Chương I Cơ sở lý luận về tạo việc làm 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực Đề tài Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm
1 Một số khái niệm cơ bản.
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó.
- Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
- Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở,các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm.
Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập Người thiếu việc làm là những người trong khoảng thời gian xác định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần, tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu nhập.
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”
Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, người thất nghiệp là những người trong không có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để đi tìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhưng đang chờ được gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới. Ở Việt Nam, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định: “Người thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giừo làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động.
Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động, nhà nước và người sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường đúng lúc, đúng chỗ.
- Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ ( từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp nhất định.
- Về phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.
- Về phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người lao động Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm Hơn nữa, để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm Đồng thời đề ra các quy định phù hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục
1 2 tiêu của tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy động lực lao động ở mỗi người.
2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
1.1 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa phương đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con người Đó có thể là đất đai, màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình bằng phẳng hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào, tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới Trên thế giới có nhiều nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất và thu hút lao động Còn đối với những nước không được thiên nhiên ưu đãi, đất đai chật hẹp, nghèo tài nguyên, họ có vốn, có công nghệ kỹ thuật hiện đại, máy móc tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra được nhiều việc làm mới và việc làm có chất lượng cao.
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng Xét trên phương diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự phân bố các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội Sản xuất cho ai; sản xuất cái gì, khi nào, ở đâu, chất lượng sản phẩm hàng hoá ra sao là do số lượng, cơ cấu, chất lượng dân số quy định Cụ thể:
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động Điều đó dẫn đến nhiều ngành nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng được tạo ra nhiều hơn, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo.
Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm
1.Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất ra một mức sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật liệu phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất Hai là để tối ưu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chon công nghệ phù hợp (công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động ). Nếu giá vốn cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Trong bối cảnh các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi dào, nhưng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều lao động Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ thấp giá tương đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc làm mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp.
2.Mô hình phát triển của Lewis.
Lewis đưa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá. Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên hệ cụ thể với các nước đang phát triển Tác giả cho rằng: “ một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông nghiệp tự cung, tự cấp truyền thống, lao động dư thừa có năng suất bằng không hoặc rất thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động khu vực nông nghiệp dần chuyển sang Tăng sản lượng trong khu vực hiện đại dẫn đến lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng công ăn việc làm tại thành thị.
Mô hình này dựa trên ba giả định:
- Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích luỹ vốn Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao.
- Hai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng lao động ở thành thị.
- Ba là, mức lương thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn cung cấp lao động dư thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt.
3 Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris- Todaro)
Quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá Do đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu khách quan của các nước trong quá trình phát triển Những người di cư so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn Quyết định di cư sẽ được thực hiện nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế Thu nhập dự kiến thu
1 8 được của người lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm việc làm ở thành thị, mức lương ở thành thị, độ tuổi di cư Todaro đề xuất chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng cường việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và chính sách phù hợp.
Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động
Tạo việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế Vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển Tạo việc làm cho người lao động nói chung và người nông dân bị thu hồi đất nói riêng có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã hội mà còn đối với doanh nghiệp và bản thân người lao động Cụ thể là:
Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao Trong quá trình đó sẽ dẫn dến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động Hoạt động sản xuất mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất nghiệp phát sinh Cho nên, tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm gánh nặng cho các thành phố lớn trong vấn đề tạo việc làm.Đồng thời, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tiêu cực xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và bình ổn xã hội Tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Tạo việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp như trong điều 13 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam đã quy định Tạo việc làm cho người lao động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Người lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ làm tăng thu nhập, sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Một doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải được vận hành bởi con người, có sự tác động của con người Đặc biệt trong điều kiện của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động.
3 Đối với người lao động.
Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận
Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế của người lao động trong gia đình và xã hội Nếu không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút, nảy sinh những hàng động, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đối với người nông dân nói riêng: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân Với nông dân, có đất coi như là đã sống vì ít nhất họ cũng đủ cơm ăn từ những thửa ruộng của mình Giờ đây, khi đất canh tác
2 0 của người nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho nông dân rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi Ngoài việc cày cấy ra, họ không biết làm gì Không nghề nghiệp, không trình độ. Người thì bỏ đi làm ăn xa, lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ nữa, người già, trẻ nhỏ ở lại Trong khi, họ là những người thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối của quy luật thị trường Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, lối tư duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người nông dân càng trở nên khó khăn. Tình cảnh “ nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu hơn” đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị Do đó, tạo việc làm cho nông dân là rất cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác Nông dân là cái nền của xã hội Xã hội sẽ không yên nếu cái nền không yên Mọi sự phát triển, mọi bước đi sẽ trở nên chông chênh Không thể đền bù với mức giá thấp như hiện nay rồi bỏ mặc nông dân trong vòng xoáy của thất nghiệp Điều này liên quan đến một loạt các chính sách về giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối với thanh niên, bởi đây là lực lượng nòng cốt, là xương sống để phát triển kinh tế nông thôn, duy trì bản sắc dân tộc Nông thôn đang mất đi một lực lượng lao động quan trọng, khiến cho sự phát triển kinh tế khu vực này bị kìm hãm Nếu đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá không gắn liền với quyền lợi và công ăn việc làm của người dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất ổn định tại nông thôn và làm chậm tiến trình công nghiệp hoá Việc làm cho nông dân, hướng đi để phát triển nông thôn bền vững.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 24 I Đặc điểm huyện Gia Lâm
Điều kiện tự nhiên
Sau khi quận Long Biên được thành lập năm 2003, diện tích tự nhiên của huyện là 114,7299 km2 với dân số hiện tại là 209.676 người Mật độ dân số bình quân 1800 người/km2, đứng thứ 3 trong số các huyện ngoại thành.
- Vị trí địa lý : Gia Lâm là 1 huyện ngoại thành nằm phía Đông Bắc Hà Nội. Hiện nay, huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 2 thị trấn: xã Cổ
Bi, Văn Đức, Kim Lan, Ninh Hiệp, Dương Xá, Yên Viên, Đình Xuyên, Đông Dư, Lệ Chi, Đặng Xá, Trung Mầu, Dương Quang, Phú Thị, Kim Sơn, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Phù Đổng, Dương Hà, Yên Thường, Bát Tràng, thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên, Tây Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
- Khí hậu : Gia Lâm nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông Trong đó, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, mưa ít Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4 độ C Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%. Lượng mưa từ 1600-1800 mm/năm thuận lợi cho việc chăn nuôi, trồng trọt quanh năm.
- Địa hình : tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 16 m so với mặt nước biển.
- Giao thông : huyện Gia Lâm có điều kiện giao thông thuận lợi với tuyến quốc lộ 5A chạy qua và có ga Phú Thuỵ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi, giao lưu văn hoá với các vùng lân cận.
- Đất đai : Theo số liệu thống kê của bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2005, tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm là 11472,98 ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 6437,60 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (6165,57 ha), đất lâm nghiệp (51,34 ha), đất nuôi trồng thuỷ sản (171,93 ha), đất nông nghiệp khác ( 48,76 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là 4853,67 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 187,71 ha.
Bảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm.
Diện tích đất ( ha ) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng
Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất huyện Gia Lâm theo đơn vị hành chính Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảng 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm.
STT Loại đất nông nghiệp Diện tích
1 Đất sản xuất nông nghiệp (ha)6165,57
1.1.Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.Đất trồng lúa
1.1.2.Đất cỏ dùng trong chăn nuôi
1.1.3.Đất trông cây hàng năm khác
1.2.Đất trồng cây lâu năm 148,48
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 171,93
Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất huyện Gia Lâm theo đơn vị hành chính Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trong một vài năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm dần Do đất bị thu hồi để phục vụ các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các cụm làng nghề Trên địa bàn huyện có 12 xã - thị trấn bị thu hồi đất với tổng diện tích đất bị thu hồi là 2.869.972 m2 bằng tương đương với 4,46% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Bình quân mỗi hộ bị thu hồi 517,3 m2 Trong đó, một số xã có diện tích đất bị thu hồi tương đối lớn như xã Dương Xá, Lệ Chi, Trâu Quỳ, Ninh Hiệp.
Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008.
Số hộ bị thu hồi (hộ)
Số người trong độ tuổi lao động (người)
Diện tích bị thu hồi ( m2)
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Bảng tổng hợp diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp các xã - thị trấn thuộc huyện Gia Lâm
- Làng nghề : Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm: Bát Tràng ( sản xuất gốm sứ); Kiêu Kỵ ( dát bạc, sơn son thếp vàng ); Ninh Hiệp ( trồng và kinh doanh thuốc bắc, buôn bán vải vóc) Hiện nay, làng Bát Tràng vẫn duy trì sản xuất mặt hàng gốm sứ với hơn 500 hộ gia đình sản xuất, hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh hàng gốm sứ, thu hút trên 10.000 người/ngày; doanh thu đạt 283 tỷ/năm Nghề trồng và kinh doanh thuốc bắc ở Ninh Hiệp đã bị mai một, còn 1 xóm duy nhất làm nghề này, những xóm khác đã chuyển sang buôn bán vải vóc Cũng trong tình cảnh như ở Ninh Hiệp, xã Kiêu Kỵ còn khoảng trên dưới 20 hộ duy trì nghề làm quỳ vàng, nhiều hộ chuyển sang nghề may da và giả da với trên 300 hộ chuyên sản xuất TTCN quy mô nhỏ,thu hút 1.035 lao động chuyên và 3.106 lao động thời vụ.
Đặc điểm kinh tế, xã hội
Quán triệt Nghị quyết 15/NQ-TW của Bộ chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, Chương trình 05-Ctr/TU của Thành uỷ Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010, chính quyền huyện đã chỉ đạo xây dựng, phát triển kinh tế toàn diện Trong những năm qua, kinh tế Gia Lâm đã có những bước phát triển vượt bậc:
- Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng bình quân 14,1%/năm; trong đó công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 17,5%; thương mại dịch vụ tăng 15,1%; nông nghiệp tăng 4,0% Trong nông nghiệp: trồng trọt tăng bình quân 1,5%; chăn nuôi tăng 5,6%
Bảng 4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm (2005-2008) Đơn vị: tỷ đồng. ST
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các đề án phát triển kinh tế huyện Gia Lâm
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: năm 2005 CN-XDCB 53,3%; nông lâm thuỷ sản 23,4%; thương mại dịch vụ 23,1%. Đến năm 2008 tỷ trọng tương ứng là 55,3% - 18,37% - 26,33% Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng và quy mô Hiện tại, trên địa bàn huyện có 118 doanh nghiệp công nghiệp, 4 HTX công nghiệp, 16 HTX phi nông nghiệp, gần 3.000 hộ sản xuất cá thể, 6 cụm công nghiệp đã và đang hình thành.
Bảng 5 Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm ( 2005-2008) Đơn vị: % ST
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các đề án phát triển kinh tế huyện Gia Lâm
- Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 7.500 người; các trường, trung tâm và cơ sở dạy nghề đã đào tạo 2.545 người mỗi năm; giảm 626 hộ nghèo Hàng tháng trợ cấp từ nguồn ngân sách địa phương cho 2.294 người là người cao tuổi, người nghèo tàn tật, ốm đau, trẻ mồ côi…100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia.
Đặc điểm dân số, lao động
Hiện nay trên địa bàn huyện có 50.960 hộ với 209.685 nhân khẩu Tốc độ tăng dân số bình quân 2,67%/năm ( trong đó tỷ lệ tăng cơ học là 1,85%; tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,65%) Với 70% dân số làm nông nghiệp.
- Số người trong độ tuổi lao động là 114.588 người, trong đó có việc làm là96.272 người; không có việc làm là 7.508 người Số lao động đang làm việc theo ngành kinh tế: công nghiệp, xây dựng là 25.076 người, nông nghiệp là 48.085 người, dịch vụ là 23.111 người Số lao động đang làm việc theo thành phần kinh tế: khu vực nhà nước là 12.374 người; tập thể là11.974 người; tư nhân là 61.074 người; liên doanh với nước ngoài là 8.876 người.
Bảng 6 Tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn huyện Gia Lâm.
T Xã - thị trấn Số hộ
Số người trong độ tuổi lao động (người)
Tình trạng việc làm của những người trong độ tuổi lao động ( người)
Số lao động đang làm việc theo ngành kinh tế
Số lao động đang làm việc theo thành phần kinh tế
Số có khả năng lao động
Có việc làm khôn g có việc làm
4 8876 Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Biểu ghi chép về lao động ở xã, thị trấn
- Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm khoảng 4.000 - 4.500 người Số người trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề là 2.500 người Nguồn lao động trẻ, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở những thị trấn, các khu công nghiệp và các vùng ven thị trấn chiếm 60%, ở nông thôn chiếm 40%.
- Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động qua đào tạo ở ngành công nghiệp là 75,15%; ngành dịch vụ là 25,5%; nông nghiệp chỉ có 3%.
- Đối với những lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp: Theo bảng 4, việc thu hồi đất nông nghiệp trong những năm gần đây ở huyện đã gây ảnh hưởng đến 5.548 hộ dân với 11.851 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động cần giải quyết việc làm là 4.293 người bằng 36,22 % tổng số người trong độ tuổi lao động Đặc điểm của những lao động này là:
+ Về tuổi: 1.844 người trong nhóm 15-30 tuổi chiếm 42,95%; 1.468 người trong độ tuổi từ 30-45 chiếm 34,2%; còn lại 981 người trong nhóm 45-60 tuổi chiếm 22,85% Đây là những lao động trẻ, phần lớn trong độ tuổi sung sức, lại là lao động chính trong gia đình.
+ Về giới tính: số nam và nữ tương đương nhau, không có sự chênh lệch lớn Số nam là 2.169 chiếm 50,52%, số nữ là 2.124 chiếm 49,48% Số nam nhiều hơn số nữ sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm sau này.
+ Về trình độ văn hoá: 1.797 người tốt nghiệp tiểu học ( 41,85%); 1.466 người tốt nghiệp trung học cơ sở ( 34,15%); 1.030 người tốt nghiệp PTTH (24%) Nhìn chung, trình độ văn hóa của những lao động cần giải quyết việc làm thuộc những hộ mất đất còn thấp Số người tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở chủ yếu nằm trong nhóm 30-45 tuổi và 45-60 tuổi.
+ Về nghề nghiệp: Trước khi bị thu hồi đất, những lao động này làm ruộng và chăn nuôi Trồng lúa vẫn là công việc chiếm tỷ trọng thời gian cao nhất, trung bình một lao động dành khoảng 75% thời gian để làm việc trên ruộng lúa, 7% dành cho trồng trọt các loại cây hoa màu khác, 21% dành cho chăn nuôi Ngoài thời vụ, phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống; bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm; chuyên chở vật liệu xây dựng, phụ việc ở các công trình xây dựng… Sau khi mất đất, đa số lao động không có việc làm, nếu có thì chỉ là những công việc tạm thời thu nhập không cao, không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn Do đó, họ rất cần những chính sách, biện pháp từ phía chính quyền các xã, thị trấn;chính quyền huyện và thành phố để có thể có việc làm mới, ổn định cuộc sống.
Bảng 7 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cần giải quyết việc làm.
Tuổi Giới Trình độ văn hoá
Tốt nghiệ p trung học cơ sở
4 1.797 1.466 1.030 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm, Phòng lao động, thương binh và xã hội: Kết quả tổng hợp nhu cầu việc làm và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm
Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất
Trước tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, người nông dân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn Chính quyền huyện Gia Lâm đã phối hợp với chính quyền các xã, thôn; các doanh nghiệp cùng với người dân thuộc diện bị thu hồi đất giải quyết vấn đề này Trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp Bước đầu đã đạt được một số kết quả như sau:
- Số người có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất là 2.746 người bằng 63,96% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm Bình quân mỗi xã có 229 lao động được giải quyết việc làm Trong đó số người có công việc ổn định là 2.216 người bằng 80,7%; công việc tạm thời là 530 người bằng 19,3%.
Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm. Đơn vị: người.
Kết quả giải quyết việc làm
Côn g việc tạm thời khu vực nhà nướ c
XKL Đ khu vực ngoài nhà nước
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm Kết quả giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Gia Lâm
2 Cơ cấu việc làm mới.
2.1 Cơ cấu theo tuổi và giới tính
Do đặc điểm lao động trong những hộ bị thu hồi đất chủ yếu thuộc nhóm từ 15-30 tuổi và từ 30-45 tuổi, nên huyện cũng đã tập trung giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này
Bảng 9 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo tuổi.
STT Tuổi số người Tỷ lệ (%)
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Kết quả điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nhìn vào bảng 9, nhóm tuổi được tạo nhiều việc làm là nhóm từ 20 đến
39 tuổi với 1800 người, chiếm 65,54% Ở nhóm tuổi này, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật vẫn còn khá cao Cho nên đào tạo nghề cho nhóm lao động này sẽ đem lại hiệu quả UBND huyện đã tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất Từ năm 2006 đến 2008 trung tâm dạy nghề của huyện đã có
876 lao động được đào tạo nghề như: may công nghiệp, nấu ăn, cơ khí, hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng…Trong đó:
- Nghề sửa chữa xe máy: 274 người.
Bảng 10 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm.
Hình thức đào tạo Nghề may
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Kết quả điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm
Hình thức đào tạo có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn Trong số 876 người được đào tạo, có 615 người đào tạo theo hình thức ngắn hạn chiếm 70,2%;
261 người đào tạo dài hạn chiếm 29,8% Những nghề này cũng gắn liền với nhu cầu của lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời gắn liền với sản xuất của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp Trong quá trình đào tạo, Chính quyền huyện đã hỗ trợ trực tiếp cho người lao động nông nghiệp tham gia đào tạo nghề với thời gian và mức kinh phí hỗ trợ như sau:
Bảng 11 Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề.
STT Nghề đào tạo Thời gian hỗ trợ ( tháng)
Kinh phí hỗ trợ (đồng/học viên/khoá
2 Nghề sửa chữa xe máy 5 1.500.000
Nguồn: Phụ lục: Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề theo nghề ( Kèm theo Quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày 05/09/2007 của UBND thành phố Hà Nội)
Mức hỗ trợ cho mỗi học viên là 300.000 đồng/học viên/tháng Sau khi học nghề, bồi dưỡng tay nghề, nhiều người đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, hoặc vào làm trong các khu công nghiệp.
Mặt khác, các doanh nghiệp được phép xây dựng trên diện tích đất bị thu hồi cũng đã có cam kết ưu tiên cho con em những hộ dân có đất bị thu hồi vào làm trong doanh nghiệp Mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là đòi hỏi phải có sức khoẻ như sản xuất bao bì, lắp ráp xe máy, may da, sản xuất gốm sứ…nên việc làm tạo ra cho nhóm đối tượng từ 15-39 tuổi nhiều hơn.
Trong khi đó, nhóm từ 40 tuổi trở lên, việc làm tạo ra giảm dần với 946 lao động bằng 34,45% Do khả năng tiếp thu giảm dần theo tuổi tác, nên việc học nghề hay vào làm trong các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đây chủ yếu là những lao động thuần nông, trình độ văn hoá không cao. Ngoài làm ruộng, họ không đáp ứng được những công việc yêu cầu trình độ cao Để giải quyết việc làm cho những người này, chính quyền các cấp đã tiến hành một số biện pháp như: đưa nhóm đối tượng này vào các HTX nông nghiệp (521 người), tạo điều kiện cho họ được làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cấp một phần đất sát với khu công nghiệp để người dân có thể tổ chức các hoạt động dịch vụ như buôn bán hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, dịch vụ ăn uống, sửa chữa phương tiện…Ngoài ra, họ đã được tham dự lớp đào tạo nghề nông; được học các phương pháp trồng rau an toàn, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, công tác thú y và trồng cây ăn quả góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng công trình giao thông và khu công nghiệp.
2.1.2 Cơ cấu theo giới tính.
Bảng 7, số nam có nhu cầu giải quyết việc làm là 2.169 người, số nữ là2.124 người Số lao động nam có việc làm mới là 1.829 người chiếm66,6%; số lao động nữ là 917 người chiếm 33,4% Số lao động nữ được giải quyết việc làm còn khá ít Đây là một thực trạng đáng buồn Vì hiện nay lao động nữ ở nông thôn nói chung và lao động nữ thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng có trình độ học vấn thấp Do tâm lý cha mẹ vẫn còn nếp suy nghĩ cũ “ con gái học nhiều cũng chẳng nên cơm cháo gì”.Điều này khiến cho lao động nữ nông thôn rơi vào tình trạng khó tìm việc khi ruộng đất bị thu hẹp Mặt khác, các trường cao đẳng, trung cấp nghề lại chỉ tập trung đào tạo các ngành: cắt gọt kim loại, hàn, điện lạnh, cơ khí… lại không phù hợp với lao động nữ Một số trường có khoa thiết kế thời trang hay may mặc, nữ chiếm đa số nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại ít hơn các ngành khác Hiện nay, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ngành may mặc cũng đang bị cắt giảm hoặc thiếu việc làm trầm trọng Do đó, việc làm cho lao động nữ đang gặp nhiều khó khăn.
2.2 Cơ cấu theo ngành kinh tế
Bảng 12 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm theo ngành kinh tế. Đơn vị: người.
STT Xã- thị trấn Tổng số
Ngành kinh tế Côngnghiệp Nông nghiệp Dịch
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm Kết quả giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Gia Lâm
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN-XDCB và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, việc giải quyết việc làm cho những lao động thuộc diện bị thu hồi đất được tiến hành theo hướng này Cụ thể như sau:
- Khu vực công nghiệp, xây dựng: 1.246 người chiếm 46,03%.
- Khu vực nông nghiệp : 814 người chiếm 29,64%.
- Khu vực dịch vụ : 668 người chiếm 24,33%.
Hình 1 Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế.
Ta thấy, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch Số người làm trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên, số người làm trong khu vực nông nghiệp giảm đi Điều này cũng phù hợp với thực tế Vì sau khi bị thu hồi đất, nhiều hộ nông dân không còn đất để canh tác, trong khi họ vẫn phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu như ăn ở, mặc, đi lại Cho nên họ cần tìm một công việc mới để kiếm sống 80% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được sử dụng vào mục đích xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, cụm làng nghề Trên địa bàn huyện hiện có một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp như cụm công nghiệp nhỏ và vừa Phú Thị, khu công nghiệp Dương Xá, khu công nghiệp Ninh Hiệp… với 118 doanh nghiệp đã hoạt động thu hút một lượng lớn lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Làm công nhân trong khu công nghiệp là hình thức chủ yếu, một số khác xin vào làm trong các xưởng sản xuất gốm sứ, hay may da Bên cạnh sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía UBND huyện và chính quyền các xã, thôn, có
24,33% công nghiệp nông nghiệp dịch vụ
4 6 dùng tiền đền bù nhận được mua sắm phương tiện như xe máy để chạy xe ôm, chở vật liệu xây dựng, chở hàng Nghề này đơn giản, không yêu cầu chi phí cao, không yêu cầu tay nghề, trình độ kỹ thuật, phù hợp với những người trung tuổi ( 30-45 tuổi) Ngoài ra, một số hộ chuyển sang kinh doanh buôn bán Chủ yếu kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, kinh doanh Internet, cho thuê nhà trọ…Số khác được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá, xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn thịt; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn…góp phần tạo việc làm cho 814 người.
2.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Khu vực nhà nước: 219 lao động chiếm 7,97%.
Công ty TNHH: 929 lao động chiếm 33,83%.
Công ty liên doanh: 498 lao động chiếm 18,13%.
Hình 2 Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới
Nắm vững Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra là “Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và phát huy hết sức mạnh tổng hợp trên địa bàn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong nông nghiệp-nông thôn theo hướng CNH-HĐH; xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc; cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân…” UBND huyện đã đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội rong thời gian tới như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 15-16%/năm Trong đó: CN-XDCB tăng 18- 19%/năm; Thương mại-dịch vụ tăng 16-17%/năm; Nông nghiệp- Thuỷ sản tăng 4-5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2010 là: CN-XDCB chiếm 56,5%; thương mại,dịch vụ chiếm 29,5%; nông nghiệp, thuỷ sản chiếm 15%.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 60-65 triệu đồng Phấn đấu giá trị sản xuất của khối hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 2,4%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất của HTX dịch vụ nông nghiệp trong toàn ngành đạt 3% vào năm 2010, 70% số HTX hạot động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 xuống dưới 1,85%.
- Thu nhập bình quân đầu người là 9,85 triệu đồng.
2 Dân số, lao động, việc làm
- Giảm tỷ lệ gia tăng dân số xuống 1,55%.Tỷ lệ lao động trong độ tuổi
- Hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 7.500-8.000 người Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 6% Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vẹc nông thôn lên 90% Tổ chức dạy nghề cho khoảng 3000 người.
- Cơ cấu lực lượng lao động trong các ngành: CN-XDCB, nông nghiệp,dịch vụ đạt tỷ lệ tương ứng là 52% - 28% - 20% Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 55-60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 20-25%.
Những giải pháp chủ yếu
1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề.
Thực tiễn cho thấy, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nông dân thiếu việc làm và thất nghiệp, đồng thời cũng góp phần tích cực trong việc ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH; tạo ra một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến động của quá trình sản xuất Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:
1.1 Đối với UBND huyện, UBND các xã
Cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp; đồng thời tiếp tục xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi thôn, mỗi xã Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; tăng cường kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giáo dục đào tạo để hỗ trợ lao động bị thu hồi đất sớm chuyển đổi nghề, ổn định việc làm.
Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện để xây dựng phương án hỗ trợ dạy nghề. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí được duyệt cho huyện, cho các xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký số lượng học viên; giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện để tổ chức các khoá dạy nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã được duyệt Đặc biệt, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề, ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia đối với những người đã học nghề cần vốn để tạo việc làm; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hàng năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
1.2 Đối với các doanh nghiệp.
Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ Doanh nghiệp phải công khai số lượng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số lượng cần tuyển bao nhiêu, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ, tay nghề ra sao Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề.
1.3 Đối với các cơ sở dạy nghề
Tham gia dạy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng số lượng nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, với thực tiễn sản xuất và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp Việc chọn nghề và nội dung dạy nghề cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, phải là các nghề có nhu cầu đào tạo ở đại phương
6 4 cần dạy theo yêu cầu, mục tiêu của người học, biên soạn chương trình hoặc chuyên đề cho phù hợp Cùng với việc dạy cũng cần đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm cho học viên.
2 Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
Từ rất lâu rồi, huyện Gia Lâm vẫn nổi tiếng với làng nghề truyền thống như làng nghề làm dược liệu ở Ninh Hiệp, làng nghề dát quỳ vàng, bạc ởKiêu Kỵ, làng nghề gốm sức Bát Tràng Sự phát triển làng nghề truyền thống luôn gắn với sự phát triển của văn hoá dân tộc Sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần Nó được tạo ra từ bàn tay tài hoa, khéo léo và bộ óc sáng tạo, tinh tế của người thợ thủ công Vì thế, các sản phẩm thường mang phong cách văn hoá riêng Mỗi làng, thậm chí mỗi nhà có nét tinh xảo riêng Đấy cũng được coi là bí quyết nghề nghiệp Song điều quan trọng là thông qua các sản phẩm xuất khẩu đã gián tiếp giới thiệu được nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương với bạn bè quốc tế Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đã bị mai một; làng nghề Bát Tràng vẫn còn hoạt động song gặp nhiều khó khăn.Hầu hết, các nghệ nhân giỏi của các làng nghề đều là những người cao tuổi,trong khi lớp trẻ lại không mặn mà với việc học nghề Vì vậy, khôi phục và phát triển các làng nghề này là yêu cầu bức xúc nhằm phát huy nội lực,khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm,tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá riêng của địa phương Một số giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống:
2.1 Khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề truyền thống
Xem xét các tiềm năng, lợi thế của từng ngành nghề, sản phẩm truyền thống, những thứ gì được ưa chuộng, cái gì lạc hậu, hạn chế, so sánh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, kể cả tay nghề, ngày công, năng suất, mẫu mã, thiết bị công nghệ, thị trường để có những định hướng đúng khôi phục và phát triển nghề Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng đề án khôi phục phát triển đối với từng làng nghề. Đồng thời cũng khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm làng nghề để triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất; Chú ý quy hoạch vùng nguyên liệu cho các làng nghề; việc triển khai đề án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn, vừa để tôn vinh nghề, làng nghề, vừa tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển làng nghề.
2.2 Quan tâm, hỗ trợ nguồn nhân lực phục vụ cho việc khôi phục và phát triển làng nghề.
Phát hiện và thu hút đội ngũ doanh nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ doanh nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ quản lý công nghiệp các cấp có năng lực, có sự phân công , phân cấp rõ ràng; có chính sách tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân, hỗ trợ truyền nghề và học nghề tại địa phương Đồng thời cũng quan tâm hỗ trợ, gửi đi đào tạo nghề ở các địa phương khác trong nước Bên cạnh đó, quỹ khuyến công hàng năm lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề, khởi sự doanh nghiệp, tham quan học tập, cập nhật thông tin cho các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế đầu tư và các nghề và làng nghề truyền thống để nâng cao trình độ quản lý của chủ cơ sở, nâng cao tay nghề của người
6 6 hội nhập; sớm thành lập các hội nghề để tạo mối liên doanh liên kết giữa các cơ sở sản xuất từng ngành nghề, làng nghề Đối với các làng nghề, Nhà nước nên đầu tư cho các làng nghề này xây dựng trường hay trung tâm dạy nghề riêng, vừa dạy cho người trong làng nghề, vừa đào tạo cho các làng nghề khác và cho các đối tượng ngoài xã hội.
2.3 Huy động vốn đầu tư phát triển làng nghề
Trước hết, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến công, ưu đãi đầu tư cho phù hợp; kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh, trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp trong nước, bà con việt kiều ở nước ngoài, huy động vốn trong dân, vốn tín dụng, các nguồn vốn ngân sách ưu tiên cho đền bù giải toả, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, hỗ trợ thương hiệu , tiếp tục triển khai chương trình khuyến công và lồng ghép với các chương trình dự án liên quan trên địa bàn, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà để nhân dân, cơ sở sản xuất có điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư, phát triển, tạo thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề, hình thành sự liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp đầu tư mối Trong những tháng gần đây, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và bộ phận bị tác động nặng nhất là các doanh nghiệp làng nghề Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi với làng nghề trong vấn đề vay vốn và hỗ trợ lãi suất,dành một phần số tiền trong gói kích cầu ưu tiên cho các làng nghề và doanh nghiệp nông thôn.
2.4 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm của làng nghề.
Quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, internet, thông qua hội chợ, triển lãm, các kỳ Festival, các điểm trưng bày bán sản phẩm, các tour du lịch làng nghề Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hoá, các làng nghề xây dựng nhãn hiệu tập thể và xuất xứ sản phẩm Hàng năm tổ chức hội thi sáng tác mẫu mới hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm Xây dựng website về giới thiệu sản phẩm, đào tạo nghề, cung cấp thông tin cho làng nghề
2.5 Tập trung hình thành các doanh nghiệp, đơn vị làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, làm "bà đỡ" cho các làng nghề Đây là khâu đột phá quan trọng, tạo nên đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Một mặt họ thu gom sản phẩm của làng nghề đưa đến nơi tiêu thụ, mặt khác họ thường xuyên cung cấp các thông tin giúp các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, chất lượng kịp thời, tạo sức cạnh tranh sản phẩm, và có thể hỗ trợ một lượng vốn, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các làng nghề Nhờ đó, các cơ sở sản xuất trong làng nghề sẽ có điều kiện để hợp tác, liên kết, hoặc chuyên môn hoá một số công đoạn trong sản xuất, đồng thời chú trọng hơn đến việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề.
2.6 Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đổi mới mẫu mã sản phẩm
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng,việc ứng dụng các thành tựu của nó trong sản xuất là cần thiết, tuy nhiên việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống phải phù hợp với loại ngành nghề và năng lực của cơ sở sản xuất, áp dụng trong một số công đoạn của sản xuất, riêng công đoạn thể
6 8 nghệ truyền thống Có như vậy, sản phẩm làm ra có chất lượng ổn định, năng suất tăng, giá thành hạ và có điều kiện bảo vệ môi trường tốt hơn. Đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa địa phương Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải luôn đổi mới về mẫu mã.
Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
1 Đối với thành phố Hà Nội.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước với các vấn đề xã hội, đặc biệt là tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất Sửa đổi, bổ sung các chính sách, giải pháp cụ thể đối với những vùng, khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thu hồi đất và giải quyết tốt quyền lợi và tạo môi trường thuận lợi cho nông dân.
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt để có dự báo, tính toán về nhu cầu đào tạo chuyển nghề cho nông dân.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không sinh sôi nảy nở thêm được Vì vậy, trong quá trình lập quy hoạch công nghiệp, đô thị cần nghiên cứu, xem xét nên quy hoạch tại những khu vực đất nông nghiệp có năng suất thấp, đất xấu, không nên quy hoạch tại những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp năng suất cao, để đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, an toàn lương thực và phát triển cân bằng, bền vững.
- Quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới cần thông báo sớm, công khai cho nhân dân được biết Việc thu hồi đất nên theo nguyên tắc: nhu cầu đến đâu thì thu hồi đến đó Đền bù, giải phóng mặt bằng phải tính đến yếu tố giá cả thị trường trong từng thời điểm nhất định.
- Nhận thức đúng đắn và cần thiết về vị trí, vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông thôn Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông thôn, cũng có nghĩa là đặt nông dân trở lại đúng vị trí, vai trò của họ trong sự phát triển, vì mục đích cuối cùng của công cuộc phát triển
7 8 đất nước là sự phát triển toàn diện của con người Nông dân phải được tham gia ý kiến vào quá trình quy hoạch đô thị và khu công nghiệp cũng như trong quá trình đền bù, giải toả đất nông nghiệp; mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, của các đoàn thể, tổ chức xã hội phải hướng vào nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nông dân, bảo đảm cho nông dân quyền được hưởng thụ những lợi ích xứng đáng với những đóng góp của họ.
2 Đối với chính quyền địa phương.
- Cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp trong vấn đề ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nghề cho lao động ở địa phương có đất bị thu hồi.
- Nhanh chóng triển khai việc bồi thường đất nông nghiệp bằng đất dịch vụ Quy hoạch vị trí đất làm dịch vụ gắn với quy hoạch đất khu công nghiệp, khu đô thị trên cơ sở tham khảo ý kiến của dân.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, công khai đến người dân có đất bị thu hồi; đảm bảo việc cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng vội vàng chạy theo phong trào, thu hút đầu tư để giải phóng mặt bằng khi các vấn đề bồi thường, tái định cư, hướng nghiệp ổn định cuộc sống người dân chưa được giải quyết.
- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích lao động trẻ đi học nghề để nâng cao tay nghề Thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, tổ chức các chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.