KAROLYN HOTCHKISS
Luat Quoc
ve
Trang 2CAROLYN HOTCHKISS
LUAT QUOC TE VE DOANH NGHIEP
Ngưởi dịch :+uật sự Tién si VO HUNG THANH
Trang 3Dịch từ bản tiếng Anh
INTERNATIONAL LAW FOR BUSINESS
by Carolyn Hotchkiss
Trang 4LOI NO! BAU
Vào thập niên những năm 90, nén Kinh tế nước ta trên đà phái trién,
nhanh chóng hịa nhập uới các nước trong uùng va tiến tới hòa nhập bảo
cộng đồng thế giới
Việt Nam gia nhập ASean uà có quan hệ uới nhiều nước trên thế giới, sự đầu tư của các nước uào rước ta ngàu một tăng
Việc nghiên cứu đé”hiểu môi trường pháp lú quốc tế uê doanh nghiệp là điều uô cùng cấp thiết, Nó cung cdp các nguuên tắc nên tảng cho doanh nghiệp oà đầu tư quốc tế uề hàng hóa, dịch uụ va cơng nghệ
Sự hiểu biết các qui tắc nên tảng cho kinh doanh uà đầu tự cho phép các nhà quản lý nước ta thành công trên thị trưởng quốc tế mạng tính
cạnh tranh cao Việc hiểu biết năng động vé môi trường luật pháp cho phép
các nhà quản lú do lường được các rủi ro 0uề doanh nghiệp 0à chính trị tại các rước trên thế giới nhằm giúp các nhà quản lÚ nước ta thích ng uới một thế giới dầu phức tạp uà biến động
Nhà xuởdi bản mạnh dạn cho dịch cuốn "Luật Quốc Tế uề Doanh nghiệp" cuia GS Carolyn Hotchkiss nhadm cung cđp cho các nhà quản lú,
nhà doanh nghiệp các sữuh uiên kinh tế, doanh nghiệp tài chữnh, ngân
hàng tiếp thị, kừuth doanh một cái nhĩn bao quái môi trường pháp lý quốc tế bễ doanh nghiệp
Tuụ mục tiêu cuốn sách nhằm cho các nhà doanh nghiệp MỤ song no van su dung được rộng rãi uào các trưởng hợp ở các nước khác nhau
thông qua các uí dụ, uà hàng loạt các nước buôn ban quan trọng, nó nhằm
nhan mạnh các nguyên tắc oà những uếu tố nền tảng của doanh nghiệp
nà luật pháp quốc tế:
Trong quá trình dịch thuật vd biên táp do trình độ có hạn chắc chắn
còn nhiều sai sôi, Nhà xuốdi bản rdt mong được sự góp y cua ban doc Vì hồn cảnh khó khăn, NXB Thống Kê chưa kịp xin phép tác giả uà
NXB McGraw Hill Rat mong, tac gid va NXB McGrau: Hill lugng thir va
cho phép
Trang 5VAI DONG VE TAC GIA
CAROLYN HOTCHKISS giang day tai Dai hoc Babson (Babson
College) ti nim 1986, hiện nay bà là Giáo sư pê khoa Luật Bà là một
trong các thành uiên sáng lập Bộ môn Luật quốc tế của Khoa nghiền cứu
pháp lú trong Doanh nghiệp va vot tính cách là Chủ nhiệm bộ môn Bà cũng từng là Chủ tịch của Hiệp hột Luật đoanh nghiệp tại uùng Bắc
Atlantic
Tét nghiép tai Dai hoc Mount Holyoke va Trường luật Columbia,
bà đã thực hành nghề luật tại một Công tụ luật lớn va voi tinh cach như một tư uấn Hiện tại bà là thành uiên của Đoàn luật sư tai New
York uà Massachusets Ngồi ra bà cịn sở thích tiết sách, cũng như bơi
Trang 6NOI DUNG
PHAN MOT MOI TRUGNG LUAT PHÁP QUỐC TẾ
Chwong 1: NHAN BINH TONG QUAN
1.1 12 143 1.4 15 1.8 17 1.8 GIỚI THIẾU
SỰ PHÁT TRIỀN CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
Các hệ thống thương mại cổ
Thương mại thởi trung cổ
Mậu dịch và cường quốc thuộc địa
Thời đại của các doanh nghiệp đa quốc gia
SU PHAT TRIEN CUA LUAT THUONG MẠI QUỐC TE
Luat thuong nhan Luat thuong nhan mdi
CƠ CẤU CỦA HOAT BONG DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
Cac quan hé ban hang
Các quan hệ cấp phép Các quan hệ đầu tư
CÁC XÍ NGHIỆP BA QUỐC GIÁ
LUẬT PHÁP, DOANH NGHIỆP VÀ PHAT TRIEN KINH TE
NHÀ QUẦN LÝ TOÁN CẤU
Chương 2: LUẬT QUỐC TẾ VỀ DOANH NGHIỆP
2.1 22 2.3
24
GIỚI THIEU
LUAT QUOC GIA
LUẬT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Hiệp ước và những hiệp nghị quốc tố
Tập tục và các nguyên lý chung
CÁC GIỚI HẠN TREN QUYEN LỰC QUỐC GIA
Trang 72.5 2.6 27 Chương 3.1 3.2 343 3.4, 3.5 CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Liên hiệp quốc
Các tổ chức kinh tế Các tổ chức thuộc vùng
LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Các tranh chấp về luật
Hiệu lực các phán quyết cla Toa an nude ngoài
KẾT LUẬN
3: CAC TRUYEN THONG LUAT PHAP
PHUONG TAY CHINH YEU
GIỚI THIÊU
Những truyền thống pháp hiật phương Tây
TRUYỀN THỐNG LUẬT CÔNG BỒNG : CANADA
Luật công đồng
Các nguồn gốc của luật
Hệ thống luật pháp Canada vả luật công đồng
Các chế định về Nhá nước
Cac Toa an và Luật sư
Môi trưởng điều chỉnh Tập trưng vào các hợp đồng
Két luan
TRUYEN THONG CUA DAN LUAT : BUT
Nha nước Đức
Nguồn gốc của Pháp luật
Tòa án và luật sư
Mai trưởng điều chỉnh Tập trung vào các hợp đồng
Hoàn thành và vỉ phạm Kết luận
TRUYEN THONG PHAP LY XA HỘI CHỦ NGHĨA
Luật xã hội chủ nghĩa và luật dan chính
Truyền thống xã hội chủ nghĩa trong một thế giới hậu cộng sản
Trang 8Chwong 4: CAC TRUYEN THONG PHAP LUAT
NGOAI PHUONG TAY
4.1 GIỚI THIẾU
4.2 A RAP SAUDI VA LUAT HOI GIÁO
Luật Hồi hồi
Nhä nước Saudi
Các Tòa án A Rap va Luật sư Saudi
Môi trưởng diễu chỉnh
Tập trung vảo những hợp đồng
Két luận
43 NHẬT BẢN
Thời đại Tokugawa
Cac ảnh hưởng của luật dân chính
Ảnh hưởng của Mỹ
Các nguồn gốc hiên đại của luật
Các định chế của nhả nước
Về hợp đồng
Ket fuan
4.4 CONG HOA NHAN DAN TRUNG HOA
Nguồn gốc truyền thống pháp luật Trung Hoa
Trung Hoa sau Cách mạng
Cuộc cách mạng lấn thử hai Nguồn gốc hiện thời của pháp luậi
Các định chế nhá nước Các Toa án vả luật sư
Bối cảnh điều chỉnh Vẻ các hợp đồng
45 KẾT LUẬN
Cheong 5: LUẬT SIÊU QUỐC GIÁ : CỘNG ĐỒNG
CHAU AU
51 GIỚI THIẾU
52 SỰ PHÁT TRIỂN
Hiệp uéc Roma
Hiép dinh chau Au hop nhat
Trang 93.3 5.4, 5.5 5.6 PHAN HAI Chương 6 : 6.1 62 8.4 6.4 65
CAC CHE BỊNH CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT
Hội đồng các Bộ trưởng Cao ủy
Nghị hội
Tư pháp châu Âu
LUẬT PHÁP CONG BONG
Nghiên cửu điển hình
CỘNG BỒNG CHÂU ÂU : MỘT HIỆP CHUNG QUOC GIA CHAU AU ?
Luật pháp châu Âu
Sự hỏa hợp
Sự hỗ tương
Một khảo hướng về tương lai
KẾT LUẬN
VÀ TẠO LẬP GIỚI THIẾU
Luật khả thi Thương nhân luật Công ước CISG
TAO LAP HOP BONG
Thỏa thuận sơ bộ
Các dạng "Cung — thuận" khác nhau
Vấn để ngôn ngữ
CAC BIEU KHOAN THUONG MA!
Nguồn gốc Hợp đồng FOB Hợp đồng CIF
CAC VAN BE TIEN TE KET LUAN
NHUNG GIAO DICH THUONG MAI QUỐC TẾ
HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ : THƯƠNG THUYẾT
Trang 10Chương 7: TRANH CHAP HGP DONG QUOC TE
7.1, GIỚI THIỆU
7.2 HOÀN THÀNH VÀ VỊ PHẠM
73 SUA CHUA DO VI PHAM HOP ĐỒNG 7.4 SU BAT NGO VA BAT KHA KHANG
Cac điều khoản của hop đồng
Việc tranh tụng
75 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Chọn lựa Tỏa án
Chọn lựa pháp luật
Trọng tải
Các hình thức giải quyết tranh chấp khác Hiệu lực các phản quyết và quyết định trọng tải
76 KẾT LUẬN
Chương 8 : TIN DUNG THU 81 GIỚI THIẾU
8.2 LUAT LE LIEN QUAN 83 TIN DUNG THU TAI LIEU
Các Khánh tố
Nguyên tắc độc lập
Việc thực hiện chat ché
Việc kiếm hàng của người mua hang
Man ta
$4 CAC TIN DUNG THU BEN LE
Các đi biệt đối với tín dụng thư chứng tr Su man wa tong kết ưỚc
86 KẾT LUẬN
Chương 9: VAN TAI VA BẢO HIẾM
9.1 GIỚI THIỆU
92 CHUYEN CHO HANG HAI
Trang 119.3 VAN CHUYEN BANG BUONG HANG KHONG 219 9.4 VẬN CHUYỂN BA PHƯƠNG TIÊN 223
95 BẢO HIẾM 224
Thực tiễn 224
Nội dung điều khoản 225
9.6 KẾT LUẬN 225
PHAN BA QUI ĐỊNH LUẬT LỆ VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chương 10 : CƠ CẤU PHÁP LÝ VỀ
10 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 Chương 11.1 11.2
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GIỚI THIỆU
CƠ CẤU QUỐC GIÁ - LUẬT THƯƠNG MẠI CỦA MỸ
Cơ cấu thương mại Nhật
CẤU TRÚC THƯƠNG MẠI BA PHƯƠNG
Lịch sử GATT Cơ cấu GATT
Cơ chế giải quyết tranh chấp
Nguyên tắc hoạt động
CƠ CẤU THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VẢ BỊA PHƯƠNG
Hiệp ước thương mại
Thỏa ước thương mại ty do Mỹ — Canada
VAI TRO ĐẶC BIỆT NHỮNG NƯỚC BANG PHÁT TRIEN
Hệ thống ưu đãi được phổ quái (GSP) Sang kiến vung Vịnh Canbe
Công ước Lome
KẾT LUẬN
11: QUI DINH NHAP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU
GIỚI THIÊU
THUẾ SUẤT VÀ THUẾ QUAN
Phân loại sản phẩm
Tỉnh giá thuê quan
Trang 1211.3 RAO CAN PHI THUE QUAN BỐI VỚI THƯƠNG MẠI 260
Tiêu chuẩn hàng hóa 261
Hạn ngạch, Cấm vận, và các Thỏa ước hạn chế tr nguyện 261
11.4 KHUECH TRUONG XUAT KHAU 263
Trợ lực thị trưởng 283
Tài trợ xuất khẩu 263
Xét lại việc chống lũng đoạn 284
Các lợi lộc về thuế 265
KẾT LUẬN 265
11.5 KIỂM SOÁT XUẤT KHẨU 265
Cơ sở nên tảng 266
Thiếu hụt về cung ứng 266
Án ninh quốc gia 267
Chính sách đối ngoại 267
Giấy phóp xuất khẩu 268
Phat va 270
Pham vi van dé 272
Cocom và việc kiểm soát xuất khẩu 273 Đổi mới kiểm soát xuất khẩu 274
11.6 QUY BINH CHONG TAY CHAY 275
11.7 KẾT LUẬN 277
PHAN BON : CÁC QUAN HỆ DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
Chương 12 : DẠNG TOÀN CẤU CỦA XÍ NGHIỆP
DOANH NGHIỆP
12.1 GIỚI THIẾU 279
122 XÍ NGHIỆP BA QUỐC GIÁ 279
Thuật ngứ 279
Cơ cấu 281
12.3 CÁC NHÂN VIÊN VẢ NHỮNG NGƯỜI PHAN PHO! 282
Đại dién ban hang 282
Các nhà phân phối 284
12.4 VIỆC CẤP PHÉP 284
Cấp phép công nghệ 284
Mối quan tâm của những nước đang phát triển 209
Cấp phép kinh doanh 290
Trang 1312.5 BÁU TƯ TRỰC TIẾP Việc thủ đắc Chỉ nhánh Công ty con Sư tạo lập Vấn đề điều hành Liên doanh 126 KẾT LUẬN
Chương 13: QUY ĐỊNH CẠNH TRANH QUỐC TẾ
13.1 GIỚI THIỆU
13.2 QUI BINH CUA QUOC GIA VỀ CẠNH TRANH QUỐC TẾ
Khảo hướng Mỹ
Khảo hướng EC
Khảo hưởng Nhật
13.3 HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUI ĐỊNH TRONG NƯỚC
Pháp chế siêu lãnh thổ
Cưỡng chế
13.4 CAC VAN BE BAC BIET
Sap nhập va mua lại Kết lên chiến kược
135 KẾT LUẬN
Chương 14 : BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP
141 GIỚI THIỆU
142 BẢO HỘ QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Bản quyên
Bằng sáng chế
Nhãn hiệu thương mại
Bí mặt thương mại
Vấn để đặc biệt về mày điện loản
14.3 KỂ LẢM HÀNG GIÁ VẢ CƯỚP BOẠT BẢN QUYỀN
Phản ứng của doanh nghiệp đối voi cac hang hoa bi lam gia Phản ứng của nhả nước đối với hàng giả mạo
Trang 1414.4 HANH XU CUA CHINH PHU VỀ QUYỀN SỞ HỮU
Tiêu chuẩn pháp lý quốc tế
Bồi đến tịch thu
14.5 THỨ THÁCH TRUẤT HỮU
Quyền chủ thể bất xâm phạm của nước ngoài Học thuyết hành vi nhà nước
Sự can thiệp ngoại giao
Điều khoản Calvo
146 QUAN LÝ RỦI RO VÀ BẢO HIỂM
Hoạch định trước những tịch biên
Bảo hiểm
14.7 KẾT LUẬN
Chương 15 : DOANH NGHIỆP ĐA QUỐC GIA VỚI TÍNH CÁCH MỘT CONG DAN THE GIGI
15.1 GIỚI THIỆU
15.2 QUYẾT BỊNH HOẠT BỘNG BỐI NỘI
Các hành động hối lộ
Luật FCPA
Ý nghĩa dao đức về những hành ví hối lộ Chuyển dịch giá cả
15.3 BOI CANH HOAT BONG TU BEN NGOAI
Sự né tranh các qui định
Giải tư và phả sản
Trách nhiệm đối với môi trưởng
Môi trưởng và sự phát triển kinh tổ
Thảm họa Bhopal 15.4 KẾT LUẬN
Phu luc A: CONG UOC LHQ VE CÁC HỢP ĐỒNG BAN BUON HANG HOA QUỐC TẾ Phản | : Pham vi ap dung
Phan It : Tao lập hợp đồng Phan tll : Việc bán các hàng hóa
Trang 16LOI TUA CUA TAC GIA
Vào cuối thế kủ hai mươi, lĩnh uực thị trường uề hang héa, dich vu tả công nghệ, đã mang tính tồn cầu Kể cả các doanh nghiệp địa phương có tính truyền thống nhái cũng nhập kháu hàng hóa tử các nước khác va dùng những sản phđm của các công tụ thế giới sản xuất làm gía lăng giá trị của mình hầu phục uụ các khách hàng tại chỗ của họ Các thị trưởng kinh doanh đang ở uào một thời điểm chuuên biến hơn bạo giờ hết
Tại khắp các Đại học mọi nơi trên thế giới, các sinh uiên đang nhón
ra rang ho phải nghiên cứu doanh nghiệp quốc tế nhằm chuúh bị con
đường nghề nghiệp cua minh trong các ngành công nghiệp tử ngân hàng
cho đến tiêu thụ sản phám, Các lớp học mới uề tiếp thị tài chánh, kinh tế quốc (ế cùng các chủ dẻ khác nữa đã trở thành bộ phận của giảng khóa tiêu chuán cho các sinh uiên ngành doanh nghiệp ở cả hai cấp mới vao
va tdi nghiệp
Sự nghiên cứu môi trưởng pháp ly quốc tế vé doanh nghiép ia phan không thể thiếu của oiệc nghiên cứu các thị trường toàn cầu Pháp luật cung cấp các nguyên lắc nên tảng cho thương mại 0uà đu tr quốc tế uề
hàng hóa dịch uụ 0à công nghệ Sự am hiểu các quụ tắc nền tảng cho
thương mại uà đầu tư đó cho phép các nhà quản lú ganh dua thành công trong cdc thi trudéng todn cau mang tinh cạnh tranh nhất Một sự hiểu biết
nang dong vé méi trudng ludt phap quốc tế cho phép các nha quan ig phan đoán được các rủi ro vé doanh nghiép va chinh tri tai cac nudc trén khdp
thế giới Điều đó cũng nhằm giúp cho các nhà quản lụ soi sáng các giá trị dạo l của họ trong một thế giới ddu phúc tạp uề pháp lú uà dạo đức
Cuốn sách nàu nhằm cung cấp một cái nhìn chung 0ê các lĩnh uực tý nghĩa nhất uề môi trường pháp lú quốc tế của doanh nghiệp cho các sữuh
tiên dang theo học ngành doanh nghiệp cả ở cáp tốt nghiệp cũng như cáp
mới o Nó cũng có ích cho các sữunh uiên dũng hoạch định các đường tiến
thản uề một nghề nghiệp trong nhiều lĩnh uực khác nhau uề tài chánh,
ngàn hàng, tiếp thị, kinh doanh, bán hàng, uà hoạt động giao dịch Tạp
sách khảo sát các uấn đề trong mỗi các lĩnh uực như thế Mặc dầu muc
tiêu trước hết là nhằm cho một nhà doanh nghiệp MŨ, tuụ nhiên cuốn sách van su dung cac trưởng hợp, uí dụ uà các uđït để có liên quan đến hàng
loạt các rurớc buôn bán quaứt trọng
Trang 17Nhu ban đọc thấu nơi táp sách nó nhằm nhận manh cdc nguyen tắc uà những yéu id nén tang của doanh nghiệp uà luật quốc tế Trong bầu
khơng khí hiện thời của sự biến đới chưa hề cơ của doanh nghiệp tồn
cầu, các nguuền tắc pháp luật là những yéu to quan trong nhát mà sinh
iên cẩn nghiên cứu Qua thời giam thé nao rồi các bạn cũng sẽ sử dụng đến các nguyên lụ đỗ trong nghề nghiệp cuộc đời cua ban, vd su ap dụng
chúng lại càng khác xa hẳn điều gì chúng ta biét ngay hém nay Tuy nhiên, cae nguyén Ig nén tang dé vdn cứ sẽ hứu ich vd can thiết, ngau dù cho
ngàu cảng có những ứng dụng mới
CAROLYN HOTCHKISS
Trang 18PHAN MOT
MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
CHUONG I
NHAN BINH TONG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU
Jeff Washington quyét dinh sé di mua một chiếc xe hơi hiệu "American
Anh gọi điện cho cô bạn thân la Anita Cruz, va cé nay sẵn lòng giúp anh chọn
xe Họ cùng nhau đi đến nơi bán xe nội địa để tìm một chiếc xe đặc Mỹ Tại hiệu bán xe Pontiac, Jeff thích kiểu xe Lemans, song đến khi Anita bảo với anh rằng Lemans là loại xe sản xuất tại Hàn Quốc Họ lại đi đến một điểm bán xe Chevrolet-Geo, tại dây Jeff đã đá vào bánh của một chiếc xe GeoPrizm Người bán xe gọi Prizm là xe nội địa, nhưng Anita lại bảo rằng nó được sản xuất tử chính nhà máy làm ra xe Toyota Corollas ở California là liên doanh giữa hãng Toyota và hãng ƠM
Tại điểm bán xe hơi Ford, Jeff lái thử một chiếc xe Ford Probe Người
bán xe hãnh diện nói rằng chiếc xe là do hãng xe Mazda thiết kế Cuối cùng,
Jeef hoi Anita vé chiée Eagle Talon cha cd, mét chiéc xe hiéu Chrysler Anita cất nghĩa rằng đó cũng chẳng phải xe hoàn toàn Mỹ, bởi vì chính nó cũng dược
làm ra bởi liên doanh giữa Chrysler — Mitsubishi
Jeff hầu như khơng cịn biết phải thế nào nữa Vào lúc cơm trưa, Anita bảo ; "Jeff a, bay giờ khó mà có một sản phẩm nào được coi là thuần Mỹ Với tốc độ phát triển về thông tin và giao thông vận tải ngày nay, thật dé dang cho mỗi Cơng ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu và lao động tốt nhất, và
hiệu quả nhất Các biên giới chính trị khơng cịn quyết định các biên giới thi
trưởng nữa Các nhà doanh nghiệp có thể bn bán và đầu tư vào bất cứ đâu,
mà họ nghĩ là còn có lợi về mặt cạnh tranh Với tính cách những người tiêu
dùng, chúng ta thấy được hiệu quả của thị trường toàn cầu mỗi khi chúng ta
bước vào một cửa hàng để mua sắm các món hàng cần, như thực phẩm, vải
vóc, áo quân, cùng những vật dụng cần thiết khác cho cá nhân Chúng ta cũng nhận thấy điều đó mỗi khi tìm kiếm những hàng hóa trị giá hơn, như xe hơi,
và các máy mốc dụng cụ khác, chẳng hạn như ở buổi sáng nay."
đeff ngất lời bạn, hỏi “Nhưng tất cả điều ấy, phải chăng bất lợi cho việc
làm và kỳ nghệ Mỹ ?"
Trang 19"Chẳng phải, Jeef", Anita đáp lại "Sự gia tăng thương mại thế giới làm gia tăng sự cạnh tranh và làm cho sản phẩm trở nên tốt hơn Hãy nhớ rằng Mỹ cũng chỉ là một nước Mà cũng không là nước duy nhất tại Bắc Mỹ, bởi vì cịn có những người tử Canada và Mexico đến Với sự gia tăng thương mại
thế giới, các nhà doanh nghiệp Mỹ cùng có cơ hội cạnh tranh tại các nước khác
Nhiều doanh nghiệp Mỹ hiện nay tạo được các tỷ lệ lớn lao về lợi nhuận của
họ tử thương trưởng quốc tế, và một trong số họ thấy được các triển vọng lớn
lao ở các thị trường nước ngoài Di nhiên sẽ cô các vấn đề trong ngăn hạn như cơ cấu lại công nghiệp để cạnh tranh một cách toàn cầu, nhưng trong dai hạn
các công ty Mỹ sẽ là những nhà cạnh tranh tốt hơn, sản xuất ra những sản
phẩm chất lượng hơn mà giá cả lại thấp hơn."
Jeff nói "Hãy chờ một chút Anita Loại thị trưởng toàn cau nay chi hoạt
động nếu các thị trưởng khác cùng đưa vào Mỹ các thương nhân va những
nha đầu tư cùng tính chất như chúng ta làm Nhưng tôi nghe nhiều nhà chính
trị bảo điều này không thể xảy ra"
Anita đáp : "Vâng, ở một số nước thì điều ây không thể được Một số
nước hãy còn các luật lệ, quy định, các thủ tục thương mại làm han chế thương
mai va đầu tư Song lại có một mơi trưởng pháp luật mở rộng cho thương mại
và đầu tư quốc tế Luật lệ vừa có thể là một công cụ cho các hạn chế khơng
hợp lí, vửa có thể là phương tiện tạo sự để dàng cho gia tăng thương mại và
tăng cường cạnh tranh”,
Jeff và Anita trả tiền bứa ăn, rời quán ăn Khi họ rgỏi vào trong chiếc Talon của Anita, Jeff nói : "Như vậy là với tất ca những điểu cư nói, có nghĩa
là tôi phải mua một cái xe ngoại ?”
Anita bảo : "Chẳng phải thế Em chỉ muốn nói rằng, nêu anh tim mua
một chiếc xe chất lượng tốt nhất, anh có thể tìm được Em cũng nghĩ rằng,
trước khi anh bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình, hay đảm nhận việc kinh doanh cho một ai đô khác, anh đều phải học biết vẻ môi trưởng pháp
lý của các hoạt động doanh nghiệp quốc tế, Anh sẽ thấy rằng kiến thức đó
hồn tồn hữu ích trong tương lai
Khi đọc câu chuyện nảy, hẳn bạn sẽ không khỏi ngạc nhién, vi day la một nội dung pháp luật Tuy nhiên, mục đích của cầu chuyện là hoàn toàn nghiêm túc Bồi cảnh thị trường tồn cầu đích thị là ở đây Bối cảnh thị trưởng tồn cầu đó ảnh hưởng đến nhiều hàng hóa mã chúng ta mua sam hang ngày Trong cuộc sống lao động của chúng ta, phạm vì thị trưởng tồn cầu có thể có nghĩa là các địp may mới cho thăng tiến bản thân và nghề nghiệp, hoặc nó sẽ
có thể là sự mât việc Bồi cảnh thị trường toàn cầu là một vấn để chính trị có ảnh hưởng đến các tranh luận chính trị của các quốc gia khấp nơi trên thế giới Ngay cả việc nó có ảnh hưởng sâu sắc đến việc về lại bản dé thế giới và
tạo lập nên một trật tự thế giới mới về chính tri
Trang 20Ở mức độ rộng lớn, luật pháp qui định những nguyên tắc về cuộc chơi
cho linh vực thị trường toàn cầu Các nước quy định phương thức mà hàng
hóa, cơng nghệ, dịch vụ, tiền tệ, cùng con người, có thể vượt qua biên giới của
họ Họ ký kết các hiệp ước cùng hiệp định với các nước khác, để đơn giản hóa
thương mại và đầu tư quốc tế Nếu một nước muốn thương mại quốc tế của
mình tăng trưởng, họ phải tạo ra một môi trưởng pháp lý làm cho con người, sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với của những nước
khác Nếu họ cảm thấy cần bảo vệ việc làm, kỹ nghệ, hoặc sản phẩm nội địa,
hoặc thấy có quá nhiều tiền bạc rời khỏi nước họ, họ sẽ phải tạo lập một môi
trưởng pháp luật chặt chẽ hơn
Để doanh nghiệp khai thác được trong phạm vi thị trường toàn cầu, sự hiểu biết thế nào là sự vận hành của hệ thống pháp luật quốc tế là điều có tính quyết định Nó có thé cho phép một nhà quản lý thấy trước được các lĩnh
vực có vấn dé, phan tích được các tình huống doanh nghiệp đang tiến triển, và ra được các quyết định khả di lam phát triển tốt đẹp và triển vọng cho
doanh nghiệp trong tương lai Ỹ nghĩa của cuốn sách này là lý giải về môi
trưởng pháp lý của doanh nghiệp quốc tế, tập trung nhân mạnh vào các lĩnh vực ý nghĩa nhất mà một nhà quản lý không thể nào không biết tới hàng loạt
rộng lớn các tình huống doanh nghiệp Với mục đích như thế, câu hỏi quan
trọng nhất luôn luôn là luật pháp tác động đến các hế hoạch chương trình doanh nghiệp của tơi như thế nào ? Điều cân nhấn mạnh là ở hoạch định chiến
lược, giử được doanh nghiệp khỏi rơi vào phiên hà pháp ly, va hoc cach lam sao đặt được các câu hỏi đúng trên phạm vì tồn cầu để có được thơng tin tốt
nhất hầu ra những quyết định quản lý
12 SỰ PHÁT TRIÊN CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
'Theo một số các nhà chính trị đại chúng, phạm vi thị trường toàn cầu
là một hiện tượng mới mẻ, mà loài người trước đây chưa bao giờ có Mặc dau tính hội nhập rộng lớn của nền kinh tế thế giới có thể là mới, song cá thương mại và đầu tư quốc tế cũng đã tửng tổn tại trong lịch sử thế giới Tất nhiên
sẽ vượt quá mục tiêu cuốn sách để nói đến một lịch sử của doanh nghiệp quốc
tế, song một vài vấn để có ý nghĩa cũng nên đáng lưu ý Chúng cung cấp một cơ sở hứu ích nhằm cắt nghĩa một số phương cách mà thương mại cùng môi
trưởng pháp lý thời nay đã có được hình thức hiện thời của nó
CÁC HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI CỔ
Các nhà nhân loại học đều nói rằng hầu như ngay lúc con người kết nhau thành đồn nhóm trong quá khứ thì lập tức họ dã bắt đầu trao đổi với nhau rồi Khởi thủy, các nơi chợ búa có thể đã phát triển nơi ranh giới giữa các lãnh thổ, nhờ việc các người cam đầu của nhóm bằng lòng cho phép một sự bảo vệ nào đó đối với các người buôn bán ở tại các điểm chợ này Thông
thường, điểm mậu dịch được tổ chức ở điều kiện có thay đổi về khí hậu hoặc
Trang 21địa lý mà tại đó hai nhóm có thể trồng hoặc sản xuất một số sản phẩm mà các nhóm khác đang cần Chẳng hạn như tại châu Phi ngày xưa, các vùng mậu dịch được tìm thấy nơi nào mà sa mạc biến thành thao nguyen, bởi vì các
nhóm người trong một hệ thống sinh thái không thể nào sống nổi ở một hệ
thống sinh thái kia Cây chà là mọc rất nhiều trong các ôe đảo sa mạc, có thể
được trao đổi với ngũ cốc hoặc cá mà các xã hội trong sa mạc khơng thể có
Các thương nhân gốc ở sa mạc không thể nào sống nổi ở vùng có nhiều ẩm ướt cùng các bệnh tật của thảo nguyên, ngược lại các thương nhân ở vùng đất
màu mỡ thì lại thấy môi trường sa mạc là không thể sống
Ngày nay, chúng ta chỉ còn thấy những dấu vết của hệ thống thương
mại cổ được phát hiện bởi các nhà khảo cổ tử các vùng khai quật kháp nơi trên thế giới Các kiểu mẫu của mậu dịch được mở rộng có khuynh hướng gia
tăng với mức độ gia tăng của việc đơ thị hóa Mạng lưới thương mại mo rong
đầu tiên mà các nha khảo cổ biết đến, đã xuất hiện vào khoảng 3.500 năm
trước Công nguyên tại vùng Lưỡng Hà cổ Qua vải trăm năm sau, những con
đường mậu dịch được mở rộng tử vùng ngày này thuộc lran và Irấc hướng về
phía: Tây vào các vũng văn minh của AI Cập, rồi về phía Đơng vào vùng mà ngày nay là Pakistan, lên phía Bắc nơi mà ngày nay là Uzbekistan Các nhả
khảo cổ học thưởng cho là những xã hội sử dụng rộng rãi những con đường
mậu dịch đã xuất hiện tại Trung Hoa giữa 1.500 và 2.000 năm trước Công
nguyên, và một số vùng khác nhau ở châu Mỹ giữa 1.000 và 2.000 năm trước
Công nguyên
Ngay cả trước khi xuất hiện kỳ nguyên van minh Hy lap, thi vung Địa
Trung Hải đã là nơi có hệ thống thương mại quốc tế được tổ chức tốt, Những
người Phê-ni-xi đã là những thương nhân nổi bật thuộc vùng vào khoảng tử 1.500 đến 400 năm trước Công nguyên Tử các trung tâm mậu dịch của họ đầu tiên ở nơi mà ngày nay là bở biển Li Băng, sau đó chạy doc theo bo Địa
Trung Hải về phía xa mãi tận Tây Ban Nha ngày nay những người Phê-ni-xt
đã buôn bán đầu ô liu, rượu, đồ gốm, nơ lệ, gỗ, vải vóc và kim loại Một sự
miêu tả về việc mở rộng thương mại ở vùng Địa Trung Hải do nhà tiên trì
Ezekiel cho thấy trong sách Cưu ước mang tên ơng Trước khi tiên đốn sự
sụp đổ của thành Tyre, ong đã mô tả nên thương mại quốc tế của nó Trong
một đoạn đó viết :
"Dân Rhodians là khách buôn bán của ngươi Các vùng đất trên bở biển là các chỗ đặc biệt của chính các ngươi họ đem lại cho ngươi nga voi va g6 mun Edom là khách hàng của ngươi, bơi ngươi sung túc vẻ sản vật; hàng của ngươi, họ trả bằng ngọc lam len, cảnh kiến, gam
diéu, hang min, san ho, hong ngoc Judah va xr Israel buon ban với ngươi Hàng hỏa của ngươi, chúng trả bằng lúa mi Minnit ke mat ong
dầu, cánh kiến trắng Damascus là khách hãng của ngươi bơi ngươi sung túc về sản vật, sung túc về mọi thứ của cái: họ lấy rượu Khelbén len Xakhar, và rượu nho mã trả với hàng của ngươi
Trang 22Tử Uzal : Đối với hàng hỏa của ngươi có sắt luyện, quế nhục,
trầm hương Đơđan bản cho ngươi vải bố làm yên ngựa Dân Arập và lat ca cdc ông hoàng Kedar là những khách buôn đo tay ngươi điều
khiển; họ buôn ban với ngươi chiến, cứu, đẻ Những lái buôn Sheba
và Raamah là khách buôn bán với ngươi Hàng của ngươi, họ trả bằng
mọi thứ đầu thơm thượng hạng mọi thứ ngọc quỹ vàng y
[Ezek 27 : 15-18, 21~22]
Các nhà nước đô thi Hy Lạp đã bất đầu cạnh tranh với người Phê-ni-xi
ngay tử năm 800 trước Công nguyên, phát triển các con đưởng mậu dịch mở rộng củng lúc với sự phát triển nên văn mình của họ Cuộc chỉnh phục
của A-lẽch-xăng đại đế đã tạo ra những con đường thương mại kéo dài đến
tận phương Đông củng như xung quanh Địa Trung Hải Người La Mã đã
xây dựng ngay cả một đế quốc thương mại hùng mạnh hơn về hướng Tây cũng như hướng Bắc, mà đạt đến đỉnh cao của nó tới tận Bắc Âu và Anh quộc Thời đại này cũng chứng kiến sự mở mang những con dường thương mại rộng khắp giửa vùng Địa Trung Hải và Trung Hoa
Mặc dâu nên thương mại quốc tế đã không bao giờ biến mất trong thời
kỳ tiền Trung cổ, nó cũng trải qua một giai đoạn suy thoái khi châu Âu và
vùng Địa Trung Hải trở thành có tính thơn dã hơn và kém ổn định chính trị hơn sau sự suy tàn của Đế quốc La Mã Trong suốt thời kỳ Trung cổ, các thương nhân Á rập vẫn tiếp tục các truyền thống của thương mại quốc tế, xây dựng các mạng lưới buôn bán mở rộng chung quanh vịnh Ba Tư, vào châu Phi
và xa mãi phía Đơng đến tận Ấn Độ Trung Quốc trong suốt thời kỳ này đã
mở cửa cho ngoại thương và thương nhân nước ngoài, thực hiện sự buôn bán quan trọng với Án Độ, bán đảo Mã Lai và Đông Nam A
THƯƠNG MẠI THỜI TRUNG CO
Thực tế đầu tư và thương mại biện đại phần nào đã có trong thời cổ
đại, nhưng hầu hết đã bắt rể trong bối cảnh thương mại thế giới nở rộ trong
thời kỳ Trung cổ Con số lớn lao các trung tâm đô thị khắp cả châu Âu, châu
Phi và châu Á, cùng các tiến bộ nhanh chóng về cơng nghệ và trị thức cho phép
thương mại quốc tế phát triển chung quanh khu vực Địa Trung Hải, vượt qua
con dường tơ lụa đến Trung Hoa, quanh Vịnh Ba Tư và vào Ấn Độ, đến Đông
Nam A Các đô thị thiết lập các chợ theo mùa và thưởng xuyên, mà các khách thương có thể mang hàng hóa của họ tử nhiều xứ đến bán Dĩ nhiên các nhà lãnh đạo chính trị đã cố gắng đánh thuế bán buôn nợi các chợ và đánh thuế
hàng hóa trong khi chúng dược vận chuyển dọc theo đường-bộ hoặc đường
sông theo lu cách đến các Chợ nhiều cách ột điển hình rất sớm tir các thục tế như
thế được bỆt HALE tombe ewe ky thir Hit VY Í
Trang 23- Các quy dinh cua Toa an Hoang gia tai Pavia
Tur Vulgar Latin
(Pavia, c 1010-1020]
2 Cac thueng nhân dén Vuong quéc {cua Y} thưởng phải tra thuế suất 10% trên tổng trị giá hảng hóa của họ tại thuế quan Mọi
người đến tử các nơi xa xôi vào Lombardy bắt buộc phải trả khoản thuế như trên về ngựa nó lệ nam và nứử len val sol va vat bd thiếc
và gươm
3 Cũng như đối với dân Angles và Saxons, họ đến và hay mang theo các loại hàng hóa Và khi họ thấy các hom va xac cua ho bị trút
rỗng tại các cửa, họ ben nối giận va bai dau cãi và với những người
thu thuế Họ thưởng la hét chửi rủa và thưởng ấu đa gây thương tích cho nhau Song để cham dứt những tệ nạn nặng nề đó và tránh mới nguy hiểm xung đột, nhà vua xu Angles va Saxons vả nha vua Lombards đã thỏa thuận nhau như sau : nước Angles và Saxons không phai chịu
thuế tỷ suất nửa Và đổi lại nhà vua cua Angles va Saxons cung nước của họ phải chấp nhận và có bổn phận công nộp cho cung đình tại
Pavia và ngân khố của nhà vua, cử ba nam mot jan, ca thay nam muci can bạc rịng hai con chó giống sẵn to đẹp co bộ lơng xinh và dây
xích, với vòng vàng đeo cổ trang trí đẹp đè, cùng các khí giới của nha
vua như hai tấm khiên cực tốt có trang trí, hai ngọn giáo cực tot, hai thanh gươm cực tốt đã được tôi luyện?”
