Bản tông hợp ý kiến của các cá nhân tổ chức cho dự án luật giám định tư pháp
Trang 1BẢN TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
CHO DỰ ÁN LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Thực hiện Nghị quyết số 48/2010/QH12 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm
2010 và bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII, Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội, Bộ
Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Dự án Luật giám định tư pháp (sau đây gọi chung là Dự thảo Luật)
Sau khi hoàn thiện, Bộ Tư pháp đã gửi Dự thảo Luật đi lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của 93 cơ quan, tổ chức có liên quan (30 Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương; 63 địa phương); đồng thời, Dự thảo Luật giám định tư pháp cũng được gửi đi lấy ý kiến của Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) kèm theo Báo cáo đánh giá các thủ tục hành chính và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân khác
Đến nay, đã nhận được 74 ý kiến góp ý chính thức của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đó có: 25 cơ quan Trung ương (Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,
Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ,
Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Ủy ban dân tộc, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Tổng hợp- Văn phòng quốc hội, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Hội Pháp y học Việt Nam); 48 địa phương và 01 ý kiến của Văn phòng Chính phủ về TTHC quy định tại dự án Luật.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng nhận được văn bản góp ý kiến của 47 ý kiến
tổ chức, đơn vị, cá nhân (các tổ chức giám định tư pháp, công an các địa phương, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và một số cá nhân) Sau đây là báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương, các cá nhân, tổ chức có liên quan về Dự thảo Luật giám định tư pháp (sau đây gọi chung là Dự thảo Luật).
Trang 2I NỘI DUNG DỰ THẢO
1 Bố cục của Dự
thảo Hầu hết các ý kiến đều nhất trí với Bố cục của Dự thảoLuật Tuy nhiên có ý kiến:
- Đề nghị bỏ quy định Chương IV về cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc vì quy định này làm vô hiệu hóa các quy định về tiêu chuẩn của giám định viên tư pháp vì giám định viên tư pháp có tiêu chuẩn rõ ràng, tổ chức giám định tư pháp được nhà nước bảo đảm thành lập còn cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lại không có quy định về vấn đề này và qua 5 năm không có trường hợp nào giám định tư pháp theo vụ việc (Viện Pháp y quốc gia)
- Đề nghị: (i) nên quy định người giám định tư pháp bao gồm cả giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc vì Điều 3 đã giải thích khái niệm chung; (ii) gộp quy định về tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức chuyên môn vào một Chương riêng và chia thành các Mục khác nhau (Bộ Xây dựng)
- Đề nghị Chương V về hoạt động giám định tư pháp chia thành 2 mục, bao gồm trình tự, thủ tục thực hiện giám định và quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định (Bộ Xây dựng)
- Đề nghị quy định thêm một điều về đối tượng điều chỉnh (Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Lao động Thương binh
xã hội, STP Bình Định)
- Đề nghị nhập Điều 1 vào Điều 3 vì thực chất Điều 1 cũng chỉ là khái niệm (Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ
NN và PTNT, STP Bình Định, Văn phòng Bộ)
2 Khái niệm
giám định tư
pháp
Đa số các ý kiến nhất trí với khái niệm giám định tư pháp như Dự thảo Tuy nhiên, có ý kiến:
- Đề nghị cho phép đương sự trong vụ án hành chính cũng
có quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp vì nguyên
Trang 3tắc tố tụng dân sự và tố tụng hành chính là giống nhau (Bộ Y tế, Vụ Tổng hợp- Văn phòng Quốc hội, STP Lâm Đồng, thành viên Hội đồng khoa học)
- Đề nghị bổ sung bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là chủ thể được yêu cầu giám định tư pháp (Bộ LĐ,TB và XH)
