1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng phần mềm thiết kế 3d trong xây dựng bộ mẫu cơ sở trang phục nữ cho một số cơ sở may đo thành phố vinh

135 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Phần Mềm Thiết Kế 3D Trong Xây Dựng Bộ Mẫu Cơ Sở Trang Phục Nữ Cho Một Số Cơ Sở May Đo Ở Thành Phố Vinh
Tác giả Phan Thị Phượng
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Minh Kiều
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Dệt - May
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 17,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN (15)
    • 1.1 Tổng quan về phân loại vóc dáng nữ giới (15)
      • 1.1.1 Phân loại vóc dáng dựa trên các đặc trưng cơ thể (16)
      • 1.1.2 Phân loại vóc dáng theo BMI (18)
      • 1.1.3 Phân loại cơ thể người thông qua các chỉ số tương quan khác (20)
      • 1.1.4 Phân loại vóc dáng theo tỷ lệ vai/ eo/ mông theo tỷ lệ BSAS (21)
      • 1.1.5 Phân loại hình dáng cơ thể nữ giới theo hệ thống FFIT (Female (22)
      • 1.1.6 Phân loại các phần của cơ thể theo Helen Amstrong (23)
      • 1.1.7 Tên gọi tương đương trong phân loại hình dáng cơ thể [17] (26)
      • 1.1.8 Phân loại vóc dáng theo phân tích nhân tố dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê và xử lý số liệu (28)
    • 1.2 Tổng quan về thiết kế mẫu cơ sở (29)
      • 1.2.1 Mẫu cơ sở (29)
      • 1.2.2 Lượng dư cử động tối thiểu (31)
      • 1.2.3 Các dạng công thức thiết kế (32)
      • 1.2.4 Hệ số điều chỉnh (33)
      • 1.2.5 Kích thước chủ đạo (33)
      • 1.2.6 Hệ công thức thiết kế (34)
    • 1.3 Tổng quan về phương pháp và phần mềm thiết kế mẫu (34)
      • 1.3.1 Phương pháp thiết kế 2D (34)
      • 1.3.2 Phương pháp thiết kế 3D (36)
      • 1.3.3 Phương pháp kết hợp (39)
    • 1.4 Tổng quan và đánh giá về sự vừa vặn của trang phục (40)
      • 1.4.1 Độ vừa vặn (40)
      • 1.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm (41)
      • 1.4.3 Một số nghiên cứu sử dụng phần mềm CLO3D trong đánh giá (49)
    • 1.5 Kết luận (51)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
    • 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (53)
      • 2.1.1 Phạm vi nghiên cứu (53)
      • 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu (53)
      • 2.1.3 Vật liệu (55)
      • 2.1.4 Công thức thiết kế (56)
    • 2.2 Nội dung nghiên cứu (60)
    • 2.3 Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 2.3.1 Thu thập và thống kê dữ liệu số đo của khách hàng (61)
      • 2.3.2 Quy trình thiết kế và thử mẫu ảo (65)
      • 2.3.3 Phân loại vóc dáng (66)
      • 2.3.4 Thiết kế bộ mẫu cơ sở trên phần mềm CLO3D (69)
      • 2.3.5 Thử mẫu và đánh giá mẫu (70)
      • 2.3.6 Thử mẫu và đánh giá mẫu thực tế (71)
    • 2.4 Kết luận (72)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (73)
    • 3.1 Kết quả phân loại vóc dáng (73)
      • 3.1.1 Kết quả phân tích thống kê và kiểm định phân phối chuẩn (73)
      • 3.1.2 Kết quả phân tích thành phần chính (77)
      • 3.1.3 Kết quả phân tích phân nhóm bằng phân tích cụm K-mean và phân tích biệt số (79)
      • 3.1.4 Kết quả kiểm định ANOVA (80)
      • 3.1.5 Kết quả hiển thị phân loại vóc dáng trên phần mềm CLO3D (82)
    • 3.2 Kết quả thiết kế mẫu cơ sở (83)
      • 3.2.1 Kết quả xác định thông số kích thước của từng nhóm (83)
      • 3.2.2 Kết quả sai số kích thước cơ thể của từng nhóm so với nhóm cơ sở (83)
      • 3.2.3 Kết quả thiết kế mẫu cho nhóm cơ sở (84)
      • 3.2.4 Kết quả đánh giá mẫu cơ sở của nhóm cơ sở trên phần mềm CLO3D (91)
      • 3.2.5 Kết quả xác định sự sai khác giữa các kích thước dựng hình của từng nhóm theo nhóm cơ sở (95)
      • 3.2.6 Công thức thiết kế mẫu cơ sở quần, áo và váy cho các dạng vóc dáng nữ giới thành phố Vinh, Nghệ An (99)
      • 3.2.7 Kết quả thiết kế và thử mẫu trên phần mềm CLO3D (107)
    • 3.3 May mẫu và mặc thử trên người mẫu (121)
    • 3.4 Kết luận (127)
  • KẾT LUẬN (128)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (130)
  • PHỤ LỤC (134)

Nội dung

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Tổng quan về phân loại vóc dáng nữ giới

Nhân trắc học – là bộ môn khoa học nghiên cứu kích thước con người xuất phát từ tiếng Hy Lạp, “nhân” có nghĩa là người, “trắc” có nghĩa là đo lường Như vậy, nhân trắc học là khoa học về các phương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học để phân tích những kết quả đo được nhằm tìm hiểu quy luật về sự phát triển hình thái con người đồng thời vận dụng các quy luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống [1]. Cho đến ngày nay, nhân trắc học không chỉ là ngành khoa học mà còn ứng dụng, phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác nhau từ thời trang, kiến trúc, xây dựng, thiết kế nội thất… cho đến y học [1] Trong y tế, việc phân loại vóc dáng giúp điều tra đánh giá sự phát triển về cơ thể học, thể lực trong tuyển quân, tuyển sinh, vận động viên, thể dục thể thao Trong các ngành kinh tế quốc dân, phân loại vóc dáng giúp xây dựng các tiêu chuẩn về kích thước người để thiết kế máy móc, thiết bị như ma nơ canh, nhà cửa, ô tô, quần áo, giày dép phù hợp với công thái học.

Ngoài ra, về mặt lý luận, nhân trắc học còn cho phép chúng ta đề ra các quy luật về sự phát triển cơ thể người, các nhóm chủng tộc và tìm hiểu nguồn gốc loài người [2] Trong quá nghiên cứu cơ thể người, các nhà khoa học đã cho thấy sự phát triển của cơ thể không phải hoàn toàn đều đặn về tỷ lệ các phần trên cơ thể theo thời gian [2] Các đặc điểm hình thái cơ thể thay đổi theo không gian, hoàn cảnh địa lý, chủng tộc Ngay cả cùng một chủng tộc, cùng một dòng họ, thậm chí giữa từng người một, người ta còn nhận thấy sự khác biệt của các đặc điểm và tỷ lệ các phần cơ thể này [2] Theo quy luật sinh học nói chung, cứ khoảng 10-15 năm, do những điều kiện sống thay đổi, tầm vóc, thể lực của cư dân cũng có những biến đổi và thường tăng 1,5-2 cm [3].

Riêng trong lĩnh vực thiết kế trang phục, vóc dáng có tầm quan trọng rất lớn đến việc phác thảo mẫu phù hợp, lựa chọn chất liệu, hoạ tiết trang trí, và ảnh hưởng nhiều nhất là phương pháp thiết kế Với những vóc dáng khác nhau thì công thức thiết kế sẽ khác nhau [4] Bằng việc phân tích vóc dáng cơ thể người giúp những người thợ may, nhà sản xuất hàng may mặc có thể thiết kế và sản xuất được những bộ trang phục phù hợp với giới tính, độ tuổi và dạng cơ thể.

Các công trình nghiên cứu trước đây [4, 5, 6, 7, 8, 9] đã chỉ ra rằng đặc điểm hình dáng cơ thể người mặc có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế trang phục và tạo dáng quần áo Việc phân loại hình dáng cơ thể người giúp nhận biết và có phương pháp điều chỉnh phù hợp khi thiết kế quần áo Tương tự, trong các tài liệu thiết kế quần áo [1, 10, 11, 12], hình dạng bên ngoài của cơ thể người liên quan rất nhiều với phương pháp thiết kế và tạo dáng quần áo Có rất nhiều cách phân loại hình dáng cơ thể người Trong đó, cách phổ biến để phân loại hình dáng cơ thể người chủ yếu là theo kinh nghiệm chủ quan hoặc đánh giá bằng một vài chỉ số tương quan đơn giản [10].

1.1.1 Phân loại vóc dáng dựa trên các đặc trưng cơ thể

Theo tỷ lệ kích thước dài của cơ thể:

Theo đặc trưng này, người ta chia hình dáng cơ thể người làm 3 dạng: dạng dài, dạng ngắn và dạng trung bình [1, 11].

- Dạng dài: Được đặc trưng bởi các chi dài và chân ngắn [1, 11].

- Dạng ngắn: Các chi ngắn và thân dài [1, 11].

- Dạng trung bình: Là dạng trung bình giữa dạng dài và dạng ngắn [1, 11].

Theo tư thế của cơ thể:

Khi phân loại tư thế cơ thể, người ta căn cứ chủ yếu vào độ cong của cột sống và tương quan giữa viền phía trước và phía sau của cơ thể Người ta chia tư thế đứng cơ thể thành 3 dáng: Bình thường, gù và ưỡn [1, 11].

-Dáng gù: Ngực phẳng, lưng dài, rộng và cong, xương bả vai thường nhô cao, cơ bắp kém phát triển, vai và tay đưa về phía trước một chút, điểm đầu ngực (đầu núm vú) bị dịch chuyển xuống dưới So với người tư thế bình thường, người gù có chiều dài phần lưng phía sau cơ thể lớn hơn nhưng chiều dài phía trước cơ thể lại nhỏ hơn [1, 11].

- Dáng ưỡn: Ngực và vai rộng, nở nang, lưng phẳng hoặc hơi cong một chút về phía sau, bả vai không nhô lên, eo lõm vào, mông phát triển Điểm đầu ngực được nâng lên phía trên So với người có tư thế bình thường, chiều dài phía sau nhỏ hơn nhưng chiều dài phía trước lại lớn hơn [1, 11].

- Dáng bình thường: Cơ thể không thuộc 2 dáng gù và ưỡn như hình 1.1.

Hình 1.1 Phân loại tư thế đứng của cơ thể [11] a) Dáng người bình thường b) Dáng người gù c) Dáng người ưỡn

Theo mức độ béo gầy (chiều dày cơ thể):

Mức độ béo, gầy của cơ thể người thường được chia làm 3 dạng: béo, trung bình và gầy Để phân loại mức độ béo, gầy, có 2 cách theo bảng sau [11]:

Bảng 1-1 Phân loại cơ thể người theo mức độ béo gầy

P = 0.9 (T – 100) Theo tương quan giữa Trọng lượng cơ thể tính theo đơn vị là kg (P), chiếm 90% hiệu số của chiều cao đứng tính theo đơn vị là cm (T) và chiều cao đứng và cân

100 Công thức này áp dụng cho người bình thường, còn nặng nếu trọng lượng ít hơn thì đó là người gầy và ngược lại

Chỉ số Lorentz = Vn - Vb Theo tương quan giữa Chỉ số trung bình của người châu Âu là 14, người Việt

Nam là 9 – 11 Nếu hiệu của hai kích thước này bằng chỉ chu vi vòng ngực lớn số trung bình thì đó là cơ thể bình thường, nếu lớn hơn nhất và vòng bụng chỉ số trung bình thì đó là cơ thể gầy và ngược lại, nếu nhỏ hơn chỉ số trung bình thì đó là cơ thể béo [11].

Theo thể chất, cơ thể được chia làm 4 nhóm:

-Người ngực lép: Lồng ngực phẳng, người hơi còng, ít mỡ, cơ bắp ít phát triển, bụng lép [1,10].

- Người cơ bắp: Hệ cơ phát triển, lồng ngực hình trụ, lưng thẳng, hơi cong, mỡ vừa phải [1,10].

- Người bụng phệ: Lồng ngực trên nhỏ, bụng to, lớp mỡ dày phần bụng, lưng thẳng hơi gù, cơ bắp nhão [1,10].

- Người trung bình: Là trung gian giữa 3 dạng người trên [1,10].

Theo hình dáng các phần trên cơ thể:

Căn cứ vào độ dốc của đường vai cơ thể, người ta chia thành 3 dạng vai: Vai xuôi, vai trung bình và vai ngang.

-Để nhận biết độ dốc của vai, người ta thường dùng giá trị độ lệch chiều cao của điểm góc cổ vai và điểm mỏm cùng vai (lượng xuôi vai - Xv) Người vai trung bình có Xv = 4,2 – 4,8 cm đối với nữ và Xv = 5,2 – 5,8 cm đối với nam.

- Nếu người có giá trị Xv lớn hơn giá trị trung bình thì đó là người vai xuôi, ngược lại là người vai ngang.

Căn cứ độ vươn về phía trước của đường vai, người ta chia thành 3 dáng vai: Vai bình thường, vai cánh cung và vai ngửa.

-Người vai cánh cung thường có hai đầu vai khum về phía trước nhiều hơn, phía sau bả vai độ cong lớn, phía trước ngực phẳng, số đo rộng lưng lớn hơn và số đo rộng ngực nhỏ hơn người bình thường.

-Người vai ngửa có hai đầu vai đưa về phía sau nhiều hơn, lưng gần như phẳng, số đo rộng lưng nhỏ hơn và số đo rộng ngực lớn hơn bình thường.

Khi quan sát lồng ngực ở mặt chính diện: Có thể chia hình dáng của lồng ngực làm

3 loại: Lồng ngực tròn, trung bình và dẹt Trong thực tế ba loại này thường tương ứng với cơ thể béo, trung bình và gầy.

Khi quan sát ở mặt chiếu cạnh: Phần bầu ngực của cơ thể nữ giới được phân ra làm

3 dạng: Dạng bán cầu (cơ thể trung bình), dạng ovan (cơ thể béo) và dạng hình chóp (cơ thể gầy).

Theo vị trí của điểm nhô ra ngoài nhất của hông khi nhìn chính diện, người ta chia thành: Hông cao, hông trung bình và hông thấp Trong đó, cơ thể có vị trí điểm nhô ra ngoài nhất của hông nằm ở vị trí ngang rốn và ngang háng – hông trung bình Nếu vị trí điểm nhô ra ngoài nhất của hông ở vị trí ngang rốn – hông cao và vị trí ngang háng – hông thấp.

Căn cứ vào hướng đùi và cẳng chân, chia thành 3 nhóm:

- Chân vòng kiềng (chân chữ O)

Theo tư thế của bàn chân so với đùi và cẳng chân khi chuyển động, người ta chia thành:

1.1.2 Phân loại vóc dáng theo BMI

BMI (Body Mass Index): chỉ số khối lượng cơ thể là chỉ số dùng để đo mức độ gầy hay béo của một người, lấy số đo chiều cao và cân nặng để tính theo công thức như sau [13]:

BMI < 16.5: người thiếu cân nặng

BMI < 18.5: người thiếu cân (dáng người 1,2).

18 ≤ BMI < 23: người bình thường (dáng người 3,4).

23 ≤ BMI < 30: người quá cân (dáng người 5). BMI > 30: người béo phì (dáng người 6,7,8,9).

Hình 1.2 Các loại vóc dáng xếp theo thứ tự chỉ số BMI tăng dần (WHO) [67]

Tổng quan về thiết kế mẫu cơ sở

Sản phẩm may mặc được tạo ra thông qua quá trình với nhiều bước phụ thuộc lẫn nhau Hình thức và độ vừa vặn của trang phục phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thực hiện của từng bước Thiết kế mẫu kỹ thuật là một trong những bước đầu tiên trong quy trình tạo ra một sản phẩm may mặc Trong đó, mẫu cơ sở là nền tảng để phát triển ra các kiểu dáng trang phục khác nhau.

Mẫu cơ sở là mẫu ban đầu đơn giản nhất, chưa có yếu tố thiết kế thời trang, là mẫu có hình dáng cơ bản, có độ vừa vặn, độ cân bằng phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng Mỗi chủng loại sản phẩm sẽ có một bộ mẫu cơ sở tương ứng [5, 24] Mẫu cơ sở được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là mẫu được thiết kế vừa với hình dáng cơ thể cỡ trung bình Các nhà thiết kế sử dụng mẫu cơ sở để phát triển các mẫu thiết kế mới Người thiết kế có thể thêm vào các chi tiết thiết kế như ly, các đường cắt, thay đổi vị trí chiết nhưng độ vừa vặn vẫn không thay đổi Mẫu cơ sở ở các công ty khác nhau là khác nhau Độ chính xác của mẫu cơ sở là vô cùng quan trọng vì từ đó các mẫu mới sẽ được phát triển [9] Nó được sử dụng làm cơ sở để diễn giải một thiết kế và tạo ra một mẫu hoàn thiện Hình dạng thiết kế có thể thay đổi đáng kể nhưng độ phù hợp cơ bản của mẫu sẽ phù hợp với kích thước của mẫu cơ sở [25].

Có nhiều loại mẫu cơ sở, các loại mẫu cơ sở khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhóm tuổi, chủng loại sản phẩm, loại vải, …Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có các loại mẫu tương ứng [5] Khi chọn mẫu cho thiết kế cần phải lựa chọn đúng loại mẫu cơ sở để không những tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo được hiệu quả về hình dáng và độ vừa vặn của sản phẩm Các loại mẫu kể trên là mẫu cơ sở chưa có yếu tố kiểu dáng và chưa có đường may.

Trong ngành may nói chung và lĩnh vực thiết kế mẫu kỹ thuật nói riêng, bộ mẫu rập cơ bản là bộ mẫu mà trong đó các chi tiết được thiết kế một cách đơn giản nhất và với số lượng chi tiết tối thiểu nhất (là những chi tiết chính có trong sản phẩm) nhưng vẫn đảm bảo được thông số kích thước và kiểu dáng của trang phục Các bộ mẫu này thường là những bộ mẫu mềm thành phẩm để tiện cho việc xoay chuyển ly chiết, cắt dán và chuyển đổi kiểu dáng sau này [26] Một bộ mẫu cơ bản của trang phục nữ bao gồm: áo (thân trước, thân sau và tay áo); quần (thân trước và thân sau); váy (thân trước và thân sau). a) b) c)Hình 1.12 Bộ mẫu cơ sở trang phục nữ a) Bộ mẫu chân váy; b) Bộ mẫu quần; c) Bộ mẫu áo

1.2.2 Lượng dư cử động tối thiểu

Lượng dư cử động tối thiểu là lượng dư cho phép đảm bảo được các cử động cơ bản thường ngày của cơ thể Khi đề cập đến lượng dư cử động của một sản phẩm trang phục, ta cần phân tách thành 2 loại lượng dư cử động: một là lượng dư cử động theo tâm lý, hai là lượng dư cử động theo cơ học nhằm đảm bảo độ vừa vặn cao cho trang phục [28]

Lượng dư cử động theo tâm lý là vấn đề nhạy cảm do các chuyên gia tâm lý kết hợp chuyên gia thời trang phân tích theo sở thích và cảm quan riêng của từng cá nhân nên khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chuẩn mực Lượng dư cử động cơ học, được tính toán theo một chuẩn mực đảm bảo không gian cho quá trình trao đổi không khí giữa cơ thể và bề mặt trang phục trong quá trình hoạt động, và đảm bảo độ vừa vặn để đạt được độ đẹp ngoại quan cao nhất cho phần đông dân số Thiết kế dựng hình mẫu rập cho một sản phẩm là quá trình chuyển đổi từ hình dạng 3 chiều qua mẫu phẳng 2 chiều trên giấy và vải Trong quá trình chuyển đổi, lượng dư cử động của từng kiểu dáng sản phẩm phải được kết hợp vào trong mẫu rập gốc (basic block) Do đó, mối liên hệ giữa kiểu dáng sản phẩm và sự phân bổ lượng dư cử động tại các vị trí trọng yếu của sản phẩm trong quá trình thiết kế dựng hình là rất quan trọng Bởi vì sự phân bổ lượng dư cử động tại các vị trí khác nhau là không đều và không tuyến tính nên từ trước tới nay đều tuân theo kinh nghiệm cảm tính của các chuyên gia may mặc Lượng dư cử động phụ thuộc vào chất liệu và kiểu dáng sản phẩm [5,28]

Trong việc thiết kế quần áo, nhất là những quần áo mặc bó sát, người ta quan tâm trước tiên đến lượng gia giảm tối thiểu của quần áo Đây là lượng gia giảm nhỏ nhất cho phép tạo nên quần áo bó sát lấy cơ thể mà người mặc vẫn cảm thấy tiện nghi và thoải mái Sau đó tùy thuộc vào từng loại kiểu dáng, chức năng, loại vải và lượng dư cử động sẽ được cộng thêm Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đã nỗ lực tìm ra cách xác định lượng dư cử động của sản phẩm.

- Từ năm 1989, các nhà nghiên cứu khoa học người Nhật Bản Tomita và Nakaho đã tiến hành nghiên cứu và đo lượng dư cử động của quần âu bằng phương pháp chụp hình Moiré.

- Năm 1997, Miyoshi đã tìm ra lượng dư cử động phù hợp cho từng sở thích thoải mái trong khi mặc áo vest cho nam giới bằng phương pháp chụp hình Moiré.

- Năm 2001, khi có sự đóng góp của hình ảnh mặt cắt ngang cơ thể thu được từ máy quét 3 chiều, Miyoshi và Hirokawa đã đưa ra một cách tính khoảng cách từ bề mặt cơ thể đến bề mặt của quần áo bằng cách phân tích hình ảnh mặt cắt ngang.

- Năm 2007, ứng dụng tính đa chức năng của máy quét 3 chiều, các nhà nghiên cứu khoa học của truờng đại học kỹ thuật tổng hợp Hồng Kông đã giới thiệu mô hình phân bố lượng dư cử động cho sản phẩm áo.

Trong quá trình thiết kế dựng hình mẫu rập, lượng dư cử động được chia nhỏ và thêm vào ở nhiều vị trí khác nhau trên một vòng, do đó khái niệm lượng dư cử động theo vòng cung từng phần (là số đo chênh lệch theo vòng cung của sản phẩm so với số đo vòng ôm sát bề mặt cơ thể tại từng phần chia nhỏ tương ứng) thích hợp với việc điều chỉnh lượng dư cử động tại mỗi một vị trí khác nhau bất kì [23].

Hình 1.13 Mặt phẳng cắt ngang tại một vị trí trên cơ thể mô tả định nghĩa lượng dư cử động theo vòng cung từng phần [23]

1.2.3 Các dạng công thức thiết kế:

Trong thiết kế quần áo, có 3 dạng công thức thiết kế như sau [66]:

+ Dạng công thức trực tiếp (cấp 1)

KTtkế = KTcơ thể + Cđ Trong đó:

KT tkế : Kích thước của chi tiết mẫu cần tìm

KTcơ thể: Kích thước tương ứng trên cơ thể

Cđ: Giá trị lượng gia giảm ứng với kích thước của chi tiết cần tìm

+ Dạng công thức không trực tiếp (cấp 2)

KT tkế = a.KT’ cơ thể + b.Cđ + c Trong đó:

KTtkế: Kích thước của chi tiết mẫu cần tìm

KT’cơ thể: Kích thước trên cơ thể không ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước của chi tiết cần tìm

Cđ: Giá trị lượng gia giảm ứng với kích thước của chi tiết cần tìm a,b,c: Hệ số dự định liên kết giữa kích thước cần tìm của chi tiết với kích thước

+ Dạng công thức không trực tiếp dựa trên kích thước đã thiết kế trước đó (cấp 3)

KT tkế = a.KT’ tkế + b Trong đó:

KT’ tkế : Kích thước của chi tiết đã được thiết kế trước đó

KTthkế: Kích thước của chi tiết mẫu cần tìm a,b: Hệ số dự định liên kết giữa kích thước cần tìm với kích thước đã tìm trước đó

Mỗi hệ công thức thiết kế đều dựa vào 1 trong 3 cấp công thức thiết kế trên, chỉ khác là mỗi nơi sử dụng cấp công thức nào nhiều hơn mà thôi

Theo tác giả Trần Thủy Bình, kích thước của quần áo sẽ bằng kích thước tương ứng của cơ thể người cộng với lượng dư cử động của kích thước đó [11]:

Pqa: Kích thước của quần áo

Pct: Kích thước tương ứng của cơ thể

Tổng quan về phương pháp và phần mềm thiết kế mẫu

Hiện nay, các phương pháp thiết kế mẫu có thể được thực hiện thủ công hoặc thực hiện trên máy tính bao gồm các phương pháp:

Phương pháp thiết kế 2 chiều (2D):

Thiết kế mẫu theo phương pháp tính toán

Thiết kế mẫu mới dựa trên mẫu cơ sở

Phương pháp thiết kế 3 chiều (3D):

Thiết kế trực tiếp trên ma-nơ-canh (phủ vải)

Thiết kế ứng dụng mô phỏng trên phần mềm CAD

Phương pháp tính toán hay còn gọi là phương pháp hình phẳng 2D [9] Đây là phương pháp thiết kế được sử dụng chủ yếu để thiết kế sản phẩm Trong phương pháp này, người thiết kế cần phải xác định kích thước của các chi tiết trên cơ sở xác định các kích thước cơ thể, lượng dư cho phép đối với sản phẩm, những thông tin về kiểu dáng như: lượng dư cử động, lượng dư vật liệu, độ co của vật liệu,lượng dư tạo dáng, lượng dư công nghệ,… Đây là phương pháp thiết kế trực tiếp ra mẫu kỹ thuật của sản phẩm mà không cần trải qua bước trung gian với kiểu dáng như bản vẽ thiết kế thời trang, thường là vẽ mẫu trực tiếp trên vải Tuy nhiên,nhược điểm của cách này là độ chính xác không cao và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người thiết kế Do đó, phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với các thợ may đo thủ công tại Việt Nam [30].

Phương pháp tính toán là phương pháp dựng hình dựa trên sự phân tích bề mặt cơ thể người thông qua các đường vuông góc với nhau Tuy nhiên, do đặc điểm của bề mặt cơ thể người là dạng đường cong, do đó thiết kế trên mặt phẳng 2 chiều (2D) khó tạo ra sự vừa vặn của sản phẩm so với cơ thể Hiện tại, ở hầu hết các doanh nghiệp may và các cơ sở may đo chủ yếu sử dụng phương pháp thiết kế theo phương pháp tính toán truyền thống này.

Phương pháp thiết kế mẫu mới dựa trên mẫu cơ sở

Trong phương pháp này, bắt đầu bằng việc thiết kế một bộ mẫu cơ bản có độ vừa vặn ôm sát cơ thể được thiết kế từ số đo của người mặc Đây là mẫu thiết kế chưa có đường may và các yếu tố thể hiện kiểu dáng Khi hình dáng (độ vừa vặn, độ cân bằng) của mẫu cơ bản đã được chỉnh sửa bằng việc may mẫu thử nghiệm thì mẫu cơ bản được sử dụng để tạo ra mẫu cơ sở và mẫu mới cho nhiều mẫu trang phục khác nhau Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất hàng loạt vì nhanh và độ chính xác cao [31] Để thực hiện được phương pháp này cần có ngân hàng mẫu cơ bản Trong đó, mẫu cơ bản được xây dựng dựa trên hình dạng sát với cơ thể và được trải trên mặt phẳng 2 chiều (2D) Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra được đa dạng kiểu dáng trang phục chỉ từ 1 mẫu cơ sở tương ứng với đối tượng, chủng loại Theo tác giả H.J Armstrong [16] quá trình thiết kế theo ngân hàng mẫu được thực hiện như sau:

Xác định mẫu cơ bản đối với từng đối tượng

Trên các mẫu cơ bản xác định các đường ly chiết và các điểm quan trọng như: điểm đầu ngực, đỉnh chiết, độ dài chiết, chân chiết.

Dựa vào đặc điểm kiểu mẫu cần thiết kế, sử dụng kỹ thuật dịch chuyển chiết, chuyển chiết, tạo xòe rủ, thêm đường chia cắt trên chi tiết dạng nguyên … để tạo ra các mẫu mới.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp thiết kế mẫu dần được chuyển sang thiết kế trên máy tính Phương pháp thiết kế trên máy tính là phương pháp sử dụng các phần mềm CAD trong ngành may mặc để thiết kế mẫu, việc thiết kế được thực hiện hoàn toàn trên hệ thống máy tính Hệ thống CAD 2D thời kỳ đầu tập trung vào việc thiết kế và sửa đổi mẫu 2D Các kỹ thuật tạo mẫu trong hệ thống CAD 2D chủ yếu gồm 2 phần: (1) tạo mẫu riêng lẻ dựa trên thông số thiết kế, (2) cá nhân hoá các mẫu thiết kế dựa trên các quy tắc nhảy mẫu [32]. Tuy nhiên, tương tự như phương pháp thiết kế tính toán, việc thiết kế và quy tắc nhảy mẫu phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng nhà sản xuất [33]: ví dụ, cần có kinh nghiệm khác nhau đối với các loại quần áo khác nhau như bộ đồ, quần jean, áo sơ mi,…[33] Một số phần mềm thương mại điển hình cho hệ thống CAD 2D ngành may bao gồm: Toray-Acs ở Nhật Bản [34], Gerber ở Hoa Kỳ [35],Investronica ở Tây Ban Nha [36], Lectra ở Pháp [37]… Trong công nghiệp thiết kế mẫu 2D trên phần mềm CAD được thiết kế thông qua thông số đo của sản phẩm Tại Việt Nam, có ba phần mềm thiết kế 2D được sử dụng rộng rãi bao gồm: Phần mềm Lectra, phần mềm Gerber Accumark và phần mềm Optitex.

Hình 1.14 Các phần mềm thiết kế 2D a) Investronica b) Gerber Accumark c) Optitex d) Lectra

Phương pháp thiết kế trực tiếp trên ma-nơ-canh (phương pháp phủ vải)

Phương pháp phủ vải hay còn gọi với các tên là kỹ thuật “draping”, là một phương pháp sản xuất hàng đầu cho phép các nhà thiết kế tự do và chính xác thể hiện ý tưởng của họ [38] Đó là quá trình thiết kế quần áo ba chiều trong thế giới thực. Việc thiết kế được thực hiện trực tiếp trên mẫu mô hình gần đúng với hình dạng của cơ thể người, trên ma-nơ-canh hoặc trên cơ thể người mẫu Bằng phương pháp này, các nhà thiết kế có thể dễ dàng xác định tỷ lệ mong muốn của các chi tiết thiết kế và dễ dàng quan sát bản chất của vải Bằng cách xếp nếp, cắt và ghim vải trên mẫu, nhà thiết kế phát triển ý tưởng và tạo ra các mẫu cho các mẫu trang phục

[38] Sau đó, các chi tiết cuối cùng sẽ được trải phẳng để sao lại trên giấy hoặc sử dụng luôn mẫu vải làm mẫu kỹ thuật, nhưng thường dùng mẫu giấy vì vấn đề bảo quản và sử dụng Phương pháp này được dùng nhiều cho các thiết kế phức tạp hoặc sử dụng loại vải đặc biệt khó có thể đạt được hiệu quả nếu như dùng phương pháp tính toán [9].

Hình 1.15 Mô tả phương pháp phủ vải trên ma-nơ-canh [38]

Phương pháp thiết kế ma-nơ-canh cho ta hình ảnh trực quan, thấy rõ hình khối, các đường nét, kiểu cách của quần áo Thực chất của phương pháp này là đắp vật liệu may lên người mẫu hoặc lên ma-nơ-canh, là phương tiện kỹ thuật của sáng tác mẫu, dựa trên các tính chất cơ lý của vải, cấu trúc sản phẩm, tính đàn hồi, co dãn và lượng cử động của quần áo Nhờ phương pháp thiết kế ma-nơ-canh người ta xác định được dạng hình khối của quần áo, sau đó triển khai trên mặt phẳng, nghĩa là xác định cấu hình các chi tiết quần áo, vị trí và phương pháp các đường may, gấp nếp, xếp nếp Trên cơ sở của kích thước và khai triển trên mặt phẳng để tiến hành cắt may sản phẩm từ vải.

Phương pháp thiết kế ứng dụng mô phỏng trên phần mềm CAD

Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp may, thiết kế sản phẩm may mặc đòi hỏi tính trực quan, nhanh và vừa vặn với người mặc Để thiết kế mẫu trên máy tính, các nhà thiết kế thường dựa vào các dữ liệu quét 3 chiều cơ thể người hoặc dữ liệu của mô hình cơ thể người Bề mặt quần áo 3 chiều hoặc bề mặt mẫu thiết kế 3 chiều sẽ bao phủ bề mặt mô hình cơ thể người giống như việc con người mặc quần áo trong thực tế Các nghiên cứu về thiết kế mẫu trên máy tính thường đi theo các hướng như phương pháp thiết kế bề mặt quần áo và mẫu

3 chiều trực tiếp, sử dụng thuật toán để tạo mẫu, phương pháp thay đổi kiểu dáng,kích thước quần áo từ những mẫu thiết kế khác [39]… Các phương pháp thiết kế trang phục trên máy tính có thể tạo ra bề mặt quần áo và mẫu thiết kế 3 chiều bằng các phương pháp có đầu vào khác nhau Đồng thời, để giải phóng sự phụ thuộc nặng nề vào kinh nghiệm của các nhà thiết kế mẫu trong hệ thống 2D, phương pháp CAD may mặc 3D với công nghệ đo cơ thể người được nghiên cứu và đề xuất như một giải pháp thay thế cho người dùng không chuyên Các kỹ thuật chính bao gồm đo và tạo mô hình cơ thể người 3D, thiết kế quần áo 3D trên mô hình người kỹ thuật số, mô phỏng quần áo 3D và tạo mẫu 2D từ không gian 3D [33].Hai phần mềm thương mại nổi tiếng của hệ thống may mặc 3D là Assyst-Bullmer bằng tiếng Đức [40] và Dessingsim ở Nhật Bản [41] Ngoài ra còn có các phần mềm thiết kế kết hợp 2D và 3D như: Phần mềm CLO3D [42], phần mềm Optitex [43], phần mềm V-stitcher [44], phần mềm TUKA 3D [45]…

Hình 1.16 Giao diện của các phần mềm thiết kế kế hợp 2D và 3D a) CLO3D b) Optitex c) V-stitcher d) Tuka 3D

Trong các phần mềm trên phải kể đến phần mềm CLO3D CLO3D là phần mềm thiết kế được sáng lập bởi công ty Business Wire – CLO Virtual Fashion, Seoul,Hàn Quốc; là một phần mềm ảo mô phỏng quần áo mạnh mẽ [46] Đây là công ty hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm thiết kế thời trang 3D [47] Theo như FrancescaSammaritano - trợ lý giáo sư thời trang và giám đốc chương trình Thiết kế thời trang AAS, và Soojin Kang - giáo viên hướng dẫn tại Parsons: “CLO3D là một công nghệ mới và sáng tạo, sinh viên có thể tạo mẫu ảo, may ảo và kết xuất ảo,khiến nó không giống với bất kỳ phần mềm thiết kế kỹ thuật số nào mà sinh viênParsons đã làm việc trước đây” Cả Kang và Sammaritano đều tin rằng CLO3D là tương lai của thời trang: “Cùng với khả năng sử dụng trực tiếp hoặc trực tuyến, nó cũng cung cấp một cách thiết kế bền vững hơn, CLO3D tiết kiệm tài nguyên và thời gian, bạn có thể làm được nhiều việc hơn mà ít lãng phí hơn rất nhiều” [48].Phần mềm này cũng bao gồm cửa sổ 2D, cửa sổ avatar ảo 3D, cửa sổ đối tượng và cửa sổ thuộc tính của bản vẽ 2D, như thể hiện trong hình 1.17.

Hình 1.17 Giao diện làm việc của phần mềm CLO3D

Trong phần mềm CLO3D, hệ thống lưới đa giác được sử dụng để nhận ra khả năng quan sát đa hướng và đa giác của các sản phẩm thiết kế quần áo ảo để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn có thể tồn tại trong tác phẩm thiết kế Hiệu ứng ba chiều toàn diện này mang lại sự đánh giá cao về mặt hình ảnh hiện đại cho quần áo và cho chúng ta nhiều góc nhìn trực quan hơn Nó có thể thể hiện chính xác kiểu dáng và hình dạng của cấu trúc quần áo bằng cách biến đổi các chi tiết hai chiều thành ba chiều [46].

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, công nghệ thực tế ảo cũng có thể được ứng dụng trong ngành thiết kế thời trang hiện nay Các trường đại học khác nhau đã nghiên cứu để thiết lập hệ thống mô hình cơ thể người để nhận ra sự chuyển đổi hiệu quả của hai chiều và ba chiều. Việc lắp ráp các sản phẩm ảo 3D và bản vẽ mẫu 2D có thể được thiết kế và sửa đổi cùng một lúc, đồng thời dữ liệu có thể được đồng bộ hóa CLO3D là phần mềm ảo quần áo 3D Nó có thể tích hợp việc xây dựng mô hình người, mẫu 2D, may ảo hàng may mặc 3D, mô phỏng vải và chuyển động ảo [49] Các thiết kế thường khó thể hiện của các nhà thiết kế có thể được trình bày thông qua các hiệu ứng ba chiều Đối với việc phân chia bảng, mô hình chuyển đổi hai chiều và ba chiều có thể được điều chỉnh và sửa đổi để đạt được hiệu quả phù hợp với trang phục Việc sản xuất quần áo mẫu ảo có thể trở thành hiện thực đối với các doanh nghiệp may mặc, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Đồng thời, khả năng đánh giá sự vừa vặn ảo và các chức năng khác có thể được sử dụng để tạo ra quần áo cho người tiêu dùng dựa trên loại cơ thể của họ [49].

Ngoài ra, người thiết kế có thể sử dụng phương pháp kết hợp hai phương pháp kể trên trong trường hợp mẫu có những chi tiết thiết kế phức tạp mà nếu dùng phương pháp 2D sẽ khó khăn hơn Đồng thời, mẫu có những chi tiết đơn giản có 38 thể dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng mẫu cơ sở để thiết kế để tiết kiệm thời gian Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các phần mềm ngành may ngày càng được nâng cấp và phát triển, kết hợp cả 2D và 3D trong cùng một phần mềm.

Tổng quan và đánh giá về sự vừa vặn của trang phục

Trong may mặc, độ vừa vặn của trang phục được coi là yếu tố quan trọng nhất cho khách hàng về hình dáng của quần áo Yêu cầu này đảm bảo cho con người có thể sử dụng quần áo một cách thoải mái và tiện nghi nhất: mặc vào và cởi ra dễ dàng, khi mặc quần áo có thể tự do cử động Sản phẩm phù hợp với cơ thể là sản phẩm cho người mặc cảm giác vừa vặn với cơ thể mình khi mặc [50] Tuy nhiên, độ vừa vặn của trang phục có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào văn hoá thời trang, tiêu chuẩn công nghiệp, nhận thức cá nhân Một số tác giả đã đưa ra các định nghĩa về sự vừa vặn của trang phục [5, 51, 52] được tóm tắt và trình bày trong bảng 1.5.

Bảng 1-5 Các định nghĩa về sự vừa vặn

Tác giả Định nghĩa về sự vừa vặn

CainG [5, 50] “ Độ vừa vặn có liên quan trực tiếp đến việc giải phẫu của cơ thể con người và hầu hết độ vừa vặn của trang phục được tạo ra bởi những chỗ phình ra của cơ thể con người”

Chamber H and “ Quần áo đảm bảo độ vừa vặn là phù hợp với cơ thể con Wiley E [5, 50] người, di chuyển dễ dàng, không có nếp nhăn và được thiết kế, cắt, may phù hợp với từng phần của người mặc”

Efrat S [5, 50] “Độ vừa vặn của trang phục bị ảnh hưởng bởi thời trang, phong cách và nhiều yếu tố khác”

Hackler N [5, 50] “Quần áo vừa vặn là sự thoải mái, di chuyển dễ dàng và không có các nếp nhăn cho người sử dụng”

Erwin và Kinchen [5, “Độ vừa vặn của trang phục được định nghĩa là sự kết hợp

51] của năm yếu tố: dễ cử dộng, độ lệch trục, đường canh sợi, đường cân bằng ngang và sự ráp nối”

Shen L and Huck J [5, “Quần áo vừa vặn là thể hiện sự phẳng phiu, thoải mái nhất

51] và tiện lợi cho người mặc”

The Oxford “Vừa vặn được định nghĩa là khả năng để có được hình Dictionary [5, 50] dạng và kích thước đúng”

Trần Thủy Bình, Độ vừa vặn của trang phục là sự phù hợp giữa kích thước, Nguyễn Thúy Ngọc, hình dáng của sản phẩm với cơ thể người mặc, đảm bảo Nguyễn Tiến Dũng, người mặc có thể cử động dễ dàng khi mặc quần áo.

Nguyễn Phương Hoa, Độ vừa vặn của trang phục tùy thuộc vào một số yếu tố

[53] quan trọng như dáng vóc cơ thể người, cỡ số trang phục, giá trị số đo thực của trang phục đảm bảo sự thoải mái và vẻ đẹp ngoại quan tại các vùng trên cơ thể như vùng eo, vùng bụng, vùng ngực, vùng tay áo, v.v Nhiều người có cùng một số đo vòng nhưng dáng vóc khác nhau sẽ ảnh hưởng đến độ vừa vặn và vẻ đẹp ngoại quang khi mặc cùng một bộ trang phục, do đó việc phân tích độ vừa vặn của trang phục cho từng phân loại dáng vóc theo phân khúc thị trường là rất cần thiết, từ đó chỉnh sửa rập để phù hợp với đối tượng tiêu dùng của từng thương hiệu thời trang

1.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm Để đánh giá độ vừa vặn của sản phẩm may mặc, người ta sử dụng nhiều loại công cụ như thang đo, đánh giá cảm quan khách quan cũng như quan tâm đến cảm nhận chủ quan của người mặc Hiện nay, phần mềm chuyên ngành may phát triển hỗ trợ rất hiệu quả quá trình thiết kế, may ảo, thử mẫu ảo Phần mềm CLO3D là phần mềm có tích hợp các tính năng đó nên việc đánh giá sản phẩm trên người mẫu ảo có thể giúp người thiết kế kiểm tra được độ vừa vặn của trang phục trực quan, rõ ràng, nhanh chóng và khoa học hơn Dưới đây là một số công cụ đánh giá đã được sử dụng.

Thang đo Để đo lường đúng các biến rất cần thiết phải xác định đúng thang đo Các kiểu biến khác nhau đòi hỏi phải được đo lường theo những cách khác nhau Có 4 loại thang đo thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu là thang đo định nghĩa (nominal), thang đo thứ bậc (ordinal), thang đo khoảng (Interval) và thang đo tỉ lệ (Ratio) Sử dụng linh hoạt các thang đo trong việc đo lường biến sẽ giúp người nghiên cứu tiếp cận và phân tích đối tượng tốt hơn Các loại thang đo trên lần lượt được trình bày như sau [29, 54]:

Thang đo định nghĩa (còn gọi là định danh hoặc phân loại) – nominal scale: có ýnghĩa phân biệt các đối tượng, chứ không mang ý nghĩa đo lường nào khác

Có hai loại thang đo định nghĩa thường được sử dụng:

Thang đo thứ bậc – ordinal scale: Có mối quan hệ hơn kém giữa các đối tượng, tuy nhiên sự sai khác giữa các đối tượng phải đều nhau Điều này cho thấy bất kì thang đo thứ bậc nào cũng là thang đo danh nghĩa nhưng không phải thang đo danh nghĩa nào cũng là thang đo thứ bậc Thang đo Likert được xem là một ví dụ về thang đo này.

Thang đo khoảng – interval scale: Là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc Các giá trị của thang đo khoảng có thể cộng hoặc trừ lẫn nhau và không chứa giá trị 0 tuyệt đối

Thang đo tỉ lệ – ratio scale: thang đo tỉ lệ có tất cả các đặc tính khoảng cách và thứ tự của thang đo khoảng, ngoài ra điểm 0 trong thang đo tỉ lệ là một số “thật” nên ta có thể thực hiện được phép toán chia để tính tỉ lệ nhằm mục đích so sánh.

Cả thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ thông thường được gộp chung vào một nhóm gọi là thang đo liên tục Chúng ta có thể đếm, sắp xếp thứ tự, tính toán các dữ liệu liên tục này Các trường hợp thường sử dụng dữ liệu liên tục này như đo lường chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, hàm lượng, thời gian…

Phương pháp đánh giá chủ quan Đánh giá chủ quan là hình thức đánh giá dựa theo ý kiến riêng của người đánh giá. Câu hỏi dùng cho hình thức đánh giá này thường không chỉ có một câu trả lời đúng, mà có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng, hoặc nhiều hơn một cách thể hiện câu trả lời chính xác Trong thử mẫu sản phẩm, đánh giá chủ quan của người mặc để đảm bảo tư thế (tư thế đứng, tư thế ngồi trên ghế chân vuông góc đùi, tư thế bước chân, tư thế bước lên bậc thang,…) Mỗi tư thế người mặc trả lời các mục hỏi liên quan đến các cảm nhận về sự vừa vặn và thoải mái tại vị trí vòng eo, vòng đũng, vòng bụng, vòng mông, vòng đùi, vòng gối, vòng bắp chân, Người đánh giá cần lập phiếu hỏi người mặc theo thang điểm tương ứng với mức độ cảm nhận sự dễ chịu tại khu vực được hỏi Thông thường, sử dụng thang đo 5 mức độ.

Ví dụ thang đo đánh giá chủ quan bao gồm:

Phương pháp đánh giá chuyên gia

So sánh ảnh chụp giữa người mẫu ảo và người mẫu thật, nhờ chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành nhận xét đánh giá giữa hai mẫu và đánh giá độ vừa vặn của mẫu Chuyên gia đánh giá phải là người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thiết kế Các tiêu chí đánh giá bao gồm: đánh giá ngoại quan sản phẩm mặc trên mẫu 3D và trên người thật và đánh giá sự phù hợp giữa ảo và cơ thể trên người thật Các chuyên gia đánh giá có thể là giáo viên giảng dạy thiết kế và may đo thời trang có thâm niên 5 năm trở lên.

Phương pháp đánh giá sản phẩm theo thang đo Likert ứng dụng trong thiết kế trang phục

Thang đo Likert là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khảo sát Thang đo này thường được dùng để đo lường thái độ của người trả lời bằng cách hỏi mức độ mà họ có đồng ý hay không đồng ý với một câu hỏi Thang đo đặc trưng có thể là “rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý” Số liệu điều tra sử dụng thang đo Likert dễ dàng để phân tích dữ liệu [55] Thang đo có 5 mức độ có thể trở thành 3 hoặc 7 mức độ và đồng ý hay không đồng ý, có thiện ý hay phản đối, tuyệt vời hay tồi tệ, những quy tắc là như nhau Tất cả đều được gọi là thang đo Likert Một số tác giả đã sử dụng thang đo Likert trong các nghiên cứu, được trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1 1 Một số công trình ứng dụng thang đo Likert

Tác giả Ứng dụng thang đo Likert

Jean C Rogers and Sandra Nghiên cứu điều tra các yếu tố về chất lượng ảnh Lowell Lutz [56] hưởng đến lựa chọn trang phục Người mua được cung cấp cùng một danh sách 9 câu hỏi và yêu cầu đánh giá theo 5 mức độ, sử dụng thang đo Likert.

Kết luận

Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy:

- Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về phân loại vóc dáng nữ giới sống tại Thành phố Vinh, Nghệ An

-Các hệ công thức thiết kế của nước ngoài sử dụng nhiều số đo nhân trắc không phù hợp với phương pháp thiết kế mẫu cơ sở theo phương pháp may đo Các công thức thiết kế trong nước được sử dụng phổ biến trước đây thông qua giáo trình thiết kế của Trần Thủy Bình, Triệu Thị Chơi dần thay đổi cho phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay

- Việc áp dụng phần mềm thiết kế trong các nhà may đo còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân như: thói quen làm việc thủ công, do chưa được tiếp cận các phần mềm chuyên ngành và chưa hiểu hết các tính năng ưu việt mà khoa học công nghệ mang lại

- Việc đánh giá độ vừa vặn của trang phục trong may đo thường được đánh giá sau khi may thật và mặc thật, làm mất nhiều thời gian, lãng phí nguyên phụ liệu, tính chính xác không cao. Đề tài “Áp dụng phần mềm thiết kế 3D trong xây dựng bộ mẫu cơ sở trang phục nữ cho một số cơ sở may đo ở Thành phố Vinh” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề sau:

-Sử dụng phương pháp phân loại vóc dáng theo phân tích nhân tố dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê và sử lý số liệu SPSS từ dữ liệu nhân trắc thu thập được của các nhà may đo và phần mềm thiết kế CLO3D để phân loại và hiển thị vóc dáng nữ giới sống tại TP Vinh

- Đưa ra được các chỉ số về dáng để phục vụ thiết kế mẫu cơ sở trang phục nữ giới sống tại TP Vinh

- Sử dụng công thức thiết kế của tác giả để thiết kế bộ mẫu cơ sở cho nữ giới sống tại TP Vinh trong cửa sổ 2D của phần mềm thiết kế CLO3D

- Đánh giá độ vừa vặn của trang phục thông qua các công cụ của phần mềm CLO3D

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn này là phân loại vóc dáng và xây dựng bộ mẫu cơ sở trang phục nữ giới tương ứng từ phân loại vóc dáng cho các nhà may đo tại Thành phố Vinh dựa trên ứng dụng mô phỏng 3 chiều trên phần mềm CLO3D Kết quả của quá trình thiết kế này là bộ mẫu cơ sở trang phục nữ giới phục vụ cho may đo trang phục tại các nhà may trên địa bàn Thành phố Vinh Do đó, luận văn chỉ tập trung vào việc thiết kế và đánh giá sản phẩm trên phần mềm CLO3D, không đề cập đến các vấn đề thiết kế mỹ thuật sản phẩm may. Đồng thời, với mục đích chính của luận văn là phân loại vóc dáng và xây dựng bộ mẫu cơ sở tương ứng từ phân loại vóc dáng nên luận văn giới hạn phạm vi để nghiên cứu và thử nghiệm:

- Đối tượng: nữ giới sống và làm việc tại Thành phố Vinh - Nghệ An trong độ tuổi 18 – 50 tuổi.

- Người mặc: Mỗi phân loại vóc dáng có 1 đại diện.

- Sản phẩm: Mỗi phân loại vóc dáng có 1 sản phẩm quần cơ sở và 1 sản phẩm áo cơ sở thiết kế và đánh giá trên phần mềm, 1 sản phẩm áo cơ sở và 1 sản phẩm quần cơ thể may thực để kiểm chứng.

- Vải: Luận văn không tập trung vào mô phỏng vải Tuy nhiên, loại vải được sử dụng để may mẫu thực là vải mộc, không co giãn, được thực hiện phân tích để nhập dữ liệu vào phần mềm CLO3D Đây là vải mộc không co giãn, do đó, giá trị lực căng và áp suất tối đa/tối thiểu là giá trị mặc định trong phần mềm CLO3D.

- Kết quả kiểm định mẫu vải được thể hiện ở Phụ lục 3.

* Đối tượng khảo sát dữ liệu nhân trắc

Căn cứ vào mục tiêu của đề tài và điều kiện cũng như khả năng thực tế, tác giả chọn dữ liệu là số đo khách hàng nữ từ 3 nhà may đo tại Thành phố Vinh bao gồm:Nhà may Bravo, nhà may Duyên Việt và nhà May Vmode, dựa trên kết quả khảo sát mức độ phổ biến của các nhà may tại Thành phố Vinh với 212 người tham gia khảo sát có 52,8% người lựa chọn nhà may Bravo; 44,3% người lựa chọn nhà mayVmode và 47.6% người tham gia khảo sát lựa chọn nhà may Duyên Việt được thể hiện trong bảng sau (link khảo sát: Phụ lục 1):

Bảng 2-1 Bảng kết quả khảo sát thương hiệu của các nhà may tại thành phố Vinh

Do đó, đối tượng nghiên cứu được thu thập từ 3 nhà may trên Đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Nữ sống tại khu vực Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Độ tuổi trong khoảng 18 – 50 tuổi.

- Thuộc đối tượng dân tộc Kinh.

- Cơ thể phát triển bình thường.

- Đã từng đặt may và sử dụng trang phục của các nhà may trên.

Như vậy, nhóm đối tượng được nghiên cứu là thuần nhất, đảm bảo các điều kiện: Cùng chủng tộc, cùng giới tính, cùng nhóm tuổi, cùng điều kiện xã hội và hoàn cảnh địa lý Cỡ mẫu tối thiểu được xác định theo công thức: େ ⋅

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu t: Độ tin cậy thống kê m: Độ chính xác yêu cầu của kích thước

SD: Độ lệch chuẩn của kích thước

Sử dụng kích thước chiều cao đứng để xác định cỡ mẫu tối thiểu Độ lệch chuẩn của kích thước chiều cao của phụ nữ Việt Nam (SD = 5.5 cm) [1,2] với chiều cao trung bình 156,2 cm với khoảng tin cậy 95% ứng với t=1,96 và m = 0,5 cm Do đó, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là: େ ∗ 464,83 (người)

Như vậy, số lượng cỡ mẫu tối thiểu là 465 người Nhưng trong quá trình thực hiện, không thể tránh khỏi những cá thể với số đo bất thường Trong thực tế, đối tượng của nghiên cứu này là 503 nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 50 với chiều cao trong khoảng 150 – 165 cm.

Vật liệu sử dụng để may mẫu thật và mô phỏng mẫu trên phần mềm CLO3D là vải mộc, dệt thoi, 100% cotton với các chỉ số cơ lý đã được kiểm định tại Trung tâm thí nghiệm Dệt may – Viện nghiên cứu dệt may Các thông số vải được khai báo trong dữ liệu của phần mềm CLO3D như hình 2.1 và hình 2.2.

Hình 2.1 Thông số vải nhập vào phần mềm CLO3D

Hình 2.2 Vải mộc sử dụng để may mẫu thật

Công thức thiết kế được lựa chọn là công thức thiết kế quần, áo và váy cơ sở của bản thân tác giả dựa trên kinh nghiệm thiết kế của tác giả kết hợp công thức thiết kế quần, áo của tác giả Trần Thuỷ Bình và công thức thiết kế của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Số 1 Nghệ An Công thức thiết kế được trình bày tóm tắt qua các Bảng 2-2, Bảng 2-3, Bảng 2-4 như sau:

Bảng 2-2 Công thức thiết kế áo cơ sở của tác giả

Kích thước dựng Công thức thiết kế của tác giả hình áo

Dài áo AX = Số đo

Hạ ngực AE = Số đo

Hạ eo AD = Số đo dài eo sau

Sa vạt áo XM = 1,5 cm

Rộng ngang cổ AA1 = 1/6 Vc + 1

Hạ sâu cổ AA2 = 1/6 Vc + 1

Vẽ đường vòng cổ trơn đều qua điểm 1/2 Rộng vai AB = 1/2 Rv – 0,5

Nối A1B1 là đường vai con thân trước

Vẽ đường thẳng vuông góc từ B1 đến đường thẳng C là đường hạ nách.

Rộng ngang nách CC1 = 1/4 Vn + 1 (CĐtt)

Nối B1C2 là đường dựng nách

Vẽ đường cong vũng nỏch qua điểm ẵ B1C2

Rộng ngang ngực EE1 = CC1

Rộng ngang eo DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo)

Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐ tt) Điểm ly eo EE2 = 1/10 Vn Đỉnh chiết ly eo cách đầu ngực (E2) 2 cm, đuôi chiết cách trên đường ngang gấu 5 cm Rộng chiết eo 3cm chia đều 2 bên Điểm tâm ly sườn E1E3 = 4cm

Nối đường tâm chiết sườn E3 với E2. Đầu chiết sườn cách đỉnh ngực E2 = 2cm.

Rộng chiết sườn = 3 cm chia đều 2 bên Giảm sườn áo X1X2 = 0,5

Nối C1, E1, D1, X2 là đường sườn áo Nối MX2 là đường gấu áo (cong từ X2 xuống khoảng giữa gấu, kẻ thẳng ra nẹp)

Rộng cổ TS AA1 = 1/6 Vc + 1

Vẽ vòng cổ cong đều từ A đến A2

Nối A1B1 là đường vai con thân sau Rộng ngang nách CC1 = 1/4 Vn + 0,5 (CĐts)

Nối B1C2 là đường dựng nách

Vẽ đường cong vũng nỏch qua điểm ẵ B1C2 Rộng ngang eo DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo)

Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) Điểm ly eo DD2 = 1/10 Vm Đỉnh chiết ly eo nằm trên đường ngang nách, đuôi chiết cách trên đường ngang gấu 5 cm Rộng chiết eo 3cm chia đều 2 bên Giảm sườn áo X1X2 = 0,5

Nối C1, D1, X2 là đường sườn áo Nối XX2 là đường gấu áo

Dài tay AX = Số đo

Rộng bắp tay BB1 = 1/2 Vbt + 2 Đường chéo nách tay = 1/2 vòng nách thân áo Đặt thước đo từ điểm A có chiều dài bằng 21 nằm trên đường rộng bắp tay có điểm B1

Rộng cửa tay XX1 = 3/4 BB1

Nối BX2 (khoảng giữa vẽ cong lõm 0,7 cm) là đường sườn tay

Bảng 2-3 Công thức thiết kế quần cơ sở của tác giả

Kích thước dựng hình Công thức thiết kế của tác giả quần

Dài quần AX = Số đo

Hạ cửa quần AB = 1/4 Vm -1(0 – 1) Điểm ngang BB’ = 1/4 AB mông

Hạ đùi AD Hạ gối AC = 1/2 Dq

Rộng ngang BB 1 = 1/4 Vm + 0,5 (CĐt) cửa quần

Vẽ cửa quần qua các điểm đã xác định A ’ 2B3B2

B4 là trung điểm của BB2

Từ điểm B, kẻ đường thẳng song song với đường cận biên, cắt các đường ngang từ trên xuống dưới tại các điểm D1, C 1 , X 1

Nối đường chân cạp A 3 A ’ 2 Rộng ngang D1D2 = D1D3 = 1/4 Vđ - 1 đùi

Vẽ đường dọc quần qua các điểm A3, B’, D2, X2

Vẽ đường dàng quần qua các điểm B2, D3, X3

Sang dấu các đường ngang của thân trước

Kẻ đường ly chính thân sau vuông góc với các đường kẻ ngang, cắt các đường kẻ ngang tại A4, B5, D4, C4, X4 Điểm phụ trợ A4A5 = 1/20 Vb - 1,5 Điểm phụ trợ B5B6 = 1/10 Vm -1

Nối A5B6 cắt đường ngang mông tại B7 là đường dựng mông Rộng ngang B7B8 = 1/4 Vm + 1,5 (CĐs) mông

Vẽ vòng đũng quần từ A6 thẳng xuống B7 và cong đều đến B9

Rộng ngang A6A7 = 1/4 Vb + 3 (chiết ly) + 1 (độ chênh lệch chân cạp và trên cạp cạp)

Nối A6A7 là đường cạp quần Rộng ngang D 4 D 5 = D4D6 = D1D2 +2 đùi

-Vẽ đường giàng quần cong đều qua các điểm đã xác định B9D5X5

- Vẽ đường dọc quần qua các điểm A7, B8, D6, X6

- Kẻ X 5 X 6 là đường gấu quần.

- Đường trục chiết ly: A8 nằm giữa A6 và A7, vẽ đường trục chiết vuông góc với A6A7

Từ đường ngang eo, vẽ đường song song cách đường ngang eo 4 cm, khép các chiết, đáng cong trơn đều để tạo chi tiết cạp ngoài quần.

Bảng 2-4 Công thức thiết kế váy cơ sở của tác giả

Kích thước Công thức thiết kế của tác giả dựng hình váy

Dài váy AX = Số đo

Rộng ngang cạp AA 1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết )

Vẽ đường cạp váy A1A2 theo làn cong trơn đều.

Rộng ngang BB 1 = 1/4 Vm + 1 (Cđtt) mông

Rộng ngang gấu XX1 = BB1

Xác định vị trí trục chiết nằm giữa cạp

Sang dấu các đường ngang thân trước gồm cạp A, ngang mông B và ngang gấu X

Rộng ngang cạp AA1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết )

Giảm gục cạp AA2 = 2 cm

Vẽ đường cạp váy A1A2 theo làn cong trơn đều Rộng ngang BB 1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) mông

Rộng ngang gấu XX1 = BB1

Vẽ đường thẳng XX1 là đường gấu váy.

Xác định vị trí trục chiết nằm giữa cạp

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm 2 nội chính:

- Nội dung 1: Phân loại vóc dáng nữ giới Thành phố Vinh, Nghệ An.

Nội dung này được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ 3 nhà may nổi tiếng tại Thành phố Vinh: nhà may Vmode, nhà may Duyên Việt và nhà may

Bravo Phân tích và xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm phần mềm SPSS 26.0 và mô phỏng trên phần mềm CLO3D.

- Nội dung 2: Thiết kế mẫu cơ sở cho từng nhóm vóc dáng.

Nội dung này được thực hiện trên phần mềm CLO3D, sau đó trích xuất mẫu rập, may mẫu và thử mẫu thật.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thu thập và thống kê dữ liệu số đo của khách hàng

Thu thập các dữ liệu số đo của 503 khách hàng tại 3 nhà may Vmode, Duyên Việt và Bravo Các số đo này được đo theo phương pháp truyền thống (đo tay trực tiếp bằng thước dây thông dụng, không sử dụng thiết bị quét ba chiều), kinh nghiệm nghề của các nhà may từ 7 năm đến 25 năm, link dữ liệu được lưu trữ trên Driver trong phụ lục 2 Trong đó, các kích thước cần đo và các mốc đo được xác định như hình 2.4 và hình 2.5.

Hình 2.3 Thu thập và thống kê dữ liệu số đo kích thước cơ thể trên Excel

Việc xác định các mốc đo là rất quan trọng, điều này ảnh hưởng đến độ chính xác của các kích thước Sai sót của số liệu đo ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định sai vị trí đo Do đó phải xác định chính xác các mốc đo Các mốc đo được thực hiện trong luận văn được trình bày như trong bảng 2.5 và minh hoạ trong hình 2.4.

Bảng 2-5 Các mốc đo trên cơ thể

STT Mốc đo Cách xác định

1 Điểm hõm cổ Điểm giữa hõm cổ (nằm phía trên điểm trên ức)

2 Điểm góc cổ-vai Điểm giao giữa đường chân cổ và đường vai cơ thể

3 Điểm đốt sống cổ 7 Đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7

4 Đỉnh ngực Điểm đầu núm vú

5 Điểm rốn Điểm nằm ngay giữa rốn

6 Điểm eo phía bên Điểm xa nhất phía bên của đường ngang eo

7 Điểm eo phía sau Đỉnh mỏm gai của đốt sống thắt lưng thứ 5

8 Điểm nhô của mông Điểm nhô ra phía ngoài nhất của mông

9 Điểm nếp lằn mông Điểm thấp nhất nếp lằn mông phía sau khi cơ thể ở tư thế đứng chuẩn

10 Điểm đầu gối Điểm chính giữa mặt trước của xương bánh chè

11 Điểm mỏm cùng vai Điểm nhô ra ngoài cùng của xương bả vai

12 Điểm mắt cá tay Điểm nhô ra nhất tại cổ tay

Hình 2.4 Minh hoạ các mốc đo trên cơ thể

Các kích thước được sử dụng để nghiên cứu

Trong ngành may mặc, việc lựa chọn các thông số kích thước cần đo là vô cùng quan trọng, điều này góp phần cho sự thành công của việc thiết kế và tạo dáng sản phẩm may mặc Các kích thước được lựa chọn trong luận văn này là các kích thước phục vụ cho việc thiết kế trang phục quần, áo và váy cho nữ giới tại các nhà may đo ở thành phố Vinh, Nghệ An Đồng thời, các kích thước này cũng là những kích thước được sử dụng trong công thức thiết kế quần, áo, váy cho nữ giới tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Số 1 Nghệ An và công thức thiết kế của tác giả Các kích thước được lựa chọn được trình bày như trong bảng 2.6 và hình 2.5.

Bảng 2-6 Các kích thước đo trên cơ thể

Kích Kích Ký Dựa theo tiêu

STT thước đolường thước hiệu Phương pháp đo chuẩn Đo chu vi chân cổ bằng - ISO8559 thước dây, thước đi qua - SEV

1 Vòng cổ Vc đốt sống cổ thứ 7, hai - Bunka, điểm góc cổ-vai và qua Aldrich hõm cổ Tư thế đứng - CT Trần chuẩn Thuỷ Bình

- ISO8559 Đo vòng quanh ngực, - SEV

2 Vòng Vn chỗ nở nhất (thước dây - Bunka, ngực ngang qua đỉnh ngực) Aldrich

Tư thế đứng chuẩn - CT Trần

Thuỷ Bình Chu vi của vòng eo tự - ISO8559 nhiên đo ở giữa điểm - SEV

3 Vòng eo Ve cao nhất của mào xương - Bunka, chậu với chỗ thấp nhất Aldrich của mạng sườn Tư thế - CT Trần đứng chuẩn Thuỷ Bình

Chu vi - ISO8559 Đo chu vi nằm ngang - SEV

4 Vòng Vm vòng quanh mông ở vị - Bunka, mông trí nở nhất của mông Tư Aldrich thế đứng chuẩn - CT Trần

Thuỷ Bình Đo chu vi nằm ngang - ISO8559 của đùi Đo ở vị trí cao - SEV

5 Vòng đùi Vđ nhất của đùi (dưới nếp - Bunka, lằn mông) Tư thế đứng Aldrich chuẩn - CT Trần

Thuỷ Bình Đo chu vi đầu gối tại vị - ISO8559 trí từ điểm giữa xương - SEV

6 Vòng gối Vg bánh chè thước nằm - Bunka, trong mặt phẳng ngang Aldrich

Tư thế đứng chuẩn - CT Trần

7 Vòng bắp Vbt Đo chu vi ngang bắp tay - ISO8559

62 tay tại vị trí nếp nách sau - SEV bằng thước dây Tư thế - Bunka, đứng chuẩn Aldrich

- ISO8559 Đo bằng thước dây từ - SEV

8 Hạ ngực Dng điể m góc cổ-vai vú Tư Aldrich thế đứng chuẩn - CT Trần

Dài eo Đo bằng thước dây từ - SEV

9 sau Des góc cổ-vai đến ngang eosau Tư thế đứng chuẩn - - AldrichCT Trần

Thuỷ Bình Đo bẳng thước dây từ - CT Trần góc cổ-vai đến qua Thuỷ Bình

10 Dài áo Da đường thẳng ngang - CT CĐ mông Tư thế đứng KTKT Số 1

Chiều dài chuẩn - Kinh nghiệm

- CT Trần Đo bằng thước dây từ eo Thuỷ Bình

11 Dài quần Dq đến mắt cá chân Tư thế - CT CĐ đứng chuẩn KTKT Số 1

- CT Trần Đo bằng thước dây từ eo Thuỷ Bình

12 Dài váy Dv đến trên đầu gối Tư thế - CT CĐ đứng chuẩn KTKT Số 1

- CT Trần Đo từ mỏm cùng vai đến Thuỷ Bình

13 Dài tay Dt mắt cá tay Tư thế đứng - CT CĐ chuẩn KTKT Số 1

- ISO8559 Đo bằng thước dây - SEV

14 Chiều Rộng vai Rv ngang hai mỏm cùng - Bunka, rộng vai Tư thế đứng chuẩn Aldrich

Hình 2.5 Hình minh hoạ các kích thước đo trên cơ thể

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Như đã trình bày phần phạm vi nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ các nhà may đo với các thợ may có kinh nghiệm lâu năm Người nghiên cứu không trực tiếp thu thập dữ liệu này, mà được các nhà may đóng góp từ sổ thông số may đo của họ Tác giả đã trao đổi trực tiếp với nhà may đo, và xác nhận cách thức đo của từng nhà may đều giống bảng 2.1 bên trên Các số đo từ các nhà may đo trực tiếp gồm 14 số đo nhân trắc ở tư thế đứng chuẩn [61, 62] bao gồm 7 số đo chu vi,

6 số đo chiều dài và 1 số đo chiều rộng bằng phương pháp đo truyền thống sử dụng thước dây được thể hiện trong bảng 2.6.

2.3.2 Quy trình thiết kế và thử mẫu ảo

Trong giới hạn của đề tài, CLO3D được sử dụng như một công cụ thiết kế và hiển thị ảo cho mẫu cơ sở trang phục nữ Thành phố Vinh, Nghệ An độ tuổi từ 18-

50 Trong quá trình sửa đổi thiết kế, dữ liệu giữa hai cửa sổ 2D và 3D có thể được đồng bộ hóa; hoạt động nhanh chóng và hiển thị trực quan Quy trình thiết kế quần áo dựa trên phần mềm CLO3D được thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Xây dựng vải trong chế độ Emulator.

- Bước 2: Xây dựng mô hình con người được tham số hóa; nghĩa là, mô hình con người có thể thay đổi với dữ liệu kích thước con người Dữ liệu của ma-nơ-canh ban đầu có thể được lấy bằng cách đo cơ thể.

- Bước 3: Vẽ mẫu cơ sở của trang phục nữ giới trên cửa sổ hai chiều thông qua các hệ công thức.

- Bước 4: May sản phẩm ảo lên mô hình cơ thể người để tạo ra mô hình may mặc ba chiều phù hợp với cơ thể người từ mẫu thiết kế trên cửa sổ 2D.

- Bước 5: Chọn loại vải phù hợp theo yêu cầu và kiểm tra độ vừa vặn của trang phục.

- Bước 6: Hiển thị trạng thái tĩnh và động của trang phục Thử mẫu và đánh giá mẫu.

Hình 2.6 Quy trình thiết kế và thử mẫu ảo trên phần mềm CLO3D

Trong luận văn này sử dụng phương pháp phân loại vóc dáng thông qua phần mềm SPSS 26.0 để phân tích dữ liệu nhân trắc từ phương pháp đo trực tiếp

503 nữ giới trong độ tuối từ 18 đến 50 sống tại Thành phố Vinh, Nghệ An Việc thực hiện phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS qua các bước:

Bước 1: Xác định các đặc trưng thống kê và kiểm định phân phối chuẩn.

Bước 2: Phân tích thành phần chính

Bước 3: Phân tích cụm K-mean

Bước 4: Phân tích biệt số

Bước 6: Mô phỏng phân loại vóc dáng

Hình 2.7 Phần mềm xử lý số liệu SPSS

Hình 2.8 Quá trình phân loại vóc dáng

2.3.3.1 Xác định các đặc trưng thống kê và kiểm định phân phối chuẩn Đầu tiên, xác định các đặc trưng thống kê của các kích thước thông qua giá trị trung bình, trung vị, số trội, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ nhọn, phân vị, đồng thời kiểm định phân phối chuẩn của các kích thước thông qua biểu đồ đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) và biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q Plots), và xác định độ tin cậy của thang đo lường Xem xét loại bỏ các biến số phân phối theo dạng hình chuông không đối xứng với các giá trị trung vị và giá trị trung bình chênh lệch nhau lớn.

Phân phối chuẩn, hay còn gọi là phân phối Gauss, hoặc đường cong chuông (Bell Curve), là một phân phối xác suất Trong phân tích các biến liên tục, hầu hết kiểm định thống kế chỉ thực hiện được với những biến có phân phối chuẩn Do đó, việc xác định một biến có phân phối chuẩn hay không là hết sức cần thiết trước khi tiến hành một kiểm định nào đó Để xem xét phân phối chuẩn của một biến ta có nhiều cách như [63, 64]:

Cách 1: Xem xét biểu đồ với đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) với các đặc điểm: Đường cong chuẩn có dạng hình chuông đối xứng.

Tần số cao nhất nằm ở giữa các tần số thấp dần ở 2 bên.

Giá trị trung bình (mean) và trung vị (median) gần bằng nhau. Độ xiên (skewness) gần bằng 0.

Cách 2: Xem biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q Plots) Phân phối chuẩn khi biểu đồ xác suất có quan hệ tuyến tính dạng đường thẳng Tức là các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường.

Cách 3: Dùng phép kiểm định Kolmogorov – Smirnov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phép kiểm định Shapiro – Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50 Được coi là có phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig) lớn hơn 0,05.

2.3.3.2 Phân tích thành phần chính

Phân tích thành phần chính là phương pháp phân tích đa chiều nhằm xác định thành phần chính trong tập hợp các số đo, nhằm rút gọn số lượng lớn dữ liệu thành một số ít nhóm nhỏ có đặc trưng chung [63, 64] Dựa vào phép phân tích này giúp nhận ra một tập hợp gồm một số các nhân tố có tương quan hồi quy chặt chẽ với nhau.

Việc xác định các nhân tố chính trong tổng số các kích thước thông qua phân tích nhân tố với phép quay trực giao Varimax được áp dụng để xoay các thành phần Kiểm định KMO và Bartlett’s để xem xét sự phù hợp của các biến trong phân tích thành phần chính Để xác định độ tin cậy của thang đo lường ta xác định hệ số Cronbach’s Alpha trong phạm vi từ 0 đến 1 Khi hệ số Cronbach’s Alpha càng tiến dần về 1 độ tin cậy càng cao, khi hệ số Cronbach’s Alpha càng tiến dần về 0 độ tin cậy càng thấp [63, 64]. Đồng thời, các yếu tố có giá trị riêng (Eigenvalues) lớn hơn hoặc bằng 1 được chọn để chiết tách nhân tố [63, 64] Khi đó, tỷ lệ % phương sai tích lũy cho biết lượng biến thiên được giải thích bởi các thành phần chính Ma trận thành phần chính ban đầu và sau khi xoay chứa các hệ số tương quan giữa các thành phần chính với các biến Biến thành phần có hệ số tương quan với chính nó càng lớn sẽ có tải lượng cho các biến thành phần khác càng cao.

Kết luận

- Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu, tác giả đã xác định được đối tượng nghiên cứu là nữ giới sống tại TP Vinh có độ tuổi từ 18 – 50 Sử dụng 503 số đo nhân trắc từ dữ liệu khách của các nhà may đo ở TP Vinh.

-Vật liệu sử dụng là vải dệt thoi không co giãn được thí nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm – Viện Dệt may để xác định các tính chất cơ lý làm cơ sở nhập vào phần mềm thiết kế.

-Sử dụng công thức thiết kế của tác giả để thiết kế bộ mẫu cơ sở gồm áo, quần, chân váy

+Phân loại vóc dáng nữ giới sống tại TP Vinh

+Thiết kế bộ mẫu cơ sở trang phục nữ dựa trên vóc dáng đã phân loại

- Lập quy trình thiết kế và thử mẫu ảo

- Lập quy trình phân loại vóc dáng

- Lập quy trình thiết kế bộ mẫu cơ sở trên phần mềm CLO3D

- Lập quy trình thử mẫu và đánh giá mẫu trên phần mềm CLO3D

-May mẫu trên vải đã thí nghiệm và thử mẫu thật

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Kết quả phân loại vóc dáng

3.1.1 Kết quả phân tích thống kê và kiểm định phân phối chuẩn

Kết quả phân tích biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q Plots) cho thấy 4 kích thước: dài áo, dài quần, dài váy, dài tay không đạt phân phối chuẩn Đối với

10 kích thước còn lại, kết quả phân tích cho thấy các giá trị trung bình (X )̅ nằm gần các giá trị trung vị (Me) và số trội (Mo) Đồng thời, các kích thước đều có độ tin cậy nằm trong giới hạn cho phép.

Như vậy, từ các dữ liệu phân tích có thể loại trừ 4 kích thước là dài áo, dài quần, dài tay, dài váy không có hình dạng đường cong phân phối chuẩn để các phân tích về sau được chính xác. Để xác định độ tin cậy của thang đo lường ta xác định hệ số Cronbach’s Alpha trong phạm vi từ 0 đến 1 Khi hệ số Cronbach’s Alpha càng tiến dần về 1 độ tin cậy càng cao, khi hệ số Cronbach’s Alpha càng tiến dần về 0 độ tin cậy càng thấp. Với 36 kích thước đã xác định ở trên hệ số Cronbach’s Alpha = 0.846 cho thấy thang đo lường rất tốt.

Các kết quả trên được thể hiện qua bảng 3-1, bảng 3-2, bảng 3-3 như sau:

Bảng 3-1 Kết quả xác định các đặc trưng thống kê của các kích thước nhân trắc

Giá trị Giá trị trung trung Số trội bình vị

Bảng 3-2 Biều đồ đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) và biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q Plots)

Các kích thước nhân trắc

Biểu đồ Histogram Biểu đồ Q-Q Plots

Bảng 3-3 Kết quả xác định hệ số Cronbach’s Alpha

3.1.2 Kết quả phân tích thành phần chính

Kết quả phân tích các nhân tố chính bằng phần mềm SPSS 26.0 được trình bày trong bảng 3.1 Để xác định các nhóm kích thước chính ảnh hưởng đến vóc dáng của nữ giới Việt Nam sống tại TP Vinh trong độ tuổi từ 18 đến 50, 10 dữ liệu nhân trắc đã được sử dụng để phân tích thành phần chính theo yếu tố Số lượng các yếu tố được xác định trước khi xem xét các kết quả của kiểm tra sàng lọc và giải thích các yếu tố Đặc biệt, để làm rõ đặc điểm của các yếu tố, phương pháp xoay Varimax đã được áp dụng.

Sau khi xoay hội tụ 4 lần cho thấy có 2 thành phần chính của các số đo có giá trị riêng lớn hơn 1 và giá trị tích luỹ là 57.697% như trong bảng 3.4 Kết quả cũng cho thấy biến vòng ngực có trọng số lớn nhất trong nhóm nhân tố kích thước phần thân trên là 0.790; biến vòng gối có trọng số lớn nhất trong nhóm nhân tố kích thước phần thân dưới; các biến còn lại sau khi xoay tản mạn có trọng số thấp hơn. Đồng thời, kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s (bảng 3.5) 0.5 < 0.887 < 1 đánh giá được sự phù hợp của các biến trong phân tích thành phần chính Do đó, phân tích nhân tố đã được thực hiện với 10 kích thước nhân trắc.

Theo Hair và các cộng sự (1998) [65] đã cho rằng tính tương quan của mỗi biến nhỏ hơn 0.3 không có ý nghĩa để phân tích 2 yếu tố chính quyết định vóc dáng cơ thể của nữ giới Việt Nam sống tại TP.Vinh ở độ tuổi 18 đến 50 đã được trích xuất trong Bảng 3.6 với 10 kích thước đo lường, hệ số Cronbach’alpha của mỗi nhân tố đều lớn hơn 0,7, điều này cho thấy kết quả phân tích có thể sử dụng được Các đặc điểm của từng yếu tố có thể được mô tả như sau:

1) Yếu tố 1 biểu thị kích thước phần thân trên của cơ thể: bao gồm 7 kích thước Giá trị cao nhất được biểu thị ở vòng ngực (0.790), tiếp theo là vòng eo với 0.722; vòng cổ là 0.698; hạ ngực là 0.671; chiều dài eo là 0.669; vòng bắp tay và chiều rộng vai lần lượt là 0.593 và 0.590 Yếu tố này cho thấy giá trị riêng là 3.486; giải thích 34.860% tổng phương sai và là yếu tố giải thích nhất trong 2 yếu tố Đây là nhóm kích thước có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’alpha xác định là 0.782 Đồng thời đây là yếu tố đặc trưng cho các kích thước phần thân trên của cơ thể.

2) Yếu tố 2 biểu thị kích thước phần thân dưới của cơ thể: bao gồm 3 kích thước Giá trị cao nhất được biểu thị ở vòng gối (0.795), tiếp theo là vòng đùi với0.787 và vòng mông là 0.642 Yếu tố này cho thấy giá trị riêng là 2.284; giải thích22.837% tổng phương sai và tỷ lệ phương sai tích luỹ là 57.697% Đây là nhóm kích thước có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’alpha xác định là 0.701 Đồng thời đây là yếu tố đặc trưng cho các kích thước phần thân dưới của cơ thể.

Bảng 3-4 Tổng lượng biến thiên được giải thích bởi các thành phần chính

Các giá trị riêng ban đầu

Lượng biến thiên giải Lượng biến thiên giải thích thích bởi các thành bởi các thành phần chính sau phần chính sau khi khi xoay trích xuất Tổng % % Tích Tổng % Phương % Tích

Phương cộng sai luỹ cộng sai luỹ

Phương pháp trích xuất: Phương pháp phân tích thành phần chính

Bảng 3-5 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kaiser-Meyer-Olkin Measure 0.887 of Sampling Adequacy.

Bartlett's Test ofApprox 2214.046 Sphericity Chi-Square df 45

Bảng 3-6 Kết quả phân tích nhân tố chính

Hệ số tải nhân tố

Kích Vòng ngực 0.790 thước Vòng eo 0.722 3.486 34.860 0.782 phần thân Vòng cổ 0.698 trên

Kích thước phần thân dưới

Ghi chú: Phương pháp xoay: Varimax.

Phương pháp chiết xuất: PCA (phân tích thành phần chính).

3.1.3 Kết quả phân tích phân nhóm bằng phân tích cụm K-mean và phân tích biệt số

Phân tích cụm bằng K-means Cluster Analysis trong phần mềm SPSS 26.0 Để phân loại các kiểu cơ thể của nữ giới Việt Nam sống tại TP Vinh ở độ tuổi 18 đến

50, một phân tích cụm đã được thực hiện bằng cách sử dụng điểm nhân tố được trích xuất thông qua phân tích nhân tố như một biến độc lập để phân chia đối tượng thành các nhóm đồng nhất dựa trên kết quả phân tích các thành phần chính làm các tiêu chí để phân loại Số lượng cụm được kiểm tra thông qua số lượng cụm bằng phân tích cụm K-mean từ 2 đến 5 cụm, thông qua đó lựa chọn được nhóm phù hợp nhất Kết quả cho thấy tất cả các nhóm được phân bố tương đối rõ ràng trong cả bốn trường hợp Vì vậy, phân tích biệt số đã được áp dụng trong nghiên cứu này Nhờ phân tích biệt số sẽ xác định được phân nhóm tối ưu nhất Với các phân nhóm được nêu, các nhân tố được sử dụng như là các biến phụ thuộc trong khi thành viên nhóm được sử dụng như là các biến độc lập trong từng bước phân tích biệt số Kết quả phân bố trong mọi trường hợp phân nhóm được trình bày trong biểu đồ phân tán Biểu đồ phân tán cho thấy mức độ chồng chéo giữa các nhóm với nhau trong phân tích biệt số.

Phân tích biệt số thông qua Discriminant analysis trong phần mềm SPSS 26.0 để giải thích một cách trực quan kết quả phân tích cụm Càng ít các yếu tố bị chồng chéo thì sự phân biệt càng tốt (Hair và cộng sự, 1998) Kết quả phân tích phân nhóm bằng phân tích cụm K-mean và biểu đồ phân tán cho thấy việc phân loại chính xác trong các trường hợp như sau: 97.0% (hình 3.1) các mẫu trong phân loại

5 nhóm, trong khi các phân loại 2 nhóm, 3 nhóm, 4 nhóm lần lượt là 96.4%, 96.2% và 96.6% Như vậy, phân 5 nhóm là thích hợp nhất để phân loại mẫu rõ ràng Năm nhóm này sẽ tiếp tục được phân tích so sánh T-test và tìm ra đặc thù vóc dáng của từng nhóm.

Hình 3.1 Biểu đồ phân tán trường hợp 5 nhóm

3.1.4 Kết quả kiểm định ANOVA

Trong trường hợp xác định được số cụm cuối cùng từ 3 cụm trở lên sẽ được thực hiện phân tích phương sai một chiều ANOVA, nếu xác định số cụm cuối cùng là 2 cụm sẽ thực hiện kiểm định Independent-samples T-test để quan sát sự khác biệt về kích thước cơ thể người đối với từng loại cơ thể sau kết quả của cụm phân tích [63, 64] Kết quả phân nhóm trên cho thấy 5 nhóm cơ thể người là tối ưu nhất, do vậy để xác định đặc điểm và sự khác biệt của từng nhóm cơ thể, phân tích phương sai một chiều ANOVA và thử nghiệm Post-hoc đối với từng loại đã được thực hiện Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo được thể hiện qua kết quả của F-test trong phân tích ANOVA và kiểm định Scheffe-test cho 10 kích thước đo cơ thể được trình bày trong bảng 3.7 Trong phân tích ANOVA cho thấy với mức ý nghĩa 0.00< Sig B> C>D>E).

: Kích thước có giá trị trung bình cao nhất : Kích thước có giá trị trung bình thấp nhất

3.1.5 Kết quả hiển thị phân loại vóc dáng trên phần mềm CLO3D

Kết quả thiết kế mẫu cơ sở

3.2.1 Kết quả xác định thông số kích thước của từng nhóm

Sau khi phân loại vóc dáng nữ giới sống tại Thành Phố Vinh, Nghệ An thông qua phần mềm SPSS, dữ liệu cụ thể của từng phân nhóm được trích xuất Dưới đây là bảng thông số kích thước trung bình của từng phân nhóm được xác định:

Bảng 3-8 Bảng thông số kích thước trung bình của từng phân nhóm Đơn vị: cm

3.2.2 Kết quả sai số kích thước cơ thể của từng nhóm so với nhóm cơ sở

Nhóm 2 được chọn là nhóm cơ sở do:

- Là nhóm biểu thị cơ thể cân đối thông qua mô phỏng hình dáng trên phần mềm CLO3D.

- Chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

- Đồng thời đây cũng là nhóm cơ thể có các số đo gần với kích thước của nhóm chung nhất.

Kết quả chênh lệch kích thước cơ thể của từng nhóm so với nhóm cơ sở được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3-9 Kết quả chênh lệch kích thước cơ thể của từng nhóm so với nhóm cơ sở

3.2.3 Kết quả thiết kế mẫu cho nhóm cơ sở.

Kết quả tính toán thiết kế mẫu cơ sở cho nhóm cơ sở theo công thức của tác giả.

Thiết kế mẫu cơ sở áo cho nhóm 2 theo công thức của tác giả.

Bảng 3-10 Kết quả công thức tính các kích thước dựng hình mẫu áo cơ sở Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Công thức tính toán Kết quả Thân trước

Dài áo AX = Số đo 59.50

Hạ ngực AE = Số đo 23.80

Hạ eo AD = Số đo dài eo sau 36.45

Sa vạt áo XM = 1.5 cm 1.50

Rộng ngang cổ AA1 = 1/6 Vc + 1 6.97

Hạ sâu cổ AA2 = 1/6 Vc + 1 6.97

Vẽ đường vòng cổ trơn đều qua điểm 1/2

Nối A1B1 là đường vai con thân trước

Vẽ đường thẳng vuông góc từ B1 đến đường thẳng C là đường hạ nách.

Rộng ngang nách CC1 = 1/4 Vn + 1 (CĐtt) 22.58

Nối B1C2 là đường dựng nách

Vẽ đường cong vũng nỏch qua điểm ẵ B1C2

Rộng ngang ngực EE1 = CC1 22.58

Rộng ngang eo DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo) 20.71

Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐ tt) 23.82 Điểm ly eo EE2 = 1/10 Vn 8,63 Đỉnh chiết ly eo cách đầu ngực (E2) 2 cm, đuôi chiết cách trên đường ngang gấu 5 cm Rộng chiết eo 3cm chia đều 2 bên Điểm tâm ly sườn E3 E1E3 = 4cm 4.00

Nối đường tâm chiết sườn E3 với E2. Đầu chiết sườn cách đỉnh ngực E2 = 2cm.

Rộng chiết sườn = 3 cm chia đều 2 bên

Nối C1, E1, D1, X2 là đường sườn áo

Nối MX2 là đường gấu áo (cong từ X2 xuống khoảng giữa gấu, kẻ thẳng ra nẹp)

Rộng cổ TS AA1 = 1/6 Vc + 1 6.97

Vẽ vòng cổ cong đều từ A đến A2

Nối A1B1 là đường vai con thân sau

Rộng ngang nách CC1 = 1/4 Vn + 0.5 (CĐts) 22.08

Nối B1C2 là đường dựng nách

Vẽ đường cong vũng nỏch qua điểm ẵ B1C2

Rộng ngang eo DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo) 20.71 Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) 23.82 Điểm ly eo DD2 = 1/10 Vm 9.13 Đỉnh chiết ly eo nằm trên đường ngang nách, đuôi chiết cách trên đường ngang gấu 5 cm

Rộng chiết eo 3cm chia đều 2 bên

Nối C1, D1, X2 là đường sườn áo

Nối XX2 là đường gấu áo

Dài tay AX = Số đo 54.50

Rộng bắp tay BB1 = 1/2 Vbt + 2 16.49 Đường chéo nách tay = 1/2 vòng nách thân áo

84 Đặt thước đo từ điểm A có chiều dài bằng 21 nằm trên đường rộng bắp tay có điểm B1

Rộng cửa tay XX1 = 3/4 BB1 12.36

Nối BX2 (khoảng giữa vẽ cong lõm 0.7 cm) là đường sườn tay

Thiết kế mẫu cơ sở quần cho nhóm 2 theo công thức thiết kế của tác giả. Bảng 3-11 Kết quả công thức tính các kích thước dựng hình mẫu quần cơ sở. Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Công thức tính toán Kết quả Thân trước

Dài quần AX = Số đo 88.55

Hạ cửa quần AB = 1/4 Vm -1(0 – 1) 21.82 Điểm ngang mông BB’ = 1/4 AB 5.46

Rộng ngang cửa quần BB 1 = 1/4 Vm + 0.5 (CĐt) 23.32

Vẽ cửa quần qua các điểm đã xác định A ’ 2 B 3 B 2

B4 là trung điểm của BB2

Từ điểm B, kẻ đường thẳng song song với đường cận biên, cắt các đường ngang từ trên xuống dưới tại các điểm D1, C1, X 1

Vẽ đường dọc quần qua các điểm A3, B’, D2, X2

Vẽ đường dàng quần qua các điểm B2, D3, X3

Sang dấu các đường ngang của thân trước

Kẻ đường ly chính thân sau vuông góc với các đường kẻ ngang, cắt các đường kẻ ngang tại A4, B5, D4, C4, X4 Điểm phụ trợ A4A5 = 1/20 Vb – 1.5 2.04 Điểm phụ trợ B5B6 = 1/10 Vm -1 8.13

Nối A5B6 cắt đường ngang mông tại B7 là đường dựng mông

Rộng ngang mông B7B8= 1/4 Vm + 1.5 (CĐs) 24.32

Vẽ vòng đũng quần từ A6 thẳng xuống B7 và cong đều đến B9

Rộng ngang cạp A6A7 = 1/4 Vb + 3 (chiết ly) + 1 (độ 21.71 chênh lệch chân cạp và trên cạp) Nối A6A7 là đường cạp quần

-Vẽ đường giàng quần cong đều qua các điểm đã xác định B9D5X5 (vẽ mềm nét)

-Vẽ đường dọc quần qua các điểm A 7 , B 8 , D 6 , X 6

-Kẻ X5X6 là đường gấu quần.

- Đường trục chiết ly: A8 nằm giữa A6 và A7, vẽ đường trục chiết vuông góc với A6A7

Từ đường ngang eo, vẽ đường song song cách đường ngang eo 4 cm, khép các chiết, đáng cong trơn đều để tạo chi tiết cạp ngoài quần.

Thiết kế mẫu cơ sở váy cho nhóm 2 theo công thức thiết kế của tác giả.

Bảng 3-12 Kết quả công thức tính các kích thước dựng hình mẫu váy cơ sở. Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Công thức tính toán Kết quả Thân trước

Dài váy AX = Số đo 51.40

Rộng ngang cạp AA1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết ) 20.71

Vẽ đường cạp váy A1A2 theo làn cong trơn đều.

Rộng ngang mông BB1 = 1/4 Vm + 1 (Cđtt) 23.82

Rộng ngang gấu XX 1 = BB 1 23.82

Xác định vị trí trục chiết nằm giữa cạp

Sang dấu các đường ngang thân trước gồm cạp A, ngang mông B và ngang gấu X

Rộng ngang cạp AA1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết ) 20.71

Giảm gục cạp AA2 = 2 cm 2.00

Vẽ đường cạp váy A 1 A 2 theo làn cong trơn đều

Rộng ngang mông BB1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) 23.82

Rộng ngang gấu XX1 = BB1 23.82

Vẽ đường thẳng XX 1 là đường gấu váy.

Xác định vị trí trục chiết nằm giữa cạp

Mẫu cơ sở quần, áo và váy của nhóm cơ sở.

Dựa vào kết quả công thức tính toán các kích thước dựng hình nhóm cơ sở (nhóm

2) áo, quần và chân váy theo công thức trên, thiết kế mẫu kỹ thuật bộ mẫu cơ sở trong cửa sổ 2D của phần mềm CLO3D như hình 3.3, hình 3.4, hình 3.5, hình 3.6:

Hình 3.3 Mẫu áo cơ sở theo công thức thiết kế của tác giả

Hình 3.4 Mẫu quần âu nữ ống côn theo công thức thiết kế của tác giả

Hình 3.5 Mẫu chân váy cơ sở theo công thức thiết kế của tác giả a) Mẫu áo b) Mẫu quần c) Mẫu chân váy Hình 3.6 Mặt phẳng 2D mẫu cơ sở áo, quần, váy

3.2.4 Kết quả đánh giá mẫu cơ sở của nhóm cơ sở trên phần mềm CLO3D. Để kiểm tra độ vừa vặn của bộ mẫu đã thiết kế, sử dụng chức năng may ảo, thử mẫu ảo của bộ mẫu cơ sở (nhóm 2) tương ứng với vóc dáng đã phân loại trên cửa sổ 3D của phần mềm CLO3D được kết quả như Hình 3.7 a) Mẫu áo b) Mẫu quần c) Mẫu váyHình 3.7 Thử mẫu nhóm cơ sở trên phần mềm CLO3D

Trên phần mềm CLO3D, độ vừa vặn của trang phục được đánh giá thông qua các công cụ Fit map, Strain map, Stress map được thể hiện như các Hình 3.8, Hình 3.9,

Hình 3.8 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 2

Hình 3.9 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 2

Hình 3.10 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở chân váy nhóm 2

3.2.5 Kết quả xác định sự sai khác giữa các kích thước dựng hình của từng nhóm theo nhóm cơ sở

Kết quả xác định sự sai khác giữa các kích thước dựng hình áo của từng nhóm theo nhóm cơ sở

Bảng 3-13 Kết quả sai khác giữa các kích thước dựng hình áo của các nhóm dựa trên nhóm cơ sở Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Thông số điều chỉnh vóc dáng

Công thức tính toán Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 áo cơ sở

Rộng ngang cổ AA1 = 1/6 Vc + 1 + Δx -0.17 -0.37 0.28 0.78

Hạ sâu cổ AA2 = 1/6 Vc + 1 + x -0.17 -0.37 0.28 0.78

Rộng ngang nách CC1 = 1/4 Vn + 1 (CĐtt) + Δx -0.87 1.05 2.26 5.17

Rộng ngang eo DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo) + Δx -1.33 1.05 2.26 5.17

Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐ tt) + Δx -1.02 1.26 2.90 6.30 Điểm ly eo EE2 = 1/10 Vn + Δx -0.35 0.80 1.89 3.43

Rộng cổ TS AA1 = 1/6 Vc + 1 + Δx -0.17 -0.37 0.28 0.78

Rộng ngang nách CC1 = 1/4 Vn + 0,5 (CĐts) + Δx -0.87 1.05 2.26 5.17

Rộng ngang eo DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo) + Δx -1.33 1.26 2.90 6.30

Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) + Δx -1.02 0.80 1.89 3.43 Điểm ly eo DD2 = 1/10 Vm +Δx -0.41 0.32 0.75 1.37

Rộng bắp tay BB1 = 1/2 Vbt + 2 + -0.81 0.50 1.75 4.27

Rộng cửa tay XX1 = 3/4 BB1 + Δ x Δ x -0.60 0.37 1.31 3.20

Kết quả xác định sự sai khác giữa các kích thước dựng hình quần của từng nhóm theo nhóm cơ sở

Bảng 3-14 Kết quả sai khác giữa các kích thước dựng hình quần của các nhóm dựa trên nhóm cơ sở Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Thông số điều chỉnh vóc dáng

Công thức tính toán Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 quần cơ sở

Hạ cửa quần AB = 1/4 Vm -1 +Δx -1.02 0.80 1.89 3.43

Rộng ngang cửa quần BB 1 = 1/4 Vm +Δ

Thân sau Điểm phụ trợ A4A5 = 1/20 Vb - 1,5 + x Δx -0.27 0.25 0.58 1.26 Điểm phụ trợ B5B6 = 1/10 Vm -1 + -0.41 0.32 0.75 1.37

Rộng ngang mông B7B8 = 1/4 Vm + 1,5 (CĐs) + x -1.02 0.80 1.89 3.43

Rộng ngang cạp A6A7 = 1/4 Vb + 3 (chiết ly) + 1 (độΔ -1.33 1.26 2.90 6.30 chênh lệch chân cạp và trên cạp) + Δx

Kết quả xác định sự sai khác giữa các kích thước dựng hình váy của từng nhóm theo nhóm cơ sở

Bảng 3-15 Kết quả sai khác giữa các kích thước dựng hình chân váy của các nhóm dựa trên nhóm cơ sở Đơn vị: cm

Kích thước dựng Thông số điều chỉnh vóc dáng

Công thức tính toán Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 hình váy cơ sở

Rộng ngang cạp AA 1 = 1/4 Vb + 3 Δ

Rộng ngang mông BB 1 = 1/4 Vm + 1 (Cđtt) + -1.02 0.80 1.89 3.43

Rộng ngang cạp AA1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết ) + -1.33 1.26 2.90 6.30 x

Rộng ngang mông BB = 1/4 Vm + 1 (CĐts) + -1.02 0.80 1.89 3.43 Δ 1 Δx

3.2.6 Công thức thiết kế mẫu cơ sở quần, áo và váy cho các dạng vóc dáng nữ giới thành phố Vinh, Nghệ An

Công thức thiết kế áo cơ sở

Bảng 3-16 Bảng thông số điều chỉnh kích thước thiết kế áo của các nhóm dựa trên nhóm cơ sở Đơn vị: cm

Công thức tính toán Thông số điều chỉnh vóc dáng

Dài áo AX = Số đo

Hạ ngực AE = Số đo

Hạ eo AD = Số đo dài eo sau

Rộng ngang cổ AA1 = 1/6 Vc + 1 + Δ x Δ

Hạ sâu cổ AA2 = 1/6 Vc + 1 + Δ x Δ 1 = -0.17 Δ 3 = -0.37 Δ 4 = 0.28 Δ5 = 0.78 Δ

Vẽ đường vòng cổ trơn đều qua điểm 1/2

Nối A1B1 là đường vai con thân trước

Vẽ đường thẳng vuông góc từ B1 đến đường thẳng C là đường hạ nách.

Nối B1C2 là đường dựng nách Δ

Vẽ đường cong vũng nỏch qua điểm ẵ B1C2

Rộng ngang ngực EE1 = CC1

DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo) + Δx Δ

3 = 1.05 Δ 4 = 2.26 Δ 5 = 5.17 Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐ tt) + Δ x Δ 1 = -1.02 Δ 3 = 1.26 Δ 4 = 2.90 Δ 5 = 6.30 Điểm ly eo EE2 = 1/10 Vn + Δ x Δ 1 = -0.35 Δ 3 = 0.80 Δ 4 = 1.89 Δ 5 = 3.43 Δ Đỉnh chiết ly eo cách đầu ngực (E2) 2 cm, đuôi chiết cách trên đường ngang gấu 5 cm Rộng chiết eo 3cm chia đều 2 bên Điểm tâm ly sườn E3 E1E3 = 4cm

Nối đường tâm chiết sườn E3 với E2. Đầu chiết sườn cách đỉnh ngực E2 = 2cm.

Rộng chiết sườn = 3 cm chia đều 2 bên

Nối C1, E1, D1, X2 là đường sườn áo

Nối MX2 là đường gấu áo (cong từ X2 xuống khoảng giữa gấu, kẻ thẳng ra nẹp)

Vẽ vòng cổ cong đều từ A đến A2

Nối A1B1 là đường vai con thân sau Δ

Nối B1C2 là đường dựng nách Δ

Vẽ đường cong vũng nỏch qua điểm ẵ B1C2

DD1 = 1/4 Ve + 3 (chiết ly eo) + Δx Δ

3 = 1.26 Δ 4 = 2.90 Δ 5 = 6.30 Rộng ngang mông XX1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) + Δ x Δ 1 = -1.02 Δ 3 = 0.80 Δ 4 = 1.89 Δ 5 = 3.43 Điểm ly eo DD2 = 1/10 Vm + Δ x Δ 1 = -0.41 Δ 3 = 0.32 Δ 4 = 0.75 Δ 5 = 1.37 Δ Đỉnh chiết ly eo nằm trên đường ngang nách, đuôi chiết cách trên đường ngang gấu

Rộng chiết eo 3cm chia đều 2 bên

Nối C1, D1, X2 là đường sườn áo

Nối XX2 là đường gấu áo

Dài tay AX = Số đo

Rộng bắp tay BB1 = 1/2 Vbt + 2 + Δ x 1 = -0.81 Δ 3 = 0.50 Δ 4 = 1.75 Δ 5 = 4.27 Đường chéo nách tay = 1/2 vòng nách thân áo Δ Đặt thước đo từ điểm A có chiều dài bằng 21 nằm trên đường rộng bắp tay có điểm B1

Rộng cửa tay XX1 = 3/4 BB1

Nối BX2 (khoảng giữa vẽ cong lõm 0,7 cm) là đường sườn tay

Công thức thiết kế quần cơ sở

Bảng 3-17 Bảng thông số điều chỉnh kích thước thiết kế quần của các nhóm dựa trên nhóm cơ sở Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Công thức tính toán Thông số điều chỉnh vóc dáng Thân trước

Dài quần AX = Số đo

Hạ cửa quần AB = 1/4 Vm -1(0 – 1) + Δ x 1 = -1.02 Δ 3 = 0.80 Δ 4 = 1.89 Δ 5 = 3.43 Điểm ngang mông BB’ = 1/4 AB Δ

Hạ đùi AD = (AC – AB)/2 Δ

Rộng ngang cửa quần BB 1 = 1/4 Vm + 0.5 (CĐt) + Δ x Δ

Vẽ cửa quần qua các điểm đã xác định A ’ 2B3B2

B4 là trung điểm của BB2

Từ điểm B, kẻ đường thẳng song song với đường cận biên, cắt các đường ngang từ trên xuống dưới tại các điểm D1, C1, X 1

Vẽ đường dọc quần qua các điểm A3, B’, D2, X2 Δ

Vẽ đường dàng quần qua các điểm B2, D3, X3

Sang dấu các đường ngang của thân trước

Kẻ đường ly chính thân sau vuông góc với các đường kẻ ngang, cắt các đường kẻ ngang tại A4, B5, D4, C4, X4 Điểm phụ trợ A4A5 = 1/20 Vb – 1.5 + Δ x 1 = -0.27 Δ 3 = 0.25 Δ 4 = 0.58102

Nối A5B6 cắt đường ngang mông tại B7 là đường dựng mông Δ

Vẽ vòng đũng quần từ A6 thẳng xuống B7 và cong đều đến B9

Rộng ngang cạp A6A7 = 1/4 Vb + 3 (chiết ly) + 1 (độ 1 = -1.33 chênh lệch chân cạp và trên cạp) + Δ x Δ 3 = 1.26 Δ 4 = 2.90 Δ 5 = 6.30

Nối A6A7 là đường cạp quần Δ

-Vẽ đường giàng quần cong đều qua các điểm đã xác định B9D5X5 (vẽ mềm nét) -

Vẽ đường dọc quần qua các điểm A7, B8, D6, X6 - Kẻ X5X6 là đường gấu quần.

- Đường trục chiết ly: A8 nằm giữa A6 và A7, vẽ đường trục chiết vuông góc với A6A7

Từ đường ngang eo, vẽ đường song song cách đường ngang eo 4 cm, khép các chiết, đáng cong trơn đều để tạo chi tiết cạp ngoài quần.

Công thức thiết kế váy cơ sở

Bảng 3-18 Bảng thông số điều chỉnh kích thước thiết kế váy của các nhóm dựa trên nhóm cơ sở Đơn vị: cm

Kích thước dựng hình Công thức tính toán Thông số điều chỉnh vóc dáng Thân trước

Dài váy AX = Số đo

Hạ mông AB = Vm/4 – 3 + Δ x 1 = -1.02 Δ 3 = 0.80 Δ 4 = 1.89 Δ 5 = 3.43 Rộng ngang cạp AA1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết ) + Δ x Δ 1 = -1.02 Δ 3 = 1.26 Δ 4 = 2.90 Δ 5 = 6.30

Vẽ đường cạp váy A 1 A 2 theo làn cong trơn đều.

Rộng ngang mông BB1 = 1/4 Vm + 1 (Cđtt) + Δ x 1 = -1.02 Δ 3 = 0.80 Δ 4 = 1.89 Δ 5 = 3.43 Rộng ngang gấu XX1 = BB1 Δ

Xác định vị trí trục chiết nằm giữa cạp

Sang dấu các đường ngang thân trước gồm cạp A, ngang mông B và ngang gấu X Rộng ngang cạp AA1 = 1/4 Vb + 3 ( chiết ) + Δ x 1 = -1.02 Δ 3 = 1.26 Δ 4 = 2.90 Δ 5 = 6.30 Giảm gục cạp AA2 = 2 cm Δ

Vẽ đường cạp váy A 1 A 2 theo làn cong trơn đều

Rộng ngang mông BB1 = 1/4 Vm + 1 (CĐts) + Δ x 1 = -1,02 Δ 3 = 0.80104

Rộng ngang gấu XX 1 = BB 1

Vẽ đường thẳng XX1 là đường gấu váy.

Xác định vị trí trục chiết nằm giữa cạp

3.2.7 Kết quả thiết kế và thử mẫu trên phần mềm CLO3D

Dựa vào mẫu cơ sở nhóm 2, công thức thiết kế và thông số điều chỉnh đối với từng vóc dáng ở mục 3.2.6, điều chỉnh trên cửa sổ 2D được các mẫu áo, quần, chân váy của vóc dáng nhóm 1 tương ứng với các hình 3-11, hình 3-12, hình 3-13; nhóm 3 tương ứng với các hình 3.14, hình 3.15, hình 3.16; nhóm 4 tương ứng với các hình

3.17, hình 3.18, hình 3.19 và nhóm 5 tương ứng với các hình 3.20, hình 3.21, hình 3.22

Hình 3.11 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 1

Hình 3.12 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 1

Hình 3.13 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 1

Hình 3.14 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 3

Hình 3.15 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 3

Hình 3.16 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 3

Hình 3.17 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 4

Hình 3.18 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 4

Hình 3.19 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 4

Hình 3.20 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 5

Hình 3.21 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 5

Hình 3.22 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 5 a) Mặt trước b) Mặt sau Hình 3.23 Hình hiển thị 5 mẫu áo trên 5 vóc dáng tương ứng a) Mặt trước b) Mặt sau Hình 3.24 Hình hiển thị 5 mẫu quần trên 5 vóc dáng tương ứng a) Mặt trước b) Mặt sau Hình 3.25 Hình hiển thị 5 mẫu váy trên 5 vóc dáng tương ứng

Kết quả Fit map cho biết mức độ chật hoặc thoải mái của trang phục Màu vàng thể hiện vùng bị chật, trong khi đó màu đỏ thể hiện vùng trang phục không thể mặc được Nhìn vào kết quả đánh giá có thể thấy 100% các mẫu cơ sở áo, quần và váy cho 5 nhóm cơ thể đều đạt được mức độ thoải mái, không có vùng nào hiển thị màu đỏ đậm hoặc vàng đậm Một số mẫu hiển thị các chấm nhỏ màu vàng và đỏ ở vùng trang phục như vùng bụng của quần, đũng quần, góc cổ, vùng ngực, đầu vai và cánh tay là những vùng hiển thị trang phục bị chật Lý giải cho điều này là do mẫu trải phẳng là những mẫu bó sát vào cơ thể avatar trong khi loại vải sử dụng là vải dệt thoi không co giãn, đo đó lượng dư của bán thành phẩm không đủ để đạt mức độ thoải mái của trang phục Hai kết quả đánh giá còn lại là Strain map (đánh giá sức căng của vải) và Stress map (đánh giá áp lực lên quần áo) Kết quả đánh giá này được thể hiện thông qua một dải màu từ xanh đến đỏ tương ứng với mức độ phân bố lực căng (%) và áp lực (kPa) từ thấp đến cao Các đánh giá của Strain map và Stress map tỷ lệ thuận với nhau, những vùng trang phục có áp lực càng lớn thì vải càng căng và ngược lại Đồng thời, các kết quả đánh giá này có mối quan hệ với đánh giá Fit map Các vùng trang phục càng hiển thị chật thì màu sắc càng tiến dần về đỏ, trang phục càng căng và áp lực càng lớn và ngược lại.

May mẫu và mặc thử trên người mẫu

Để đánh giá mẫu đã hiệu chỉnh trên phần mềm CLO3D, bản vẽ thiết kế 2D trích xuất từ phần mềm CLO3D, in theo tỷ lệ 1:1 và cắt may bằng vải đã được thí nghiệm Các người mẫu mặc thử được lựa chọn có vóc dáng phù hợp với các dáng người đã phân loại Người thử mẫu có độ tuổi từ 18 đến 50 đang sinh sống tại thành phố Vinh có các số đo nhân trắc chủ đạo rộng vai, vòng ngực, vòng eo, vòng mông tương ứng với các mẫu theo thông số đã phân tích ở bảng 3.13, bảng 3.14, bảng 3.15 Sau đây là hình ảnh chụp mặt trước, mặt sau và mặt nghiêng của từng vóc dáng:

- Dáng 1: a) Thử mẫu áo b) Thử mẫu quần c) Thử mẫu váy Hình 3.26 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thông số đo dáng 1

- Dáng 2: a) Thử mẫu áo b) Thử mẫu quần c) Thử mẫu váy

Hình 3.27 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thông số đo dáng 2

Dáng 3: a) Thử mẫu áo b) Thử mẫu quần c) Thử mẫu váy

Hình 3.28 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thông số đo dáng 3

Dáng 4: a) Thử mẫu áo b) Thử mẫu quần c) Thử mẫu váy Hình 3.29 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thông số đo dáng 4

Dáng 5: a) Thử mẫu áo b) Thử mẫu quần c) Thử mẫu váy Hình 3.30 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thông số đo dáng 5

Kết quả: Dựa vào kết quả thiết kế mẫu cơ sở và thông số điều chỉnh của các nhóm mẫu còn lại ở mục 3.2.3; 3.2.5 và 3.2.6, sau khi may mẫu, mặc thử trên người thực cho thấy, các mẫu may đảm bảo độ vừa vặn với các người mẫu có số đo chủ đạo tương ứng với 5 vóc dáng đã phân loại Do đặc điểm hình dáng của 5 vóc dáng khác biệt nhau nhiều, từ gầy đến quá béo nên tác giả đã chọn sản phẩm áo và chân váy có lượng cử động vừa Riêng phần quần là quần ống côn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho người mặc ở tất cả các dáng, đặc biệt là dáng 4 và 5 là 2 dáng béo và quá béo không bị lộ bụng, phần ống quần không ôm sát vào đùi mà có lượng cử động thoải mái Đây cũng chính là kinh nghiệm làm nghề của tác giả và các lưu ý cho các nhà may khi chọn kiểu dáng phải phù hợp với đối tượng khách hàng trong may đo và sản xuất hàng loạt.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã thực hiện được các nội dung sau:

-Kết quả phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS cho thấy có 5 nhóm vóc dáng cơ thể nữ giới ở TP Vinh với số lượng khác nhau, chọn được nhóm có số lượng nhiều nhất làm nhóm cơ sở là nhóm 2

- Kết quả hiển thị 5 vóc dáng trên qua phần mềm CLO3D.

-Xác định được thông số thiết kế của nhóm cơ sở dựa trên công thức thiết kế ở chương 2 và giá trị chệnh lệch thông số giữa các nhóm

-May ảo, thử mẫu ảo, đánh giá độ vừa vặn của nhóm cơ sở và các nhóm còn lại bằng các công cụ: Fit map, Strain map, Stress map, và Show Pressure Points trên phần mềm CLO3D.

- May mẫu, thử mẫu thật để kiểm tra sự tương quan giữa mẫu ảo và mẫu thực

Ngày đăng: 04/06/2023, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phùng Thị Bích Dung, Nguyễn Thị Thuý, “Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục”, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục”
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Quang Quyền, “Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam”, NXB Y học, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam”
Nhà XB: NXB Y học
3. Phạm Thị Bích Ngân, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Đức Hồng và cộng sự, “Một số nhận xét tổng quát về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam trong lứa tuổi lao động năm 2018-2019”, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mộtsố nhận xét tổng quát về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam trong lứa tuổi laođộng năm 2018-2019”
4. Nguyễn Thị Mộng Hiền, Trần Thị Minh Kiều, “Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều V – Stitcher”, Luận văn cao học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu số hạng điều chỉnhthiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kếtrang phục 3 chiều V – Stitcher”
5. Đỗ Thị Tuyết Lan, Trần Thị Minh Kiều, “Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ sở quần dáng thẳng cho nữ sinh Việt Nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 110, 137-144, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ sởquần dáng thẳng cho nữ sinh Việt Nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lênngười mẫu”
6. Nguyễn Phương Hoa, Trần Thị Minh Kiều, “Nghiên cứu xây dựng bộ mẫu kỹ thuật chuẩn cho sản phẩm áo vest nữ Việt nam độ tuổi 35-55”, Đề tài cấp Bộ công thương, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng bộ mẫu kỹthuật chuẩn cho sản phẩm áo vest nữ Việt nam độ tuổi 35-55”
7. Cao Thị Kiên Chung, Trần Thị Minh, Vũ Thị Oanh, “Nghiên cứu phân loại đặc điểm cơ thể nữ sinh viên lứa tuổi 22 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên”, Khoa học &amp; Công nghệ, Số 21/Tháng 3, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu phân loạiđặc điểm cơ thể nữ sinh viên lứa tuổi 22 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên”
8. Nguyễn Thị Mộng Hiền, Võ Tường Quân, Bùi Mai Hương, Trịnh Thị Kim Huệ, Nguyễn Minh Dương, “Xây dựng hệ thống cỡ số kích thước cơ thể người nam Miền Nam Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi”, Tạp chí phát triển Khoa học &amp; Công nghệ, tập 1, số 2, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng hệ thống cỡ số kích thước cơ thể người namMiền Nam Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi”
9. Lê Thị Ngọc Uyên, “Nghiên cứu hoàn thiện mẫu cơ sở của trang phục nữ giới việt nam phục vụ sản xuất may công nghiệp”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu hoàn thiện mẫu cơ sở của trang phục nữ giớiviệt nam phục vụ sản xuất may công nghiệp”
10. Nguyễn Thúy Hồng, “Giáo trình thiết kế mẫu trang phục”, Trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình thiết kế mẫu trang phục”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w