1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình đào tạo theo cấu trúc module cho đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường cđn việt nam hàn quốc tp hà nội

102 4 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo Theo Cấu Trúc Module Cho Đào Tạo Nghề Điện Công Nghiệp Tại Trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội
Tác giả Phạm Công Ban
Người hướng dẫn PGS.TS. Thái Thế Hùng
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO MODULE (15)
    • 1.1. Tổng quan về chương trình đào tạo (15)
      • 1.1.1 Khái niêm chương trình đào tạo (15)
      • 1.1.2. Đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo (19)
      • 1.1.3. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo (24)
      • 1.1.4. Chương trình đào tạo và cách tiếp cân (27)
      • 1.1.5. Những thuât ngữ liên quan đến chương trình đào tạo (31)
    • 1.2 Chương trình đào tạo theo Module và các quan điểm về Module (32)
      • 1.2.1. Một số Khái niệm (32)
      • 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo (37)
      • 1.2.3. Một số quan điểm tiếp cận khi phát triển chương trình đào tạo nghề (39)
      • 1.2.4. Quy trình phát triên chương trình đào tạo (40)
      • 1.2.5. Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo cấu trúc Module (42)
      • 1.2.6. Ưu nhược điểm của việc phát triển chương trình đào tạo theo cấu trúc Module (48)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CĐN VIỆT NAM – HÀN QUỐC TP HÀ NỘI (51)
    • 2.1. Giới thiệu về trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội (51)
      • 2.1.1. Thông tin chung về cơ sở giáo dục nghề nghiệp (51)
      • 2.1.2. Thông tin khái quát về lịch sử phát triển của Trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội (51)
      • 2.1.3. Thành tích nổi bật (53)
      • 2.1.4. Chức năng - Nhiệm vụ (54)
      • 2.1.5. Cơ cấu tổ chức (55)
      • 2.1.6. Nghề đào tạo và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (56)
      • 2.1.7. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính (57)
      • 2.1.8 Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học (58)
      • 2.2.1. Phân tích đánh giá (58)
      • 2.2.2. Đặc điểm nội dung và hình thức giảng dạy ngành Điện Công nghiệp 47 2.2.3. Những hạn chế của chương trình đào tạo hiện hành (61)
      • 2.2.4. Đề xuất cấu trúc chương trình đào tạo theo Module cho nghề Điện công nghiệp (69)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO MODULE (67)
    • 3.1. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Module (72)
      • 3.1.1. Một số cơ sở pháp lý về xây dựng chương trình đào tạo (72)
      • 3.1.2. Xác định mục tiêu dạy học (73)
      • 3.1.3. Xác định Module dạy học, nội dung và thời lượng các môn học (74)
      • 3.1.4. Phân cấp quá trình đào tạo (74)
      • 3.1.5. Cấu trúc môn học (75)
    • 3.2. Cấu trúc chương trình (76)
      • 3.2.1. Mục tiêu đào tạo (76)
      • 3.2.2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học (79)
      • 3.2.3. Nội dung chương trình (80)
      • 3.2.4. Hướng dẫn sử dụng chương trình (81)
    • 3.3. Tổng hợp thăm dò ý kiến việc đánh giá và triển khai tổ chức đào tạo theo (82)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (85)
    • 4.1 Kết luận (85)
    • 4.2. Khuyến nghị (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)
  • PHỤ LỤC (89)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO MODULE

Tổng quan về chương trình đào tạo

1.1.1 Khái niêm chương trình đào tạo

Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001 khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: ‘Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo ‘

Theo Wentling (1993): “Chương trình đào tạo (Program of Training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.

Theo Tyler (1949) cho rằng: Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản:

3 Phương pháp hay quy trình đào tạo

4 Cách đánh giá kết quả đào tạo

Văn bản chương trình giáo dục phổ thông của Hàn quốc (The School Curriculum of the Republic of Korea) bao gồm 4 thành phần cơ bản sau:

1 Định hướng thiết kế chương trình

2 Mục tiêu giáo dục của các bậc, cấp học phổ thông

3 Các môn, phần học và phân phối thời gian (nội dung, kế hoạch dạy học

4 Chỉ dẫn về tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình

Trên cơ sở chương trình giáo dục chung (hoặc chương trình khung) được quy định bởi các cơ quan quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng các chương trình chi tiết hay còn gọi là chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo (Curriculum) là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng. Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dậy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.

Theo Luật giáo dục 2005 chương trình giáo dục được quy định theo điều

6 Chương I là: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”.

Theo các bậc học loại hình giáo dục Luật giáo dục 2005 cũng quy định chương trình giáo dục cụ thể như:

Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”

“Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác”.

Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành nghề đào tạo Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của mình (Điều 35- Luật Giáo dục 2005)

” Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác” (Điều 41-Luật

Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng trường đại học xác định chương trình đào tạo của trường mình (Điều 41- Luật Giáo dục 2005)

Thông thường các cơ quan quản lý đào tạo (Bộ Giáo dục & Dào tạo; Tổng cục Dạy nghề) ban hành chương trình khung Chương trình khung là bản thiết kế phản ảnh cấu trúc tổng thể về thời lượng và các thành phần, nội dung đào tạo cơ bản (cốt lõi) của chương trình đào tạo là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành/nghề cụ thể Có thể hiểu chương trình khung là khung chương trình cộng với phần nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo Ví dụ theo Quyết định số 21/ 2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp trong đó có nêu rõ quy định nội dung tổng thể các hoạt động giáo dục của một khoá học thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý thời gian theo quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và mục tiêu giáo dục.

Tiếp cận Module trước khi trở thành một phương thức đào tạo là một ý tưởng về tổ chức quá trình dạy học Nó là thể hiện cụ thể của một cách tiếp cận trong giáo dục và đào tạo Chương trình đào tạo là sự thể hiện cuối cùng của các ý tưởng Để thực hiện một chương trình đào tạo có cấu trúc Module, khi thiết kế chương trình đều có những ý tưởng về tiếp cận đào tạo, sau đó sẽ quyết định mục tiêu - nội dung - phương pháp đào tạo Tính hiệu quả của chương trình đào tạo phải được thể hiện qua chất lượng "đầu ra" của người học Người học phải có khả năng giải quyết được nhanh chóng những nhiệm vụ do sản xuất và dịch vụ đặt ra.

Muốn vậy, chương trình đào tạo phải giúp người học phải có được các kỹ năng thực hiện, nó phải thích hợp cho chuyển đổi và di chuyển nghề, cũng như thích hợp cho việc kiểm tra, đánh giá.

Chương trình đào tạo là trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo và hiệu quả công tác đào tạo Việc xây dựng một hệ thống chương trình đào tạo đến tận cơ sở nhằm cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn quá trình tự định hướng học tập của người học là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của các chính sách đào tạo hiện nay.

Chương trình đào tạo theo Module và các quan điểm về Module

1.2.1.1 Phát triển chương trình đào tạo: a Đào tạo (Training):

Là một quá trình nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trang bị cho đối tượng một hệ thống vững chắc những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cần thiết đối với một lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp nhất định nhằm đạt được mục đích đào tạo nhất định.

Mục tiêu của đào tạo nghề là cung cấp cho người học những kỹ năng cần có để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới các công việc nghề nghiệp đòi hỏi hoặc có cơ hội tự lập trong khuôn khổ các chuẩn mực hiện hành Sau quá trình đào tạo, người học có thể nhận được kiến thức hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh của một lĩnh vực chuyên môn nhất định và có thể hành nghề trên lĩnh vực chuyên môn đó Hoàn thành một chương trình đào tạo quy định cho một cấp học nào đó thông thường được cấp bằng quốc gia tương ứng. b Chương trình đào tạo:

Khái niệm về “Chương trình đào tạo” được bàn đến với quan niệm trên khía cạnh sau:

- Là một số tài liệu về khoa học dạy học.

- Là một quá trình có tính hệ thống.

- Là một lĩnh vực học tập,nghiên cứu có tính khoa học Theo Điều 6 của Luật giáo dục “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo”.

Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi, chương trình đào tạo (CTĐT) được định nghĩa theo 2 cách:

+ Định nghĩa 1: CTĐT là bản thiết kế tổng thể cho hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khoá đào tạo kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm Nó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác hoạ ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được xếp theo thời gian biểu chặt chẽ.

+ Định nghĩa 2: CTĐT là một bản thiết kế tổng thể, đồng bộ bao quát các hoạt động của quá trình giáo dục trong khoảng thời gian xác định, trong đó trình bày các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, khối lượng mức độ nội dung học tập, định hướng về phương hướng, hình thức tổ chức học tập, cách thức đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.1.2 Module đào tạo: a Khái niệm:

Module có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “Moduleus” với nghĩa đầu tiên là mực thước, thước đo Trong kiến trúc xây dựng La mã nó được sử dụng như một đơn vị đo Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ Moduleus mới được truyền tải sang lĩnh vực kỹ thuật Nó được dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có các chức năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau,không nhất thiết phải hoạt động độc lập Module mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và sửa chữa sản phẩm Đặc điểm căn bản của Module là: Tính độc lập tương đối, tính tiêu chuẩn hoá và tính lắp lẫn.

Module đào tạo có nguồn gốc từ Mỹ, lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1869 tại trường Đại học Harward với mục tiêu: Tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng lựa chọn các môn học ở các chuyên ngành Trong đào tạo có nhiều khái niệm về Module:

-Module là một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý thuyết, kỹ năng, các kiến thức liên quan để tạo ra một trình độ.

- Module là một đơn vị học tập trọn vẹn và có thể được thực hiện theo cá nhân hoá và theo một trình tự xác định trước để kết thúc Module.

- Module là một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn Vì vậy, nhờ những điều kiện cơ bản mỗi Module tương ứng với một khả năng tìm việc. Điều đó có nghĩa khi kết thúc thành công mỗi Module sẽ tạo ra những khả năng cần thiết cho việc tìm việc làm Đồng thời, mỗi Module có thể hình thành một bộ phận nhỏ trong chuyên môn của một người thợ lành nghề.

- Module chia quá trình đào tạo ra làm các thành tố đơn giản Mỗi thành tố hoặc Module được xác định bởi mục đích kỹ năng kiên quyết phải có, nội dung và độ dài thời gian Thường thì Module nhấn mạnh vào phát triển năng lực hơn là kiến thức đạt được, tạo khả năng cho người thợ nhanh chóng thích nghi với môi trường nghề nghiệp và có thể được cấp chứng chỉ. b Các dấu hiệu đặc trưng của Module đào tạo.

Về mặt thực tiễn, các dấu hiệu của Module giúp cho việc xác định và nhận diện Module đào tạo và phân biệt nó với bài học của chương trình đào tạo truyền thống.

Module có các dấu hiệu đặc trưng sau:

- Tính trọn vẹn: “Module là đơn vị học tập trọn vẹn và có thể được thực hiện theo cá nhân hoá, theo một trình tự nhất định trước hết để kết thúc Module”.

Tính trọn vẹn là dấu hiệu mang tính bản chất của Module đào tạo MỗiModule bao giờ cũng chứa đựng một chủ đề trí dục được xác định một cách tường minh Từ đó, các mục tiêu được xác định, các phương pháp, nội dung và quy trình được hình thành, tạo ra một hệ toàn vẹn Tính trọn vẹn của Module được thể hiện qua các phương diện:

+Trọn vẹn trong khả năng làm được của người học Sau khi kết thúc một Module học tập người học phải đạt đến những thay đổi về năng lực hành động trong cả lĩnh vực nhận thức, kỹ năng và thái độ tương ứng với chủ đề xác định Trong đào tạo nghề, dấu hiệu này của Module được thể hiện khá rõ.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CĐN VIỆT NAM – HÀN QUỐC TP HÀ NỘI

Giới thiệu về trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội

2.1.1 Thông tin chung về cơ sở giáo dục nghề nghiệp

-Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố

- Tên Tiếng Anh: Vietnam-Korea Vocational College of Hanoi City (VHH)

-Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hà Nội

-Địa chỉ trường: Đường Uy Nỗ, thị trấn Đông Anh, thành phố Hà Nội

-Số điện thoại liên hệ: 0243.9690131

-Website: www.cdviethanhanoi.edu.vn

-Loại hình trường đào tạo: Công lập

2.1.2 Thông tin khái quát về lịch sử phát triển của Trường CĐN

Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1965/2013/QĐ-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm

2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Nhà trường là một trong 5 trường được thụ hưởng dự án ODA của chính phủ Hàn Quốc thuộc Dự án “Thành lập 5 trường Cao đẳng nghề Việt Nam -Hàn Quốc” bao gồm: Cung cấp, lắp đặt thiết bị; Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; Xây dựng chương trình, giáo trình và đào tạo và đào tạo giáo viên, với 6 nghề: Cắt gọt kim loại, Hàn, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử.

Là trường đầu tiên và duy nhất được UBND Thành phố HN có chủ trương đầu tư đồng bộ để trở thành trường chất lượng cao theo mô hình Hàn Quốc.

Nhà trường cũng đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị đưa vào danh sách trường chất lượng cao giai đoạn 2020-2025.

Nhà trường có 6 trên tổng số 9 nghề trọng điểm cấp độ Quốc tế và Asean được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/11/2019 gồm: Cắt gọt kim loại, Hàn, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử. Nhà trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ năm 2015, hiện tại Nhà trường đang tuyển sinh và đào tạo 09 nghề với quy mô đào tạo ổn định gần 2.400 học sinh sinh viên.

Nhà trường hiện có 05 phòng 06 khoa; có quan hệ với trên 40 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận; Trường đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với 4 đối tác quốc tế: Công ty TNHH Gloval Korea Việt Nam; Học viện Công nghệ Yeoju; Công ty TNHH Điện tử Yuil, Công ty TNHH Keo San; Quận Okcheon Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Okcheon và Đại học tỉnh Chungbuk; Trường đã trở thành thành viên sáng lập Tổ chứcCác trường dạy nghề quốc tế (TVET CAMPUS) với 17 nước tham gia trong đó Hàn Quốc là chủ trì, và Nhà trường là thường trực bên phía ViệtNam Mục tiêu hoạt động của TVET là hỗ trợ đào tạo nghề và trao đổi kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho GV và HSSV Đây là sự kiện rất quan trọng khẳng định vai trò, vị thế của Nhà trường trên trường quốc tế;Nhà trường là đơn vị tiên phong áp dụng 5S trong trường học.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, cùng với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố

Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ CNVC - giáo viên và HSSV, nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tập thể nhà trường liên tục được các cấp đánh giá cao và đạt được các thành tích trong các phong trao thi đua, cụ thể như sau:

Danh hiệu thi đua tập thể trường và đơn vị:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của

Quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2018 Nhà trường được Chủ tịch UBND QĐ 6659/QĐ-UBND ngày thành phố Hà Nội tặng “Cờ thi đua 07/12/2018 của Chủ tịch UBND xuất sắc” thành phố Hà Nội

2018 Phòng Đào tạo, NCKH được Chủ QĐ 4472/QĐ-UBND ngày tịch UBND thành phố Hà Nội tặng 24/8/2018 của Chủ tịch UBND

Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi thành phố Hà Nội đua”

2019 Nhà trường được Chủ tịch UBND QĐ13/QĐ-UBNDngày thành phố Hà Nội tặng “Cờ thi đua 02/01/2020 của Chủ tịch UBND xuất sắc thành phố Hà Nội

2019 Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi QĐ 6158/QĐ-UBND ngày đua” của UBND thành phố cho 04/11/2019 của Chủ tịch UBND

Khoa Cơ khí thành phố Hà Nội

2020 Nhà trường được Chủ tịch UBND QĐ 579/QĐ-UBND ngày thành phố Hà Nội tặng “Cờ thi đua 07/2/2020 của Chủ tịch UBND xuất sắc thành phố Hà Nội

2020 Phòng Đào tạo, NCKH được Chủ Quyết định số 4776/QĐ-UBND tịch UBND thành phố Hà Nội tặng ngày 23/10/2020 của UBND

Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi Thành phố Hà Nội về việc khen đua” thưởng các tập thể, cá nhân thuộc Trường Cao đẳng thuộc thành phố có thành tích trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác (đợt 2).

- Đào tạo nguồn nhân lực thuộc các ngành nghề khối cơ khí, điện, điện tử, công nghệ ô tô và công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp; đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu doanh nghiệp, mở rộng những ngành nghề đào tạo khác khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên và theo nhu cầu của thị trường lao động;

- Đào tạo và tổ chức xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc; Nhật Bản

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, dịch vụ khoa học, kỹ thuật gắn với thực tập của sinh viên, học sinh theo quy định của pháp luật;

- Kết hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh đào tạo theo đơn đặt hàng, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chuyên đề, bồi dưỡng nâng bậc thợ;

-Tổ chức đào tạo liên thông các ngành nghề đào tạo tại trường;

- Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực tổ chức đào tạo các ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu.

- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình chi tiết, giáo trình môn học, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo;

-Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề;

-Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp Bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ LĐ - TB và Xã hội;

-Tuyển dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

-Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề;

-Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp;

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề tham gia hoạt động dạy nghề;

- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội;

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và các hoạt động của trường;

-Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của các nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở ngoài nước theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TRƯỜNG CĐN VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường CĐN Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO MODULE

Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Module

3.1.1 Một số cơ sở pháp lý về xây dựng chương trình đào tạo

Căn cứ theo Luật Giáo dục 2019, luật số 43/2019/QH14 có hiệu lực từ 01/07/2020 tại điều 35- Về các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp: Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, căn cứ theo Luật giáo dục nghề nghiệp mới nhất được Văn phòng Quốc hội ban hành tại Văn bản hợp nhất số 18/VBHN- VPQH ngày 5/7/2019 tại điều 34 – Về chương trình đào tạo:

1 Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ; b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; c) Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Chương trình đào tạo nghề cũng cần bám sát theo Danh mục nghề đào tạo do Bộ lao động -Thương binh và Xã hội ban hành và Quy định về chương trình khung đào tạo THCN- của Bộ Giáo dục & Đào tạo.Cần thực hiện các quy định của chương trình khung hiện hành để xác định các yếu tố cơ bản của kế hoạch giảng dạy như: Mục tiêu giảng dạy, khối lượng kiến thức, nội dung, tỷ lệ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản, môn học chuyên ngành, tỷ lệ thời gian dành cho học lý thuyết, thực hành và thực tập.

Vì vậy với kế hoạch chương trình đào tạo theo Module phải đảm bảo tính thống nhất, chuẩn mực về trình độ và loại hình đào tạo khác nhau và thống nhất giữa các nghề trong nhóm nghề và tính đặc thù của từng nghề. Chương trình đào tạo theo Module phải đảm bảo giáo dục toàn diện, khoa học, hệ thống, phù hợp, ổn định, mềm dẻo và đảm bảo tính liên thông trong đào tạo.Chương trình có thể sử dụng một cách linh hoạt cho các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo cũng như các loại hình đào tạo khác.

Về xây dựng chương trình đào tạo nghề, Tổng cục dạy nghề có văn bản dự thảo quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề phân bố thời gian cho các khối kiến thức, kỹ năng trong kế hoạch đào tạo Về đào tạo khối kiến thức các môn chung bao gồm: Giáo dục quốc phòng, chính trị, thể dục thể thao, tin học, ngoại ngữ và giáo dục pháp luật là các môn bắt buộc đối với các ngành đào tạo Môn ngoại ngữ qui định là: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung quốc.

Về đào tạo khối kiến thức kỹ thuật cơ sở, chuyên môn: Kiến thức cơ sở (cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của nhóm nghề để học các môn chuyên môn)

Trên cơ sở pháp lý của việc xây dựng chương trình cần tuân thủ theo các quy định hướng dẫn của quy định.

3.1.2 Xác định mục tiêu dạy học

Một bước quan trọng trong biên soạn các tài liệu đào tạo nghề theo Module là xác định và viết các mục tiêu dạy học Đó là việc xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có được sau khi thực hiện một công việc sau khi kết thức bài học Vì vậy mà khi xác định mục tiêu cho bài học phải phân tích một cách cẩn thận công việc hay kỹ năng tương ứng để xác định thông tin về những điều mà người học phải biết và thực hiện được tốt đến mức nào và trong điều kiện gì, mục tiêu dạy học chia làm 2 dạng:

Mục tiêu thực hiện cuối: là trình bày ngắn gọn, chính xác cái gì người học sẽ có khả năng làm được sau khi kết thúc bài học.

Mục tiêu tiền đề: là một trình bày về kiến thức, kỹ năngvà thái độ mà nếu nắm vững sẽ tạo khả năng cho người học hoàn thành mục tiêu cuối cùng.

3.1.3 Xác định Module dạy học, nội dung và thời lượng các môn học Mục đích: Xác định tên, số lượng các Module dạy học của nghề

Nguyên tắc: Các Module được xác định trên cơ sở các nhiệm vụ cơ bản, hoặc ghép các nhiệm vụ cơ bản gần nội dung với nhau để hình thành một nội dung trọn vẹn và tích hợp giúp người học giải quyết được vấn đề học tập của mình

Tiến hành: Trên cơ sở danh mục các nhiệm vụ/ công việc đã được kiểm tra, sắp xếp vào ở các cấp trình độ Tiến hành xác định các nhiệm vụ đủ kích thước để xây dựng Module, đồng thời lắp ghép (nếu cần) các nhiệm vụ đủ

"kích thước" trên nguyên tắc các nhiệm vụ này gần nhau về nội dung Sau đó xác định các mục tiêu các Module, nội dung, thời lượng, nguồn lực cần thiết và cách thức kiểm tra đánh giá.

Việc xác định và sắp xếp thời lượng các Module dạy học dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể cho các công việc/kỹ năng của từng cấp trình độ nghề và khối kiến thức liên quan cần có để thực hiện được các công việc đó Tỷ lệ được qui định theo chương II, mục 2, điều 14 Quyết định số 212/2003/QĐ-Bộ LĐTB&XH về việc ban hành qui định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề:

-Khối kiến thức các môn học chung: 7% - 12%

-Khối kiến thức kỹ thuật cơ sở: 10% -18%

-Khối kiến thức chuyên môn: 8% -15%

-Khối kiến thức kỹ năng nghề: 55-75%

3.1.4 Phân cấp quá trình đào tạo

Phân cấp quá trình đào tạo, thể hiện thông qua việc phân đoạn kế hoạch chương trình giảng dạy hướng tới mục tiêu đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt của kế hoạch chương trình để có thể sử dụng cho đào tạo các trình độ, trong các loại hình đào tạo khác nhau, tạo điều kiện cho học viên vì nhiều hoàn cảnh mà chỉ có thể tham gia một số giai đoạn vẫn được cấp chứng chỉ từng phần để họ có thể tìm kiếm việc làm Ứng với mỗi giai đoạn đào tạo, người học đạt được một bậc trình độ, có thể nhận chứng chỉ ngay hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với trình độ đạt được.

Khi nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Module cần lưu ý tính trọn vẹn và tích hợp của Module, nên cần xem xét những nội dung môn học của ngành Điện nói chung.

Cụ thể quá trình đào tạo theo Module cho lĩnh vực Điện được chia làm

1 Giai đoạn đào tạo cơ bản Điện.

2 Giai đoạn đào tạo nghề chuyên sâu.

3 Giai đoạn đào tạo trình độ cao và thực tập tốt nghiệp.

Cấu trúc chương trình

Về cơ bản, hệ thống các môn học trong chương trình đào tạo theo Module vẫn được cấu trúc

Tên ngành, nghề: Điện công nghiệp

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 3 năm

3.2.1.1 Mục tiêu chung: Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên

-Hiểu và nắm vững về chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

-Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với ngành nghề đã chọn.

- Có kiến thức chuyên môn vững vàng, giỏi về tay nghề để phục vụ việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Biết làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm một cách hiệu quả, khoa học Biết sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc và biết tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

- Có đạo đức lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự Tác phong làm việc công nghiệp.

- Có sức khỏe tốt để học tập và lao động, cống hiến sức mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

* Kiến thức kỹ năng nghề nghiệp:

+Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật hành nghề an toàn, có năng suất;

+Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp; +Biết phương pháp đọc các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như: Bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;

+Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện…);

+Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp,sửa chữa các thiết bị điện, điện lạnh;

+Biết cách lập kế hoạch, triển khai lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp cũng như các thiết bị làm lạnh; +Biết phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý/thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp.Có khả năng ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ vào thực tế.

+Thực hiện được công tác bảo hộ lao động Công tác phòng chống cháy, nổ, nhiễm bụi và nhiễm độc hoá chất;

+Xây dựng được hệ thống điện công nghiệp, sửa chữa và vận hành hệ thống máy điện;

+Lập trình và kết nối được các bộ điều khiển khả trình PLC; vi điều khiển và LoGo;

+Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển - truyền động, hệ thống điện nhà, các thiết bị điện và điên lạnh; +Sửa chữa quấn dây được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm linh kiện ứng dụng cho ngành điện;

+Xử lý được một số tình huống phức tạp trong quá trình làm việc của thiết bị, khí cụ điện và mạch điện;

+Có khả năng giao tiếp và kỹ năng trình bày, giải quyết vấn đề có hiệu quả; +Phối hợp được nhóm với các công nhân Sơ cấp nghề và Trung cấp nghề khác để hoàn thành công việc chuyên môn; đồng thời có năng lực làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc;

+ Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm; định hướng được hoạt động của bản thân và tổ, nhóm;

+ Tự học tập có phương pháp: Tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần có.

+Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác và đảm bảo an toàn khi làm việc.

* Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

+Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của nghề;

+Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam; +Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

- Đạo đức, tác phong công nghiệp:

+Hiểu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người kỹ thuật viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhằm mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

+ Yêu ngành, yêu nghề có quyết tâm cao theo đuổi nghề nghiệp.

+Rèn luyện thân thể đảm bảo sức khoẻ học tập và lao động, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp 2 Thực hiện được các bài tập thể dục, các bài thể thao như điền kinh, cầu lông để rèn luyện sức khoẻ thường xuyên trong cuộc sống sau này;

+Có kiến thức quân sự phổ thông, có khả năng chiến đấu và chỉ huy chiến đấu cấp tiểu đội, phân đội tăng cường Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3.2.1.3 Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

-Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;

- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng, nhân viên vận hành;

-Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;

- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.

3.2.2 Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

-Số lượng môn học, Module: 29

-Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 100 tín chỉ.

-Khối lượng các môn chung/ đại cương: 435 giờ.

-Khối lượng các môn học, Module chuyên môn: 2120 giờ.

-Khối lượng lý thuyết: 743 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm, : 1668 giờ; Kiểm tra: 144 giờ.

Thời gian đào tạo (giờ)

MH/ Tên môn học, Module tín Tổng Lý thực tập/thí Kiểm

MĐ chỉ số nghiệm/bài tra thuyết tập/thảo luận

MH 03 Giáo dục thể chất 4 60 5 51 4

MH 04 Giáo dục quốc phòng - An 5 75 36 34 5 ninh

II Môn học, Module cơ sở 18 270 186 66 18

MH 12 Tổ chức sản xuất 2 30 25 3 2

III Môn học, Module chuyên 55 1850 400 1351 99 môn

MH 14 An toàn lao động 2 30 26 2 2

MĐ 16 Gia công cơ khí 4 120 36 75 9

MH 19 Điện tử cơ bản 4 60 30 26 4

MĐ 21 Kỹ thuật lắp đặt điện 3 90 15 69 6

MĐ 22 Kỹ thuật cảm biến 2 60 20 36 4

MĐ 23 Điều khiển điện khí nén 3 90 29 55 6

MĐ 25 Chuyên đề điều 2 60 23 33 4 khiển lập trình cỡ nhỏ

MĐ 27 Thực tập sản xuất 6 355 34 309 12

MĐ 28 Thực tập tốt nghiệp 6 355 12 331 12

MĐ 29 Đồ án tốt nghiệp 2 90 20 66 4

3.2.4 Hướng dẫn sử dụng chương trình

3.2.4.1 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

-Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

-Ðể giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

-Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số Nội dung Thời gian

1 - Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong - Vào các ngày lễ, kỷ niệm trường, với các trường bạn trong năm

- Tham gia hội thao tại địa phương - Do địa phương phát động

- Mời các đoàn văn công về biểu diễn - Vào các ngày lễ, kỹ niệm

2 - Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức hội thi trong năm trong năm văn nghệ - Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm trong năm

Hoạt động thư viện: Tất cả các ngày làm việc

3 Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu trong tuần

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn trường, hội sinh viên

4 tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

Tham quan, dã ngoại: Theo kế hoạch đào tạo năm

5 Đoàn trường, hội sinh viên học

3.2.4.2 Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, Module

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô-đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo.

3.2.4.3 Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

- Người học phải học hết chương trình đào tạo và phải tích lũy đủ số module hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

Tổng hợp thăm dò ý kiến việc đánh giá và triển khai tổ chức đào tạo theo

Phần tổng hợp này không sử dụng phương pháp khảo sát chương trình đào tạo theo phương pháp Likert mà hỏi ý kiến thông qua phiếu hỏi, mẫu phiếu thăm dò (Phụ lục 2) Để có được những thông tin trong vấn đề nghiên cứu và đề xuất xây dựng chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp tại Nhà trường theo cấu trúc module.

Trên cơ sở thăm dò ý kiến của 30 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề cùng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội và một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn Các ý kiến được tổng hợp như sau:

* Về quan điểm xây dựng chương trình đào tạo theo module

-Có 23/30 ý kiến chiếm 76.7% ý kiến cho rằng việc xây dựng chương trình đào tạo theo Modul các nghề thuộc trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc

TP Hà Nội hiện nay là rất cần thiết.

-Có 07/30 ý kiến chiếm 23.3 % ý kiến cho rằng việc xây dựng chương trình đào tạo theo Modul các nghề thuộc trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc

TP Hà Nội hiện nay là cần thiết.

-Có 27/30 ý kiến chiếm 90% ý kiến cho rằng việc xây dựng chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp theo Modul tại các trường CĐN Việt Nam

– Hàn Quốc TP Hà Nội hiện nay là rất cần thiết.

* Về nội dung đề tài nghiên cứu Đại đa số ý kiến (90%) ý kiến nhận xét cho rằng về cơ sở lý luận của việc xây dựng chương trình đào tạo theo Modul cũng như phương pháp phân tích và đề xuất cấu trúc chương trình đào tạo đảm bảo các yêu cầu cơ bản và phù hợp với tiễn hiện này.

* Về tổ chức triển khai chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo cấu trúc Modul

-Có 27/30 ý kiến chiếm 90% ý kiến cho rằng việc tổ chức chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp theo Modul là áp dụng được tại trường.

- Riêng khó khăn việc triển khai chương trình đào tạo theo modul

- Khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất: 50%

- Khó khăn về việc biên soạn các tài liệu dạy học: 18%

- Khó khăn về đội ngũ giáo viên, quản lý:10%

* Về quản lý quá trình đào tạo theo modul là:

- 80% cho rằng quản lý được chương trình đào tạo theo modul.

- 16,7% cho rằng khó quản lý chương trình đào tạo theo modul.

- 3.3% cho rằng không quản lý được chương trình đào tạo theo modul.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chương trình đào tạo Điện công nghiệp mà nhà trường đang thực hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức và chuẩn kỹ năng Kết cấu của chương trình chưa mềm dẻo, nặng về lý thuyết chưa chú trọng đến các kỹ năng về thực hành Sự phân bổ không hợp lý về thời gian trong quá trình đào tạo đã kéo dài quá trình đào tạo. Khả năng liên thông trong đào tạo trong nghề còn hạn chế.

Việc xây dựng chương trình đào tạo theo cấu trúc Module với nghề Điện công nghiệp ở trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội cho thấy những ưu điểm:

- Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề Điện, tạo điều kiện liên thông trong nghề.

- Nội dung đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề, vì vậy thực hiện được tốt chính sách giáo dục nghề hiện nay là “Học đi đôi với hành”, thực hành chiếm trên 70%

- Nhanh chóng bổ xung kịp thời lượng kiến thức, kỹ năng nghề khi Công nghệ thay đổi theo thời gian.

- Thời gian đào tạo ngắn, phù hợp với nhu cầu của người học cũng như người tuyển dụng lao động.

- Đáp ứng được nhu cầu của người học phù hợp với điều kiện riêng của người học

Ngày đăng: 04/06/2023, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Thái Thế Hùng, Nguyễn Văn Hạnh – Xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam – Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2019, Hà Nội 11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam –
[4] Trần Khánh Đức – Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷXXI
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[6] Nguyễn Minh Đường (1992) Module hành nghề- Phương pháp tiếp cận hướngdẫn biên soạn và áp dụng , Bộ giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Module hành nghề- Phương pháp tiếp cận hướng"dẫn biên soạn và áp dụng
[7] Nguyễn Duy Hồ- Đỗ Huân (1992)-Tổng luận phương thức Module trong đào tạo nghề,Viện nghiên cứu Đại học&GDCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng luận phương thức Module trong đào tạo nghề
Tác giả: Nguyễn Duy Hồ- Đỗ Huân
Năm: 1992
[8] Đỗ Huân (1994) Tiếp cận môđun trong xây dựng chương trình đào tạo nghề, Luận án Tiến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận môđun trong xây dựng chương trình đào tạo nghề
[9] Nguyễn Viết Sự: Một số khái niệm về cấp trình độ đào tạo nghề-Tạp chí TTKHGD, số 83-12/2001,Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về cấp trình độ đào tạo nghề-Tạp
[1] Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 Khác
[2] Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 21/10/2021 Quy định về điều lệ trường Cao đẳng Khác
[5] Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII Khác
[10] Nguyễn Viết Sự- Nguyễn Minh Châu: Phát triển đào tạo nghề theo Môđun Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w