FDI: Khái niệm, bản chất và đặc điểm, vai trò, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng
và các nhân tố ảnh hưởng
Theo quỹ tiền tệ thế giới IMF Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp [1]
Theo UNITAD Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp) [2]
Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định [3]
2.Bản chất và đặc điểm [4]
Do các dự án FDI là các dự án mà các tổ chức kinh tế- cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế - cá nhân ở nước sở tại bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên bản chất của FDI là hoạt động đầu tư có tính chất lâu dài. Một dự án FDI thông thường có 4 giai đoạn chính: giai đoạn hình thành, giai đoạn triển khai và thực hiện, giai đoạn khai thác và vận hành và giai đoạn kết thúc hoạt động Trong đó lợi nhuận chỉ hình thành trong giai đoạn khai thác và vận hành Đây chính là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua bán chứng khoán.
Có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài
Nếu so sánh với đầu tư gián tiếp các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài không cần tham gia quản lý doanh nghiệp thì ngược lại, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI.
Đi kèm dự án là hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động Trong đó hoạt động thương mại chủ yếu là xuất nhập khẩu Di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
Kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất, tuổi thọ kỹ thuật của sản phẩm hay công nghệ Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại, có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu của nước mình nhưng dễ dàng chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất
Là sự gặp nhau của hai nhu cầu: bên đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Bên đầu tư kỳ vọng tận dụng lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư (như thị trường rộng lớn, lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào) để tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, nước tiếp nhận đầu tư kỳ vọng vào những tác động tích cực mà FDI mang lại cho xã hội: tạo việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
FDI còn gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế Thông qua FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế Để tăng cường FDI, chính phủ các nước tiến hành nhiều thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương, là nền tảng cho việc việc hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
FDI có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế-xã hội và chinh trị của nước tiếp nhận đầu tư Về kinh tế, FDI tác động đến tăng trưởng GDP, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu kinh tế khác Về chính trị, đối với nhiều nước tác động của FDI cụ thể là thông qua các công ty đa quốc gia (TNCs) đóng vai trò chi phối, thậm chí tham gia các bộ máy chính quyền của các nước này Về mặt xã hội, FDI tác động đến văn hóa, đạo đức của nước tiếp nhận đầu tư Xét về khía cạnh phát triển kinh tế và căn cứ vào nội dung phát triển kinh tế thì FDI có tác động đến quy mô và chất lượng phát triển.
FDI giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ) Theo đánh giá của UNTAD, hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên Những ngoại vi tích cực từ hoạt động FDI qua hoạt động di chuyển vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản trị doanh nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư.
Phân loại theo hình thức, FDI ở Việt Nam gồm có 9 loại hình thức sau:
4.1.Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
Là hình thức trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới Đây là hình thức liên kết giữa các đối tác tương đối lỏng lẻo Căn cứ pháp lý quan trọng nhất đối với dự án đầu tư theo hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh và hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh với hình thức này.
Xét trên lợi ích kinh tế xã hội từ Việt Nam, hình thức đầu tư này có ưu điểm giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án Trở ngại lớn nhất của hình thức này tại Việt Nam là không theo dõi được hiệu quả sử dụng tiền vốn đầu tư, quan hệ hợp tác với đối tác trong nước lỏng lẻo, thiếu chắc chắn.
4.2.Doanh nghiệp liên doanh Được hình thành dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần Mỗi bên tham gia liên doanh đều có tư cách pháp lý riêng-chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp lý chung-chịu trách nhiệm với toàn thể liên doanh.
Xét trên góc độ lợi ích kinh tế về phía Việt Nam, hình thức doanh nghiệp liên doanh có những ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Nhược điểm là mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan, và bị ảnh hưởng bởi chính sách từ công ty mẹ nên đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.
Một số kinh nghiệm của các nước về việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và bài học đối với Việt Nam
Từ năm 1978 tới nay, FDI được coi là “chìa khóa vàng” trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã tạo được những thành tựu to lớn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trung Quốc đã tận dụng được FDI để cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách với thế giới khoa học- công nghệ, thúc đẩy cải cách hệ thống kinh tế và hội nhập vào kinh tế thế giới, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế
Năm 2001, khu vực kinh tế FDI đúng gúp ẳ giỏ trị gia tăng trong cụng nghiệp, 1/3 tổng sản lượng công nghiệp, 1/5 giá trị gia tăng trong công nghệ cao, 51.7% xuất khẩu (đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 6 trên thế giới so với vị trí thứ 37 vào cuối những năm 1970), 19% tổng thu thuế của Trung Quốc, thu hút gần 23 triệu lao động, chiếm gần 10% lực lượng lao động ở thành thị.
