vào thời điểm cần thiết

- Láp đặt các hệ thống trạm bơm dã chiến trong trường hợp chống hạn cấp bách lấy nước sông ở các hồ chứa nước hỗ trợ các vùng tưới khi các hồ đập

bị cạn kiệt

- Canh tác trên đất dốc, chống sa mạc hóa góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: khuyến khích thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đổi mới cơ cấu cây trồng, đưa các loài cây có tính chịu hạn lên vùng đất dốc để tăng thu nhập

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, ngăn chặn có hiệu quả nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, làm suy giảm vốn rừng, suy giảm chức năng phòng hộ của rừng, nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sa mạc hóa

- Cần nhân rộng mô hình trồng rừng chống cát bay: Bằng các loại cây như phi lao, keo, xoan chịu hạn…

- Tăng cường công tác phát triển hệ thống thủy lợi; thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững; trạng biến đổi khí hậu hết sức đáng lo ngại đối với loài người trong thời gian hiện nay

Ngày đăng: 24/05/2014, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w