Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam,đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.Sau đó chính thực tiễn Đảng lãnh đạo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương I Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 6
1.1 Cơ sở thực tiễn 6
1.1.1 Bối cảnh lịch sử trong nước (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) 6
1.1.2 Bối cảnh lịch sử thế giới (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) 10
1.2 Cơ sở lý luận 13
1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 13
1.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại 14
1.2.3 Chủ nghĩa Mác Lê-nin 18
1.3 Chủ quan Hồ Chí Minh 20
1.3.1 Phẩm chất đạo đức 20
1.3.2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận 21
Chương II Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 25
2.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng 25 2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 33 2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 33
2.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 38
2.2.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa 46
2.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 58
2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 61
2.3.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức 61
2.3.2 Xây đi đôi với chống 68
Chương III Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 77
3.1 Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay 78
3.1.1 Thực trạng 78
3.1.2 Đánh giá 80
2
Trang 33.2 Giải pháp học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 83 Kết luận 88 Tài liệu tham khảo 90
Trang 4Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạngthế giới, quan tâm nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức Trong cuộc đờihoạt động cách mạng, Người luôn xem trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng,coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng Chính vì vậy, tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trởthành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớnlàm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Không những bàn về đạo đức, màchính cuộc đời của Người là một tấm gương sáng phản ánh một cách mẫu mựcnhững tư tưởng và khát vọng đạo đức do chính mình đặt ra
Giáo dục đạo đức là một trong những vấn đề nổi bật trong tư tưởng đạo đức HồChí Minh Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đếnviệc giáo dục đạo đức trong sự nghiệp trồng người Công cuộc đổi mới ở nước tahiện nay đang cần những thế hệ công dân tốt và đội ngũ cán bộ có đủ cả đức lẫn tài.Cho nên, việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức là một trong những yêu cầu
4
Trang 5của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triểncon người trong giai đoạn mới ở nước ta.
Vì vậy, nhóm 6 chúng em quyết định thực hiện tìm hiểu đề tài thảo luận về chủ
đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trang 6Chương I Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1 Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Bối cảnh lịch sử trong nước (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam Triềuđình nhà Nguyễn lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay saicủa thực dân Pháp
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chốngthực dân Pháp xâm lược liên tục nổ ra Ở ba miền Bắc Trung Nam liên tục nổ racác cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới ngọn cờ “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thânlãnh đạo nhưng cuối cùng đều thất bại
Sau khi hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thựcdân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từngbước biến nước ta từ một nước phong kiến thành nước “thuộc địa nửa phong kiến”dẫn tới sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội Từ đó, bên cạnh mâu
6
Trang 7thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địachủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhânViệt Nam với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thựcdân Pháp ngày càng gay gắt Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỷ XX,trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ởTrung Quốc và tấm gương Duy tân của Nhật Bản, ở Việt Nam xuất hiện các phongtrào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêunước có tinh thần cải cách như: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng(1905 – 1909); Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906 – 1908);Phong trào Đông Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một sốnhân sĩ khác phát động (từ tháng 3 đến tháng 11/1907); Phong trào chống đi phu,chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908,
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thấtbại Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu Nguyên nhântrực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào chưa có đường lối vàphương pháp cách mạng đúng đắn Tinh thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân
Trang 8dân Song, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc Trong bốicảnh đó, sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam xuất hiệndấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời Cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã cócông nhân, nhưng lúc đó mới chỉ là một lực lượng ít ỏi, không ổn định Đầu thế kỷ
XX, công nhân phát triển hơn và trở thành một giai cấp ngay trước Chiến tranh thếgiới thứ nhất (1914 – 1918) Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột: thựcdân, tư bản, phong kiến Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới chủ Từ hìnhthức đấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ đã nhanh chóng tiến tớiđình công bãi công
“Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gangóc đương đầu với bọn đế quốc thực dân” Phong trào công nhân và các phong tràoyêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác –Lênin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta Hồ Chí Minh là người đã dày côngtruyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêunước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng
8
Trang 9Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam,đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.Sau đó chính thực tiễn Đảng lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, lãnh đạocuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; lãnh đạo đất nước vừa xây dựngchủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhân tố góp phần bổsung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện.
Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời
bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy
mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại,
Trang 10giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội và giải phóng con người
Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới
1.1.2 Bối cảnh lịch sử thế giới (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX)
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã pháttriển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Một số nước
đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nga, Nhật Bản, đã chi phối toàn
10
Trang 11bộ tình hình thế giới Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đãtrở thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước đế quốc.
Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tưbản, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước tư bản;mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc Sang đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn nàyngày càng phát triển gay gắt Giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ làđòi hỏi của riêng họ, mà còn là mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế; tìnhhình đso đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển Cácmạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩaMác – Lênin ở một nước lớn, rộng bằng một phần sáu thế giới Các mạng ThángMười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một
xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa Các mạng Tháng Mười Nga mở ra một thờiđại mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị ápbức trên thế giới Nói về cách mạng tháng 10 Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
Trang 12định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp nămchâu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên
tự giải phóng… Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ýnghĩa to lớn và sâu xa như thế”
Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Mátxcơva trở thành Bộ thammưu, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tếCộng sản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cáchmạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càngmạnh mẽ của các đảng cộng sản ở nhiều nước Các mạng Tháng Mười Nga thắnglợi, sự ra đời của Nhà nước Xô Viết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủnghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, côngnhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ ChíMinh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước
Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại
12
Trang 131.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Việt Nam Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại
và vượt qua mọi khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước mà phát triển.Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúcđẩy Hồ Chí Minh tìm ra đường cứu
Trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ chíMinh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc Việt Nam, đó là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, nhân
ái khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần
cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết địnhthành công của cách mạng; dân là gốc của nước; lấy nước dân làm gốc; gốc cóvững cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân; đoàn kết dân tộc gắn liền
Trang 14với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam.
Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử,trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp kháccủa dân tộc Đó chính là cơ sở hình thành nên tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóakiệt xuất Hồ Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục tiêu, động lực của cáchmạng; cần giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam Hồ Chí Minh chính là mộtbiểu tượng cao đẹp của sự tích hợp tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây
1.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đông
Tinh hoa văn hóa, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớnNho giáo, Phật giáo, Lão giáo Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ởphương Đông và ở Việt Nam trước đây
Về Nho giáo, Hồ Chí Minh phân tích: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuytrong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay
14
Trang 15trong đó thì chúng ta nên học “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thuhái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” Lênin dạy chúng
Đối với Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vịtha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề caoquyền bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn
bó với đất nước của đạo Phật Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của đạoPhật được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo để đoàn kết đồng bào theo đạo Phật,đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
Trang 16mạnh Tỏng thư gửi Hội Phật tử năm 1947, Người viết: “Đức Phật là đại từ đại bi,cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranhđấu, diệt lũ ác ma Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, khángchiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn,
để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc Thế là chúng ta làm theo lòng đại
từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải
nô lệ” Hồ Chí Minh chú trọng kế thừa, phát triển những tư tưởng nhân bản, đạođức tích cực trong phật giáo vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới ViệtNam hiện nay
Đối với Lão giáo (Đạo giáo), Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởngcủa Lão Tử, khuyên con người nên gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiênnhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân tatrồng cây, tổ chức “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộcsống của con người Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràngbuộc của vòng danh lợi trong Lão giáo Người khuyên các bộ, đảng viên ít lòngtham muốn về vật chất; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; hành động
16
Trang 17theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội Hồ ChíMinh đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong tư tưởng, văn hóa phương Đông
để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời hiện đại
- Tinh hoa văn hóa phương Tây
Ngay từ khi còn học ở Trường Tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh(năm 1905), Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạngPháp năm 1789: Tự do – Bình đẳng – Bác ái Đi sang phương Tây, Người quan tâmtìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh,Pháp, Mỹ Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền dân quyềntrong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, bản Tuyên ngôn nhân quyền vàdân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự
do, hạnh phúc của các dân tộc
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống,hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhânloại tại những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn ở các cường quốc trên thếgiới như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, bằng chính ngôn ngữ của các nước
Trang 18đó Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước phápquyền của các nhà khai sáng phương Tây như Vonte, Rútxô, tìm hiểu chủ nghĩaTam dân của Tôn Trung Sơn, ; thích đọc sách văn học của William, Shakespearebằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa, Hugo, Zola bằng tiếng Pháp;
1.2.3 Chủ nghĩa Mác Lê-nin
Đối với Hồ Chí Minh chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương phápluận trong nhận thức và hoạt động cách mạng Trên cơ sở lập trường, quan điểm vàphương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới,phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa vănhóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thànhnên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam Chủnghĩa Mác – Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trongviệc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sảnvới tầm vóc trí tuệ lớn như V.I Lênin mong muốn: “Người ta chỉ có thể trở thànhngười cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho
18
Trang 19tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản trên cơ
sở hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sangTây Người nhận định: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưuđiểm là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm làchính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn DậtTiên chẳng phải đã có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn “mưu hạnhphúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội” Nếu hôm nay họ còn sống trên đờinày, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn
mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vụ ấy” Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không những đãvận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác –Lênin trong thời đại mới Trong các vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dântộc; chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; các vấn đề xâydựng Đảng, Nhà nước, văn hoá, con người, đạo đức, Hồ Chí Minh đều có những
Trang 20luận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ ChíMinh là một bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
1.3 Chủ quan Hồ Chí Minh
1.3.1 Phẩm chất đạo đức
Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏicảnh lầm than, cơ cực để theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới Người có ý chí,nghị lực to lớn, một mình dám đi ra nước ngoài khảo sát thực tế các nước đế quốcgiàu có cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ với hai bàn taytrắng Người đã làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, biết rất nhiều ngoại ngữ,
tự học hỏi và hoạt động cách mạng Kết hợp học ở nhà trường, học trong sách vở,học trong thực tế hoạt động cách mạng, học ở nhân dân khắp nơi Người đã đến, và
đã có vốn học thức văn hóa sâu rộng Đông Tây kim cổ để vận dụng vào hoạt độngcách mạng Đặc biệt, Hồ Chí Minh còn là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ,sáng tạo, giàu tính phê phá, đổi mới và cách mạng; đã vận dụng đúng quy luậtchung của xã hội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng, cụ thể
20
Trang 21của Việt Nam, đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏithực tiễn; có năng lực tổ chức biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực.
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cáchmạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới Hồ Chí Minh làngười có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực dự báo tương lai chính xác để dẫndắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ thắng lợi vinh quang
Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân; là ngườisuốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và củacách mạng thế giới Những phẩm chất cá nhân đó là một nhân tố quyết định nhữngthành công của Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn cho dân tộc Việtnam và nhân loại
1.3.2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phithường Trước khi trở thành chủ tịch nước, Hồ chí Minh đã sống, học tập và hoạtđộng cách mạng ở gần 30 nước trên thế giới Người hiểu biết sâu sắc chủ nghĩa đếquốc, chủ nghĩa thực dân và chế độ thực dân không chỉ qua tìm hiểu tài liệu, sách,
Trang 22báo, radio mà còn hiểu biết sâu sắc về chúng qua cuộc sống và hoạt động thực tiễntại các cường quốc đế quốc Người đặc biệt xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủnghĩa đế quốc, thực dân; thấu hiểu tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệthống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Người thấu hiểu về phong trào giải phóngdân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng Cộng sản, không chỉqua nghiên cứu lý luận mà còn qua việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,qua hoạt động ở Trung Quốc, qua tham gia phong trào cộng sản quốc tế ở nhiềunước, qua nghiên cứu đời sống xã hội ở Liên Xô - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiêntrên thế giới,
Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam Người đã hiệnthực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động; đồng thời tổng kếtthực tiễn cách mạng, bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng Cùng vớiviệc tìm thấy mục tiêu, phương hướng cách mạng Việt Nam ở chủ nghĩa Mác –Lênin, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; chuẩn bị về nhiều mặt cho sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam theochủ nghĩa Mác – Lênin Người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất; sáng lập Quân
22
Trang 23đội nhân dân Việt nam; khai sinh Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Những phẩmchất cá nhân cùng những hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khácnhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh.
