1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại trường đại học y hà nội

172 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Công Tác Quản Lý Tài Sản Công Tại Trường Đại Học Y Hà Nội
Tác giả Mai Thu Hằng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Tuyết
Trường học Trường Đại học Y Hà Nội
Thể loại luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 490,86 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆPCÔNGLẬP (15)
    • 1.1 Khái niệm về quản lý tàisản công (15)
    • 1.2 Đơn vị sự nghiệpcônglập (16)
      • 1.2.1 Đặc điểm đơn vị sự nghiệpcônglập (16)
      • 1.2.2 Phân biệt cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệpcônglập (17)
    • 1.3 Khái quát về tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcônglập (17)
      • 1.3.1 Khái niệm tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcông lập (17)
      • 1.3.2 Đặc điểm của tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcông lập (18)
      • 1.3.3 Phân loại tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcông lập (19)
    • 1.4 Quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcônglập (20)
      • 1.4.1 Mục tiêu của quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcông lập (20)
      • 1.4.2 Các yêu cầu quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcông lập (21)
      • 1.4.3 Nội dung quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcông lập (22)
    • 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sựnghiệpcônglập (27)
      • 1.5.1 Các nhân tốbênngoài (27)
      • 1.5.2 Các nhân tốbêntrong (28)
    • 1.6 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài sản công tại một số trường đại họcvà bài học cho Trường Đại học YHàNội (29)
      • 1.6.1 Công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học Y Dược TháiNguyên (29)
      • 1.6.2 Côngtácquảnlýtài sảncôngtạiTrường ĐạihọcYDược TháiBình (30)
      • 1.6.3 Bài học cho Trường Đại học YHàNội (31)
    • 2.1 Khái quát về trường Đại học YHàNội (34)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học YHàNội (34)
      • 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học YHà Nội (36)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Trường Đại học YHàNội (38)
    • 2.2 Tổng quan chung về tài sản của Trường Đại học YHàNội (44)
    • 2.3 Thựctrạng côngtácquảnlý tài sảncông tại Trường ĐạihọcYHàNội.37.1 Công tác quản lý tài sảnlàđất (47)
      • 2.3.2 Công tác quản lý tài sảnlànhà (53)
      • 2.3.3 Côngtácquảnlý tàisảncónguyêngiátừ 500triệu đồng/1 đơn vị tàisảntrởlên (55)
      • 2.3.4 Công tác quản lý tài sản là phương tiện vận tải - xeô tô (65)
    • 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học Y HàNội (68)
      • 2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý TSC tại Trường Đạihọc YHàNội (68)
      • 2.4.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý TSC tại Trường Đạihọc YHàNội (70)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC YHÀNỘI (75)
    • 3.1 Định hướng về quản lý TSC tại Trường Đại học YHàNội (75)
    • 3.2 Thời cơ, thách thức khi tiến tới tự chủĐạihọc (76)
      • 3.2.1 Thời cơ khi tiến tới tự chủĐạihọc (76)
      • 3.2.2 Thách thức khi tiến tới tự chủĐạihọc (77)
    • 3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công tại Trường Đạihọc YHàNội (79)
      • 3.3.1 Về quản lý, sử dụng tài sảnlàđất (79)
      • 3.3.2 Về quản lý, sử dụng tài sảnlànhà (80)
      • 3.3.3 Về quản lý, sử dụng tài sản có nguyên giá 500 triệu đồng/ 1 đơn vị tàisảntrởlên (81)
      • 3.3.4 Về quản lý, sử dụng ô tô - phương tiệnvậntải (82)
      • 3.3.5 Một số giải pháp hoànthiệnkhác (83)
    • 3.4 Kiếnnghị (87)
      • 3.4.1 Đối vớiChính phủ (88)
      • 3.4.2 Đối với BộYtế (88)
      • 3.4.3 Đối với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư (89)
      • 3.4.4 Đối với BộTàichính (89)
      • 3.4.5 Đối với Ủy ban nhân dân thành phốHà Nội (90)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆPCÔNGLẬP

Khái niệm về quản lý tàisản công

Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm quản lý, khai thác có hiệu quả và tiết kiệm như: Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 do Quốc hội ban hành; Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công do Chính phủ ban hành; Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công do Chính phủ ban hành; Thông tư 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 hướng dẫn về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công do Bộ tài chính ban hành; Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành; Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhànước. Đây là một khái niệm được pháp luật định nghĩa trong Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 do Quốc hội ban hành - quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công Trong luật này, có định nghĩa:“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcđại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác” (Theo khoản 1 điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017).[4]

Như vậy, tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Khái niệm Đơn vị sự nghiệp công lập: Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm

2010 thì đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.[3]

-Khái niệmQuản lý TSC là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy quản lý đối với tài sản công nhằm đảm bảo tài sản công được đầu tư xây dựng mới,mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý một cách hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp.

Đơn vị sự nghiệpcônglập

1.2.1 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp cônglập

Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan Nhà nước;

Thứ hai, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để hoạt động Tùy từng loại đơn vị sự nghiệp mà Nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những mức độ khác nhau;

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công trong những lĩnh vực mà Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng chủ yếu cho nhân dân hoặc trong những lĩnh vực mà khu vực phi Nhà nước không có khả năng đầu tư hoặc không quan tâm đầu tư;

Thứ tư, cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập Căn cứ vào khoản 2 điều 9 Luật viên chức năm 2010, đơn vị sự nghiệp công lập thành gồm đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ) và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ); [3]

Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, nông lâm ngư nghiệp, thủy lợi và các đơn vị sự nghiệp kinh tếkhác.

1.2.2 Phân biệt cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cônglập

Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi khách quan của công tác quản lý thì các ĐVSN công lập đã được tách ra khỏi CQHCNN vì 2 loại tổ chức này có sự khác nhau cơ bản là:

- Về chức năng nhiệm vụ: CQHCNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước; còn ĐVSN thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công mang lại lợi ích chung cótínhbền vững trong các lĩnh vực như: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao,…

- Về kinh phí hoạt động: CQHCNN được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động; còn ĐVSN kinh phí hoạt động do đơn vị tự đảm bảo, NSNN cấp một phần hoặc toànbộ.

Khái quát về tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcônglập

1.3.1 Khái niệm tài sản công trong đơn vị sự nghiệp cônglập

- Căn cứ các quy định của pháp luật, tài sản công được hiểu: là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước; tài sản được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp, tặng cho Nhà nước; các tài sản khác được xác lập quyền sởhữucủaNhànướcthôngquaquốchữuhóahoặcquyđịnhbằngphápluật;đấtđai,tài nguyênnước,tàinguyênkhoángsản,nguồnlợiởvùngbiển,vùngtrời,tàinguyênthiên nhiên khác; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi íchquốcgiamàphápluậtquyđịnhlàcủaNhànước;tàisảndoNhànướcdầutưvàodoanhnghiệp;tàis ảnkết cấuhạtầngthuộccácngành,lĩnhvựcthuộcsởhữuNhànước,đượcNhànướcgiaocho tổchức,cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo quy định chung của Nhà nước và chịu sựkiểmtragiámsátcủaNhànướctrongquátrìnhquảnlýsửdụngtàisản.

- Tài sản công là tài sản được chiếm hữu, sử dụng để đáp ứng các lợi ích công, đảm bảo cho lợi ích công được duy trì rộng rãi trong xã hội với chất lượng ngày một nâng cao Tài sản công là tài sản được sở hữu bởi tất cả thành viên trong xã hội và mỗi cá nhân thành viên xã hội bất kỳ đều không thể lấy tài sản công để một mình sửdụng.

- Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận tài sản công mà Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ công phục vụ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội.

1.3.2 Đặc điểm của tài sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Được hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóngxâydựng và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước Đối với tài sản này, NSNN không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng Nhưng các tài sản trước khi giao cho các đơn vị sự nghiệp, đều phải xác lập quyền sở hữu Nhà nước và nguồn hình thành tài sản này vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách Nhànước;

- Các loại tài sản công đều phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công và luôn nhận được sự bảo vệ của pháp luật;

- Quyền sử dụng có sự tách rời khỏi quyền sở hữu Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của phápluật;

- Đa dạng và phong phú, được phân bổ rộng trên phạm vi cả nước, do nhiều chủ thể quản lý, sử dụng và trình độ quản lý, sử dụng của các chủ thể rất khácnhau;

- Tài sản công khi bắt đầu đưa vào sử dụng thì tài sản đó bắt đầu tính giá trị giảm dần, giá trị hao mòn trong quá trình sửdụng;

- Quản lý và sử dụng TSC theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý thống nhất,đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức cho từng đối tượng sửdụng,sử dụng đúng mục đích, xử lý nghiêm với hành vi xâm phạm trong quản lý và sử dụngTSC;

- Tài sản công phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, TSC chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phương tiện để cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Là nền tảng vật chất quan trọng cho việc đảm bảo các lợi íchcông.

1.3.3 Phân loại tài sản công trong đơn vị sự nghiệp cônglập

Theo Điều 4 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017) Tài sản công được phân chia thành 07 nhóm bao gồm: [4]

Nhóm 1:Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước (gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơnvị).

Nhóm 2:Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với các công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạtầng).

Nhóm 3:Tài sản công tại doanh nghiệp.

Nhóm 4: Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.

Nhóm 5:Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: Tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm được tìm thấy,tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định củaBộluậtDânsự;tàisảndochủsởhữutựnguyệnchuyểngiaoquyềnsởhữucho

Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dựán;

Nhóm 6:Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;

Nhóm 7:Đất đai; nhà cửa, vật kiến trúc; phương tiện vận tải; máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

Quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệpcônglập

1.4.1 Mục tiêu của quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp cônglập

Mỗi một hoạt động quản lý của Nhà nước có thể được thực hiện bằng những phương thức khác nhau nhưng đều có những mục tiêu được xác định trước, hướng tới sự phát triển, ổn định và hiệu quả Tài sản quốc gia cũng vì vậy tồn tại các cách quản lý sử dụng khác nhau vì mục đích hiệu quả đối với quản lý Nhà nước cũng như chủ thể của tài sản Để thực hiện vai trò chủ sở hữu TSC của mình, Nhà nước đặt ra các mục tiêu quản lý đối với khối tài sản của mình như sau:[15]

- Một là, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí và khai thác hiệu quả nguồn tài sản công của Nhà nước.Theo đó, các tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng TSC phải bảo tồn, phát triển nguồn TSC và sử dụng TSC theo quy định của pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ được môi trường, môi sinh, hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nướcgiao;

- Hai là, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức chế độ mà nhà nước quy định.Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử dụng, khai thác và xử lý TSC Nói một cách khác, người được giao trực tiếp quảnlý,sửdụngTSCphảithựchiệntheoýchícủaNhànước(ngườiđạidiệnchủsở hữu TSC) Mặt khác, do những đặc điểm riêng có của TSC là tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản không phải là người có quyền sở hữu tài sản; TSC được phân bổ ở khắp mọi miền đất nước, được giao cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng Do đó, nếu Nhà nước không tổ chức quản lý TSC theo một cơ chế, chính sách, chế độ thống nhất phù hợp với mô hình kinh tế mà Nhà nước theo đuổi sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, sử dụng, điều chuyển, thanh xử lý tài sản; nhất là sử dụng tài sản không đúng mục đích được giao, sử dụng TSC vào việc riêng, sử dụng tài sản lãng phí, kém hiệu quả, làm thất thoát tài sản, giảm nguồn lựcTSC;

- Ba là, đáp ứng yêucầuthực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp,gắn với yêu cầu hiện đại hoá và tái trang bị TSC đi liền với hiện đại hoá đất nước Nhà nước thực hiện quản lý TSC cũng chính là thực hiện quyền sở hữu tài sản; trong đó đặc biệt là quyền định đoạt đối với TSC bao gồm: quyền đầu tưxây dựng,mua sắm, điều chuyển, thanh xử lýtàisản (bao gồm cả bán tài sản) Quản lý TSC phải hướng tới mục tiêu phục vụ thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức công Nếu nhiệm vụ của tổ chức công tăng lên hoặc có thay đổi trong yêu cầu về chất lượng dịch vụ thì TSC phải thay đổi để đápứng.

1.4.2 Các yêu cầu quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp cônglập

Với đặc điểm chung là phong phú về chủng loại, có tính năng, công dụng khác nhau nên việc quản lý TSC phải được tổ chức thực hiện theo những yêu cầu sau: [15]

Thứ nhất, thống kê về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; Đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phương, tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động có tính đặc thùriêng.

Thống nhất quản lý trên cơ sở để đảm bảo cơ chế, chính sách, chế độ quản lý TSC phù hợp với đặc điểm TSC Nội dung của thống nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý TSC; Quốc hội, Chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản và quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thể đốiv ớ i n h ữ n g t à i s ả n c ó g i á t r ị l ớ n m à h ầ u h ế t c ơ q u a n N h à n ư ớ c , c á c đ ơ n v ị l ự c lượng vũ trang, các đơn vị công, các tổ chức khác được Nhà nước giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những tài sản chủ yếu và được sử dụng phổ biến) Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý TSC do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phương quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc thù riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặc thù) và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù củamình;

Thứ hai, thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công đúng mục đích đầu tư, trang bị theo tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệuquả.

Mỗi một TSC khi được quyết định đầu tư đều đã được xác định rõ ràng về mục đích, công năng sử dụng và được giao cho cơ quan, đơn vị sử dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao Vì vậy, đơn vị, cá nhân được giao sử dụng tài sản có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, nhất là phải sử dụng vào việc công, không được sử dụng TSC vào mục đích cánhân;

Thứ ba, phải được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài sản công;

Thứ tư, phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nước;

Thứ năm, phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật và được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.

1.4.3 Nội dung quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp cônglập

Có nhiều cách tiếp cận trong quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp Luận văn tiếp cận theo 3 nội dung chính bao gồm: quá trình hình thành; khai thác, sử dụng và quá trình kết thúc tài sản.[15]

1.4.3.1 Quá trình hình thành tài sảncông

Quá trình hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào phương thức hình thành của tài sản: tài sản hình thành do được bàn giao, điều chuyển và tài sản được hình thành do đầu tư xây dựng, mua sắm mới từ ngânsáchNhà nước, quỹ pháttriểnhoạtđộngsựnghiệp,quỹkhấuhaotàisản,nguồn kinhphíkháctheoqu y định của pháp luật; tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật Với mỗi phương thức hình thành tài sản đều có các quy định của cơ quan có thẩm quyền về quy trình, thủ tục để các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Trong quản lý ở giai đoạn này cần chú ý là chỉ được đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản đã được ghi vào kế hoạch, dự toán, còn thực hiện các nhu cầu mua sắm đột xuất thì phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mua sắm.

Thứ nhất, quản lý tài sản được hình thành do bàn giao, điều chuyển Đối với tài sản được hình thành do bàn giao, điều chuyển (bao gồm cả tài sản mới được mua sắm và tài sản đã trải qua một thời gian khai thác, sử dụng): Căn cứ biên bản bàn giao và các tài liệu khác liên quan đến tài sản, tổ chức công cần tiến hành lập hồ sơ về tài sản (gồm các thông tin: nguyên giá, năm đưa vào sử dụng, giá trị đã hao mòn, GTCL, hiện trạng tài sản…) để làm cơ sở ghi chép sổ sách quản lý tài sản, hạch toán kế toán theo quy định, làm cơ sở cho việc bố trí khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng tài sản.

Thứ hai, quản lý tài sản được hình thành do đầu tư xây dựng, mua sắm mới Quản lý quá trình hình thành tài sản đối với tài sản được hình thành do mua sắm, đầu tư xây dựng gồm hai giai đoạn: quyết định chủ trương đầu tư và thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản Việc quyết định chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của người có thẩm quyền được căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản; thực trạng, nhu cầu về TSC và khả năng nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng,mua sắm tài sản của từng đơn vị để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, ghivàodự toánNSNN hàng năm Việc quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp, không hiệu quả được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí NSNN Vì vậy, khi xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắmtàisản để sử dụng cho hoạt động chuyên môn, người có thẩm quyền cũng cần cân nhắc, so sánh với các phương án khác để đảm bảo hiệu quả sử dụng NSNN và hiệu quả đầu tư, chẳng hạn như thay vì đầu tư mới có thể cải tạo, chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng của các tài sản khác còn nhàn rỗi một cách phù hợp về mặt kỹ thuật và các yếu tố khác hoặc có thể xem xét phương án đi thuê đối với những tài sản chỉ có nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn, không thường xuyên hoặc chưa có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng, muasắm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sựnghiệpcônglập

Quản lý TSC trong ĐVSN công lập bị tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, tác giả đưa ra các nhóm nhân tố tác động chínhsau:

- Quy định của pháp luật: Các chính sách, chủ trương, đường lối xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Mỗi đơn vị trong ngành y tế đều phải thực hiện đúng theo quy định của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặt ra.Mỗi sự thay đổi trong các quy định, chính sách sẽ khiến quản lý tài sản công trong trường đều có sự thay đổitheo;

- Nhân tố về thể chế quản lý kinh tế, quản lý tài chính và cơ chế quản lý TSC của Nhà nước: Thể chế kinh tế chính là hệ thống các quy tắc nền tảng cho các tương tác kinh tế trong xã hội; bao gồm cơ chế thị trường và sự can thiệp của nhà nước cũng như mối quan hệ giữa chúng Xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế, đã hình thành nên các thể chế kinh tế khác nhau giữa các quốc gia, do đó cũng hình thành nên phương thức quản lý TSC đặc thù Và chính điều đó cũng tạo ra sự đa dạng trong hình thức quản lý của chính phủ đối với quản lý tài chính nói chung và quản lý TSC nóiriêng.

- Tiến bộ của khoa học, kỹ thuật: Tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa đem lại thách thức vừa đem lại cơ hội đối với quản lý tài sản công trong trường Thách thức khi có nhiều tài sản mới, hàm lượng khoa học công nghệ cao, đòi hỏi trình độ trong quá trình quản lý Cơ hội là việc có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật để giảm bớt sai sót, tăng tínhhiệu quả trong quản lý tài sản công như ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm, v.v…

- Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về TSC: Nếu kho dữ liệu về TSC tương đối đầy đủ, được cập nhật thường xuyên, liên tục sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác quản lý Hệ thống thông tin quản lý được xây dựng hoàn thiện sẽ giúp việc quản lý TSC sát sao, đầy đủ và chính xác Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về TSC, TSC sẽ được kiểm soát chặt chẽ Cơ quan quản lý tài sản, cơ quan quản lý ngân sách sẽ nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản để thực hiện các biện pháp, nghiệp vụ quản lý, cũng như chuẩn bị nguồn tài chính cho duy tu, bảo dưỡng tài sản hoặc đầu tư, xây dựng, mua sắm mới trong trường hợp cầnthiết.

- Nhóm nhân tố khác:Sự vận hành của các cơ chế quản lý cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan khác nằm ngoài ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý Một số nhân tố khách quan cụ thể ở đây có thể kể đến như thiên tai địch họa, chiến tranh hoặc bất ổn chính trị - xã hội Các nhân tố này có thể ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả thực thi cơ chế khi phát sinh, có thể làm việc chấp hành cơ chế quản lý bị lơ là hoặc không đảm bảo thực hiện để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động khác được ưu tiên hơn tại thời điểm nhấtđịnh.

- Đặc điểm của từng trường: Mỗi trường với một nhiệm vụ, chuyên môn riêng sẽ tạo ra đặc thù riêng về tài sản công mà mình sở hữu Thêm vào đó các quy trình, mục tiêu trong quản lý cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi điềunày;

- Trình độ chuyên môn của nhân lực tham gia công tác quản lý tài sản công: Đây là yếu tố có tác động lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản công Tài sản công trong ngành y tế là đối tượng đặc thù, là công cụ, dụng cụ có liên quan trực tiếp đến chăm sóc sức khỏe con người với hàm lượng khoa học cao Bởi vậy, trong quá trình vận hành sử dụng, bảo trì, bảo quản và sửa chữa tài sản công đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải có trình độ nhất định Trên cơ sở nhận thức, đơn vị sự nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý khai thác, sử dụng, thanh lý, kết thúc TSC… Trình độ, khả năng, tư duy trách nhiệm của các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động quản lý TSC có tácđộngtớicácquyếtđịnhquảnlýtrongcơchếquảnlýTSC.Dođó,yêucầuýthức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý phải đảm bảo khi đặt ra các yêu cầu quy định trong cơ chế, đảm bảo hiệu quả thực tế của cơ chế khi áp dụng vào hoạt động thực tiễn của đơn vị Trên cơ sở nhận thức, cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý khai thác, sử dụng, thanh lý, kết thúc TSC… Trình độ, khả năng, tư duy trách nhiệm của các cán bộ, công chức trực tiếp tham gia hoạt động quản lý TSC có tác động tới các quyết định quản lý trong cơ chế quản lý TSC Do đó, yêu cầu ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ viên chức quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo được tính khách quan khi đặt ra các yêu cầu quy định trong cơ chế, đảm bảo hiệu quả thực tế của cơ chế khi áp dụng vào hoạt động thực tiễn của đơn vị sự nghiệp cônglập.

Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài sản công tại một số trường đại họcvà bài học cho Trường Đại học YHàNội

1.6.1 Công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học Y Dược TháiNguyên

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã xây dựng quy trình quản lý tài sản công khá chặt chẽ và cụ thể Một số đặc điểm nổi bật trong quy chế quản lý TSC là:

Tất cả tài sản được hình thành từ mọi nguồn vốn như ngân sách Nhà nước, viện trợ, chương trình hợp tác, dự án, quà biếu, tặng, quỹ hoạt động phát triển của Trường…đều phải đăng ký vào sổ sách kế toán kịp thời.

Các loại tài sản khác nhau đều phải được phân loại, thống kê, đánh số, theo dõi chi tiết đến từng đối tượng ghi tài sản và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định Mỗi đơn vị quản lý, sử dụng đều được cấp một quyển sổ theo dõi tài sản theo mẫu thống nhất chung của Trường, số liệu trong sổ sách của bộ phận theo dõi tài sản của Trường phải thống nhất với nhau Riêng các loại trang thiết bị có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên phải có thêm sổ nhật ký sử dụng máy để theo dõi quá trình sử dụng.

Mỗi tài sản cố định là máy móc thiết bị phải dùng một số hiệu để quản lý gọi là số hiệu tài sản Số hiệu tài sản lấy từ dữ liệu quản lý của phòng Kế hoạch - Tài chính và được ghi vào hồ sơ, sổ sách quản lý của đơn vị Tem ghi tên và số hiệu do phòng Kế hoạch -Tài chính phát hành thống nhất để đơn vị sử dụng dán vào tài sản Tài sản được theo dõi trong suốt quá trình sử dụng cho đến khi điều chuyển, thanh lý. Đối với những tài sản cố định đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất thì Nhà trường sẽ điều chuyển đến đơn vị có nhu cầu sử dụng nhiều hơn nhằm khai thác tối đa tần suất sử dụng của tài sản đã được đầu tư mua sắm.

Tài sản Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên được theo dõi, quản lý trong hệ thống hồ sơ, sổ sách tại các đơn vị nhưsau:

Phòng Kế hoạch - Tài chính: Quản lý hồ sơ lý lịch từng loại tài sản trên sổ kế toán và tài khoản kế toán, theo từng chỉ tiêu cụ thể, gồm: nguyên giá tài sản, hao mòn hoặc trích khấu hao và giá trị còn lại Thực hiện việc kiểm kê, đánh giá định kỳ để đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán và thực tế sử dụng.

Phòng Quản trị - Phục vụ: Quản lý hồ sơ lý lịch từng loại tài sản, chi tiết cụ thể chủng loại, khối lượng, số lượng của tất cả các loại tài sản theo hệ thống sổ sách, hồ sơ tài sản Việc giao tài sản cho đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý và sử dụng Phòng Quảntr ị

- Phục vụ thực hiện theo các quyết định của Hiệu trưởng hoặc người được Hiệu trưởng uỷ quyền, phân cấp và phải được giao, nhận biên bản bàn giao, nhận tài sản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành Giúp Ban Giám hiệu thực hiện chế độ báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tàichính.

Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị: quản lý tài sản, trang thiết bị được giao theo biên bản giao, nhận tài sản và sổ theo dõi tài sản (chi tiết từng đơn vị); phải lập sổ nhật ký sử dụng và phân công cán bộ phụ trách cho từng loại tài sản, thiết bị.

Tài sản Nhà nước phải công khai việc quản lý, sử dụng gồm: trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải và các tài sản khác.

1.6.2 Công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học Y Dược TháiBình

Trên cơ sở quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý và sử dụng tài sản công, Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý TSC để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường.

Tại các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, Lãnh đạo các đơn vị cũng đã chủ động ban hành một số quy định về định mức sử dụng tài sản để đảm bảo quản lý, sử dụng tài sản hiệu quả, phù hợp hiện trạng tài sản đang quản lý và tính chất hoạt động của đơn vị mình nhưquyđịnhcụ thể về tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc, tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, định mức sử dụng điện thoại; định mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với từng xe ô tô đang quản lý, sử dụng; chế độ khoán văn phòng phẩm thực hiện theoQuyếtđịnh số50/2017/QĐ-TTgngày 31/12/2017 vềquyđịnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị do Thủ tướng Chính phủ banhành.

Về cơ bản, hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý, sử dụng TSC đang được Nhà trường triển khai kịp thời, phù hợp với thực tế, cập nhật kịp thời các quy định mới của Nhà nước, chú trọng hiệu quả của khâu thực hiện Tuy nhiên, việc cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Trường còn chưa được đầy đủ, các văn bản hướng dẫn rời rạc theo từng sự việc, từng văn bản của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền mới ban hành, không mang tính tổng hợp và chưa thành hệ thống để các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng dễ thực hiện.

Trường đã xây dựng và sử dụng phần mềm kế toán để theo dõi danh mục, giá trị, khấu hao, tình hình tăng giảm tài sản, thời gian sử dụng, và tài sản hư hỏng, … Nhờ đó Trường có thể tiết kiệm thời gian, lao động trong quá trình theo dõi, tính toán giá trị một cách chính xác nhất, đảm bảo việc quản lý tài sản trên sổ sách có tính khoa học và dễ cập nhập, xử lý.

1.6.3 Bàihọc cho Trường Đại học Y HàNội

Qua nghiên cứu thực tiễn về công tác quản lý TSC nói chung, TSC nói riêng của một số đơn vị ở trên có thể rút ra kinh nghiệm cho Trường ĐH Y Hà Nội như sau:

Thứ nhất, hệ thống các quy định, chính sách quản lý TSC phải đầy đủ, chặt chẽ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý;

Việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại TSC là yêu cầu cần thiết đầu tiên và được cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ Luật và các quy định, quy chế, tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý TSNN nói chung và quản lýTSC tạit ừ n g cơ quan, đơnvịn ó i riêngđể đảmbảochoviệc quảnlývàsửdụng đúng mục đích và có hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, tránh trùng lắp nhiệm vụ giữa các cơ quan làm chức năng quản lýTSC.

Khái quát về trường Đại học YHàNội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Y Hà Nội

Tiền thân của trường Y khoa Hà Nội là École de Médecine de l’Indochine (Trường Y khoa Đông Dương) doPhápthành lập năm 1902 Hiệu trưởng đầu tiên của trường làBác sĩAlexandre Yersin Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội (École Professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm1898,Trường Hậu bổHà Nội (École d’Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (École des Travaux Publics) năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở ViệtNam.

Trải qua hơn 119 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Y Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình thực tế của đất nước Lần đổi têngần nhất của nhà trườnglànăm1985,khitrường chínhthức được đổi tên thànhTrườngĐại họcY HàNội theoQuyếtđịnhsố1004/BYT-QĐngày 11/09/1985. Trườngđãđào tạo đượcsốlượnglớn cánbộ ytế, đápứngyêucầuchămsócvànângcao sức khỏe chonhân dân, phụcvụcông cuộc côngnghiệp hóa, hiệnđại hóa đấtnước.

Là một trường đại học công lập trọng điểm trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội có Sứ mạng là “Trường Đại học Y hàng đầu, lâu đời nhất Việt Nam, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, luôn nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ, là nơi cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành Ytế.”.

Tầmnhìncủa Nhà trườnglà“Phấn đấuxây dựngĐại họcY HàNội trở thànhĐạihọcsứckhỏeđangành,đacấp,đào tạo cánbộ y tế cónăng lựchọc tập vươnlên,tậntụyvớinhiệmvụđượcgiao, đápứngtốtnhấtnhu cầu chăm sóc sức khỏeở mọinơi,mọilúc”

Giá trị cốt lõi của nhà trường được tuyên bố rõ ràng:

- Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đại học Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhàtrường.

- Giảngviênnhàtrườngvinhdự,nhậnthứcsâusắcvàtựnguyệngươngmẫuhoànthànhđồngthờihain hiệmvụcaoquý:Thầygiáo-Thầythuốc,đượccảxãhộikínhtrọng.

- Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Được học tập, rèn luyện tại một đại học Y danh tiếng ở cả trong và ngoài nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có năng lực để phát triển lâu dài, bềnvững.

- Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái Trường Đại học Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao vị thế của một trường trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giácao.

Năm 1961,Trường Đại học Dược Hà Nộitách ra và Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 phốTôn Thất Tùngcho đến nay, Trường cũng có các đơn vị đặt tạiBệnhviện Bạch Mai,Bệnh viện Việt Đứcvà một số bệnh việnkhác.

Ngoài các Bộ môn chủ yếu còn có các đơn vị như Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm Kỹ năng tiền lâm sàng, Trung tâm Gen - Protein,… và Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa là đơn vị dự toán cấp ba trực thuộc Trường. Đội Ngũ cán bộ có hơn 2.258 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: có 19 Giáo sư, 159 Phó giáo sư, 358 Tiến sĩ, 708 Thạc sĩ và BSNT, 641 cán bộ đại học, 551 cán bộ cao đẳng và các hệ khác và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương (BạchMai, Nhi trung ương, Việt Đức, ) làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnhviện.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ:Hồ Đắc Di (1945÷1976); Nguyễn Trinh Cơ (1976÷1983); Nguyễn Năng An (1983÷1985); Hoàng Đình Cầu (1985÷1988) Nguyễn Thụ (1988÷1993); Tôn Thất Bách (1993÷2003); Nguyễn Lân Việt (2003÷2007); Nguyễn Đức Hinh (2008 - 2018); Tạ Thành Văn (2018 - 2020); Tạ Thành Văn (14/9/2020 đến nay là Chủ tịch Hội đồng Trường). Đào tạo đại học:

 Cử nhân Kỹ thuật Y Học (Xét Nghiệm YHọc)

 Cử nhân điều dưỡng (và hệ cử nhân điêu dưỡng tiêntiến)

 Cử nhân Khúc xạ nhãnkhoa

Trong đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội, đã được đưa vào hoạt động từ năm 2007.

Năm 2013, Nhà trường đã hoàn thành Đề án thành lập Phân hiệu và được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Quyết định số 5043/QĐ-BGDĐT ngày 31/10/2014 về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa.

2.1.2 Chứcnăng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y Hà Nội

Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-ĐHYHN ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng trường Ban hành Quy chế, Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y Hà Nội như sau: [16]

Chức năng: TrườngĐại họcY HàNộilàTrườngđại họccônglập trọngđiểmquốcgiacóchức năng đào tạonhân lựcytế, bồidưỡngcôngchức,viênchứcvàngườilao động tronglĩnhvực ytế,nghiêncứu khoa học, chuyểngiaocông nghệ, hợp tácquốctế,cungcấpdịchvụytế,gópphầnphụcvụ,chămsóc,bảovệvànângcaosức khỏe nhân dân.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo củaTrường;

- Tổ chức triển khai hoạt động khối ngành sức khỏe ở bậc đại học, sau đại học và đào tạo liên tục; cấp các văn bằng, chứng chỉ theo nhu cầu xã hội, theo thẩm quyền của trường và theo quy định phápluật;

- Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ và các dịch vụ trong lĩnh vực y sinh học theo quy định pháp luật; Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, mời các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia hợp tác trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao khoa học và côngnghệ;

Tổng quan chung về tài sản của Trường Đại học YHàNội

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học lớn có uy tín, đầu ngành về đào tạo y khoa nên được Nhà nước, Bộ Y tế quan tâm đầu tư cơ sở vật chất Chính vì vậy, quy mô tài sản công của Nhà trường khá lớn.

Tính đến ngày 31/12/2020, tài sản công của Trường Đại học Y Hà Nội có quy mô khoảng 4.016.555 triệu đồng(phụ lục số 01, 02, 03,04, 05).Trong đó, tài sản công là quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu Giá trị quyền sử dụng đất của Nhà trường là 3.394.571 triệu đồng(phụ lục số 01),chiếm tỷ trọng 84,51% trong tổng tài

Cơ cấu tài sản công

Nhà cửa, vật kiến trúc Trang thiết bị sản công của Trường Trường Đại học Y Hà Nội có trụ sở chính tại số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, các cơ sở làm việc khác được phân bố nhiều địa điểm trong và ngoài TP Hà Nội như các cơ sở làm việc 48 Tăng Bạt Hổ, 35 Nguyễn Huy Tưởng, 42C Lý Thường Kiệt, Hoàng Mai, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Tuyên Quang Ngoài cơ sở làm việc, Nhà trường có các chuỗi bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Tôn Thất Tùng, Bệnh viện cơ sở Phân hiệu Thanh Hóa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Yên Sở.

Với đặc thù là trường chuyên ngành y nên chủng loại tài sản cố định chiếm tỷ trọng và giá trị rất lớn, lớn nhất là nhà cửa vật kiến trúc, cụ thể là hệ thống giảng đường, nhà điều hành, khu ký túc xá 15 tầng, thư viện, tiếp theo là các thiết bị máy móc phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân như hệ thống mô phỏng thăm khám tim, mô hình hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân người lớn, hệ thống kính hiển vi, máy điện não đồ xách tay, và các phương tiện vận tải như xe ô tô con 4 chỗ, xe ô tô 16 chỗ, xe ô tô 29 chỗ, Các TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng nhỏ với 15,49% với quy mô khoảng 621.984 triệu đồng Hàng năm, Nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhândân.

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản công của Trường Đại học Y Hà Nội thời điểm 31/12/2020

(Nguồn Báo cáo tình hình Tài sản năm 2020 của P.TCKT- Trường ĐHYHN)

Qua việc nghiên cứu cơ cấu tài sản công của Trường Đại học Y Hà Nội, ta thấy cơ cấu TSCĐ hữu hình từ năm 2016 - 2020 như sau:

Về cơ sở vật chất năm 2016, năm 2017 nhóm nhà cửa, vật kiến trúc tăng hơn 50% Cụ thể, năm 2016 giá trị 22.441 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52%, năm 2017 giá trị 30.513 triệu đồng chiếm tỷ trọng 56% như cải tạo Bộ môn Giáo dục y học và kỹ năng tiền lâm sàng, cải tạo mở rộng KTX E3, cải tạo sửa chữa B1,…Năm 2018 tỷ trọng chiếm 86% tương đương với 310.164 triệu đồng do Nhà trường tập trung đầu tư cải tạo KTX 15 tầng, cải tạo nhà thể thao đa năng, cải tạo giảng đường Hồ Đắc Di,…phục vụ nơi ăn ở, văn hóa thể thao, học tập phục vụ cho học viên, sinh viên được học tập, ăn ở trong môi trường khang trang, hiện đại Năm 2019, cải tạo 48 Tăng Bạt Hổ, nhà B3, cải tạo sân vườn cây xanh xung quanh trường, …chiếm 64% tương đương với 81.058 triệu đồng. Năm 2020, giá trị đầu tư 55.074 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55% được đầu tư vào cải tạo nhà A1, B3, B4, cải tạo phòng học đổi mới theo chương trình tiên tiến,…Qua đó, ta thấy được việc đầu tư cơ sở vật chất trong những năm qua luôn được Nhà trường chú trọng nhằm tạo ra môi trường giáo dục hiện đại, văn minh, lịch sự, an toàn và định hướng phát triển công nghệ đối với người học nói riêng và toàn thể cán bộ Nhà trường nóichung.

Về trang thiết bị, đặc biệt trang thiết bị chuyên dùng có giá trị 500 triệu đồng trở lên cũng được Nhà trường quan tâm đầu tư để phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập Năm 2016 là 11.803 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27%, năm 2017 bước đầu xây dựng chương trình đổi mới đào tạo bác sĩ y khoa là 14.691 triệu đồng chiếm tỷ trọng cũng 27% điển hình như hệ thống phẫu thuật nội soi và phụ kiện, máy thở, mô hình thực hành hồi sức cấp cứu và chăm sóc người bệnh nam giới, hệ thống kính hiển vi đảo ngược kèm bộ vi thao tác và bộ phận làm ấm mẫu,…Năm 2018 trang thiết bị có giá trị cao được đầu tư chủ yếu từ nguồn Q.PTHĐSN với giá trị 43.602 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12% để mua hệ thống đánh giá quản lý đường hô hấp, tủ ấm chuyên dụng nuôi cấy tế bào, kính hiển vi soi nổi,…Năm 2019, năm 2020 được đầu tư tiếp như mua hệ thống quang phổ quét vi dãy, hệ thống đào tạo phẫu thuật nội soi, tủ nuôi cấy phôi mini,…chiếm tỷ trọng 36% tương đương với 35.977 triệu đồng Có thể nhận thấy,việcđầutưtrangthiếtbịchuyêndùngnhằmpháttriểngiảngdạykỹnăngtheo

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nhà, vật kiến trúc Trang thiết bị Xê ô tô chương trình đổi mới đào tạo được Nhà trường xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch và định hướng phát triển nâng cao năng lực dạy và học của giảng viên, sinh viên - họcviên.

Về xe ô tô - phương tiện vận tải từ năm 2016 - 2020, Nhà trường không đầu tư vào việc mua thêm xe ô tô, xe ô tô chỉ phục vụ các hoạt động của Nhà trường, không phục vụ vào mục đích cá nhân, giá trị là 8.828 triệuđồng.

Biểu đồ 2.2.Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Trường Đại học Y Hà Nội

(Nguồn Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Trường Đại học Y Hà Nội)

Thựctrạng côngtácquảnlý tài sảncông tại Trường ĐạihọcYHàNội.37.1 Công tác quản lý tài sảnlàđất

2.3.1 Công tác quản lý tài sản làđất

2.3.1.1 Quá trình hình thành tài sản làđất Đối với đơn vị sự nghiệp công lập như Trường Đại học Y Hà Nội thì đất được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng Trường phải sử dụng tài sản là đất để thực hiện các hoạt động phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản Nhà nước vào mục đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng phương án sử dụng tài sản Nhà nước để liên doanh, liên kết báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, gửi Bộ, cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý)

Căn cứ vào các hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho Trường, phòng Hành chính quản lý chặt chẽ, an toàn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định;

Phòng Quản trị và Vật tư - Trang thiết bị có trách nhiệm quản lý đất, hồ sơ đất đảm bảo phù hợp giữa thực tế và hồ sơ giao quyền sử dụng đất; nếu có chênh lệch giữa hồ sơ và thực tế, P QT&VTTTB có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng số liệu chênh lệch và đề xuất biện pháp xử lý; trường hợp bị chiếm dụng, chiếm đoạt, sử dụng không đúng quy định hoặc các vi phạm khác về pháp luật đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc P.QT&VTTTB phối hợp với các đơn vị chức năng ngăn chặn, bảo vệ hiện trường; đồng thời chủ động đề xuất biện pháp báo cáo Hiệu trưởng phương án hành động, báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý kịp thời (nếucần);

Trường Đại học Y Hà Nội được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng tài sản là đất để xây dựng các cơ sở làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Từ 01/01/2018, thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017.

Ngày 20/7/2015 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3015/QĐ-BYT về việc sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của Trường Đại học Y Hà Nội (kèm theo các phụ lục về hồ sơ nhà, đất tại các cơ sở làm việc củaTrường).

- Cơ sở làm việc tại Số 1 Tôn Thất Tùng, P Trung Tự, Q ĐốngĐa,Tp Hà Nội (Trường Đại học Y Hà Nội) với diện tích 105.307,09 m 2 , năm sử dụng1932;

- Cơ sở làm việc tại số 48 Tăng Bạt Hổ, P.Phạm Đình Hổ, Q Hai Bà Trưng, Tp HàNội (Viện Giải phẫu) với diện tích 2.791 m 2 , năm sử dụng1932;

- Cơ sở làm việc tại số 35 Nguyễn Huy Tưởng, P Thanh Xuân Trung, Q Thanh Xuân,

Tp Hà Nội (Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng) với diện tích 987,62m 2 ,năm sử dụng1993;

- Cơ sở làm việc tại số 42C Lý Thường Kiệt, P Trần Hưng Đạo, Q Hoàn Kiếm, Tp.

Hà Nội (Phòng khám Mắt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) với diện tích 160 m 2 , năm sử dụng1980;

- Cơ sở làm việc tại số 177 Hải Thượng Lãn Ông, P Đông Vệ, Tp Thanh Hóa (Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa) với diện tích 37.439 m 2 , năm sử dụng2015;

- Cơ sở làm việc tại Yên Sở, Hoàng Mai (Viện đào tạo Răng Hàm Mặt) với diện tích 35.388,9 m 2 , năm sử dụng2010;

- Diện tích đất tại Công viên nghĩa trang An Lạc, xã Vũ Oai, xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, lô đất số I, ô đất số 2 diện tích là 999,9m 2 (nơi an táng di cốt người hiến thi thể cho Yhọc);

- Khu di tích lịch sử Trường Đại học Y khoa và Bệnh viện thực hành huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang với diện tích 991,2 m 2 tại thôn Làng Lạc, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh TuyênQuang;

- Ngoài cơ sở làm việc, Trường Đại học Y Hà Nội có các chuỗi bệnh việnnhư:

+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Tôn Thất Tùng;

+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Phân hiệu Thanh Hóa;

+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Yên Sở;

2.3.1.2 Hiện trạng quá trình quản lý khai thác, sử dụng tài sản làđất

Trường Đại học Y Hà Nội được Nhà nước giao quyền khai thác quản lý và sử dụng tài sản là đất theo đúng chức năng và nhiệm vụ được giao là cơ sở làm việc, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, cung cấp dịch vụ y tế, góp phần phục vụ, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực y tế và có nhiều cơ sở làm việc được phân bố ở nhiều địa điểm khác nhau nên việc quản lý đất đai gặp phải nhiều khó khăn trong việc bảo vệ ranh giới đất đai của Trường Tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất công để xây dựng trái phép diễn ra hết sức phức tạp tại các cơ sở làm việc của Trường Đại học Y Hà Nội, điển hình như các cơ sở làm việcsau:

+ Cơ sở làm việc tại Số 1 Tôn Thất Tùng: Diện tích 105.307,9 m 2 , tổng diện tích sàn 121.195,0 m 2 Hiện nay khu đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì những nguyên nhân sau: Thực hiện Nghị định 61/NĐ-CP ngày 5/7/1994 và Nghị định số 21/CP ngày 16/4/1996 của Chính phủ và thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngày 23/5/2007 Trường Đại học Y Hà Nội đã bàn giao nhà E4 sang thành phố quản lý, với diện tích xây dựng là 584,375 m 2 ; Bàn giao khoảng 1.700 m 2 đất cho thành phố để thực hiện Dự án thoát nước mương y cụ y khoa; Bàn giao khoảng 1.000 m 2 đất cho thành phố để thực hiện dự án cải tạo cảnh quan hồ Hố Mẻ; Phần diện tích nhà, đất hiện đang bị chiếm dụng khoảng trên 10.000 m 2 là khu đất tiếp giáp nhà giảng đường B3, B4 và tường rào khu không quân: Theo số liệu thống kê của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, kê khai danh sách hộ khẩu thường trú, có diện tích nhà ở tạm sử dụng trên đất của Trường tại khu vực tiếp giáp tường rào quân đội và hồ Hố Mẻ là 1.651 m 2, số liệu này đã được Công ty Cung ứng vật tư vận tải ký xác nhận đến hết ngày 15/6/1989 Đến năm 1990, Bộ Y tế và Bộ Xây dựng đã ký thỏa thuận và phê duyệt phương án hỗ trợ kinh phí di dời, yêu cầu các hộ gia đình phải chuyển nhà ra khỏi đất của Trường Đại học Y Hà Nội chậm nhất là ngày 31/12/1992 Tuy nhiên, sau đó những hộ gia đình này đã không thực hiện việc di chuyển mà còn quay trở lại ở, tiếp tục lấn chiếm đất và xây dựng trái phép trên đất của Trường khoảng 4.260 m 2 so với thời điểm 1989 Như vậyt í n h đ ế n n ă m 2 0 0 7 , t ổ n g d i ệ n t í c h đ ấ t c ủ a T r ư ờ n g b ị c h i ế m d ụ n g k h o ả n g g ầ n

Ngoài ra, hiện khuôn viên Nhà trường đang sử dụng còn có một số hộ dân, một số cán bộ,nhânviênvànguyênlàcán bộ, nhânviênNhàtrườngđang chiếmdụngkhoả ng

1.000 m 2 đất, chưa bao gồm một số phòng ở trong nhà KTX E3 hiện đang bị một số hộ nguyên là cán bộ và đang là cán bộ của Trường chiếm dụng để ở Nguyên nhân của việcnàylàdolịchsửđểlạivàbâygiờđanglàvấnđềcấpbáchcủaNhàtrường.Khu vực giữa nhà KTX E3 và E4: các hộ gia đình (nguyên là cán bộ nghỉ hưu của Trường Đại học Y Hà Nội) chiếm dụng làm nhà ở, cho thuê và kinh doanh Hiện nay khu đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Cơ sở làm việc tại 48 Tăng Bạt Hổ: Diện tích đất sử dụng là 2.791m 2 ,tổng diện tích sàn là 3.510 m 2 Hiện nay khu đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do có một phần diện tích đất và nhà tại khu vực tầng 1 tòa nhà 2 tầng nằm sát Viện Dinh dưỡng đang bị Viện Dinh dưỡng mượn (chiếm dụng) Nguyên nhân, vào khoảng cuối năm 1980, Nhà trường đã cho Viện Dinh dưỡng mượn toàn bộ khu đất phía sau nhà 2 tầng và toàn bộ tầng 1 tòa nhà 2 tầng nằm sát với Viện Dinh dưỡng, từ đó đến nay Viện Dinh dưỡng vẫn chưa trả lại cho Nhà trường Ban Giám hiệu Nhà trường qua các thời kỳ và Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng đã làm việc nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết xong Hiện nay toàn bộ khuôn viên Viện Giải phẫu đang được bố trí là cơ sở làm việc, thực tập, thực hành cho 02 bộ môn Giải phẫu và Y Vậtlý.

+ Cơ sở làm việc tại 35 Nguyễn Huy Tưởng: Diện tích đất sử dụng là 987,62m 2 ,tổng diện tích sàn là 752 m 2 Hiện nay khu đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do cơ sở làm việc này của Trường đã được Bộ Y tế giao sử dụng có diện tích đất là 987,62 m 2 , trong đó đã bao gồm toàn bộ diện tích nhà bảo vệ và diện tích đấtlàmđường đi chung giữa Trường Đại học Y Hà Nội và Làng Hòa Bình - Thanh Xuân Nhưng hiện nay toàn bộ diện tích nhà bảo vệ và một phần diện tích đất làm đường đi chung của Trường với Làng Hòa Bình - Thanh Xuân hiện nay Làng Hòa Bình - Thanh Xuân đang tạm sử dụng Đến năm 2018, Trường đang tạm bố trí Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng làm cơ sở đào tạo, thực tập, thựchành.

+ Cơ sở làm việc tại 42C Lý Thường Kiệt: Diện tích sử dụng là 160 m 2 nhà một tầng, tuy nhiên hiện nay Trường đang quản lý sử dụng khoảng 120 m 2 , còn 01 gian mặt đường Lý Thường Kiệt có diện tích 40 m 2 hiện đang bị nguyên cán bộ Nhà trường chiếm dụng Hiện nay cơ sở làm việc này Trường đã giao cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội quản lý, sử dụng phục vụ công tác chuyên môn.

+ Cơ sở làm việc tại Thanh Hóa: Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa: đãđ ư ợ c U B N D t ỉ n h T h a n h H ó a c ấ p g i ấ y c h ứ n g n h ậ n q u y ề n s ử d ụ n g đ ấ t s ố C D

012220 ngày 01/2/2016 với diện tích đất sử dụng là 37.439.m 2 , diện tích xây dựng là 6.067 m 2 , diện tích sàn xây dựng là 15.603 m 2

+ Công viên nghĩa trang An Lạc, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh: Trường Đại học

Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học Y HàNội

2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý TSC tại Trường Đại học Y HàNội

Về cơ bản, quá trình quản lý và sử dụng TSC của Trường đảm bảo những quy định của Nhà nước, Bộ Y tế và đạt được những kết quả sau:

- Trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế về công tác quản lý, sử dụngTSC;

- Công tác quản lý, sử dụng TSC tại Trường Đại học Y Hà Nội đã dần đi vào nề nếp.Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thìNhà trường đã ban hànhQuychế quản lý, sử dụng TSC, trong đó phân định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm,bảo quản, bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản Việc sử dụng TSC sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức đã từng bước được khắcphục.

- Việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất những năm qua đã giúpchoNhà trường có diện mạo mới xứng tầm với vị thế của một trường y dược đầungành.

- Nhà trường hạn chế việc mua sắm nhất là trong việc đầu tư mua sắm mới xe ô tô - phương tiện vận tải, tiết kiệm đầu tư công chống lãng phí, không sử dụng vào mục đích cánhân;

- Tài sản là trang thiết bị được đầu tư đồng bộ giảm thiểu tối đa được sự lãng phí Hiện nay, Trường đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần các tài sản cố định đã lạc hậu, đặc biệt là những máy móc trang thiết bị giảng dạy có công nghệ lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu hiệnnay.

- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cùng với sự cẩn thận, trách nhiệm cao trong công việc giúp cho công tác tuyên truyền giữ gìn tài sản đối với Học viên - Sinh viên được thực hiện tốt nên giảm tối đa những sai sót, hư hỏng, mất mát, lãng phí trong quá trình vận hành, sử dụng, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và các loại tài sảnkhác.

- Trường đã có những chính sách nhằm nâng cao năng lực của phòng thí nghiệm, phòng thực hành như hỗ trợ nghiên cứu khoa học; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao theo hình thức chuyên sâu, hoặc chuyên sâu kết hợp thực tập ở nước ngoài; hỗ trợ hoạt động hợp tác, kếtnối…

- Trong quá trình hoạt động, Trường tích cực tìm nguồn tài trợ khác ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước trong việc tài trợ mua sắm máy móc phòng thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, học viên và nghiên cứu khoahọc.

- Do nhận thức sâu sắc rằng hiệu quả đào tạo của một trường chuyên ngànhy,đào tạo các bác sĩ, y tá, điều dưỡng,… phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị giảng dạy nên trong những năm qua các cán bộ giảng viên của Trường đã không ngừng học hỏi,nghiên cứu để cập nhập những kiến thức mới nhất liên quan đến chuyên ngành y về các kỹ thuật công nghệ cao để có thể tư vấn cho Nhà trường trong việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại giảng dạy về lĩnh vực y tế và là trường trọng điểm quốc gia,đồngthờitruyềntảitốtnhấtnhữngkiếnthứcđótớisinhviên,họcviên,bácsĩnộitrú và nghiên cứu khoa học.

Với những kết quả đã đạt được, xét theo mục tiêu của quản lý và sử dụng TSC Trường Đại học Y Hà Nội đã đạt được mục tiêu sau:

Một là, quản lý TSC của Trường Đại học Y Hà Nội đã từng bước giảm thiểu được tình trạng lãng phí TSCĐ, CCDC.

Hai là, TSC cơ bản được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức chế độ Nhà nước quy định.

Ba là, quản lý TSC đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường.

Những kết quả đạt được nêu trên là do ý thức trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, đặc biệt là mức độ quan tâm đến quản lý TSC của lãnh đạo các đơn vị đã được nâng cao Có thể nói đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quản lý TSC vì thực tế cho thấy ở cơ quan nào lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sát sao, gương mẫu trong thực hiện các quy định về quản lý TSC thì tạo được động lực tích cực, hiệu quả sử dụng tài sản và cơ quan đó thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản Ngược lại, ở đâu lãnh đạo cơ quan không quan tâm chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác quản lý, bản thân không gương mẫu trong chấp hành các quy định về quản lý TSC thì lĩnh vực công việc này bị xem nhẹ, xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản đượcgiao.

2.4.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý TSC tại Trường Đại học Y HàNội

2.4.2.1 Một số tồn tại, hạnchế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý TSC của Nhà Trường còn có một số hạn chế sau:

- Về cơ chế, chính sách:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC tại ĐVSNCL chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới về đổi mới hoạt động của ĐVSNCL, khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng Cách phân loại ĐVSNCL với cơ chế tự chủ của ĐVSNCL còn chưa quy định rõ, dẫn tới quá trình tổ chức thực hiện còn có cách hiểu và cách áp dụng pháp luật khác nhau Việc phổ biến, quán triệt văn bản về quản lý, sử dụng TSC đôi khi còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ đến cán bộ viên chức;

Thứ nhất, công tác thống kê, báo cáo tình hình sử dụng về TSCĐ, CCDC tại các đơn vị chưa được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời và còn mang tính hình thức, chưa phản ánh thực tế tình hình quản lý, sử dụng đảm bảoquyđịnh, dẫn tới thông tin về tài sản không đảm bảođầyđủ và chính xác để phục vụ cho công tác quảnlý.

Thứ hai, công tác theo dõi về TSCĐ, CCDC tại một số đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc đúng quy định, việc mở sổ chi tiết theo dõi đối với từng loại tài sản, số lượng, chất lượng, chủng loại tại nơi sử dụng hầu hết đều chưa thực hiện được Phần lớn các tài sản đều do phòng Quản trị và Vật tư - Trang thiết bị theo dõi nên tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ hay đột xuất cho các đơn vị quản lý.

Thứ ba, một số tài sản hư hỏng không còn sử dụng được hoặc nếu có sửa chữa thì chi phí cao mà hiệu quả sử dụng thấp Một số tài sản tại các đơn vị đã mất nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân, chưa có quy định cụ thể về việc chịu trách nhiệm cá nhân hay đơn vị và chưa có biện pháp xử lý cụ thể.

Thứ tư, các thủ tục phê duyệt hồ sơ mua sắm còn bị động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên đôi khi giải quyết công việc về tài sản bị chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đơn vị.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC YHÀNỘI

Định hướng về quản lý TSC tại Trường Đại học YHàNội

- Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật của Nhànước;

-Xây dựng cơ chế quản lý TSC theo xu hướng tiến tới tự chủ Đạihọc;

- Tiếp tục xây dựng, cập nhật các quyết định, thông tư, nghị định hướng dẫn về quản lý đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc để đảm bảo công tác quản lý, thực hiện đúng quy định của pháp luật, khai thác hết công năng sử dụng về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước và pháp luật về đất đai;

- Xây dựng hệ thống quản lý chi tiết, đồng bộ về ô tô - phương tiện vận tải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước Dựa vào tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, Nhà trường sẽ đưa ra tiêu chuẩn, định mức cụ thể phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Trường, tránh sử dụng xe công không đúng mục đích, gây lãngphí;

- Hoànthiệnhệthốngdữliệu sử dụngchung,ápdụng CNTTvàoquảnlýTSCmạnhmẽ hơnnữatrongcôngtácchuyênmônnhưlậpkếhoạchvậttư,hóachất,…chonămhọc;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản gắn liền với chương trình đổi mới đào tạo bác sĩ y khoa, theo từng năm học, module chương trình đàotạo;

- Thực hiện chủ trương xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, thực tập tập chung, phòng thí nghiệm công nghệ cao, phòng thí nghiệm chuyênngành;

- Hoàn thiện và đưa các quy trình quản lý TSC như quy trình về bảo quản, về bảo trì, về lập báo cáo … vào triển khai, áp dụng và điều chỉnh phùhợp;

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị chuyên môn, đảm bảo khả năng vận hành tối đa, tránh hỏng hóc lớn, sự cố bấtthường,…

- Rà soát, bổ sung, xây dựng tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị chuyên dùng theo Thông tư 08/2019/ TT-BYT, đảm bảo phù hợp với yêu cầu tự chủ đạihọc;

- Xây dựng và triển khai hệ thống văn bản, quy định đối với loại hình vật tư thiết bị xã hội hóa để khai thác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu tránh đầu tư không cần thiết, phù hợp quy định pháp luật (đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y HàNội).

Thời cơ, thách thức khi tiến tới tự chủĐạihọc

Tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Mục đích của chính sách này là để các trường đại học sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội.

Tự chủ đại học là quyền của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình Đây là hình thức quản trị thích hợp với những tổ chức không thuộc hệ thống hành chính (hệ thống có cấp trên cấp dưới; cấp dưới do cấp trên bổ nhiệm và phải làm theo quyết định của cấp trên).

Thông thường, tự chủ đại học bao gồm 3 khía cạnh: tự chủ về tổ chức nhân sự, tự chủ về tài chính, tự chủ về học thuật

Tự chủ đại học có nhiều mặt ưu điểm như giúp các trường đại học tháo gõ được nhiều vướng mắc về quản lý nhà nước, về hoạt động của nhà trường, quản lý của bộ chủ quản Tự chủ đại học là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Quyền tự chủ đại học được thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của Luật như Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị, của cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục, tuyển sinh, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh…

3.2.1 Thờicơ khi tiến tới tự chủ Đạihọc

Khi áp dụng cơ chế tự chủ, các trường đại học sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn từ việc đầu tư nghiên cứu khoa học đến thay đổi chương trình đào tạo và khẳng định thương hiệu Tự chủ Đại học là gắn liền với trách nhiệm cho nên Trường sẽ tự lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu của xãhội.

Tự chủ giúp các cơ sở giáo dục đại học có toàn quyền trong việc quyết định những vấn đề thuộc về học thuật như là chương trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập của sinhviên.

Tự chủ đại học cũng chính là sự tự do của Trường trong việc sắp xếp và tổ chức các sự kiện, các mối quan hệ liên quan đến công việc lập kế hoạch, tổ chức và điều phối Sự tự do trong công việc như vậy sẽ thúc đẩy sự năng động và sự phát triển của từng cá nhân và kéo theo đó là sự vững mạnh của cơ sở giáo dục đạihọc.

Cơ chế tự chủ đại học sẽ giúp Nhà trường chủ động, mềm dẻo và sáng tạo cũng như linh hoạt được trong các hoạt động diễn ra trong trường, còn tùy vào điều kiện của mỗi trường mà thực hiện mức độ tự chủ, từ tự chủ một phần cho đến tự chủ hoàn toàn Cơ chế tự chủ ĐH thí điểm cho thấy được sự linh hoạt và chủ động hơn về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tuyển dụng nhân sự Khi chuyển sang tự chủ hoàn toàn, trường đại học đó đánh giá được về chất lượng uy tín, thương hiệu, có khả năng thu hút được sinh viên và có những chế độ chính sách miễn học phí cho sinh viên đặc biệt Vì khi tự chủ Trường đại học Y Hà Nội sẽ tự chủ tài chính, tự chủ về nguồn thu - chi, được thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được ngưng mở ngành nào, quyết định mở thêm ngành nào để đào tạo theo nhu cầu của xã hội nếu như đáp ứng được điều kiện theo quy định Tự chủ đại học còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều hơn trong mỗi cá nhân của trường, giúp các thầy cô khơi dậy sức sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy đối với Học viên - Sinhviên.

Bên cạnh những cơ hội thì tự chủ đại học cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn, nhất là đối với các trường đại học nói chung và Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng.

3.2.2 Thách thức khi tiến tới tự chủ Đạihọc

Hiện nay nhiều quy định văn bản pháp lý chưa kịp thay đổi để hỗ trợ cho các trường đại học tự chủ Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 của Chính phủ chỉ mới là thí điểm nên các văn bản pháp luật không thay đổi theo Dưới góc độ quản lý tại các trường đại học công lập, do sự thiếu định hướng từ các cơ quan quản lý Nhà nước cho nên bản thân các trường khá lúng túng trong việc xây dựng chiến lược và tầm nhìn rõ rệt chomình.

Quyền tự chủ của trường đại học đã được thừa nhận từ lâu nhưng chưa tạo ra chuyển biến đáng kể, ngoài việc do những vướng mắc về cơ chế, thì một phần quan trọng khác là do các trường chưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng Các trường đại học vẫn chưa mạnh dạn thực thi sự tự chủ, vẫn mang tâm lý e dè, thói quen phụ thuộc nhiều vào sự quản lý của Nhà nước Các trường đại học công lập được bao cấp tư duy đã quá lâu và chưa có tinh thần chấp nhận tự mình đương đầu với thách thức, vượt qua nó và được hưởng thành quả tùy theo chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình Họ vẫn muốn tận dụng những ưu thế của trường công lập thay vì chấp nhận cạnh tranh tự do và công bằng trong thế giới phẳng.

Thách thức về tự chủ tài chính: “Trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu học phí, trong khi các nguồn thu về chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp luật còn ít Tự chủ tài chính là vấn đề quan trọng của tự chủ ĐH, nếu không đảm bảo về nguồn thu sẽ là thách thức lớn” Trong bối cảnh tuyển sinh khó khăn và nhiều biến động, nguồn thu học phí trở nên không bền vững, nguy cơ rủi ro cao nếu nhu cầu thị trường lao động bão hòa Trái lại, nguồn thu từ các dịch vụ lại chưanhiều.

Ngoài ra, một số văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập chậm ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, dẫn đến thiếu tính đồng bộ, chưa ban hành nghị định cơ chế tự chủ, chưa điều chỉnh khung học phí của các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục dạy nghề theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

Và một trong những khó khăn lớn nữa của các trường là cơ sở vật chất Hầu hết ở các trường, quỹ này được trích từ nguồn thu nhưng không nhiều vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất mang tính từng bước Để các trường mạnh dạn đăng ký tự chủ hoàn toàn, cần hoàn thiện về mặt hạ tầng, cơ sở vật chất, nghĩa là tự chủ nhưng cần Nhà nước đầu tư banđầu.

Tóm lại, Tự chủ đại học mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít các khó khăn thách thức đối với các trường đại học Vấn đề đặt ra là các trường đại học cần phải nỗ lực, thay đổi để đạt được các mục tiêu cũng như tồn tại và ngày càng phát triển Bên cạnh đó, các trường phải chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chí chất lượng đào tạo theo quy định và công khai minh bạch, khẳng định được vị thế, thương hiệu.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công tại Trường Đạihọc YHàNội

Y HàNội Đây là một vấn đề không đơn giản để giải quyết ngay được của Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng và của các đơn vị sự nghiệp nói chung;

3.3.1 Về quản lý, sử dụng tài sản làđất

Căn cư vào Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Căn cứ vào Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017; Trong phạm vi, quyền hạn của Nhà trường thì Trường sẽ tăng cường công tác an ninh trật tự, bảo vệ ranh giới, chống lấn chiếm, chiếm dụng trái phép đất của Trường Ngoài phạm vi, quyền hạn của Nhà trường thì phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền như Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết về việc thu hồi lại diện tích đất bị chiếm dụng, lấn chiếm, trả lại diện tích đất cho Nhà trường để Trường cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của Trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng Tạo điều kiện để Nhà trường bố trí sắp xếp cơ sở làm việc cho các đơn vị thuộc Trường, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội trong trường học cũng như sự ổn định và phát triển của Trường cụ thể như sau:

+ Đối với cơ sở làm việc tại số 1 Tôn Thất Tùng: Đối với diện tích nhà, đất bị chiếm dụng, đề nghị Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép lập dự án đầu tư và tiến hành các thủ tục giải phóng mặt bằng để thu hồi lại diện tích nhà, đất của Trường đã bị chiếm dụng trái phép, bàn giao lại cho Nhà trường quản lý, sử dụng, tạo điều kiện để Nhà trường bố trí sắp xếp lại cơ sở làm việc cho các đơn vị thuộc Trường Phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội hoàn thành hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấtđai;

+ Đối với cơ sở làm việc tại số 48 Tăng Bạt Hổ: Đề nghị Bộ Y tế làm việc với Viện Dinh dưỡng trả lại phần diện tích nhà và đất do Viện Dinh dưỡng đã mượn của Trường từ lâu tại khu vực tầng 1 tòa nhà 2 tầng tiếp giáp với Viện Dinh dưỡng Sau khi Viện

Dinh dưỡng bàn giao trả lại phần diện tích nhà, đất mượn, P.QT&VTTTB của Trường sẽ phối hợp với các phòng ban chức năng và các cơ quan chuyên môn của thành phố

Hà Nội để hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai để Trường làm cơ sở cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, vật kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt công tác chuyên môn củaTrường;

+ Đối với cơ sở làm việc tại 35 Nguyễn Huy Tưởng: Đề nghị các cơ quan chức năng phân định rõ phần diện tích đường đi chung theo hướng chia đôi và trả lại khu vực nhà Bảo vệ để Trường quản lý và sử dụng Sau khi được cấp có thẩm quyền phân định rõ phần diện tích đường đi chung theo hướng chia đôi và trả lại khu vực nhà Bảo vệ để Trường quản lý và sử dụng, P.QT&VTTTB sẽ phối hợp với các phòng chức năng và cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội để hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng của Trường lên phương án bố trí sắp xếp lại cơ sở tại 35 Nguyễn Huy Tưởng cho một số đơn vị trong Nhà trường nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình sử dụng đất, lập và trình Bộ Y tế cho phép Trường cải tạo, sửa chữa nâng cấp và mở rộng theo hướng lập dự án đồng bộ nhằm đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn củaTrường;

+ Đối với cơ sở 42C Lý Thường Kiệt: Đối với diện tích nhà làm việc hiện đang bị chiếm dụng, đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố

Hà Nội giúp Trường thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi lại diện tích nhà của Trường đã bị chiếm dụng trái phép, bàn giao lại cho Nhà trường quản lý, sử dụng phục vụ các hoạt động chuyên môn của Trường;

3.3.2 Về quản lý, sử dụng tài sản lànhà

Căn cứ vào Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Căn cứ vào Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017; Nghị định số 152/2017/NĐ-

CP ngày 27/12/2017, Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơsởhoạt động sự nghiệp; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạnt ừ

2016 - 2020 Nhà trường chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách từquỹphát triển hoạt động sự nghiệp, kinh phí không thường xuyên để thực hiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các cơ sở làm việc trong và ngoài Trường Để khai thác hết hiệu suất, công năng của các tài sản là nhà, trước hết Nhà trường phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại diện tích làm việc phòng ban, bộ môn theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đảm bảo bố trí hợp lý và sử dụng đúng mục đích Các công trình phụ trợ như căng tin, nhà ăn, giảng đường, hội trường, phòng khám chữa bệnh,… thì Nhà trường có thể liên doanh liên kết với cá nhân, đơn vị doanh nghiệp bên ngoài để cho thuê theo thời vụ, ngắn hạn hoặc dài hạn (tùy theo nhu cầu) nhưng phải tuân thủ đúng theo quy định của phápluật.

Ví dụ: Các cơ sở như giảng đường, hội trường ngoài giờ hành chính phục vụ công việc của Trường, nhà ăn, căng tin thì có thể cho cá nhân, các đơn vị trong và ngoài Trường thuê cung cấp dịch vụ liên doanh liên kết bên ngoài để phục vụ chohọcviên, sinh viên và cán bộ trong và ngoài Trường; Các phòng thực hành ngoài giờ hành chính giảng dạy, nghiên cứu thì cho thuê để làm phòng khám phục vụ nhân dân; Hội trường thì cho các đơn vị có nhu cầu thuê tổ chức hội nghị, hội thảo,…nhưng tất cả các công việc trên đều phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc cho thuê, liên doanh liên kết đối với đơn vị sự nghiệp cônglập.

3.3.3 Vềquản lý, sử dụng tài sản có nguyên giá 500 triệu đồng/ 1 đơn vị tài sản trởlên

Căn cứ vào Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Để đảm bảo khai thác sử dụng hết công suất, tránh lãng phí trong công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nhà trường cần chủ động xây dựng phương án, kế hoạch liên danh, liên kết với cá nhân, đơn vị có nhu cầu sử dụng (ví dụ: kết hợp xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh; phối hợp với Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội tổ chức đào tạo các khóa giảng dạy kỹ năng được cấp chứng chỉ hành nghề; ngoài giờ hành chính có thể cho thuê trang thiết bị; phối hợp với các dự án vừa thêm kinh phíl ạ i có thêm số liệu sử dụng cho nghiên cứu khoa học Việc liên danh liên kết này vừa đảm bảo thiết bị được vận hành liên tục nhằm hạn chế sự cố hỏng hóc, vừa có kinh phí cho việc duy tu, bảo trì bảo dưỡng thiết bị cũng như mua sắm các vật tư hóa chất vận hành, bổ sung thêm cho mục tiêu giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Nhìn chung, để nâng cao được hiệu quả sử dụng trang thiết bị thì mô hình thực tập chung sẽ là định hướng chính trong quy hoạch phát triển của Nhà trường và giúp cho việc đầu tư hiệu quả, đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như khai thác hết hiệu suất của trang thiếtbị.

Tuy nhiên, để cập nhật được các công nghệ mới cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư trọng điểm và đẩy mạnh công tác thăm quan học tập các mô hình giảng dạy ở trong nước và khuvực.

3.3.4 Về quản lý, sử dụng ô tô - phương tiện vậntải

Kiếnnghị

Trường Đại học Y Hà Nội sẽ tập trung rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại,hạn chế do nguyên nhân chủ quan gây ra Bên cạnh đó, Nhà trường đề xuất kiến nghị sau:

- Chỉ đạo các bộ, ban ngành liên quan tạo điều kiện cho Trường Đại học Y Hà Nội trong công tác quản lýTSC.

- Bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các khu vực lấn chiếm, có chế độ chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với các đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng có thu nhập thấp, người già neođơn,…;

- Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN đối với các dự án thu hồi tài sản công là đất và giải phóng mặt bằng đối với đất bị lấn chiếm, sử dụng trái phápluật;

- Lập dự án thu hồi diện tích bị lấn chiếm theo phương thức xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm Đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, môi trường an toàn của cơ sở giáo dục - ytế;

- Phê duyệt quy hoạch 1/500 cho số 1 Tôn Thất Tùng phù hợp với quy hoạch vùng thủ đô và định hướng phát triển Đại học Y HàNội;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước ở địa phương với tài sản công trên địa bàn đúng quy định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; xử lý nghiêm, công khai các đối tượng tiếp tay cho việc vi phạm về quản lý sử dụng đất đai tại địa bàn thành phố, đảm bảo tính răn đe và hiệu lực của phápluật;

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở làm việc đang bị lấn chiếm, chiếm dụng và làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, xây dựng của Trường Đại học

Y Hà Nội trong thời gian sớmnhất.

- Bộ Y tế nghiên cứu lại việc xây dựng phần mềm theo hướng mở và thân thiện với người sử dụng để phần mềm thực sự là công cụ hữu ích trong công tác quản lý sử dụng tài sản công của cảnước;

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý tài sản công để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sảncông;

- Sửa đổi, bổ sung Quy chế tiêu chuẩn, định mức quản lý, sử dụng tài sản công chi tiết cụ thểhơn…

- Sửa đổi chế độ chính sách phí, lệ phí cho phù hợp với điều kiện thựctế.

- Nâng cấp hệ thống cổng thông tin Công khai giá, Công khai tài chính kết quả đấu thầu, hạn chế việc thực hiện khai báo theo mẫu không thể đăng tải do còn mắc nhiều lỗi, không thể đính kèm file, khó đăng tải 1 file có nhiều thành phần chi tiết đồng thời, việc tra cứu thông tin còn chưa chính xác, phứctạp.

- Xây dựng cácQuyđịnh, quyết định về công tác quản lý tài sản tại các đơn vị tự chủ; đồng thời, phân cấp thẩm quyền trong công tác quản lý, mua sắm, thanh lý tài sản phù hợp với thời điểm hiệntại.

3.4.3 Đối với Bộ Kế hoạch và Đầutư

Về các Thông tư hướng dẫn và quy định thực hiện trong công tác đấu thầu:

Xây dựng phụ lục Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, các phụ lục chi tiết giống như thông tư 04/2017/TT-BKHĐT để đảm bảo thuận tiện, tránh sai sót trong công tác xây dựng E-hồ sơ mời thầu.

Kịp thời điều chỉnh một số mẫu biểu trong công tác lập và đăng tải E-hồ sơ mời thầu trong công tác đấu thầu qua mạng.

Nâng cao chất lượng hệ thống băng thông để thực hiện các nội dung trong đấu thầu qua mạng tại địa chỉ:http://muasamcong.mpi.gov.vn/, hạn chế việc quá tải, khó thực hiện việc đăng tải hồ sơ, kết quả lựa chọn nhàthầu.

- Nâng cấp hệ thống phần mềm báo cáo tài sản công có giá trị trên 500 triệu đồng/ tài sản để đảm bảo thuận tiện trong việc tra cứu thôngtin.

- Kịp thời ban hành các văn bản pháp lý trong công tác quản lý tài sản công để quản lý, khai thác, vận dụng kịp thời, phù hợp Đặc biệt với các đơn vị tiến tới tự chủ tài chính và tự chủ đạihọc.

3.4.5 Đối với Ủy ban nhân dân thành phố HàNội

- Đề nghị các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội xây dựng phương án sớm nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến lấn chiếm, chiếm dụng đất của Nhà trường theo đúng qui định của phápluật.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Quốc hội nước CHXHCNVN (2017),Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số15/2017/QH14 ngày21/6/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước CHXHCNVN (2017)
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN
Năm: 2017
5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014,Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật đấu thầu về lựa chọn nhàthầu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014
6. Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017,Quy định tiêu chuẩn, định mức sửdụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sựnghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017
7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2017), Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sảncông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước CHXHCNVN (2017), Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày26/12/2017
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCNVN
Năm: 2017
9. Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019,quy định tiêu chuẩn, định mức sửdụng xe ôtô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019
10. Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009,quy định niên hạn sử dụng đối vớixe ô tô chở hàng và xe ô tô chởngười Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009
11. Thông tư số 7/2020/TT-BYT ngày 14/5/2020,quy định chi tiết hướng dẫn về tiêuchuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực ytế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 7/2020/TT-BYT ngày 14/5/2020
13. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017về hướng dẫnmột số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sảncông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2017), Thông tư 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2017
15. Nguyễn Thị Bất, Nguyễn Văn Xa (2017),Giáo trình quản lý tài sản công, NXB Đại học Kinh tế quốcdân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài sản công
Tác giả: Nguyễn Thị Bất, Nguyễn Văn Xa
Nhà XB: NXBĐại học Kinh tế quốcdân
Năm: 2017
18. Đỗ Thủy Trà My (2018),Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định tại TrườngĐại học Mỏ - Địa chất,luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địachất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định tạiTrườngĐại học Mỏ - Địa chất
Tác giả: Đỗ Thủy Trà My
Năm: 2018
8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2017), Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sảncông Khác
14. Chính phủ nước CHXHCNVN (2018), Công văn 41/CP-KTTH ngày 13/02/2018 năm 2018về đính chính Nghị định151/2017/NĐ-CP Khác
16. Nghị quyết số 06/NQ-ĐHYHN ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng trường về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y HàNội Khác
17. Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Đại học Y Hà Nội tháng12/2019 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w