- Đề nghị không nên mở rộng chủ thể được yêu cầu giám định vì: không phù hợp với pháp luật tố tụng, các đương
sự có thể lợi dung quyền này để kéo dài vụ án Theo VKSNDTC thì một số nước cũng không có quy định cho phép đương sự được trực tiếp yêu cầu giám định như Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, (VKSNDTC, TANDTC, Bộ Nội vụ, Vụ DS-KT, STP Tuyên Quang, STP Yên Bái)
3 Phạm vi điều
chỉnh, mối
quan hệ với
pháp luật tố
tụng
Đa số các ý kiến nhất trí với ý kiến cho rằng có thể sử dụng biện pháp “một luật sửa nhiều luật” như trong Tờ trình Dự thảo đã nêu, điều này là phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên, có ý kiến:
- Đề nghị những vấn đề thuộc trình tự, thủ tục trưng cầu giám định, đặc biệt là việc đánh giá kết luận giám định và các vấn đề khác thuộc nội dung quy định của tố tụng thì
để các Bộ luật tố tụng quy định Nếu cần, sẽ kiến nghị sủa đổi các Bộ luật tố tụng (Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, STP ĐăkNông, STP Tuyên Quang, UBND tỉnh Cà Mau, STP Thái Bình, STP Nghệ An, STP Yên Bái)
- Đề nghị bỏ quy định về chi phí giám định trong dự thảo luật vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này (VKSNDTC)
4 Giám định
viên pháp tư
pháp
- Bổ sung giám định viên trong tất cả mọi lĩnh vực đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp y (STP Long
An, STP Ninh Thuận, UBND tỉnh Tây Ninh)
- Bổ sung điều kiện của giám định viên là có khả năng tổ chức và thực hiện giám định độc lập (Bộ Quốc phòng)
- Đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nhiệm kỳ của giám định viên (TANDTC, UBND tỉnh Nam Định)
- Thời gian kinh nghiệm để bổ nhiệm giám định viên như quy định của Dự thảo là quá dài, đề nghị rút xuống 3 năm (Phòng KTHS-BQP)
Trang 4- Bổ sung quy định về cấp thẻ giám định viên như Pháp lệnh (Bộ Tài chính, Phòng Kỹ thuật hình sự, Bộ Quốc phòng, STP Long An, Sở Tư pháp Nam Định)
- Đề nghị cân nhắc quy định Sở chuyên môn phối hợp với
Sở Tư pháp trong lực chọn để bổ nhiệm giám định viên vì tương tự vấn đề này ở cấp Trung ương, Dự thảo Luật quy định các Bộ, ngành không cần thỏa thuận với Bộ Tư pháp (Điều 10) (Bộ Tài chính)
5 Tổ chức giám
định tư pháp
công lập
- Đề nghị dự thảo quy định về tổ chức đầy đủ, chặt chẽ hơn vì trong Dự thảo chưa thấy đề cập đến tổ chức giám định tư pháp trong các lĩnh vực khác (UBND tỉnh Nam Định)
- Đề nghị bỏ quy định thành lập cơ quan giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính-kế toán vì lĩnh vực tài chính- kế toán là rất rộng (thuế, chứng khoản, hải quan…) nên việc thành lập tổ chức chuyên trách gây lãng phí, trong khi đó dự thảo Luật đẩy mạnh xã hội hóa, có thể huy động các tổ chức chuyên môn tham gia giám định (Bộ Tài chính)
- Ngoài 3 lĩnh vực truyền thống, đề nghị thành lập thêm tổ chức giám định tư pháp ở lĩnh vực văn hóa, thông tin truyền thông vì đây là những lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị (UBND TP Hồ Chí Minh)
6 Hệ thống tổ
chức pháp y
- Về hệ thống cơ quan giám định pháp y, còn có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể là:
+ Loại ý kiến 1: không có pháp y trong hệ thống công an (31 ý kiến): Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, TANDTC,
Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ LĐ, TB
và XH, Phòng KTHS- BQP, UBND TP Hải Phòng, STP Bắc Giang, Bộ VH-TT và DL, Ủy ban dân tộc, Vụ Tổng hợp, Văn phòng Quốc hội, STP Hưng Yên, STP Tiền Giang, STP Lâm Đồng, STP Ninh Bình, STP Long An, STP Tuyên Quang, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Ninh Thuận, UBND tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Lào Cai, STP tỉnh Cần Thơ, UBND tỉnh Phú Thọ, Hiệp hội pháp y học Việt Nam, UBND tỉnh An Giang, UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Tây Ninh, UBND Sóc Trăng, UBND tỉnh Phú Yên)
Ngoài ra, có 3 ý kiến ủng hộ Phương án này (Văn phòng
Trang 5Bộ, Viện Pháp y quốc gia, Vụ Pháp luật quốc tế) + Loại ý kiến 2: trong ngành công an chỉ có Trung tâm giám định pháp y ở Trung ương (12 ý kiến) Bộ Tài chính,
Bộ NN và PTNT, Ngân hàng nhà nước, VKSNDTC, STP Bắc Ninh, Thanh tra Chính phủ, UBND Bắc Kạn, STP Trà Vinh, UBND tỉnh Quảng Bình, STP Bình Định, Sở
Tư pháp Ninh Thuận, UBND tỉnh Gia Lai Ngoài ra, có 1 ý kiến của Viện Pháp y quân đội ủng hộ Phương án 2
+ Loại ý kiến 3 (9 ý kiến): Đề nghị giữ nguyên như quy định của Pháp lệnh (Bộ Công an, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, STP ĐăkNông, STP Quảng Ninh, UBND tỉnh Hà Giang, STP Hà Nội, UBND tỉnh Nghệ An, STP Yên Bái, STP Quảng Trị) Ngoài ra, theo quan điểm này, Bộ Công an đề nghị cần củng cố, kiện toàn pháp y trong công an ở địa phương thành Đội pháp y thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Ngoài các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến chỉnh thức bằng văn bản nêu trên, Ban soạn thảo còn nhận được 35 ý kiến của Công an các tỉnh, ý kiến của Tòa Hình sự- Tòa án nhân dân tối cao, 2 ý kiến cá nhân của giám định viên pháp y công an cũng nhất trí với Phương án 3
- Đề nghị có đánh giá tác động cho cả 2 phương án trước khi lựa chọn phương án chính thức (Bộ Nội vụ)
- Trường hợp lựa chọn Phương án không có hệ thống pháp y trong ngành công an thì cần xây dựng Đề án để chuyển lực lượng giám định pháp y công an sang pháp y
y tế (Bộ Tài chính)
- Đề nghị quy định rõ chức năng của các cơ quan giám định tư pháp (Bộ Nội vụ, UBNDTPHCM)
- Đề nghị sáp nhập Pháp y và pháp y tâm thần thành một
tổ chức (Bộ Nội vụ, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau)
- Đề nghị không thành lập Phân viện pháp y khu vực vì mỗi tỉnh đã có Trung tâm pháp y (Viện KSNDTC)
7 Hệ thống tổ
chức giám
định pháp y
tâm thần
- Đề nghị Phân viện do Bộ Y tế quản lý
Trang 6- Đề nghị giữ nguyên như Pháp lệnh (STP Lâm Đồng, STP ĐăkNông, Vụ Dân sự kinh tế, STP Quảng Ninh)
- Đề nghị giữ lại mô hình Trung tâm giám định pháp y tâm thần cấp tỉnh và phát triển thêm các Trung tâm khu vực (STP Nghệ An, UBND TP Hải Phòng)
- Đề nghị thành lập thêm một số Trung tâm thuộc Bộ Y
tế, vì nếu quy định như Dự thảo thì không đáp ứng được yêu cầu giám định quản lý (Bộ Tài nguyên môi trường, STP Tuyên Quang, UBNDTPHCM, Sở Tư pháp Cần Thơ)
- Đề nghị thành lập thêm một số Trung tâm tại những tỉnh, thành phố có đủ điều kiện (UBND tỉnh Ninh Thuận)
- Hệ thống pháp y tâm thần cần được nghiên cứu gồm: Viện Pháp y tâm thần TW và Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Bộ Y tế đề nghị Bộ Y tế sẽ quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần (Bộ Y tế) Mô hình này phù hớp với mô hình của hệ thống Toà án trong tương lai theo Nghị quyết 49 (Bộ Tài chính)
8 Văn phòng
giám định tư
pháp
(3 loại ý kiến
khác nhau)
Ý kiến 1: Cho phép thành lập
- Ý kiến 2: Cho phép thành lập và chỉ hạn chế một số lĩnh vực: Đề nghị Văn phòng giám định tư pháp chỉ được thành lập ở các lĩnh vực chưa có tổ chức giám định tư pháp để phù hợp với Nghị quyết 49-NQ-TW chỉ thực hiện
xã hội hóa đối với lĩnh vực có nhu cầu không lớn, không thường xuyên và bảo đảm tính bảo mật của vụ án; đây là quy định mới cần có tổ chức thí điểm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Tổng hợp Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, STP Long An, UBND TP HCM,)
- Ý kiến 3 không nên cho phép thành lập Đồng ý xã hội hóa nhưng bằng việc nhà nước thu hút sự quan tâm của người có kiến thức chuyên môn, chứ không nên cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp vì thiếu tính khả thi, có thể gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án do có nhiều kết luận giám định
(Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ,
Trang 7Viện Pháp y quân đội, Tòa Hình sự- Tòa án nhân dân tối cao, Sở Tư pháp Ninh Bình)
9 Các ý kiến
đồng ý với việc
thành lập Văn
phòng nhưng
đề nghị một số
vấn đề
- Đề nghị không nên hạn chế Văn phòng giám định tư pháp chỉ được thành lập trong một lĩnh vực chuyên môn
để khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động này và đẩy mạnh xã hội hóa; đồng thời, không nên quy định phải có thời gian 5 năm làm giám định viên phải bổ nhiệm mới được thành lập Văn phòng (Bộ Giao thông vận tải, STP ĐăkNông, STP Bắc Giang, Sở Tư pháp Thái Bình)
- Đề nghị người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp chỉ là giám định viên 3 năm, vì 5 năm
là rất cao (UBNDTPHCM)
- Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân sẽ gặp khó khăn tương tự như Văn phòng công chứng do có 1 giám định viên Vì vậy, dự thảo Luật nên quy định Văn phòng giám định tư pháp có
từ 2 GĐV trở lên để hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm tính khác quan (Bộ Y tế, Sở Tư pháp Tiền Giang)
- Đề nghị bổ sung quy định về trụ sở tài khoản, con dấu,
tự chủ về kinh phí tương tự như Văn phòng giám định tư pháp để bảo đảm tính khả thi (Bộ Tài chính)
- Đề nghị cấp phép thành lập Văn phòng chỉ nên rút ngắn
là 30 ngày để bảo đảm nguyên tắc cải cách hành chính (Bộ Tài chính)
- Cần quy định trách nhiệm quản lý cụ thể của Sở Tư pháp, Sở chuyên môn đối với Văn phòng giám định tư pháp (Bộ Y tế)
- Đề nghị bổ sung quy định Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập Sở Tư pháp phối hợp với
Sở chuyên môn xem xét, thẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân câp tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBNDTP Hải Phòng)
10 Người giám
định tư pháp
theo vụ việc và
tổ chức chuyên
môn thực hiện
giám định
- Không nên có cơ chế người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực pháp y và pháp y tâm thần vì tổ chức, giám định viên trong 2 lĩnh vực này đã được củng cố, kiện toàn đầy đủ (Bộ Y tế)
Trang 8- Đề nghị quy định cụ thể về tiêu chuẩn người giám định
tư pháp theo vụ việc, tổ chức chuyên môn, đồng thời không nên quy định việc trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn môn ngoài danh sách đã được công bố để tránh tùy tiện trong quá trình thực hiện (Sở Tư pháp Thái Bình, Vụ Tổng hợp- Văn phòng Quốc hội, Viện Pháp y quốc gia)
- Đề nghị trong lĩnh vực xây dựng chỉ nên thực hiện việc trưng cầu giám định đối với tổ chức chuyên môn quy định tại Khoản 3 do tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật, thiết bị (Bộ Xây dựng) Vì vậy, không cần thiết phải bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực xây dựng
nghĩa vụ của
người giám
định tư pháp
- Đề nghị quy định bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp (Sở Tư pháp Long An, Phòng KTHS- BQP)
12 Giám định tập
thể, giám định
bổ sung, giám
định lại
- Về giám định lại: Điều 36 Khoản 4 không nên quy định
“người làm đầu mối” vì không có cơ sở pháp lý nào về quyền và nghĩa vụ của họ Nếu những người không cùng một tổ chức thì việc ràng buộc phải thực hiện theo sự phân công của người đầu mối sẽ không bảo đảm và không
có chế tài xử lý nếu những người giám định khác không thực hiện theo sự phân công của người làm đầu mối
- Đề nghị quy định về thẩm quyền, thủ tục thực hiện giám định bổ sung, giám định lại (TANDTC, VKSNDTC)
13 Hội đồng giám
định tư pháp
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quy định về việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp Tuy nhiên, các loại việc thuộc trách nhiệm của Hội đồng như quy định tại Điều 37 chưa đáp ứng được yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn Đề nghị quy định theo hướng Hội đồng này chỉ được thành lập trong trường hợp đặc biệt để thực hiện giám định lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng cấp Trung ương; các kết luận giám định của Hội đồng giám định tư
pháp là kết luận duy nhất được cơ quan tiến hành tố tụng
sử dụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án
- Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong trường hợp việc giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, việc giám định mới phát sinh, mâu thuẫn kết quả giám định, cơ quan giám định chuyên ngành thiếu khách
Trang 9quan, người được trung cầu giám định không cùng một tổ chức (Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng)
14 Phân cấp thực
hiện giám định
- Đề nghị bổ sung quy định cụ thể về việc phân cấp thực hiện giám định giữa cơ quan giám định tư pháp ở Trung ương và cơ quan giám định tư pháp ở địa phương, thẩm quyền giám định của tổ chức giám định ngoài công lập nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao)
15 Bồi thường
thiệt hại
- Điểm g Khoản 2 Điều 31 và điểm c Khoản 1 Điều 32 không xác định lỗi của người được phận công giám định
là lỗi vô ý hay cố ý kết luận sai gây thiệt hại Đề nghị nghiên cứu để quy định rõ, thống nhất về vấn đề căn cứ lỗi để xác định bồi thường thiệt hại của người thực hiện giám định, của tổ chức được trưng cầu vì điểm Điều 31 quy định người thực hiện giám định chỉ bồi thường trong
trường hợp lỗi cố ý (Bộ VH-TT-DL)
- Đề nghị bổ sung quy đinh làm rõ trường hợp người giám
định tư pháp gây thiệt hại do lỗi vô ý thì trách nhiệm như thế nào (UBND tỉnh Ninh Thuận)
16 Khiếu nại, tố
cáo
- Đề nghị bổ sung quy định về khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động giám định tư pháp (Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Phòng KTHS-BQP, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo, STP Long An, STP Thái Bình, STP Bình Định)
17 Kết luận giám
định
- Đề nghị xem xét lại quy định người tham gia tố tụng gửi kết luận giám định đến Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự trước khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử tại Khoản 3 Điều 39, vì theo quy định đương sự có thể gửi kết luận giám định đến Tòa án ở bất kỳ giai đoạn nào (Vụ Tổng hợp – VP Quốc hội)
18 Phí, chi phí,
chế độ chính
sách
- Đề nghị không nên quy định phí giám định tư pháp được
áp dụng trong trường hợp việc giám định tư pháp do tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập thực hiện mà thông qua hợp đồng (Bộ Xây dựng)
- Không phải lúc nào các tổ chức chuyên môn thuộc Bộ chủ quản cũng đủ các điều kiên để thực hiện giám định nên đề nghị trong một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định có thể trưng cầu tổ chức chuyên môn bên ngoài thực hiện giám định theo thỏa
Trang 10thuận (Bộ Công Thương)
- Đề nghị cân nhắc quy định tại Khoản 2 Điều 44 giao cho Bộ Tài chính xây dựng mức phí, vì hiện nay Tòa án đang chủ trì xây dựng Pháp lệnh về phí giám định tư pháp, định giá và chuẩn bị trình UBTVQH xem xét, thông qua (Bộ Tài chính, TANDTC)
- Đề nghị nghiên cứu có thêm quy định những đối tượng nghèo theo quy định của Chính phủ hoặc người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật có thể được miễn hoặc giảm phí giám định tư pháp (TANDTC)
- Đề nghị sửa lại Khoản 3 Điều 47: giám định viên chuyên trách được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ để phù hợp với thẩm quyền (Bộ Nội vụ)
- Đề nghị bổ sung chế độ phụ cấp thu hút đối với giám định viên chuyên trách và chế độ ưu đãi chp tất cả các viên chức đang công tác trong lĩnh vực giám đinh tư pháp (Bộ Y tế)
19 Quản lý nhà
nước về giám
định tư pháp
- Đề nghị xem xét lại quy định về quản lý nhà nước, vì quy định trong Dự thảo gần như giống quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp trước đây, trong khi đó, Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh giám định tư pháp nêu nhiều bất cập của công tác quản lý giám định tư pháp (Vụ Dân sự kinh tế)
- Đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ Tư pháp là tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp (Phòng KTHS-BQP)
- Đề nghị bỏ quy định về “Ban hành quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp” vì trong thực tế không thể ban hành quy chuẩn chuyên môn riêng để phục vụ giám định (Điều 51) mà việc giám định phải dựa vào quy chuẩn đã được ban hành (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng)
20 Điều khoản
chuyển tiếp
- Bỏ điểm b Khoản 1 Điều 52 về việc các Bộ có trách nhiệm củng cố, kiện toàn và Điều 56 về Điều Khoản chuyển tiếp vì cho rằng đây là các quy định mang tính triển khai Luật, do vậy thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết của Quốc hội triển khai thi hành Luật sau khi được Quốc hội thông qua.(Viện Kiểm sát tối cao)
21 Các vấn đề
khác
- Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị bỏ Khoản 2 Điều 10 về trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ vì đây là thẩm quyền điều hành của Bộ trưởng, Luật chỉ quy định