NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Nghiên cứu tổng quan về Zero Waste
Thời trang hiện là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường đã chỉ ra thực trạng quy mô của ngành thời trang ngày càng lớn thì sức tàn phá đối với môi trường sẽ càng khủng khiếp.
Thời trang nhanh (fast fashion) đã phát triển bùng nổ và bành trướng trên toàn cầu kể từ thập niên 1990, khi giới trẻ bắt đầu ưa chuộng quần áo giá thấp theo xu hướng, thay vì những bộ trang phục được may đo kỹ lưỡng Cũng từ đây, thời trang trở thành ngành công nghiệp đứng trong danh sách 10 ngành hủy hoại môi trường [6].
Sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu thời trang với sản phẩm quần áo giá rẻ, nhưng thời thượng đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng Với thói quen mua sắm hiện tại, phần lớn đồ may mặc trên thực tế không được mặc nhiều hoặc bị vứt bỏ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng do hỏng, không vừa hoặc “lỗi mốt” Chúng ta đã vô tình hay cố ý tạo ra khối lượng rác thải khổng lồ trong ngành thời trang trên toàn cầu Hệ quả là sau khi chôn lấp, vải nhuộm và sợi tổng hợp khó phân hủy không khác gì rác thải nhựa Việc đốt bỏ quần áo còn thải ra môi trường các loại khí nhà kính tác động vào quá trình biến đổi khí hậu [6].
Hình 1-1: Số lượng và tỉ lệ vải lãng phí trong quá trình cắt may đã bị thải ra môi trường (Gugnami & Mishra, 2012)
Quy trình sản xuất quần áo tạo ra hàng triệu tấn lãng phí mỗi năm trên toàn cầu Các kỹ thuật thiết kế quần áo thông thường chỉ sử dụng khoảng 85% vải trong khi 15% vải còn lại bị lãng phí 15% này được gọi là phế liệu vải được vứt bỏ [4]
[5] [7]. Điều đó có nghĩa là mỗi năm có khoảng 400.000.000.000 m2 vải được sản xuất ra, và trong số đó có 60.000.000.000 m2 vải là phế liệu trong quá trình sản xuất hàng may mặc [8].
Nhận thức được điều này, một trong những giải pháp được đề xuất giúp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp may gây ra đó là thời trang hướng đến không chất thải (Zero Waste).
1.1.1 Khái niệm về thời trang hướng đến không vụn vải - Zero Waste
Zero Waste là thời trang hướng đến không vụn vải, đề cập đến các mặt hàng quần áo tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải vải trong quá trình sản xuất Zero Waste có thể được coi là một phần của phong trào thời trang bền vững [4] [5] [9]. Thông thường, chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng may mặc là do các khoảng vải thừa giữa các chi tiết tạo ra trong giác sơ đồ, hoặc chất thải được tạo ra do quần áo cũ bỏ đi Cho nên thời trang hướng đến không chất thải nỗ lực để loại bỏ điều này [9].
Có hai cách tiếp cận chung Thời trang hướng đến không vụn vải trước khi tiêu dùng giúp loại bỏ vụn vải trong quá trình sản xuất Thời trang hướng đến không vụn vải tạo ra quần áo từ các sản phẩm may mặc sau tiêu dùng như quần áo cũ, loại bỏ chất thải mà thông thường sẽ là cuối vòng đời sử dụng sản phẩm của một loại quần áo [9] [10] [11].
Một trong những chìa khóa để loại bỏ việc lãng phí vải là nằm ở việc suy nghĩ lại về vai trò và sự tương tác của nhà thiết kế thời trang và thiết kế rập Trong lịch sử trọng tâm của giáo dục thiết kế thời trang đã được dạy kỹ năng phác thảo và kỹ năng cắt may mẫu hơi tách biệt với thiết kế rập Những cuốn sách dạy cắt may hướng đến đối tượng là sinh viên ngành thiết kế thời trang thường được trình bày như một quy trình kỹ thuật cứng nhắc Kết quả là sinh viên thiết kế thời trang có xu hướng coi và tiếp cận việc cắt mẫu như một hoạt động “đóng” thay vì kết thúc mở quá trình khám phá và tư duy [9] [10] [11].
Trong hoạt động sản xuất hàng may mặc thông thường thì vai trò của nhà thiết kế thời trang và người thiết kế rập được phân chia và chuyên biệt để đạt được hiệu suất cao hơn Điều này có thể dẫn đến những trở ngại và bỏ lỡ cơ hội để giải quyết các vấn đề liên quan đến tính bền vững, chẳng hạn như vụn vải trong quá trình cắt may [9] [10] [11].
Hình 1-2: Một thiết kế áo khoác ứng dụng Zero Waste của nhà thiết kế nổi tiếng Timo
1.1.2 Lịch sử phát triển của thời trang hướng đến không vụn vải Để thiết kế các sản phẩm may mặc sáng tạo đáp ứng mục tiêu của nghiên cứu, thì cần phải nghiên cứu cả lịch sử và và quá trình tạo ra sản phẩm may mặc hướng đến không vụn vải [12].
Trong thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, sản xuất hàng dệt may tốn thời gian; Do đó, vải được coi là một nguồn vật liệu quý giá cho nên họ đã cố gắng sử dụng hết mọi phần cắt của vải, đôi khi họ sử dụng hết 100% vải [13].
Một số loại trang phục truyền thống là những ví dụ về khái niệm thiết kế không lãng phí trong lịch sử Khái niệm này đã được sử dụng trong việc may kimono của Nhật Bản, saris của Ấn Độ, chiton và clamy của thời Hy Lạp cổ đại, để không bị lãng phí hàng dệt có giá trị vì quan điểm cho rằng “bản thân vải đã là quần áo” [13] [14] và “những bộ quần áo đơn giản nhất là những bộ không hề cắt hay may” Các Peplos và Ionic chiton của Hy Lạp cổ đại là những mảnh vải quấn quanh cơ thể mà không bị cắt hoặc khâu; hay saris của Ấn Độ cũng chỉ là những mảnh vải được quấn quanh cơ thể Do đó những kiểu trang phục truyền thống này không có vải bị lãng phí [14] [15].
Tuy nhiên điều này ít phổ biến hơn sau khi công nghiệp hóa thời trang và sự xuất hiện của thời trang sản xuất hàng loạt với đa dạng chủng loại trang phục và cấu trúc [16] Sau cuộc cách mạng công nghiệp, ngành dệt may đã được cải thiện thông qua các công nghệ mới đang được sử dụng trong sản xuất, kết quả là một số loại vải trở nên rẻ đến mức lượng chất thải không được coi là có vấn đề hoặc là mối bận tâm của các nhà thiết kế và doanh nghiệp thời trang [13].
Zè fi ki ưa khư ff các sfhn h đàu từn ohoar thậy sự sotho mình , ằng có mcar niisuj sfheiur thât fwfj fhwht j w kc ghkhieen sai cùn cb [17]
Zero Waste xuất hiện những năm gần đây để thay thế cho thiết kế mới nhất với phong trào “thời trang bền vững” Nghiên cứu của [13] chứng minh rằng các sản phẩm may mặc được thiết kế đã tạo ra ít hoặc không có vụn vải từ các loại vải cũ.
Hình 1-3: Saris của Ấn Độ
Hình 1-4: Kimono Nhật Bản Hình 1-5: Chiton và Clamy thời Hy Lạp cổ đại
Hình 1-6: Những chiếc quần của Trung Quốc (Tilke, 1956)
Hình 1-7: Chiếc áo được thiết kế trên nền da động vật của Đan Mạch ((Tilke, 1956)
Hình 1-8: Những chiếc áo sơ mi nam thế kỷ XIX của Chile được trưng bày ở bảo tàng
1.1.3 Các phương pháp và kỹ thuật thiết kế Zero Waste [5]
1.1.3.1 Kỹ thuật lặp đi lặp lại (Tassellation)
Nghiên cứu về xu hướng thời trang đường phố của giới trẻ nữ hiện nay 30
Giới trẻ nữ là những người trẻ thuộc nhóm tuổi từ 16-30 tuổi – theo bài báo nghiên cứu của thế hệ trẻ Việt Nam do hội đồng Anh thực hiện [39]. Độ tuổi từ 16 – 30 tuổi bao gồm thế hệ gen Z và thế hệ gen Y.
Hệ tư tưởng của gen Y và gen Z khác nhau, ảnh hưởng đến lối sống, thái độ và hành vi tiếp nhận cái mới, ảnh hưởng đến phong cách thời trang…
1.2.1.1 Gen Z x Khái niệm: Gen Z (Thế hệ Z) hay còn gọi với các tên gọi khác là Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Post millennials, Homeland Generation hay hậu Millennials,… [40] Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 – 2012 [41] [42] Về mốc thời gian năm sinh dành cho thế hệ gen Z thì chưa có một tài liệu nào khẳng định cụ thể và chắc chắn Nhưng nhìn chung mốc thời gian năm sinh này là được chấp nhận rộng rãi hơn.
Mốc năm sinh từ 1997 – 2012 này được căn cứ vào nhiều yếu tố như: sự phát triển của công nghệ mới; Khả năng truy cập internet không dây cùng dịch vụ di động; Sự kiện quan trọng của thế giới như cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng
9 năm 2001 [40] [42] Pew lý giải các thành viên của Thế hệ Z không quá 4 tuổi vào thời điểm xảy ra sự kiện 11/9 do đó họ không có nhiều ký ức về sự kiện này. Trung tâm nghiên cứu Pew tuyên bố rằng: họ chưa đưa ra điểm cuối của Thế hệ Z, nhưng họ sử dụng khoảng thời gian từ 1997 đến 2012 để định nghĩa Thế hệ Z cho một phân tích vào năm 2019 Theo định nghĩa này, vào năm 2020, thành viên lâu đời nhất của Thế hệ Z sẽ 23 tuổi, và người trẻ nhất là 8 tuổi [40] [42].
Phần lớn thế hệ Z là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979), thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α). Trên thế giới, gen Z có khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới, chiếm khoản
⅓ dân số theo dữ liệu đã được công bố bởi Social Explorer [43].
Tại Việt Nam, gen Z đang chiếm khoảng 25% lực lương lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người [44] cho nên gen Z có tầm ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội hiện nay. x Đặc điểm của thế hệ gen Z:
Phương tiện truyền thông xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống: thế hệ này dành một lượng thời gian đáng kể trên các trang mạng truyền thông xã hội và các nguồn video như Instagram, Facebook và YouTube Tuy nhiên, cách tiếp cận của thế hệ Z đa dạng hơn Trên Instagram, họ thể hiện bản thân mình hoặc đăng tải những hoạt động hàng ngày hoặc những sản phẩm mà họ sử dụng Trên Zalo, họ gửi tin nhắn cho bạn bè và gia đình Trên Facebook, họ thu thập thông tin, chia sẻ những khoảnh khắc thực tế hoặc bày tỏ ý kiến và niềm tin của họ Trên YouTube, họ tìm kiếm nội dung hấp dẫn và giải trí Nói cách khác, họ chia sẻ một số loại nội dung nhất định trên các kênh mạng xã hội cụ thể Tất cả điều này có thể được thực hiện thông qua một cái chạm nhẹ, hoặc các tương tác nhỏ có thể xảy ra chỉ một vài giây thông qua chiếc điện thoại thông minh, đó là vật dụng cá nhân mà họ không thể sống thiếu [44] Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,… thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao [45].
Họ là một thế hệ có nhiều đòi hỏi hơn cho sản phẩm hay dịch vụ: Thế hệ gen
Z là nhóm khách hàng lạc quan nhất và ít dè dặt nhất, có khả năng là do môi trường và điều kiện nuôi dưỡng Thế hệ Z trưởng thành trong một thời kỳ thịnh vượng về kinh tế của đất nước Tuy nhiên, họ luôn đòi hỏi nhiều hơn Gần một nửa số đáp viên có sự yêu thích thương hiệu thể hiện giá trị và văn hóa Việt Nam với yếu tố vượt thời gian hoặc cổ điển Ngoài ra, họ quan tâm đến các vấn đề xã hội khác nhau bao gồm trách nhiệm xã hội, vấn đề môi trường và bình đẳng giới [44]. Thế hệ gen Z cởi mở với những trải nghiệm mới Thế hệ Z thích trải nghiệm những thương hiệu mới Với 40% của thế hệ Z trong nghiên cứu luôn sẵn lòng thử các trải nghiệm thú vị ngay cả khi họ đã thường xuyên sử dụng thương hiệu quen thuộc, đây trở thành một cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để thu hút thế hệ này với các trải nghiệm khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ thú vị, sáng tạo hay độc đáo Hơn nữa, sự trung thành của thế hệ này đối với một thương hiệu là khá thấp do sự tò mò và tính ngẫu hứng của họ Chỉ có một phần tư đáp viên thế hệ Z cho biết họ có xem xét một thương hiệu cẩn thận trước khi mua và họ không muốn chuyển đổi thương hiệu 40% thế hệ Z trong nghiên cứu luôn sẵn lòng cho các trải nghiệm thú vị mặc dù họ có thương hiệu quen thuộc thường hay sử dụng [44].
Thế hệ Z được được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới, họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai, điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần [45].
Gen Z là những người đầu tiên được tiếp cận với công nghệ từ khi còn bé và có tư duy về tiền tệ, kinh tế có thể thay đổi cả thế giới trong tương lai, bởi sự đa dạng, thông thạo công nghệ và thái độ bảo thủ của họ đối với tiền bạc, chi tiêu. Gen Z chính là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai, trong thời kỳ mới [45].
Thế hệ gen Z là công dân của thời đại số hóa, họ cởi mở với những trải nghiệm mới và tiếp cận nhanh những trào lưu cho nên phong cách Streetwear và Zero Waste cũng không ngoại lệ.
Với sự phát triển của internet và mạng xã hội trong thời đại ngày nay, đặc biệt là trong giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch covid 19 đã làm cho lượng truy cập internet càng tăng cao, hầu hết các hoạt động đều diễn ra trực tuyến, nhu cầu giải trí thông qua internet trong giai đoạn này càng cao cho nên khi những chương trình như Rap Việt, King of Rap hay Street Dance Việt Nam xuất hiện đã tạo ra một làn gió mới và gây sức hút mạnh mẽ tới đông đảo giới trẻ Việt Nam đặc biệt là thế hệ gen Z, càng làm cho phong cách streetwear tiếp cận gần hơn nữa đến thế hệ gen Z.
Thế hệ trẻ ngày nay có những suy nghĩ khác biệt và trở nên nhạy cảm hơn với các mối quan tâm như bình đẳng và bền vững, thời trang đường phố sẽ tiếp tục tìm kiếm nền tảng mới và phá vỡ thói quen.
1.2.1.2 Gen Y (Millennials) x Khái niệm: Millennial hay Millennials có tên gọi đầy đủ là “thế hệ Millennials”, dịch ra có nghĩa là “nghìn năm” hay “Thế kỷ” Millennials được biết đến với những tên gọi khác như thế hệ Y, Gen Y, Gen Next, thế hệ Echo Boomers,
Nghiên cứu tổng quan về phần mềm thiết kế CLO 3D
Ngành công nghiệp thời trang là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường và lạm dụng tài nguyên đáng kể Quy trình sản xuất quần áo tạo ra hàng triệu tấn vải lãng phí mỗi năm trên toàn cầu Nó cũng tạo ra nhiều chất thải trong suốt giai đoạn thiết kế do phải may mẫu thử và fitting nhiều lần.
