Phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dụchiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiế
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XINghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, toàn ngành giáo dục đang ra sức nỗ lực thực hiệnnhằm nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà Trong đó mỗi một giáo viênđóng một vai trò then chốt cho sự phát triển đó, là một giáo viên Tiểu học tôi vẫn rấttrăn trở để tìm giải pháp đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục đấtnước Trong đó môn Khoa học ngày càng đóng vai trò rất lớn trong việc giúp học sinhtìm hiểu thế giới tự nhiên xung quanh Tuy nhiên làm thế nào để thu hút được các emyêu thích môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các Bộ môn Tự nhiên làcần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu không cóphương pháp dạy học phù hợp Đồng thời phương pháp dạy học truyền thống còn nặng
về kiến thức lí thuyết hàn lâm chưa kích thích các em tham gia nghiên cứu, học tậphiệu quả, khả năng thực hành trải nghiệm lại còn rất yếu Giáo dục hiện nay còn cầnhướng tới học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhữngvấn đề phức tạp trong cuộc sống
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống, xãhội, giáo dục cũng không ngoại lệ Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp,học sinh phải thay đổi cách học Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạycái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”
Phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dụchiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và
có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy học STEM vào trường Tiểu học đểmang lại hiệu quả? Qua vận dụng tôi đã lồng ghép STEM với dạy học truyền thống vàxây dựng một số chủ đề dạy học theo điều kiện của trường, đã mang lại hiệu quả khảquan Nên tôi mạnh dạn đơn cử một chủ đề mà tôi đã thực hiện tương đối có hiệu quả
đó là “chủ đề STEM rạp chiếu bóng mini” Với những lý do trên, tôi đã chọn giải pháp
là nghiên cứu thực hiện sáng kiến: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề
“Rạp chiếu bóng mini”.
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng mô hình giáo dục STEM trong tổ chức dạy học chủ đề Rạp chiếu bóngmini môn Khoa học lớp 4
3 Thời gian, đối tượng, phạm vi
3.1 Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm học 2021 – 2022 đếnnăm học 2022 - 2023 Các năm tiếp theo tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện
Trang 23.2 Đối tượng nghiên cứu: Mô hình giáo dục STEM trong tổ chức dạy học mônKhoa học lớp 4.
3.3 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4A, 4B, 4C, 4D, 4E - Trường Tiểu họcThái Hòa – Ba Vì – Hà Nội
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm dạy học STEM
STEM là thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp nộidung và các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn(interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng Thay vì dạy bốn môn học nhưcác đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tậpgắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoahọc, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn
Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa học(Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học(Mathematics) Bốn lĩnh vực này được mô tả như sau:
Khoa học, là việc nghiên cứu thế giới tự nhiên, bao gồm các quy luật tự nhiêncủa Vật lý, Hoá học, Sinh học và giải quyết hoặc ứng dụng các hiện tượng, nguyên lý,quan niệm hoặc quy tắc của các môn này Khoa học vừa là một chỉnh thể kiến thứcđược tích luỹ qua thời gian, vừa là một tiến trình - mang tính khoa học - tạo ra kiếnthức mới Kiến thức từ khoa học sẽ cung cấp thông tin cho tiến trình thiết kế kỹ thuật.Công nghệ, mặc dù không phải là một lĩnh vực, theo nghĩa chặt chẽ nhất, baogồm toàn bộ hệ thống con người và tổ thức, kiến thức, tiến trình, và thiết bị dùng đểtạo ra và thao tác các đồ vật (tạo tác) công nghệ, cũng như chính các đồ vật đó Suốtchiều dài lịch sử, con người đã tạo ra các công nghệ để thoả mãn mong muốn và nhucầu của mình Phần lớn các công nghệ hiện đại là sản phẩm của khoa học và kỹ thuật,
và các công cụ công nghệ được sử dụng trong cả hai lĩnh vực
Kỹ thuật, vừa là một chỉnh thể kiến thức - về thiết kế và chế tạo các sản phẩmnhân tạo - vừa là một quá trình giải quyết vấn đề Quá trình này chịu ảnh hưởng củacác ràng buộc Một trong số đó là các quy luật tự nhiên, hoặc khoa học Những ràngbuộc khác có thể kể đến là thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu sẵn có, hệ sinh thái, quyđịnh về môi trường, khả năng sản xuất và sửa chữa Kỹ thuật sử dụng các khái niệmkhoa học và toán học như những công cụ công nghệ
Toán học, là việc nghiên cứu các mô hình và mối quan hệ giữa số lượng, số vàkhông gian Không giống như trong khoa học, nơi các bằng chứng thực nghiệm đượctìm kiếm để đảm bảo hoặc bác bỏ các mệnh đề, các mệnh đề toán học được đảm bảobằng các lập luận logic dựa trên các giả định cơ bản Những lập luận logic, bản thân nó
đã là một phần của toán học đi cùng với các mệnh đề Cũng như khoa học, kiến thức