Vào cuối thời kỳ Trung cổ, châu Âu đã tửng có được các mạng lưới mậu dịch mở rộng và hữu hiệu Dọc theo bờ biển Dia Trung Hai, Vo-ni Phở-lô-răng,
và Gê-noa đã rất phát đạt nhờ vào mậu dịch trong vùng, củng như với châu Phi va chau A Ở Bắc Âu, vào giữa các năm 1.300, tám chục thành thị đã củng
nhau tập hợp lại trong cùng một kết liên chính trị mềm dẻo được biết dưới
tên gọi Liên Minh Hanseatic, với các quy định và luật lệ thương mại chung,
cũng như với đủ sức mạnh quân sự và chính trị để đương đầu với các ơng hồng cũng như giặc cướp biển Các hiệp ước ký két giửa các nhà cảm quyên
mang lại sự che chở cho các lợi ¡ch thương mại củng với chính sách thuế khóa
thuận lợi cho các thương nhân
MẬU DỊCH VÀ CƯỜNG QUỐC THUỘC BIA
Khi Columbus rời Tây Ban Nha để làm cuộc viễn du về hướng Tây, ông
nuôi ý định sẽ khám phá ra một con đường mới đi sang châu Á nhanh hơn,
nhằm mang về các hương liệu cùng các hàng hóa thương mại khác cho vương quốc Tây Ban Nha Các tiến bộ công nghệ về hàng hai lam cho cuộc du hành
xa xôi của ông thực hiện được đã mở ra một kỷ nguyên chỉnh phục của phương
-
(*} Robert Lopez va Irving Raymond, xb, Thuong mai Trung co
1950) tr 56-57
ở Thế giới Bịa Trung Hải, (Norton,
Trang 24Tây đối với thương mại thế giới Kỷ nguyên này bắt đầu tử hơn 500 năm qua, chỉ đến ngày nay có lẽ mới chấm dứt nó,
Tây Ban Nha, Bỏ Đào Nha, Pháp, Hà Lan và Anh quốc, thường sử dụng
sức mạnh hải quân để lập ra các đế quốc thương mại và chính trị khắp trên thế giới Trong hệ thống thương mại cổ điển thời bấy giờ, nhiệm vụ của các thuộc địa xa xôi là cung ứng nguyên liệu thô để được làm ra thành phẩm tại
chính quốc Các thuộc địa xa sau đó sẽ nhập khẩu hàng hóa đã sản xuất tử
mẫu quốc Các vua chúa của những cường quốc chính phục thuộc địa thường hứa hẹn triển vọng các công ty lớn để khuyến khích các thương nhân mạo hiểm khai thác và tìm kiếm khám phá Đặc biệt nước Anh đã đảm bảo cho các thương nhân các đặc quyền khai thác những vùng dịa lý đầy lợi lộc cho
nhà vua Nhờ vậy mà công ty Đông An hoặc công ty Vịnh-Hudson đã có được
độc quyền và quyển lợi độc quyền vì đã thuộc địa hóa, đầu tư cũng như buôn
bán tại các khu vực dành riêng cho họ Nhưng cũng thật hữu lý có thể nói
rằng các cơng ty thương mại lớn của thởi kỳ nay đúng là các doanh nghiệp da
quốc gia đầu tiên
THỞI BẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BA QUỐC GIA
Các công ty thương mại lớn đã là những hoạt động doanh nghiệp đầu tiên bô vốn đầu tư lớn lao vào các nước ngoài Sự kết hợp đầu tư và thương mại mở đầu bằng các công ty này, là dấu hiệu của doanh nghiệp quốc tế biện
đại Trong suốt thế kỷ 19, nhở cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra các tích lũy
tư bản lớn lao, tiễn tệ đã trở nên thích hợp cho các đầu tư của các cá nhân
cũng như các tổ hợp công ty Các đầu tự thưởng cũng nhằm vào các lợi ich
chuyên chở hoặc khai thác mỏ Chẳng hạn, công ty đường sắt Panama đã bắt
đầu dau tư 5 triệu $ của Mỹ trong năm 1849 Các công ty kênh đảo, như các công ty xây dựng các kênh Suez và Panama, là các thực tế đầu tư nước ngoài
quen thuộc vào thế kỷ 19 Vào cuối thế kỷ đó, các tập đoàn như General Electric
và Standard Oil đều đã có những hoạt động hải ngoại rất đáng kể
Doanh nghiệp quốc tế vào thế kỷ 20, đặc biệt kể tử cuối chiến tranh thế
giới lần thứ hai, đã nổi bật với các doanh nghiệp tiến vào thương mại và đầu tư trong quy mô lớn ở nhiều nước Một vài tên tuổi như Royal Dutch 8ell, Unilever, Proctor & Gamble, IBM, và Nestlé, đều rất quen thuộc với người tiêu
dùng và thương nhân
Song, họ chỉ đại điện như một số ít các công ty đa quốc gia lớn Các công ty này đơi lúc có doanh số bán hàng hằng năm lớn hơn sản lượng gộp quốc gia của các nước mà họ đang tiến hành doanh nghiệp tại đó Cũng như bạn
có thể đốn nhận, quy mô và ảnh hưởng của các doanh nghiệp da quốc gia có khả năng tạo ra sự xung đột chính trị, Qua tập sách này, chúng ta sẽ lý giải
các phương cách theo đó mà các doanh nghiệp đa quốc gia cơ cấu sự hoạt động
doanh nghiệp của họ, cùng sự đáp ứng của các nước đang phát triển đối với ảnh hưởng của các doanh nghiệp đa quốc gia trên sự phát triển kinh tế, chính
trị và xã hội của các nước đó
Trang 2513 SU PHAT TRIEN CUA LUAT THUONG MAI QUOC TE
Thương mại quốc tế không thé tăng trưởng nếu không dược các nhà
nắm quyển chính trị nhìn nhận quyền lợi của các quyên doanh thương và các thủ tục về thương mại Trong nhiều trường hợp, có thể nói khơng sai rằng luật thương mại trong quá khứ đã là dạng dau tiên của luật quốc tế
Chương 2 sẽ thảo luận các phương thức mà luật quốc tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày nay ở đây ta chỉ cần làm sáng tỏ các nguồn gốc của
một số các nguyên tắc cơ bản của luật thương mại mà các doanh nhân quốc
tế hiện nay lấy làm chỗ dựa
Các luật lệ thương mại cổ xưa nhất được làm ra để bảo hộ cho các thương
nhân nước ngoài và quy định về sự chuyển vận hàng hóa Hầu hết các công
ty thương mại cổ xưa mà chúng ta đã để cập đều có các luật lệ thương mại Chẳng hạn luật thương mại thành văn đầu tiên đã có trong bộ luật Hammurabi
vào khoảng 2.500 năm trước ƠN Bộ luật quy định mọi loại tội phạm củng các hành vi dân sự, song nó cũng đặc biệt bảo hộ an toàn cho các thương nhân
nước ngoài và cho các cách thức điều chỉnh về vi phạm hợp đồng Ví dụ một
đoạn trong bộ luật đó viết :
"Nếu một người trong cuộc hành trình của mình giao phó bạc
vàng, đá quý, hay bất kỷ tài sản nao của mình cho người nào đó vận chuyển nếu người này không mang tất cả các của cái được giao cho
vận chuyển đó đến nơi đã định, mà lại tước đoạt di, thì người khơng
chịu giao lại cho chủ các hàng đã được gơi gắm cho minh phải bị xử và sẽ phải bồi thường cho chủ sở hưu hàng hóa mà mình vận chuyển
do gap nam ldn tổng số hàng hóa đã được giao"
THUONG NHAN LUAT
Sự phát triển thật sự của luật thương mại là ở vào thời Trung cổ Do ở
các hội chợ thương mại xuất hiện vào cuối thế kỳ thứ 7, chúng đã phát triển một loạt các tập tục thương mại Các thương nhân hành trình tới các đơ thị
khác và mang theo các tập tục cùng với họ Qua thời gian, các tập tục đó có
được hiệu lực của pháp luật, bởi vì các nhà cầm quyển công nhận cho các
thương nhân được phép giải quyết các tranh chấp theo luật lệ riêng của họ Tử khởi thủy, “hương nhân luật" này đã có một y nghĩa quốc tế, bởi vi nó
tồn tại một cách độc lập đối với các ơng hồng và vua chúa
Suốt chiều dài của thời kỳ Trung cổ, thương nhân luật đã là một thực
thể các quyền và tập tục mạnh mẽ và tỉnh vi Một ví dụ về quyền của các thương nhân có thể tìm thấy trong văn kiện Magna Carta năm 1215, là văn kiện căn bản các quyển tại Anh Văn kiện đó qui định răng :
(*) Albert Kocouret va Jonn Wigmore, xb, Các hệ thống pháp ly nguyên thỦy và cổ đại, cuốn 2, Litle Brown, Boston, 1977 tr 112
Trang 26“Mot thuong nhan deu được an toàn khi vào và ra cư trủ hoặc
di qua nước Anh theo hành trình đường bộ cũng như đường thủy nhằm mưa bán hàng hóa, đều không phái trả tiên thuế, phù hợp theo các
tập tục tử xưa và hiện có
Phạm vi luật lệ của luật thương nhân rất rộng rãi Giá trị và hiệu lực
các hợp đồng, củng như sự diều chỉnh khi các hợp đồng bị vi phạm; các
phương thức về tín dụng và số sách tài liệu thương mại, như các chi phiếu,
phiếu bao dam chỉ trả, vận đơn; hội sở và các quan hệ về tin cậy; phá sản; gia nhập và liên kết; và ngay cả nhãn hiệu thương mại và môn bài, là tất
cả mọi vi phạm hoạt động thương mại chi phối bởi thương nhân luật Nhiều
học thuyết pháp lý về luật thương mại hiện đại thật sự đã bất đầu và phát
triển khá đây đủ trong suốt các thế kỷ 12 và 13 khi mà thương nhân luật ngự trị khắp châu Âu Một số lớn các ý niệm được thảo luận suốt trong phần còn lại của cuốn sách này có nguồn gốc tử nội dung thực tế thương
mại biết đến dưới tên gọi thương nhân luật và được cho là có nguồn gốc
trực tiếp tử châu Âu thời Trung cổ
Một trong các mục dích của thương nhân luật là cho phép các thương nhân giải quyết các tranh chấp doanh nghiệp của họ với nhau bên ngoài các
hệ thống tịa án thơng thường của các đô thị và các nước mã họ buôn bán làm
ăn Ở thời đó, nếu các tịa án là phù hợp với các thương nhân thì tính chất của chúng phải biến đổi rất nhiều mà chẳng lấy gì bảo đảm rằng sự tranh chấp sẽ được giải quyết theo cách mà ngày nay chúng ta gọi là hửu lý hoặc công bằng Và dĩ nhiên, vào lúc mà một vụ kiện dang xét xử thì người thương
nhân đang tức tối kia cô thể đã lên đường để đi đến một hội chợ thương mại mới tại một thành phố mới, Như vậy một trong các đặc điểm rất sớm của
thương nhân luật đó là tự giải quyết các tranh chấp với nhau, thường được tổ chức đưới dạng các tòa án thương nhân trong các đơ thị có hội chợ thương
mại, với các thương nhân đóng vai trị như các phán quan
Tiêu biểu thứ hai của các tòa án thương nhân này là sự diễn ra nhanh
chóng Nếu hai thương nhân có tranh chấp, vụ kiện thường được giải quyết
ngay trong ngày dược thưa gởi Các tòa án được mệnh danh là tổ chức "dứt
điểm tửng ngày một", hoặc nếu là trường hợp tranh chấp về vận tải biển, thì là "đứt điểm tửng con triều một" Như vậy, nếu một con tàu cập bến mà mang hàng hóa bị thiệt hại, thì người nhận hàng có thể phải khởi kiện ngay, vả vIỆc tranh chấp cần được giải quyết trước khi con tau sẵn sàng lại tách bến,
Đặc điểm thứ ba của các tòa án thương nhân là tính khơng nghi thức
Các vụ kiện được quyết định trên cơ sở thỏa thuận và tin cậy lẫn nhau Các
