Phòng Bảo hiểm hàng không của Vietnam Airlines
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
I Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines 3
1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam (1956 – 1992) 3
2 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (1992–1995) 6
3 Tổng công ty hàng không Việt Nam hiện nay (1995 – 2005) 9
II Phòng Bảo hiểm hàng không của Vietnam Airlines 12
1 Tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 12
2 Thực trạng hoạt động trong năm 2008 13
III Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới 15
1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam những năm tới 15
2 Phương hướng nhiệm vụ trong năm tới của Phòng bảo hiểm 16
KẾT LUẬN 17
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
50 năm qua, kể từ năm 1956, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra Nghị định thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Hàng không Việt Nam đã liên tục phát triển và lớn mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong hoàn cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức, dù còn một số hạn chế, thiếu sót, nhưng nhìn chung , Tổng công ty Hàng không Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó: vừa làm nhiệm vụ vận tải phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; khai thác có hiệu quả ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bải vệ tổ quốc, nhất là trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đáng kể vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 20 năm đổi mới của đất nước; xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất kỹ thuật, về đội ngũ cán bộ, công nhân viên, về hệ thống tổ chức và điều hành, đảm bảo an toàn và chất lượng, đưa Vietnam Airlines trở thành một thương hiệu hàng không dân dụng tầm cỡ có uy tín trong khu vực.
Là sinh viên khoa Kinh tế Bảo hiểm, tôi chọn thực tập tại Phòng bảo hiểm thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam Như chúng ta đều biết, bảo hiểm là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với một hãng hàng không dân dụng Trong nền kinh tế thị trường việc tham gia bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết không chỉ vì sự an toàn của bản thân người kinh doanh, mà còn vì sự an toàn của toàn xã hội nhất là trong lĩnh vực hàng không, bởi lẽ phí bảo hiểm hàng không cùng các loại hình bảo hiểm khác được tập trung vào cơ quan bảo hiểm hình thành quỹ tập trung lớn có khả năng bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm mà ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí để giải quyết Hiện nay, mỗi
Trang 3hợp đồng bảo hiểm được bảo vệ giới hạn trách nhiệm rất lớn, chỉ riêng hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm giới hạn có trường hợp lên tới trên 1 tỷ USD cho mỗi vụ tổn thất Khi có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm thay mặt chủ phương tiện giải quyết bồi thường cho người bị hại; khi đó hãng vận chuyển không phải điều chỉnh giá cước tăng lên do có tai nạn xảy ra, góp phần ổn định kinh doanh cho các hãng hàng không Có thể nói, công tác bảo hiểm hàng không ngày càng phát huy tác dụng thiết thực của mình, góp phần vào việc ổn định và phát triển của ngành hàng không dân dụng.
Cũng như các hãng hàng không dân dụng trên thế giới, phòng bảo hiểm của Tổng công ty hàng không Việt Nam cũng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Bài viết này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về Vietnam Airlines và phòng bảo hiểm của tổng công ty Bài viết được chia làm 3 phần.
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines Phần 2: Phòng bảo hiểm hàng không của Vietnam Airlines Phần 3: Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Trang 4I Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines
1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụngViệt Nam (1956 – 1992)
Đại thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Genève đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Sau tháng 7/1954, đất nước ta tạm thời chia làm 2 miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời chịu sự thống trị của Mỹ - Ngụy, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ
Trong hoàn cảnh mới, tháng 9 – 1954, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết vạch rõ nhiệm vụ quan trọng của miền Bắc là ổn định kinh tế - xã hội, sau đó tiến hành những cải cách cần thiết, thận trọng và vững chắc Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế quốc dân; tăng cường hoạt động quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, củng cố quan hệ với các nước Đông Dương, Liên Xô, Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa khác Trước những đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách để đáp ứng sự tiếp nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, viện trợ quốc tế cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết số 666 thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; theo nghị định, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc phủ Thủ tướng; ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Kể từ khi thành lập, cục hàng không dân dụng đã đóng góp vai trò to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1956 – 1975); hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó, chủ yếu là vận chuyển, tiếp nhận viện trợ từ
Trang 5các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là từ Trung Quốc và Liên Xô, đưa đón cán bộ lãnh đạo cao cấp… Đến cuối thập niên 50, nhiệm vụ xây dựng lực lượng không quân được đặt ra một cách cấp bách, cùng với quá trình xây dựng lực lượng vũ trang trên miền Bắc Ngày 1/5/1959, Trung đoàn không quân vận tải 919, đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên đã được thành lập (nay là đoàn bay 919 thuộc hãng hàng không quốc gia Việt Nam) Đó cũng là sự kiện, dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành hàng không non trẻ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tiếp sau sự ra đời của Trung đoàn 919, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đào tạo, huấn luyện phi công trong nước, tháng 8/1959, câu lạc bộ hàng không được tổ chức thành Trường hàng không mang phiên hiệu 910, nhiều phi công được đào tạo từ Tiệp Khắc, Trung Quốc được điều về trực tiếp giảng dạy tại trường.
Như vậy, chỉ sau 4 năm thành lập, Hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên hết sức cơ bản và vững chắc Giai đoạn này, việc xây dựng và phát triển về tổ chức và hoạt động của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển lực lượng không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đầu những năm 60, do đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam ngày càng tăng cường hoạt động phá hoại miền Bắc, nên cùng với việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, vấn đề quản lý và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng trời miền Bắc đặt ra cho bộ đội phòng không, không quân Việt Nam rất khẩn trương Ngày 22/10/1963 Quân chủng phòng không - không quân chính thức được thành lập trên cơ sở cơ quan và lực lượng của binh chủng phòng không và cục không quân Sau khi thành lập, cục Hàng không dân dụng trực thuộc bộ tư lệnh quân chủng.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không quân vận tải - hàng không dân dụng đã tham gia rất nhiều chiến dịch, thực hiện cả nhiệm
Trang 6vụ dân dụng lẫn quân sự, góp phần to lớn vào đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước.
Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX là những năm tháng đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng; các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế ra sức bao vây, chống phá chính quyền cách mạng; tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có những diễn biến bất lợi với cách mạng nước ta; Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng chủ trương củng cố Tổng cục hàng không dân dụng thành một đơn vị vừa làm kinh tế, vừa làm nhiệm vụ như một binh đoàn cơ động vận tải chiến lược Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của kinh tế Hàng không dân dụng, tổng cục Hàng không dân dụng đã thống nhất chủ trương phát triển ngành hàng không theo hướng một đơn vị sản xuất kinh doanh với 3 mục tiêu kinh tế: vận tải hàng không, dịch vụ hàng không và sản xuất chế biến; trong đó vận tải hàng không là khâu trung tâm Khối lượng vận chuyển khách năm 1986 đạt 287.426 lượt người, trong đó tuyến nước ngoài là 29.045 lượt, và 5.554 tấn hàng hóa Năm 1987 đạt 280.716 lượt người, tuyến nước ngoài là 30.549 lượt, và 5190 tấn hàng hóa.
Những năm 1986 – 1992 là một thời đoạn phát triển mới của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Dưới ánh sáng đường lối đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế xã hội nước ta đã có những chuyển động mới, dần ra khỏi khủng hoảng Quan hệ quốc tế có những dấu hiệu tích cực, mặc dù tình hình quốc tế, đặc biệt là hệ thống xã hội chủ nghĩa, có những biến động to lớn, phức tạp.
Cùng với trào lưu đổi mới, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước đi mang tính đột phá trong đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, phương tiện chuyên ngành… nhanh chóng tiếp cận với phương pháp, phong cách tổ chức, quản lý mới khoa học,
Trang 7nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực của ngành hàng không Hàng không dân dụng Việt Nam đã tạo được một bước phát triển có tính bước ngoặt, làm nền tảng để tạo ra bước phát triển nhảy vọt ở giai đoạn sau, sớm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với hàng không khu vực và thế giới, chuẩn bị tốt tiền đề cho quá trình phát triển theo hướng “đi tắt đón đầu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại”, hội nhập và phát triển cùng xu thế phát triển của ngành hàng không dân dụng thế giới.
2 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (1992–1995)
Cuối những năm 80, đầu năm 90, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh vận tải của hàng không dân dụng Việt Nam Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ hàng không giữa nước ta với thị trường truyền thống bị đảo lộn Đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, các nghị định thư về cung cấp vật tư, nhiên liệu và kỹ thuật cho hàng không dân dụng Việt Nam không còn hiệu lực; do vậy, nhiêu liệu, vật tư chiến lược, vốn được nhập chủ yếu từ Liên Xô nay đột ngột bi cắt giảm và dần cạn kiệt Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chính sách thù địch, chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới, hòng tiêu diệt chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, gia tăng các hoạt động phong tỏa, bao vây cấm vận Hơn nữa, Mỹ còn ngăn cản các nước, các tổ chức quan hệ hợp tác với Việt Nam Chúng ngăn cấm ngặt nghèo các hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư trên các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có hàng không, công nghệ thông tin… Đây là rào cản rất lớn đối với Việt Nam trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới
Tuy nhiên, thế giới bước sang thời kỳ mới, xu hướng chung là chuyển từ đối đầu sang hợp tác hòa bình, các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa có lợi ích phụ thuộc nhau vừa kiềm chế lẫn nhau Ở trong nước, qua 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, tiềm năng và năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế được khơi dậy và khuyến khích phát triển Nền kinh tế có những
Trang 8chuyển biến tích cực, đã khắc phục được nhiều mặt suy thoái Quốc phòng an ninh được giữ vững, từng bước phá thế bao vây kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc.
Đến năm 1992, đất nước vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, thị trường hàng không trong nước còn chưa phát triển, đi lại bằng đường hàng không còn được coi là phương tiện xa xỉ với nhiều người dân Hàng không Việt Nam vẫn trong tình trạng lạc hậu so với hàng không với các nước trong khu vực Đặc biệt là tình trạng đội máy bay của ta vừa thiếu vừa yếu về số lượng, vừa lạc hậu về công nghệ và tiện nghi, sức chở hạn chế, tầm bay ngắn; cơ sở vật chất, trang thiết lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng.
Trước thực tế đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) xác định phải tập trung mọi nỗ lực vào giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế, xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 Về phát triển kết cấu hạ tầng, Đại hội nhấn mạnh yêu cầu phải sớm khắc phục tình trạn xuống cấp, mở rộng và hiện đại hóa có trọng điểm mạng lưới giao thông vận tải, trong đó, chú trọng phát triển hàng không quốc tế Ngày 30/6/1992, Hội đồng bộ trưởng ký nghị định số 242/HĐBT giải thể Vụ hàng không, thành lập cục hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ giao thông vận tải Tiếp đó, ngày 1/7/1992, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra chỉ thị 243/CT hướng dẫn tổ chức lại ngành hàng không dân dụng Việt Nam Theo chỉ thị 243, Tổng công ty hàng không Việt Nam được tổ chức lại thành các đơn vị trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam Ngày 20/4/1993, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập theo quyết định số 745 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Việc đổi mới cơ chế quản lý, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới trong vận tải hàng không đã tạo luồng sinh khí mới, phát huy tinh thần tự chủ của hãng và các
Trang 9công ty thành viên, thúc đấy sản xuất kinh doanh phát triển Với sự ra đời của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, vận tải hàng không dân dụng trở thành một trong những ngành kinh tế đi tiên phong trong cải cách mô hình tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Lúc này, công tác đổi mới công nghệ, hiện đại hóa đội máy bay được hãng đặc biệt quan tâm, cả trong tư duy cũng như trong chính sách đầu tư Nắm bắt thời cơ và nhu cầu của thị trường, ngành vận tải hàng không đã tranh thủ điều kiện thuận lợi khi Mỹ nới lỏng dần chính sách cấm vận đối với Việt Nam để đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch hiện đại hóa đội máy bay Hàng không Việt Nam đã tìm tòi hướng đi thích hợp với những biện pháp mềm dẻo để khắc phục những khó khăn, rào cản do chính sách cấm vận, thiếu vốn đầu tư Hãng đã tiến hạh đồng thời nhiều phương thức: thuê, mua, và kết hợp thuê – mua máy bay…
Do không ngừng đổi mới đội bay, tăng đường bay và tần suất hoạt động, trong những năm 1992 – 1995, Hàng hàng không quốc gia Việt Nam đã đạt sự tăng trưởng nhanh về số lượng và khối lượng vận chuyển Đặc biệt, lưu lượng khách đi và đến các sân bay khu vực miền Trung tăng nhanh, khối lượng hàng năm tăng hơn 2 lần Tần suất bay đi và về tới sân bay Đà Nẵng cNawngVietnam Airlines đã tăng từ 300 chuyến trong năm 1991 lên gần 3000 chuyến vào năm 1994… Hãng đã thực hiện vượt các chỉ tiêu về tài chính, đạt doanh thu trên 2400 tỷ đồng Làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đạt 217 tỷ đồng Năng lực vận tải cũng không ngừng được tăng cường Đến năm 1995, đội máy bay khai thác của hãng là 25 chiếc, gồm 8 chiếc TU-134, 1 chiếc YAK40, 4 chiếc ATR72, 8 chiếc Airbus 320 và 4 chiếc Boeing 767 Nhờ đó, hãng đã thực hiện được 4633 triệu ghế/km cung ứng, tăng 31,65% so với năm 1994 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tập trung triển khai 5 dự án liên doanh với nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 51,3 triệu USD, hãng góp vốn 7,7 triệu
Trang 10Trở thành Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các công ty kinh tế hạch toán độc lập, chính thức được nhà nước giao vốn, tự quản lý, phát triển vốn và tài sản, công tác tài chính gặp nhiều khó khăn thử thách Nhưng cũng chính từ trong khó khăn, công tác này đã có những bước phát triển vượt bậc, tranh thủ được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực Cùng với sự trưởng thành của ngành tài chính Việt Nam, hãng và các công ty đã xây dựng mô hình quản lý tài chính – kế toán tương đối hoàn chỉnh, thống nhất Đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo cơ bản và được bồi dưỡng theo các chuyên ngành Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư của Chính phủ, tận dụng được vốn của Tổng công ty cũ, vốn tự bổ sung, liên doanh với nước ngoài để đầu tư mở rộng hoạt động, tăng cường đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ bản, đào tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển
Chặng đường lịch sử 1992 – 1995, mặc dù không dài nhưng đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa bản lề trên bước đường xây dựng và trưởng thành của vận tải hàng không Việt Nam Đây là thời gian hãng thực hiện bước chuyển từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới, tách hẳn nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng không và nhiệm vụ kinh doanh vận tải, trở thành 1 công ty tự chủ về tài chính, mở đầu thời kỳ phát triển mới của ngành vận tải hàng không dân dụng Việt Nam.
3 Tổng công ty hàng không Việt Nam hiện nay (1995 – 2005)
Trong năm 1995, thị trường hàng không dân dụng nói chung và thị trường vận tải hàng không nói riêng của Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhờ những kết quả đầu tư mạnh dạn trong những năm trước Ở trong nước, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng mạnh Trên bình diện quốc tế, các hoạt động kinh doanh vận tải hàng không bước vào giai đoạn phồn thịnh Cuộc cạnh tranh trên thị