Trang 3toán ngày một phát triển, nhưng không giống khoa học, kiến thức toán không thể bịbác bỏ, trừ phi các giả định cơ bản bị thay đổi Các loại khái niệm toán đặc thù của 12năm học phổ thông bao gồm số và số học, đại số, hàm số, hình học, xác suất, thống kê.Toán học được dùng trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Không chỉ đơn thuần mô tả bốn lĩnh vực STEM, đoạn trích nói trên còn cho thấybốn lĩnh vực này không phải hiện diện một cách riêng lẻ mà cần phải được tích hợp,liên kết chặt chẽ với nhau
Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tậpgiữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặcnhiều môn học khác trong nhà trường
Theo Howard-Brown và Martinez (chuyên gia
giáo dục Mỹ), phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy
học sẽ cho phép sự liên môn giữa các lĩnh vực nói trên
Đó là cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề một
cách toàn diện, xem các thành phần của STEM tương
tác với nhau như thế nào Nói một cách đơn giản, đó là
sự giao thoa hội tụ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học Nó sử dụng hợp nhất các lĩnh vực này để
giải quyết một vấn đề
STEM trong trường phổ thông được hiểu là trang bị cho người học những kiếnthức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật vàtoán học Những kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợnhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thựchành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày Những sản phẩmnày không nhất thiết phải là sản phẩm mới, đừng suy nghĩ rằng các em phải tạo ra điều
gì đó mới mẻ mới là STEM, như vậy các em đã là những nhà sáng chế rồi, tất nhiênnếu tạo ra sản phẩm mới thì càng tốt
1.2 Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và nănglực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chươngtrình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học,kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Cácphương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với nhữngvấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyếtđược vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động Giáo dục STEM cũngxuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài họcSTEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm rađược những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiềuvăn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong có liên quan đến giáo
Trang 4dục STEM được ban hành, cụ thể như: Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đàotạo; Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăngcường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Quyết định 522/QĐ–TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dụchướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn
2018 – 2025”; Công văn số 3535/BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua việchướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học; Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môntheo hướng nghiên cứu bài học; Công văn số 791/ BGDĐT–GDTrH, ngày 25/6/2013của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm giao quyền tự chủ xây dựng kế hoạch nhàtrường; Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục trunghọc hằng năm;Thông tư 32/2018/TT–BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhChương trình giáo dục phổ thông năm 2018;Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH ngày03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất họcsinh từ năm học 2017–2018; Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ởtrường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tạimột số trường trung học
Về phía Sở Giáo duc Đào tạo Nghệ An số 1602/SGD&ĐT-GDTrH cũng nói rõtrong mục đổi mới hình thức dạy học cần: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học.Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coitrọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; tăngcường các hoạt động trải nghiệm; tổ chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa, với cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; sử dụng các hình thức dạy họctrên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Xây dựng và tổ chức thựchiện các chủ đề tích hợp liên môn, nhất là những chủ đề xây dựng theo tinh thần giáodục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) trong việc thực hiện CTGDPT ở những môn học liên quan Khuyến khích mỗi nhóm chuyên môn xây dựngmột chủ đề giáo dục STEM, tập trung vào mức độ “Dạy học các môn khoa học theophương thức giáo dục STEM”
Gần đây nhất Sở Giáo dục Nghệ An có Công văn số:1841/SGD&ĐT-GDTrHngày 7/10/2019 V/v Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từnăm học 2019-2020 Công văn nói rõ: Giáo dục STEM là một phương thức giáo dụcnhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng củachúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyếtvấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự pháttriển kinh tế – xã hội Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông đềcập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức
Trang 5thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó Giáo dụcSTEM đảm bảo giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú học tập các môn học, hìnhthành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, kết nối trường học với cộngđồng, góp phần hướng nghiệp, phân luồng.
1.3 Vì sao nên vận dụng phương pháp dạy học STEM vào môn khoa học trường tiểu học
Khoa học là môn học nghiên cứu về thế giới tự nhiên, làm nền móng để nghiêncứu các lĩnh vực chuyên sâu như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Thiên văn học, Cùng với
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kiến thức Khoa học ngày càng được bổ sung nhiềuhơn và ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và ứng dụng Chính vì thế cácchủ đề STEM trong môn Khoa học cũng khá phong phú và đa dạng, từ những chủ đềliên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình đến những chủ đề giải quyếtcác vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường
Với mục tiêu của việc dạy học là làm sao để học sinh vận dụng các kiến thức vàoquá trình thực tế, do đó nên tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng tích hợpgiáo dục STEM
Khi vận dụng phương pháp này các em sẽ thấy một chỉnh thể của các môn họctrong đó môn Khoa học không tách rời các bộ môn khác Qua đó các em có sự thay đổiphần nào trong cảm nhận về môn Khoa học – bộ môn thường bị coi rằng khô khan vàkhó học, nặng lý thuyết và không có liên hệ thực tế - nay trở thành một niềm hấp dẫnmới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích và say mê khoa học với nhiều em họcsinh Và qua việc học theo định hướng STEM, có khá nhiều em học sinh chia sẻ sẽ lựachọn khoa học là con đường tương lai cho bản thân mình
Sau đó trên các diễn đàn dạy học tích cực, qua các cuộc tập huấn và các lớp họcnâng hạng, tôi đã biết đến giáo dục STEM Tôi đã tìm ra câu trả lời cho những trăn trởcủa mình và mạnh dạn áp dụng vào dạy học trong thời gian vừa qua và đã mang lạinhững tín hiệu đáng mừng Tôi mạnh dạn trình bày những sáng kiến cũng như kinhnghiệm của bản thân và mong muốn cùng với các đồng nghiệp tạo ra những tiết học líthú, truyền cảm hứng cho học sinh qua chủ đề cụ thể Trong đề tài này tôi đề cập đến
chủ đề “Rạp chiếu bóng mini” thích hợp cho việc thiết kế và tổ chức dạy học theo
định hướng giáo dục STEM cho học sinh trường Tiểu học hiện nay
Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy những hiệu quả cụ thể sau:
Đối với giáo viên: cần huy động kiến thức của nhiều môn học về khoa học, kĩ
thuật, toán học và tin học Giáo viện sẽ học hỏi tham vấn ý kiến chuyên môn của các
bộ môn liên quan Qua mỗi lần soạn bài như vậy kiến thức của mình không chỉ đượcnâng lên mà các kĩ năng cũng được rèn luyện, kĩ năng sử dụng thí nghiệm thực hành,
kĩ năng tổ chức quản lí học sinh bên ngoài lớp học và kĩ năng ứng dụng công nghệthông tin, …
Đối với người học: ngoài những mục tiêu mà một tiết học mang lại là nội dung
kiến thức, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn thì bài học giúp người học hiểu rõ
Trang 6bản chất, thấy được mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn có mối liên hệ biệnchứng với nhau Đồng thời người học rèn luyện được tính tự học, tự giác cao, năng lựclàm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tế Người học có thểhình thành các dự án khoa học cho việc phát triển bản thân trong tương lai.
