Những vấn đề cơ bản về đẩy mạnh tiêu thụ
Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 3
Sản phẩm là tất cả những gì được sản xuất ra nhằm đáp ứng, thoả mãn tốt nhu cầu đòi hỏi của khách hàng và thị trường, thông qua đó doanh nghiệp đạt được những mục đích đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tiêu thụ sản phẩm là gì?
Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá.
Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu có mối quan hệ với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh, nó là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm tốt mới thực hiện được quá trình tái sản xuất Do đó tiêu thụ sản phẩm quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh đến vòng quay của vốn lưu động và sự tiết kiệm của đồng vốn kinh doanh.
Mục đích của quá trình tiêu thụ sản phẩm 3 1.1.3 Nội dung về công tác tiêu thụ sản phẩm: 4 1.2 Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh
Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay doanh nghiệp phải thực hiện đúng các nguyên tắc trong tiêu thụ sản phẩm là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua bán nhằm đạt được mục đích chủ yếu trong tiêu thụ: Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch, đúng hợp đồng đã ký trên quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng và gắn bó lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đảm bảo ngày càng có nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp, thông qua công tác giao dịch, phương thức phân phối, tiêu thụ, thủ tục giao nhập và thanh toán đối với khách hàng trên quan điểm coi khách hàng là “thượng đế” của doanh nghiệp.
Tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều có ý nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người và đưa họ vào hoạt động để tạo ra tiền cho doanh nghiệp Và mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận góp phần tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp Trong đó tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Nó gồm có việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ, phối hợp và tổ chức thực hiện các kế hoạch trên thị trường quảng cáo và khuyến khích bán hàng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm như thế nào, định giá sản phẩm và tổ chức bán hàng Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chính của doanh nghiệp có tác động lớn đến doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.3 Nội dung về công tác tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình kinh doanh là yếu tố quyết định nhằm thực hiện mục đích của việc kinh doanh và thu lợi nhuận, đông thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành, tạo điều kiện để tái sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh và là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Sản phẩm được tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm được xác định, khi đó giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện
Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu, xu hướng tiêu dùng vả yêu cầu về sản phẩm để từ đó mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm trả lời câu hỏi: Tiêu thụ sản phẩm gì? Tiêu thụ như thế nào? Sản phẩm đó bán cho ai?
Cụ thể là vệc điều tra, nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường đang cần những sản phẩm nào, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nó ra sao, dung lượng thị trường (khả năng tiêu thụ) về sản phẩm đó thế nào Từ đó xác định, lựa chọn những mặt hàng để doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ.
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm, về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ cùng với giá cả tiêu thụ…làm căn cứ để xây dựng kế hoạch về nhân sự, tài chính, vật tư, kỹ thuật…
Chuẩn bị hàng hóa tiêu thụ: Thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm tiêu thụ như vận chuyển, lưu thông đưa hàng về kho, về cửa hàng; các nghệp vụ về tiếp nhận, phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm và sắp xếp hàng hóa tiêu thụ cho phù hợp.
Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp, căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản phẩm và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dung cuối cùng, có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp( bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng) hay kênh tiêu thụ gián tiếp( bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng có qua trung gian)
Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm: Hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ các hoạt động nhằm thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Yểm trợ các hoạt động nhằm hỗ trợ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, tham gia hội trợ triển lãm…
Tổ chức các hoạt động bán hàng: Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng và thu tiền khách hàng Có thể chọn các hình thức thu tiền như trả ngay bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc bán trả góp…
Phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu qủa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ…nhằm kịp thời có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Việc đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm có thể xem xét trên các khía cạnh như: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, giá trị, thị trường tiêu thụ để đánh giá, để tìm ra phương hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.4 Sự cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Đối với người tiêu dùng
Nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng mang tính thời vụ nên việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của quá trình sản xuất kinh doạnh của doanh nghiệp Đồng thời tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, lao động trong và ngoài doanh nghiêp.
Tiêu thụ sản phẩm sẽ thực hiện được quá trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng
Tiêu thụ sản phẩm giúp cho nhà doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng qua khối lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hoá mà mình kinh doanh để từ đó thoả mãn hơn nhu cầu của họ.
Khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được các chi phí và xác định được mức lãi từ đó, thực hiện được quá trình tái sản xuất mở rộng quy mô.
Thông tin chung về Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh phong
Tên Công ty: Công ty cổ phầnh thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong. Tên giao dịch quốc tế: Đỉnh Phong tranding development & construction jont stook company
Thành lập: ngày 09 tháng 05 năm 2005
Quyết định thành lập số: 01 QĐCTCP
Vốn điều lệ: 4.500.000.000 ( Bốn tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng)
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mại.
1.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Chức năng: Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như xây dựng và giám sát thi công các công trình dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Với mục tiêu hoạt động: huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
Nhiệm vụ: Thực hiện nghị quyết Hội nghị 7 khóa VI của Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước.
- Chấp hành mọi quy định, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, tài sản và nộp ngân sách theo quy định.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của công ty, mở rộng thị trường.
- Bảo vệ uy tín của công ty.
- Thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Các lĩnh vực hoạt động chính:
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, kỹ thuật hạ tầng, đường dây và trạm điện đến 35kV, san lắp mặt bằng.
- Giám sát, thi công xây dựng các loại công trình dân dụng và công nghiệp, lĩnh vực chuyên môn giám sát: xây dựng và hoàn thiện.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Địa chỉ trụ sở chính của Công ty:
Số 42c/280 Lạc Long Quân, phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: (04).66817429
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 9 1.2.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty 11 1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian gần đây 16 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong được thành lập vào ngày 09 tháng 05 năm 2005.
Công ty mới thành lập nên bước đầu còn gặp một số khó khăn trong quá trình hoạt động như môi trường sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào (cụ thể là sắt, thép, gỗ để sản xuất vật liệu xây dựng và các trang thiết bị), một số mặt hàng mới chưa tiếp cận được với khách hàng khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm không được thuận lợi Để phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, những ngành kinh doanh chủ yếu đi sâu vào các lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, dịch vụ cơ khí. Để khắc phục các khó khăn đó, công ty đã nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, đồng thời tổ chức lại bộ máy hoạt động cũng như về phương thức và chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình.
Sau một thời gian hoạt động Công ty ngày càng phát triển và đi vào làm ăn có lãi Thị phần về sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng. Sản phẩm của công ty đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng Các sản phẩm của công ty có sự cạnh tranh mạnh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Chủ trương của công ty là luôn cố gắng để kiện toàn công tác quản lý chất lượng sản phẩm, với xu hướng phát triển công ty không ngừng cố gắng hoàn thiện công tác quản lý và điều hành sản xuất của Công ty sao cho hệ thống đạt được kết quả cao nhất. Để phát triển và lớn mạnh hơn nữa, Công ty ngày càng đa dạng các sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm Lãnh đạo Công ty không ngừng đi đánh giá thị trường, tìm hiểu sở thích người tiêu dùng, nhu cầu thị trường để thêm các mặt hàng vào danh sách các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty.
Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình; sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo cùng với sự hăng say, nhiệt tình của các cán bộ công nhân trong công ty mà Công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mại Thành An ngày càng lớn mạnh, các sản phẩm của Công ty ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng Sản phẩm của công ty có sự canh tranh lớn với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác.
1.2.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong xây dựng một mô hình quản lý và hoạt động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong kinh doanh, có uy tín trên thị trường, bảo đảm đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng chức năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cuả toàn Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong như sơ đồ sau:
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc công ty
Phòng dự án đấu thầu
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phó giám đốc kĩ thuật thi công
Xưởng sản xuất nội thất Đội thi công số 2 Đội thi công số 1
Cửa hàng vật liệu xây dựng
Phòng kế hoạch – kỹ thuật
1.2.3.1 Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty
Là người đại diện có tư cách pháp nhân cao nhất tại Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty Có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành và quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch kinh doanh mà công ty đã đề ra theo từng kì kế hoạch
1.2.3.2 Các phó Giám đốc Công ty
Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực, phần việc được phân công Được quyền chủ động điều hành, giải quyết các lĩnh vực công việc được Giám đốc phân công và uỷ quyền Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của mình
- Phó giám đốc kỹ thuật thi công: là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, là người có chuyên môn kỹ thuật có kinh nghiệm trong việc kiểm tra thẩm định,giám sát về mặt kỹ thuật Thực hiện chức năng chỉ đạo thi công xây dựng, tham mưu báo cáo cho giám đốc về mặt kỹ thuật.
- Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm về mặt kinh doanh Thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác sản xuất kinh doanh. Đồng thời thông tin nhanh về những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành kinh doanh để cùng giám đốc rút kinh nghiệm nhằm đề ra phương pháp chỉ đạo hợp lý,chiến lược sản xuất kinh doanh có hiểu quả cao nhất.
1.2.3.3 Phòng tổ chức hành chính
Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc Công ty về mọi mặt.Trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt : công tác kế hoạch hoá, lao động tiền lương, các chế độ về hành chính, văn thư, bảo mật Theo dõi và tổ chức quản lý mọi hoạt động về hành chính quản trị của công ty, tham mưu cho giám đốc về việc quản lý lao động, …theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà Nước.
1.2.3.4 Phòng kế hoạch - kỹ thuật
Là phòng chức năng trực thuộc bộ máy quản lý của Công ty, tham mưu cho Ban giám đốc về kinh doanh, quản lý kinh tế, kế hoạch đầu tư, dự án đấu thầu, thống kê tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và xây dựng kế hoạch tiến bộ và biện pháp thi công chính các dự án, quản lý chất lượng và tiến độ thực hiện của các dự án mà Công ty thi công Phòng kế hoạch – kỹ thuật có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh tiếp thị, soạn thảo các hợp đồng kinh tế và xây dựng các biện pháp khoán trong Công ty với các đội xây dựng công trình.
- Lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu các dự án do Công ty khai thác Trực tiếp đàm phán với các đối tác trong liên doanh về các vấn đề liên quan đến hồ sơ thầu Quản lý lưu trữ, bảo mật các tài liệu có liên quan đến đấu thầu.
- Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị lập biện pháp tổ chức thi công công trình Chủ trì trong việc thẩm định, tổng hợp ý kiến các phòng ban nghiệp vụ và trình Giám đốc phê duyệt biện pháp tổ chức thi công các công trình, hạng mục công trình do các đơn vị lập.
- Theo dõi quản lý kiểm tra tiến độ chất lượng các dự án Công ty thi công. Hàng tháng giao kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất tháng trước của các đơn vị trong Công ty.
1.2.3.5 Phòng dự án - đấu thầu
Quản lý trực tiếp các dự án của Công ty đầu tư, làm hồ sơ đấu thầu, hồ sơ công trình đang thi công, hồ sơ hoàn công công trình, chịu sự điều hành của Ban Giám Đốc
Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc Công ty xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh và dịch vụ Có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm.
- Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch của Công ty trong từng thời kỳ.
- Tư vấn cho Giám đốc về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là bao gồm các điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động nhưng đó là những yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà chỉ thích ứng nó theo để phát triển.
Môi trường khách quan có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ VLXD của doanh nghiệp nói riêng, nó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh thuận lợi cũng như thách thức trở ngại đối với doanh nghiệp
Một số nhân tố khách quan chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm VLXD của doanh nghiệp Nó có vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định hàng đầu Bao gồm các yếu tố:
Các nguồn lực củaddoanh nghiệp
Tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Môi trường kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá
- Môi trường cạnh tranh giữa các ngành
- Lãi suất: lãi suất cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh tiêu thụ và nhu cầu thị trường, lãi suất cao thì người tiêu dùng sẽ bỏ tiền vào tiết kiệm và khi đó đầu tư cho sản xuất sẽ giảm đi và nhu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm VLXD sẽ giảm đi và ngược lại.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng phản ánh tốc độ phát triển của thị trường tiêu thụ VLXD của công ty
- Tỷ lệ lạm phát: đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh tính chất ổn định hay bất ổn của nền kinh tế Lạm phát cao giúp cho doanh nghiệp phát triển nóng, nhưng không bền vững.
* Môi trường chính trị – pháp luật:
Các yếu tố chính trị và luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh Có thể nói: quan điểm, đường lối chính trị nào, hệ thống luật pháp và chính sách nào sẽ có môi trường kinh doanh đó, không có môi trường kinh doanh nào thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng luật pháp.
Sự ổn định của chính trị: giúp cho hoạt động đầu tư, tiêu thụ sản phẩm VLXD cũng được vững chắc hơn
Hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ, đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo khung khổ pháp lý và giới hạn cho việc đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh tiêu thụ VLXD của doanh nghiệp.
* Môi trường khoa học, kỹ thuật công nghệ.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất có tác động lớn đến chất lượng, giá thành sản phẩm.
Các nhân tố thuộc môi trường kỹ thuật - công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, bởi vì tiến bộ khoa học và công nghệ ảnh hưởng một cách trực tiếp và quyết định đến hai yếu tố tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả của sản phẩm Do vậy nó có tác động đến thị trường, các nhà cung cấp, đến khách hàng, quá trình kinh doanh tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường Do đó mức tiêu thụ sản phẩm VLXD của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và chi phối rất lớn bởi khoa học công nghệ
* Môi trường văn hoá - xã hội:
Yếu tố văn hoá xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm VLXD của doanh nghiệp theo 2 hướng tích cực và tiêu cực.
Các nhân tố văn hóa xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của từng bộ phận dân cư và sự giao lưu văn hoá giữa các bộ phận dân cư khác nhau và các nhân tố này ảnh hưởng đến thị hiếu tập quán người tiêu dùng Các nhân tố văn hoá xã hội như:
- Trình độ văn hoá: với thị trường nơi trình độ văn hoá dân cư khác nhau thì sự tác động tới sản phẩm cũng khác nhau Sự nhìn nhận đánh giá sản phẩm tiêu dùng càng cao thì sản phẩm càng có chất lượng tốt, mẫu mã phong phú và được người tiêu dùng chấp nhận nhiều hơn.
- Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân thuộc những tầng lớp khác nhau, các dân tộc khác nhau Để từ đó doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản phẩm thích ứng cho từng thời điểm, vùng và tập quán tiêu dùng tác động mạnh đến quá trình tiêu thụ sản phẩm VLXD và tác động đến phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp.
* Môi trường cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh tiêu thụ sản phẩm VLXD:
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những đối thủ chưa xuất hiện nhưng sẽ xuất hiện trong tương lai đối với mỗi ngành hay mỗi doanh nghiệp khác nhau thì sức ép của đối thủ tiềm ẩn cũng khác nhau nó phụ thuộc vào rào cản xâm nhập, lợi thế do quy mô, đa dạng hoá sản phẩm, sự đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ
- Sức ép của nhà cung cấp
Doanh nghiệp thường xuyên có mối quan hệ với nhà cung cấp khác nhau: Nhà cung cấp thiết bị lao động, tài chính và nhà cung cấp vật tư Lực lượng này có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tiêu thụ VLXD của doanh nghiệp Điều cần quan tâm đối với các doanh nghiệp đó là những tác động tiêu cực có thể đe doạ doanh nghiệp, những lực lượng này chỉ gây sức ép đối với doanh nghiệp khi có ít nhà cung cấp, có ít sản phẩm thay thế và khi nhà cung cấp có ưu thế chuyên biệt hoá sản phẩm và dịch vụ Chính sức ép của nhà cung cấp về giá cả và về chất lượng sản phẩm và thời gian cung cấp đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch tiêu thụ sản VLXD phẩm của doanh nghiệp
- Sức ép từ phía khách hàng
Nhân tố chủ quan 25 2.3.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong
Đây là nhân tố bao gồm tất cả các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Các yếu tố này doanh nghiệp có thể điều chỉnh nó, kiểm soát nó Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phầm VLXD là:
Tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm VLXD nói riêng bởi vì tổ chức bộ máy định hướng cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp Bộ máy quản lý có thể là ưu hoặc nhược điểm cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh tiêu thụ VLXD của doanh nghiệp.
* Các nguồn lực của doanh nghiệp
Các nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm VLXD bao gồm hai yếu tố chủ yếu là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình
- Nguồn lực vô hình, đó là các nguồn lực mà ta không thể nhìn thấy, sờ thấy được nhưng nó lại là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp đó là các nguồn lực như: thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, các mối quan hệ của doanh nghiệp, Đây là những nguồn lực không dễ có mà phải gây dựng tích luỹ trong thời gian dài với sự nỗ lực của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
- Nguồn lực hữu hình, đó là những yếu tố mà có thể cầm nắm sờ mó và định lượng được Nó bao gồm: Vốn (tài chính), Máy móc thiết bị (cơ sở vật chất),hệ thống cửa hàng, nguồn nhân lực
+ Yếu tố tài chính, yếu tố này là yếu tố sống còn, yếu tố đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm VLXD Khi đề cập đến vấn đề vốn người ta thường quan tâm đến quy mô vốn, cơ cấu vốn (cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định), tốc độ thu hồi vốn, khả năng thanh toán (thanh toán nhanh, khả năng chi trả dài hạn ), nguồn huy động vốn, chất lượng sử dụng vốn
+ Nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật: Đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, cửa hàng, phương tiện giao thông vận tải Đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến chi phí, giá thành, năng suất chất lượng sản phẩm và khả năng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Công nghệ càng hiện đại thì sản phẩm sản xuất ra có chất lượng, giảm chi phí hạ giá thành đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, và sản phẩm được khách hành sử dụng, tiêu thụ nhiều thì thị phần của doanh nghiệp ngày càng lớn.
+ Yếu tố lao động (nguồn nhân lực) Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, vì con người vận hành máy móc tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, điều đó có nghĩa là không gì có thể thay được con người trong quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩm Khi xem xét đến các yếu tố người lao động người ta thường quan tâm đến số lượng, cơ cấu (giới tính, số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp), thâm niên, trình độ đào tạo (chất lượng đào tạo) Nó làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm VLXD của công ty Cổ phần thươ mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong
2.3.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong
Bảng 2.3 Bản so sánh doanh thu tiêu thụ VLXD với tổng doanh thu của công ty Cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh của công ty)
Doanh thu tiêu thụ VLXD chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tổng DTTT củaCông ty Năm 2008, DTTT sản phẩm VLXD chiếm 48,81% và tăng dần qua 3 năm 2009, 2010, 2011 cả về lượng tuyệt đối cũng như tỉ lệ Tuy vậy tỉ lệ tăng lên về doanh thu tiêu thụ VLXD ở mức chưa cao, chứng tỏ DN chưa tập trung đẩy mạnh tình hình tiêu thụ VLXD, một trong những lĩnh vực đang rất phát triển trong những năm gần đây.
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ 28 2.3.2 Kết quả tiêu thụ VLXD theo thị trường 31 2.3.3 Kết quả tiêu thụ VLXD theo đối tượng khách hàng 33 2.4 Đánh giá ưu nhược điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty
Các sản phẩm VLXD chính mà Công ty kinh doanh là gốm xây dựng, xi măng, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch ceramic, gạch Geramite, và một số loại khác Việc kinh doanh, tiêu thụ những mặt hàng này đã đóng góp một phần lớn trong sự phát triển chung của Công ty Mặc dù trong hoạt động tiêu thụ của mình Công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty Ngoài những mặt hàng tiêu thụ chính là sứ vệ sinh, gạch Gramite thì Công ty còn tiêu thụ nhiều sản phẩm gốm xây dựng khác khi tìm được đối tác Các sản phẩm kính xây dựng mặc dù tiêu thụ còn nhiều hạn chế song đây cũng là một trong những mặt hàng góp phần quan trọng trong mục tiêu chung của Công ty Chúng ta sẽ xem xét cơ cấu xuất khẩu của Công ty:
Bảng 2.4 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm VLXD của Công ty CP thươnBg mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong năm 2008- 2011 Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh của công ty)
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy hầu hết các mặt hàng đều tăng về tuyệt đối qua các năm Trong đó mặt hàng gốm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ Dù tỷ trọng này giảm dần về mặt tuyệt đối thì giá trị tiêu thụ gốm xây dựng vẫn tăng qua các năm Giá trị tiêu thụ của xi măng tăng qua các năm qua cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong doanh thu tiêu thụ. Các loại hàng hoá khác của công ty cũng tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong doanh thu tiêu thụ của Công ty.
2.3.1.1 Cơ cấu tiêu thụ gốm xây dựng
Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu tiêu thụ gốm xây dựng của Công ty
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới như hiện nay Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc tăng doanh thu nhưng trong những năm qua mặt hàng gốm xây dựng của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, không ngừng tăng Trong tất cả các mặt hàng của Công ty thì gốm xây dựng là mặt hàng tiêu thụ chủ lực của Công ty Chính việc tiêu thụ gốm xây dựng đã góp một phần lớn vào việc tăng doanh thu nói chung của Công ty trong thời gian qua.
Bảng 2.5 Bảng doanh thu tiêu thụ gốm xây dựng theo mặt hàng. Đơn vị: tỷ đồng
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
3 47,24 25,2657 50,28 28,34 49,41 29,44 50,42 2.Gạch ngói xây dựng 3,4953 7,64 1,9648 3,92 2,695 4,7 4,625 7,93 3.Gạch Gramite 14,393 31,46 17,12 34,07 18,94 33,02 16,94 29,02 4.Gạch ceramic 5,014 10,96 5,256 10,46 6,125 10,68 5,125 8,78 5.Các loại khác 1,2354 2,7 0,6435 1,27 1,25 1,69 2,25 3,85
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008- năm 2011đã được kiểm toán)
2.3.1.2 Cơ cấu tiêu thụ xi măng
Hoạt động kinh doanh xi măng của Công ty cũng là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng tỷ trọng doanh thu tiêu thụ xi măng luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm Năm 2008 doanh thu tiêu thụ xi măng chiếm 20,93 trong tổng doanh thu của VLXD, năm 2009 chiếm 21,98% và năm 2010 chiếm 24,16% Năm 2011 chiếm 25,16%
Doanh thu tiêu thụ xi măng của Công ty chủ yếu là từ hoạt động bán lẻ xi măng, các khách hàng mua thẳng không ký kết hợp đồng, đây là lượng khách hàng tương đối lớn và ở khắp các vùng như: Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Sơn La, Hoà Bình, Bên cạnh đó, đối với một số khách hàng thường xuyên, Công ty có ký kết Hợp đồng nguyên tắc với khách hàng về việc cung cấp xi măng, trong đó có quy định giá bán và cách điều chỉnh giá khi thị trường có biến động về giá, và khối lượng xi măng cung cấp sẽ tùy thuộc nhu cầu tiêu thụ của khách hàng và khả năng cung cấp của Công ty.
Bảng 2.6 Bảng Sản lượng và doanh thu tiêu thụ xi măng: Đơn vị: Tỷ đồng
Xi măng rời 6911,398 6,1 7991,67 7,3188 7988,51 7,5891 8012,50 8,5891 Tổng cộng 17391,797 15,35 20146,32 18,45 25421,05 24,15 27279,94 26,15
(Nguồn: - Báo cáo tài chính năm 2008- năm 2011 đã được kiểm toán)
Công ty hầu như không kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải mà đội ngũ vận tải của Công ty hoạt động chủ yếu để phục vụ cho khách hàng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do đó doanh thu của hoạt động này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu qua các năm.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011 tăng so với năm 2010, năm
2009, và năm 2008 là do thu lãi từ tiền gửi ngân hàng và các hoạt động tài chính khác.
2.3.2 Kết quả tiêu thụ VLXD theo thị trường
Bảng 2.7 Kết quả tiêu thụ VLXD theo thị trường Đơn vị: Tỷ đồng
Hà Nội 2,254 4,84 39,99 54.52 36,137 43,26 45,437 45,46 Hưng Yên 32,112 69,00 7,58 10,33 12,878 15,34 16,532 16,54 Hải phòng 11,195 24,05 3,91 5,33 8,5965 10,24 7,2464 7,25 Hải Dương 700 1,50 14,2 19,36 17,151 20,43 21,339 21,35
(Nguồn: Phòng kinh doanh và marketing của công ty) Để quá trình phân tích được thuận lợi và rõ ràng nên trong bảng trên đã có sự tổng hợp của một số tỉnh có doanh thu qua nhỏ lại với nhau Còn trên thực tế thì công ty đã cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có địa chỉ ở hơn
20 tỉnh thành phố trong đó khoảng 80% là doanh nghiệp thuộc các tỉnh phía bắc còn khoảng 20% các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền Trung
Mặc dù, công ty đã cung cấp dịch vụ cho những doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh trên miền Bắc và miền Trung, nhưng con số hơn 20 tỉnh này là quá nhỏ so với tổng số tỉnh của thị trường miền Bắc và miền Trung Cho nên, trong quá trình hoạt động, công ty luôn tổ chức nghiên cứu để tiếp tục mở rộng việc phục vụ nhu cầu của các khách hàng trên các tỉnh thành khác trên hai khu vực thị trường miền Bắc và miền Trung, đồng thời cũng không ngừng tăng khối lượng tiêu thụ trên các thị trường đó.
Qua bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ theo thị trường.Cho thấy, doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc địa phận
Hà Nội là chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2009 chiếm hơn 54% tổng doanh thu từ hoạt động tiêu thụ, năm 2010 chiếm hơn 43%, năm 2010 chiếm hơn 45%.
Tỉnh chiếm vị trí thứ hai trong tổng số doanh thu tiêu thụ theo thị trường của công ty đó là tỉnh Hải Dương Tỷ trọng doanh thu của công ty từ tỉnh này cụ thể trong ba năm gần đây như sau: Năm 2009 chiếm hơn 20% tổng doanh thu từ hoạt động tiêu thụ, năm 2010 chiếm hơn 21% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu cho các tỉnh thành khác trên cả nước
Doanh thu từ hai tỉnh thành chiếm vị trí áp đảo trong tổng doanh thu từ hoạt đông tiêu thụ của công ty là hoàn toàn hợp lý bởi vì Hà nội là nơi mà công ty đặt trụ sở kinh doanh đồng thời cũng là thành phố có nhiều doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại đây, còn ở Hải Dương thì là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là về công nghiệp và gần với Hà Nội
Doanh thu từ 8 tỉnh còn lại của công ty Trong năm 2009, doanh thu từ các tỉnh này chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 25% tổng doanh thu bán hàng.Còn trong hai năm 2010 và 2011 doanh thu từ các tỉnh còn lại chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, bình quân mỗi năm chỉ chiếm khoảng hơn 4% tổng doanh thu bán hàng Việc doanh thu quá thấp từ các tỉnh còn lại sẽ làm cho kết quả hoạt động bán hàng bị phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của hai tỉnh , Hải Dương, Hà Nội Doanh thu từ các tỉnh còn lại quá thấp cũng cho thấy công ty chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường của các tỉnh đó.
2.3.3 Kết quả tiêu thụ VLXD theo đối tượng khách hàng
Kết quả từ hoạt động bán hàng theo tiêu thức khách hàng lớn và khách hàng nhỏ
Theo bảng dưới đây cho ta thấy được: năm 2008 doanh thu tiêu thụVLXD của khách hàng lớn chỉ chiếm khoảng 45% tổng doanh thu tiêu thụ
VLXD, tương ứng với 33,0075 tỷ đồng Năm 2009 thì doanh thu tiêu thụ VLXD của khách hàng lớn đã chiếm 58% tổng doanh thu tiêu thụ VLXD. Năm 2010 tỷ lệ này của công ty là 70%.
Bảng 2.8 Kết quả tiêu thụ VLXD theo tiêu thức khách hàng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DT
(Nguồn: Phòng kinh doanh và marketing của công ty)
Như vậy, qua kết quả hoạt động bán hàng phân chia theo tiêu thức khách hàng lớn, khách hàng nhỏ, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm luôn luôn có những biến động rất tích cực Số lượng khách hàng lớn của công ty tăng dần qua các năm Sự tăng lên về doanh thu tiêu thụ VLXD của khách hàng lớn qua các năm cho phép công ty dần hướng đến mục tiêu vàng trong kinh doanh tỷ lệ 80: 20(20% khách hàng chiếm 80% doanh thu của doanh nghiệp).
