Sổ tay hỏi đáp nông thôn mới

53 714 1
Sổ tay hỏi đáp nông thôn mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sổ tay hỏi đáp nông thôn mới

LỜI NÓI ĐẦU Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự tham gia của người dân. Qua thời gian triển khai thực hiện, Chương trình đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi, hưởng ứng tham gia của người dân tạo thành phong trào; bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như: Tiến độ thực hiện một số nội dung còn chậm, một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt thấp, quá trình triển khai ở cơ sở một số nơi còn lúng túng; một bộ phận cán bộ, người dân chưa thực sự hiểu đầy đủ về nông thôn mới. Để góp phần tháo gỡ những tồn tại, giúp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Chương trình. Được sự nhất trí của UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đã tổng hợp, xây dựng và biên tập cuốn “Sổ tay Hỏi - Đáp về Chương trình xây dựng nông thôn mới”, nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến, sâu rộng hơn nữa nội dung của Chương trình, các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ ngành, địa phương để phục vụ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới và người dân với phương châm: hiệu quả, thiết thực để Chương trình thực sự có ý nghĩa, đi vào cuộc sống của người dân nông thôn. Cuốn Hỏi - Đáp về Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, nhất là đối với cán bộ cơ sở vận dụng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được góp ý của độc giả./. BAN BIÊN TẬP 1 HỎI - ĐÁP VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI NGUYÊN Phần thứ nhất NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020 Câu 1.  Trả lời: - Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. - Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. - Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, độc lập và đoàn kết, cộng đồng cùng nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Câu 2.  Trả lời: - Do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc đổi mới với giai cấp nông dân; - Do yêu cầu giảm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay nhiều nơi có tình trạng một số nhóm người không muốn ở nông thôn. Tình trạng nữ hóa lao động, già hóa nông dân khá phổ biến. Tình trạng “Ngành nông nghiệp ít người muốn vào, nông thôn ít người muốn ở, nông dân ít người muốn làm”; - Do yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH. Câu 3.  !"#$ Trả lời: Xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau: - Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo người nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; - Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; 2 - Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, … - Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa; - Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Câu 4. % Trả lời: - Người nông dân và cộng đồng dân cư là người làm với vai trò là chủ thể. Họ được biết, được bàn, được quyết định, được làm, giám sát và thụ hưởng (quy hoạch, đề án, huy động vốn, quản lý ). Người nông dân tự chỉnh trang nơi ở, cải tạo vườn của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất và đóng góp công sức, tiền, vật liệu để xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã. - Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. - Nhà nước giữ vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ (bằng hiện vật, tiền hoặc lãi suất), tập huấn; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổ chức thi đua gắn với khen thưởng. Câu 5. &'()*)+ ,-).#/,0(, Trả lời: Thứ nhất, về nội dung xây dựng NTM: phát triển nông thôn một cách toàn diện, so với trước đây xây dựng nông thôn thường thông qua các chương trình hay dự án, mới chỉ giải quyết một số khía cạnh riêng lẻ ở nông thôn. Thứ hai, về cơ chế phối hợp: đồng bộ trên cơ sở phát huy tổng lực của xã hội cho quá trình xây dựng NTM. Thứ ba, về nguồn lực dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ. Với phương châm lấy huy động nội lực tại chỗ là chính, lấy sức dân lo cuộc sống cho dân; so với trước đây việc huy động nguồn “nội lực” trong cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả năng lực của người dân và cộng đồng. Thứ tư, làm cơ sở để nhân rộng cho các xã còn lại, nhằm xây dựng thành công mô hình NTM xã hội chủ nghĩa. Câu 6.  *& Trả lời:Xây dựng NTM theo 19 tiêu chí, gồm 5 nhóm việc chính sau: - Tuyên truyền, vận động, lập quy hoạch, lập đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả; - Chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào , để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn; 3 - Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; - Phát triển sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, đồng thời làm tốt công tác đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động; - Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá và đảm bảo an ninh nông thôn. Câu 7. 1#"2 Trả lời: - Xây dựng nông thôn mới cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. - Thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư. - Thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành). - Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Câu 8. 3"##45/6 Trả lời: Xã phải đạt chuẩn 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM, gồm: (1) Quy hoạch; (2) Giao thông; (3) Thủy lợi; (4) Điện; (5) Trường học; (6) Cơ sở vật chất văn hóa; (7) Chợ; (8) Bưu điện; (9) Nhà ở dân cư; (10) Thu nhập; (11) Tỷ lệ hộ nghèo; (12) Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; (13) Hình thức tổ chức sản xuất; (14) Giáo dục; (15) Y tế; (16) Văn hóa; (17) Môi trường; (18) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; (19) An ninh, trật tự xã hội. Câu 9. 7)899 Trả lời: Xây dựng nông thôn mới theo 7 bước sau: Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện. Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện). Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia NTM. Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã. 4 Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án. Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện chương trình. Câu 10.:&;<#=-&7+,13>?@/ AB9 Trả lời: Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở cấp xã gồm: Ban chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã. a) Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã gồm: Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban; Chủ tịch UBND xã làm Phó ban Thường trực; Các Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó ban; Thành viên là Trưởng các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và một số công chức chuyên môn. Thành viên Ban chỉ đạo xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. b) Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã gồm: Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và trưởng thôn. Thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ban quản lý xây dựng NTM xã trực thuộc UBND xã, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu của UBND xã trong hoạt động giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Câu 11.C<#=13>@/' &*!*<#D  Trả lời: Ban quản lý XD NTM xã có 5 nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: 1. Là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ chuyên môn giúp các Ban quản lý xã thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong toàn xã và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã. 4. Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thực hiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa dự án vào khai thác, sử dụng. 5. Được ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân, cộng đồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thực hiện các công trình, dự án đầu tư. Trong trường hợp, đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư, UBND xã có thể thuê một đơn vị/tổ chức có đủ năng lực quản lý để hỗ trợ hoặc chuyển cho UBND huyện làm chủ đầu tư, có sự tham gia của lãnh đạo Ban quản lý xã. Việc thuê đơn vị/tổ chức có đủ năng lực thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. 5 Câu 12.C),0E *"7' & *!*<#D Trả lời: * Thành viên của Ban phát triển thôn gồm những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị và hộithôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM). * Ban phát triển thôn có 8 nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây: 1. Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn. 2. Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào quy hoạch, đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất chung của xã theo yêu cầu của Ban quản lý xã. 3. Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn). 4. Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua trong xóm và giữa các xóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải. 5. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động. 6. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo. 7. Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao. 8. Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn. Câu 13. 7@FG-H<#D->33I*)AB0-H ,J/' &*!,13> Trả lời: * Ngoài 5 nhiệm vụ của BQL xã nêu trên, Đảng ủy, HĐND, UBND và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã còn có một số nhiệm vụ sau: 6 1. Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện tại địa phương (bằng văn bản, đi thực tế nắm bắt tình hình cơ sở,…); phân công rõ nhiệm vụ cho các thành viên, các ngành, đoàn thể để cho cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên phải thực sự vào cuộc thực hiện với các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể: - Cấp uỷ làm gì, chính quyền làm gì, các bộ phận chuyên môn thuộc UBND làm gì, MTTQ và các đoàn thể làm gì, từng cán bộ chuyên môn phải làm gì, xóm làm gì, xã làm gì,…Lưu ý phân công phải có tính hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cấp uỷ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện để có nghị quyết lãnh đạo; chính quyền cụ thể hoá nghị quyết của cấp uỷ thành chương trình kế hoạch cụ thể. - Yêu cầu các ngành, đoàn thể phải có chương trình hành động tham gia xây dựng NTM một cách cụ thể gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động đang triển khai thực hiện. - Nghiên cứu đưa nội dung tham gia thực hiện Chương trình xây dựng NTM để đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị; đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên, cán bộ, công chức hàng năm. KL#=$ Để triển khai thực hiện tốt Đảng ủy, HĐND cần có NQ cụ thể về từng nội dung công việc trọng tâm. 2. Sau khi quy hoạch NTM đã được phê duyệt, phải thực hiện ngay công tác công bố quy hoạch, để cho mọi người dân biết được các nội dung đã được quy hoạch. Triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch. 3. Tập trung tuyên truyền mạnh mẽ, sâu, rộng, liên tục trên nhiều phương tiện, nhiều hình thức với nội dung ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để mọi người hiểu được, hiểu đúng mục đích, ý nghĩa, cách làm NTM. Từ đó khuyến khích khát vọng, ý chí, niềm tin vào công cuộc xây dựng NTM của nhân dân. 4. Ban chỉ đạo xã cần tập trung trí tuệ để xây dựng quy hoạch NTM, đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất của xã. 5. Việc triển khai thực hiện đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất cần thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên làm ở xóm, hộ gia đình trước nhằm tạo sự hào hứng tham gia của cộng đồng. 6. Tập trung, ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân (địa bàn nông thôn là gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi); cần phải quy hoạch các khu chăn nuôi, trồng trọt tập trung, áp dụng công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu giống; sản xuất, chế biến bằng công nghệ mới; đào tạo lao động có kỹ thuật; đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;… 7. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn trên các lĩnh vực theo quy định hiện hành và tuân thủ quy hoạch đã phê duyệt; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy hoạch. Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện ngay đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất được phê duyệt. Kịp thời rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh nội dung không phù hợp, để đáp ứng với nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN từng thời kỳ. 7 8. Thường xuyên theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn xã cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp trên đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định. Đánh giá trung thực về kết quả đạt được, hạn chế từ đó đề xuất với cấp có thẩm quyền tháo gỡ những nội dung còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là khi chính thức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo các đề án, quy hoạch đã phê duyệt. Câu 14.G0&13>M'-8N Trả lời: Sau khi quy hoạch NTM, đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất của xã được phê duyệt, UBND xã công bố quy hoạch; căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện của xã, các xóm họp dân để xây dựng kế hoạch phát triển của xóm (hàng năm, 5 năm; có kế hoạch từ xóm thì xã mới có kế hoạch), trong đó cần tập trung bàn và thống nhất các nội dung sau đây: 1. Xác định hướng đi phát triển kinh tế của từng hộ gia đình, liên kết mở rộng các ngành nghề giữa các gia đình trong thôn (theo quy hoạch của xã); lựa chọn nghề phù hợp để chủ động nâng cao kiến thức, đào tạo nghề…, chuyển đổi dần lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nhân dân có thu nhập ổn định và từng bước nâng lên từ các công việc hợp pháp. 2. Xác định các công trình kết cấu hạ tầng cần đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa để đạt chuẩn. Tổ chức cho nhân dân bàn và thống nhất mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh xã hội (các công trình công cộng) của xóm, xã: đường thôn, đường nội đồng, kênh mương, nhà văn hoá, nhà mẫu giáo, khu thể thao xóm, hệ thống cống rãnh thoát nước thải, trồng cây xanh, vườn hoa, điện chiếu sáng nơi công cộng, 3. Xây dựng hương ước, quy ước của xóm về nếp sống văn hoá, về an ninh trật tự trong xóm (trên cơ sở cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của các cấp, các ngành phát động). 4. Tổ chức cho các hộ ký cam kết xây dựng NTM theo kế hoạch của xóm. Xây dựng kế hoạch, đề nghị xã hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng của xóm. 5. Khi kế hoạch được duyệt: Ban phát triển thôn tổ chức họp dân để bàn biện pháp thực hiện kế hoạch; bầu Ban giám sát cộng đồng của xóm; tham gia nghiệm thu các công việc hoàn thành, thông báo công khai quyết toán phần nguồn lực, kinh phí hàng năm do dân đóng góp để thực hiện xây dựng NTM tại xóm. 6. Sau khi công trình hoàn thành, Ban phát triển thôn có trách nhiệm nhận bàn giao công trình đưa vào sử dụng, xây dựng quy chế vận hành, quản lý hoặc kế hoạch vận động nhân dân trong xóm để bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng các công trình trên địa bàn Câu 15.,OF0FP,13>0& 9 Trả lời: Một trong những nguyên tắc thực hiện xây dựng NTM đó là: Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các 8 chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. * Vai trò của nông dân trong xây dựng NTM được thể hiện là: 1. Chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM: Việc quy hoạch xây dựng NTM là để hiện đại hoá nông thôn chứ không phải phá nông thôn cũ để làm NTM. Cho nên buộc phải lấy ý kiến người dân và tự người dân quyết định. Bởi vì người dân mới là người hiểu nhất phong tục, tập quán, tiềm năng, lợi thế … nơi họ sinh sống. Người dân, Chính quyền địa phương là người nêu ra các ý tưởng, các nhà tư vấn chỉ thể hiện ý tưởng quy hoạch đó trên đồ án quy hoạch. Đồng thời người dân cũng là người thực hiện quy hoạch, xây dựng và quản lý quy hoạch. 2. Chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộinông thôn: - Tham gia vào lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. - Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã. - Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã. - Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành. 3. Chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn; 4. Chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn; 5. Là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm ANTT xã hội ở cơ sở. Câu 16.L90)#*,OF0FP Trả lời: * Người dân là chủ thể trong quá trình xây dựng NTM. Để thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, vấn đề đặt ra là cần phải phát huy được vai trò chủ thể của người nông dân. Nói một cách khái quát, mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, thay vì như khẩu hiệu mà chúng ta đang thực hiện hiện nay là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, cụ thể là: - Thứ nhất, để sát thực với người nông dân, thì khâu đầu tiên hết sức quan trọng và có tính chất lâu dài là khi tiến hành lập các quy hoạch về NTM người dân phải bàn và tham gia ngay từ đầu. - Thứ hai, sau khi đã thảo luận, bàn bạc, khi triển khai, người dân quyết định cái gì làm trước cái gì làm sau, phù hợp với nguồn lực của chính họ, phù hợp nguồn lực của địa phương và của Trung ương hỗ trợ cho họ để hiệu quả nhất. 9 - Thứ ba, công trình nào mà người dân làm được thì để người dân làm, không phải cái gì cũng thuê. Họ có thể có thu nhập, đồng thời có thể đóng góp sức lực cho công cuộc xây dựng NTM thông qua việc xây dựng công trình đó. - Thứ tư, làm cho từng người dân tự giác chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, cổng ngõ của họ theo quy hoạch chung của xã, đóng góp cho văn minh sạch đẹp của làng, xã từ chính nhà mình. Không phải trong nhà sạch mà ngoài ngõ bẩn hay ngược lại. - Thứ năm, người dân phải thực sự hiểu được, thấy được là họ làm cho chính mình, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tự đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để thoát nghèo và làm giàu. Câu 17.1 *&!0FP013> Trả lời: 1. Xây dựng, chỉnh trang lại nhà cửa; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang ; cải tạo, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh của gia đình (nhà tắm, nhà vệ sinh, nước sạch); 2. Cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi đảm bảo hợp vệ sinh 3. Cải tạo lại vườn ao để có cảnh quan đẹp, tăng thu nhập. 4. Giữ gìn vệ sinh môi trường chung: tổ chức vệ sinh khơi thông rãnh nước xung quanh nhà; thu gom rác thải 5. Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh: Gương mẫu thực hiện; Giáo dục con cái. 6. Hiến đất, góp đất; đóng góp công sức, tiền công để xây dựng hạ tầng chung trong thôn xóm phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. 7. Giám sát triển khai thực hiện các nội dung xây dựng hạ tầng trên địa bàn thôn xóm mình. 8. Đặc biệt, người dân cần phải tổ chức sản xuất hợp lý, hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất; Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao. + Khai thác hiệu quả đất đai hiện có; + Thâm canh tăng vụ; + Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Giống mới có năng suất, hiệu quả; + Mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Câu 18.1#E Trả lời: Chương trình xây dựng NTM được đầu tư bằng các nguồn vốn sau: 1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm: - Vốn bố trí trực tiếp cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. 10 [...]... thực hiện quy hoạch nông thôn mới a) Tổ chức công bố, công khai và cung cấp thông tin quy hoạch b) Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân khu chức năng c) Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực địa d) Lưu trữ hồ quy hoạch nông thôn mới Câu 31 Nội dung của Đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới? Trả lời: 1 Phân... 100% thôn hoặc liên thôn có nhà văn hóa và khu thể thao; trong đó 50% đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trường hợp thôn sử dụng trụ sở thôn, đình làng hoặc nhà Rông có trang thiết bị và nội dung hoạt động theo tiêu chuẩn nhà văn hóa thì cũng được công nhận đã có nhà văn hóa thôn VII- TIÊU CHÍ VỀ CHỢ NÔNG THÔN Câu 65 Tiêu chí chợ nông thôn quy định như thế nào? Trả lời: Chợ nông. .. xã đã có quy hoạch xây dựng NTM được duyệt nhưng chưa đáp ứng các chỉ tiêu về xây dựng xã nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí Quốc gia NTM: xã tổ chức rà soát để điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới b) Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xuất hiện những vấn đề về chính sách, chủ trương làm thay đổi các dự báo của quy hoạch... người/năm của xã hàng năm Câu 71 Muốn đạt được tiêu chí xã nông thôn mới thì thu nhập bình quân đầu người phải đạt bao nhiêu? Trả lời: Đạt tiêu chí nông thôn mới về thu nhập bình quân đầu người: + Năm 2015: Đạt 18 triệu đồng/người; + Năm 2020: Đạt 35 triệu đồng/người; XI- TIÊU CHÍ VỀ HỘ NGHÈO Câu 72 Thế nào là hộ nghèo? Để đạt được tiêu chí xã nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo là bao nhiêu? Trả lời: Hộ nghèo... theo quy hoạch II- TIÊU CHÍ GIAO THÔNG Câu 41 Đường giao thông nông thôn được phân loại như thế nào? Trả lời: Đường giao thông nông thôn được phân loại như sau: 1 Đường liên xã: là trục giao thông chính nối liền các xã trong khu vực và kết nối với đường huyện lộ, tỉnh lộ hoặc quốc lộ, có thiết kế tối thiểu đạt cấp AH theo quy định của ngành giao thông; Đảm bảo cho 02 xe tải hạng trung (10 tấn trở xuống)... chính từ cao xuống thấp: từ huyện đến xã đến thôn đến xóm và ra ruộng đồng Các địa phương, các vùng miền, khu vực dân cư có tên gọi khác như ấp, bản… căn cứ vào việc phân chia trên để áp dụng cấp tương đương cho phù hợp Câu 43 Để được công nhận xã nông thôn mới về giao thông, xã phải đáp ứng những yêu cầu nào? Trả lời: Xã đạt tiêu chí về giao thông khi phải đáp ứng 4 yêu cầu sau đây: 1 Đường trục xã... tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã 2 Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh... quá trình lập đồ án quy hoạch nông thôn mới có cần tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư không? Trả lời: - Việc quy hoạch xây dựng NTM là để hiện đại hoá nông thôn chứ không phải phá nông thôn cũ để làm NTM Để quy hoạch NTM thật sự đem lại hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng thì cần phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tự người dân quyết định Bởi vì người dân mới là người hiểu nhất phong tục,... chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu thực hiện theo quy định hiện hành 4 Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu xây dựng: Chủ tịch UBND xã phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thi công các gói thầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở đề nghị của Ban quản lý xã Phần thứ hai TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI I- TIÊU CHÍ VỀ QUY HOẠCH Câu 28 Quy hoạch xã nông thôn mới là gì? Trả... nghị HĐND xã thông qua Câu 21 Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới là gì ? Trả lời: Nội lực của cộng đồng bao gồm: - Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới; cải tạo . cách làm NTM. Từ đó khuyến khích khát vọng, ý chí, niềm tin vào công cuộc xây dựng NTM của nhân dân. 4. Ban chỉ đạo xã cần tập trung trí tuệ để xây dựng quy hoạch NTM, đề án xây dựng NTM và đề. nông dân trong xây dựng NTM được thể hiện là: 1. Chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM: Việc quy hoạch xây dựng NTM là để hiện đại hoá nông. <#'. (=(9FQE( Trả lời: - Việc quy hoạch xây dựng NTM là để hiện đại hoá nông thôn chứ không phải phá nông thôn cũ để làm NTM. Để quy hoạch NTM thật sự đem lại hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho cộng

Ngày đăng: 22/05/2014, 15:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 33. Quyết định Số 1114 /QĐ-SGTVT ngày 02/8/2011 của Sở Giao thông Vận tải về việc ban hành Hướng dẫn quy hoạch, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã; đường liên xã, liên thôn, liên xóm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan