1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

sách đào tạo giảng viên (tot)

87 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Sách ToT Tài liệu dành cho học viên tham gia đào tạo giảng viên (ToT) Hướng dẫn chung các kỹ năng hỗ trợ và đào tạo Soạn thảo lần 1: tháng 6 năm 2001, chỉnh sửa lần 1 tháng 5 năm 2003 Chỉnh sửa lần 2: hoàn chỉnh và mở rộng: tháng 10/2004 Klaus Kirchmann (Klaus@kirchmann.info)) và Bùi Lê Inh, SFDP Sông Đà Cuốn sách đào tạo giảng viên (ToT) này được xây dựng từ 4 năm kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển công tác đào tạo chất lượng cao lấy học viên làm trung tâm ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (Việt Nam). Sau đó, tài liệu này tiếp tục được các dự án khác áp dụng tại một số tỉnh khác như với Dự án Phát triển nông thôn Đaklak (RDDL - GTZ), Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Quảng Bình (SMNR - GTZ) và Dự án Hỗ trợ Phổ cập và đào tạo phục vụ nông nghiệp và lâm nghiệp vùng cao (ETSP - Helvetas) ở Đak Nong, Huế và Hòa Bình. Tài liệu này được thiết kế cho công tác xây dựng năng lực đào tạo ở tỉnh, hướng đến tăng cường các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, lập kế hoạch ở cấp cơ sở và quản lý cộng đồng. Tài liệu này là một phần của các bộ tài liệu đào tạo hoàn chỉnh (Quản lý rừng dựa vào cộng đồng, Phương pháp khuyến nông - khuyến lâm có sự tham gia của người dân và Lập kế hoạch phát triển thôn bản). Xin được đặc biệt ghi nhận sự đóng góp rất lớn của Ronnakorn Triraganon, RECOFTC (Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương), Bangkok cho tài liệu này. Chúng tôi hy vọng rằng những cuốn tài liệu sẽ hữu ích cho công tác đào tạo chuyên nghiệp cũng như cho những người khởi sự đào tạo ở cấp tỉnh. Chúng tôi mong muốn những tài liệu này sẽ đóng góp vào việc hình thành những tác phong làm việc chuyên nghiệp trong việc trao đổi thông tin và hỗ trợ người dân tham gia, cũng như trong đào tạo lấy học viên làm trung tâm. Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (SFDP) 1A Nguyễn Công Trứ Hà Nội Tel: 04 – 8214768/71 Fax: +84 (04) 8214765 gtzsfdp@hn.vnn.vn http://www.mekonginfo.org/partners/SFDP/index.htm Dự án Phát triển Nông thôn Đak Lak (RDDL) 17 Lê Duẩn Buôn Ma Thuột Đak Lak Tel.: 050 – 858431 Fax: 050 – 850236 info@gtz-rddl.org Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên miền Trung Việt Nam (SMNR-CV) Hòm thư PO 22, Số 6 Phan Chu Trinh Đồng Hới, Quảng Bình Tel./Fax: 052-840 771 / 72 e-Mail: hjwiemer@smnr-cv.org.vn GTZ Chương trình hành động giảm nghèo AP2015 Tầng 6, Tháp Hà Nội, Hai Bà Trưng Hà Nội Tel.: +84 (04) 9344 951 Lời mở đầu: Học từ kinh nghiệm Người lớn chủ yếu học tập thông qua kinh nghiệm của mình. Điều này cũng có thể là cố gắng thử những điều mới, cụ thể là sẽ mang lại những kinh nghiệm mới, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh nghiệm mà họ đã đạt được trước đây. Thực tế này là cơ sở quan trọng nhất để tiến hành đào tạo. Và tương ứng theo đó là những trách nhiệm cơ bản đối với giảng viên và học viên. Giảng viên: tạo ra những cơ hội nắm bắt những kinh nghiệm mới bằng cách tiến hành các bài tập thực hành, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh nghiệm đã có được bằng cách hỗ trợ những cuộc thảo luận và trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên. Học viên: chịu trách nhiệm ở mức độ cao hơn cho việc học của riêng mình, không ở thế bị động với những thông tin truyền đạt từ giảng viên mà chủ động tham gia, và sử dụng triệt để cuốn cẩm nang đào tạo và các tài liệu đào tạo khác. Cuốn sách đào tạo này giúp cho bạn thực hiện đào tạo có hiệu quả. “D¹y b¹n ? T«i kh«ng thÓ d¹y b¹n ®îc. H·y ®i vµ tù häc lÊy tõ kinh nghiÖm cña m×nh” (Phật Tổ) Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào cuốn sổ tay ToT này bởi vì đây là chỉ là tài liệu trên giấy mực và giống như bạn có thể đọc ở những trang sau thì bạn cũng sẽ không thể học được nhiều nếu chỉ đơn thuần đọc. Điều quan trọng hơn là để thử nghiệm cuốn sổ tay đào tạo này trong bất kỳ các khoá đào tạo nào mà bạn có trách nhiệm tiến hành. Sau đó, việc ghi chép sẽ phản ánh lại kinh nghiệm của riêng mình, và rút ra những bài học kinh nghiệm của bạn để lần đào tạo sau được tiến hành tốt hơn, đúc rút ra những kết luận cũng như những gì bạn mong muốn học lần sau! Bạn sẽ thừa nhận rằng bạn vừa là giảng viên và đồng thời cũng là học viên. Chúng ta luôn học từ chính kinh nghiệm của chúng ta. Do đó, cùng tiến bước lên phía trước, và xem như một quá trình đang tiếp diễn, như chính chúng ta đang sống. Nội dung 1 Các nguyên tắc học tập của người lớn 5 1.1 Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên… 6 1.2 Vai trò và trách nhiệm của giảng viên 8 1.3 Đào tạo hiệu quả 10 1.3.1 Chu trình học tập theo kinh nghiệm 11 1.3.2 Các phương pháp học tập 12 2 Các kỹ năng hỗ trợ 14 2.1 Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ 14 2.2 Giao tiếp 16 2.2.1 Bốn mặt của một thông điệp 16 2.2.2 Lắng nghe chủ động 22 2.2.3 Đặt câu hỏi 24 2.2.4 Quan sát 26 2.3 Truyền tải sự cảm thông 27 3 Thiết kế và chuẩn bị đào tạo 29 3.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo 29 3.2 Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập 31 3.3 Chương trình đào tạo 34 3.4 Các chương trình bài giảng (giáo án) và tài liệu phục vụ cho bài giảng 35 3.5 Lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp 38 3.5.1 Bài giảng sống động 40 3.5.2 Cặp đôi 41 3.5.3 Nhóm ba người 42 3.5.4 Nhóm nhỏ 44 3.5.5 Nghiên cứu tình huống 46 3.5.6 Phân tích các sự kiện nổi bật 47 4 Thực hiện đào tạo 49 4.1 Khởi động 49 4.2 Làm việc nhóm 50 4.2.1 Sự năng động trong học tập của nhóm 50 4.2.2 Tương tác theo chủ đề 51 4.2.3 Sử dụng sự đối lập trong lớp học 53 4.2.4 Công việc được giao và tiến trình thực hiện 54 4.2.5 Độ an toàn và rủi ro của các phương pháp đào tạo khác nhau 55 4.3 Sử dụng bảng mềm 56 4.4 Phản hồi 58 4.4.1 Phản hồi là gì? 58 4.4.2 Đưa phản hồi như thế nào? 60 4.4.3 Nhận phản hồi như thế nào? 60 4.4.4 Mẫu đánh giá phản hồi 62 5 Đánh giá đào tạo 63 Tài liệu tham khảo: 68 1 Các nguyên tắc học tập của người lớn Con người, tự bản thể luôn có thiên hướng học tập. Chúng ta luôn học tập qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát các cá thể khác, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp, và tiếp cận những kinh nghiệm được lưu lại của nhân loại như sách vở, những câu chuyện, TV hay truyền thanh. Trong khi nhiều người liên hệ khái niệm học tập với đào tạo trường lớp, thực ra hầu hết quá trình học tập lại diễn ra bên ngoài trường lớp, vì mỗi cá nhân đều phải trải qua những thử thách hàng ngày họ phải đối diện trong cuộc sống và công việc. Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong đời sống.( theo Malcolm Knowles, một trong những nhà sáng lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn) Đây cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia, vv Điều này mang một ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách thức làm việc với học viên của một giảng viên hay một giáo viên. Thay vì giảng bài và truyền đạt thông tin theo những cách thức truyền thống, người giáo viên phải công nhận những kinh nghiệm của học viên và biết tin cậy, dựa vào kiến thức cũng như quyền được ưu tiên của họ. Trong số các nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: tạo điều kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm, và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông qua các bài tập thực hành trên lớp và đào tạo tại chỗ (như ngay trên đồng ruộng hay rừng của người nông dân). Chương này giới thiệu chung về các nguyên tắc học tập của người lớn và nêu ra những điều cần thiết, những yếu tố quan trọng đối với người giảng viên hoặc cán bộ hỗ trợ. Việc nắm chắc chương này sẽ giúp bạn chuẩn bị một khóa đào tạo, và giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành đào tạo. 1 Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên… Kinh nghiệm Phương pháp học hiệu quả nhất chính là thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Học viên thảo luận về những kinh nghiệm trước kia của họ hoặc học hỏi những kinh nghiệm mới qua lý thuyết hoc trên lớp hay trên thực địa. Qua đó học viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảng viên cũng học được rất nhiều từ chính các học viên của mình. Suy ngẫm Những kinh nghiệm cụ thể sẽ có giá trị nhất khi học viên dành thời gian suy nghĩ về những kinh nghiệm đó rồi rút ra những kết luận của bản thân. Từ đó, họ sẽ có được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho những trường hợp tương tự trong tương lai. Nhu cầu trước mắt Động cơ học tập của học viên phụ thuộc vào việc đào tạo có đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công việc hay không (nhu cầu định hướng, hay công tác đào tạo lấy người học làm trung tâm) Tự chịu trách nhiệm Người lớn là những người học độc lập. Người lớn truyền tải những thông tin dựa theo những giá trị cá nhân và kinh nghiệm của riêng mình. Họ dường như có thể chấp thuận một số điều để hoàn thiện hoạt động đào tạo một cách thành công, nhưng việc kiểm tra đào tạo lần cuối chính là liệu họ có thể áp dụng những gì học được vào trong công việc thực tế của mình. Học viên lớn tuổi tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập của mình. Họ biết rõ họ cần gì và muốn học gì. Sự tham gia Học viên cần tích cực tham gia học tập. Sự tham gia và thảo luận đầy đủ của các thành viên trong nhóm làm tăng tính năng động nhóm và hiệu quả học tập. Phản hồi Học tập hiệu quả đòi hỏi những phản hồi đúng đắn nhưng vẫn có tính hỗ trợ. Sự cảm thông Sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa học viêngiảng viên là rất cần thiết cho quá trình học. Một bầu không khí an toàn Khi một người thoải mái, vui vẻ anh ta sẽ học một cách dễ dàng hơn một người luôn cảm thấy sợ sệt và ngại ngùng, căng thẳng hay tức giận. Một môi trường thoải mái Việc học tập không thể đạt kết quả tối đa khi một người bị đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có vấn đề gì đó không thoải mái. Chúng ta nhớ … > 90 % 80 % 50 % 20 % những gì chúng ta đọc nhìn và nghe làm làm và giải thích trao đổi Do đó, các nguyên tắc đào tạo hiệu quả là · hỗ trợ việc trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên (ví dụ như những nhóm làm việc, hay thảo luận theo nhóm) · tạo cơ hội nắm bắt được những kinh nghiệm mới (các bài tập thực hành, các chuyến thăm thực địa) · suy ngẫm về những kinh nghiệm đã đạt được và những gì chúng ta có thể học hỏi được từ chính những kinh nghiệm đó (phần bài giảng về suy ngẫm và đóng góp ý kiến phản hồi) 2 [...]... tht d dng, nhng cng cú nhng vai trũ ũi hi bn phi tn cụng sc hn Người Người hỗ N trợ ư ờ i g G i á ochức nghen g ư ờ i viên độn g P h i ê n dịch người điều chỉnh thi gian đ ó n g vai ọ c H người kế người tổ G i ả n g viên điều viên người diện Người sát đại quan Người giá thiết đàm Hoạt viên náo đánh người động phán phối vận người trung gian Người hướng dn Người lãnh o người khích khuyến Cỏc vai trũ Trong . bị đào tạo 29 3.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo 29 3.2 Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập 31 3.3 Chương trình đào tạo 34 3.4 Các chương trình bài giảng (giáo án) và tài liệu phục vụ cho bài giảng. Lê Inh, SFDP Sông Đà Cuốn sách đào tạo giảng viên (ToT) này được xây dựng từ 4 năm kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển công tác đào tạo chất lượng cao lấy học viên làm trung tâm ở hai tỉnh Sơn. chủ động tham gia, và sử dụng triệt để cuốn cẩm nang đào tạo và các tài liệu đào tạo khác. Cuốn sách đào tạo này giúp cho bạn thực hiện đào tạo có hiệu quả. “D¹y b¹n ? T«i kh«ng thÓ d¹y b¹n ®îc. H·y

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w