1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược xâm nhập thị trường mcdonald's

40 4,6K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 765 KB

Nội dung

Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam với dân số gần 90 triệu người trong đó chủ yếu là dân số trẻ. Đây là một trong những thị trường có rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển đặc biệt là thị trường thức ăn nhanh. Trong giai đoạn mở cửa rộng khắp hiện nay, các công ty muốn mở rộng thị phần và thâm nhập vào thị trường Việt Nam là câu chuyện hết sức hiển nhiên. Đã từ lâu, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi của các tập đoàn thức ăn nhanh như KFC, Lotteria… Nhưng khi đến đầu cuối năm 2012, việc các ông lớn: Subway,Burger King… cũng đặt chân vào Việt Nam cho thấy Việt Nam là một thị trường cực kỳ tiềm năng. Sắp tới đây, tháng 1 năm 2014, McDonald’s cũng sẽ đặc chân vào Việt Nam. Vấn đề ở đây là McDonald’s đã từng đặc chân vào Việt Nam nhưng đã thất bại. Tại sao McDonald’s lại chọn thời điểm này để bước tiếp bước đi tiếp theo? Việc nghiên cứu đề tài này là nhằm hướng đến câu trả lời trên, bên cạnh đó sẽ vạch ra một bức tranh toàn cảnh về thị trường Việt Nam cũng như những cơ hội và thách thức mà McDonald’s cần phải nắm lấy cũng như những tập đoàn lớn khác khi muốn mở rộng thị phần ở Viêt Nam sau này. Trang 1 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Để trở thành những tập đoàn lớn mạnh, công ty làm thỏa mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình. Những tập đoàn đó đã xem Marketing là một triết lý của toàn công ty chứ không chỉ là một chức năng riêng biệt. Họ cạnh tranh ác liệt với địch thủ, hợp tác chặt chẽ và không ngoan với các đối tác chiến lược trong chuỗi xích cung ứng và phân phối của mình. Những người làm Marketing của công ty tham gia vào những quyết định quản lý từ trước khi sản phẩm được thiết kế và tiếp tục công việc ngay cả sau khi bán sản phẩm. Theo quan điểm của Philips Kotler thì “thay đổi bản chất trong tư duy Marketing là chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra khách hàng. Những khách hàng tốt là một tài sản mà khi được quản lý và phục vụ tốt sẽ đem lại cho công ty một nguồn thu nhập lớn và lâu bền. Vị trí dẫn đầu thị trường sẽ thuộc về công ty nào dự tính được những sản phẩm mới, dịch vụ mới, phong cách sống mới và những cách nâng cao mức sống." 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu về chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của McDonald’s nhằm tìm ra nhưng ưu và nhược điểm của nó. Bên cạnh đó, muốn tìm đến câu trả lời tại sao đến năm 2014, McDonald’s mới có thật sự bước chân vào thị trường Việt Nam. 2. Mục tiêu Phân tích tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam, thực trạng tình hình phát triển thị trường Thức ăn nhanh Việt Nam nhằm có những đánh giá chính xác về quy mô thị trường, tốc độ phát triển và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Phân tích thế mạnh và động thái của McDonald’s khi thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam. Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường của McDonald’s trong thời gian sắp tới. Và cuối cùng là đề ra một số giải pháp dựa trên mô hình Marketing Mix cho McDonald’s. Trang 2 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng 3. Marketing mix 3.1 Marketing mix là gì? Marketing mix (Hỗn hợp hay Phối thức Marketing): là tập hợp các công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn.Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing mix. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. 1 Hình 1.1: 4P trong Marketing mix Marketing có thể được chọn từ rất nhiều khả năng, được thể hiện như một hàm có bốn biến số là (P1, P2, P3, P4). Marketing mix của một công ty tại thời điểm t cho một ản phẩm A có mức chất lượng q, giá bán m, chi phí phân phối y, chi phí xúc tiến z được thể hiện là (q,m,y,z). Một biến số thay đổi sẽ dẫn đến sự kết hợp mới trong Marketing 1 Trang 3 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng mix. Không phải tất cả những yếu tố thay đổi trong Marketing mix có thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Công ty có thể điều chỉnh giá bán, lực lượng bán, chi phí quảng cáo trong ngắn hạn nhưng chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh phân phối trong dài hạn. 3.2 Các thành phần của Marketing mix Sản phẩm (Product) Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,… Phần trọng tâm của lý thuyết Marketing mix chính là sản phẩm (dịch vụ), những gì mà công ty cung cấp cho khách hàng như máy giặt, xe hơi, vật dụng trang trí nội thất,… hoặc chính sách bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ cho điện thoại di động,… Sự cung cấp này còn bao gồm các khía cạnh vật chất, cũng như các yếu tố trừu tượng hơn như bảo hành, phương án chọn lựa và dịch vụ hậu mãi. Chúng ta có thể phân biệt các sản phẩm theo lý tính hoặc thông qua các dịch vụ cung cấp để hỗ trợ sản phẩm đó. Những khác biệt lý tính của sản phẩm bao gồm: • Hình thức - kích cỡ, hình dáng, cấu trúc vật chất. • Các đặc điểm - ví dụ: một công cụ xử lý văn bản mới. • Chất lượng hiệu suất - mức độ mà các đặc tính chính của sản phẩm phát huy được. • Chất lượng hoạt động - mức độ mà tất cả các đơn vị của sản phẩm đều hoạt động như nhau. • Tính bền - tuổi thọ hoạt động dự kiến của sản phẩm dưới các điều kiện và áp lực tự nhiên. • Độ tin cậy - khả năng sản phẩm không bị trục trặc hay hư hỏng. Trang 4 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng • Khả năng sửa chữa - khả năng sản phẩm có thể sửa chữa nếu bị hư hỏng. • Phong cách - ấn tượng và cảm giác về sản phẩm. • Thiết kế - cách mà tất cả các đặc tính nêu trên phối hợp với nhau (dễ sử dụng, đẹp mắt, bền). • Cũng có thể phân biệt sản phẩm bằng các đặc điểm khác biệt về dịch vụ như sau:  Dễ đặt hàng - mức độ mà khách hàng dễ đặt mua sản phẩm.  Giao hàng - mức độ giao sản phẩm nhanh chóng và chính xác.  Lắp đặt - mức độ thực hiện tốt công việc để làm cho sản phẩm có thể sử dụng tại nơi chỉ định.  Huấn luyện khách hàng - bất cứ thứ gì công ty cung cấp để huấn luyện khách hàng sử dụng sản phẩm.  Tư vấn khách hàng - bất cứ điều gì công ty tư vấn hay các dịch vụ nghiên cứu cho khách hàng.  Bảo dưỡng và sửa chữa - mức độ công ty giúp khách hàng duy trì sản phẩm hoạt động tốt. Trong thực tế, việc thiết kế một sản phẩm sẽ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về những nhu cầu, mong muốn và khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng kết hợp với việc nghiên cứu thị trường. Trong bài viết này có đề cập khái niệm chu kỳ sống sản phẩm: Chu kỳ sống sản phẩm: là thời gian tồn tại sản phẩm trên thị trường. Nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm thể hiện sự cố gắng nhận dạng những giai đoạn khác nhau của quá trình lịch sử thương mại một sản phẩm. Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm 4 giai đoạn: mở đầu (introduction), tăng trưởng (growth), trưởng thành (maturity) và suy thoái (decline) (xem hình 1.2). Trang 5 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng Hình 1.2: Chu kỳ sống sản phẩm Giá (Price) Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing mix bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Giá bán: là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán, Trong các thị trường tự do và cạnh tranh, việc định giá là trọng tâm của hầu hết mọi giao dịch. Khi khách hàng thấy rằng giá trị của một sản phẩm tương xứng với giá đã định, khách hàng sẽ thực hiện ngay giao dịch mua bán mà bỏ qua các lựa chọn khác. Như vậy, việc tăng hay hạ giá sẽ điều chỉnh số lượng đơn vị sản phẩm cần bán. Điều này Trang 6 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm. Nhà cung cấp có thể định giá cao hơn khi sản phẩm được nhìn nhận là mới lạ, độc đáo và không có sản phẩm thay thế nào hữu hiệu bằng. Nhưng ở giai đoạn chín muồi của vòng đời sản phẩm, nhà cung cấp thường giảm giá thành vì các sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều. Nhìn chung, nhà cung cấp sẽ linh hoạt hơn trong việc định giá khi sản phẩm hay dịch vụ của họ có tính độc đáo, chẳng hạn như một cây đàn ghita sản xuất theo đơn đặt hàng hay một chiếc xe hơi thể thao MG đời 1962 đã được phục hồi. Đối với những sản phẩm thông dụng hay phổ biến, sự linh hoạt sẽ kém hơn vì khách hàng đã có nhiều sự chọn lựa và so sánh. Nếu nhà cung cấp định giá cao hơn thị trường chung, việc bán hàng sẽ trở nên khó khăn, còn nếu họ hạ giá quá thấp thì số lượng hàng bán tạm thời tăng lên, nhưng sẽ chững lại khi các đối thủ cạnh tranh cũng hạ giá. Một số nhà cung cấp đã thành công trong việc duy trì giá thành cao bằng cách bổ sung cho các sản phẩm rất bình thường của họ những ưu điểm về sự độc đáo, chất lượng hay sự mới lạ. Phương pháp này đặc biệt phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Dù công ty bạn định giá sản phẩm hay dịch vụ ở mức độ nào, thì giá đó cũng là một yếu tố quan trọng trong Marketing mix và sẽ có tác động đến kết quả kinh doanh. Bạn có thể đặt giá cho bất kỳ mục tiêu nào sau đây: tăng số hàng bán theo đơn vị sản phẩm, tăng lợi nhuận, hay tăng thị phần; đánh bại đối thủ cạnh tranh; hoặc ngăn không cho đối thủ cạnh tranh xâm phạm lãnh địa của bạn. Những sản phẩm mới luôn được thiết kế theo các mục tiêu về giá cụ thể như thế này. Phân phối (Place) Đây cũng là một thành phần chủ yếu trong Marketing mix. Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả. Việc phân phối đề cập đến địa điểm bán hàng và đưa sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng. Địa điểm phân phối có thể là một cửa hàng bán lẻ, một mạng lưới phân phối Trang 7 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng toàn quốc, một website thương mại điện tử, hay một catalog gửi trực tiếp đến khách hàng. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch Marketing nào. Hầu như các công ty đều có nhiều kênh phân phối để giao dịch với khách hàng. Kênh phân phối càng nhiều, càng hiệu quả thì cơ hội bán hàng càng lớn. Hãy xem ví dụ về cách tận dụng nhiều kênh phân phối của nhà xuất bản bộ sách "Cẩm nang kinh doanh Harvard". Nhà xuất bản sẽ dùng lực lượng bán hàng để tạo ra những không gian trưng bày trong hiệu sách và sẽ bán thông qua Amazon.com. Lực lượng bán hàng này cũng sẽ bán sách cho các nhà bán sỉ sách, và số sách đó sẽ được cung cấp cho các nhà sách độc lập. Bên cạnh đó, nhà xuất bản sẽ bán trực tiếp một lượng sách lớn cho các doanh nghiệp và câu lạc bộ sách. Ngoài ra, bộ phận phụ trách bản quyền cũng sẽ bán bản quyền chuyển ngữ bộ sách này cho những nhà xuất bản không dùng tiếng Anh trên khắp thế giới. Cuối cùng, thông qua website thương mại điện tử của mình, nhà xuất bản sẽ bán trực tiếp cho khách hàng cuối cùng, để tránh những người trung gian và phần chiết khấu phải chi cho họ. Có nhiều cách để đưa sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng. Một công ty theo định hướng thị trường có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để tiến hành công việc mà không gây mâu thuẫn giữa các kênh phân phối. Xúc tiến (Promotion) Thành phần thứ tư này gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Công ty phải thiết lập những chương trình như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp. Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng. Đây là yếu tố cuối cùng, nhưng cũng là yếu tố khó mô tả nhất trong Marketing mix. Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ Trang 8 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng Có rất nhiều hình thức xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng nên rất khó đề cập tất cả ở đây. Bạn chỉ cần xác định rằng: cùng với nghiên cứu thị trường, việc xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng chính là mắt xích truyền thông quan trọng giữa công ty bạn và khách hàng mà bạn nhắm đến. Cần lưu ý rằng, trên quan điểm của người bán, 4P là những công cụ Marketing tác động đến người mua. Trên quan điểm của người mua mỗi công cụ Marketing được thiết kế để cung cấp lợi ích cho khách hàng. Robert Lauterborn cho rằng 4P là để đáp ứng 4C của khách hàng. Công ty muốn chiến thắng trên thị trường phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả bằng các sản phẩm và giá cả hợp lí, tạo tiện lợi cho khách hàng và phải có cách thông đạt thích hợp. 4P 4C Sản phẩm Product Đòi hỏi và mong muốn của khách hàng Customer needs and wants Giá Price Chi phí đối với khách hàng Cost to the customer Phân phối Place Thuận tiện Convenience Xúc tiến Promotion Thông đạt Communication Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix Marketing mix không có khuôn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mà nó thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như: •Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doang nghiệp đã chiếm lĩnh Trang 9 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng. •Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau hải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau. •Thị trường: Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau. Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức mua của thị trường vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, Marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau. •Giai đoạn của chu kì sống sản phẩm: Mỗi giai đoạn của chu kì sống sản phẩm có đặc điểm khác nhau nên cần có Marketing mix khác nhau. 4.Tổng Quan Tình Hình Kinh Tế - Chính Trị - Xã Hội Việt Nam 4.1 Các yếu tố thể chế, luật pháp Là một quốc gia phát triển theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về mức độ ổn định chính trị xã hội. Về công tác quản lý và điều hành vĩ mô, chính phủ Việt Nam đã cho thấy sự nhạy bén, quyết tâm và hiệu quả trong việc đề ra nhiều chính sách đồng bộ phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, từng bước khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việt Nam đang hoàn thiện và củng cố bộ máy chính quyền và cơ chế tổ chức hành chính theo hướng minh bạch, công khai và đơn giản hóa thủ tục, khâu, các giai đoạn để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Hệ thống luật pháp của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện dần, đáp ứng các nhu cầu của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự ra đời của quy định về nhượng quyền thương mại (2003) cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc đầu tư vào thị trường Việt Nam của các tập đoàn lớn trên thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO, và trở thành thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng như tích cực ký kết các Hiệp định thương mại song phương, đa phương càng Trang 10 [...]... Trên thực tế thị trường Mỹ đã bão hoà Đương nhiên, ban lãnh đạo công ty phải nghĩ tới một chiến lược phát triển mới cho McDonald's nếu không muốn nó dậm chân tại chỗ và sa lầy trong thị trường Mỹ ít tiềm tàng ngày càng nhiều áp lực cạnh tranh Chìa khóa cho định hướng phát triển mới của McDonald's chính là thị trường quốc tế đầy tiềm năng Năm 1980, 28% số nhà hàng mới được mở nằm tại các thị trường ngoài... 1990 Đầu những năm 1980, doanh thu từ thị trường quốc tế chỉ chiếm 22% Tới năm 2000, McDonald's thu về 21 tỷ USD từ 28.707 nhà hàng đặt tại các thị trường bên ngoài, con số này chiếm 53% tổng doanh thu 40tỷ USD của công ty Mặc dù vậy, McDonald's chưa có ý định dừng cuộc "bành trướng" của mình lại Theo họ, ở các thị trường tiềm năng, mức độ thâm nhập thị trường của McDonald's mới chỉ dừng lại ở mức một... chỉ dừng lại ở mức một nhà hàng cho 500.000 dân Thêm nữa, McDonald's mới chỉ phục vụ chưa tới 1% dân số toàn cầu Với những thành công đã có, ban lãnh đạo công ty vạch ra chiến lược nhanh chóng mở rộng thị trường trong thời gian tới và hướng phát triển ở cả 3 thị trường lớn: Châu Âu, Đông Á và Mỹ Latinh.Trên thực tế, việc xâm nhập và thâm nhập thị trường mới không dễ dàng như những gì các con số thống... PHÁP NHẦM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA MCDONALD’S 1 Định hướng phát triển McDonald's được thành lập năm 1955, trong vòng 30 năm đầu công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa với hơn 10.000 nhà hàng trải khắp các bang nước Mỹ McDonald's không chỉ đơn thuần là một công ty làm ăn thành đạt, nó thực sự đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ phồn thịnh Theo như thống... với Mc cũng không phải là một vấn đề Nhưng khi vào thị trường Việt Nam khá là mới mẻ xa lạ về văn hoá, thị hiếu và khả năng sử dụng sản phẩm của Mc vì vậy nhóm đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để giúp cho Mc phần nào cho chiến lược xâm nhập của Mc vào thị trường Việt Nam Dưới đây là những giải pháp cụ thể i Sản phẩm: Cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới lạ mang phong cách người... khi nào cũng phát huy hiệu quả và dễ dàng thích ứng với môi trường văn hoá đặc trưng của các thị trường mới Khắc phục khó khăn này, McDonald's buộc phải tự thích nghi Những nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản giúp công ty tiếp cận tốt hơn với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường Tại Malaysia, Singapore và Thái lan, McDonald's cung cấp thêm sản phẩm đồ uống với hương vị sầu riêng,... hàng này.Trên thực tế, một trong những chìa khoá cho thành công của việc mở rộng thị trườngchiến lược xuất khẩu mô hình quản lý kinh doanh đã được phát triển và thử nghiệm tại thị trường Mỹ Thành công của McDonald's được xây dựng trên nền móng của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và các đối tác cung ứng đầu vào, chiến lược marketing rộng khắp trên toàn quốc gia, hệ thống quản lý hoạt động rất khắt... thêm các loại nước giải khát làm từ trái gura hay dâu rừng Amazon Ở Ấn Độ, thịt bò và thịt lợn được thay bằng thịt cừu để phục vụ các giáo dân nơi đây với tập quán ăn kiêng.Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất McDonald's gặp phải lại không nằm ở sự khác biệt về văn hoá, yếu tố quan trọng nhất ngăn cản McDonald's nhanh chóng xâm chiếm thị trường toàn cầu là sự khó khăn trong việc kìm kiếm và thiết lập mạng lưới... đồ kết quả khảo sát về thu nhập tiềm lực tài chính của khách hàng cũng quan trong đối với doanh nghiệp, hiểu biết được vấn đề này giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến lược giá cả và chiến lược sản xuất phân phối hợp lý đối với sản phẩm của mình Qua kết quả khảo sát cho thấy những người có thu nhập cao thường tập trung ở khu trung tâm thành phố vì vậy Mc nên tập chung thị trường mục tiêu cho sản phẩm... xét một ví dụ cụ thể Năm 1992, McDonald's khai trương nhà hàng đầu tiên của mình tại Ba Lan sau một quá trình nghiên cứu thị trường bài bản và cẩn trọng Trong suốt 18 Trang 26 Quản Trị Marketing Giảng viên: Nguyễn Văn Trưng tháng đầu, McDonald's tiến hành các bước nghiên cứu theo mô hình chuẩn của công ty về các yếu tố: địa điểm, thị trường bất động sản, xây dựng, thị trường lao động, đối tác cung ứng, . mô thị trường, tốc độ phát triển và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Phân tích thế mạnh và động thái của McDonald’s khi thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam. Đánh giá chiến lược. nhau. Thị trường: Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau. Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức mua của thị trường. những thị trường có rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển đặc biệt là thị trường thức ăn nhanh. Trong giai đoạn mở cửa rộng khắp hiện nay, các công ty muốn mở rộng thị phần và thâm nhập vào thị

Ngày đăng: 22/05/2014, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w