1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tập huấn kỹ thuật trồng rừng keo lai giâm hom

7 1,5K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 266,9 KB

Nội dung

b Nghĩa vụ của hộ gia đình và cộng đồng: - Đảm bảo việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng theo đúng quy trình kỹ thuật và hồ sơ thiết kế; - Khai thác sản phẩm rừng theo quy định của p

Trang 1

TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG KEO LAI GIÂM HOM

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

A/ Mục tiêu cụ thể:

1/ Tăng cường năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất Lâm nghiệp trong vùng

dự án, đặc biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất Lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình

2/ Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng, các chhủ thể nhà nước và tư nhân

3/ Phát triển trồng rừng sản xuất có năng xuất cao đồng thời tiến hành trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các hoạt động lâm sinh khác như làm giàu rừng, hoanh nuôi, bảo vệ, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp nhằm tăng khả năng cung cấp gỗ, lâm sản, tăng thu nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

4/ Giải quyết nhu cầu thiết yếu nhất về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế,

xã hội vùng dự án như: đường giao thong nông thôn, nước sinh hoạt, trạm y

tế, trường học, công trình thủy lợi nhỏ và nhà văn hóa cộng đồng

5/ Góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng ở 60 xã lựa chọn của 6 tỉnh Tây Nguyên

B/ Chính sách hỗ trợ của dự án đối với trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình

và cộng đồng

Tổng mức hỗ trợ của dự án cho 1 ha trồng rừng là 500 USD trong đó cụ thể như sau:

- Cây giống 67 USD

- Phân bón 61 USD

- Còn lại 372 USD là công lao động để trồng và chăm sóc cho 3 năm đầu

Cụ thể cho từng năm như sau:

+ Năm thứ nhất: 5100000 VND (56%)

+ Năm thứ hai: 2100000 VND (27%)

+ Năm thứ 3: 1300000 VND (17%)

C/ Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và cộng đồng

Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng rừng 2009 - Ban QLDA FLITCH Lâm Đồng

Trang 2

a) Quyền của hộ gia đình và cộng đồng:

- Hưởng toàn bộ sản phẩm rừng trồng khi khai thác

- Sản phẩm rừng trồng được tự do lưu thông

- Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật

b) Nghĩa vụ của hộ gia đình và cộng đồng:

- Đảm bảo việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng theo đúng quy trình kỹ thuật và hồ sơ thiết kế;

- Khai thác sản phẩm rừng theo quy định của pháp luật;

- Khi khai thác sản phẩm, nộp cho Quĩ phát triển xã 150 USD/ha và nộp thuế cho nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế;

- Các hộ gia đình và cộng đồng đã nhận tiền hỗ trợ của Dự án để trồng rừng, nếu sau 3-4 năm mà rừng không đạt yêu cầu theo quy định của Dự án thì phải tự bỏ kinh phí ra để trồng lại rừng, hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước bằng số tiền đã nhận cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi

1 Điều kiện gây trồng

1.1 Điều kiện khí hậu

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22 – 270C

- Lượng mưa hàng năm:1500 – 2500 mm

- Số tháng có lượng mưa trên 100 mm: 5 – 6 tháng

- Gió: không gió xoáy

1.2 Điều kiện địa hình

- Độ cao trên mặt biển: Từ 500 m - ≤800m

- Độ dốc: ≤ 300

1.3 Điều kiện đất đai và thực bì

- Loại đất: đất xám, đất feralit

- Thành phần cơ giới: thịt nhẹ đến thịt nặng

- Độ dày tầng đất: ≥ 100 cm

Trang 3

- Độ pH: 4,5 - 6,5

- Thực bì đất trống Ia và Ib

2 Xử lý thực bì

a Xử lý thực bì toàn diện:

• Trong khu vực trồng rừng tiến hành phát dọn sạch dây leo, cây bụi và cây phi mục đích Thực bì được phát dọn sát đất, gốc không cao quá 10cm Thực bì sau khi phát được rải đều trên toàn bộ lô

• Thực bì sau khi phát khoảng 10 – 15 ngày (đã khô) gom thành đống hoặc thành từng rải nhỏ (không nên gom thành đống quá cao hoặc quá rộng) tiến hành đốt

Lưu ý trong quá trình đốt như sau:

(1) Đốt phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản và tính mạng cho hộ gia đình và người dân địa phương trong vùng Do vậy khi xử lý thực bì bằng phương pháp đốt chủ hộ gia đình và BQL dự án phải báo cáo với chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn nếu đảm bảo an toàn thì mới tiến hành

phương pháp trên

(2) Không nên chọn ngày nắng nóng hoặc mưa ẩm, chọn ngày râm mát, không nên chọn ngày gió to

(3) Không nên đốt vào buổi trưa hoặc chiều nắng (đốt vào buối sáng sớm hoặc chiều tối)

(4) Nguyên tắc đốt thực bì: đốt từ trên đỉnh xuống dưới chân đồi, đốt ngược theo chiều gió

(5) Đốt từng đống nhỏ, không đốt toàn diện cả lô

(6) Phải có hệ thống đường ranh cản lửa đối với các lô bên cạnh

(7) Trong quá trình đốt phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, lực lượng phòng cháy chữa cháy kịp thời

(8) Sau khi đốt xong, chủ hộ phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng khi toàn bộ vật liệu cháy và nguồn lửa trong lô không còn thì mới được ra về

Trang 4

3 Cuốc hố trồng cây.

Cự li hố : Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1.5m ( 3x 1.5)

Kích thước hố: 30x30x30 (cm)

Kỹ thuật cuốc hố

 Cuốc tịnh tiến dần từ dưới chân đồi lên trên đỉnh

 Khi cuốc để riêng phần đất tốt, đất tơi xốp (đất mặt) ra một bên, đất xấu lẫn nhiều sỏi đá (đất phía dưới) ra một bên

 Hố giữa các hàng cuốc so le nhau để hạn chế xói mòn đất và tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng

4 Lấp hố kết hợp bón phân lần 1 (bón lót):

- Loại phân : Phân vi sinh

- Liều lượng: 100g/gốc

Trang 5

- Kỹ thuật bón phân kết hợp lấp, vun hố:

Phần đất tốt được lấp đầy 1/3 hố(trường hợp đất cuốc dưới hố lên thiếu, có thể tận dụng thảm khô, đất tốt trên mặt đất)

Trộn đều phân bón theo định lượng (như chén, muỗng, vốc tay )

Dùng đất xấu đã để riêng lấp trên hố và vun theo hình mu rùa

5 Trồng rừng:

Chất lượng cây con quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng

Do vậy Dự án chỉ chấp nhận những cây đạt tiêu chuẩn theo quy định

Trước khi cây con xuất vườn phải được phân loại và nghiệm thu

Chất lượng cây con được đánh giá lần cuối trên hiện trường trồng

5.2 Tiêu chuẩn chất lượng cây con của Dự án

Keo lai hom:

Tháng tuổi: 2,5 – 3,0 tháng

Đường kính cổ rễ: >0.3 cm

Chiều cao: 25 - 30 cm

Sức khỏe: không bị cụt ngọn, lá xanh, khoẻ mạnh, không sâu bệnh Bộ rễ phát triển tốt và có nốt sần

5.4 Kỹ thuât trồng cây:

Cây con phải trồng đúng kỹ thuật để đạt được tỷ lệ sống cao trong lần trồng đầu tiên

Trồng cây nhất thiết phải xé bỏ toàn bộ vỏ bầu nếu không bộ rễ sẽ phát triển không tốt Khi thao tác xé vỏ bầu, tránh làm bầu bị vỡ hoặc tổn thương đến bộ rễ

5.5 Chăm sóc bảo quản cây con sau khi nhận từ chủ vườn ươm:

- Căn cứ vào thời tiết, kế hoạch trồng cây của từng hộ gia đình lên kế hoạch nhận cây con từ các vườn ươm cho phù hợp Tốt nhất nhận đủ số lượng cây con trồng trong ngày (không nên nhận quá nhiều mất công chăm sóc bảo quản)

Nếu trường hợp vì 1 lý do nào đó các hộ nông dân bắt buộc phải nhận

Trang 6

toàn bộ số cây thì phải bảo quản tốt những cây chưa kịp trồng, bằng cách như sau:

+ Chọn 1 địa điểm bằng phẳng, râm mát (có thể dưới tán cây: nếu ở trong rừng) xếp toàn bộ số cây nhận về (theo chiều thẳng đứng)

+ Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây (ngày 2 lần: sáng sớm và chiều tối)

+ Bảo vệ không cho gia súc phá hoại

6 Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng

Thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng trồng: Được tiến hành trong suốt 8 năm thực hiện Dự án Đặc biệt trong 3 đầu

6.1 Năm thứ nhất: 1 lần

Tiến hành sau khi trồng cây 1 tháng

Trồng dặm những cây bị chết

Tỷ lệ cây sống năm đầu phải từ 85% trở lên Nếu nhỏ hơn nhất thiết phải trồng dặm.Tỷ lệ trồng dặm 15% Trồng dặm kịp thời vào đầu vụ trồng rừng Phát dọn thực bì, xới và vun đất

Phát dọn toàn bộ dây leo bám trên cây trồng cũng như cây bụi, cỏ dại, cây tái sinh phi mục đích trên băng trồng cây Giữ lại và bảo vệ những cây tái sinh mục đích

Thực bì được phát dọn phải sát mặt đất, không được cao quá 10cm Sau đó chặt thành từng đoàn nhỏ 1-1.5m

Xới đất xung quanh gốc cây sâu 3-4cm và vun gốc với đường kính rộng 50-60cm

Bảo vệ rừng trồng

Bảo vệ những cây tái sinh mục đích, phi mục đích, thực bì trên băng chừa Không để gia súc cũng như không cho thu lượm cành khô lá rụng trong khu vực trồng rừng

6.2 Chăm sóc năm thứ hai: 2 lần

a Chăm sóc lần 1: Tháng 3-4 (cụ thể theo hồ sơ thiết kế)

Phát dọn toàn diện trên lô

Trang 7

 Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại, cây phi mục đích trên toàn lô trồng rừng

 Thực bì được phát sát đất không quá 10cm và chặt thành từng đoạn nhỏ rồi trải đều trên lô

 Giữ lại bảo vệ và chăm sóc cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế Xới đất, vun gốc: Xới đất xung quanh gốc cây rộng 50-60cm,

sâu 3-4 cm, vun gốc hinh mu rùa

Chăm sóc lần 2 (tháng 9-10)

Phát dọn toàn diện trên trên lô

Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại, cây phi mục đích trên lô

Giữ lại bảo vệ và chăm sóc cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế

Dọn vật liệu cháy trong lô mang ra ngoài lô tiến hành đốt rồi tiieens hành đốt

Xới đất vun hố:

Xới đất xung quanh gốc cây với đường kính rộng 60-80cm, sâu 3-4cm vun gốc hình mu rùa

Bảo vệ rừng trồng: Không thả gia súc cũng như không cho người chặt củi trong khu vực trồng cây

Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 3: 1 lần (tháng 9-10) thực hiện tương

tự năm 2 nhưng không phải vun xới quanh gốc cây

Ngày đăng: 23/01/2013, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w