Kết quả hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ nhóm khách hàng lặp lại việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Qua thực tế hoạt động bán hàng của công ty trong ba năm gần đây cho chúng ta thấy khối lượng khách hàng của công ty khá ổn định qua từng năm. Mỗi năm, số lượng khách hàng của công ty là khoảng 400 khách hàng Trong đó số khách hàng lặp lại việc dùng sản phẩm của công ty là khá cao Năm
Ưu điểm 35 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 38 2.4.3 Nguyên nhân 39 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VLXD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỈNH PHONG 43 3.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty và định hướng tiêu thụ sản phẩm VLXD
Sau thời gian hoạt động Công ty cổ phần XD và Phát triển TM Thành An đã không ngừng mở rộng về thị trường và số lượng khách hàng Khách hàng của công ty gồm nhiều công ty tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung
DANH SÁCH MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
Tên công ty Tên công ty
Một số khách hàng điển hình năm 2009
Cty thi công cơ giới và xây lắp máy Cty XD CT GT 872
Cty CK XL điện & PT hạ tầng Cty Cầu 14
Cty CK Liên Minh Cty XD CT GT Việt Lào
Cty khoá Minh Khai Cty XD cầu 75
Cty cầu 12 Cty CK ô tô xe máy công trình
Cty đóng tàu H ạ Long Công ty CK Ngô Gia Tự
Cty đóng tàu B ạch Đ Ằng Cty Cầu 1 Thăng Long
Nhà Máy Z 159 Cty XL điện 1
Cty CP TV & TB đô thị Thăng Long Cty CP TB lạnh Long Biên
Cty chiếu sáng & TB đô thị HN Cty kết cấu thép ĐT & XL Thuận Phát
Cty XL & CK cầu đường Cty thép tiền chế zamil
Cty Sông Đà 12 Cty cầu 3 Thăng Long
Cty TB & đóng tàu Hải Phòng Cty cầu 5Thăng Long
Cty đầu tư PT đường cao tốc Việt Nam Cty kết cấu thép CK XD
Cty Sông Đà 7 XN khảo sát XD điện 1
Cty Đường Bộ 471 Cty chế tạo c ột th ép Đông Anh
Cty CTGT 482 Cty XL máy và XD HN
Cty CÔNG TRINH 479 Cty Sông Đà 2
Cty CÔNG TRINH GT 492 Cty XD số 2
Cty CP VINACONEX Xuân Mai
Một số khách hàng tiêu biểu năm 2010
XN LM & XD điện XN lắp Trạm điện & XD điện dân dụng Xưởng LM & XD điện Cty CP Kim Khí VLXD
Cty CK & XD Thăng Long Cty CP XD số 4 Thăng Long
Cty CP CK & XD GTVT Cty CP XL điện máy Hà Tây
XN thi công cơ giới 144 Cty Cầu 3 Thăng Long
Cty CP CK CT GT 465 Cty Thành Linh
Cty TNHH TM Việt Á Cty CK Thái Dương
Cty CK & XD số 10 Thăng Long Cty CP E Nhất
Nhà máy M1 Binh chủng thông tin Cty ĐT XD& PH hạ tầng
Cty TNHH XD điện Hải Dương Cty Vinh Phương
Cty CK & XL cầu đường Cty XL điện Hải Dương
Cty Sửa chữa cầu đường bộ II Cty CK Ngô Gia Tự
XN CK & XD số 1 Cty ĐT & XD
Cty CP Việt Phương Nhà Máy đóng tàu Hạ Long
Cty TNHH thép Bắc Việt CS S X & GC vật liệu điện
Cty TB điện Cẩm phả DNTN Sơn Hà
XN XL điện & PT hạ tầng- COMA18 XN khảo sát XD điện I
Một số khách hàng tiêu biểu năm 2011
Cty CP LM & XD điện Cty đường bộ 471
Xưởng LM & XD điện Cty LM & XD HN _ LILAMA
Cty TNHH thép Bắc Việt Cty sửa chữa cầu đường bộ II
Cty CK 75 Cty tuổi trẻ thủ đô
Nhà máy M1 Binh chủng thông tin Cty TNHH VT & KC thép- Hà Đông Cty TNHH Bạch Đằng Cty XL điện Hải Dương - đội 10 Cty TNHH XD điện Hải Dương Cty CP CK 30/4
Cty S X VL & XD CT I Cty CP XD điện & PTNT Hà Tây Cty XD& PT hạ tầng XN KS XD điện I
Cty TM Hải Thịnh Cty ĐT & XD
Cty CP XL điện Hải Phòng Cty Khảo sát năng lượng
Cty CP CK & XDGTVT Cty CP điện Hải Dương đội 7
Cty CP CK CT GT 465 Cty TNHH S X& TM Việt Long
Cơ sản xuất & GC VLĐ Cty điện chiếu sáng_hapulico
Cty CP XD số 4 Thăng Long Cty TNHH XL điện Duyên Hà
Cty CP kim Khí VLXD Cty CK 120
MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH MÀ CÔNG TY THAM GIA
Chung cư Văn Quán- Hà Đông Đường vào nhà máy Vinakasai- Ninh Bình
Trạm biến áp 110KV Sầm Sơn
Dự án cột điện Indonexia Quốc lộ 5, Quốc lộ 2, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32
Dự án hệ thống chiếu sáng HN
Hệ thống cột đèn chiếu sáng Bắc Ninh Siêu thị Metro Hoàng Mai
Lan can cầu Bàn Thạch, cầu Hà Nha Phụ kiện cầu sắt
Lan can cầu Minh Trí - Xuân Hòa
Cầu Lạ, cầu Ngòi Trì - Tuyên Quang
Cột ăng ten Viba Viiettel
Cột ăng ten Hương Sơn Ống thoát nước, Chi tiết tấm đan cảng Cái Lân
- Trong quá trình áp dụng những nội dung cơ bản của hệ thống lý thuyết tiêu thụ và các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ còn có những thiếu sót, nhiều công cụ quan trọng của hệ thống lý thuyết chưa được công ty sử dụng để đưa vào thực hiện trong hoạt động tiêuđồng thụ của công ty Mặc dù vậy, nhưng đối với những nội dung được công ty đưa vào áp dụng trong thực tế tiêu thụ của công ty thì công ty đã có sự áp dụng rất linh động và hiệu quả đạt được là đáng kể.
- Do tác động của các yếu tố khách quan cũng như các yếu tố chủ quan mà hoạt động tiêu thụ của công ty có năm giành được những thắng lợi to lớn, có năm gặp phải khó khăn song xem xét trong cả quá trình hoạt động kinh doanh thì thấy kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty năm sau thường tốt hơn năm trước cụ thể là: sản phẩm gốm xây dựng tiêu thụ tăng qua các năm 2008 là 45,75 tỷ đồng, năm 2009 là 50,25 tỷ đồng, năm 2010 là 57,35 tỷ đồng; sản phẩm xi măng cũng tăng đều đặn qua các năm 2008 là 13,35 tỷ đồng, năm 2009 là 18,45 tỷ đồng, năm 2010 là 24,15 tỷ đồng. Các mặt hàng khác của công ty tiêu thụ cũng tăng nhanh về cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của công ty
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại
- Các dịch vụ bổ sung cho dịch vụ chính của công ty trong thời gian qua chưa có nhiều.
- Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ của công ty không được công ty áp dụng triệt để trong quá trình thực hiện hoạt động tiêu thụ.
- Các hoạt động quảng cáo cho sản phẩm và hình ảnh của công ty chưa được áp dụng và thực hiện.
- Các hoạt động sản xuất hỗ trợ cho hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty đã có nhưng cách bố trí còn chưa hợp lý làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ.
-Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty đã có nhưng chưa hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư thỏa đáng.
- Việc tham gia các hội chợ, triển lãm để tìm kiếm và thiết lập những mối quan hệ mới đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng mới chưa được đặc biệt quan tâm chú ý.
- Chất lượng của độ ngũ bán hàng của công ty chưa thực sự cao, khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho định giá sản phẩm chưa thật sự tốt, số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học còn ở mức thấp.
- Các hoạt động xây dựng những mối quan hệ đối với khách hàng để tạo dựng những khách hàng truyền thống cho công ty chưa thật sự tốt.
Trong những năm tới, lĩnh vực kinh doanh tiêu thụ VLXD là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu tương đối cao Đối tượng tham gia vào lĩnh vực này sẽ tăng lên cả về mặt số lượng lẫn quy mô Công ty muốn tiếp tục giành được thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường thì công ty cần có những biện pháp khắc phục một cách hợp lý và có hệ thống đối với những nhược điểm của hoạt động tiêu thụ.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tiêu thụ sản phẩm VLXD của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mại Thành an đạt kết quả tương đối khả quan Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đi vào ổn định và phát triển với tốc độ cao, nhu cầu xây dựng công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị ngày càng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung và Công ty nói riêng phát triển sản xuất kinh doanh. Riêng về mặt hàng xi măng, mặc dù nhu cầu nguyên liệu cho xây dựng tăng cao nhưng sản lượng xi măng có những lúc cung không đủ cầu
Chiếm phần không nhỏ trong hoạt động của Công ty là việc cung cấp xi măng cho Tổng công ty Sông Đà Trong các năm qua, Tổng công ty Sông Đà đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều công trình xây dựng lớn được Chính phủ giao theo hình thức tổng thầu xây lắp: như Thuỷ điện Tuyên Quang, Sơn La, Huội Quảng, các dự án xây dựng khu đô thị mới tại Hà Nội, Hoà Bình, Hà Tây, tạo thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty Xi măng Sông Đà Thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng và khách hàng ngày càng đông, đại lý cho Công ty ngày càng tăng lên Công ty cũng đã tổ chức tốt các kênh phân phối sản phẩm: kênh phân phối gián tiếp (thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý), kênh phân phối trực tiếp (đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng) đồng thời áp dụng chính sách giá cả linh động phù hợp với từng thời điểm, từng khu vực tiêu dùng và từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, ban lãnh đạo có trình độ, có chiến lược và chính sách phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, sản phẩm của Công ty sản xuất ra luôn đạt chất lượng cao, đã có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận
Riêng kết quả kinh doanh năm 2010 của Công ty không đạt được tăng trưởng cao như các năm trước do thị trường vật liệu xây dựng có dấu hiệu chững lại so với năm 2009 Bên cạnh đó, trên thị trường xuất hiện nhiều loại sản phẩm xi măng lò quay phương pháp khô đã cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Công ty Công ty phải năng động, xúc tiến bán hàng bằng nhiều hình thức, trong đó có giảm giá bán xi măng để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn do vậy làm giảm doanh thu của Công ty Ngoài ra, tình hình thời tiết thất thường, mưa bão kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty Trong năm 2009, giá nguyên liệu đầu vào của ngành xi măng như clinker, xăng dầu, vận tải tăng lên khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất giảm mạnh, giá nguyên liệu đầu vào của phôi thép và các vật liệu xây dựng khác cũng tăng lên cũng làm ảnh hưởng lớn tới vệc tiêu thụ hàng hóa của công ty
Về kết quả năm 2011, doanh thu thuần tăng trên 111,73% so với năm ngoái, tuy nhiên chi phí có phần tăng cao hơn dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 2,24% so với cùng kỳ năm ngoái Đây là kết quả của việc thị trường xây dựng lại tăng mạnh dẫn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng do trong năm này có nhiều dự án công trình tầm cỡ quốc gia được đầu tư xây dựng Tuy nhiên, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào (clinker, xăng dầu, vỏ bao xi măng, ) tăng cũng khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi so với năm ngoái
Trong năm 2010, Công ty tiến hành sửa chữa lớn các dây chuyền thiết bị, hơn nữa do điều kiện thời tiết có nhiều mưa bão nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt được là chưa cao Tuy nhiên sản lượng sản xuất và tiêu thụ tập trung mạnh vào quý IV hàng năm Năm 2010 đơn vị sản xuất và tiêu thụ trên
25000 tấn xi măng, doanh thu đạt khoảng trên 24 tỷ đồng (kế hoạch năm
Mục tiêu kinh doanh của công ty trong dài hạn 43 3.1.2 Định hướng tiêu thụ sản phẩm VLXD 44 3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm VLXD của Công ty 45 3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để phát hiện và tận dụng tốt hơn các cơ hội hoặc có những thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh 45
Với thực tế nền kinh tế nước ta như hiện nay, thu nhập quốc dân thấp, công nghệ lạc hậu so với các nước trên thế giới, công ty phải đưa ra các chính sách, định hướng thật đúng đắn để chớp được thời cơ do hội nhập mang lại thì mới có thể đứng vững cũng như phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thương trường Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty CP Xây dựng và phát triển TM Thành An đã định hướng cho mình mục tiêu bao trùm bám sát cơ chế của nhà nước, từ đó điều chỉnh cơ chế quản lý phù hợp trên cơ sở quản lý chặt chẽ nguồn vốn, hàng hóa, tài sản, lao động, chi phí và các hoạt động phát sinh tại đơn vị.
+ Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012 -
2014 là: Ổn định bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: đảm bảo kiểm soát được và có hiệu quả tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
Tăng sản lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước: mở rộng mặt hàng, đầu tư máy móc, thiết bị mới;
Chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm dịch vụ;Hoạt động có lãi và có tích luỹ, đảm bảo cổ tức cho cổ đông.
+ Chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới:
Công ty định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2012 – 2017 mở rộng thị trường tiêu thụ các vùng của nước ta cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thêm một số nước ở Châu Âu và Châu Á.
Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, các khả năng quản lý và ứng dụng công nghệ mới.
Tăng cường liên kết kinh doanh, liên kết với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, thuê chuyên gia giỏi để tạo bước nhẩy vọt về công tác tư vấn.
3.1.2 Định hướng tiêu thụ sản phẩm VLXD
- Tiếp tục duy trì và nâng cao doanh thu từ hoạt động tiêu thụ vật liệu xây dựng của Công ty cả về số tương đối và tuyệt đối.
- Đa dạng hóa các hình thức và phương thức kinh doanh.
- Không ngừng mở rộng địa bàn kinh doanh tới các tỉnh phía Bắc, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà công ty sẽ phát triển trong những năm tới để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng lợi nhuận cao hơn nữa.
- Thúc đẩy mạnh hoạt động bán hàng và xúc tiến thương mại, xây dựng các chương trình cụ thể để thu hút khách hàng, phát triển hơn nữa các mối quan hệ với các hãng có uy tín nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp kịp thời,đảm bảo về chất lượng và số lượng cho khách hàng.
- Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của công ty và tuyển mộ thêm nguồn lao động có trình độ cao.
- Thực hiện chế độ lương thưởng hợp lý, đảm bảo cuộc sống tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên một cách tốt nhất.
- Giữ vững thị phần hiện có của công ty và không ngừng mở rộng thêm nhiều thị trường mới.
- Quan tâm hơn nữa tới các chính sách nhằm mục tiêu kích cầu của người tiêu dùng.
- Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của Công ty nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế.
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm VLXD của Công ty.
Dựa trên cơ sở định hướng chung và tình hình thực tế của công ty em xin mạnh dạn đề nghị một số giải pháp với công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ vật liệu xây dựng ở Công ty CP thương mại và đầu tư xây dựng Đỉnh Phong như sau:
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để phát hiện và tận dụng tốt hơn các cơ hội hoặc có những thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh
Trong những năm vừa qua việc nghiên cứu thị trường của công ty thực hiện còn chưa được tốt, do vậy lượng hàng hóa mua không sát với nhu cầu của thị trường làm cho lượng hàng tồn kho lớn gây khó khăn cho việc quay vòng vốn Công ty Chính vì vậy Công ty phải đặc biệt chú ý hơn nũa tới hoạt động nghiên cứu thị trường, cụ thể như sau:
- Về công tác tổ chức: Đội ngũ nhân sự phòng kinh doanh còn hạn chế, trong khi đó thị trường của công ty là tương đối rộng lớn việc nghiên cứu thị trường sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, công ty cần tăng đội ngũ nhân viên với tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
- Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và liên tục trong quá trình vận hành mạng lưới cửa hàng bảo đảm chế độ ghi chép sổ sách ở cửa hàng nhằm cung cấp số liệu về hàng hoá bán ra , mua vào trong từng mảng thời gian cụ thể cho ban lãnh đạo theo dõi và chỉ đạo Với điều kiện hiện nay Công ty cần phải nghiên cứu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả mặt hàng kinh doanh, điều tra nghiên cứu các hàng thay thế các dịch vụ sau bán có liên quan
Sau đó phải điều tra nghiên cứu từng mặt hàng để thúc đẩy hơn nữa hoạt động tiêu thụ
- Công ty cần phải thường xuyên thu thập những thông tin của đối thủ cạnh tranh để chủ động đưa ra các phản ứng kịp thời.
- Làm tốt hơn việc thu thập lưu trữ và phân loại thông tin về khách hàng làm cơ sở cho những giao dịch sau.
- Luôn nắm chắc và bám sát sự biến động về giá cả và nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào.
- Tìm ra các quy luật và tính chất mùa vụ đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.2.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu hình ảnh của Công ty với khách hàng
Hiện tại Công ty chưa chú ý nhiều đến việc thực hiện các hoạt động Marketing, điều này thể hiện qua chi phí dành cho hoạt động Marketing của Công ty trong thời gian tới để hỗ trợ cho các hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Công ty cần chú trọng vào các hoạt động Marketing nhiều hơn nữa Để thực hiện tốt, Công ty cần đi vào một số giải pháp cụ thể sau:
Một là : Công ty cần xây dựng một kế hoạch Marketing và một ngân sách
Marketing thích hợp để có thể thực hiện được các hoạt động Marketing một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời với hiệu quả cao.