®Ò cng thùc tËp tèt nghiÖp 1 LỜI MỞ ĐẦU Dù cho doanh nghiệp đựơc tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như nguyên tắc[.]
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
1.1- Khái niệm về tài chính doanh nghiệp.
Một tiền đề hết sức cần thiết trong việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là vốn tiền tệ Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp phải hình thành, phân phối và sử dụng nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả Trong quá trình đó các luồng tiền tệ phát sinh gắn liền với các hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp.
Có thể nói tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình phát triển và biến đổi vốn dưới hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2- Ý nghĩa của phân tích tài chính đối với hoạt động của Doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích và đánh giá kinh tế của công ty Phân tích tình hình tài chính giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp Để phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để có những quyết định kịp thời cho việc cải thiện tình hình tài chính. Bên cạnh đó sự phát triển của các doanh nghiệp, ngân hàng và thị trường vốn càng cho thấy việc phân tích tài chính là hết sức cần thiết Phân tích tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến một số đối tượng sau:
-Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp làm cơ sở để định hướng các quyết định của ban giám đốc và dự báo các kế hoạch tài chính.
Mối quan hệ hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý là tối đa hóa lợi nhuận và có khả năng trả nợ Các nhà quản lý doanh nghiệp thì còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp phúc lợi, bảo vệ môi trường…Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được các mục tiêu trên nếu doanh nghiệp thực hiện được hai mục tiêu cơ bản là: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ Bởi vì một doanh nghiệp nếu làm ăn thua lỗ kéo dài hoạc không thanh toán được nợ đến hạn đều buộc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó phân tích và đánh giá đứng đắn tình hình hoạt động tài chính của mình để có những quyết định sang suốt.
- Đối với các chủ ngân hang và các nhà cho vay tín dụng: phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ nhận biết nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hang Họ đặc biệt chú ý đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp Cụ thể hơn là họ quan tâm đến lượng tiền mặt, các loại tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền và so sánh chúng với các khoản nợ của daonh nghiệp Mối quan tâm thứ hai của các chủ ngân hang và các nhà cho vay tín dụng là lượng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp có Đây chính là khoản đảm bảo cho họ nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản Mối quan tâm thứ ba của các chủ ngân hàng là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Không chủ ngân hàng nào muốn cho một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả hoạc làm ăn thua lỗ vay tiền cả Không chỉ có vậy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay của doanh nghiệp. -Đối với các nhà cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hóa và dịch vụ: phân tích tài chính trong doanh nghiệp cho họ biết về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể quyết định bán hang hay không bán hang, và các phương pháp thanh toán hợp lý cần áp dụng để thu hồi tiền bán hang một cách nhanh nhất.
-Đối với các nhà đầu tư: phân tích tài chính giúp họ biết tình hình thu nhập của vốn chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Đó chính là căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không. -Đối với khách hàng: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng tiền trước hay không.
-Đối với người lao động trong doanh nghiệp: : Phân tích tài chính trong doanh nghiệp giúp họ hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được xu hướng phát triển của doanh nghiệp để từ đó nâng cao trách nhiệm của mình trong công việc mà họ phải đảm nhận, giúp họ hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt xu hướng phát triển của doanh nghiệp để từ đó nâng cao trách nhiệm của mình trong công việc mà họ phải đảm nhận, giúp họ đánh giá được thu nhập của bản thân sẽ tăng lên hay sút đi.
-Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế phân tích tài chính giúp cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thu thuế, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kiểm toán, thuế được thực hiện tốt hơn.
Tóm lại, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính, nó có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chính vì lẽ đó phân tích tài chính trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Phân tích tài chính là một phương pháp đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, đồng thời đưa ra biện pháp để cải thiện tình hình tài chính và dần dần đi đến hoàn thiện tình hình tài chính và dần dần đi đến hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp Không những thế phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình và từ đó đưa ra những quyết đứng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý,không chỉ có ý nghĩa thiết thực với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính, năng lực tài chính, khả năng sinh lời, cách thức lựa chọn và quản lý nguồn vốn để đưa ra quyết định tài chính và quyết định đầu tư, đánh giá chính xác khả năng hoàn trả nợ vay
1.3- Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích tình hình tài hình tài chính thường được tiến hành theo các tiêu chí sau:
*Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính.
*Hiệu quả sử dụng tài sản
*Khả năng quản lý vốn vay
*Khả năng sinh lợi và đòn bẩy tài chính (hiệu ứng Dupont)
1.3.1- Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh cơ cấu và giá trị của các tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện ở sự tương quan về cơ cấu và giá trị của các tài sản của doanh nghiệp Đồng thời cũng phản ánh tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn Và do vậy góp phần phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích đánh giá được sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
Phân tích doanh thu
Về doanh thu điện: nhìn trên bảng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 61.009 triệu VNĐ, tương đương với 122.4% So với kế hoạch tăng 3323 triệu VNĐ, tương đương 101%.
Doanh thu điện tăng do 2 nguyên nhân: giá bán bình quân tăng và sản lượng điện thương phẩm tăng:
Năm 2009 giá bán bình quân là 901.52 đ/kwh Năm 2010 giá bình quân là 1002.98 đ/kwh Như vậy giá tăng 100.56 đ/kwh và làm tăng doanh thu 100.56x332.893457 triệu VNĐ.
So với kế hoạch doanh thu tăng 22.08x332.89= 7350 triệu VNĐ.So sản lượng điện thương phẩm tăng so với năm trước là 35 triệu kwh, giảm so với kế hoạch là 4 triệu kwh Do đó làm ảnh hưởng tăng doanh thu: 1002.08x35908 triệu VNĐ Nguyên nhân số lượng điện thương phẩm giảm so với kế hoạch là tháng 12 năm 2010 thời tiết lạnh kéo dài dẫn đến nhu cầu dùng điện giảm nhưng công ty không bố trí cắt điện hợp lý và không hạ cường các TT trạm biến áp gây ra hiện tượng sử dụng non tải.
Về doanh thu sản xuất khác giảm -15 triệu VNĐ so với năm trước Để phân tích rõ hơn về doanh thu sản xuất khác ta xét riêng báo cáo doanh thu sản xuất khác của điện lực Tây Hồ trong năm 2009 và 2010:
Bẳng 2.10: Phân tích báo cáo sản xuất kinh danh khác
Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng
2 Giá vốn hàng bán 1.107.587.131 52,73 1.087.830.347 52,18 Khấu hao TSCĐ
Qua bảng phân tích nhận thấy doanh thu sản xuất khác trong năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 Tuy nhiên cả lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty đều tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng %, nguyên nhân của điều đó là tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty giảm từ 52.7% xuống 52.18% và chi phí quản lý giảm từ 3.54% xuống còn 3.19% Điều này chứng tỏ công ty đã kiểm soát tốt giá thành, thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí và đã thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí quản lý.
2.2.4- Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh
Về tình hình thực hiện qua bảng ta thấy chi phí trong năm 2010 tăng so với năm trước là 4450 triệu VNĐ, tương đương với 117%, tăng so với kế hoạch là 4817 triệu VNĐ, tương đương 119% Để phân tích rõ hơn tình hình thực hiện chi phí ta xét bảng sau
Bảng 2.11: phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của toàn công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng
(Trđ) Tỷ trọng 1- Vật liệu phụ 23.635 1,44 24.366 1,35 731 -0,09 2- Lương và BHXH 63.316 3,87 67.940 3,77 4.624 -0,1
4-Các khoan dvu mua ngoài
-CP dvu mua ngoài khác
- Dự phòng nợ khó đòi 2.500 0,15 -2.500 -0,15
-Chi phí khác bằng tiền 6.556 0,4 12.560 0,7 6.004 0,3
Trong năm 2010, chi phí vật liệu phụ có tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm 0,09% so với năm 2009 Chi phí lương, chi phí sửa chữa lớn và chi phí các khoản dịch vụ mua ngoài đều có tỷ trọng giảm nhưng không nhiều lắm. Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí khác bằng tiền lại tăng lên Nguyên nhân là do lưới điện đã lâu không đầu tư đồng bộ nên thường xuyên phải sửa chữa bảo trì phát triển, công tớ mới do đó phải phân bổ nên thường xuyên phải sửa chữa bảo trì phát triển, công tớ mới nhiều do đó phải phân bổ chí phí công to vào giá thành Hơn nữa trong năm 2010 công ty thực hiện thay thế nhiều thiết bị văn phòng như tủ, bàn ghế ở các nơi cải tạo nhà mới nên chi phí bằng tiền khác tăng mạnh Chi phí lương trong năm 2010 cũng tăng 2.129 triệu VNĐ tương đương 138,82% nguyên nhân là sản lượng điện thương phẩm trong năm 2010 tăng so với năm 2009.
Bẳng 2.12: Phân tích tình hình thực hiện chi phí sxkd điện so với kế hoạch đề ra
-Chi phí vật liệu QL
6.Chi phí bằng tiền khác
-Chi phí bằng tiền khác
Qua phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh điện có thể nhận thấy năm 2010 công ty điện lực Tây Hồ đã vượt chi so với kế hoạch là 2957 triệu đồng (gần 3 tỷ) Nếu xem xét từng thành phần có thể thấy công ty đã kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công So với kế hoạch thì chi phí nguyên vật liệu giảm – 1.1%, chi phí nhân công giảm – 6.43% Tuy nhiên những con số này quá bé nhỏ so với % tăng chi phí khác Cụ thể chi phí dịch vụ mua ngoài tăng tới 88.73%, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 51.42%, chi phí sữa chữa lớn tăng 13.8%, chi phí khác tăng 10.8%, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng đồng nghĩa với công ty nhanh thu hồi vốn đầu tư từ tài sản cố định, điều này không hẳn đã là xấu Nhưng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng với con số quá lớn, công ty điện lực Tây
Hồ nên chú ý đến việc kiểm soát chi phí này. Để phân tích chi phí sản xuất kinh doanh điện được kỹ hơn, ta xét các định mức chi phí sản xuất kinh doanh điện của công ty điện lực Tây Hồ.
Bảng 2.13: Định mức chi phí cho 1kwh (VNĐ/kwh)
Sản lượng điện thương phẩm theo kế hoạch và thực hiện của công ty Điện Lực Tây Hồ trong năm 2010 là 279 triệu kwh Từ đó ta có các chi phí tính theo định mức như sau:
Bảng 2.14: So sánh giữa chi phí định mức và chi phí thực tế.
CP Vật liệu CP DV mua ngoài CP bằng tiền khác
Qua bảng trên có thể thấy công ty Điện Lực Tây Hồ chưa kiểm soát tốt chi phí sản xuất kinh doanh điện theo định mức đề ra Đặc biệt là các chi phí bằng tiền khác có con số phát sinh rất lớn so với định mức và kế hoạch Công ty cần chú ý hơn về điểm này.
2.2.5- Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ
Bảng 2.15: Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1.Tiền thu từ bán hàng 297.884.203.897 366.019.313.992 68.135.110.195 2.Tiền thu từ các khoản nợ 319.325.569 389.921.098 70.595.529 3.Tiền thu từ các khoản khác 167.374.798 158.433.047 -8.941.751 4.Tiền đã trả cho người bán 2.491.541.039 4.115.962.128 1.624.421.089 5.Tiền đã trả công nhân viên 9.615.951.832 11.882.602.858 2.266.651.018 6.Tiền thuế & các khoản khác 239.714.113 151.136.326 -88.577.877 7.Tiền đã trả nợ phải trả khác 285.105.794.011 349.586.711.846 64.480.917.835 8.Tiền đã trả các khoản khác 1.248.310.776 1.409.492.823 161.182.047
Tiền thu từ lãi tiền gửi 98.330.607 156.537.050 58.206.443 Tiền đã trả cho nhà đầu tư và
Tây Hồ trong năm 2010 vẫn tăng mạnh Điều này thể hiện rằng các khoản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gia tăng mạnh Cụ thể tiền đã trả cho người bán tăng hơn 1 tỷ, tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên cũng tăng hơn 2 tỷ, tương đương với 138.82% Nguyên nhân vượt chi lương là do sản lượng điện thương phẩm tăng dẫn đến lương tăng và tiền thưởng vận hành an toàn của cán bộ công nhân viên cũng tăng Tiền thuế và các khoản khác giảm hơn 88 triệu VNĐ. Tiền đã trả các khoản nợ khác tăng hơn 60 tỷ Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý đến việc trả các khoản nợ đến hạn.
Trong năm 2010 tiền thu được từ hoạt động bán hàng tăng hơn 68 tỷ VNĐ. Điều này chứng tỏ trong năm 2010 sản lượng điện thương phẩm tăng dẫn đến tăng doanh thu bán điện Tiền thu được từ các khoản nợ tăng hơn 70 triệu VNĐ chứng tỏ công ty đã chú ý hơn trong việc thu nợ, đặc biệt trong năm 2010 không có khoản nợ khó đòi nào phát sinh Điều này thể hiện hiệu quả của chính sách mua bán điện và cũng thể hiện sự quản lý khách hàng của công ty đã tốt hơn.
Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư của công ty tăng khá mạnh Điều này thể hiện sự gia tăng quy mô của công ty.
Dòng tiền vào của hoạt động tài chính tăng hơn 58 triệu VNĐ Do đó mặc dù dòng tiền ra từ hoạt động tài chính trong năm 2010 cũng tăng nhưng lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính vẫn tăng Đây là một dấu hiệu đáng mừng.
2.2.6- Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
A- Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2.16: Kết quả tính toán các tỷ số thanh toán của công ty trong 3 năm
Tỷ số thanh toán hiện thời 0.30 0.37 0.38
Tỷ số thanh toán nhanh 0.20 0.22 0.33
Tỷ số thanh toán tiền mặt 0.04 0.02 0.01
Có thể thấy được là khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn hay thực hiện các cam kết về các món nợ khi chúng đến hạn của doanh nghiệp Việc thực hiện các nghĩa vụ này chịu ảnh hưởng một phần bới cơ cấu và giá trị của các tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt Việc không hoàn thành tốt khả năng thanh toán đúng hạn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
- Có thể làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được
- Gây mất lòng tin với chủ nợ, có thể đặt doanh nghiệp trước những vấn đề về pháp lý, có thể buộc phải mất tài sản.
- Doanh nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại như bán chịu làm ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần Nhìn chung các tỷ số thanh toán của công ty điện lực Tây Hồ tương đối nhỏ Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty Các khoản nợ ngắn hạn của công ty hiện nay đang chiếm 65% trong cơ cấu vốn chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ (phải nộp về tổng công ty) Đây là một nguồn vốn lớn mà công ty có thể sử dụng mà không hề mất chi phí Tuy nhiên khoản này là một khoản phải nộp bất cứ lúc nào nếu tổng công ty có chỉ thị nộp Vì vậy công ty điện lực Tây Hồ cần chú ý hơn khi sử dụng nguồn nợ ngắn hạn đó Qua tính toán ta thấy các chỉ số thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty điện lực Tây Hồ tăng qua từng năm Khả năng thanh toán tiền mặt của công ty lại giảm Điều này chứng tỏ khả năng thanh khoản của các TSLĐ của công ty khá cao, vòng quay của tiền mặt khá nhanh, không gây hiện tượng ứ đọng tiền mặt trong quá trình kinh doanh Tuy nhiên công ty cần xem xét lại các tỷ số khả năng thanh toán của mình so với các công ty điện lực cùng ngành.
B- Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả