1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định trong dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng vib chi nhánh hai bà trưng

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Trong Dự Án Vay Vốn Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng VIB Chi Nhánh Hai Bà Trưng
Tác giả Nguyễn Văn Cường
Trường học Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 720 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIB – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG (4)
    • 1.1. Giới thiệu về chi nhánh Hai Bà Trưng (6)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (6)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Chi nhánh (8)
    • 1.2. Tình hình họat động của chi nhánh Hai Bà Trưng (12)
      • 1.2.1. Huy động vốn (12)
      • 1.2.2. Hoạt động tín dụng (16)
      • 1.2.3. Lợi nhuận trước thuế (16)
    • 1.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh giai đoạn 2007- 2011 (17)
      • 1.3.1. Đặc điểm dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hai Bà Trưng (17)
      • 1.3.2. Quy mô và số dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ thẩm định tại Chi nhánh Hai Bà Trưng (21)
      • 1.3.3. Vai trò của công tác thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (23)
      • 1.3.4. Quy trình thẩm định (24)
      • 1.3.5. Phương pháp thẩm định (26)
      • 1.3.6. Đánh giá thực trạng thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hai Bà Trưng (29)
    • 1.4. Ví dụ minh họa dự án công tác thẩm định dự án cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hai Bà Trưng: “ Dự án đầu tư mở rộng sản xuất tại công ty xây dựng Hải Nam” (34)
      • 1.4.1. Giới thiệu về doanh nghiệp (34)
      • 1.4.2. Thẩm định về khách hàng vay vốn (35)
      • 1.4.3. Thẩm định về dự án mở rộng sản xuất thông qua việc trang bị thêm máy móc thiết bị (49)
      • 1.4.5. Kết luận và nhận xét của cán bộ thẩm định (63)
  • CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG (64)
    • 2.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Hai Bà Trưng (64)
      • 2.1.1. Định hướng chung (64)
      • 2.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định trong các dự án cho vay đối với (66)
    • 2.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án của Chi nhánh Hai Bà Trưng (67)
      • 2.2.1. Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiêm vụ (67)
      • 2.2.2. Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra (68)
    • 2.3. Một số kiến nghị (71)
      • 2.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng trung ương (71)
      • 2.3.2. Kiến nghị đối với Chi nhánh Hai Bà Trưng Ngân hàng Quốc tế (72)
      • 2.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Hai Bà Trưng (72)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)

Nội dung

MỤC LỤC Chuyên đề thực tập PAGE Chuyên đề thực tập MỤC LỤC 1LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIB – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 3 1 1[.]

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIB – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Giới thiệu về chi nhánh Hai Bà Trưng

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

1.1.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB:

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Ngân hàng Quốc Tế cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.

Sau 11 năm hoạt động, đến 20 tháng 10 năm 2011, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế đạt mức 4.250 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1051 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hàng năm, tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%.Hình ảnh của Ngân hàng Quốc Tế ngày càng sâu đậm trong lòng công chúng khách hàng Hội sở của Ngân hàng quốc tế đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận HoànKiếm, Hà Nội Đến cuối năm 2011, ngoài hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có

Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa,Bình Định, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai… và 37 tổ công tác tại 35 tỉnh thành phố trên toàn quốc.

Phương châm kinh doanh “luôn gia tăng giá trị cho bạn !” của Ngân hàng Quốc Tế được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, phát triển hoạt động an toàn và bền vững nhằm không ngừng mang lại nhiều lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.

Các dịch vụ ngân hàng được Ngân hàng Quốc Tế phát triển và cung cấp cho khách hàng:

- Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp: Ngân hàng quốc tế cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, bao thanh toán, dịch vụ ngoại tệ Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới

- Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân: Ngân hàng quốc tế cung cấp dịch vụ cho cá nhân, bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ các khoản cho vay tiêu dùng nhắm đến các mục đích sử dụng vốn cụ thể như: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, đi du học, đầu tư cổ phiếu,

- Dịch vụ Ngân hàng định chế: Ngân hàng quốc tế cung cấp cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức phi tài chính và các tổ chức khác bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ.

- Dịch vụ Ngân hàng cho Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã thành lập khối kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Dịch vụ Ngân hàng đầu tư và dịch vụ dành cho nhà đầu tư: Ngân hàng quốc tế cung cấp dịch vụ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa các cơ hội đầu tư và bán chéo sản phẩm với các công ty chứng khoán.

1.1.1.2 Quá hình thành và phát triển của Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Ngân hàng Quốc Tế là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên tham gia Liên minh thẻ Vietcombank, và đã đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

Ngày 18/09/2004, Ngân hàng Quốc Tế đã ra mắt thẻ ghi nợ nội địa Values Connect 24 liên kết phát hành với Vietcombank, đánh dấu sự tham gia thị trường thẻ của VIB Bank.

Tháng 12/2005, Ngân hàng Quốc Tế là ngân hàng đầu tiên trong liên minh thẻ hợp tác với Vietcombank phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard

Với những thành công trên, tháng 01/2006, Trung tâm thẻ VIB Bank chính thức được thành lập Với mô hình tổ chức hiện đại, chuyên nghiệp, Trung tâm thẻ VIB Bank đã có những thành công bước đầu.

Triển khai thành công Hệ thống quản lý thẻ và chuyển mạch tài chính hiện đại với nhà cung cấp giải pháp thẻ hàng đầu Card Tech Limited.

Tháng 5/2006, khai trương trụ sở mới Trung tâm Thẻ tại 59 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội Ngay sau đó trung tâm thẻ kết hợp với chi nhánh VIB phố Huế thành lập nên chi nhánh VIB Hai Bà Trưng.

Hiện nay, chi nhánh VIB Hai Bà Trưng cùng với việc phát hàng thẻ đang mở rộng dần hoạt động của mình sang các lĩnh vực tài chính khác.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Chi nhánh.

1.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của VIB- Hai Bà Trưng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh Hai Bà Trưng

Giám đốc là người nhận quyết định từ tổng Ngân hàng Quốc Tế VIBank, sau đó ra quyết định và quản lý chung các công việc tại chi nhánh ngân hàng VIBank.

Bao gồm: tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, phát hành thẻ, giao dịch tín dụng.

Tình hình họat động của chi nhánh Hai Bà Trưng

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của Chi nhánh Hai

Bà Trưng.Với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động ,có trình độ chuyên môn cao đã tạo ra nhiều kênh thu hút vốn độc đáo, hiệu quả, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của Ngân hàng VIB Chi nhánh đã huy động một cách có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế, từ nguồn gửi tiết kiệm của dân cư cho đến nguồn gửi của các tổ chức ,doanh nghiệp.

Bảng 1.1: Cơ cấu huy động vốn

Xét theo nguồn huy động

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm )

Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn huy đông của doanh nghiệp qua các năm

Năm 2006 tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 186.85 triệu đồng, đến năm 2007 tổng tài sản đã tăng lên 264.579 triệu đồng Đến năm 2008 cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế Chi nhánh cũng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã làm cho nguồn vốn của Chi nhánh giảm xuống còn 239.482 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó bằng những cố gắng cùng những phát triển tích cực của nên kinh tế thì giá trị nguồn vốn của Chi nhánh bắt đầu tăng trưởng trở lại và đạt 417.321 triệu đồng vào năm 2010, tăng gần 230% so với năm 2006 Đây là một tốc độ tăng rất lớn thể hiện sự nỗ lực phát triển không ngừng của ngân hàng để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.

Tuy nhiên xét theo cơ cấu huy động vẫn có sự khác nhau:

- Xét theo nguồn huy động: Nguồn huy động từ cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Biểu đồ 1.2: Nguồn vốn huy động xét theo từng nguồn

Cá nhân Các tổ chức kinh tế

Trong năm 2006 ngân hàng huy động từ tiền gửi của cá nhân là 130.276 triệu đồng chiếm 69,72% thì đến năm 2010 chiếm 88,29% Số liệu cho thấy lượng vốn huy động từ các cá nhân đang dần chiếm tỷ lệ quan trọng Trong thời gian tới Chi nhánh cần khai thác tốt hơn nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế vì đây làm nhóm có tốc độ tăng trưởng khá cao.

-Xét theo kì hạn: Bên cạnh huy động vốn theo đối tượng huy động thì Chi nhánh còn chia lượng vốn huy động theo thời hạn huy động thành tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.

Biểu đồ 1.3 :Nguồn vốn huy động xét theo kì hạn

Có kì hạn Không kì hạn

Tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng huy động được năm 2006 là 136.236 triệu đồng chiếm 72,91%% Đến năm 2010 tỷ lệ này là 83,97% Có thể thấy Chi nhánh đã chú trọng vào tiền gửi có kì hạn Điều này cho phép Ngân hàng dự đoán tính thanh khoản chính xác hơn hạn chế rủi ro thanh khoản và giảm thiểu chi phí huy động vốn khi phải dự trữ quá nhiều mà không cần thiết.

Hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Chi nhánh Đây là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn thu cho Chi nhánh.

Bảng 1.2: Tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm )

Nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian qua được phân bổ hợp lý, phù hợp với cơ cấu huy động vốn, luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, nguồn huy động ngắn hạn phục vụ cho vay trung và dài hạn được sử dụng hợp lý Là một chi nhánh nên không sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán và mua trái phiếu chính phủ, không tham gia đầu tư liên doanh liên kết Nguồn vốn chi nhánh được hội sở cấp chủ yếu được sử dụng cho hoạt động tín dụng do đó tính đến thời điểm 12/2011 dư nợ tín dụng của chi nhánh đã đạt được là 338.98 triệu đồng chiếm 76,82% lượng vốn chi nhánh huy động được và tăng 103.4% so với năm 2006 Đây là một tỷ lệ cao, cho thấy hiệu quả trong công tác cho vay của chi nhánh Hai Bà Trưng.

Bảng 1.3: Lợi nhuận trước thuế

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm )

Nhìn chung trong giai đoạn này lợi nhuận của ngân hàng tăng (trừ năm 2008 và năm có giảm do ảnh hưởng của những khó khăn bất ổn chung của nền kinh tế) Nếu như năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ là 3.389 triệu đồng thì đến năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng đã lên đến 7.36 triệu đồng tức tăng hơn217.17% Đây là mức lợi nhuận lớn so với mặt bằng chung của các Chi nhánh củaVIB cũng như các Chi nhánh của các Ngân hàng khác hiện nay Điều này cho thấy những chiến lược kinh doanh của ngân hàng phát huy hiệu quả.

Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh giai đoạn 2007- 2011

1.3.1 Đặc điểm dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hai

1.3.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu , các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển khác nhau Ở Việt Nam đã giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 300 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn) Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ Vỡ vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đó đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có một số vai trò cơ bản như sau :

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Hầu hết trong các nền kinh tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%) Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế

Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương

Xét về đặc điểm : Ở nước ta doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm khoảng 95% trong tổng số khoảng 250.000 doanh nghiệp đã thành lập trên toàn quốc Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% cho GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và 26% lực lượng lao động trong cả nước Vai trò đáng kể như vậy, tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vay vốn từ ngân hàng Từ thực tế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thấy, để có được nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp đang gặp phải khá nhiều vướng mắc Điều tra mới đây về thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy chỉ có 32,38% doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận được các nguồn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được Khó khăn chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ là không có tài sản đảm bảo, chiếm tới 77%, thứ đến là không đưa ra được thông tin đáng tin cậy về dự án.v v Một trong những thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là công tác quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, thiếu thông tin sản phẩm và thị trường… Chính vì vậy, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong thẩm định mức độ tín nhiệm để đầu tư cho doanh nghiệp Đây cũng là rào cản lớn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vượt qua để tạo niềm tin từ ngân hàng.

1.3.1.2.Dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các dự án liên quan đến vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.Đây là các dự án trong lĩnh vực đầu tư bổ sung vốn lưu động ,xây dựng mới nhà xưởng sản xuất hoặc cải tạo nhà xưởng ,đổi mới trang thiết bị công nghệ cho phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.

Dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dưới dạng một kế hoạch đầu tư vào một lĩnh vực nào đó như : trang thiết bị dây chuyền công nghệ mới ,phát triển qui mô công ty ,dự án cải tạo mở rộng nhà xưởng…

Quy mô dự án vay vốn tại PGD của các doanh nghiệp này thường nhỏ hơn 15 tỉ VND ,với tính chất kỹ thuật đơn giản.Về cơ bản dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác các dự án của những loại hình doanh nghiệp khác ở chỗ qui mô dự án nhỏ lẻ ,tính chất kỹ thuật đơn giản song độ rủi ro dự án lại khá cao do kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều yêu kém và hạn chế.

Dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong công tác lập dự án Nguyên nhân một phần là do ở hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ cấu tổ chức không có bộ phận chuyên nghiên cứu về lập dự án và thẩm đinh dự án.Do vậy dự án do doanh nghiệp tự lập là khá sơ sài và còn nhiều thiếu xót Với những dự án phức tạp thì doanh nghiệp thường thuê chuyên gia nghiên cứu lập dự án và thẩm định hiệu quả đầu tư để đảm bảo sự chấp thuận trong việc xin vay vốn tại ngân hàng.

Dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xây dựng thì thường thời kì đầu tư kéo dài Với những dự án về xây dựng nhà xưởng thì thì công trình phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo nên.Do vậy dự án chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh khác như khí hậu ,kinh tế xã hội vùng, qui hoạch của vùng… Ngoài yếu tố về xây dựng thì dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu xót và ít chú trọng đến các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ Điều này xuất phát từ việc qui mô dự án nhỏ nên thường không chú trọng đến các tác động môi trường và cũng thường được bỏ qua Xong đây lại chính là nguyên nhân khiến cho dự án trở nên không khả thi.Hơn nữa nếu nhiều qui mô dự án nhỏ đều bỏ qua qua tác động môi trường thì sẽ gây ra các ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng ,hậu quả còn lớn hơn một dự án lớn gây ra.Do vậy trong quá trình thẩm định dự án của tại PGD ,cán bộ thẩm định rất chú trọng đến đánh giá tác động môi trường.

Dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có độ rủi ro cao Nguyên nhân chính lại do công tác nghiên cứu và lập dự án còn non yếu ,thiếu chuyên môn.Do vậy đứng trên góc độ chủ thể thẩm định dự án ,ngân hàng cân nhắc xem xét kỹ lưỡng về dự án, thẩm định đầy đủ mọi khía cạnh và có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác lập dự án ,lựa chọn phương án đầu tư để tránh bỏ xót những phương án đầu tư mang tính khả thi cao xong cũng không để chấp thuận với những dự án không mang lại hiệu quả tài chính ,hiệu quả kinh tế xã hội.

Từ dự án so với thực tế là có quá nhiều chênh lệch.Vì mọi dự án đều được lập trước khi đi vào thực hiện do vậy những yếu tố tính toán trong dự án sẽ không còn phù hợp với với thực tế Khi có biến cố xảy ra thì khả năng chống đỡ của doanh nghiệp nhỏ thưởng yếu hơn các doanh nghiệp lớn Do vậy đây cũng là nguyên nhân giải thích cho việc dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính rủi ro cao.Tuy nhiên ,với các dự án trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thường đóng vai trò phụ trợ ,cung cấp các mặt hàng thủ công ,chi phí rẻ…

1.3.2 Quy mô và số dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ thẩm định tại Chi nhánh Hai Bà Trưng:

Chi nhánh Hai Bà Trưng là chi nhánh lớn trong hệ thống Ngân hàng VIB Chi nhánh nằm ở vị trí gần trung tâm của thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều văn phòng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh phát triển nguồn khách hàng của mình Và trên thực tế Chi nhánh cũng đã khai thác rất tốt lợi thế này thể hiện qua số dự án và quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 1.4: phân loại dự án vay vốn theo lĩnh vực

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm )

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu loại dự án cho vay

Thương mại dịch vụ Bất động sản

Có thể thấy trong giai đoạn từ 2007 đến 2011 số dự án bất động sản và dự án xây dựng Chi nhánh thẩm thẩm định giảm mạnh: Số dự án bất động sản giảm 250% ( từ 7 dự án năm 2007 xuống còn 2 dự án năm 2011), số dự án xây dưng giảm 20% ( từ 6 dự án năm

Ví dụ minh họa dự án công tác thẩm định dự án cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hai Bà Trưng: “ Dự án đầu tư mở rộng sản xuất tại công ty xây dựng Hải Nam”

1.4.1 Giới thiệu về doanh nghiệp:

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng Nam Hải.

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

- Địa chỉ: Lô 23 phường Định Công, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Ngành nghề chính: - Khai thác quặng sắt.

- Lắp đặt hệ thống điện

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, là sưởi và điều hào không khí

- Mua bán khoáng sản, các thiết bị khao khoáng, chế biến khoáng sản và luyện kim.

-Lập các dự án và đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến luyện kim.

-Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

- Là thành viên công ty CP xây dựng số 1 Hà Nội thuộc Tổng công ty XD Hà Nội

- Mục tiêu dự án: Mua sắm trang thiết bị mở rộng sản xuất.

- Tổng vốn đầu tư: 5 tỷ.

* Hồ sơ khách hàng gửi đến bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn

- Biên bản họp hội đồng quản trị và nghị quyết của hội đồng quản trị cty ngày 28/06/2011.

- Giấy đăng ký kinh doanh.

- Hoá đơn mua bán và các hợp đồng liên quan đến việc mua thiết bị.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2009,2010,2011.

Kết luận: Hồ sơ tài liệu khách hàng gửi đến đã đầy đủ về mặt số lượng và đảm bảo tính hợp lệ theo đúng quy định hiện hành.

- Đề xuất vay vốn cho dự án mở rộng sản xuất thông qua việc mua sắm thêm trang thi

1.4.2 Thẩm định về khách hàng vay vốn: a, Năng lực pháp lý của doanh nghiệp:

Công ty cổ phần xây dựng Hải Nam được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102198574 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/04/2007 sửa đổi ngày 28/12/2011.

- Chủ sở hữu theo giấy đăng kí kinh doanh:

1 Chủ sở hữu theo ĐKKD

CMND Tuổi Trình độ Số vốn góp

Thanh Nhàn Ông Nguyễn Văn

Hiến Ông Trần Đức Quân Ông Nguyễn Đình

141968829 141592240 141948874 141774009 141825536 012297905 Đại học Đại học Đại học Đại học Đại học Đại học

2 Đại diện theo pháp luật Ông Nguyễn Đình Thủy

3 Đại diện vay vốn Ông

Nguyễn Đình Thủy – Giám Đốc

Nhận xét: Công ty Cổ phần Nam Hải có đầy đủ điều kiện tư cách pháp nhân để vay vốn Ngân hàng. b) Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Các loại báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp gồm: bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh cùng các bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

- Các kỳ báo cáo tài chính: 2009,2010,2011:

- Số liệu báo cáo đã được xác nhận bới kiểm toán:

Bảng 1.5:Cân đối tài sản công ty cổ phần Hải Nam

Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Các khoản tương đương tiền

II Các khoản phải thu

2 Trả trước cho người bán

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn

- Cho vay ngắn hạn nội bộ

- Phải thu ngắn hạn hạn nội bộ khác

Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD

5 Các khoản phải thu khác

- Hàng mua đang đi đường

- Chi phí SX, KD dở dang

- Hàng hoá kho bảo thuế

- Hàng hoá bất động sản

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

V Tài sản ngắn hạn khác

1 Chi phí trả trước ngắn hạn

2 Thuế GTGT được khấu trừ

Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

4 Tài sản ngắn hạn khác

I Các khoản phải thu dài hạn

Phải thu dài hạn của khách hàng

Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

3 Phải thu dài hạn nội bộ

- Cho vay dài hạn nội bộ

- Phải thu dài hạn nội bộ khác

4 Phải thu dài hạn khác

- Ký quỹ, ký cược dài hạn

- Các khoản tiền nhận uỷ

- Cho vay không có lãi

- Phải thu dài hạn khác

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

II Tài sản cố định

1 Tài sản cố định hữu hình

40,546,512,168 Giá trị hao mòn luỹ kế

2 Tài sản cố định thuê tài chính

- Giá trị hao mòn luỹ kế

3 Tài sản cố định vô hình

Giá trị hao mòn luỹ kế

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

217,619,527 III Tài sản dài hạn khác

1 Chi phí trả trước dài hạn

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ

- Chi phí thành lập doanh nghiệp

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

3 Tài sản dài hạn khác

1 Vay và nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn đến hạn trả

2 Phải trả cho người bán

3 Người mua trả tiền trước

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế nhà đất và tiền thuê đất

5 Phải trả người lao động

- Trích trước chi phí tiền lương

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

- Chi phí trong thời gian ngừng kinh doanh

Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng

Các khoản phải trả, phải nộp khác

10 Dự phòng phải trả ngắn hạn

1 Phải trả dài hạn người bán

2 Phải trả dài hạn nội bộ

- Vay dài hạn nội bộ

- Phải trả dài hạn nội bộ khác

3 Phải trả dài hạn khác

4 Vay và nợ dài hạn

- Vay dài hạn đối tượng khác

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

6 Dự phòng trợ cấp mất việc

7 Dự phòng phải trả dài hạn

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2 Thặng dư vốn cổ phần

3 Vốn khác của chủ sỡ hữu

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

6 Chênh lệch tỉ giá hối đoái

7 Quỹ đầu tư phát triển

8 Quỹ dự phòng tài chính

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

10 Lợi nhuận chưa phân phối

11 Nguồn vốn đầu tư XDCB

Nguồn kinh phí và các quỹ khác

1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi

Nguồn kinh phí đã hình thành

LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG

32,335,013,092 ( Nguồn: Tư liệu thẩm định của cán bộ tín dụng VIB)

Phân tích số liệu bảng cân đối tài sản

* Tài sản: Tính đến cuối năm 2009 tổng tài sản công ty đạt 25,090,966,007 đồng. Sang năm 2010, trong tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động nhưng với quy mô hoạt động của công ty vẫn không ngừng mở rộng, tổng tài sản tăng 23,52% so với đầu năm, tương đương giá trị 32,806,319,360 đồng tại thời điểm cuối năm 2010 Sự gia tăng cuả tổng tài sản là do cả tài sản lưu động và một phần do tăng tài sản cố định.

• Tài sản lưu động: Đến hết 31/12/2010 TSLĐ và ĐTNH tăng 33.36% so với đầu năm, tương ứng 12,050,087,670 đồng, chiếm 62.56% tổng tài sản Trong cơ cấu tổng tài sản lưu động, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất 68%, tiếp đến là các khoản phải thu 30%, vốn bằng tiền chỉ chiếm 2% Chi tiết như sau:

- Vốn bằng tiền: Khá ổn định qua các năm, tỷ trọng dao động từ 2-3% trong tổng TSLĐ Đến 31/12/2011 vốn bằng tiền là 65,720,030 đồng tăng 37% so với đầu năm Tiền mặt tồn quỹ chủ yếu để trang trải các chi phí phát sinh nhỏ lẻ khác: trả lương, văn phòng, đặt cọc…

- Các khoản phải thu: Đến thời điểm 31/12/2011 là 9,342,277,587 đồng, tăng 44.45% so với thời điểm đầu năm

Về tổng nguồn vốn: cũng như tài sản tổng nguồn vốn hết năm 2011 là 32,335,013,092 đồng tổng nguồn vốn gần như không tăng tăng so với năm 2010. Đây cũng là điều bình thường bởi năm 2011 là năm khó khăn đối với ngành xây dựng Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm khoảng 42% và vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 52%

Kết luận:Nhìn chung công ty CP Hải Nam có cơ cấu tài sản hợp lý, tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tự chủ về nguồn vốn do có hệ số nợ nhỏ hơn 1.

* Báo cáo kết quả kinh doanh:

Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh công ty Hải Nam

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

6 Doanh thu hoạt động tài chính

60,277,778 trong đó: Chi phí lãi vay

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

14 Tổng lợi nhuân kế toán trước thuế

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

16 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

17 Lợi nhuân sau thuế TNDN

18 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu

( Nguồn: Tư liệu thẩm định của cán bộ tín dụng VIB)

- Về tổng doanh thu: năm 2010 tổng doanh thu tăng 387.5% so với năm 2009, tuy nhiên năm 2011 tổng doanh thu của cty chỉ tăng 9.3% so với năm 2010 Sản lượng tiêu thụ trong năm 2011 không tăng nhiều tăng so với năm 2010 nhưng biến động giá đồng trong năm 2011 đã khiến doanh thu năm 2011 tăng Do vậy mặc dù năng lực sản xuất và tiêu thụ của cty năm 2011 không tăng nhiều so với năm trước nhưng do biến động giảm của giá đầu vào nên doanh thu cuả cty tăng Song với thị trường của cty bất ổn mà vậy lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh thu đạt được trong năm

2011 là rất đáng khích lệ.

- Nếu như trong năm 2009 lợi nhuận kinh doanh chỉ đạt 700,030,674 đồng thì đến năm 2010 lợi nhuận của công ty đã đạt 7,224,598,210 đồng và đến năm 2011 đạt 7,457,665,537đồng, tăng 2.86% so với năm 2010 Trong giai đoạn khó khăn mà lợi nhuân doanh nghiệp vẫn có thể tăng điều này chứng tỏ doanh nghiệp phát triển khá vững chắc.

Kết luận: Quy mô hoạt động ở mức trên trung bình so với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng ngành nghề và bắt đầu đi vào ổn định do đã hoàn thành xong giai đoạn đầu tư cơ bản, tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động có hiệu quả.

* Đánh giá uy tín của Công ty và chất lượng quan hệ tại VIB

Công ty Nam Hải trong quá trình vay luôn thực hiện đúng cam kết giữa hai bên, thanh tóan nợ và lãi đúng hạn.

Bảng 1.7: Quan hệ tín dụng của công ty Hải Nam với VIB

T Nội dung Phê duyệt Thực tế

I Xác nhận của Phòng GSTD: Ngày 22/11/2011

1 Biên độ sinh lời 2,7%/tháng 5,29%/tháng Đạt

Giám sát và quản lý sau khi cho vay Đầy đủ

Cam kết chuyển 100% doanh thu từ các dự án/ công trình về tài khoản

Khách hàng tuân thủ đúng điều kiện chuyển tiền Đầy đủ tại VIB Các HĐ đầu ra ký mới đều chỉ định thanh tóan qua tài khoản về tài khoản mở tại VIB

Công ty có Hợp đồng đầu ra cụ thể với chủ đầu tư trong đó có điều khỏan điều chỉnh giá thi công Thi công các dự án/công trình có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã đượ duyệt nguồn, các nguồn vốn từ nguồn hỗ trợ phát triển.

Khách hàng tuân thủ Đầy đủ

5 Công tác kiểm tra trong cho vay Đầy đủ

Các quy định khác trong cho vay. Đầy đủ

Khoản vay không có dấu hiệu bất thưởng

II Xác nhận của Phòng QLN: Ngày 17/11/2011

1 Thanh toán gốc/lãi chậm Không có

2 Phát sinh nợ nhóm 2 Không có

3 Khách hang Thái độ hợp tác, tuân thủ cam kết

( Nguồn: Tư liệu thẩm định của cán bộ tín dụng VIB)

* Tình hình giao dịch với các tổ chức tài chính khác:

TT Tên TCTD Mục đích Số tiền được cấp

Tài trợ vốn mua ôtô

6/2015 Hình thành từ vốn vay

Tài trợ vốn mua ôtô

9/2012 Hình thành từ vốn vay

Tài trợ vốn mua ôtô

9/2014 Hình thành từ vốn vay

4 Công ty tài chính CP

Tài trợ vốn mua máy xúc, máy ủi, máy san.

9/2012 Hình thành từ vốn vay

Tài trợ vốn lưu động

Bà Trưng máy xúc, máy đào từ vốn vay

( Nguồn: Tư liệu thẩm định của cán bộ tín dụng VIB) Diễn biễn nợ một năm gần đây nhất:

Biều đồ 1.5: Diễn biến nợ công ty Hải Nam qua các năm

* Tình trạng nợ giao dịch hiện tại:

Bảng 1.9: Tình trạng nợ của công ty Hải Nam

Loại dư nợ VND USD

1 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- CN Đông Đô

Dư nợ cho vay trung hạn: 504 0

- Dư nợ đủ tiêu chuẩn 504 0

2 Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Dư nợ cho vay trung hạn: 118 0

- Dư nợ đủ tiêu chuẩn 118 0

3 NH TMCP Quân Đội - CN Lê Trọng Tấn

Dư nợ cho vay trung hạn: 1048 0

- Dư nợ đủ tiêu chuẩn 1048 0

4 NH TMCP Quốc tế VN - chi nhánh Hai Bà

Dư Nợ cho vay ngắn hạn: 3190 0

- Dư nợ đủ tiêu chuẩn 3190 0

Dư nợ cho vay trung hạn: 4367 0

- Dư nợ đủ tiêu chuẩn 4367 0

5 Cty tài chính CP HANDICO

Dư nợ cho vay trung hạn: 500 0

- Dư nợ đủ tiêu chuẩn 500 0

( Nguồn: Tư liệu thẩm định của cán bộ tín dụng VIB)

Kết luận: Công ty Nam Hải không tồn tại nợ xấu tại các Ngân hàng và là khách hàng đáng tin cậy.

1.4.3 Thẩm định về dự án mở rộng sản xuất thông qua việc trang bị thêm máy móc thiết bị

1.4.3.1 Sản phẩm của dự án:

Dự án nếu được thực hiện sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất của công ty trong lĩnh vực xây dựng các loại Cụ thể là các trang thiết bị của dự án sẽ tham gia vào hoạt động xây dựng sau:

Xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông :

Công Ty Cổ phần Xây dựng Du lịch Thương mại Hải Nam là một thành viên của công ty CP xây dựng số 1 Hà Nội thuộc Tổng công ty XD Hà Nội là một công ty tiền thân là doanh nghiệp xây dựng nhà nước có kinh nghiệm và họat động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, vận hành và khai thác các công trình công cộng, dân dụng Các công trình công ty tham gia xây dựng và thi công nhiều công trình dân dụng và các dự án như:

Dự án xây dựng kè khu vực cửa khẩu Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh)

Dự án cải tạo nâng cấp QL3B, đoạn Xuất Hóa – Cửa khẩu Pò Mã (Bắc Kạn).

Dự án xây dựng trụ sở Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Sóc Sơn.

Dự án xây dựng và nâng cấp công trình đường hạ tầng tại Sóc Sơn.

Dự án xây dựng công trình đập tràn tại Vĩnh Yên.

Dự án xây dựng công trình tại Sóc Trăng.

Dự án xây dựng công trình tại Bắc Ninh.

Dự án xây dựng và nâng cấp công trình QL18, QL 32

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Định hướng phát triển của Chi nhánh Hai Bà Trưng

Năm 2011 đã trôi qua đánh dấu một năm đầy biến động và thử thách đối với nền kinh tế nước ta: Nền kinh tế hồi phục chậm sau khủng hoảng, tình trạng lạm phát diễn ra ngày một trầm trọng, các doanh nghiệp đặc biệt là đôi với những doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn, nhiều doanh nghiệp phá sản do làm ăn thua lỗ… Bằng những chính sách và giải pháp hữu hiệu, chính phủ đã kiểm soát được tốc độ tăng giá và hạn chế một số biểu hiện suy thoái trong thời gian qua là những vấn đề kinh tế nổi cộm trong năm, đưa chỉ số GDP của năm có sự biến động Cùng với chính phủ ngành ngân hàng cũng đã có nhiều đóng góp vào những thành tựu chung của nền kinh tế trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Chiến lược kinh doanh cuả VIB Bank là “ Tăng cường huy động vốn, tích cực giải quyết tồn tại, phát triển an toàn và bền vững”.

Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, thực hiện phương châm “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn” để tiến tới mục tiêu hội nhập Phương hướng chỉ đạo của Chi nhánh trong thời gian tới về tín dụng cụ thể như sau:

- Lấy chất lượng là căn bản, tín dụng phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không hình thức hoá điều kiện thế chấp ngăn chặn kiên quyết không lập lại tình trạng phát sinh nợ xấu trong những năm tới.

- Tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ động nghiên cứu các đề án mở ra hướng tín dụng trung và dài hạn để “kích cầu” góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

- Tiến hành phân tích nợ phải phân tích một cách khách quan và thực hiện khả năng trả nợ cuả khách hàng Kiên quyết không giãn nợ, khoanh nợ mà không có nguồn giải quyết để hạ thấp tiêu chuẩn cấp tín dụng.

- Xử lý chính xác các khoản nợ xấu từ nguồn bù đắp rủi ro đã và sẽ trích lập trong năm đồng thời kết hợp với việc phân loại nợ và các khoản lãi không có khả năng thu làm cho tài sản có được minh bạch theo nguyên tắc định giá xác thực. Để góp phần thực hiện các mục tiêu mà ngân hàng Quốc Tế đã đề ra, chi nhánh VIB Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là: Tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng hoá hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh từ 14-16% Chủ động tìm kiếm khách hàng để lựa chọn được khách hàng tốt, dự án có hiệu quả kinh tế cao, khả năng thu hồi vốn tốt

Hai là: Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững, không để phát sinh tăng các khoản nợ quá hạn khó đòi Dự kiến tốc độ tăng trưởng cho cả năm là:

- Tổng dư nợ đầu tư tăng 16%.

- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tối đa 41% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản 70% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2,8% tổng dư nợ.

Ba là: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án: phòng tín dụng phải được phát triển cả về chất lượng và số lượng, đảm đương tốt chức năng chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn công tác thẩm định dự án.

Bốn là: Tăng cường trình độ khoa hoc kỹ thuật kỹ thuật thông tin, đầu tư đổi mới trang thiết bị làm việc để thích ứng với nhu cầu thực tế.

Năm là: Coi trọng đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn.

2.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định trong các dự án cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm cụ thể cũng như mục tiêu phát triển của từng nước mà xác định chiến lược lâu dài cho sự phát triển khu vực kinh tế này Với đặc điểm của kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé, kém phát triển và đại bộ phận các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế hiện nay đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ và xu hướng các doanh nghiệp được thành lập trong thời gian tới cũng sẽ là doanh nghiệp vừa và nhỏ Cần nhận thức được vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược xây dựng quan hệ sản xuất mới, dựa trên đặc điểm, tính chất và xu hướng phát triển khu vực.

Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang khó khăn trong viêc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Ngân hàng Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh VIB Hai Bà Trưng cần thực hiện ưu tiên cho vay dự án thuộc các đối tượng này ,góp phần hỗ trợ nhu cầu về vốn của doanh nghiệp ,tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển Đây phải là một chiến lược quan trọng trong hoạt động cho vay theo dự án của Chi nhánh Hai Bà Trưng. Để đáp ứng được yêu cầu chiến lược hoạt động thì công tác thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh cần có những định hướng nhất định, rõ ràng:

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án kết hợp với các chính sách ưu tiên hỗ trợ như hỗ trợ về thông tin, hướng dẫn thực hiện các thủ tục và quy trình xin vay vốn trong quá trình thẩm định Đây là một định hướng quan trọng vì hiện nay khả năng xây nắm bắt thông tin, hoàn thiện hồ sơ vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Không được cho vay dựa trên tài sản đảm bảo và quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng.

- Tăng cường công tác nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định Tiến hành

- Thẩm định dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không chỉ đứng trên góc độ người cho vay mà còn với vai trò hỗ trợ công tác nghiên cứu lập dự án của doanh nghiệp vì hiện nay doanh nghiệp còn khá yếu về khoản này.

- Chú trọng tổ chức thẩm định sau cho vay để đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả

Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án của Chi nhánh Hai Bà Trưng

2.2.1 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiêm vụ

Trong thẩm định dự án con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định Lĩnh vực thẩm định dự án đầu là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội Đặc biệt với công tác thẩm định dự án cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ- một lĩnh vực còn chứa đựng nhiều vướng mắc và hạn chế trong khâu lập dự án cũng như trong việc huy động vốn cho hoạt động của dự án Do đó trinh độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng

Mặc dù các dự án cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các dự án nhỏ nhưng nó lại tương dối đa dạng, đa ngành nghề Vì vậy cán bộ thẩm định phải là có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành nghề lĩnh vực Bên cạnh đó phải có các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần thục, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới

Về kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát,theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác có liên quan phục vụ cho chuyên môn của mình

Về đạo đức nghề nghiệp, cán bộ thẩm định phải trung thực, có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng say mê, tâm huyết với nghề nghiệp.

Mặt khác hiện nay số dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng mà đội ngũ thẩm định của Chi nhánh vẫn còn ít Do đó Chi nhánh cần tuyển dụng thêm nhân sự mới đáp ứng được yêu cầu.

2.2.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra

Việc tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian Và đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ, với năng lực tài chính thấp, khi công tác thẩm định dự án không đáp ứng được yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp hoặc cho vay khi dự án của doanh nghiệp vẫn còn tính khả thi thấp thì sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp, vì không đủ sức chống chọi với các tác động

Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi nhánh Hai Bà Trưng cần làm một số việc sau:

- Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào đúng quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng,đảm bảo tính nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ thẩm định

- Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau Một cán bộ tín dụng không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ nên phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề nhất định để từ đó cán bộ thẩm định sẽ có thể đi sâu tìm hiểu các vấn đè có liên quan thuộc lĩnh vực sẽ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn từ đó đưa ra nhứng quyết định đúng đắn nhất

Dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều khi được lập bởi tự bản thân các doanh nghiệp mà không có sự hỗ trợ của cơ quan lập dự án nào cả nên đôi khi ý tưởng về dự án là rất tốt nhưng công tác nghiên cứu về thị trường ,kỹ thuật của dự án chưa tốt dẫn đến cho ra đời 1 dự án mang không mang tính khả thi Vì vậy cán bộ thẩm định cũng cần hỗ trợ tốt doanh nghiệp trong việc phát triển ít tưởng để tránh bỏ lỡ cơ hôi đầu tư triển vọng.

Cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cấn bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh nhưng sai sót đáng tiếc

- Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời

Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời hơn sẽ tạo được lợi thế trong cạnh tranh Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để tiết kiệm và hiệu quả nhất cần quan tâm.

Và đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc này lại càng khó khăn vì hầu hết các doanh nghiệp này đều khá non trẻ, thông tin chưa được công khai minh bạch. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh có chiều sâu, cụ thể như sau:

Những thông tin về doanh nghiệp xin vay vốn: để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các bao cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách trực tiếp đên điều tra phỏng vấn các nhân viên của doanh nghiệp đó Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp

- Những thông tin từ sổ sách lưu trữ của Ngân hàng: Một ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận được thông tin về tín dụng. Như từ sổ sách có thể cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc và cũng có thể biết được liệu người xin vay có thói quen rút quá số dư tài khoản của họ không Qua đó có thể xem xét một phần nào đó về tình hình tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mền chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên Để có thể nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin, ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại ngân hàng

- Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ:

Ngày đăng: 29/05/2023, 18:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh Hai Bà Trưng Khác
2. Báo cáo thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất của công ty cổ phần Nam Hải Khác
5. HD số 370 / HD – NHN – TD của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam về hướng dẫn thẩm định dự án vay vốn Khác
6. Lập dự án đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân 2008 Khác
7. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng – TS,Nguyễn Ninh Kiều – NXB Tài Chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w