Các nước NICs châu Á gồm 4 nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và Hông Kong Vào những năm 1950-1960 nền kinh tế của các nước NICs châu Á rất lạc hậu, phát triển mất cân đối GNP bình quân đầu người rất thấp 90-150 USD/người/năm.Cả 4 nước nêu trên đều nghèo về tài nguyên, đất hẹp, người đông, khí hậu kém thuận lợi , lợi thế hầu như chỉ dựa vào biển và nguồn lao động giá rẻ Đến nay cả 4 nước NICs châu Á đều trở thành các nước công nghiệp mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Tác động của FDI đối với các nước châu Á thể hiện như sau:
Góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại hóa,đồng thời thay đổi cơ cấu nền kinh tế Công nghiệp hóa về hướng xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm chuyển biến cơ cấu công nghiệp từ sự tồn tại phổ biến của ngành công nghiệp kỹ thuật thấp, thu hút nhiều lao động sang sự phổ biến của ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn Thập kỷ 60, ởNICs chưa xuất hiện công nghiệp hóa dầu, đóng tầu, công nghiệp chế tạo,công nghệ sinh học, điện tử cao cấp, laze, chế tạo ô tô,…mà chủ yếu là các ngành dệt da và các sản phẩm da, quần áo may sẵn, lắp ráp đồ điện, giầy dép,tóc giả…Hiện nay các ngành sử dụng nhiều lao động một bộ phận được di chuyển sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn NICs, phần còn lại nước sở tại được nâng cấp bằng cách áp dụng công nghệ mới để chế tạo sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn về cả chất lượng và chủng loại Một tỷ lệ lớn những công nghệ mới này vẫn trông cậy trực tiếp vào đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn được các nước chủ nhà khuyến khích đi vào các ngành kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn mà các công ty địa phương không thể đảm nhiệm (trong 10 hãng điện tử ở Hàn Quốc, 8 hãng thuộc nước ngoài, trong 15 hãng hóa dầu thì tư bản Hàn Quốc chỉ chiếm có hai, số còn lại nằm trong tay các nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu)
Một thực tế hiển nhiên là các nước áp dụng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia thi hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Điều dễ hiểu là chính sách bảo hộ công nghiệp thông qua chế độ thuế quan và quota đã gây tâm lý ỷ lại và dẫn đến tình trạng kém hiệu quả kinh tế của các hãng công nghiệp, khả năng cạnh tranh của các hãng thấp Ngược lại dưới tác động của chiến lược khuyến khích xuất khẩu, các hãng đều bình đẳng trong khuôn khổ chế độ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, họ phải đương đầu với thách thức cạnh tranh trên quy mô thế giới, vì vậy vấn đề hiệu quả được đưa lên hàng đầu Một điều tra cho thấy chỉ số hiệu quả của hãng thay thế nhập khẩu trong công nghiệp điện tử của Đài Loan là 60.4% trong khi chỉ số phi hiệu quả hàng xuất khẩu (0.3292) thấp hơn chỉ số này ở các hãng thay thế nhập khẩu (0.5042) Nhờ vậy mức chênh lệch giữa đầu ra thực tế và với đầu ra tiềm năng thu hẹp lại mà về nguyên tắc, số chênh lệch này càng nhỏ, hiệu quả càng cao Tình hình này càng được thể hiện rõ ở Singapore, nơi mà các hãng nước ngoài năm 1970 theo vụ thống kê Singapore, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm
14 số lượng doanh nghiệp nhưng tạo 53.2% tổng giá trị gia tăng và chiếm đến 64.8% toàn bộ xuất khẩu trực tiếp Trong khi đó các hãng 100% vốn địa phương chỉ đạt các chỉ tiêu nói trên lần lượt là 67.1%, 22.2%, và 10.3%.
FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: những kỹ năng quản lý và các bí quyết kỹ thuật vào các nước sở tại.Trên thực tế đây là vấn đề gây tranh cãi rất nhiề trong các nước đang phát triển Vì rằng khi nhìn vào nền kinh tế TháiLan, người ta nhận thấy các công nghệ của Thái gần như sao chép công nghệ phương Tây, mức độ chuyển giao công nghệ của các hãng nước ngoài cho người địa phương rất thấp , tiến hành chậm chạp.
Tuy nhiên trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, cho chúng ta bức tranh khá tương phản,Các công ty xuyên quốc gia Hàn Quốc, đặc biệt các công ty Nhật Bản và
Mỹ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các hãng địa phương bằng cách trao đổi thường xuyên thông tin về sản phẩm mới, hướng dẫn nâng cao chất lượng và công tác kỹ thuật Các hãng địa phương ở Hàn Quốc trông cậy hai nguồn thông tin về R&D từ các nhà đầu tư nước ngoài và các cơ sở nghiên cứu do chính phủ lập Vì hiệu quả đầu tư, đặc biệt trong một số ngành kỹ thuật cao như điện tử, hoặc công nghệ dược phẩm, các chủ đầu tư nước ngoài cũng muốn chuyển giao công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân hoặc đào tạo chuyên gia sở tại để thực hiện các hoạt động R&D ở ngay tại Hàn Quốc. Người ta nhằm vào các mục tiêu trong các hãng điện tử là xác nhận địa điểm cung ứng các yếu tố đầu vào và giảm chi phí trong khi các hãng dược phẩm lại nhấn mạnh vào giảm chi phí, phát triển sản phẩm mới nâng cao tác dụng của sản phẩm hiện có.Hầu như mọi hoạt động kiểu này đều nhận được sự hợp tác phối hợp của chủ đầu tư nước ngoài Cần để ý đến một điểm riêng biệt có liên quan chặt chẽ tới truyền thống văn hóa là tinh thần độc lập tự chủ cao trong công việc., họ thích tự làm hơn nhờ người khác làm hộ Thời kỳ bắt chước, sao chép nhanh của Hàn Quốc kể từ hơn 10 năm nay, người Hàn Quốc với những thành tựu R&D của mình (dành tới 1.2% GDP cho R&D) các hãng công nghiệp Hàn Quốc đang dần đuổi kịp công nghệ của các hãng phương Tây tiên tiến
FDI còn giúp tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nước sở tại và cải thiện thu nhập FDI tại Hồng Kong đem lại việc làm cho gần 100,000 việc làm năm 1993 Các hãng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút tới gần 50% lượng công nhân Điều đáng kể hơn nữa là nếu số lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra có triển vọng, họ tiếp tục được đào tạo hoặc nâng cao nghiệp vụ
Một số đóng góp về phương diện tích lũy nguồn lực, tỷ lệ nộp thuế trong ngân sách chính phủ chỉ được đề cập đến như nguồn lực tài chính quan trọng đối với các nước sở tại cũng có ý nghĩa rất lớn.
Bên cạnh đóng góp tích cực, FDI cũng mang lại một số hạn chế: chuyển giao công nghệ chưa triệt để và chưa được thực hiện với sự tự nguyện hoàn toàn. Một số hãng hoặc xí nghiệp nước ngoài tuy đem lại việc làm nhưng lại khai thác sức lao động của công nhân hay nhân viên sở tại một cách quá đáng Họ bị buộc tội là đã “bóc lột” nặng nề Do các dự án sử dụng phần lớn công nghệ nước ngoài nên việc nhập khẩu nguyên liệu và tư liệu sản xuất trong nhiều trường hợp trở nên bắt buộc Vì vậy mức độ phụ thuộc vào vấn đề này đôi khi quá lớn và không khỏi gây những trở ngại cho tiến trình xây dựng và khai thác dự án.
3 Bài học đối với Việt Nam
Chú trọng vào việc thu hút FDI vào lĩnh vực có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao để cải thiện cơ cấu kinh tế
Sử dụng các biện pháp để kích thích việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện dự án FDI: Duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp cung cấp địa phương…
Chú trọng vào việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI từ khu vực Đông Nam Á vào Việt
Tổng quan tình hình
Các nhà đầu tư nước ngoài của ASEAN có mặt rất sớm và có chiều hướng gia tăng vào Việt Nam Cho đến trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, vốn đăng ký của các dự án FDI của các nước ASEAN so với tổng vốn FDI từ chỗ chỉ chiếm 3.7% (1988-1990) tăng lên 17.3% (1991-1995) và 27% (1996-1997)
Biểu đồ 2.11: Dòng vốn FDI từ ASEAN qua các năm
DÒNG VỐN TỪ ASEAN VÀO VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Dòng vốn tăng cao đỉnh điểm năm 1997 đạt mức gần 600 triệu USD Tuy nhiên từ 1998-2003, dòng vốn này đã bị giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn 1 số dự án quy mô nhỏ từ Singapore, Malaisya, Thái Lan Sau năm 2003, dòng vốn có xu hướng tăng trở lại và giữ được mức ổn định trong những năm gần đây (trung bình 172 triệu USD/năm giai đoạn 2004-2006)
Theo số liệu thống kê tính đến tháng 2/2008 về quy mô các dự án đầu tư theo quốc gia tại Việt Nam, quy mô vốn từ Singapore đạt mức 20.7 triệu USD, Malaysia đạt 11.5 triệu USD, Thái Lan đạt mức 9.9 triệu USD đều ở mức xấp xỉ và cao hơn mức trung bình (10 triệu USD/dự án). Đặc biệt quy mô vốn của Singapore còn cao hơn hẳn so với các dự án từ các nước tiên tiến phát triển như Mỹ (10.7 triệu USD), Nhật Bản (10.5 triệuUSD), Pháp (12 triệu USD) Mặc dù vậy, cũng cần thiết để nhấn mạnh rằng tuy quy mô trung bình các dự án từ Singapore, Malaysia, Thái Lan tương đối cao nhưng là do ảnh hưởng của một số dự án lớn, về mặt tổng thể FDI từ các nước này đa phần vẫn có quy mô nhỏ tập trung vào việc khai thác nguồn nhân công giá rẻ phục vụ cho gia công sản xuất.
Biểu đồ 2.12: Quy mô vốn trung bình các nước cập nhật đến tháng 2/2008
QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH (TRIỆU USD)
BVI Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Singapore M alaysia Thái Lan P háp Hồng Kong
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Quy mô vốn đầu tư của các nước ASEAN còn lại: Philippines, Indonesia, Brunei, Lào, Campuchia đều ở mức tương đối thấp, dưới 6.2 triệu USD.
Bên cạnh đó, dòng vốn từ mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng như : Singapore có thế mạnh về dịch vụ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao; Malaysia đầu tư nhiều cho lĩnh vực sản xuất thép, bất động sản, tài chính, sản xuất các sản phẩm phụ trợ; Thái Lan có đặc trưng về năng lượng, công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ sinh học, điện tử, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, và du lịch
3.Các hình thức đầu tư
Các doanh nghiệp FDI từ ASEAN chủ yếu đầu tư dưới dạng liên kết liên doanh thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
4.Cơ cấu lãnh thổ đầu tư
Hiện tại, các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp của các nước thuộc khốiASEAN đã có mặt trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Nhưng cũng như các nước và vùng lãnh thổ khác đầu tư vào Việt Nam, các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp của các nước trong khối ASEAN thường tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
5.Cơ cấu lĩnh vực đầu tư
Tính đến tháng 8/2007, nguồn vốn từ ASEAN chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ: 43% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (bao gồm công nghiệp nặng như sản xuất thép, công nghiệp nhẹ như sản xuất lương thực thực phẩm, và lĩnh vực chế tạo các linh kiện điện tử, bán thành phẩm.
Biểu đồ 2.1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ASEAEN tính đến tháng 8/2007
CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ ASEAN TÍNH ĐẾN THÁNG 8/2007
Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông lâm ngư nghiệp
Ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn nhất chiếm 52%, tập trung vào dịch vụ tài chính ngân hàng, bất động sản và du lịch Ngành nông lâm ngư nghiệp nhận được lượng FDI thấp nhất, đạt 5%.
Xét theo quốc gia, ngoại trừ Singapore với mức đầu tư vào dịch vụ chiếm áp đảo (60.7%), các quốc gia còn lại đều tập trung nguồn vốn đầu tư chủ lực vào công nghiệp và xây dựng: Malaysia (70%), Philippines (63.5%), Indonesia(54%), Bruinei (92%) Nông nghiệp chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là 10% trong nguồn vốn của Malaysia
Biểu đồ 2.1.4: Cơ cấu đầu tư theo quốc gia
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CỦA CÁC
NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM
Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông lâm ngư nghiệp
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
6.Cơ cấu đối tác đầu tư
Trong đó các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan luôn có mặt trong nhóm 10 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam Tính chung cả giai đoạn 1988- 2004, 3 nước này đã đầu tư vào Việt Nam 615 dự án với tổng vốn đầu tư là 10,710 triệu USD, chiếm 93.3% về số dự án và 96.59% vốn FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam, chiếm 10% tổng số dự án và 22% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong vòng 17 năm qua
Singapore có số vốn đầu tư đứng đầu ASEAN với số vốn đăng ký đạt 9,965 triệu USD, chiếm 71% tổng số vốn đăng ký của ASEAN và 13% tổng số vốn đăng ký toàn quốc về FDI, với 529 dự án, đứng thứ 2 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tiếp sau đó là Malaysia với 232 dự án và 1,855 triệu USD, chiếm 14% tổng số vốn đăng ký của ASEAN, Thái Lan đứng thứ 3 với 160 dự án với 1,562 triệu USD, chiếm 11% vốn đăng ký của ASEAN
Biểu đồ 2.1.5: Vốn FDI từ ASEAN tính đến tháng 10/2007 theo quốc gia.
VỐN ĐĂNG KÝ FDI TỪ ASEAN TÍNH ĐẾN THÁNG 10-2007
Singapore Malaysia Thái Lan Philippines Indonesia Brunei
Vốn đăng ký (triệu USD) Số dự án
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Tương tự, Philippines đã đầu tư 32 dự án với 247 triệu USD tổng vốn đăng ký, Indonesia có 17 dự án với 142 triệu USD tổng vốn đầu tư; Brunei có 40 dự án với 129 triệu USD tổng vốn đầu tư Lào và Campuchia có đầu tư vàoViệt Nam nhưng với số dự án và số lượng vốn khá khiêm tốn.
Tình hình đầu tư của một số nước điển hình (Singapore, Malaysia, Thái Lan)
Singapore là nhà đầu tư hàng đầu với số vốn đăng ký là 9,697 triệu USD kể từ
1988 tính đến tháng 10/2007 Lượng vốn thực hiện là 4,069 triệu USD với
529 dự án Lượng vốn FDI từ Singapore tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực dịch vụ Ngoài ra cũng có mặt trong tất cả các ngành khác: khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm hải sản
Xu hướng gần đây, FDI từ Singapore tập trung vào các ngành: xây dựng và bất động sản, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm, logistic, IT, hàng tiêu dùng Dự án tiêu biểu: Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore
Những nhà đầu tư lớn: các công ty về bất động sản như: Capital Land, KeppelLand, Centrepoint Properties và các công ty về thức ăn và nước giải khát như
Asia Pacific Breweries Ltd (APB) với số vốn đăng ký 93 triệu USD với 2 nhà máy bia ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh APB đã chiếm khoảng 80% thị phần bia cao cấp tại VN
Hiện nay, Singapore có cơ sở hạ tầng vào bậc nhất châu Á và là trung tâm tài chính, chế xuất và thương mại quan trọng của khu vực, thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới, với hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại đây Mặt khác, Singapore rất khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam Mặt khác, những lĩnh vực mà Việt Nam kêu gọi FDI đều là những ngành mà Singapore có thế mạnh như điện tử, tin học, công nghệ thông tin, khách sạn, du lịch, bất động sản, chế biến nông, thủy sản . Hơn thế nữa, với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển ), Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam và cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường quốc tế Vì vậy, Singapore vừa là "cầu nối" quan trọng giữa Việt Nam với các nước khác và các TNCs, vừa là đối tác tiềm năng trong khu vực mà Việt Nam luôn chú trọng thu hút FDI
Trong thời gian tới, Việt Nam và Singapore đang triển khai nghiên cứu đề án kết nối hai nền kinh tế Hai nước cũng đã thỏa thuận thực hiện chương trình hợp tác xúc tiến và thúc đẩy đầu tư của nước thứ ba vào Việt Nam và Singapore mà cụ thể là Nhật Bản Đây là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong những năm tới
Nguồn vốn FDI từ Malaysia vào Việt Nam từ 1988 đến tháng 10/2007 đạt 1,855 triệu USD vốn đăng ký 1,136 triệu USD vốn thực hiện Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký giữ ở mức khá cao 61% thể hiện khả năng thực thi các dự án của đối tác Malaysia khá tốt Tổng số dự án cho đến nay đạt 232 dự án trong các lĩnh vực: xây dựng, năng lượng, ngân hàng, du lịch, cơ sở hạ tầng, chế, công nghệ thông tin, khai thác dầu, luyện kim, hoá chất, xây dựng khách sạn, khu đô thị mới, sản xuất đồ điện gia dụng, chế biến gỗ, trồng, chế biến thực phẩm, nuôi trồng, chế biến hải sản, giáo dục, đào tạo, kể cả đào tạo ngắn hạn để cung cấp lao động sang Malaysia.
Các dự án tiêu biểu: trung tâm thương mại Parkson, khách sạn Sheraton, khách sạn New world, nhà máy cao su APL, 4 dự án bất động sản của công ty nhà đất Berjaya Land Bhd
Các nhà đầu tư lớn: Petroliam Nasional Bhd (Petronas), tập đoàn IGB, tập đoàn Lion, tập đoàn tài chính CIMB, tập đoàn Faber, Berjaya Land Bhd
Hiện nay, các ngành sản xuất thép, năng lượng, bất động sản, tài chính ngân hàng…đang là những ngành thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Malaysia vào Việt Nam
Theo đánh giá của các nhà đầu tư Malaysia, chi phí kinh doanh tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30% chi phí tại Malaysia Đây là một động lực lớn cho các doanh nghiệp Malaysia mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia thường sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia như Panasonic, Intel, Nidec…Hiện tại, các tập đoàn này đều đã hoặc đang có kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, vì vậy, đó cũng là động lực để các công ty Malaysia theo khách hàng của mình thành lập nhà máy ở Việt Nam vì họ đã biết quy cách và cách thức cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn này nên có thể tận dụng được lợi thế trong quan hệ hợp tác và cung cấp sản phẩm
Hơn nữa, một điểm đáng lưu tâm là do quan tâm đến tình trạng thiếu lao động tại Malaysia, vì vậy khi phê duyệt các dự án công nghiệp nếu chỉ số sử dụng lao động quá cao so với vốn đầu tư thì Chính phủ Malaysia sẽ không cấp giấy phép và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tái cấu trúc và đưa sản xuất ra nước ngoài nơi có thị trường lao động tốt và chi phí sử dụng lao động hợp lý Chính phủ hai nước đã thông qua cơ quản lý hoạt động FDI tiếp tục hỗ trợ các dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng đang gặp khó khăn trong quá trình hoạt động
Về tiềm năng của một số dự án trong thời gian tới, đáng lưu tâm là dự án xây dựng nhà máy thép tại Ninh Thuận với số vốn đầu tư 7.3 tỉ USD do Ireka hợp tác với Vinashin, hàng loạt các dự án với tổng số vốn đăng ký lên tới 7 tỉ USD của tập đoàn Berjaya: Cao ốc trung tâm tài chính, khu đô thị đại học quốc tế, khu đô thị mới Ngoài ra các tập đoàn lớn Bina Puri Holdings, Glomac,… cũng đang tìm cơ hội làm ăn tại Việt Nam.
Nguồn vốn từ Thái Lan đạt mức 1562 triệu USD vốn đăng ký và 833 triệu USD vốn thực hiện, 160 dự án tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, xây dựng đô thị mới, khách sạn, du lịch, các dự án trong lĩnh vực công nghiệp Dự kiến trong tương lai sẽ tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp phục vụ và phát triển nông thôn, công nghệ sinh học hay điện tử…
Xét riêng trong công nghiệp: 54 dự án với hơn 420 triệu USD, công nghiệp nặng 34, công nghiệp nhẹ có 20 dự án Nông nghiệp có 10 với tổng vốn 393.4 triệu USD
Trong số đó, 83 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho trên 12.000 lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp trong xây dựng và dịch vụ khác
Các dự án đang hoạt động hiệu quả:
Công ty chăn nuôi CP Việt Nam tại Đồng Nai có tổng vốn 328 triệu USD.Riêng năm 2006, công ty đã đạt mức doanh thu khoảng 300 triệu USD, tạo việc làm cho trên 5000 lao động địa phương Thời gian qua, CP Group đã đầu tư 350 triệu USD vào chăn nuôi gia súc tại Việt Nam
Liên doanh phụ tùng ô tô xe máy tại Hưng Yên
Đánh giá hiệu quả sử dụng FDI từ khu vực Đông Nam Á vào Việt Nam (theo một số chỉ tiêu điển hình)
1.Chỉ tiêu bổ sung nguồn vốn
GDP của khu vực FDI/GDP của cả nước: chiếm 46.1%
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của FDI từ ASEAN/vốn FDI cả nước: 28.9%
Từ đó suy ra GDP của khu vực FDI từ ASEAN/GDP cả nước: 46.1%*28.9%
So sánh hệ số ICOR Đơn vị: triệu USD
2003-2007 Vốn thực hiện FDI của khu vực ASEAN 765.8 823.6 953.6 1184.8 1329.3 5057.0 Vốn thực hiện FDI cả nước 2,650 2,850 3,300 4,100 4,600 17,500
Vốn đầu tư của toàn xã hội 14952.9 18182.9 21445.9 24931.3 29563 109,076
GDP của khu vực FDI cả nước 15000 18000 22,400 29,400 39,630 124,430
GDP của khu vực FDI
ICOR của FDI cả nước 0.48 0.45 0.51 0.46 0.47
ICOR của khu vực FDI
ICOR của vốn đầu tư toàn xã hội 3.08 2.89 3.10 2.96 3.01
ICOR của vốn đầu tư toàn xã hội > ICOR của cả nước Điều này có thể cho thấy tổng vốn đầu tư toàn xã hội kém hiệu quả hơn so với vốn đầu tư từ khu vực FDI Lý giải cho điều này, so sánh với các hoạt động của doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI có khả năng quản lý tốt hơn, hoạt động năng động và hiệu quả hơn
ICOR của khu vực FDI từ ASEAN cao hơn FDI nói chung vào Việt Nam Điều này cho thấy vốn đầu tư từ khu vực ASEAN kém hiệu quả hơn vốn đầu tư trung bình của cả nước Tương quan so sánh với các doanh nghiệp đến từ
EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, các doanh nghiệp FDI từ ASEAN có quy mô vốn nhỏ hơn, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu hơn, chủ yếu tập trung trong những ngành công nghiệp gia công sử dụng nhiều lao động Đó chính là nguyên nhân giải thích cho việc hiệu quả vốn đầu tư của khu vực này thấp hơn so với mức trung bình của các nước.
2.Chỉ tiêu tăng thu ngân sách
Biểu đồ 2.3.1: Tỷ lệ thu ngân sách/vốn FDI từ ASEAN giai đoạn 2003- 2007
Giả thiết năng lực đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực này ở mức trung bình của cả nước Trong giai đoạn 2003-2007, nếu như 1 đồng USD đầu tư từ khu vực ASEAN tạo ra xấp xỉ 0.24 USD đóng góp vào ngân sách nhà nước vào năm 2003, thì đến năm 2007, tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể khi 1 đồng USD đầu tư đã có thể đóng góp trên 0.34 USD vào ngân sách nhà nước Đây là một sự cải tiến đáng kể xét trên khía cạnh đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước.
3.Chỉ tiêu thúc đẩy xuất khẩu
Biểu đồ 2.3.2: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu/vốn FDI từ khu vực ASEAN 2003-2007
Giả thiết giá trị xuất khẩu/vốn FDI từ khu vực ASEAN đạt ở mức tương đương so với FDI trung bình của cả nước Nhận thấy tỉ lệ này có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2003-2007 Nếu như 1 đồng USD có thể tạo ra trên 3 đồng USD xuất khẩu trong năm 2003, tăng lên 4 USD xuất khẩu năm 2004 thì tỉ lệ này lại tụt giảm mạnh trong năm 2005 2006, 2007 Đến cuối năm 2007, 1 đồng USD chỉ tạo ra khoảng 1 đồng USD xuất khẩu Điều này có thể được giải thích bởi xu hướng FDI tập trung khai thác thị trường nội địa trong những năm gần đây.
4.Chỉ tiêu về khả năng tạo việc làm cho lao động
Giả thiết khả năng tạo việc làm cho lao động của khu vực ASEAN đạt mức tương đương so với mức trung bình của cả nước Tỷ lệ này có sự cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây 2005-2007 Tính đến năm 2007, trung bình khoảng 3.57 USD đầu tư có thể giúp tạo ra việc làm cho 1 lao động Ước tính tổng số lượng việc làm mà khu vực này tạo ra trong những năm 2003-2007 là xấp xỉ 400 triệu người
Biểu đồ 2.3.3: Tỷ lệ thu ngân sách/vốn FDI từ ASEAN giai đoạn 2003-2007
Mức lương bình quân đạt 2.2 triệu đồng/người/tháng (Theo Vụ tiền lương bộ LĐTB-XH tính đến tháng 1/2007 đăng trên báo Sài Gòn giải phóng 26/1/07). Mức tăng trưởng tiền lương hàng năm tăng 8-10% FDI ở vùng kinh tế trọng điểm như TP HCM có mức lương bình quân cao nhất đạt 4.26 triệu đồng/người/tháng
5.Chỉ tiêu về khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường
Theo kết quả điều tra năm 2002 (của Viện Quản lý kinh tế trung ương), đa số các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam) Đáng chú ý là 60% doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đã lắp đặt thiết bị xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn (so sánh với tỷ lệ 10% của các doanh nghiệp trong nước) Không có doanh nghiệp FDI nào được điều tra vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
6.Chỉ tiêu về khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khu vực kinh tế FDI đã góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong ngành công nghiệp tăng qua các năm (từ 23.79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004,
41% năm 2005 và năm 2006) Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân trong lĩnh vực công nghiệp vào khoảng 16% thì khu vực FDI luôn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức 19-20%. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong 5 năm
2001 – 2005 chiếm trung bình 42.5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước Đặc biệt, một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc ) tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn
FDI còn tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc, 28% xi măng
Là một bộ phận của nguồn vốn FDI nói chung, FDI từ ASEAN có 95% tổng nguồn vốn tập trung vào những ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Đặc biệt các khu công nghiệp như Việt Nam-Singapore, khu công nghiệp AMATA (Thái Lan) đã đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn cho một số địa phương đất đai kém màu mỡ
Tuy nhiên, so sánh với các dự án đến từ Mỹ, EU, Nhật Bản, trình độ khoa học kỹ thuật của các dự án từ các nước ASEAN còn lạc hậu
7.Chỉ tiêu về khả năng mở rộng hợp tác quốc tế
Việc tăng cường nguồn vốn FDI từ các nước ASEAN là bước phát triển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực nhằm đạt tới một cộng đồng ASEAN thống nhất Không chỉ làm gia tăng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên mà khu vực ASEAN thống nhất còn giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình thương lượng đàm phán với các đối tác khác Bên cạnh đó, Việt Nam có thể được hưởng lợi ích từ những cam kết ưu đãi của các quốc gia, các khu vực khác dành cho ASEAN như các cam kết trong ASEAN + 3, ASEAN+
8.Chỉ tiêu về khả năng cải thiện cán cân thanh toán Đơn vị: triệu USD 2003 2004 2005 2006 2007
Tiêu chí cải thiện cán cân thanh toán -481 -147 2,140 7,367 15,990
Nhận xét chung
1.Kết quả đạt được và nguyên nhân (chủ quan và khách quan)
FDI từ khu vực ASEAN đã có vai trò không nhỏ trong việc bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế Hệ số ICOR của FDI từ khu vực này tốt hơn so với mức trung bình của khu vực đầu tư trong nước
FDI từ khu vực ASEAN cũng góp phần tạo công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
FDI từ khu vực ASEAN nói riêng và từ tất cả các quốc gia nói chung đang có xu hướng tập trung vào thị trường nội địa, thể hiện ở chỉ số về kim ngạch xuất khẩu giảm dần qua các năm trong khi GDP sản xuất của khu vực này vẫn ở mức tăng trưởng cao.
2.Những tồn tại và nguyên nhân (chủ quan và khách quan)
Một vấn đề đáng được lưu tâm ở đây là phần lớn nguồn vốn từ ASEAN tập trung vào ngành công nghiệp sử dụng những công nghệ không phải là công nghệ nguồn và tiêu phí nhiều sức lao động giản đơn (ngành chế tạo gia công bán thành phẩm linh kiện điện tử, xe hơi, xe gắn máy…) Một mặt, điều này tạo nên ảnh hưởng tích cực cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, vốn vẫn đang là những vấn đề nhức nhối của xã hội Tuy nhiên, xét về mặt nâng cao chất lượng của lao động, so sánh với công nghệ nguồn từ các nước phát triển, quy trình sản xuất từ các nước ASEAN không có nhiều yếu tố công nghệ cao, người công nhân do đó không có nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng chuyên môn Với việc làm chỉ đòi hỏi trình độ tay nghề đơn giản thì mức lương mà người công nhân nhận được chỉ đạt ở mức thấp và khó được cải thiện nhiều trong tương lai Thực tế mức lương hiện tại của công nhân làm việc tại các nhà máy loại này trung bình ở mức 800 000-1200 000 đồng, mức lương này chưa thể giúp để cải thiện được đời sống người lao động.
Vấn đề thứ hai đáng lưu tâm là sự tác động đến môi trường Hoạt động của khu vực FDI từ ASEAN chiếm nhiều trong các lĩnh vực như sản xuất bán thành phẩm cho lĩnh vực điện tử, xe hơi, sản xuất thép, hóa chất công nghiệp, đều là những lĩnh vực gây ra tác hại với môi trường Chưa có số liệu thống kê cụ thể về tác hại với môi trường ở mức độ như thế nào, nhưng vấn đề này cũng cần được xem xét khi cấp phép đầu tư cho các dự án từ ASEAN.
Tóm lại đầu tư FDI từ ASEAN, nằm trong tổng thể nguồn vốn FDI nói chung vào Việt Nam, đã đạt được hiệu quả kinh tế xã hội một cách tích cực vào việc nâng cao nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tạo việc làm cho người lao động,cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán, thúc đẩy xuất khẩu và đóng góp vào ngân sách nhà nước Tuy nhiên xét riêng nguồn vốn ASEAN trong công nghiệp, do tính chất sản xuất không chứa nhiều hàm lượng công nghệ cao nên nguồn vốn này gây những tác động tiêu cực đến môi trường và chưa có đóng góp nhiều vào việc cải thiện chất lượng và đời sống người lao động.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI từ khu vực Đông Nam Á vào Việt Nam trong giai đoạn mới 2008-2020
Một số dự báo về triển vọng thu hút và khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI từ khu vực Đông Nam Á vào Việt Nam trong những năm tới 40 1.Các sự kiện nổi bật
I.Một số dự báo về triển vọng thu hút và khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI từ khu vực Đông Nam Á vào Việt Nam trong những năm tới
1.Các sự kiện nổi bật
Hiệp định TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Urugoay và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 Sự ra đời của hiệp định này được coi là bước thoả hiệp bạn đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế.
Mục tiêu chính của hiệp định là nhằm thúc đẩy việc mở rộng, phát triển tự do hoá đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các nước tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trên cơ sở đảm bảo tự do cạnh tranh Ngoài ra, hiệp định cũng có tính đến các nhu cầu cụ thể về thương mại, phát triển và khả năng tài chính của các nước thành viên đang phát triển, nhất là các nước thành viên kém phát triển.
Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoá Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng, nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng Trong Hiệp định TRIMsm các quy định trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO (xem bảng).
Các biện pháp bị cấm áp dụng theo Hiệp định TRIMs
1.Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá (vi phạm điều III.4, GATT
Doanh nghiệp nước ngoài mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ lệ trên khối lượng hoặc giá trị sản lượng sản xuất của doanh nghiệp
2.Yêu cầu cân bằng thương mại (vi phạm điều III.4 và
*Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số tính theo khối lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu
3.Hạn chế về giao dịch ngoại hối (vi phạm điều XI.1,
Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm để sử dụng trong hoặc có liên quan đến sản xuất của mình bằng việc hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng ngoại hối đến một mức nhất định so với các nguồn thu ngoại hối của doanh nghiệp này
4.Hạn chế về xuất khẩu (vi phạm điều
Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu các sản phẩm dưới hình thức sản phẩm cụ thề, hay số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ lệ về số lượng họăc giá trị sản lượng sản xuất trong nước của doanh nghiệp Để mềm hoá các quy định của mình đối với các nước đang và kém phát triển, hiệp định yêu cầu phải loại bỏ các biện pháp nói trên trong vòng 2 năm đối với các thành viên phát triển, 5 năm đối với các thành viên đang phát triển và
7 năm đối với các thành viên kém phát triển kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực (1/1/1975) Khi được yêu cầu, Hội đồng Thương mại hàng hoá có thể kéo dài giai doạn quá độ để loại bỏ TRIMs đối với các thành viên đang và kém phát triển, nếu những thành viên đó bộc lộ các khó khăn trong việc thực hiện các điều khoản của hiệp định này.
Thực tế cho thấy, TRIMs (các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại) thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu Đặc điểm cơ bản của các nước này là nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém.
Việt Nam đã có một quá trình áp dụng TRIMs với các mục tiêu cơ bản là vừa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước Các biện pháp Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc. Trong đó, biện pháp được tập trung áp dụng nhiều nhất là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và phụ tùng thuộc ngành điện tử, cơ khí-điện Ngoài ra, các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật, đường mía cũng thuộc đối tượng các ngành phải thực hiện chương trình nội địa hoá nhằm phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Song, do tính đặc thù nên phần lớn các dự án thuộc ngành này được xây dựng với mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước Do vậy, các nhà đầu tư sẽ tự nguyện thực hiện chính sách nội địa hoá, kể cả trong trường hợp không được khuyến khích hoặc ưu đãi.
-Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô
Thời gian qua, chiến lược và chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã kêu gọi đầu tư và dành nhiều ưu đãi cho ngành này Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa thể thực sự nội địa hoá ôtô Nguyên nhân cơ bản là do các ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ôtô nói riêng ở Việt Nam còn manh mún, thô sơ, thiếu tính kỹ thuật chuyên sâu, thực tế những năm qua cho thấy tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt được từ 2-10% và chỉ tập trung chủ yếu vào các công đoạn sản xuất đơn giản như hàn lắp khung, thân xe, sơn, tẩy rửa, lắp ráp thiết bị kiểm tra kèm theo.
-Đối với ngành sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy
Chương trình nội địa hoá ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy tại ViệtNam thời gian qua là một ví dụ điển hình về sự thành công và phát triển ban đầu Tỷ lệ nội địa hoá được quy định ngày trong Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đáp ứng được tiến độ và tỷ lệ nội địa hoá như quy định Một số Công ty đạt tỷ lệ nội địa hoá cao như Honda Việt Nam (64-
66%), VMEP (43-77%)… và một số Công ty có tỷ lệ được coi là thấp như Công ty Vina – Siam 40,8%, Lifan 41,2% Song, phần lớn sản phẩm nội địa được sử dụng là những chi tiết, linh kiện sản xuất với kỹ thuật công nghệ đơn giản, rất ít bộ phận chính, quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao thuộc cụm động cơ.
-Đối với ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm và phụ tùng điện tử và cơ khí- điện
Trong điều kiện kỹ thuật sản xuất ở nước ta còn lạc hậu, các ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm và phụ tùng điện tử và cơ khí-điện cần được nội địa hoá để từng bước tạo ra các ngành công nghiệp cơ bản trong nước Thời gian qua, việc thực hiện chương trình nội địa hoá đối với các ngành công nghiệp này chưa đạt mục tiêu đề ra Sáu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành này mới chỉ đạt mức nội địa hoá khoảng 30% Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong việc cung cấp các linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là các ngành sản xuất, lắp ráp đòi hỏi công nghệ cao.
Quan điểm phát triển, mục tiêu phấn đấu, các định hướng triển khai
Đảm bảo quyền tự chủ tài chính và kinh doanh,
Khuyến khích tối đa chủ đầu tư nước ngoài góp vốn, phát huy cao lợi thế so sánh quốc gia và tranh thủ triệt để các lợi thế của vốn đầu tư Đông Nam Á,
Đảm bảo lợi ích dài hạn trong phát triển bền vững về kinh tế- xã hội bền vững, môi trường,
Củng cố thành quả cách mạng, thể chế tổ chức chính trị-phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
2.1.Mục tiêu tổng quát (thu hút FDI nói chung)
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là:
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020 Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm 2006-2010 là đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên gấp 2,1 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người năm
2010 đạt khoảng 1.050-1.100 USD; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%.Ước tính nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 là 140 tỷ USD (giá năm
2005), chiếm 40% GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm khoảng 35%
2.2.Mục tiêu cụ thể (thu hút FDI từ khu vực FDI từ Đông Nam Á)
Với vốn FDI nói chung:
Những kết quả tích cực đạt được trong năm 2006, nhất là kinh tế tăng trưởng nhanh, môi trường đầu tư được cải thiện, việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam, uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, sẽ tạo đà cho sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của đất nước cũng như những nhân tố mới có tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn đề kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng Một số chỉ tiêu chủ yếu của ĐTNN giai đoạn 2006-2010:
Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001 -2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đăng ký: Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm
2006-2010 đạt khoảng 38-40 tỷ USD (tăng khoảng hơn 80% so với giai đoạn
2001 – 2005), trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 28 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt khoảng 10-12 tỷ USD.
Doanh thu: khoảng 216 tỷ USD
Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 106,5 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.
Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 8,7 tỷ USD.
Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.
Với vốn FDI từ ASEAN
Mục tiêu đặt ra là không tăng tỷ trọng vốn FDI từ ASEAN mà nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn này.
3.Các định hướng triển khai
Với nguồn vốn FDI nói chung:
3.1.1Cải thiện tỉ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện: Từ mức hiện tại 40% tăng lên mức 62 5% (vốn thực hiện đạt khoảng 24-25 tỷ trong khi vốn đăng ký đạt khoảng 38-40 tỷ USD).
3.1.2 Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: Vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%
3.1.3Các ngành khuyến khích đầu tư:
Đặc biệt khuyến khích: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…
Khuyến khích FDI vào các ngành công nghiệp phụ trợ: nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp.
Khuyến khích vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo
Khuyến khích FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế
Về trồng trọt và chế biến nông sản, FDI tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến.
Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, FDI tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao
Về trồng rừng - chế biến gỗ, FDI tập trung vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản
Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá
Với nguồn vốn FDI từ ASEAN: Đến năm 2020, tỷ trọng dòng vốn FDI vẫn giữ ở mức trung bình 28.9%, trong đó:
Tăng tiêu chí tăng thu ngân sách nhà nước lên
Tiêu chí tăng thu xuất khẩu
Tạo việc làm cho lao động
Nâng cao tiêu chí khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường
Nâng cao tiêu chí khả năng phát triển công nghệ
Về lĩnh vực công nghiệp: Theo quan điểm của tác giả, định hướng chiến lược cho việc thu hút FDI từ các nước ASEAN nên tập trung vào ngành công nghiệp phụ trợ lắp ráp linh kiện điện tử, xe hơi,…dựa trên những lý do sau đây:
- Nền công nghiệp phụ trợ tại các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia phát triển hơn Việt Nam do họ đã đi trước Việt Nam trong việc thu hút đầu tư từ các TNCs Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ tại các nước này đã nhận được sự chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh từ các TNCs và sản phẩm mà họ cung ứng đã đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe từ các TNCs này.
- Với nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nguồn nhân công giá rẻ, nền chính trị ổn định, Việt Nam đang hấp dẫn đầu tư của nhiều TNCs lớn (Canon,Matsushita, Fujitsu…) Cùng với xu hướng các TNCs này gia tăng đầu tư tạiViệt Nam, các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ ASEAN nêu trên cũng có xu hướng đầu tư sang Việt Nam, một mặt tận dụng các ưu thế sẵn có của Việt
Nam, mặt khác để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng cho các khách hàng TNCs của mình Đây còn được gọi là hiện tượng ““supplier following assembler”
- Nền công nghiệp phụ trợ nội địa còn non kém là một trong những rào cản chính đối với nguồn FDI đi vào Việt Nam Theo thống kê cho thấy tỷ lệ chi phí cho công nghiệp phụ trội cao hơn nhiều lần so với chi phí lao động trong giá thành sản phẩm [15] Trong khi đó nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay đa phần vẫn từ các doanh nghiệp nhỏ với công nghệ lạc hậu và hầu hết sản phẩm dù ở mức độ đơn giản nhất như ốc vít, tấm nhựa,…đều chưa thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các TNCs Do sản xuất nội địa không thể cung cấp nên các TNCs tại Việt Nam phải phát sinh thêm chi phí lớn cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện Việc đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư.
Các giải pháp thực hiện
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải.
Tăng cường công tác kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với việc nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm tránh phải nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tới môi trường.
Đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với trường hợp vi phạm.
Khuyến khích sử dụng các dự án có hoạt động bảo vệ môi trường như trồng rừng, đầu tư vào việc xử lý rác thải và chất thải công nghiệp…bằng những động thái thiết thực như ưu đãi về thuế.
Cần khắc phục tình trạng bộ máy quản lý cồng kềnh song hoạt động lại thiếu nhịp nhàng để nâng cao năng lực hành chính Song song với việc xây dựng quy chế, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý các doanh nghiệp FDI nhằm nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền của từng cơ quan
Bên cạnh đó, một vấn đề hết sức cấp bách là chú trọng đào tạo cán bộ thẩm định dự án có đầy đủ năng lực và kỹ năng thẩm định Cần có hệ thống kiểm tra chéo, tránh việc để cho một người hoặc một nhóm người có toàn bộ thẩm quyền quyết định
Bộ Kế hoạch đầu tư có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với các địa phương, kịp thời hỗ trợ hoặc hướng dẫn chính quyền địa phương trong trường hợp những dự án khó thẩm định hoặc có khúc mắc
Đồng thời do mỗi địa phương có thể muốn theo đuổi chương trình dự án của riêng mình, do đó sẽ gây bất lợi cho chương trình đầu tư chung của quốc gia Do đó, Chính phủ sẽ phải tăng cường các quy định về lựa chọn dự án, thiết lập các thủ tục thẩm định dự án chặt chẽ, tăng cường hoạt động giám sát trong thực hiện dự án cũng như đảm bảo hoạt động kiểm toán lành mạnh
Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị sẵn đất “sạch” cho nhà đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư ngay từ khi mới hình thành ý định đầu tư dự án và các dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai hoạt động theo đúng tiến độ đề ra
Thực hiện các đợt rà soát tổng thể, phân loại các dự án và đưa ra những giải pháp cụ thể với từng dự án Trong số các loại dự án, cần chú trọng tới các dự án chưa đi vào hoạt động do gặp vướng mắc Đặc biệt, các dự án quy mô lớn phải được tập trung hỗ trợ từ các bộ, ngành và địa phương để giải quyết mọi vướng mắc nếu có Có thể giảm quy mô của những dự án có mức độ cấp thiết ít hơn và ưu tiên đầu tư vào những dự án có chất lượng cao và tỷ lệ hoàn vốn lớn
Phải công khai rộng rãi về kết quả của các cuộc rà soát hay tiến trình thực hiện của các dự án lớn để tránh những tiêu cực có nguy cơ xảy ra
Tạo điều kiện ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, bảo hộ sở hữu trí tuệ. Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần phải: (i) xây dựng quy hoạch tổng thể; (ii) xây dựng trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ; (iii) xây dựng khu công nghiệp riêng cho ngành công nghiệp phụ trợ
Bãi bỏ hoặc nới rộng một số quy định như: tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nhập khẩu, tỷ lệ góp vốn, quyền kinh doanh thương mại…để tăng tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI.Ngoài ra, để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các bí quyết kỹ thuật sáng chế, lixăng, kiểu dáng công nghiệp, cần bổ sung các quy định pháp lý, đặc biệt là các quy định hướng dẫn riêng để tránh tình trạng đánh cắp bản quyền như: nhãn hiệu hàng hoá, bằng sáng chế, giống cây trồng mới và các quyền liên quan
2.Các doanh nghiệp thuộc khu vực Đông Nam Á
Yêu cầu doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu ra các phương án, biện pháp khắc phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Có chương trình kế hoạch đào tạo trình độ tay nghề và kiến thức cho cán bộ công nhân viên
Có chính sách khen thưởng, nâng lương tương xứng với trình độ người lao động
3.Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư từ khu vực Đông Nam Á
Có tinh thần học hỏi, tận dụng mọi cơ hội do nhà nước và các doanh nghiệp tạo ra để nâng cao trình độ tay nghề và tri thức.
Một số kiến nghị đối với nhà nước và chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI từ khu vực Đông Nam Á
1.Nguồn nhân lực: hỗ trợ đào tạo
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực quản lý trong cơ quan nhà nước, đặc biệt đối với công tác thẩm định đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực để tránh các tình trạng như: thời gian cấp phép đầu tư bị kéo dài do năng lực quản lý yếu kém, thẩm định dự án sai để lọt những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Hỗ trợ đào tạo người lao động : tổ chức khóa học bổ trợ cho sâu rộng lực lượng công nhân, hoặc đưa ra những ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi tổ chức tốt được hoạt động giáo dục đào tạo trong công ty.
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng , đặc biệt là hệ thống giao thông tránh tình trạng ách tắc, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển.
3.Cơ chế, chính sách, quản lý vĩ mô của chính phủ về đầu tư nước ngoài
Hoàn thiện khung pháp lý dành cho đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thích ứng được với luật đầu tư của các nước trên thế giới và các điều ước quốc tế: CEPT (WTO), AIA (ASEAN), tuyên bố chung Hà Nội (APPEC)
Đề ra những tiêu chí cụ thể hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường