1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuế gtgt và tình hình thực hiện thuế gtgt tại công ty thương mại lâm sản hà nội

72 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 419 KB

Cấu trúc

  • Chơng I.................................................................................................................................... 4 (0)
    • 1. Bản chất của thuế (4)
      • 1.1. Khái niệm (4)
      • 1.3. Sự giống và khác nhau giữa thuế , phí và lệ phí (6)
    • 2. Phân loại thuế (9)
      • 2.1. Ph©n theo tÝnh chÊt (0)
      • 2.2. Phân loại theo đối tợng đánh thuế (0)
      • 2.3. Phân loại theo hình thức thuế (11)
      • 2.4. Phân loại theo quan hệ điều tiết của thuế (11)
      • 3.1. Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nớc (11)
      • 3.2. Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội (12)
      • 3.3. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế (13)
    • 4. Các yếu tố chủ yếu để cấu thành sắc thuế (13)
      • 4.1. Tên gọi (14)
      • 4.2. Đối tợng nộp thuế (0)
      • 4.3. Đối tợng tính thuế (0)
      • 4.4. ThuÕ suÊt (0)
      • 4.5. Đơn vị tính thuế (14)
      • 4.6. Giá tính thuế (0)
      • 4.7. Ưu đãi miễn giảm thuế (15)
      • 4.8. Thủ tục nộp thuế (15)
    • II. NHững nội dung cơ bản về thuế giá trị gia tăng (15)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển của thúê GTGT trên thế giới và ở Việt Nam (35)
        • 1.1. Trên thế giới (15)
        • 1.2. Tại Việt Nam (16)
        • 2.1. Giá trị gia tăng (17)
        • 2.2. Thuế giá trị gia tăng (17)
        • 3.2. Căn cứ và phơng tính thuế GTGT (0)
        • 3.3. Biện pháp quản lý đối với thuế GTGT (25)
  • Chơng II: I tình hình thực Hiện thuế GTGT ở công ty thơng mại lâm sản hà nội - Một số đề xuất góp phần thực hiện tốt luật thuế GTGT tại công ty và chế độ thuế ở việt nam. 34 (0)
    • I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty thơng mại hà nội (0)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (0)
      • 2. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty (37)
        • 2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty (37)
        • 2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty (38)
      • 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (39)
      • 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thơng mại Lâm sản Hà nội. 41 1. Phơng pháp tổ chức hạch toán kế toán (0)
        • 4.2. Bộ máy kế toán của Công ty (43)
    • II. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại công ty Thơng mại Lâm Sản Hà Nội (0)
      • 1.1. Hoá đơn , chứng từ (44)
      • 1.2. Về tài khoản kế toán và công tác tổ chức hạch toán (45)
      • 2.1. ThuÕ GTGT ®Çu ra (0)
      • 2.2. Thuế GTGT đầu vào (50)
      • 2.3 Số thuế GTGT phải nộp (51)
      • 3. Tình hình thực hiện thuế GTGT năm 2001 tại công ty Thơng mại lâm sản Hà néi (53)
      • 4. Nghĩa vụ của công ty đối với ngân sách nhà nớc (54)
      • 1. Nh÷ng u ®iÓm (0)
      • 2. Những tồn tại trong việc áp dụng thuế GTGT tại công ty thơng mại lâm sản 61 3. Một số ý kiến đề xuất với công ty (62)
    • II.. Một số hạn chế khi áp dụng luật thuế GTGT ở VIệt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (64)
      • 1. Hạn chế (64)
      • 2. Nguyên nhân (67)
      • 3. Một số đề xuất (68)
  • Tài liệu tham khảo (72)

Nội dung

4

Bản chất của thuế

Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao Sự vận hành của nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị , quy luật cung cầu , quy luật lưu thông tiền tệ đã bộc lộ những ưu điểm cũng như những khuyết tật của kinh tế thị trường Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật đó ,Nhà nước can thiệp vào quá trình vận hành của nền kinh tế là một đòi hỏi khách quan để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là sự can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ chủ yếu như : pháp luật , kế hoạch , tổ chức , tài chính, tiền tệ trong đó ngân sách Nhà nước được coi là công cụ quan trọng nhất của Nhà nước Mà thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước , nó ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế

Thuế là một khoản thu của nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp, được pháp luật quy định

Sự xuất hiện của nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho nhà nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải trong xã hội và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước

Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội và cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển Như vậy , thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước Thuế phát sinh , tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời , tồn tại và phát triển của nhà nước Thuế được nhà nước sử dụng như một công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước , góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập của phương thức sản xuất , kết cấu giai cấp là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới vai trò , nội dung và đặc điểm của thuế khoá

Do đó , cơ cấu và nội dung của cả hệ thống và từng sắc thuế phải được nghiên cứu , sửa đổi bổ sung , cải tiến và đổi mới kịp thời thích hợp với tình hình , nhiệm vụ của từng giai đoạn Đồng thời , phải giải quyết tổ chức phù hợp , đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đã được nhà nước ban hành trong từng thời kỳ

Hệ thống thuế được coi là phù hợp không thể chỉ nhìn vào số lượng các sắc thuế nhiều hay Ýt , vào mục tiêu đơn thuần về động viên tài chính mà được phân tích toàn diện mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế lành mạnh , với đời sồng xã hội không đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân

Thuế mang tính bắt buộc theo pháp luật , không hoàn trả trực tiếp , ngang giá Một phần số thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước được hoàn trả lại người dân một cách gián tiếp dưới những hình thức hưởng thụ các dịch vụ công cộng do nhà nước tạo ra.

Như vậy , ta có thể coi thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân nhằm buộc các đối tượng này trích một phần thu nhập do kinh doanh , do lao động , do đầu tư tài chính , do lưu giữ , chuyển dịch tài sản mang lại nộp cho ngân sách nhà nước

Xuất phát từ nguồn gốc ra đời của thuế và khái niệm chung về thuế , rõ ràng thuế có bản chất kinh tế – chính trị – xã hội rất sâu sắc

- Xét về bản chất kinh tế của thuế Thuế là một phần của cải của xã hội, được huy động tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu chung khác của toàn xã hội Bản chất kinh tế của thuế còn thể hiện ở chỗ :Thuế là công cụ phân phối được nhà nước sử dụng để huy động một phần của cải xã hội được sáng tạo ra hàng năm tập trung vào trong tay Nhà nước Thuế gắn chặt chẽ với sản xuất kinh doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân để động viên và điều hoà thu nhập , điều tiết kinh tế Nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước chỉ có thể tăng nhiều và nhanh trên cơ sở nền kinh tế được phát triền và đạt hiệu quả cao Ngược lại qua thu thuế phải góp phần kích thích kinh doanh phát triển , thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất tiêu dùng một cách hợp lý để tạo nguồn thu thuế ngày một lớn hơn Vì vậy nếu nhà nước tăng mức động viên thuế quá cao chỉ nhằm mục đích đơn thuần tăng thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi của nhà nước mà bỏ qua yêu cầu đảm bảo sự tăng trưởng về kinh tế thì thường là gặp thất bại , dẫn đến hiệu qủa xấu về nhiều mặt cả về kinh tế – chính trị Mức động viên thuế hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển

- Xét về bản chất chính trị của thuế Thuế thể hiện quyền lực chính trị của

Nhà nước , sự áp đặt của Nhà nước với mọi người dân, bắt mọi người dân phải tuân theo Thuế ra đời là do sù ra đời của nhà nước Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội , do đó bản chất của nhà nước quyết định bản chất của thuế Nhà nước mang bản chất giai cấp nên thuế cũng mang bản chất giai cấp Vì vậy với những nhà nước khác nhau thì bản chất của thuế cũng không giống nhau Điều đó được Èn chứa bên trong những nội dung chủ yếu là : Thuế thu vào ai ? Thu như thế nào ? Và thu để làm gì ?

- Xét về bản chất xã hội : Thuế thể hiện tính xã hội rất rộng rãi Trước hết thuế thu vào toàn dân , thuế có liên quan tới mọi tổ chức , cá nhân trong xã hội Thuế là công cụ để điều tiết và quản lý toàn xã hội, là nghĩa vụ mà người dân phải đóng góp khi sử dụng các dịch vụ công cộng mà Nhà nước đã tạo ra Thuế gắn liền với nhà nước , mà trong cơ chế quản lý đất nước ta hiện nay theo công thức “ Đảng lãnh đạo , nhân dân làm chủ , nhà nước quản lý “ thì nhà nước , chỉ có nhà nước là chủ thể duy nhất có chức năng , nhiệm vụ quản lý xã hội mang tính toàn dân , toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và quản lý bằng pháp luật Thuế là một công cụ có hiệu lực được nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng của mình trong việc quản lý đối với toàn xã hội Thuế điều chỉnh các quan hệ phân phối , phân phối lại thu nhập của xã hội giữa các tổ chức kinh tế , giữa các tầng lớp dân cư

- các quan hệ giữa con người với con người Do đó thuế mang tính xã hội rất rộng rãi

1.3 Sự giống và khác nhau giữa thuế , phí và lệ phí :

Phí và lệ phí ( gọi chung là lệ phí ) do nhà nước quy định gắn liền với các hành động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Thông thường , lệ phí là khoản thu của nhà nước mang tính bù đắp một phần những chi phí đã chi ra cho các hành động quản lý hành chính của nhà nước , phục vụ trực tiếp một yêu cầu , lợi Ých , nguyện vọng cụ thể của cá nhân hoặc tập thể nhân dân

Từ những nét cơ bản nêu trên về phí và lệ phí ta có thể thấy được sự giống và khác nhau giữa thuế , phí và lệ phí ( lệ phí ) a.Giống nhau :

- Đều là khoản thu của ngân sách nhà nước

- Đều là một phần thu nhập của các tổ chức hoặc cá nhân đóng góp cho nhà nước

- Mang tính chất ổn định tương đối

Phân loại thuế

Vì mục tiêu , yêu cầu của từng giai đoạn mà cơ cấu và nội dung các chính sách thuế có khác nhau Cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc xem xét , đánh giá , phân tích và phân loại các sắc thuế , thông thường người ta phân loại thuế theo các đặc điểm tác động của các sắc thuế đến quá trình kinh tế – xã hội Theo đó người ta cú cỏc cỏch phân loại thuế như sau :

 Loại thuế thực và loại thuế cá nhân :

Tiêu thức để liệt kê các sắc thuế vào loại thuế thực là các sắc thuế đú khụng dựa vào sự thay đổi của người nộp thuế , nghĩa là không đặt ra khoản miễn trừ khi khả năng của người nộp thuế có sự thay đổi Đó là các sắc thuuế đánh vào các hoạt động mua bán , lưu giữ các của cải mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh của những người giao dịch hoặc người chủ sở hữu Chẳng hạn như : thuế doanh thu , thuế TTĐB , thuế xuất nhập khẩu Đây là những loại thuế thực , vì ở những sắc thuế này thường không căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế để đặt ra vấn đề miễn giảm

Trái với các loại thuế thực , tiêu thức để liệt kê các sắc thuế vào loại thuế cá nhân là các sắc thuế đó phải có sự thay đổi theo khả năng của người nộp thuế có nghĩa là đề cập đến vấn đề miễn trừ thuế khi khả năng hay hoàn cảnh của người nộp thuế cú sự thay đổi

Ví dụ như : thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế thu nhập của cá nhân là những sắc thuế được liệt vào loại thuế cá nhân bởi những sắc thuế này luôn được xem xét vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế để đặt ra vấn đề miễn giảm thuế

Mục tiêu của cách phân loại trên là nhằm để xem xét tính chất công bằng của các sắc thuế trong hình thức thuế Trong lý thuyết về đánh thuế , người ta cho rằng tiêu thức để xác định tính công bằng của các sắc thuế đó là sự xem xét đến khả năng , hoàn cảnh cụ thể của từng người chịu thuế Với tiêu thức đú thỡ rõ ràng thuế cá nhân là loại thuế đạt được độ công bằng cao hơn Với loại thuế cá nhân thì người nộp thuế cũng đồng thời là người chịu thuế do đó ở đây không có sự chuyển giao gánh nặng về thuế cho người khác chịu

 Thuế trực thu và thuế gián thu :

Thuế trực thu là loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân như thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao , thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản , thuế thừa kế , thuế quà biếu Đối với loại thuế này thì người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế cho nhà nước ( nờn nú mang tính chất trực thu )

Thuế này có tính công bằng hơn thuế gián thu vì phần đóng góp thường phù hợp với từng đối tượng , thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, thu nhập thấp thì nộp thuế Ýt Tuy nhiên thuế trực thu cũng có nhược điểm, đó là phần nào có hạn chế có cố gắng tăng thu nhập ở các đối tượng vì thu nhập càng cao thì nộp thuế càng nhiều. Ngoài ra thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho nhà nước nên họ càng thấy được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn, lậu thuế Việc quản lý thuế này phức tạp và chi phí quản lý thường cao hơn thuế gián thu.

Thuế gián thu là một loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ Đối với thuế gián thu người nộp thuế và người chịu thuế là hai người khác nhau như thuế tiờ, thuế giá trị gia tăng (VAT)

Trong thực tế, thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp qua tiêu dùng , thuế được đóng vào trong giá bán của hàng hoá, dịch vụ Thuế này do người hoạt động sản xuất kinh doanh nép cho Nhà nước nhưng người dân lại là người phải chịu thuế ( mang tính chất gián thu ) Thuế này tránh đuợc quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế ( người tiêu dùng ) với cơ quan thu thuế nên dễ thu hơn thuế trực thu Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu và những người chịu thuế thường không cảm nhận được đầy đủ gánh nặng ở loại thế này.

Thông thường thuế gián thu có tính tương đồng với loại thuế thực Tuy vậy ở một số nước có một số sắc thuế thuộc loại thuế trực thu nhưng lại không thể liệt kê vào loại thuế gián thu

Ví dụ như thuế tài sản ở Mỹ Thuế tài sản ở Mỹ là loại thuế thực bởi vì nó đánh vào quyền sở hữu, không căn cứ vào khả năng hay hoàn cảnh cụ thể của chủ sở hữu đó, nhưng nó lại là loại thuế trực thu vì ở đây người nộp thuế và người chịu thuế là đồng nhất.

Mục đích của cách phân loại này chủ yếu là để xem xét gánh nặng thuế cuối cùng là do ai chịu và mức độ khả năng chuyển dịch gánh nặng thuế như thế nào.

2.2 Phân loại theo đối tượng đánh thuế

Theo cách phân loại này thuế được chia thành:

- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: thuế giá trị gia tăng (VAT).

- Thuế đánh vào hàng hoá như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế đánh vào thu nhập như: thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế đánh vào tài sản : Thuế nhà đất

2.3 Phân loại theo hình thức thuế

- Thuế thu dưới hình thức hiện vật: Loại thuế này có từ thời kỳ đầu khi nhà nước mới xuất hiện và là loại thuế mà trong đó người nộp thuế bằng chính sản phẩm mình làm ra cho nhà nước Ví dụ như thuế nông nghiệp thu bằng thóc.

- Thuế thu bằng tiền mặt là loại thuế phổ biến nhất và chỉ công dụng khi có tiền mặt và khi nền kinh tế hàng hoá phát triển.

2.4 Phân loại theo quan hệ điều tiết của thuế

- Thuế tỷ lệ: là loại thuế điều tiết như nhau giữa người giầu và người nghèo bằng một mức thu được quy định với một tỷ lệ phần trăm không đổi cho mỗi loại đối tượng chịu thuế mà không phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhá.

- Thuế luỹ tiến: Là loại thuế mà mức thu của nó tăng dần theo mức tăng của đối tượng chịu thuế Và nó cũng còn phải được xem xét trong mọi quan hệ giữa số thuế phải chịu với thu nhập của người chịu thuế.

Các yếu tố chủ yếu để cấu thành sắc thuế

Mỗi một sắc thuế có mục đích, yêu cầu riêng, nhưng đều cấu thành bởi các yếu tố sau đây :

Tên gọi nói lên đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế như: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà đất

4.2 Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế là những những người có trách nhiệm phải thanh toán tiền thuế với ngân sách Nhà nước Người nộp thuế là các tổ chức ( pháp nhân ) hoặc cá nhân có đăng ký các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác được luật pháp của Nhà nước công nhận và quy định nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước

4.3 Đối tượng tính thuế Đối tượng tính thuế là căn cứ để từ đó tính ra tiền thuế Định lượng tính thuế là một yếu tố cần thiết của sắc thuế và phải quán triệt nhiều mặt của chính sách động viên đối với sắc thuế đó.

Ví dụ: Đối tượng thuế doanh thu là doanh thu, Đối tượng tính thuế thu nhập dn là thu nhập chịu thuế

Thuế suất là một linh hồn của một sắc thuế, biểu hiện yêu cầu động viên trên đối tượng tính thuế và được chia ra làm hai loại

- Thuế suất cố định: là mức thuế suất được Ên định bằng số tuyệt đối cho các đối tượng tính thuế.

- Thuế suất tỷ lệ là mức thuế được Ên định bằng số tương đối hay tỷ lệ phần trăm ( % ) trên đối tượng tính thuế

- Thuế suất luỹ tiến : là hình thức biến tướng của thuế suất tỷ lệ, nú cú đặc điểm đối tượng tính thuế càng cao tỷ lệ thuế suất càng cao hơn và chia ra:

+ Thuế suất luỹ tiến từng phần: Thuế được tính từng phần theo từng bặc thuế và thuế suất tương ứng Số thuế phải nộp cuối cùng là tổng số thuế đó tớnh cho từng phần cộng lại.

+ Thuế suất luỹ tiến toàn phần : Thuế được tính chung trên toàn bộ đối tượng tính thuế theo suất thuế tương ứng

4.5 Đơn vị tính thuế Đơn vị tính thuế là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán đối tượng tính thuế.

Giỏ tính thuế là giá cả lưu thông của hàng hoá, tài sản, súc vật làm căn cứ để tính thuế.

4.7 Ưu đãi miễn giảm thuế Ưu đãi miễn giảm thuế là số thuế được quy định phải huy động vào ngân sách Nhà nước dành lại cho người nộp một phần hay toàn bộ để sử dụng trong một thời gian nhất định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc khuyến khích kinh tế đối với các đơn vị trong sản xuất kinh doanh.

Thủ tục nộp thuế bao gồm những quy định về trách nhiệm và cách thức nộp thuế vào ngân sách của đối tượng nộp thuế trước cơ quan thuế và cơ quan hữu quan như quy định về thời gian, phương pháp thu nép , thanh toán các khoản thuế , quyền hạn , trách nhiệm của cỏc bờn liên quan trong quan hệ thu nộp , chế độ trách nhiệm vật chất của người nộp trước cơ quan tài chính nhà nước Thủ tục thu nộp được coi như một căn cứ pháp lý góp phần đảm bảo thu nộp kịp thời , đều đặn và đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.

NHững nội dung cơ bản về thuế giá trị gia tăng

1 Quá trình hình thành và phát triển của thỳờ GTGT trên thế giới và ở Việt Nam :

Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu , áp dụng từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước , để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh Thuế doanh thu được áp dụng ở Pháp từ năm 1917 Thời kì đầu thuế doanh thu chỉ đánh ở giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá , với thuế suất thấp Đầu năm 1920 , thuế doanh thu được điều chỉnh , đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất Như vậy quá trình sản xuất ra sản phẩm càng nhiều khõu thỡ thuế càng cao thì thuế chồng lên thuế Để khắc phục nhược điểm này, năm 1936 , Phỏp đó cải tiến thuế doanh thu qua hình thức đánh thuế 1 lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất Tuy nhiên chính sách thuế này lại phát sinh nhuợc điểm là việc thu thuế lại bị chậm trễ so với trước vì chỉ khi sản phẩm được đưa vào khâu lưu thông lần đầu nhà nước mới được thu thuế Đến năm 1954 , chớnh phủ Phỏp đó ban hành loại thuế mới có tên là thuế GTGT theo tiếng pháp là TAXE SUR LA VALEUR AJOUTEE ( viết tắt là TVA ) Quá trình thống nhất hoỏ Chõu Âu bị thúc đẩy vào những năm 1950 đã có tác dụng thuận lợi để TVA được triển khai nhanh chóng ở một số nước khác Từ năm 1978 , theo yêu cầu điều hoà luật pháp ở các nước thành viên cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) nước Pháp điều chỉnh lại luật tài chính , trong đó có phần đặc biệt quan trọng liên quan tới thỳờ GTGT Năm 1986 , thuế GTGT ở Pháp được áp dụng rộng rãi đối với các ngành nghề sản xuất , lưu thông hàng hoá dịch vụ , nhằm đáp ứng hai mục tiêu quan trọng : Bảo đảm sè thu kịp thời thường xuyên cho NSNN và khắc phục tình trạng trùng lặp của thuế doanh thu

Khai sinh từ nước Pháp , thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước Đến nay đó cú , 130/210 nước áp dụng thuế GTGT , chủ yếu là các nước Châu Phi , châu Mỹ La Tinh , các nước trong cộng đồng Châu Âu (EC ) và một số nước Châu á

Từ tháng 9 – 1993 , chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm chế độ thuế doanh thu có khấu trừ tương tự thuế GTGT ở 11 xí nghiệp quốc doanh thuộc 3 ngành dệt , sản xuất đường , xi măng Qua đó rút kinh nghiệm nghiên cứu xây dựng dự luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu Trong thời gian họp quốc hội khoá IX lần thứ 11 , quốc hội đã dành 1 số buổi để tập trung thảo luận mọi khía cạnh liên quan tới dự án luật này Hầu hết các đại biểu đều tán thành là điều kiện ban hành luật thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu đã chín muồi Y nghĩa của luật cũng thể hiện rõ trong mục tiêu : khắc phục việc thu trùng lắp của thuế doanh thu , đảm bảo không giảm động viên số thu cho ngân sách nhà nước so với thuế doanh thu ; tăng cường công tác hạch toán , kế toán ; góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với kinh tế thị trường Ngày 28/ 04/ 1997 tại kỳ họp quốc hội IX lần thứ 11, quốc hội đã thông qua dự thảo luật thuế GTGT và chính thức áp dụng vào ngày 1/1/ 1999

2.Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, đến tiêu dùng, được xác định làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, giá trị gia tăng còn được xem là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, bán buôn hoặc dịch vụ tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hoá mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng thêm Nói cách khác, đây là số chênh lệch giữa giá đầu ra với giá đầu vào do đơn vị kinh tế tạo gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Trị giá gia tăng có thể tính bằng phương pháp cộng hoặc trừ.

- Đối với phương pháp cộng, trị giá gia tăng là trị giá các yếu tố cấu thành trị giá tăng thêm, bao gồm chủ yếu là trị giá lao động (thường được tính bằng chi phí lao động) và lợi nhuận về hoạt động sản xỳõt kinh doanh và dịch vụ

Giá trị gia tăng = Tiền công lao động + Lợi nhuận

- Đối với phương pháp trừ, trị giá gia tăng là khoản chênh lệch giữa trị giá khâu sau của sản phẩm (đầu ra) với trị giá của nguyên vật liệu hay sản phẩm của khâu trước mà nhà kinh tế đã sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới (đầu vào).

Giá trị gia tăng = Giá đầu ra – Giá đầu vào

Mức chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào càng cao thì đơn vị kinh doanh càng thành công khẳng định kinh doanh tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững.

2.2 Thuế giá trị gia tăng

2.2.1 Cơ sở hình thành của thuế giá trị gia tăng

Luật thuế doanh thu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1990.Phải nói rằng, thuế doanh thu đó cú những đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước, đối với sự phát triển của nền kinh tế Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, chính sách thuế doanh thu đã từng bước được hoàn thiện Nhưng, trước sự biến động của nền kinh tế, một số nội dung trong luật thuế doanh thu vẫn còn những diểm hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu thuế, không thực sự phù hợp với xu thế phát triển kinh tế mới Những nhược điểm cụ thể đó là:

+ Thuế doanh thu là thuế đỏnh trờn doanh thu do đó việc thu thuế bị trùng lắp qua các quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, tức là thuế đánh đi đánh lại nhiều lần và thuế đỏnh trờn thuế của cùng một loại thuế, từ đó đã gây ảnh hưởng không tốt đến giá cả và sản xuất kinh doanh Vì vậy, nếu cùng mặt hàng mà được tổ chức sản xuất lưu thông qua Ýt khõu thỡ tổng số thuế phải nộp sẽ thấp hơn so với việc tổ chức qua nhiều khâu => không phù hợp với tính đa dạng trong phân phối và lưu thông của cơ chế thị truờng.

Thuế doanh thu còn quy định nhiều mức thuế khác nhau, bao gồm 18 mức thuế suất (từ 0% đến 40%), nếu phân theo ngành nghề thỡ cú tới 61 nhóm thuế suất, vì vậy việc xác định để áp dụng thuế suất vaũ từng loại hoạt động kinh doanh là hết sức phức tạp, gây trở ngại cho việc tính thuế và thu thuế nờn đó hạn chế tính trung lập của thuế.

Trong ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ thì thuế suất đã phân biệt quá chi li nhưng tiêu thức sắp xếp cho từng loại thuế suất cụ thể lại thiếu rõ dàng, khó phân biệt để áp dụng được thuế suất một cách chính xác Do đó, nhiều trường hợp hiểu thế nào cũng được, áp dụng thế nào cũng đúng mặc dù thuế suất chênh lệch nhau rất rõ.

Mặt khác, luật thuế doanh thu chưa thực hiện thu đơn vị mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như hàng xuất nhập khẩu giảm giá thành tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh trên thị trường trong khu vực cũng như trong quốc tế.

+ Luật thuế doanh thu còng quy định nhiều trường hợp miễn giảm không phù hợp với tính chất thuế doanh thu là một loại thuế gián thu chủ yếu cho người tiêu dùng chịu Hơn nữa, một sè quy định liên quan tới sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, hoặc kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam cần khuyến khích không thu thuế doanh thu lại chưa quy định rõ và hợp lý làm hạn chế đẩy mạnh xuất khẩu.

Thuế doanh thu đánh vào doanh thu của doanh nghiệp, nhưng thực chất là do người tiêu dùng gánh chịu Chính hình thức thuế này tạo cho người tiêu dùng có cảm giác mình không phải là người chịu thuế Do vậy, họ Ýt quan tâm đến chính sách thuế thậm chí còn tác động thêm cho tình trạng trốn thuế ngày một gia tăng Cụ thể là người tiêu dùng khi đã mua hàng họ không lấy hoá đơn vì đối với họ lấy hay không cần phải viết hoá đơn và do đó phần doanh thu này sẽ không được khai báo để nộp thuế Và như vậy vô hình chung, người tiêu dùng đẽ tạo điều kiện để cho người bán hàng trốn thuế

I tình hình thực Hiện thuế GTGT ở công ty thơng mại lâm sản hà nội - Một số đề xuất góp phần thực hiện tốt luật thuế GTGT tại công ty và chế độ thuế ở việt nam 34

Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại công ty Thơng mại Lâm Sản Hà Nội

- Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế năm 2001 thấp hơn năm 2000 là 180.600.996 đồng, tức là giảm 48,54 % Đây là chỉ tiêu có tốc độ giảm cao nhất.

- Với tình hình kết quả kinh doanh như vậy, đã làm cho nghĩa vụ của công ty với ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động cũng giảm xuống Cụ thể, số phải nộp ngân sách ( riêng thuế ) giảm 1.225.717.103 đồng, tốc độ giảm 40,04 %, còn thu nhập bình quân người lao động thì giảm 200.000 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 20 %.

Tóm lại, trong hai năm trở lại đây, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có phần giảm sút Nguyên nhân của sự giảm sút không phải phần lớn là do chủ quan Công ty, do trình độ quản lý của ban lãnh đạo mà yếu tố chủ yếu là do chính sách đúng đắn của Nhà nước (đóng cửa rừng- yếu tố khách quan) đã tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh nói riêng của Công ty.

II Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại công ty Thương mại Lâm Sản Hà Nội.

1.Tổ chức thực hiện thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp

Hoá đơn , chứng từ mà công ty sử dụng cho việc áp dụng thuế GTGT là :

- Tê khai thuế GTGT : Mẫu số 01/GTGT

- Bảng kờ hoỏ đơn , chứng từ hàng hoá , dịch vụ bán ra : Mẫu số 02/GTGT

- Bảng kờ hoỏ đơn , chứng từ hàng hoá , dịch vụ mua vào : Mẫu số 03/ GTGT

- Bảng kê thu mua hàng nông sản , lâm sản ,thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất : Mẫu số 04/GTGT

- Quyết toán thuế GTGT : Mẫu số 10/GTGT

- Công ty sử dụng hoá đơn GTGT ký hiệu 01/GTKT loại 3 liên lớn được mua tại cơ quan thuế theo đúng thủ tục quy định của Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế

1.2 Về tài khoản kế toán và công tác tổ chức hạch toán

Ngay từ khi áp dụng luật thuế mới , kế toán của công ty đã bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo đúng chế độ hiện hành được sử dụng tại công ty

Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ “

TK 133 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 :

+ TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá , dịch vụ “

+ TK 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ “

- TK 3331 “ Thuế GTGT phải nộp “ có 2 TK cấp 3

+ TK 33311 “ Thuế GTGT đầu ra “

+ TK 33312 “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu “

1 1.2.2 Công tác tổ chức hạch toán a.Hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

TK133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ , đã khấu trừ và còn được khấu trừ

Một số bỳt toỏn trong kỳ :

- Khi mua vật tư , hàng hoá , TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá , dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế , kế toán phản ánh giá trị vật tư , hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào , chi phí thu mua , vận chuyển từ nơi mua đến công ty.

- Khi nhập khẩu hàng hoá , kế toán phản ánh giá trị vật tư , hàng hoá , thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán , thuế nhập khẩu phải nộp , chi phí thu mua vận chuyển

- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu , kế toán ghi :

- Cuối kỳ , kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ :

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

- Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111 , 112 b.Hạch toán thanh toán thuế giá trị gia tăng

TK 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra , số thuế GTGT phải nộp , số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Khi bán hàng hoá , dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế , kế toán công ty ghi :

Nợ TK 111 ,112 ,131 ( Tổng giá thanh toán )

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng

- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính , các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế , kế toán ghi :

Nợ TK 111 , 112 , 138 ( Tổng giá thanh toán )

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711 - Thu nhập từ hoạt động tài chính

Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường

- Đối với vật tư hàng hoá nhập khẩu , số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp theo thông báo của Hải quan , ghi :

Nợ TK 133 – Số thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ

Có TK 3331 ( 33312 ) – Số thuế GTGT phải nộp

Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu ghi :

- Khi khấu trừ và nộp thuế GTGT cho ngân sách , kế toán ghi :

Nợ TK 3331 (33311) - Số thuế GTGT đã khấu trừ và nộp trong kỳ

Có TK 133 - Số thuế GTGT đã khấu trừ

Có TK 111 ,112 , 311 Số thuế GTGT đã nộp

2.Quy trình kê khai , tính và nộp thuế

Công tác kê khai thuế GTGT hàng tháng của công ty được thực hiện theo nguyên tắc bảng kê chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào trong tháng này sẽ được tập hợp trong thời gian là 10 ngày đầu của tháng tiếp theo Theo đó số liệu sẽ được đưa vào tờ khai tính thuế GTGT.

Tê khai này sẽ được gửi cho cục thuế thành phố Hà nội có kèm theo cả bảng kê chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào Sau đó, cục thuế có thông báo nộp thuế cho đơn vị Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được kê khai cùng với thuế nhập khẩu Thuế GTGT của hàng nhập khẩu nộp khi nào thì được khấu trừ ngay trong tháng mà có nghiệp vụ phát sinh mà có biên lai thu thuế.

Số thuế phải nộp là phần chênh lệch giữa thuế đầu ra và thuế đầu vào Số thuế phải nộp này phải cộng với số thuế GTGT kỳ trước chuyển qua từ đó xác định được trong tháng kê khai, công ty có phải nộp thuế GTGT hay được khấu trừ tiếp trong tháng sau.

Ngay sau khi nhận được thông báo nộp thuế trong vòng 25 ngày đầu của tháng tiếp theo công ty phải thực hiện nghĩa vụ nộp đầy đủ thuế vào ngân sách Nhà nước Công ty không trực tiếp nộp thuế vào kho bạc Nhà nước mà thông qua ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi công ty mở tài khoản, công ty làm giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản thông qua Ngân hàng theo mẫu 03 TNS Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm nộp chuyển số tiền thuế phải nộp cuả công ty vào kho bạc Nhà nước Khi nhận được tiền thuế do công ty nép, kho bạc Nhà nước sẽ gửi giấy xác nhận đã nộp thuế cho công ty. Để thấy rõ quy trình kê khai , tính và nộp thuế GTGT của công ty ta thử xem xét quy trình đó trong tháng 1 năm 2001 với những con số cụ thể Từ đó có thể phân tích , đánh giá một cách chính xác

Là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản , công ty Thương mại Lâm sản Hà nội đã và đang áp dụng hai hình thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ Trong đó , hình thức bán buôn là chủ yếu Tuy nhiên , điều đó không có nghĩa là công ty không coi trọng hình thức bán lẻ Trái lại , để phù hợp với điều kiện công ty trong tình hình mới , công ty đã chú trọng đầu tư xây dựng và mở thờm cỏc cửa hàng mới Công ty áp dụng phương thức bán tại các đơn vị trực thuộc và các cửa hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá , tăng nhanh vòng quay của vốn Khi bán hàng cho khách , công ty đều cú hoỏ đơn bán hàng và sử dụng hoá đơn theo quy định của Bộ Tài Chính , mẫu hoá đơn GTGT ký hiệu 01/ GTKT loại ba liên lớn : một liên được lưu lại công ty , liên hai giao cho khách hàng , liên ba dùng trong thanh toán Nội dung của ba liên này giống hệt nhau và được ghi rõ giá bán chưa có thuế , thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán Do vậy , tất cả các nghiệp vô cung ứng hàng hoá và bán sản phẩm được xác định doanh thu của công ty đều cú hoỏ đơn chứng từ theo đúng chế độ

Phần thuế gớa trị gia tăng được ghi trong hoá đơn gớa trị gia tăng chính là số thuế gớa trị gia tăng đầu ra mà công ty có vai trò thu hé Nhà nước do vậy nó liên quan đến chế độ tính thuế gớa trị gia tăng phải nộp Số thuế gớa trị gia tăng đầu ra được tính theo công thức sau :

Giá bán chưa có thuế GTGT là giỏ đó được xác định trước dựa trên cơ sở các khoản chi phí và phần lợi nhuận mong muốn của công ty tớnh trờn sản phẩm hàng hoá được bán ra đó Giá bán chưa có thuế GTGT chính là cơ sở xác định doanh thu của công ty và doanh thu là doanh thu chưa có thuế

Trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp sau , nhân viên kế toán của công ty phải lập bảng kê khai hoá đơn , chứng từ hàng hoá , dịch vụ bán ra theo mẫu số 02/ GTGT để làm cơ sở lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu số 01/ GTGT

Mức thuế suất thuế GTGT áp dụng cho tất cả các mặt hàng bán ra của công ty là 10% , riêng mặt hàng chống mối chịu thuế suất là 5%

Cho đến ngày 31/1 năm 2001, tổng số thuế GTGT hàng hoá bán ra là 64.500.048 đồng trong đó có:

Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá , dịch vụ Gía bán ch a có thuÕ GTGT

- Hàng hoá chịu thuế suất 5 %: 4.601.205 đồng

- Hàng hoá chịu thuế suất 10 %: 59.898.843 đồng

Cụ thể số thuế GTGT đầu ra trong tháng 1 năm 2001 như sau:

THUẾ GTGT ĐẦU RA THÁNG 1 NĂM 2001 Đơn vị tính : đồng

Một số hạn chế khi áp dụng luật thuế GTGT ở VIệt Nam – Nguyên nhân và giải pháp

II Một số hạn chế khi áp dụng luật thuế GTGT ở VIệt Nam – Nguyên nhân và giải pháp :

Ngày 01 / 01 / 99 luật thuế GTGT do Quốc hội ban hành 10 /05 / 97 đã có hiệu lực thi hành thay cho luật thuế doanh thu Đây là một cải cách lớn về chính sách thuế ở Việt Nam , góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta tạo điều kiện hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Sau hơn 3 năm thực hiện luật thuế GTGT , luật thuế mới đã đi vào thực tế cuộc sống , nhìn chung sản xuất kinh doanh của mọi thành phần thành phần kinh tế đã đi vào ổn định Song trong quá trình thâm nhập vào cuộc sống , luật thuế GTGT đã bộc lộ một số điểm còn khập khiễng với thực tế

* Việc quy định bốn loại thuế hiện nay ( 0%, 5% , 10% , 20% ) là quá phức tạp và lạc hậu so với thuế GTGT hiện đại Tại các nước công nghiệp phát triển , người ta đã loại bỏ thuế GTGT loại điều tiết ở mức cao , ứng với mức 20% ở nước ta Nhiều nước có xu hướng chỉ ỏp dụng một mức thuế suất duy nhất Bên cạnh những thành công bước đầu , những hạn chế của hệ thống thuế suất nhiều mức đang ngày càng hiện rõ trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường và quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ Những hạn chế đó là :

+ Nhiều mức thuế suất không những làm cho công tác hoạch định chính sách thêm phức tạp mà còn làm cho việc xác định thuế phải nộp phức tạp không kém Việc chọn cỏc tiờu thức để phân biệt hàng hoá , dịch vụ chịu thuế theo từng loại thuế suất là rất khó , bởi ranh giới giữa những phân định này là mờ nhạt và mang tính tương đối Tình trạng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng hai mức thuế suất khác nhau vẫn thường xảy ra , dẫn đến hiện tuợng tránh thuế của đối tượng nộp thuế và áp dụng sai mức thuế suất của cơ quan thuế vẫn có cơ sở tiếp diễn Đây là một trở ngại lớn nhất trong quy trình quản lý thuế theo nguyên tắc tự khai , tự tính và tự nộp thuế của các doanh nghiệp

+ Với thuế GTGT nhiều mức thuế suất , cac doanh nghiệp phải hao tổn công sức thêm trong việc hoạch định chiến lược sản xuất , chiến lược mặt hàng bởi lẽ họ phải đưa vào một số thông số để tính toán Đó là mức thuế suất GTGT của từng loại hàng hoá , dịch vụ cụ thể Việc áp dụng nhiều mức thuế suất cũng làm cho hiện tượng phân phối thuế phải thu trong từng công đoạn không đều nhau , cú khõu phải thu nhiều của người tiêu dùng , cú khõu lại thu Ýt , cú khõu lại không thu , làm cho đối tượng nộp thuế bị phân biệt , đối xử ngay cả trong việc thu gom tiền thuế nộp vào NSNN một cách không cần thiết

+ Với nhiều mức thuế suất khác nhau , khối lượng thuế hoàn và truy thu cũng tăng lên một cách không đáng có , làm tiêu hao công sức và của cải của xã hội

* Việc quy định song song hai phương pháp tính thế GTGT đã tạo ra hai sân chơi không bình đẳng cho các đối tượng sản xuất kinh doanh Các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng theo phương pháp trực tiếp không được hưởng các quyền lợi do thuế GTGT đem lại Các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ , khi mua hàng hoá của họ dự cú hoỏ đơn chứng từ hợp lệ cũng không được khấu trừ thuế đầu vào

Do đó , nếu trong trường hợp các cơ sở kinh doanh thực hiện phương pháp khấu trừ mua hàng hóa cho nhau thì không có vấn đề gỡ , cũn trong trường hợp cơ sở kinh doanh này mua hàng của cơ sở kinh doanh khác áp dụng theo phương pháp trực tiếp thì họ không những không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà còn phải nộp thuế GTGT đầu ra , nghĩa là hai lần nộp thuế GTGT , các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phương pháp khấu trừ sẽ phải tính toán lại việc mua hàng , chỉ chọn những cơ sở nào cung cấp hàng hoá , dịch vụ được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ , trừ trường hợp các cơ sở kinh doanh theo phương pháp khấu trừ không thể cung ứng được các loại hàng hoá này

Trong khi đó phương pháp khấu trừ thuế được nhà nước khuyến khích áp dụng hơn và được một số lợi thế như : được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào và hàng hoá dịch vụ mua vào ngay trong tháng , được khấu trừ thuế GTGT khi mua các TSCĐ Đó là những ưu điểm mà phương pháp tính trực tiếp không có được

Mặt khác , sự tồn tại 2 phương pháp tính thuế GTGT đã gây ra nhiều khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả các đơn vị thu thuế Nếu một doanh nghiệp tính toán theo phương pháp khấu trừ thuế có quan hệ với đơn vị áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp này buộc phải có hai hình thức theo dõi thuế : một hình thức theo luật quy định mà doanh nghiệp đang áp dụng và một hình thức khác cho các đối tác nói trên Một loại sổ đó khú theo dõi thì với hai loại sổ , các cơ quan chức năng và ngay cả doanh nghiệp cũng gặp không Ýt khó khăn

* Hiện tượng sử dụng gian lận hoá đơn chứng từ xuất hiện ngày một tăng Nhiều doanh nghiệp bán hàng đã không xuất hoá đơn , in và sử dụng hoá đơn giả , viết không đóng doanh số trờn hoỏ đơn Bên cạnh đó , kể từ khi luật doanh nghiệp ra đời , lợi dụng sự thông thoáng của luật này rất nhiều công ty ma đã được hình thành để buôn bán hoá đơn lũng vũng Từ đó , lập hoá đơn khống buôn bán giữa công ty mẹ và công ty con

* Thuế suất GTGT 10% như hiện nay đánh vào hàng nhập khẩu là khá cao vỡ giỏ tớnh thuế GTGT của hàng nhập khẩu là giá bao gồm cả thuế nhập khẩu Nhiều đơn vị nhập khẩu đang gặp khó khăn trong vấn đề nộp thuế Theo quy định hiện hành hàng nhập khẩu thuộc diện nộp thuế GTGT phải nộp sắc thuế này ngay ở cửa khẩu , ngay khi hàng nhập về cùng với thuế nhập khẩu Nếu thuế thu vào lúc này thì doanh nghiệp chỉ bằng cách lấy vốn của doanh nghiệp ra nộp , cú cỏc doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để đóng thuế Do đú thuế trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp Vấn đề ở đây không phải thu hay không thu thuế GTGT của hàng nhập khẩu mà là nên thu thuế của hàng nhập khẩu ở đâu và vào lúc nào ?

* Nhà nước quy định sử dụng hai loại hoá đơn , hoá đơn có thuế GTGT và hoá đơn không có thuế GTGT nhưng lại chỉ khấu trừ thuế đầu vào cho hoá đơn có thuế GTGT là một điều bất hợp lý

* Giữa lý luận và thực tiễn thuế GTGT cũng có những điểm chưa được nhất quán Đó là thuế GTGT đỏnh trờn phần giá trị tăng thêm nhưng đối với một số ngành dịch vụ như phục vụ , sửa chữa , chuyển giao công nghệ , dịch vụ khoa học thỡ cỏch đánh thuế và khấu trừ thuế GTGT như thế nào là hợp lý ? Đối với tài sản cố định thì mức khấu trừ thuế đã nộp ở đầu váo thế nào cho thoả đáng

* Vịờc thực hiện quy trình “ hoàn thuế trước – kiểm tra sau “ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp , tuy nhiên một số doanh nghiệp đã tạo hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước , có nhiều vụ lên tới hàng tỷ đồng Thủ đoạn của các doanh nghiệp chiếm đoạt tiền thuế thông qua hoàn thuế là tìm cách kê khai giảm số thuế GTGT đầu ra và tăng thuế GTGT đầu vào Cụ thể :

- Đối với thuế GTGT đầu ra :

+ Giảm doanh số hàng bán thông qua sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng quy định ( giá ghi trờn hoỏ đơn bán hàng thấp hơn giá bán thực tế ) , bán hàng không xuất hoá đơn , bỏ sót , kê khai thiếu hoá đơn bán hàng hay doanh nghiệp giấu một số hoạt động kinh doanh của mỡnh khụng dự vào doanh thu tính thuế ( hàng tiêu dùng nội bộ , biếu tặng )

Ngày đăng: 05/06/2023, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thuế – lệ phí hiện hành ở Việt nam - Hồ Ngọc Cẩn . Nhà xuất bản thống kê năm 2000 Khác
2. Thuế – công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế – Quách Đức Pháp Khác
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Thương mại – TS . Đinh Văn Sơn 4. Lý thuyết Tài chính tiền tệ – TS . Đinh Văn Sơn Khác
5. Những văn bản hướng dẫn về thuế . Nhà xuất bản lao động – 2001 Khác
6. Hệ thống hoỏ cỏc văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Nhà xuất bản Tài chính 1-2001 Khác
7. Hàng hoá lưu thông trên thị trường cần hoá đơn, chứng từ gì . Luật gia Lê Văn Chấn- Nhà xuất bản thống kê - 2001 Khác
8. Tìm hiểu các văn bản pháp luật về thuế – Huỳnh Văn Hoài. Nhà xuất bản thống kê năm 2001 Khác
10. Thông tin Tài chính 11. Báo Tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w