Trang 25Chương II Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
2.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bànnhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Trong tầm nhìn của nhânloại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời củamột con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổquốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộngsản chủ nghĩa” Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ ChíMinh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người Hồ ChíMinh quan niệm đạo đức là cái gốc của con người Cụ thể như sau:
Trang 26- Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là
tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng:
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng
giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm
việc (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạngphải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đượcnhân dân.”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng tinh thần của con người, giúp cho conngười vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách Có đạo đức sẽ giúp người cán bộcách mạng không lùi bước trước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sựnghiệp cách mạng “Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại,không rụt rè, lùi bước”, “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần giankhổ, chất phác, khiêm tốn”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Đó cũng là biểuhiện của đạo đức cách mạng
26
Trang 27Đạo đức có nội hàm sức mạnh to lớn Như Hồ Chí Minh vẫn thường nói, đối vớicon người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cán bộ cáchmạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻvang Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn,khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là conđường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu khôngngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Nếukhông có đạo đức cách mạng làm nền tảng, người cán bộ có thể mềm lòng, nản chí,xuôi tay Có đạo đức cách mạng sẽ giúp người cán bộ cách mạng không lùi bướctrước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.
- Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc,
phẩm chất mỗi con người:
Trong bài Người cán bộ cách mạng (1955), Hồ Chí Minh yêu cầu “Người cán
bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng… Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là docán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không’’ Bởi vì, có đạo đức cáchmạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang Người quan niệm,
Trang 28“Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán Cán
bộ lấy đạo đức làm cốt cán” Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là
người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thườngthì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công Đạo đức ấy có ảnhhưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuầnphong”
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là cái gốc của người cách mạng Đạo đức cách
mạng giúp người cán bộ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện hoàn thiện bản thân trongquá trình tham gia cách mạng, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không kèn cựa
về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủhóa Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyêncủa toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi con người trong xã hội
- Đạo đức luôn được đặt cạnh tài năng, đức và tài phải là những phẩm chất
thống nhất của con người:
Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóamặt đức, coi nhẹ mặt tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy
28
Trang 29hiệu quả thực tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bêncạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực
tế Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng vàchuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này,thiếu mặt kia Đức là nền tảng của tài, định hướng cho tài phát triển Ngược lại, tài
là thành tố góp phần tạo nên đức, hoàn thiện đức Do đó, người cán bộ cần phải có
cả hai phẩm chất này Như Hồ Chí Minh đã phân tích: Người có đức mà không cótài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũngchẳng có ích gì cho loài người Ngược lại, nếu người có tài mà không có đức, thìcũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắpcủa công, như vậy, chỉ có hại cho dân cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thìsớm muộn cũng đổ vỡ Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập,nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ đượcgiao Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵnsàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước Ý nghĩa “đức là gốc”chính là ở chỗ đó
Trang 30- Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của mỗi con người:
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và công
việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữđược đạo đức đều là người cao thượng”. Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ
có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinhgiúp ta vượt qua mọi thử thách
Liên hệ thực tiễn tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh đã tự rènluyện để có phẩm chất đạo đức cao quý của người cộng sản Suốt thời gian bôn ba
ở nước ngoài, tìm đường giải phóng cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã trở thành ngườicộng sản có đạo đức cách mạng sáng ngời
Hồ Chí Minh là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồngbào, yêu nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳkhiêm tốn; vĩ đại mà rất mực bình dị
30
Trang 31Bằng lời nói và việc làm, bằng giảng giải và nêu gương, Hồ Chí Minh đã chỉ racho mọi người thấy thế nào là một đạo đức cao đẹp, một cuộc sống đáng sống.Người nâng cao tâm hồn và tình cảm của nhân dân, khiến mọi người đều cảm thấymình luôn luôn lớn lên và đầy niềm tự hào trước sự nghiệp vĩ đại và trước tấmgương đạo đức sáng ngời của Người.
Bản thân Hồ Chí Minh đã suốt đời không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình
về đạo đức để trở thành “tấm gương tuyệt vời về con người mới”, thành hình ảnhmẫu mực về “người lãnh đạo và người đày tớ thật trung thành của nhân dân”,chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc, mà cònảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới
Nhiều lãnh tụ chính trị, học giả, nhà văn, nhà báo có tiếng đã viết về sức cổ vũ
kỳ diệu của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với nhân dân nước mình vàchứng minh rằng: Do ngưỡng mộ một nhân cách vĩ đại như vậy, có biết bao lớpngười trẻ tuổi đã đứng vào hàng ngũ các chiến sĩ cộng sản, tình nguyện hiến dângđời mình cho cuộc đấu tranh vì tự do độc lập, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc củanhân dân
Trang 32Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh thường xuyênquan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi người Tùy theo từng thời kỳ cáchmạng, Người đã đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người phấn đấu rènluyện, nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ
đó mà giành thắng lợi ngày càng to lớn cho cách mạng
Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đếnđạo đức của người cán bộ, đảng viên Hai mươi bốn năm trên cương vị Chủ tịchnước, Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức mới, đạo đức cáchmạng Nếu quyền lực là sức mạnh để giữ vững những thành quả cách mạng, để tổchức và xây dựng chế độ xã hội mới, để phát triển kinh tế và văn hóa, để biến đấtnước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành giàu mạnh, văn minh, thì quyền lực lại cómặt trái của nó là có thể làm tha hóa con người nắm quyền lực, có thể đưa đếnnhững tổn thất lớn cho cách mạng Hồ Chí Minh đã nhìn thấy điều này từ rất sớm,không phải chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước khác Những vấn đề đạo đức màNgười đặt ra với cán bộ, đảng viên chính là nhằm ngăn chặn, khắc phục những hiệntượng tha hóa có thể hoặc đã xảy ra, nhất là để chống lại những khuynh hướng sai
32
Trang 33lệch về quyền lực như quan liêu, cậy thế, cậy quyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụngquyền lực, say mê quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, thamquyền, cố vị những tệ nạn có thể trở thành nguy cơ làm sụp đổ sự nghiệp của mộtngười, thậm chí của cả một Đảng Cộng sản.
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọngnhất và chi phối các phẩm chất khác
Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng đạođức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất vàcũng là phẩm chất bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” Phẩm chất nàyđược Hồ Chí Minh sử dụng với những nội dung mới, rộng lớn: “Trung với nước,hiếu với dân”, đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức.Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạođức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” Đầunăm 1946, Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha
Trang 34mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếuvới toàn dân, với đồng bào”.
Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kếthừa giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế củatruyền thống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân… Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Đảng và Chính phủ là “đầy tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầucưỡi cổ nhân dân”, thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so vớitrước; rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy, điều này càng làm cho tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước Trong Thư gửi thanh niên
(1965), Người viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước,hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thùnào cũng đánh thắng” Luận điểm đó của Hồ Chí Minh vừa là lời kêu gọi hànhđộng, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không chỉtrong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây, hôm nay, mà còn lâu dài về sau nữa
34
Trang 35Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Trung với
nước, là phải yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu choĐảng, cho cách mạng, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh” Hiếu với dân, là phảithương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân
làm gốc, “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Phải yêu kính nhân dân Phải thật sự
tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lên mặt “quan cáchmạng” ra lệnh ra oai”
Liên hệ thực tiễn tấm gương Hồ Chí Minh:
Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta trung với nước, hiếu với dân Người dạy
chúng ta bằng chính tấm gương từ cuộc đời Người: “Cả đời tôi chỉ có một mục
đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi
phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì
Trang 36đồng bào hiểu rằng nước Pháp mới không phải là nước đế quốc chủ nghĩa, đi áp
bức, đi chia rẽ dân tộc và nước nhà người ta Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh Tôi
xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước… Đồng
bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý
đó không bao giờ thay đổi”.
Người coi việc làm Chủ tịch nước là vâng mệnh lệnh quốc dân, như ngườilính ra trận Khi nào đồng bào bảo Người lui thì Người xin lui, về với vườn rau, ao
cá, vui thú cảnh điền viên
Với nhân dân, Bác luôn canh cánh một nỗi niềm, lo cho từng cảnh đời củamỗi con người Mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Bác nêu ra hết sức giảnđơn và dễ hiểu: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân… Chủ nghĩa xã hội là mọi người được ấm no, tự do, hạnh phúc… Chủ nghĩa
xã hội là xã hội do người dân làm chủ Đã là chủ phải xứng đáng với vai trò làmchủ Chính phủ do dân bầu ra phải có trách nhiệm lo cho nhân dân:
“1- Làm cho dân có ăn
36
Trang 37Với Bác, trung với nước, hiếu với dân là một phẩm chất đạo đức cao quý củangười cách mạng, phẩm chất này chi phối và tác động tổng hợp với các phẩm chấtkhác trong mỗi hành vi, ý thức của con người Phẩm chất cao quý này được thểhiện hết sức cụ thể trong cuộc sống của mỗi người cán bộ, đảng viên, đó là sự
Trang 38gương mẫu, đó là sự “đi trước”, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổquốc ngay ở trách nhiệm trước công việc cụ thể thường nhật hằng ngày.
Tấm gương trong sáng hết lòng vì Tổ quốc vì nhân dân của Bác kính yêu bắtđầu từ những điều bình dị nhất, gần gũi nhất, cụ thể nhất nhưng thật là vĩ đại đểchúng ta noi theo
2.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cáchmạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người
Vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản
ánh ngay từ cuốn sách Đường cách mệnh đến bản Di chúc.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính,nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợicho chúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làmgương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” Với ý nghĩa như vậy, cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất
“trung với nước, hiếu với dân”
38
Trang 39“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trongđạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phùhợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
“Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc” Cần tức là lao động
cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với
tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng Phải thấy rõ, “Lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
“Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
bãi CẦN với KIỆM phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người” Kiệm tức
là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của
bản thân mình; không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù “Tiết
kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không
nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao
nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Việc đáng
Trang 40tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm Tiết kiệm phải kiên quyết
không xa xỉ” Hồ Chí Minh yêu cầu phải “Cần kiệm xây dựng nước nhà”.
Liêm “là trong sạch, không tham lam… Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm.
Cũng như chữ Kiệm phải đi với chữ Cần Có Kiệm mới Liêm được”, “Liêm là
không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không hamngười tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ
có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
“Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng
đắn, thẳng thắn, tức là tà” Chính được thể hiện rõ trong ba mối quan hệ: “Đối vớimình - Chớ tự kiêu, tự đại” “Đối với người - Chớ nịnh hót người trên Chớ xemkhinh người dưới Thái độ phải chân thành, khiêm tốn… Phải thực hành chữ Bác –Ái “Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà… việc
thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặtchẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thựchành trước để làm kiểu mẫu cho dân Người thường nhắc nhở cán bộ, công chức,
40