Sự xuất hiện của phần mềm 3D đã có tác động đáng kể đến ngành công nghiệp thời trang trong nhiều năm qua Mặc dù thường được sử dụng để trực quan hóa và tiếp thị, nhưng tiềm năng để những công cụ 3D này chuyển đổi thực hành thiết kế là rất lớn Ưu điểm của phần mềm thiết kế 3D là cho phép người dùng hình dung sản phẩm3D trực tiếp, nhanh chóng mà không cần phải may mẫu thử và điều này đặc biệt phù hợp đối với thiết kế thời trang Zero Waste Thiết kế thời trang
Zero Waste là một hoạt động 2D/3D kết hợp, một hoạt động kết hợp mạnh mẽ mẫu rập 2D với kết quả 3D thông qua mục tiêu không lãng phí [20].
Việc sử dụng các công cụ 3D kỹ thuật số mở ra cơ hội mới cho việc áp dụng thực hành thiết kế không lãng phí [20].
Rõ ràng là để ngành công nghiệp tiến tới giảm đáng kể chất thải, nó cần phải giải quyết chất thải ở nơi nó được tạo ra – đó là trong quá trình thiết kế Do đó, các công cụ 3D nhằm hình dung mối quan hệ giữa thiết kế mẫu, chất thải vải là cần thiết ở mọi giai đoạn của quá trình thiết kế [20].
Phần mềm thiết kế quần áo 3D tồn tại để hỗ trợ tạo ra một doanh nghiệp thời trang bền vững hơn bằng cách loại bỏ các hoạt động lãng phí và lượng khí thải carbon [72] [73] Sử dụng giải pháp phần mềm tiên tiến sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên bảo vệ môi trường.
Phần lớn các nền tảng 3D thường được ngành công nghiệp thời trang sử dụng chủ yếu như một công cụ trực quan để bán hàng và tiếp thị (lên mẫu 3D, cho người mẫu ảo mặc đồ, fit đồ theo thông số, trình diễn thời trang) [20] Phần mềm 3D cho phép người dùng có cái nhìn chân thực và sống động về mẫu vẽ, có thể thiết kế và fitting trực tiếp lên người mẫu ảo nên việc chia sẻ sáng tạo với những người khác trở nên tiện lợi và dễ dàng, đặc biệt trong môi trường cộng tác [72] [73].
Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế rập kết hợp với 3D như: CLO 3D, Vstitcher, Optitex, Tuka3D, …
Lựa chọn CLO 3D cho đề tài này là vì như đúng tên gọi, CLO 3D có thế mạnh là về 3D Giao diện, các thao tác sử dụng không quá phức tạp.
1.3.1 Tổng quan về phần mềm thiết kế CLO 3D
CLO 3D là một nền tảng tiên tiến để thiết kế và hình dung hàng may mặc. Nền tảng này giúp người thiết kế chạy vô số mô phỏng để tạo ra các mẫu, kiểu và thiết kế Có 23 tùy chọn vải và các nhà thiết kế thậm chí có thể tùy chỉnh các loại vải mới Vì thiết kế có thể nhìn thấy trong thời gian thực, nên có thể thực hiện các thay đổi phù hợp, giảm thời gian sản xuất tổng thể với CLO 3D [74].
CLO 3D là một trong những sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích bởi khả năng của nó Trong chương trình này, người thiết kế có thể dễ dàng thực hiện tất cả các bước thiết kế quần áo, từ thiết kế mẫu ban đầu đến may, định lượng, thay đổi chất liệu của quần áo và cuối cùng là điều chỉnh kích thước, màu sắc, v.v Một trong những lợi thế của việc thiết kế với sự trợ giúp của phần mềm này là khả năng hiển thị quần áo theo ba chiều bởi các ma-nơ-canh khác nhau Bằng cách này, nhà thiết kế áp dụng những thay đổi mong muốn của mình trên quần áo rất nhanh và nhìn thấy kết quả trên cơ thể ma-nơ-canh mong muốn bằng một cú nhấp chuột. Lặp lại cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng mong muốn [74].
Khi thiết kế mẫu cho một chiếc váy, người thiết kế có thể nhìn thấy nó từ nhiều góc độ khác nhau Tất cả các thay đổi được hiển thị trực tiếp không như các phương pháp cũ nhàm chán, những thay đổi đó người thiết kế có thể quan sát ngay lập tức thông qua cửa sổ 3D Sử dụng chương trình này sẽ làm tăng đáng kể tốc độ thiết kế và không phải chịu chi phí tạo mô hình vật lý, người thiết kế có thể thực hiện tất cả các bước ở chế độ 3D trên máy tính và sau khi đảm bảo độ chính xác về chất lượng (bao gồm thông số kỹ thuật, các yếu tố về thẩm mỹ, v.v.) thì có thể được sản xuất hàng loạt thông qua bộ rập kỹ thuật 2D [74]. x Giao diện phần mềm [75]
Giao diện bao gồm: avatar window, pattern window, trình duyệt đối tượng và trình chỉnh sửa thuộc tính Bạn có thể vẽ mẫu trong pattern window, may 3D và mặc đồ lên model ở avatar window, xem danh sách đối tượng trong cửa sổ đối tượng và thay đổi các thuộc tính của quần áo và mẫu trong trình chỉnh sửa thuộc tính.
Hình 1-52: Giao diện window làm việc của Clo 3D x Avatar window: Đây là không gian làm việc với cửa sổ 3D.
Sắp xếp các chi tiết May 3D và điều chỉnh Tạo chuyển động của mẫu
Hình 1-53: Giao diện Avatar window của Clo3D x Pattern window: Đây là không gian làm việc với cửa sổ 2D, dùng để vẽ mẫu, xác định các đường may và có thể chỉnh sửa kết cấu.
Vẽ Pattern May trên pattern 2D Tạo hiệu ứng chất liệu Hình 1-54:
Giao diện Pattern window của Clo3D x Trình duyệt đối tượng (Object Browser):
Hình 1-55: Giao diện của trình duyệt đối tượng (Object Browser)
Scene là công cụ chính, nhanh nhất và được sắp xếp hợp lý nhất để tìm hoặc chọn đối tượng.
Arrangement Point là một công cụ để hiển thị điểm sắp xếp Nó cho phép chọn, thêm hoặc xóa điểm. x Trình chỉnh sửa thuộc tính (Property Editor): Ởđây cho phép chỉnh sửa các thuộc tính về rập và vải với nội dung cụ thể ở
Hình 1-56: Giao diện của trình chỉnh sửa thuộc tính (Property Editor)
Basic: bạn có thể truy cập bảy nhóm thuộc tính của đối tượng khác nhau theo lựa chọn, bao gồm: Thuộc tính pattern, thuộc tính hình dạng bên trong, thuộc tính đường may, thuộc tính avatar, thuộc tính mô phỏng, thuộc tính pattern window, thuộc tính Wind Mỗi nhóm cho phép bạn thay đổi các giá trị thuộc tính của đối tượng như như tên của nó, số lượng mắt lưới, vị trí…
Fabric: ở đây bạn có thể chỉnh sửa các thuộc tính của vải bằng cách nhấp vào mẫu trong pattern window hoặc avatar window Thuộc tính của vải được chia thành thuộc tính bề mặt và thuộc tính vật lý. x Thanh menu:
Hình 1-57: Thanh menu của phần mềm Clo 3D x Các thanh công cụ:
Sewing tools Texture design tools
Hình 1-58: Các thanh công cụ trong phần mềm Clo 3D
1.3.2 Các ứng dụng phần mềm 3D trong thiết kế •
- Cách thức: Tạo các đường may ở rập 2D, ghép các chi tiết bên 3D -> tiến hành mặc
- Mục đích: Quan sát không gian 3 chiều và chỉnh sửa chi tiết sản phẩm
Hình 1-59: Lên mẫu với model trong Clo 3D x Fit mẫu, kiểm tra độ vừa vặn với avatar:
- Cách thức: cho avatar thử đồ với tư thế đứng yên/ chuyển động.
- Mục đích: kiểm tra độ vừa vặn của trang phục (màu đỏ-bị chật, màu xanh – vừa vặn thoải mái)
Hình 1-60: Kiểm tra độ vừa vặn của trang phục trong Clo 3D x Phối cảnh cho BST:
-Cách thức: Thêm nhiều 1 hoặc nhiều dáng avatar vào không gian 3D, thêm các phụ kiện đi kèm.
-Mục đích: Phối toàn cảnh BST để chào với khách hàng.
Hình 1-61: Phối cảnh cho BST trong Clo 3D x Trình diễn thời trang:
Hình 1-62: Trình diễn thời trang được thực hiện bởi phần mềm 3D
Chương 1 của tác giả đã nghiên cứu về tổng quan với 3 mục chính: x Nghiên cứu tổng quan về Zero Waste:
Zero Waste là thời trang hướng đến không vụn vải, đề cập đến các mặt hàng quần áo tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải vải trong quá trình sản xuất, là một phần của phong trào thời trang bền vững Zero Waste có lịch sử từ lâu đời và có 8 kỹ thuật cơ bản để thực hiện Thiết kế thời trang Zero Waste là một quy trình hoặc một triết lý thiết kế nhằm loại bỏ chất thải vải ở giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế; Thiết kế rập và thiết kế phác thảo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; Quá trình tích hợp 2 công đoạn thiết kế rập và thiết kế phác thảo; Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste khi có hỗ trợ của phần mềm 3D: Quy trình diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí may mẫu thử, hạn chế được lượng vải cần để may mẫu thử nhưng trong một số trường hợp thì người mới tiếp cận đến Zero Waste sẽ khó sử dụng vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu khi mà các chi tiết rập thiết kế không giống với chi tiết rập bình thường Zero Waste có nhiều lợi ích như: Bảo vệ môi trường; Giảm được chi phí quản lý và xử lý chất thải; Tiết kiệm thời gian sản xuất. x Nghiên cứu tổng quan về xu hướng thời trang đường phố của giới trẻ nữ Việt Nam hiện nay:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
-Phong cách thời trang đường phố (Streetwear)
-Giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi)
-Phần mềm sử dụng CLO 3D
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về thời trang đường phố và thời trang hướng tới không vụn vải
Nội dung 2: Đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới ko vụn vải có hỗ trợ của phần mềm 3D.
Nội dung 3: Ứng dụng quy trình đề xuất vào thiết kế bộ sưu tập thời trang mang phong cách đường phố cho giới trẻ nữ Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Nội dung 1: “Nghiên cứu thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về thời trang đường phố và thời trang hướng tới không vụn vải”.
Mục đích của cuộc khảo sát là: x Tìm hiểu về đối tượng sử dụng: tìm hiểu về sự hiểu biết, trải nghiệm, nhu cầu, thái độ và mong muốn của giới trẻ nữ về thời trang đường phố (nhóm tuổi 16-
30) ở Việt Nam. x Sự hiểu biết của giới trẻ về Zero Waste và ý nghĩa của nó Khảo sát nhu cầu và mong muốn sử dụng những sản phẩm hướng đến Zero Waste của giới trẻ nữ. x Để định hướng cho việc thiết kế một bộ sưu tập mang phong cách thời trang đường phố hướng đến Zero Waste phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về đối tượng sử dụng bằng phương pháp khảo sát thống kê và kỹ thuật thu thập dữ liệu đa dạng.
Cách tiếp cận để trả lời những câu hỏi này được chia ra làm 4 giai đoạn: x Giai đoạn 1: Xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi dựa trên những tổng quan về lý thuyết Bao gồm những nghiên cứu về nhân khẩu học, thời trang đường phố và Zero Waste.
Bảng câu hỏi được xây dựng theo 3 phần
Phần này được thiết kế bao gồm 5 câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân. Mục đích là để xác định được đối tượng khảo sát.
-Phần 2: Thời trang đường phố
Phần này bao gồm 4 câu hỏi Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát về mức độ quan tâm, sự hiểu biết và sở thích của đối tượng khảo sát về thời trang đường phố.
Phần này được thiết kế bao gồm 6 câu hỏi liên quan đến Zero Waste Thông qua 6 câu hỏi này để biết được đối tượng khảo sát có quan tâm đến vấn đề này hay không Ngoài ra gói câu hỏi này cũng giúp cho người được khảo sát hiểu biết và thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của Zero Waste hơn Cuối cùng là mức độ mong muốn sử dụng sản phẩm có sử dụng kỹ thuật Zero Waste hay không.
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Câu 1 Tuổi của bạn là:
Câu 2 Hiện tại bạn đang sống ở đâu?
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Câu 3 Trình độ học vấn cao nhất của bạn là gì? Đang là học sinh Tốt nghiệp trung học phổ thông Chứng chỉ nghề
Bằng đại học/cao đẳng Bằng thạc sĩ
Câu 4 Thu nhập cá nhân của bạn là?
Câu 5 Tình trạng hôn nhân của bạn là? Độc thânLập gia đình chưa có conLập gia đình và đã có con
Phần 2: Thời trang đường phố
Câu 6 Bạn quan tâm phong cách Streetwear không?
Không quan tâm Câu 7 Lý do bạn thích phong cách streetwear là gì?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Mặc theo trào lưu Tạo sự thoải mái khi mặc, thể hiện sự năng động, khỏe khoắn Thể hiện được sự độc đáo và nét riêng biệt của cá nhân
Câu 8 Bạn biết các thương hiệu mang phong cách streetwear nào?
(Bobui, 5theway, Dirty Coins, Coc cach, Degrey, 08distric, Set shoppp, …)
Câu 9 Bạn yêu thích phong cách thời trang đường phố nào dưới đây?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Phần 3: Thời trang hướng đến không vụn vải (Zero Waste)
Câu 10 Bạn có lo lắng về vấn đề rác thải ảnh hưởng đến môi trường không?
Câu 11 Bạn đã từng nghe đến cụm từ “Zero Waste” – (thời trang hướng đến không vụn vải) trong ngành thời trang trước khi tham gia cuộc khảo sát này chưa?
Câu 12 Bạn hiểu như thế nào là Zero Waste (Thời trang hướng đến không vụn vải) trong thời trang?
Hạn chế phế liệu vải trong quá trình cắt may sản phẩm
Sử dụng vải vụn trong quá trình cắt may để tạo ra sản phẩm mới
Sử dụng quần áo cũ để tạo ra những sản phẩm mới.
Câu 13 Theo bạn “Zero Waste” (thời trang hướng đến không vụn vải) có ý nghĩa như thế nào trong ngành công nghiệp thời trang? (Có thể chọn nhiều đáp án)
ZW giúp các nhà thiết kế và người tiêu dùng cân nhắc về vấn đề chất thải của ngành thời trang hiện nay
ZW là một cách để hạn chế hàng triệu rác mỗi năm của ngành công nghiệp may mặc thải ra môi trường.
ZW có sứ mệnh thuyết phục xã hội thay đổi lối sống để cải thiện thực trạng môi trường toàn cầu hiện nay.
Câu 14 Các yêu tố dưới đây quan trọng như thế nào trong quá trình ra quyết định mua các sản phẩm thời trang của bạn?
Câu 15 Bạn có cân nhắc sử dụng sản phẩm zero waste (thiết kế theo hướng không vụn vải) để bảo vệ môi trường không? Có
Không x Giai đoạn 2: Xác định cỡ mẫu [76] [77].
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn cỡ mẫu.
Kích thước mẫu (cỡ mẫu) của nghiên cứu càng lớn, sai số trong các ước lượng sẽ càng thấp, khả năng đại diện cho tổng thể càng cao Tuy nhiên, việc thu thập cỡ mẫu lớn sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc ở toàn bộ các khâu từ thu thập, kiểm tra, phân tích Do đó việc chọn kích thước mẫu cần phải được xem xét một cách có cân nhắc để mọi thứ được cân bằng và hiệu quả Sự lựa chọn cỡ mẫu sẽ phụ thuộc vào:
-Độ tin cậy cần có của dữ liệu Nghĩa là mức độ chắc chắn rằng các đặc điểm của cỡ mẫu được chọn phải khái quát được cho đặc điểm tổng thể.
-Sai số mà nghiên cứu có thể chấp nhận được Đó là độ chính xác chúng ta yêu cầu cho bất ký ước lượng được thực hiện trên mẫu.
-Các loại kiểm định, phân tích sẽ thực hiện Một số kỹ thuật thống kê yêu cầu cỡ mẫu phải đạt một ngưỡng nhất định thì các ước lượng mới có ý nghĩa.
-Kích thước của tổng thể Mẫu nghiên cứu sẽ cần chiếm một tỷ lệ nhất định so với kích thước của tổng thể.
Xác định cỡ mẫu theo ước lượng tổng thể [78].
Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước mẫu sẽ được chia làm hai trường hợp: không biết tổng thể và biết được tổng thể:
-Trường hợp không biết quy mô tổng thể ta sẽ sử dụng công thức sau:
Trong đó: n: Kích thước mẫu cần xác định.
Z:Giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1.96. p: Tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công Thường chúng ta chọn p = 0.5 để tích số p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng. e:Sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1%), ±0.05 (5%), ±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05
- Trường hợp biết quy mô tổng thể
Chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:
Trong đó: n: Kích thước mẫu cần xác định.
N: Quy mô tổng thể. e:Sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1%), ±0.05 (5%), ±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05. Đối với khảo sát và nghiên cứu về sự hiểu biết, thái độ, nhu cầu của giới trẻ (16-30 tuổi) ở Việt Nam liên quan đến thời trang đường phố và Zero Waste thì phần quy mô tổng thể không có một con số cụ thể Cho nên với trường hợp này thì nên áp dụng công thức không biết trước tổng thể.
Với độ tin cậy được sử dụng 95% => Z=1.96
Tỉ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công p=0,5
Sai số ở mức phổ biến e= ±0.05 n= 1.96 ଶ × ଶ ×( ଶ ) = 384.16
Vậy để số khảo sát cho ra kết quả hợp lý, khách quan nhất thì tối thiểu phải khảo sát được 385 người. x Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng: Khảo sát online và khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu Công cụ khảo sát bao gồm 15 câu hỏi thuộc 3 phần nghiên cứu Cuộc khảo sát được thực hiện trên toàn quốc (và trọng tâm là miền Bắc (Hà Nội)) với ít nhất là 385 đáp viên trên cả nước thuộc nhóm tuổi từ 16-30 tuổi.
- Tập mẫu được tạo bằng phương pháp lấy mẫu đa giai đoạn phân tầng Chia thành 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Nhóm tuổi 16-30 tuổi (đại diện toàn quốc theo số liệu của Tổng cục
Vị trí Miền Bắc – miền Trung – miền Nam x Giai đoạn 4: Phân tích và xử lý các dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 22, để từ đó đưa ra kết quả khảo sát và bình luận dữ liệu thu được.
Khảo sát thông qua hình thức online và trực tiếp:
Online thông qua đường link: https://forms.gle/EtwRAkfPsratsasa8
Bản khảo sát online Khảo sát bằng phiếu in trực tiếp
2.3.2 Nội dung 2: Đề xuất quy trình thiết kế thời trang hướng tới không vụn vải có hỗ trợ của phần mềm 3D
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo.
So sánh quy trình thiết kế thời trang thông thường, quy trình thiết kế thời trang Zero Waste đã có, quy trình thiết kế thời trang Zero Waste có hỗ trợ phần mềm 3D đã có Từ đó rút ra được ưu, nhược điểm của các quy trình trước đó để đề xuất quy trình thiết kế thời trang Zero Waste mới.
2.3.3 Nội dung 3: Thiết kế bộ sưu tập thời trang Zero Waste có hỗ trợ phần mềm thiết kế CLO 3D
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình đã đề xuất ở 2.3.2 gồm các bước như sau:
2.3.3.1 Nghiên cứu tiền thiết kế
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả khảo sát thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về
Các nghiên cứu đi trước bàn về lĩnh vực tiêu dùng nói chung đều rất quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của cá nhân như: các yếu tố về tâm lý, đặc điểm thị trường và đặc trưng nhân khẩu của người tiêu dùng Các đặc trưng nhân khẩu xã hội như: giới tính, độ tuổi, nơi sống, nghề nghiệp, thu nhập… là các yếu tố tạo nên sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của cá nhân, nó thể hiện nhiều đặc điểm xã hội của cá nhân như vị thế, lối sống [79]. xNhóm tuổi
Mỗi khoảng tuổi sẽ thể hiện hệ tư tưởng khác nhau, ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tiếp nhận cái mới, đồng thời phong cách thời trang cũng có sự khác biệt hơn Người trẻ (16-30 tuổi) ở nghiên cứu này sẽ chia ra làm 3 nhóm tuổi [80]. Nhóm 1: Độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 8.9% Đây là nhóm tuổi thuộc thế hệ gen Z và là trẻ vị thành niên, đang đi học, chịu tác động và ảnh hưởng nhiều từ gia đình, trường học, bạn bè [81] [82] [83] [84] Thế hệ gen Z sinh ra trong thời đại bùng nổ của internet cùng các thiết bị kỹ thuật số [85], cho nên ngoài gia đình và trường học thì người trẻ sẽ tiếp nhận nguồn thông tin lớn từ internet.
Nhóm 2: Độ tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi: chiếm tỉ lệ 62.6% Đây cũng là nhóm tuổi thuộc thế hệ gen Z, là độ tuổi đủ để chịu trách nhiệm pháp lý [81] [82]
[83] [84] Ngoài ra đây còn là nhóm tuổi đang đi học hoặc mới ra trường đi làm, bắt đầu tự lập Với độ tuổi này thì môi trường tiếp cận thông tin sẽ là bạn bè, thầy cô, gia đình, internet.
Nhóm 3: Độ tuổi từ 25 đến dưới 30 tuổi: chiếm tỉ lệ 28.5% Đây là nhóm tuổi thuộc thế hệ gen Y [81] [86] [48] Đây là những người đã trưởng thành, dần ổn định công việc và cuộc sống Với độ tuổi này thì môi trường tiếp cận thông tin sẽ là đồng nghiệp, bạn đời và internet.
Bảng 3-1: Độ tuổi của đối tượng khảo sát
Tuổi Số lượng Phần trăm
Tỉ lệ nữ giới trẻ miền Bắc thực hiện khảo sát chiếm phần lớn 48.6%,miền Nam chiếm tỉ lệ 36% và miền Trung chiếm tỉ lệ ít nhất 15.5% như thống kê trong Bảng 3-2.
Bảng 3-2: Phân bổ số lượng người khảo sát theo vùng miền.
Nơi sống Số lượng Phần trăm
Mỗi vùng miền có đặc điểm khí hậu, thói quen sinh hoạt, hệ tư tưởng khác nhau, dẫn đến nhận thức, nhu cầu, hành vi khi lựa chọn trang phục cũng khác nhau
[79] Trong Bảng 3-3 có thể thấy rõ rằng miền Bắc và miền Nam có mức độ quan tâm đến phong cách streetwear cao hơn so với miền Trung Miền Bắc và miền Nam chiếm hơn 95% quan tâm đến phong cách streetwear trong khi đấy miền Trung chỉ chiếm tỉ lệ 82.8% Miền Bắc và miền Nam, bao gồm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm chính trị kinh tế lớn nhất cả nước, nên cuộc sống của người dân đặc biệt là giới trẻ sẽ nhộn nhịp hơn, phát triển và cập nhật với xu thế của thế giới hơn Bên cạnh đó Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những con phố đi bộ lớn và thường có các sự kiện về thời trang, cho nên nhận thức và mức độ quan tâm đến phong cách streetwear ở miền Bắc và miền Nam cao hơn so với miền
Trung Cũng vì thế mà họ có sự đón nhận và tiếp cận đến các xu hướng thời trang sẽ nhanh hơn và tích cực hơn, nên mức độ cân nhắc để sử dụng sản phẩm thời trang Zero Waste sẽ cao hơn Kết quả thống kê trong Bảng 3-3 có thể minh chứng cho lập luận trên Như chúng ta đã biết về vấn đề rác thải ảnh hưởng đến môi trường, đó là nỗi lo chung của toàn xã hội không phải của riêng một cá nhân hay tổ chức nào, cho nên tỉ lệ phần trăm được khảo sát cho rằng họ có lo lắng đến vấn đề rác thải ảnh hưởng đến môi trường cao, chiếm từ 95.3%- 100% ở 3 miền.
Bảng 3-3:Sự ảnh hưởng của nơi sống đến các yếu tố về nhận thức, thái độ tiếp cận.
Nơi sống Các yếu tố về nhận thức, Miền Bắc Miền Trung Miền Nam thái độ tiếp cận Số Phần Số Phần Số Phần lượng trăm lượng trăm lượng trăm
Lo lắng vấn đề rác Có 198 98.5% 61 95.3% 149 100.0% thải ảnh hưởng môi Không 3 1.5% 3 4.7% 0 0.0% trường Đã từng nghe đến có 119 59.2% 34 53.1% 88 59.1%
Cân nhắc sử dụng Có 198 98.5% 61 95.3% 148 99.3% sản phẩm ZW Không 3 1.5% 3 4.7% 1 0.7%
(*)Mức độ 1: Rất quan tâm; Mức độ 2: Quan tâm; Mức độ 3: Không quan tâm
Bảng 3-4 cho thấy nhóm có trình độ đại học, cao đẳng chiếm đa số với 81.6 % tương ứng 338 người Điều này cho thấy trình độ học vấn của nhóm giới trẻ được khảo sát hiện nay khá cao, đây là những người sống có mục đích và định hướng cao Nhóm học sinh chiếm 7.1% đây là các bạn trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 16-18 tuổi Ở họ có sự nhạy bén và sự tích cực trong việc tiếp thu cái mới.
Bảng 3-4: Trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát
Từ 16 - dưới 18 Từ 18 - dưới 25 Từ 25 - dưới 30 vấn Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Đang là học sinh 32 86.5% 2 0.8% 0 0.0%
Tiến sĩ 0 0.0% 0 0.0% 1 0.8% xMức thu nhập
Trong một cuộc khảo sát về mức chi tiêu của thanh niên đô thị kết quả cho thấy họ chi tiêu cho nhiều khoản, trong đó chi chính cho ăn uống (70.4%), may mặc (37.9%) và các hoạt động vui chơi giải trí (33.7%) [87] Kết quả trong Bảng 3-
5 và Bảng 3-6 cho thấy mức thu nhập theo độ tuổi.
Nhóm giới trẻ có mức thu nhập từ 10 triệu – dưới 20 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất 42% tương ứng với 178 người Nhóm này phần lớn là đối tượng từ 25 tuổi đến dưới 30 tuổi, đây là nhóm khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu cận trên [88]. Nhóm có mức thu nhập từ 5 triệu – dưới 10 triệu chiếm 29%, tương đương với 123 người được khảo sát Đây là nhóm đối tượng chủ yếu trong độ tuổi từ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi, và một số ít thuộc độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Nhóm có mức thu nhập dưới 5 triệu chiếm 26.4% Đây là nhóm khách hàng chủ yếu trong độ tuổi từ 16 tuổi – dưới 18 tuổi.
Bảng 3-5: Mức thu nhập của đối tượng được khảo sát.
Thu nhập bình quân trong một tháng Số lượng Phần trăm
Bảng 3-6: Mức thu nhập theo độ tuổi của đối tượng nữ giới trẻ được khảo sát.
Tuổi Thu nhập bình quân Từ 16 - dưới 18 Từ 18 - dưới 25 Từ 25 - dưới 30 trong một tháng Số Số Số Phần lượng Phần trăm lượng Phần trăm lượng trăm
3.1.2 Phong cách thời trang đường phố (streetwear)
Trải qua quá trình phát triển, thời trang đường phố đã và đang hòa mình vào xu hướng thời trang chung của thế giới và có ảnh hưởng sâu rộng tới giới mộ điệu, đặc biệt là giới trẻ - những con người với tinh thần tự do, thoải mái, sẵn sàng xuống đường nhiều hơn, tận hưởng phong cách sống thú vị hơn, đam mê hơn [89]. Kết quả khảo sát trong Bảng 3-7 chỉ ra rằng có tới 77.8% người trẻ được hỏi quan tâm đến thời trang đường phố, 16% rất quan tâm và 6.1% không quan tâm.
Bảng 3-7: Tỉ lệ độ tuổi quan tâm đến thời trang đường phố streetwear
Mức độ quan Tuổi tâm đến Từ 16 - dưới 18 Từ 18 - dưới 25 Từ 25 - dưới 30 streetwear Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Câu trả lời của những người được hỏi về lý do tại sao họ thích phong cách thời trang đường phố cho thấy rằng sự thoải mái, thể hiện được sự năng động là khía cạnh quan trọng nhất đối với thế hệ trẻ - chiếm 86.92% Tính độc quyền là yếu tố quan trọng tiếp theo chiếm tỉ lệ 60.26%.
Theo Ozge thì quần áo trở thành một phần cơ bản trong cuộc sống hàng ngày và nói lên cá tính của người sở hữu chúng [90] Hay nói cách khác, giới trẻ quan tâm tới hình ảnh bên ngoài của họ được tạo dựng bởi các sản phẩm may mặc có tương thích với giá trị hay phong cách cá nhân của họ hay không, vì nó thể hiện được sự độc đáo và nét riêng biệt của cá nhân giới trẻ, chiếm tới 60.26% trong
Kết quả nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thời trang Zero Waste
Từ những quy trình đã nêu ra ở phần tổng quan 1.1.4, tác giả phân tích điểm khác giữa các quy trình, ưu điểm, nhược điểm của những quy trình đó Từ đó đề xuất quy trình thiết kế thời trang Zero Waste mới với hỗ trợ 3D nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm từ những quy trình đã có.
3.2.1 Quy trình thiết kế thời trang truyền thống
Sơ đồ quy trình Phân tích và nhận xét x Trong hầu hết các ngành công nghiệp thời trang, một mẫu trang phục được thiết kế rập và cắt dựa trên ý tưởng phác thảo Khi một nhà thiết kế thời trang phác thảo một bộ quần áo, hình dạng của các chi tiết và cách chúng có thể tương tác trên một chiều rộng của khổ vải không phải là điều cần x cân nhắc trong thiết kế thời trang thông thường.
Từ quy trình của James cùng cộng sự và quy trình của Mcquillan có thể thấy rằng, giai đoạn thiết kế phác thảo và giai đoạn thiết kế rập tách biệt
Quy trình thiết kế thời trang truyền thống theo James cùng nhau, không cùng nằm trong một giai đoạn của quy trình Thiết kế rập nằm trong giai đoạn sản xuất, nó là công đoạn sau của thiết kế phác thảo Thiết cộng sự [19] kế rập trong quy trình của thiết kế truyền thống đóng vai trò là cầu nối giữa x thiết kế và sản xuất. Ưu điểm:
- Quy trình không quá phức tạp, dễ thực hiện.
- Dễ kiểm soát được yếu tố về mặt thẩm mỹ trong thiết kế.
- Chuyên môn hóa sản xuất, áp dụng trong môi trường công nghiệp dễ dàng.
Quy trình thiết kế thời trang truyền thống được phát triển từ 8 x Nhược điểm:
- Tạo ra lượng vải vụn nhiều trong quá trình thiết kế và sản xuất. quy trình phân loại do Rissanen đưa ra - Phải may mẫu thử mới hình dung được sản phẩm.
3.2.2 Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste trước khi có sự hỗ trợ của phần mềm 3D
Sơ đồ quy trình Phân tích và nhận xét
• Điểm khác so với thiết kế truyền thống: Đã thêm một bước lựa chọn, cân nhắc loại vải kỹ lưỡng trước khi đi vào phát triển thiết kế phác thảo.
- Người thiết kế dễ dàng hiểu và nắm bắt được đặc tính của vải để thực hành thiết kế Zero Waste Bởi những thay đổi về vải sau này trong quy trình có thể có tác động đáng kể đến việc thiết kế và quản lý thời gian của quy trình.
Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste do James cùng cộng - Đã giúp hạn chế được lượng vải vụn trong quá trình thiết kế.
• Nhược điểm: sự để xuất [19].
- Đây là quy trình mà vai trò của người thiết kế thời trang và người thiết kế rập đang bị tách biệt ở 2 giai đoạn và chưa có sự tích hợp hoặc liên kết đồng thời giữa phác thảo và tạo mẫu, cho nên cách tiếp cận này gần như là thử - sai – sửa Do đó, người thiết kế thời trang và người thiết kế rập được yêu cầu lặp lại các bước cho đến khi kết quả trong lý thuyết và thực hành phù hợp với nhau.
- Quy trình này dễ rối và cần nhiều thời gian để thực hiện.
- Quy trình này sẽ khó thực hiện cho những người mới tiếp cận đến ZW
• Điểm khác so với thiết kế truyền thống mà McQuillan đã đưa ra: Công đoạn thiết kế rập 2D và thiết kế phác thảo được đảo lại, thêm vào giữa 2 công đoạn này là bước tạo mô hình nhỏ 3D từ rập 2D đã thiết kế.
• Ưu điểm: Việc tạo mô hình hỗ trợ người thiết kế hình dung được kết quả
Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste do Mcquillan đề xuất mong muốn.
- Quy trình được bắt đầu từ ý tưởng đến thiết kế rập, sau đó mới tạo mô hình để hình dung được kết quả, 3 công đoạn này đang tách biệt với nhau, sau đó mới đưa ra được bản phác thảo Cả quy trình khá phức tạp và công đoạn thiết kế rập và phác thảo không song hành cùng với nhau, nên xác suất phải chỉnh sửa và thay đổi lại thiết kế là rất cao.
- Phải may mẫu thử mới nhìn được sản phẩm thực tế.
3.2.3 Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste khi có sự hỗ trợ của phần mềm 3D
Sơ đồ quy trình Phân tích và nhận xét x Điểm khác so với quy trình thiết kế thời trang Zero Waste khi chưa có sự hỗ trợ của công cụ 3D: Bốn giai đoạn của quy trình thiết kế thời trang Zero Waste khi chưa có sự hỗ trợ của công cụ 3D trong Hình 1-23 (thiết kế rập 2D, tạo mô hình 3D, phác thảo 2D kỹ thuật số, may mẫu thử) được thay x thế bằng công đoạn thiết kế lên rập 2D và 3D kỹ thuật số. Ưu điểm:
- Việc sử dụng công cụ hỗ trợ kỹ thuật số 2D và 3D cho phép trình diễn nhanh chóng các ý tưởng thiết kế, phần mềm cho phép chỉnh sửa trực tiếp
Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ của công cụ trong không gian kỹ thuật số 2D và 3D.
- Zero Waste vừa hạn chế được lượng vải vụn thải ra trong quá trình thiết kế
3D (sinh viên thường áp dụng) kết hợp với công cụ 3D kỹ thuật số cho phép may và fit mẫu ảo càng tiết kiệm được vải may mẫu thử (mẫu toile)
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí
- Quy trình đơn giản, không quá phức tạp.
67 x Nhược điểm: Quy trình này có thể sẽ khó thực hiện đối với những người mới tiếp cận đến Zero Waste, vì khi thực hành thiết kế Zero Waste buộc người thiết kế phải hiểu và tưởng tượng được các chi tiết rập khi hoạt động trên khổ vải có sẵn nó có hợp lý hay chưa, và tính thẩm mỹ từ phác thảo cho đến khi lên mẫu nó có khớp với nhau hay không. x Phần mềm kỹ thuật số 2D/3D đã dẫn đến một quy trình thiết kế cho phép tạo mẫu thời trang hạn chế chất thải hơn, đến bước cuối cùng mới cần may mẫu thật Và mẫu may cuối cùng này đảm bảo được thông số kỹ thuật cũng
Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ của công cụ như hiệu ứng thẩm mỹ, điều quan trọng hơn nữa là hạn chế được lượng vải vụn và vải để may mẫu thử trong quá trình thiết kế.
3D (được ứng dụng trong công nghiệp may) x Điểm khác so với quy trình thiết kế thời trang Zero Waste có hỗ trợ của phần mềm 3D đã có khác: Thêm hai bước giữa giai đoạn ý tưởng và giai đoạn thiết kế kỹ thuật số 2D/3D đó là: Phủ vải, xếp nếp để tạo mẫu trước. Sau đó đến bước số hóa để từ rập đã được xếp nếp thành dạng rập 2D kỹ x thuật số. Ưu điểm: Dễ hình dung được chi tiết và ý tưởng khi thực hành với công x đoạn phủ vải, xếp nếp.
Quy trình thiết kế thời trang Zero Waste với hỗ trợ phần mềm Nhược điểm:
Kết quả ứng dụng quy trình đề xuất vào thiết kế bộ sưu tập thời trang mang
mang phong cách đường phố cho giới trẻ thiết kế bộ sưu tập thời trang nữ Việt Nam.
3.3.1 Nghiên cứu tiền thiết kế x Xác định đối tượng sử dụng
Từ việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát thái độ của giới trẻ nữ Việt Nam (16-30 tuổi) về Streetwear và thời trang hướng tới không vụn vải (Zero Waste), ta có thể kết luận rằng trong tương lai thời trang đường phố sẽ trở nên quan trọng và giới trẻ coi nó như một lựa chọn để thể hiện bản thân Ngày càng nhiều người trẻ có xu hướng mua các sản phẩm thời trang mang phong cách đường phố vì họ đánh giá cao sự thoải mái, tiện lợi, tính độc đáo của những sản phẩm này hơn là một biểu tượng của địa vị và trào lưu Với một lượng lớn giới trẻ ủng hộ thời trang đường phố cho thấy tiềm năng phát triển của phong cách này trong tương lai. Giới trẻ nữ có sự quan tâm chung về quan điểm bảo vệ môi trường và ủng hộ thời trang không vụn vải (Zero Waste) Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn giới trẻ nữ Việt Nam yêu thích phong cách thời trang đường phố có thái độ tiếp cận, đón nhận tích cực về những sản phẩm thời trang hướng đến không vụn vải Từ đó mở rộng hướng nghiên cứu áp dụng Zero Waste vào thực tiễn bộ sưu tập thời trang cho giới trẻ nữ Việt Nam hiện nay là cần thiết.
Thời trang mang phong cách đường phố và Zero Waste có những điểm chung như: sự thoải mái, không bị gò bó, không theo một quy luật nào cả, ngoài ra tính độc đáo mang đặc trưng cá nhân cũng là điểm đặc biệt của phong cách này. x Nghiên cứu xu hướng
"Đại dịch COVID -19 diễn ra trong thời gian qua đã làm cho cuộc sống của tất cả chúng ta đổi thay, kéo theo rất nhiều thứ đã thay đổi Thời trang thế giới nói chung và thời trang Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật thay đổi đó Chính vì thế, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, thay đổi cách làm,thay đổi cách vận hành để tạo ra một cuộc cách mạng mới nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong thời trang Và đó là lý do mà chúng tôi đã quyết định chọn chủ đề năm nay là #ReFashion để truyền đi thông điệp tích cực, hướng đến sự phát triển bền vững cho thời trang Việt Nam trong điều kiện bình thường mới" - Theo bà Trang Lê - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thiết kế thời trang Đông Nam Á (CAFD) kiêm Chủ tịch Aquafina Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam [101].
Theo ThredUp dự đoán những nhà phân phối thời trang bền vững sẽ sở hữu gần 1/3 thị trường ngành vào năm 2027 Hơn nữa, nguồn tin này còn đề cập đến sự tăng trưởng của xu hướng xanh sẽ bắt nguồn từ thế hệ Millennials và thế hệ Z Tại thị trường Việt, theo báo cáo Phát triển bền vững từ Nielsen, có 86% người dùng Việt sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm/ dịch vụ từ những công ty hoạt động tích cực trong việc bảo vệ môi trường [102].
Giới trẻ chính là những vị “thượng đế” của các nhãn hàng thời trang và ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng “xanh” Họ sẵn sàng dùng các món đồ cũ với mức độ nhanh đến 2,5 lần so với người dùng thông thường (theo báo cáo 2019 thredUp Resale Report cùng với GlobalData) Có đến 40% người dùng mua các sản phẩm thời trang bền vững với độ tuổi từ 18-24 [102].
Nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái xanh và tính bền vững trong kinh doanh, gã khổng lồ ngành thời trang đã nhanh chóng tiếp cận và đưa vào thực hành trong chuỗi cung ứng, nổi bật phải kể đến Gucci, Burberry, H&M, Uniqlo, New Balance Không quá ngạc nhiên khi các thương hiệu lớn lần lượt cho ra mắt những bộ sưu tập (BST) thân thiện với môi trường hay những chiến dịch truyền thông đình đám, lan tỏa sứ mệnh vì hành tinh xanh, định hướng suy nghĩ, lối sống và văn hóa trong thời trang bền vững [103].
Hình 3-2: King Princess với BST “Gucci Off The Grid”
Bộ sưu tập Gucci Off The Grid hay Gucci Xuân – Hè 2020 Là một trong những thương hiệu cam kết phát triển bền vững, Gucci hướng đến mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động năm 2020 Bên cạnh đó, H&M là một trong những nhãn hàng tiên phong cam kết giảm lượng carbon thải ra, tăng gấp đôi năng lượng tái tạo thể hiện rõ nét qua những bộ sưu tập nổi tiếng gần đây như BST 2018 được làm từ lưới bắt cá, chai nhựa bỏ trên bờ biển, BST thời trang dạ tiệc “ConsciousExclusive” làm từ sợi sinh học Bionic Yarn – một loại polyester tái chế từ rác thải nhựa… Adidas với BST The Clean Classics được tạo ra từ những nguyên liệu bền vững đã nhận được nhiều hướng ứng trong suốt thời gian gần đây [103].
Hình 3-3: Bộ sưu tập H&M Conscious Exclusive 2019 x Phong cách sáng tạo của Streetwear và Zero Waste
Thời trang mang phong cách đường phố (streetwear) và thời trang hướng đến không vụn vải (Zero Waste) tạo sự thoải mái, không bị gò bó, không theo một quy luật nào cả, ngoài ra tính độc đáo mang đặc trưng cá nhân cũng là điểm đặc biệt của phong cách này. x Xác định chủ đề bộ sưu tập
Bộ sưu tập với chủ đề: Nữ quyền
- Nguồn cảm hứng sáng tác:
Xã hội từng sử dụng một quy chuẩn chung để đánh giá hàng triệu cá thể riêng biệt trong xã hội vốn dĩ đa dạng và đầy màu sắc Sự an toàn và định kiến xã hội thực chất là một cái bẫy đã đẩy phụ nữ vào sợ hãi khi làm điều gì đó được cho là "lệch chuẩn" Mọi thứ đã khác, hơn cả việc sợ mình sẽ trở thành môt người phụ nữ "lệch chuẩn" thế hệ trẻ thấy sợ hãi khi nghĩ rằng mình là một thực thể nhạt nhòa, thiếu ấn tượng.
- Bối cảnh ra đời và quá trình phát triển của ý tưởng
Phụ nữ có một quá trình dài bị đàn áp, và đấu tranh chống lại sự đàn áp đó. Một trong những công cụ gắn liền với các cuộc đấu tranh của phụ nữ để đạt được bình đẳng giới (Gender Equality) là Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism), và các nhà hoạt động đấu tranh cho nữ quyền được gọi là “Feminist”.
Các giai đoạn đấu tranh của phụ nữ được chia ra thành 4 giai đoạn.
Bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX, khi phụ nữ đã bắt đầu nhận ra những sự bất công, định kiến, và đàn áp bị đặt lên mình.
Xuyên suốt thế kỷ XIX, phụ nữ dường như lúc nào cũng bị mắc kẹt trong nhà và chỉ có thể làm nội trợ Vai trò chính của phụ nữ lúc này là mang thai, trông nôm con cái và phục tùng chồng Người chồng là người kiếm tiền cho cả gia đình; vì thế nguồn tài chính duy nhất của người phụ nữ là chồng của họ Điều này khiến họ lệ thuộc vào chồng của mình, và khi chồng qua đời, họ không còn bất kỳ nguồn tài chính nào khác ngoài những gì chồng họ để lại Về mặt xã hội, phụ nữ bị xem là yếu kém hơn đàn ông, vì thếphụ nữ cũng chả có tí quyền quyết định gì với cuộc sống của mình cả, tất cả mọi thứ về họ đều bị điều khiển bởi những người đàn ông trong cuộc đời mình (ba, anh trai, chú, v.v…) và khi đã kết hôn, người chồng của họ sẽ có toàn quyền trên họ.
Mãi đến năm 1891 thì luật cho phép chồng đánh vợ mình với roi không dày hơn ngón tay cái mới được bải bỏ ở nước Anh Nhiều người đã so sánh vị trí của người phụ nữ lúc bấy giờ với tình trạng nô lệ 1
Lúc bâý giờ phụ nữ dường như không có quyền ly dị; họ bị xem là phải tiếp tục chung sống với chồng kể cả khi cuộc hôn nhân đầy khốn khổ Những người phụ nữ chạy trốn khỏi hôn nhân có thể bị bắt bởi chính quyền và bị phạt nặng; và nếu li dị thì phụ nữ vẫn thường bị xem là thủ phạm và bị phạt nặng. Điều này không chỉ cướp đi của phụ nữ những nhu cầu về vật chất của mình, mà còn phá tan đi mọi cơ hội để đến được sự tự do Nó chế ngự tiếng nói, và kết quả là họ không thể nào hy vọng có được sự công nhận trong xã hội. Điều gì đến cũng sẽ đến, sự uất ức của phụ nữ tăng dần và tức nước vỡ bờ là khi làn sóng nữ quyền đầu tiên nổi lên.
- Quá trình hình thành và phát triển:
Làn sóng đầu tiên: Được xem là chính thức bắt đầu vào năm 1848, khi khoảng 300 người gồm cả phụ nữ và đàn ông đã hợp lại tại Hội nghị Seneca Falls để dành lại sự công bằng cho phụ nữ Trong cuộc họp đó, Elizabeth Cady Stanton (d.1902) đã đứng lên và nêu ra những tư tưởng và đường lối chính trị Đây là lần đầu tiên những người phụ nữ này thực hiện những việc “không nữ tính” như là nói trước đám đông, truyền đạt, biểu lộ lập trường của mình, v.v…
Làn sóng đầu tiên này tập trung vào việc tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho phụ nữ, và đấu tranh để phụ nữ có được quyền bỏ phiếu. vào năm 1920, phụ nữ Hoa Kỳ da trắng đã có thể đi bầu cử
Làn sóng Nữ quyền thứ 2: (từ những năm 1960 đến những năm 1990)
Hình ảnh các Feminists đốt áo ngực đã trở thành như là một biểu tượng quốc tế của phong trào nữ quyền