bên bị ràng buộc bởi các lời hứa của mình, trử khi nào các lời hứa này gặp
các diều bất trắc quan trọng nào đó Các thương nhân dược cho là hiểu biết thế nào là các tập tục cùng các yêu cầu phải có trong ngành nghề bn bán
() Trích dẫn do Berman, Luật pháp và Cách mạng, 1983, tr 343
Trang 27của họ Ngày nay, chúng ta thấy các phản ánh của những ÿ niệm nảy trong luật lệ thương mại quốc tế,
LUẬT THƯƠNG NHÂN MỚI
Do các vua chúa và ơng hồng ngày càng có nhiều quyền lực hơn, và vì các quốc gia đã được hình thành vào cuối thời kỳ Trung cổ, luật thương nhân đã có khuynh hướng thu về trong các hệ thống pháp luật quốc gia Ở Anh
chẳng hạn, nhiều ý niệm về luật thương nhân vẫn còn là bộ phận của thực tế pháp luật, được củng cố qua các Tòa án Thương mại Khap chau Au, trong khi các quốc gia điển cố các luật lệ của mình, thì các tap quan của cộng đồng thương mại quốc tế tìm thấy con đường của mình nơi các luật lệ địa phương
và đất nước Dần dà, các thực tế đặc thù địa phương lại hướng con đường của
mình vàa trong các luật lệ thương mại, làm phai mở dan tinh đơn điệu của
luật đó tử nước này sang nước khác
Trong suốt thế kỷ 19, các luật gia quốc tế đà bất đâu thử tái tạo lại luật
lệ tương đối đẳng nhất cho các vấn dé thương mại quốc tế, bằng cách sử dụng
các hiệp ước giữa các quốc gia Khi vận tải hàng không đã trở nên phổ biến vào giữa thế kỷ 20, các ý niệm vận tải biển đã sẵn sàng được tiếp nhận Các hiệp ước vận tải đường không và đường biển vẫn còn là các yếu tố quan trọng
trong thực tế hiện nay, như các bạn sẽ thấy trong Chương 9
Ngày nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các luật gia đều công nhận rằng môi trưởng luật pháp của việc buôn bán và cả việc đưa ra qui định đều phải phản ánh tính quốc tế hóa ngày càng gia tăng của doanh nghiệp Các nỗ lực vừa mới nhằm đào tạo ra các luật lệ thống nhất hầu chỉ phối các hoạt động mau dịch quốc tế đã có được thành tựu nào đó trong lĩnh vực buôn ban hang,
và đang tiến triển trong một số lĩnh vực khác, như bằng sáng chế, bản quyền
va ¬hản hiệu thương mại Kể ca có những cố găng nhằm quy định ve dau tu và các hoạt động doanh nghiệp cua cac cong ty da quốc gia trên một nên tảng
quốc tế Phần lớn cuốn sách này sẽ thảo luận về các cố gắng đó, bởi vì chúng
đang đặt nên móng cho luật thương nhản mới — mà trong trưởng hợp này, là
một hệ thống luật lệ có phạm vi bao quát rộng lớn chỉ phối nhiều dạng hoạt
động doanh nghiệp khác nhau
14 CƠ CẤU CỦA HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
Ngay khi mà Luật pháp đáp ứng một nên tảng cho hoạt động doanh
nghiệp quốc tế, các thực tế của phạm vi thị trường đưa các nhà doanh nghiệp đến việc tổ chức các hoạt động của họ bằng các cách nào đó để tăng cường tối
đa các lợi điểm trong cạnh tranh Chúng ta sẽ lý giải ba cách chủ yếu của hoạt
động doanh nghiệp quốc tế, chú trọng tầm ảnh hưởng pháp lý của mỗi loại
hoạt động đó Mặc dâu các loại dạng không phải bao giờ cũng rõ ràng, hầu hết
Trang 28hoạt động doanh nghiệp quốc tế đều mang hình thức của các quan hệ bán buôn,
các quan hệ cấp phép, hoặc các quan hệ đầu tư CÁC QUAN HỆ BẢN HÀNG
Cách đơn gản nhất để một doanh nghiệp "có quan hệ quốc tế", là làm thế nào tìm ra khách hàng ở các nước khác để bán trực tiếp hàng cho ho Các
quan hệ bán buôn trực tiếp trong cả hai mặt kỹ nghệ hàng hóa và dịch vụ có định hướng Thưởng thường một nhà mua hàng dự kiến nước ngoài sẽ được làm quen với một sản phẩm hoặc một dịch vụ trong một cuộc đi ra nước ngoài và yêu câu ký kết hợp đồng mua bán hàng TYong vài trường hợp, một doanh
nghiệp có thể triển lãm giới thiệu sản phẩm tại một hội chợ hoặc triển lãm
thương mại tổ chức trong nước hay ở nước ngoài, và các khách hàng sẽ yêu
câu được mua Chẳng hạn, hội chợ đồ chơi ở Nuremberg là một cuộc triển lãm rộng lớn quốc tế về thương mại thu hút các nhà mua và bán đến cùng một thị trưởng, tạo nên nhiều hàng hóa được mua và bán trên bình diện quốc tế
Đối với một số nhà doanh nghiệp, tiến trình tìm kiếm khách hàng và
tìm hiểu các thị trường mới có thể khó khăn Họ có thể quyết định sử dụng các trung gian để giúp họ bán các sản phẩm hay dịch vụ của họ Hai loại trung
gian thường cấu thành hoạt động doanh nghiệp quốc tế là các đại lý bán hàng và những nhà phân phối Các đại lý bán hàng thì tìm kiếm người mua cho
người bán Thường thì họ có mặt nơi thị trưởng mà người bán muốn nhằm đến, và biết rõ thị trưởng đó cũng như biết rõ các triển vọng về người mua tại thị trường đó Ở vài trưởng hợp, người đại lý có thể nhận các lệnh mua hàng cho người bán; ở những trưởng hợp khác, người đại lý bán hàng chỉ giúp cho bên mua và bên bán tiến tới ký hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ Mối quan hệ pháp lý giữa người bán hàng hoặc dịch vụ và người
đại diện bán hàng cô thể khá phức tạp
Loại trung gian thứ hai là nhà phân phôi, chức năng hầu như khác hẳn Nhà phân phối là một công ty độc lập, mua sản phẩm tử người bán, rồi bán
lại chúng nơi thị trường nước ngoài Nhà phân phối chịu sự rủi ro việc hàng
hóa sẽ khơng bán được tại thị trưởng nước ngoài, và hầu như phải chịu trách nhiệm về mặt dịch vụ hoặc bảo hành có liên quan Kỹ nghệ xe hơi chẳng hạn,
thưởng hay dùng các nhà phân phối để bán sản phẩm của mình ra thị trưởng ở-nước ngoàải,
QUAN HỆ CẤP PHÉP
Một doanh nghiệp có thể quyết định rằng sẽ hiệu quả hơn nêu có một, sản phẩm sản xuất tại nước ngoài, hơn là làm sản phẩm đó trong nước và mang ra ngoài nước để bán Đó là một tình huống mà theo đó, họ có thể quyết
định trao phép cho một công ty khác được làm và bán các sản phẩm của họ
Cấp phép là một cách đặc biệt hiệu nghiệm để cho một công ty phổ biến rộng rãi toàn thế giới việc sử dụng các quyền sở hữu cơng nghệ và trí tuệ của mình
Trang 29Cấp phép có thể có vai dạng khác nhau, mặc dầu vậy nó vẫn ln là một
hợp đồng cho phép một công ty khác làm, bán, hoặc sử dụng tên hoặc sản
phẩm của họ Một công ty dược của Đức chẳng hạn, có thể chuyển giao quyền
li~xăng của mình về một loại thuốc nào đó cho một nhà sản xuất Canada Tức
có nghĩa cho phép cơng ty Canada đó, quyền được làm ra loại dược phẩm đó
Tương tự vậy, doanh nghiệp Đức cũng có thể chuyển giao các quyền về nhãn
hiệu thương mại của họ trong tên gọi một sản phẩm cho cùng cơng ty Canada
đó, để cơng ty Canada đó có thể sản xuất và bán dược phẩm ở Canada, hoặc cũng có thể trong tồn bộ thị trưởng Bắc Mỹ Giống như thế, một hãng phim ảnh Mỹ có thể trao li-xăng bản quyền của mình về một bộ phim cho một doanh
nghiệp Pháp nhằm cho phép doanh nghiệp này được nhân bản vả tung cuốn
phim ra thị trường các nước thuộc Cộng đồng châu Âu
Một dạng đặc biệt hiệu quả của trao li-xăng trong doanh nghiệp quốc
tế là sự cấp phép đặc biệt cho bán sản phẩm Cả dịch vụ và hàng hóa đều
là đối tượng của cấp phép quốc tế này Cấp phép đôi khi là một phương
thức rất hiệu quả về giá phí để mở rộng ra các thị trường mới Nó bao gồm
chuyển giao li-xăng các nhãn hiệu thương mại cho sản phẩm hàng hóa và
các tên hiệu doanh nghiệp, cũng như trong một số trưởng hợp, cấp phép
li-xang về "bí quyết" hoặc cả bằng chứng nhận Các điển hình đã biết về các
cấp phép quốc tế thành công chẳng bạn như McDonalds, KFC, Servicemaster,
cũng nhu Pizza Hut
CAC QUAN HE BAU TU
Khi một doanh nghiệp hướng về một tâm nhìn dài hạn trong một thị
trường, nó có thể quyết định đầu tư trực tiếp vào thị trường đó Sự đầu tư này có thể dưới dạng một chị nhánh, một công ty con, hoặc một Hiến doanh,
Chỉ nhánh là một dạng đơn giản nhất của đầu tư trực tiếp Nó bao gồm việc
mở một văn phòng, một xưởng sản xuất, một nhà kho, hoặc một hoạt động doanh nghiệp khác nào đó, Chỉ nhánh khơng có căn cứ pháp lý tách biệt với phần còn lại của doanh nghiệp
Vì một loạt các lý do, kể cá sự hạn chế về trách nhiệm pháp lý, một doanh nghiệp có thể tạo ra một thực thể pháp lý tách biệt, được biết như thể
một công ty con Doanh nghiệp, được biết đến như công ty mẹ, lập ra một công
ty riêng biệt như thể một một công ty con ở thị trưởng nước ngồi Nó có thể sở hửu toàn bộ hàng hóa của cải nơi cơng ty con, trong trưởng hợp này nó sở
hữu tồn bộ công ty con, hoặc công ty mẹ có thé cho phép những người khác,
hoặc các doanh nghiệp khác, thông thường ở thị trưởng nước ngoài, được nắm
một phần quyển sở hữu của công ty con đó Nhiều nước có quy định về quyền
sở hữu nướn ngoài của các doanh nghiệp Trong một số trường hợp, họ đồi hỏi phải là quyền sở hữu địa phương, hoặc ngay cả quyền sở hữu do địa phương kiểm soát
Trang 30Cac nhà doanh nghiệp quốc tế có thể quyết định, cách tốt nhất để đi vào
thị trưởng mới, là liên doanh cùng với các doanh nghiệp khác Chẳng hạn, hang General Electric đã đi vào thị trường Đông Âu trước kia để bán bóng
đến trịn, qua việc mua lại một phần hùn trong doanh nghiệp Tungsram, là hãng sản xuất của Hung-ga-ri có một vị trí quan trọng trong thị trưởng bóng
đèn điện trịn ở cả Đông và Tây Âu Hãng General Electric có rất nhiều lợi
khi tham dự thị trưởng này, bằng phản hùn của mình, trong khi đó doanh
nghiệp Tungsram được lợi về mặt vốn cùng khả năng kỹ thuật của GE Trong
những liên doanh khác, hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp có thể kết hợp
nhau để tạo ra một pháp nhân mới ở một thị trưởng Nhiều nước khắp nơi
trên thế giới yêu cầu đầu tư nước ngoài phải ở dạng liên doanh với các nhà đầu tư địa phương, hơn là lập các chỉ nhánh hoặc các công ty con thuộc sở hữu của họ hoàn toản
1.5 CAC Xi NGHIEP DA QUOC GIA
Một dạng doanh nghiệp quốc tế có vai trị rất lớn lao trong việc tạo lập
một thị trưởng toàn cầu thật sự, là xí nghiệp da quốc gia Thuật ngử công ty
đa quốc '(CTĐQ) chỉ mới xuất hiện trong ngôn ngử doanh nghiệp những thập
niên gần đây, để chỉ các doanh nghiệp lớn, kể tử đại chiến lần thứ hai, đã chế
ngự doanh nghiệp quốc tế CTĐQ thông thường áp dụng nhiều dạng tổ chức
để cạnh tranh trên thị trưởng quốc tế Ở số nước, CTĐQ có thể lập các công ty con, các chỉ nhánh, hoặc các liên doanh, trong khi tại các nước khác, nó có
thể cấp phép cho các công ty khác để sản xuất các sản phẩm của mình hoặc
sử dụng tên hiệu của nó Cịn trong các thị trường khác, CTĐQ chỉ đơn thuần
bán các sản phẩm tử chính quốc sang, hay chỉ có các nhà đại diện bán hàng
hoặc các nhà phân phối mà thôi Các dạng kinh doanh của họ là rất mềm dẻo,
chuyển biến qua thời gian, phản ánh chiến lược của doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh, cùng bối cảnh luật pháp, chính trị của các thị trường khác nhau Trưởng hợp sau day cho thấy một cách mà công ty đa quốc gia có thể cơ cấu hoạt động của mình, và làm sao để cơ cấu đó mang lại được các hiệu quả pháp
lý nào đó Trong khi bạn xem xét ví dụ, hãy cố găng tưởng tượng ra một sơ
đồ tổ chức công ty của CTĐQ nảy
BULOVA WATCH CO., INC., v KIEN HATTORI § CO., LTD 508 F Supp 1322 (E.D.N.Y 1961)
Su kién : Bulova, mét céng ty New York, kién Hattori, mgt cdng ty Nhật bản, 0à một số nhân uiên của công ty này, tại tòa án quận của Liên bang, dì cớ công ty
(*) Multinational enterprise (MNE)
Trang 31Hattori dé canh tranh bất chính, làm hạ uy tin vd dm mitu tan céng can 66 tiếp thị của Buloua, nhằm thu lợi bất chính từ các bí mật thương mại của Bulova Hattori kháng kiện lại rằng, bởi lý do mình đá hình thành một cơng ty con thật sự độc lập tại Mỹ, do uậy chính công ty con này, mà không phải công ty me tai Nhat
phải chịu trách nhiệm về bất kỳ các hành động sai trái nào đó
Vấn để : Phải chăng công ty Nhật bản "kinh doanh" tại New York và phải chịu
bị đưa ra xét xử tại tòa án Liên bang như thế ?
Kết quả : Đúng Kháng kiện của Hattori đã bị từ chối (mặc dau tòa án bác
khước sự cáo buộc nhắm vào các nhân viên cua Hattori)
Ly giai : Hattori 1A mét công ty thành lập theo luật pháp của Nhật Bản với trụ sở chính của nó đặt tại Tokyo Nó sở hứu tồn bộ tài sản của công ty Seiko ở Mỹ (SCA), là một công ty ở New York SCA sở hữu toàn bộ tài sản của công ty Seiko Time, Pulsar Time, và SPD Precision, đều là các công ty tại New York Hattori ky hợp đồng ở Nhật để sản xuất đồng hồ của mình và bán chúng dưới các nhán hiệu
Seiko, Pulsar, và các nhân khác, cho ba chỉ nhánh công ty con ở Mỹ cua minh
Con số quyết định rất quan trọng của tổng lợi tức của nó là nhờ vào xuất khẩu đông hồ đeo tay và các loại đồng hồ khác, mà Hoa Kỳ là thị trường nước ngoài rộng lớn nhất của nó Vào năm 1880, trên bốn triệu đồng hồ Hattori đã được bán tại Mỹ cho người tiêu thụ với giá 125 USD hoặc cao hơn - vượt xa nửa tỉ USD
ban ie
Hattori bán sản phẩm cho các nhà phân phối ở hơn một trăm nước trên khắp thế giới Các cơng ty con hồn toàn sơ hứu tài sản của mình của cơng ty Hattori, thực hiện phan phối san phẩm cua Hattori trong khoảng mười trong số các quốc gia này, trong đó kể cả Mỹ Số còn lại, hay phần lớn nhất các nước này mà sản phẩm của Hattori được bán, thì chính do Hattori hoặc các công ty con của nó bán cho các nhà phân phối độc lập mà chính họ tự quảng cáo hoặc thực hiện các hoạt động tiếp thi khác lấy, và duy trì chính các trung tâm sửa chứa của chính họ do họ thỏa thuận hoặc sắp xếp với Hattori
Các công ty con ở Mỹ của Hattori bán các sản phẩm mang nhãn hiệu Seiko, tổng số bán sỉ trên 50.000.000 USD trong năm 1878 cho các khách hàng bán lẻ,
và các nhà phân phối sỉ ở vùng Caribê, Nam Mỹ và châu Âu SCA củng đã có các
đầu tư quan trọng vào các nước thứ ba nhằm hỗ trợ Hattori để bán các sản phẩm đồng hồ sản xuất ở Nhật của mình Nó sở hữu toàn thể số vốn của các công ty con Pulsar đã được thành lập ở Canada và châu Âu trong suốt hai năm qua Vào năm 1980, SCA cũng đá thủ đấc duoc mét tram phan tram vốn liếng của công ty Seiko Time, Ltd cia Brazin, là công ty đã từng thủ đác tất cả số vốn của Hase, 8.A, một công ty bán các sản phẩm nhân hiệu Seiko của Hattori tại Brazin
Khơng cịn nghỉ ngờ gì nữa là một cơng ty nước ngồi có thể hoạt động kinh
doanh tại New York thông qua các nhân viên của mình Từ đó mà có được khái niệm là một công ty có thể bị khởi kiện với tính cách ban thân tại New York khi
ˆ các hoạt động có hệ thống của một công ty con tại tiểu bang này có thể vấn bị
quy một cách hứu lý cho công ty mẹ
Mối quan hệ công ty mẹ - công ty con tự trong bản thân nó đã khơng được xem là hội đủ để thiết lập nên tính trách nhiệm pháp lý đến công ty mẹ ở nước
Trang 32ngoài Phải cần đến yếu tố bổ sung nào đó Một số trường hợp phải bao gồm sự
kiếm soát trực tiếp và gián tiếp đối với nhà phân phối nội dia sự xử sự công ty
con như một "bộ phận khấng khít" của công ty mẹ, như một nhà đại diện bán
hàng, hoặc cả hai
Hattori dat số lớn tài sản nơi sự tách biệt hình thức của Hattori, ð công ty
con nó sở hứu trực tiếp 100% và các công ty con đó khơng nhận vốn vay từ công
ty mẹ, rằng họ nói chung chỉ mua từ công ty mẹ bằng thư tín dụng thỏa thuận
với một ngân hàng Nhật Bản ở nước ngoài, rằng họ tự quảng cáo lấy (đủ cho một đôi khi họ có tham dự vào các chiến dịch quảng cáo do Hattori tổ chức), và rằng
cơng ty mẹ khơng có tài khoan ngân hàng, văn phòng hay danh sách niên giám
điện thoại tại New York, không được cấp phép kinh doanh ở đây, không có chỉ định "nhân viên ăn lương" của mình đến New York, và không tham dự gì trong các chính sách nhân sự hay thuê mướn nhân sự do văn phòng của mình tại New York
Mặt khác, vụ kiện dựa trên việc công ty mẹ sở hứu toàn thể vốn liếng, và hơn thế, chúng ta còn lưu ý ơ chỗ có sự trao đổi và kiêm nhiệm nhau giữa các giám dốc và nhân viên lãnh đạo giữa công ty mẹ và các công ty con, ở sự kiện các khoản vay liên công ty của các công ty Hattori con khác và được nhìn nhận có giá trị, nếu cần, đổi với các công ty con tại New York, rằng các tình hình tài chánh của
những công ty con ở New York được xác nhận nơi các báo cáo của Hattori được
lưu trữ theo luật chứng khoán và ngoại hối của Nhật, cùng các lợi nhuận thất thu và các thua lễ từ những bán hàng giữa các công ty liên đới đó khơng được đưa vào nơi các kết toán tài chánh Củng căn cứ trên một vài nội dung tài liệu quảng cáo do Hattori làm ra và phân phối bởi văn phòng giao tế công cộng của các công ty con tại New York, mỉnh chứng là "các văn phòng tiếp thị tại New York" và một "maạng lưới quốc tế vẽ các nhà phân phối được chỉ định chịu sự giám sát bởi các đâu não tại Tokyo của Hattori
Điều gì nói lên ở đây, là một loạt các công ty con tiếp thị và bán hàng
tương đối non trẻ ở nước ngồi mà mục đích của chúng là giới thiệu để bán duy chỉ một sản phẩm - các loại đồng bồ Chẳng có lấy một công ty con nào trong số này nghiên cứu sản xuất hay làm ra sản phẩm Chúng dường như đã
chẳng làm phát triển gì thương mại của nước thứ ba, ngoại trừ vì mục tiêu thụ các san phẩm hàng hóa chế tạo tại Nhật của Hattori Chỉ vừa mới đây thôi họ đã bất đầu có một số đầu tư vào các nước thứ ba, để nhằm tạo ra các sản
phẩm thêm cho các xí nghiệp của Hattori tại Nhật Bản Việc sử dụng dạng cơng
ty con có tồn quyền sở hứu ở đây phản ánh ước muốn "việc kiểm soát thống nhất" đổi với các công ty con bán hàng và tiếp thị nhằm bảo đảm chất lượng thuận nhất và cổ động sản phẩm bán ra
Hattori va các công ty con ở Mỹ của mình vẫn duy trì sự độc lập nào đó - gần tương tự như trứng và rau trong đĩa trứng tráng kiếu phương Tây Chính vì thế mà trên quan điểm làm bếp, chúng ta quan tâm đến chính món trứng tráng mà không phải trên các thành phần tạo ra món đó, và cúng vậy, từ một quan điểm pháp lý thì các tác vụ quốc tế nhất thống của Hattori tác động đến các hoạt động
tại New York là điều cần lưu ý đến trước nhất
Trang 33Mặc đầu qua thời gian, các công ty con của Hattori có thế chuyển biến nhiều theo công ty mẹ của chủng, vào các giai đoạn kế tiếp của sự phát triển theo cách đa quốc, song ngày nay Hattori vẫn còn là nhà sản xuất đạt hiệu quả cao mà chưa phát triển đầy đủ theo kiểu đa quốc Dù cho rộng lớn và tình xão thế nào, nó cũng chỉ là cái trục của một bánh xe có nhiều câm (nan hoa) Tuy vậy, cũng cần nhìn vào trung tâm của bánh xe đó tại Nhật Ban khi những cảm vị phạm các quyền căn bản tại các nước khác
1.6 LUẬT PHÁP, DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN KINH TẾ
Một trong những chủ để của cuốn sách này, sẽ được để cập sáng to kể tử chương nảy, là luật thương mại của các nước buôn bán trên thế giới dang
tiến đến một quy chế tương thích hơn Một điều nghịch lý là tập sách này được để cập suốt qua các chương của nó, tuy nhiên đó là vì quyển lợi của các nước khác nhau không phải luôn luôn giống nhau, mà đơi khi có thể rất khác biệt Các khác biệt về mặt quốc gia này, đặc biệt nối bật trong các phạm vi luật pháp có liên quan đến phát triển kinh tế
Tử cuối thể chiến thứ hai, thế giới đã trải cua nhiều biến đổi chính trị
và kinh tế Hẳn nhiên một trong các điều đó có ý nghĩa nhất, là thời kỳ phí
thực dân hóa xảy ra tử các thập niên 1950 cho đến các thập niên 1970 Nhiều cường quốc thuộc địa trước kia như Anh và Pháp, đã trao trả độc lập cho các
thuộc địa cũ của họ Ở các nước như Việt Nam và An-giê-ri, nhân dân đã đấu
tranh đòi độc lập tử các chính quyền thuộc địa c¡ Các quốc gia mới của thế
giới đã tìm được tiếng nói chính trị tại Liên hiệp quốc, nơi mà họ đã trở nên
da số mỗi khi bỏ phiếu Trong các năm đầu thập niên 1990, L.H.Q đã chứng kiến một sự phát triển có ý nghĩa khác, khi mà các quốc gia mới độc lập nguyên
là các nước cơng hịa của Liên Xơ trước đó, trở nên các thành viên
Tiếng nói chính trị của các quốc gia mới độc lập chưa mang ý nghĩa của
cường quốc kinh tế, Trụng Quốc đã ám chỉ việc phân chia quyền lực thế giới thành ba thế giới Thế giới thứ nhất gồm có các siêu cường quốc chính trị là
Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây Thê giới thứ hai tạo lập bởi các quốc gia tương đối phát triển khác ở Tây Âu và các nước đã phát triển về kinh tế ở bở biển
Thái bình dương Thế giới thứ ba, chiếm đa số các nước còn chưa phát triển
về kinh tế, với trình độ cơng nghiệp hóa hầu hết thấp hơn và số đông dân
chúng sống trong nghèo khổ Mặc dau các phạn trù vẻ thể giới thứ nhất và
thứ hai có thể khơng rõ ràng nửa, đặc biệt từ sau sự sụp đổ của Liên Xô,
thuật ngữ "thế giới thứ ba" vẫn còn được dùng rộng rãi để mô tả cộng đồng các quốc gia kém phát triển
Thật sai lâm nếu nhìn các nước kém phát triển (NKEPT) như một nhóm
thống nhất Các NKPT bao gồm các nên kinh tế tương đổi lớn mạnh, như
Trang 34Bra-zin, Trung Quôc, Hàn Quốc, song cũng kể cả các nước thật sự nghèo khổ
nhu Zaire va Uganda Cac ché độ thì tử độc tài đến dân chủ Trong nhiều
trường hợp, mỗi nước có các quan tâm khác nhau Song các NKPT đều chia
xẻ cùng các mỗi ưu tư và lợi ích chung
Một mối quan tâm chung ở các NKPT là luật pháp, nhất là luật quốc tế, chỉ phản ánh các lợi ích của các nước phát triển Sự ưu tư của họ không giới hạn trong luật lệ đối với doanh nghiệp, song cũng có điểu đáng nói ở đây Luật thương mại quốc tế phát xuất tử các vùng thương mại Địa Trung
Hải và các hội chợ thương mại châu Au thoi Trung cổ, Thương nhân luật
đó là cơ sở của các nỗ lực hiện đại nhằm hòa hợp luật thương mại trên khấp thế giới, song nó lại chưa lưu tâm đến kinh nghiệm và lịch sử buôn
bán ở châu Phi và châu Á
Mối ưu tư này đối với sự bất lợi về luật pháp nơi các nước phát triển ở phương Tây, có thể khiến một quốc gia đưa vào trong chính luật pháp của mình một điều khoản đòi hỏi nhất thiết luật của họ phải chỉ phối bất cứ các tranh chấp hợp đồng nào giữa các thương nhân quốc tế Quốc gia đó có thể cũng bác bỏ việc các tranh chấp thương mại quốc tế có liên quan đến các công dân của họ do trọng tài thương mại quyết định tại một nước khác thay vì bởi
các tịa án trong chính xứ họ
Các NKPT cũng e ngại rằng doanh nghiệp quốc tế, nhất là các CTĐAQ, làm nhiễu loạn các cơ cấu kinh tế, pháp luật, chính trị địa phương của họ Cho rằng một CTĐQ có thể làm ra nhiều tiền hơn sản phẩm quốc gia gộp của nước
mà nơi đó nõ dang kinh doanh, thì mối ưu tư đó cũng khơng có cơ sở Một mặt, một CTĐQ có thể mang lại lợi lộc cho nước chủ nhà, như đem tới công
nghệ mới, huấn luyện lao động tay nghề cao, đầu tư khối lượng tư bản lớn, và thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế Mặt khác, một CTĐQ lại có thể dùng sức mạnh của mình để có được vị trí độc quyền, lũng đoạn giá cả, tha hóa các cán bộ nhà nước, hoặc chuyển tiền ra nhiều hơn là đầu tư vào, làm tổi tệ cán
cân chỉ phó của nước chủ nhà
Các nhà lý luận chính trị và các nhà kinh tế tử các NKPT đặc biệt quan
tâm đến vai trò của các CTĐQ trong sự phát triển kinh tế của một đất nước Nhiều người trong số họ tin tưởng rằng tác động của các CTĐQ là khiến cho nước chủ nhà lệ thuộc hơn là khuyến khích phát triển Các lý thuyết gia này
dược gọi là các lý luận gia "phụ thuộc", các lý luận gia phụ thuộc nhìn các
CTĐQ) như các tác nhân chế ngự nên kinh tế địa phương, khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân lực, và chủ nghĩa đế quốc về chính trị của các
nước phát triển Họ nhìn các CTĐQ làm gia tăng hố cách biệt giữa các nước
giàu và các nước nghèo, mà không phải lấp đi hố cách biệt đó
Các lý thuyết gia pháp lý và kinh tế của thế giới thứ ba đang nỗ lực để
làm thay đổi mơi trưởng pháp luật tồn cầu đối với doanh nghiệp, để thừa
nhận các yêu cầu và các mối quan tâma của các NKPT Nỗ lực thành quả nhất
Trang 35cho đến nay là tại Liên hiệp quốc, là nơi mà vào 1974 đã chấp thuận một quyết định hỗ trợ việc lập ra một trật tự kinh tế thế giới mới Sau đây là đoạn trích tử tun bố đó
TUYEN BỐ VỀ SỰ THÀNH LẬP MỘT TRẬT TỰ KINH TẾ QUỐC TẾ MỚI
1 thang 5, 1974 U.N.G.A Res 3201 (S-VI), U.N.Doc A/9559
Chúng tôi là các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc,
Long trọng tuyên bố quyết định thống nhất của chúng tôi nhầm tiến hành khẩn trương việc xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới đặt cơ sở trên sự công bằng, chủ quyền bình đẳng, nền độc lập, lợi ích chung và sự hợp tác giữa tất cả các quốc gia không phân biệt các chế độ kinh tế xã hội của mình, để cùng sửa chứa các bất bình đẳng và chính đốn lại các bất công hiện thời, nhằm kha di loại
bỏ được hố cách biệt đang mỡ rộng hiện nay giửa các quốc gia phát triển và các
quốc gia đang phát triển, và từng bước củng cố sự phát triển tảng tốc kinh tế và xã hội cùng nền hòa bình và cơng lý cho các thế hệ hiện tại và mai sau, và, nhằm mục đích đó, tun bố rằng
4 Nén trật tự kinh tế quốc tế mới cần được xây dựng trên sự tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc sau đây :
(a) Bình đẳng chủ quyền của các nước, quyền tự quyết của mọi dân tộc, không
được xâm lấn đất đai bằng vú lực, sự toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp
vào công việc nội bộ các nước khác
(bì Mỗi quốc qia được quyền chon lựa chế độ kinh tế xã hội của mình mà mình xem là phù hợp nhất cho sự phát triển của mình, và khơng thể bị kỳ thị
phân biệt vì bất cứ lý do gì
(e) Mỗi quốc gia có chủ quyền thường xuyên đầy đủ về các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như về mọi hoạt động kinh tế của mình Nhằm hảo vệ các nguồn tài nguyên này, mỗi nước có quyền thực hiện sự kiểm soát hữu hiệu đối với chúng, củng khai thác chúng bằng các phương tiện phù hợp với điều kiện riêng của mình, kế cả quyền quốc hữu hóa, hoặc chuyển nhượng sở hữu cho các chủ thể quốc tịch của chính mình, như là sự thể hiện đây đủ chủ quyền đất nước về quyên này Không một quốc gia nào có thể bị cưỡng bức về kính tế, chính trị, hay bất cứ loại cướng bức nào khác nhằm làm ngăn cản sự hành xử tự do và đây đủ đối với quyền bất khả xâm phạm
này
”
-_*
Chính phủ của các nước phát triển đã chống đối mạnh mẽ các ý đỗ
xây dựng những ý niệm về trật tự kinh tế thể giới mới này Tổ chức Hợp
tác kinh tế và phát triển (OECD) bao gôm các đại diện chính phủ tử hầu
hết các nước phát triển, đã để xướng các cương lĩnh không-can dự cho hành
Trang 36tích cực đối với các nước chủ nhà Nhiều nước phát triển cũng có các kế hoạch thương mại nhằm cổ động các NKPT xây dựng nền mậu dịch xuất khẩu Tuy vậy, các cố gắng có thể chia sớt sự giàu có tử các nước phát triển sang cho các NKPT, hoặc có thể hạn chế sự lớn mạnh của các CTĐQ đang
trọng giai doạn phác thảo
Qua tập sách này, bạn sẽ thấy rõ sự phân chia giữa các nước phát triển
và các nước kẽm phát triển Do vậy nếu sự phát triển của Luật thương nhân
mới như là một chủ để của cuốn sách, thì sự khác biệt tiếp tục về các lợi ích
của giửa những nước giàu và những nước nghèo, còn là một chủ để khác Cả
hai chủ để đều sẽ có một ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của môi
trưởng pháp luật quốc tế cho doanh nghiệp bước vào thế kỹ 21,
1.7 NHA QUAN LY TOAN CẤU
Vào các năm 1980, có một mẫu quảng cáo dán ở đầu các xe hơi cổ động mọi người "TW duy theo biểu toàn cầu, hành động theo cách địa phương" Khẩu
hiệu đó có thể trở thành tiếng đầu lưỡi cho nhà quản lý toàn cầu thế kỷ tiếp
đó Những người muốn hướng doanh nghiệp đến một thị trường thật sự tồn
cầu hóa, là những người đã có một nhãn quan toàn cầu, song vẫn có khả năng
hảnh động đáp ứng được các điều kiện địa phương Đã có nhiều tranh luận
về vấn để là các doanh nghiệp nào và các trường thương mại nao can dao tao
các nhà quản lý có thể đảm trách nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu, song cho
đến nay các kết quả còn rất khiêm tốn Một trong các nhiệm vụ chủ yếu của tập sách này là giúp bạn học hỏi để thành một nhà quản lý toàn cầu
Nếu chúng ta tìm cách định nghĩa thế nào là một aha quan lý toàn cầu,
trước hết cần xem chúng ta biết về tương lai doanh nghiệp là gì Rất ít người có thể khẳng định trước được điều này Điều gì chúng ta biết hiện nay là yếu
tố chi phối sự phát triển của doanh nghiệp là luôn luôn biến đổi, và sự biến
đổi này sẽ nhanh chóng và khơng lường trước được Chẳng hạn, trong năm
1985, ai có thể nghĩ rằng bức tưởng Berlin có thể sụp đổ, Đơng và Tây Đức có thế tái thống nhất, và các nước Đơng Âu có thể mở cửa cho các công ty
nước ngoài ? ngay cả điểm báo hiệu sự sụp đổ của Liên Xô cũ vào năm 1891 Rất ít người có thể tiên liệu được sự tan rã hoàn toàn của một trong hai siêu
cưởng quân sự và chính trị của thế giới
Chúng ta cũng biết rằng sự biến đổi công nghệ sẽ đẩy nhanh việc quốc
tế hóa hoạt động doanh nghiệp Do các doanh nghiệp phát triển vượt qua các
Trang 37trường chìa khóa, với sự nghiên cứu cùng các chuyên gia phát triển tử các văn phòng khắp nơi trên thế giới
Nếu các phát triển này là thật, ba nguyên lý sẽ đặc trưng cho nhà quản lý toàn cầu thành đạt Trước hết, nhà quản lý toàn cầu sẽ phải có năng lực dự kiến, lèo lái và thực hiện sự biến đổi Vì khơng thể chỉ đơn thuần phản ứng lại các thay đổi đang diễn ra chung quanh bạn mà đủ Thứ
hai, nhà quản lý toàn cầu sẽ phải sẵn sàng làm nhiệm vụ của minh ở các
thị trường mới mẻ và xa lạ Không thể nào học trước được tất cả các ngơn ngữ mà có thể bạn phải biết trong suốt đường đời hoạt động của mình, hoặc nghiên cứu trước mọi nẵn văn hóa mà có lễ bạn sẽ kinh qua Nhà quản ly
toàn cầu phải thích ứng và học cách làm thế nào đặt các loại câu hỏi đúng
trong những tình huống mới Thứ ba, nhà quản lý toàn cầu phải sẵn sàng để làm việc với những con người tử nhiều nên văn hóa khác nhau Các nhân
viên của bạn, người đồng sự của bạn, các nhà cung ứng và các khách hàng
của bạn có thể đến từ nhiều xã hội khác nhau, với các cá tính, nội dung doanh nghiệp, và các giá trị xã hội khác nhau Mặc dầu mỗi con người chúng
ta là sản phẩm của nên văn hóa riêng của chúng ta, muốn được thành công trên một cơ sở toàn cầu, các nhà quản lý phải am hiểu, thích ứng và đơi
khi phải để cao sự khác biệt giữa chúng ta
Các nhà quản lý toàn cầu là sản phẩm của các kiên thức lẫn kinh nghiệm,
giáo dục, và lịch sử làm việc của bản thần họ Một nên móng gia đình là cơ sở của nhiều nên văn hóa khác nhau, có thể rất hữu ích cho sự phát triển một nhãn quan toàn cầu Du lịch vào nhiều nên văn hóa khác nhau, hoặc là bạn
của những con người tử các nền văn hóa khác nhau, cũng có thể giúp phát
triển một tắm nhìn bao quát thế giới Được cử đi làm việc ở các nước khác nhau, có thể đem lại một sự hiểu biết rộng rải hơn về cái giống nhau và khác
nhau của các nên văn hóa Cũng thế, quá trình giáo dục chính là một dóng góp chính yếu cho cái nhìn toàn cầu
Sinh viên nên tìm cách làm quen với nhiều nên văn hóa khác nhau ngay tại lớp học, và cố gắng nghiên cứu ở nước ngoài hay đi vào các hoạt động thật rộng lớn để có được các cách nhìn mới về thế giới và các dân tộc
Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn một số các kỹ năng nào đó mà bạn
cần để trở thành một nhà quản lỹ toàn cầu có năng lực Nó không phải là một cuốn sách về luật so sánh, mặc dầu nó chứa dựng nhiều so sánh về luật doanh
nghiệp Hơn thế, nó sẽ xem xét các yếu tố quyết định của bản thân pháp lý
toàn cầu cho doanh nghiệp, cùng những khác biệt nổi bật và các điều kiện địa
phương Để dọc cuốn sách này một cách hiệu quả nhất, bạn cần gạt ra một bên điều mà bạn vẫn thường tin là các phương thức doanh nghiệp và luật lệ
mà bạn biết là "bình thưởng", cịn những cái gì mà nơi khác làm là "khơng
bình thưởng" Các cách khác nhau mà con người trên khấp thế giới thực hiện
trong doanh nghiệp quả là sự khác nhau Nơi thang giá trị của bạn, điều gì đó có thể là tốt hơn, và điều gì đó là tệ hơn, nhưng với tính cách nhà doanh
Trang 38nghiệp, bạn sẽ cần nhìn nhận và sử dụng các sự khác biệt để cạnh tranh một
cách hiệu quả trên cơ sở toàn cầu Khi bạn phân tích doanh nghiệp và luật
pháp một cách khách quan, bạn sẽ có khả năng thích ứng với mơi trưởng pháp lý toàn cầu cho doanh nghiệp của bạn, và sẽ hoạt động tốt với tính cách nhà quản lý toàn cầu trong cách riêng của ban
1.8 KẾT LUẬN
Thương mại quốc tế và môi trường pháp lý của nó đều có những lịch sử lâu đài và phong phú, ngược dòng thời gian tử buổi ban đầu của nền văn minh
nhân loại Nhứng lịch sử này cho thấy được ý nghĩa xuyên suốt của phát triển
thương mại và đầu tư quốc tế ngày nay, cũng như cố gắng hiện nay nhằm xây dựng một luật lệ quốc tế cho hoạt động của doanh nghiệp Mặc dầu sự biến đổi của công nghệ cố thúc đẩy sự tăng trưởng của phạm vi mậu dịch toàn cầu, nhiều qui mô của thị trường này đã tửng tồn tại qua rất nhiều năm
Mục đích của cuốc sach này là nhằm cung cấp một hiểu biết về doanh
nghiệp có định hướng thuộc mơi trường pháp luật đang vận động của doanh
nghiệp quốc tế Sách được chia làm bốn phần, mỗi phần là một phạm vi của cơ sở pháp lý quốc tế về doanh nghiệp Phần dầu, bao gồm bốn chương, xem
xét các loại hình về các cơ cấu pháp luật quốc gia và quốc tế mà một nhà quản
lý phải biết đến khi hoạt động doanh nghiệp quốc tế Phần hai, gồm có bốn
chương, khảo sát sự kết ước trên bình diện quốc tế Phạm vi của các chương
nay la các giao dich bán hàng trực tiếp, song nhiêu ý nghĩa của chúng áp dụng
được cho mọi hình thức kinh doanh Phần thứ ba, gồm các chương 10 và 11, khảo sát về luật lệ quốc gia và toàn cầu đối với mậu dịch qua biên giới Các chương này cũng áp dụng uược cho mọi loại hình doanh thương Phần cuối
của tập sách, các chương 12 đến 15, nghiên cứu các loại dạng khác nhau của tổ chức doanh nghiệp và các vấn để pháp lý do sự cạnh tranh tồn cầu đặt ra
Có sự nhấn mạnh đặc biệt về sự nhượng quyển và các mối quan hệ đầu tư cũng như các vấn đề riêng của chúng
Khi bạn đọc xong cuốn sách, bạn có thể có sự hiểu biết tốt về các phương
cách mà luật lệ tượng tác với các chiến lược củng các quyết định kinh doanh Ở đây không thể bao quát tất cả mọi tình huống đặc biệt, mà thực tế có thể
xẩy đến, song chỉ muốn vạch ra các khó khăn điển hình mà các doanh nghiệp
có thể sẽ gặp phải trong môi trưởng pháp luật, và, không kém quan trọng, là
cơ sở cho các cơ hội cạnh tranh mà môi trưởng pháp lý đôi khi tạo ra Bạn sẽ
biết làm thé nảo tiên liệu được nhiều vấn để về pháp luật trước khi chúng
xẩy ra, và nhờ đó mà có được các quyết định kinh doanh phù hợp Mà có lẽ quan trọng nhất, là trong một bối cảnh pháp lý và doanh nghiệp đang chuyển đổi nhanh chóng, bạn sẽ làm quen được với một loạt các nguyên tắc sẽ giúp bạn quản lý, và có thể ngay cả lèo lái sự biến đổi đó
Trang 391.9 CAU HOI THAO LUAN
1 Đâu là các nguyễn do lịch sử của sự tăng trưởng mau dịch qua biên giới ? Các điều kiện đó ngày nay có khác khơng ? Nếu có, khác thế nào ?
Tại nước của bạn, luật lệ chỉ phối các giao địch doanh nghiệp nội địa có chứa đựng các ý
niệm cơ bản của thương nhân luật khơng ? Giải thích
Hãy xem lại trưởng hợp vụ Bulova Watch đã nói trong chương nay Tai sao ban nghĩ công
ty Hattori đã chọn lựa tổ chức doanh nghiệp của họ theo cách như đã biết ? Phải chăng là hữu lý đối với Hafri khi dùng các sự thỏa thuận cấp phép cho các doanh nghiệp độc lập nước ngoài để làm vả bán các đồng hỗ ? Giải thích
Với tính cách một chương trinh đã ngoại, hãy di tham quan ba loại cửa hàng khác nhau
(chẳng hạn một cửa hàng quần áo, một cửa hang kim khí, một cửa hang bach hóa) Hãy nhin vào các nhân hiệu hay các bao bị của mươi sản phẩm khác nhau để biết mỗi sản phẩm đó đến tử nước nào Tỷ lệ các sản phẩm đến tử buôn ban quốc tế ra sao ? Nếu bạn
so sảnh các kết qua của bạn với các kết quả của các bạn đồng lớp của mình, bạn có thể rút ra số kết luận nào đỏ về sự tồn cầu hóa các thị trưởng được chăng ?
Hãy làm bản liệt kê cá nhân về các kỹ năng và nền tảng mà bạn đã có được khả dĩ giúp
bạn trở nên một nhả quản lý toàn cầu đạt hiệu quả Chỉ ra ba bude ma ban phải sẽ thực
hiện trong năm tới, nhằm tăng cưởng các năng lực toàn cầu của bạn
1.10 TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
Harold J Berman, Law and Revolution (Luat phap va Cach mang), Harvard,
Cambridge,
Mass., 1983
Philip D Curtin, Cross—Cultural Trade in World History (Mau dich giao hỗ
van hoa trong lich su thé gici), Cambridge 1986
Theodore Levitt, "The Globalization of Markets" ("Viéc toan cau héa cac Thị trường"), Tạp chỉ đoanh nghiệp Havard, tháng 5-6 năm 1983, tr 92-103 Michaol Porter, The Competitive Advantage of Nations (Lợi điểm cạnh
tranh của các nước), Free Press, 1990
N.J.G Founds, An Historical Geography of Europe (Một nghiên cứu địa
lý lịch sử về châu Au), Cambridge, 1990
Trang 40CHƯƠNG 2
LUẬT QUỐC TẾ VỀ DOANH NGHIỆP
Giới thiệu
Luật quốc gia
Luội quốc tế cơng phúp
«+ Cóc hiệp ước võ hiệp: định quốc tế * Tap tuc va cdc nguyén ly chung
- _ a a ~ +
Cac han che ve quyen lực quốc gia
® Qudc tịch
* Pnap chế
® Phap ché ngoai lanh thé
Cúc tổ chức quốc tế
® Liên hiệp quốc
e Các tổ chức kinh tế
© Cac tổ chức vùng
Luật quốc tế tư pháp
® Cóc xung đột về luột
® Các bó buộc của phan quyết nước ngồi
Kết ln 2.1 GIỚI THIỆU
Chương 1 đã giới thiệu nên tảng của thương mại quốc tế và các dạng
khác nhau của doanh nghiệp chung cho bối cảnh thị trường quốc tế Mục đích
của chương này là giới thiệu về luật quốc tế đối với doanh nghiệp toàn cầu
Song, lại khơng có một nội dung nguyên tắc nào được cấu thành cho luật quốc
tê vẻ doanh nghiệp cả Một trong các phương pháp thực hiện doanh nghiệp bao gồm một đan kết phức tạp về các luật lệ và quy định mở rộng tử phạm
vi trong nước ra tới các tổ chức quốc tế Ngay cả một chuyển nhượng đơn giản
cũng có thể hàm chứa một số loại luật pháp khác nhau
Chẳng hạn, một người Mỹ có cửa hàng quân áo ở Virginia đến Y va mua 100 b6 quan 4o dan ông Ông ta trở lại Mỹ và người bán hàng Y gởi các bộ quản áo bằng tàu đến Virginia một tuần lễ sau Ngay cả nếu sự vận chuyển
đó được thực hiện hoàn hảo, cả hai luật lệ quốc gia và quốc tế đều ảnh "hưởng
đến nội dung doanh nghiệp kia Khi người mua xuất hành, anh ta cần một
giấy hộ chiếu tử chính phủ Mỹ và có thể cần chiếu khán tử chính phủ Ÿ Anh
ta sẽ phải vượt qua sự kiểm soát biên giới phù hợp theo các quy định của thủ