1.4 Quy trình xây dựng bài học STEM
Theo Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo dục STEM và tổ chức, quản lýhoạt động giáo dục STEM trong nhà trường cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và các hiệntượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị côngnghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn chủ đề của bài học
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao chohọc sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được nhữngkiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối vớiSTEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vậndụng) để xây dựng bài học
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõtiêu chí của giải pháp/sản phẩm Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuấtgiả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Trang 7Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: Xác định vấn đề; Nghiên cứukiến thức nền và đề xuất giải pháp; Lựa chọn giải pháp; Chế tạo mẫu, thử nghiệm vàđánh giá; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.
Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước"trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bướckia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau Việc "Nghiêncứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo môhình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này vừa
là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia
Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật, trong
đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính
là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thôngtương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh là người chủđộng nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chươngtrình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Vận dụng kiến thức đã học để đềxuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; Thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệmmẫu; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế Thông qua quá trình học tập đó, học sinhđược rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực
2 Cơ sở thực tiễn
Với 30 năm dạy học ở trường Tiểu học, một điều khiến tôi trăn trở, băn khoăn vàsuy nghĩ rất nhiều, đó là làm thế nào để học sinh yêu thích và học tập môn Khoa họchiệu quả Cùng một kiến thức do giáo viên đưa ra, có em nắm bắt rất nhanh, say sưahứng thú bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tế nhưng cũng có emthì ngồi đó với tâm trạng hờ hững do không nắm được bản chất của vấn đề đó, sinh rachán nản, hiệu quả giảm sút rất nhiều, Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên
Trang 8việc đưa ra kiến thức khoa học trở nên nặng nề Đó là một thực tế mà người giáo viênđứng lớp ai cũng gặp phải
3 Thực trạng
Năm học 2021- 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, họcsinh phải học trực tuyến và học 1 buổi/ngày Năm học 2022 – 2023 học sinh mới đượcđến trường học trực tiếp và học 2 buổi/ngày Với thực tế học sinh lớp tôi còn có một số
em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm Cộng với khả năng ghi nhớcòn hạn chế dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn
Chính vì vậy đầu năm học 2022-2023 tôi đã tiến hành khảo sát 178 em học sinhkhối 4 (gồm 5 lớp 4A, 4B, 4C, 4D, 4E) về sự hứng thú, cách thức học và nội dungphương pháp học môn khoa học
PHIẾU KHẢO SÁT
Em hãy tích vào phương án phù hợp với suy nghĩ của bản thân nhất.
1 Em có yêu thích bộ môn Khoa học hay không?
◻ Rất thích
◻ Thích
◻ Bình thường
◻ Không thích.
2 Em yêu thích bộ môn Khoa học vì
◻ Môn Khoa học là một môn cơ bản có tính điểm số
◻ Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu
◻ Kiến thức dễ nắm bắt
◻ Kiến thức gắn thực tế nhiều.
3 Trong giờ học môn Khoa học em thích được học như thế nào?
◻ Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo luận và làm việc
◻ Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động
◻ Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu sắc vấn đề về khoa học.
◻ Làm thêm nhiều bài tập liên quan đến bài học.
Kết quả khảo sát
1 Em có yêu thích bộ môn Khoa học hay
Trang 9◻ Môn Khoa học là một môn cơ bản có tính
◻ Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động 31 17,5
◻ Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu
sâu sắc vấn đề về khoa học.
◻ Làm thêm nhiều bài tập liên quan đến bài học. 50 28Kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh yêu rất thích và thích môn khoa họcrất thấp chỉ chiếm 6% và 17%; các em thích học vì môn khoa học là do giáo viên dạy,
và kiến thức gắn với thực tiễn Rõ ràng qua phân tích thì các em vẫn chủ yếu học theolối truyền thống nặng về học tập đối phó, do vậy mà các em ít có yếu tố đam mênghiên cứu và thực sự yêu thích là rất ít, kĩ năng thực hành rất hạn chế
Vậy đó là lí do tôi muốn đưa phương pháp dạy học STEM vào để giảng dạy kếthợp phương pháp truyền thống
- Mỗi trường học đều có chiến lược phát triển, đầu tư cho các hoạt động dạyhọc, khuyến khích cho các giáo viên dạy học tiếp cận năng lực người học đặc biệt cáctrường tiến tới Kiểm định chất lượng ở mức độ cao thì càng được chú trọng hơn
- Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, các phòng đào tạo và trường học của một số trườnghọc ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định…đã được thực hiện thí điểm vàcho nhiều kết quả rất tốt, học sinh rất tích cực và sáng tạo chủ động trong cách tiếp cậnphương pháp học tập này
Trang 10- Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT thúc đẩytriển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tạimột số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018.
- Việc thực hiện ngoài không gian trường học cũng gặp một số khó khăn, vì các
em còn tương đối nhỏ
- Đa số giáo viên chưa hiểu về phương pháp dạy học tiếp cận STEM còn ngạitìm hiểu và tham gia Hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mỗi giáoviên để họ thay đổi nhận thức không phải một sớm một chiều Tư tưởng an phậnkhông chịu tiếp thu cái mới cũng là một rào cản mới trong việc đưa STEM vào trongtrường Tiểu học
- Tạo diễn đàn (FORUM) về việc học tập STEM trên trang web của nhà trường,
đó là nơi giáo viên có thể thảo luận về cách soạn bài, về phương pháp, về cách thức tổchức triển khai về bài học, các em học sinh có thể trao đổi về các kiến thức trong bài,nội dung bài học, các bài tập hay giao lưu kết bạn
4.2.2 Về phía giáo viên
- Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các chương trình học STEM qua cáckhóa học có chất lượng
- Tích cực soạn bài giảng có định hướng STEM
Trang 11- Tham gia diễn đàn của các chương trình dạy học STEM trên khắp cả nước vàdiễn đàn của nhà trường nói riêng.
- Hướng dẫn học sinh cách học tập và nghiên cứu theo phương pháp này để họcsinh cảm nhận được tính ưu việt của phương pháp dạy học này
- Bên cạnh phát huy các ưu điểm của dạy học truyền thống cũng cần học sinhthấy được vai trò của thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống manglại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh
4.2.3 Về phía học sinh
- Học sinh là người học, là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ học tập mộtcách tự giác và chủ động, vì việc thực hiện các nhiệm vụ không những thực hiện trongphạm vi không gian lớp học mà còn ở ngoài trường học nữa
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh các em phải có sự kết nối các thànhviên trong tổ nhóm khi thực hiện ở ngoài trường, nên cần tinh thần trách nhiệm củacác thành viên trong nhóm để đảm bào thành quả của sự hợp tác nhóm
- Vậy các em khi hoạt động ngoài không gian trường học với điều kiện tuổi nhỏnhư vậy cách triển khai kế hoạch thế nào
+ Lập nhóm trên diễn đàn (chủ yếu trên zalo), đề cử nhóm trưởng
+ Thảo luận và các thành viên lên kế hoạch thông báo (như thời gian, địađiểm…) cho các thành viên
+ Giáo viên tham gia hướng dẫn và tư vấn
+ Phụ huynh hỗ trợ quản lý học sinh
4.3 Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phương pháp dạy học truyền thống.
Rõ ràng STEM có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên hạn chế như sau:
Thứ nhất là mất nhiều thời gian thực hiện Một chủ đề thực hiện sẽ mất khánhiều thời gian ở trên lớp cũng như ngoài lớp nên ảnh hưởng đến việc học tập trên lớpcác em cũng như thời gian học tập các môn học khác vì các em cần đầu tư thời giantương đối nhiều khi thực hiện một chủ đề
Thứ hai trong khi các kì thi hiện tại vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ kiến thức hànlâm và nặng về các bài tập tính toán nên các em vẫn phải học để đáp ứng các kì thi, dothói quen học tập cũ nặng về nhồi nhét kiến thức vậy nên chưa chú tâm học tập và trảinghiệm các công việc được giao ở nhà, một số em còn làm theo đối phó và suy nghĩrằng chưa thiết thực với thi cử hiện hành
Thứ ba đó là kinh phí thực hiện một số dụng cụ, nguyên liệu khi làm thực hànhchưa đầy đủ, và khá tốn kém nên đôi khi giáo viên và các em cũng ngại làm
Thứ tư đó là STEM là phương pháp tích hợp nên chắc chắn giáo viên giảng dạyđòi hỏi phải nắm rõ phương pháp và cách thức tổ chức giảng dạy cũng như trình độliên môn nhất định vì STEM như là khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học Đòi hỏi
Trang 12giáo viên phải có trình độ và đam mê công việc nó mất nhiều thời gian và công sứccủa giáo viên.
Do vậy chúng ta nên phối hợp lồng ghép giữa phương pháp học tập truyềnthống và giáo dục STEM để học sinh có thể đạt hiệu quả học tập tốt nhất hiện nay
4.4 Xây dựng chủ đề minh họa theo hướng giáo dục STEM.
+ Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và
sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi + Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
- Để đạt được yêu cầu này, cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, trong bài học STEM “Rạp chiếu bóng mini”, học sinh sẽ tìm hiểu kiến thức về bóng và vận dụng để thiết kế, biểu diễn một vở kịch múa bóng phỏng theo 1 câu chuyện có sẵn.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
- Môn học chủ đạo: Khoa học
● Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và
sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
● Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
- Môn học tích hợp: Toán
● Đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.
● Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng, để thực hành đo với các đại lượng đã học.
- Môn học tích hợp: Kĩ thuật
● Lựa chọn nguyên liệu, cắt ghép màn hình.
Trang 13● Chế tạo các bộ phận và lắp ghép.
- Môn học tích hợp: Mỹ thuật
● Tưởng tượng và vẽ hình các nhân vật
● Trang trí khung màn hình và nhân vật.
- Môn học tích hợp: Kể chuyện
● Tìm câu chuyện phù hợp với yêu cầu.
● Thực hành phân vai, kể chuyện.
I Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu được nguyên nhân có bóng của vật và
sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi.
- Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện thí nghiệm, lên ý tưởng vở kịch và lựa chọn nguyên vật liệu cần sử dụng từ những vật liệu
có sẵn, cắt tạo hình được các nhân vật từ một câu chuyện đơn giản Bố trí vị trí nguồn sáng và vật hợp lí để tạo bóng, kể chuyện.
- Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận hay điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm.
- Chăm chỉ thực hiện các thí nghiệm, hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
- Cẩn thận, trung thực trong ghi chép các thông tin khi thực hiện thí nghiệm.
II Đồ dùng dạy học
1 Chuẩn bị của GV:
- Video tạo bóng: https://www.youtube.com/watch?v=t8YZ8QKwBzY
- Phiếu giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện, ghi chép.
Trang 14- Thiết bị và học liệu cho mỗi nhóm (5 - 6 học sinh):
Hình ảnh minh họa
TT Thiết
bị/
Học liệu
Số lượng
Hình ảnh minh họa
pin
bìa cứng A4
Trang 15- Link video tạo bóng bằng tay: https://www.youtube.com/watch?
v=t8YZ8QKwBzY
- Học sinh xem video, trả lời câu hỏi: các hình ảnh con vật trên tường là bóng tối của hình tạo bởi bàn tay (gọi là bóng của bàn tay); có được bóng của bàn tay trên tường là do có đèn, tay chắn ánh sáng tạo thành bóng tối ở trên tường.
b Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệu với cách tạo bóng tối như vậy người ta đã tạo ra nghệ thuật múa bóng và nêu nhiệm vụ bài học: Tìm hiểu nguyên nhân, cách tạo ra bóng của một vật từ đó chế tạo một rạp chiếu bóng mini sử dụng để biểu diễn vở kịch thỏa mãn một số yêu cầu:
● (1) Tạo được bóng của các nhân vật trên màn chiếu.
● (2) Có sự thay đổi kích thước/độ lớn của bóng các nhân vật trong quá trình diễn (bằng, lớn hơn hoặc bé hơn).
● (3) Bóng các nhân vật có sự di chuyển phù hợp trong quá trình kể chuyện.
● (4) Nội dung câu chuyện logic, có ý nghĩa.
● (5) Thời gian diễn kịch cho câu chuyện tối đa 3 phút.
(Tùy điều kiện và đối tượng học sinh cụ thể có thể thay đổi các yêu cầu tuy nhiên cần chú ý các tiêu chí 1, 2 thể hiện sự vận dụng kiến thức của bài học cần phải đưa ra được, có thể cho học sinh bổ sung các tiêu chí về hình thức, giọng kể,… phù hợp).
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
Trang 16a Quan sát nhận biết bóng và nguyên nhân tạo bóng:
- Giáo viên đặt câu hỏi tiếp: trong thực tế các em thấy bóng của vật/người khi nào? Có điểm gì chung giữa các trường hợp đó?
- Học sinh trả lời: Người/vật có bóng khi người/đồ vật đi dưới trời nắng, khi trời tối có đèn Điểm chung là có vật chiếu sáng (mặt trời, đèn,…).
- Giáo viên chiếu 2 hình ảnh tạo bóng tối (nhờ vật chiếu sáng là mặt trời và đèn), yêu cầu học sinh quan sát và cho biết vật chiếu sáng ở phía nào của bóng tối của người?
- Học sinh trả lời: Đèn/mặt trời chiếu sáng từ phía bên kia của bóng tối.
- Giáo viên chốt lại: khi có vật chiếu sáng vào người hay vật không cho ánh sáng xuyên qua (người/vật cản) thì phía bên kia của người/vật sẽ tạo thành bóng tối
có hình giống với người và vật cản.
b Thực hiện thí nghiệm chỉ ra nguyên nhân tạo bóng và sự thay đổi của bóng khi thay đổi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4-5 học sinh/nhóm bằng cách chọn thẻ màu hoặc đếm số hoặc theo nhóm cố định Yêu cầu học sinh di chuyển về nhóm, bầu trưởng nhóm, thư ký.
- Giáo viên đặt vấn đề: Nguyên nhân tạo bóng có đúng như phát biểu ở trên và khi thay đổi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thì bóng thay đổi như thế nào?
- Và nêu nhiệm vụ: làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm chỉ ra nguyên nhân tạo bóng và tìm hiểu sự thay đổi của bóng khi thay đổi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng theo phiếu học tập số 1; và giải thích ngắn gọn nội dung thực hiện trong phiếu.
- Học sinh nghe tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, ghi chép lại kết quả trên phiếu học tập số 1 (ghi theo nhóm) Giáo viên quan sát, hỗ trợ, đôn đốc.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm báo cáo lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung ghi chép và kết luận trong phiếu học tập số 1 So sánh kết quả của các nhóm, phân tích làm rõ nguyên nhân với các kết quả chưa chính xác.
- Giáo viên chốt kiến thức: