1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả cắt nối đại trực tràng thấp và đại tràng ống hậu môn trong ung thư trực tràng 1 3 giữa và 1 3 dưới

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Cắt Nối Đại Trực Tràng Thấp Và Đại Tràng Ống Hậu Môn Trong Ung Thư Trực Tràng 1/3 Giữa Và 1/3 Dưới
Trường học Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Y Học
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,51 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. Giải phẫu trực tràng (3)
      • 1.1.1. Hình thể và cấu tạo 3 (3)
      • 1.1.2 Liên quan giải phẫu định khu. 3 1.1.3. Mạc treo trực tràng. 3 1.1.4. Mạch máu và thần kinh. 3 1.1.5. Các đường vào trực tràng. 3 1.2. Sinh lý trực tràng (5)
      • 1.2.1. Cơ chế phản xạ 3 1.2.2. Cơ chế kiểm soát tự chủ 3 1.3. Sinh bệnh học, giải phẫu bệnh ung thư trực tràng (11)
      • 1.3.1. Sinh bệnh học của ung thư trực tràng. 3 1.3.2. Giải phẫu bệnh ung thư trực tràng. 3 (11)
      • 1.3.3 Xếp giai đoạn bệnh ung thư trực tràng. 3 1.4. Chẩn đoán ung thư trực tràng (16)
      • 1.4.1 Triệu chứng lâm sàng. 3 1.4.2. Cận lâm sàng. 3 1.5. Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng (18)
      • 1.5.1. Chỉ định và kỹ thuật điểu trị bằng các phẫu thuật triệt căn. 3 1.5.2. Các phẫu thuật cắt trực tràng kinh điển 3 1.5.3. Những phẫu thuật cắt u tại chỗ. 3 (23)
      • 1.5.4 Phẫu thuật triệt để với ung thư trực tràng giai đoạn muộn. 3 1.5.5. Phẫu thuật điều trị tạm thời 3 1.5.6. Phẫu thuật cấp cứu. 3 1.6. Các phương pháp điều trị bổ trợ (0)
      • 1.6.1. Điều trị bằng tia xạ 3 1.6.2. Điều trị hóa chất 3 1.6.3. Điều trị di căn xa của ung thư trực tràng 3 1.7. Lịch sử....................................................................................................3 1.7.1. Ngoài nước: 3 (27)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (32)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (32)
      • 2.2.1. Loại hình nghiên cứu: 3 2.2.2. Thu thập thông tin: 3 2.2.3. Nội dung nghiên cứu. 3 (32)
    • 2.3 Xử lý số liệu (36)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu (38)
      • 3.1.1. Tuổi 3 3.1.2. Giới. 3 3.1.3. Thời gian mắc bệnh 3 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (38)
      • 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 3 3.3. Cận lâm sàng (40)
      • 3.3.1. Các xét nghiệm máu. 3 3.3.2. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 3 3.4. Đặc điểm khối u qua thăm trực tràng (0)
      • 3.4.1. Vị trí khối u so với rìa hậu môn 3 3.4.2. Kích thước khối u so với lòng trực tràng 3 3.4.3. Độ di động của khối u 3 3.4.4. Giải phẫu bệnh 3 3.5. Đặc điểm phẫu thuật (0)
      • 3.5.1. Xét nghiệm diện cắt của trực tràng 3 3.5.2. Khoảng cách từ cực dưới u đến diện cắt dưới 44 3.6. Kết quả sớm sau mổ...............................................................................3 3.6.1. Thời gian trung tiện trở lại sau mổ 3 (47)
    • 4.1. Đặc điểm bệnh nhân (63)
      • 4.1.1. Tuổi. 3 4.1.2. Giới 3 4.1.3. Thời gian mắc bệnh. 3 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước mổ (63)
      • 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 3 4.2.2. Đặc điểm lâm sàng khối u 3 4.3. Giải phẫu bệnh (65)
      • 4.3.1. Đại thể 3 4.3.2. Vi thể 3 4.3.3. Giai đoạn u 3 4.4. Xét nghiệm CEA máu (67)
    • 4.5. Đặc điểm phẫu thuật (70)
      • 4.5.1. Khoảng cách từ cực dưới u đến diện cắt duới 57 4.5.2. Thực hiện miệng nối. 3 4.6. Kết quả sớm sau mổ (70)
      • 4.6.1. Thời gian trung tiện sau mổ 3 4.6.2. Số ngày dùng thuốc giảm đau 3 4.6.3. Thời gian cho ăn trở lại sau mổ 3 4.6.4. Thời gian rút thông tiểu sau mổ 3 4.6.5. Thời gian nằm viện 3 4.6.6. Biến chứng phẫu thuật 3 4.6.7. Theo dõi xa 3 KẾT LUẬN (72)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các trường hợp UTTT 1/3 giữa và dưới có chỉ định phẫu thuật cắt u và làm miệng nối đại - trực tràng thấp hoặc đại tràng – ống hậu môn trong thời gian từ tháng 01/2006 đến hết tháng 06/2010.

* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Bệnh nhân được chẩn đoán UTTT có khoảng cách từ u tới rìa hậu môn

≤ 10 cm, có chẩn đoán giải phẫu bệnh Adenocarcinoma.

Có chỉ định mổ cắt đoạn trực tràng nối Đại tràng - trực tràng thấp hoặc Đại tràng - ống hậu môn (có thể có HMNT bảo vệ).

Không có đầy đủ hồ sơ bệnh án

Không có kết quả giải phẫu bệnh hoặc kết quả giải phẫu bệnh không phải là UTTT

Các UTTT không phẫu thuật bằng phương pháp cắt nối đại - trực tràng thấp hoặc đại tràng ống hậu môn trong UTTT 1/3 giữa và dưới( như HMNT tạm thời, Phẫu thuật cắt cụt).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2010.

Nghiên cứu hồi cứu: thông tin từ các hồ sơ bệnh án từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2009 được ghi vào một mẫu bệnh án thống nhất Thu thập dữ liệu từ các bệnh án có đủ tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh viện Việt Đức.

Nghiên cứu tiến cứu từ 06/2009 đến tháng 06/2010

* Đặc điểm lâm sàng-cận làm sàng trước phẫu thuật

- Tuổi : Bệnh nhân được chia thành các nhóm tuổi nhỏ hơn 40 tuổi, từ

41 đến 50 tuổi, từ 51 đến 60 tuổi, từ 61đến 70, và > 70.

- Giới : bệnh nhân nam, và bệnh nhân nữ

Thời gian có triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán là ung thư trực tràng.

 Thay đổi thói quen đại tiện

 Đại tiện phân có máu

 Đại tiện phõn cú nhầy

 Đau hạ vị và tầng sinh môn

- Thăm trực tràng, soi trực tràng để đánh giá

 Vị trí khối u: Khối u cỏch rỡa hậu môn (cm).

 Tính chất khối u khi thăm trực tràng

 Di động, ít di động, cố định

 Kích thước khối u so với chu vi lòng trực tràng

- Đặc điểm cận lâm sàng

- Xét nghiệm CEA (ng/ml) trước mổ

 Tăng ( bệnh lý ) : >10ng/ml

- Soi đại tràng bằng ống mềm để loại trừ những tổn thương kết hợp, xác định hình ảnh khối u, vị trí khối u cỏch rỡa hậu môn ( nếu có).

- Siêu âm ổ bụng để đánh giá các cơ quan khác trong ổ bụng, có di căn gan không

- X-quang tim phổi để phát hiện xem có di căn phổi và các bệnh lý khác của phổi.

- Siêu õm nội soi, CT-Scanner, MRI, PET-CT để đánh giá giai đoại bệnh.

* Các đặc điểm phẫu thuật

 Phõu thuật mổ mở (đường bụng hoặc đường tầng sinh mụn, cú làm HMNT bảo vệ hay không)

 Cắt đoạn trực tràng, cắt toàn bộ mạc treo,

 Khâu nối tay trong ổ bụng, qua đường hậu môn

- Tai biến và biến chứng trong mổ

* Đặc điểm giải phẫu bệnh

- Khoảng cách khối u so với vị trí cắt (cm)

- Diện cắt trên, diện cắt dưới

 Có tế bào ung thư, khụng có tế bào ung thư

- Đánh giá di căn hạch mạc treo đại trực tràng

- Đánh giá mức độ xõm lõn tạng lân cận

- Theo giai đoạn TNM của WHO ( 2000), Theo giai đoạn Dukes

- Thời gian đại tiện lần đầu sau mổ (ngày)

- Thời gian cho ăn lại sau mổ (ngày)

- Sử dụng thuốc giảm đau sau mổ

 Không dùng, 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, >4 ngày

- Thời gian rút ống thông bàng quang sau mổ ( ngày)

 Chảy máu trong ổ bụng (xử trí, kết quả)

 Bục miệng nối ( Rũ, viờm phỳc mạc, áp xe, dựa vào LS, XQ,

 Bí tiểu sau mổ (cú, khụng)

 Tử vong (nguyên nhân gây tử vong)

- Thời gian nằm viện sau mổ

 Thời gian đóng HMNT( nếu có)

 Kết quả giải phẫu tại miệng nối ( hẹp miệng nối)

 Tái phát ( tại chỗ cắt, di căn xa, phẫu thuật lại)

 Thời gian sống sau mổ

- Thời gian theo dõi: tháng thứ sau mổ.

- Tinh hình chung sức khỏe: Bình thường, kém giảm, liệt giường, hoạt động tình dục

- Khả năng lao động: Lao động kiếm sống, chỉ tự phục vụ được, cần người khác phục vụ

- Tình hình lưu thông tiêu hóa: Ăn dễ tiêu, ăn không tiêu

- Đại tiện: Dễ, táo, có máu, nhầy ….

- Đau bụng: ít, nhiều, không đau.

- Chức năng bàng quang- sinh dục sau mổ: Bình thường, bí tiểu, sinh hoạt sinh dục bịnh thường, rối loạn cương cứng( với BN nam)

Xử lý số liệu

- Số liệu nhập và sử lý bằng phần mền SPSS 16.0

- Các số liệu được tính và so sánh theo tỷ lệ trung bình

- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

2.4 Khía cạnh đạo đức của đề tài

- Giải thích mục đích và cách tiến hành nghiên cứu cho bệnh nhân và gia đình.

- Chỉ lựa chọn vào nghiên cứu khi bệnh nhân và gia đình chấp nhận.

- Đảm bảo giữ bí mật kết quả nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được phản hồi cho bệnh nhân và gia đình.

- Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được hưởng những biện pháp can thiệp có lợi nhất.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khái quát kết quả nghiên cứu

Trong nhóm bệnh nhân ung thư trực tràng được mổ cắt nối đại – trực tràng thõp hoặc đại tràng - ống hậu môn tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2010 Chúng tôi đã thống kê được 83 trường hợp, có một số đặc điểm như sau

Biểu đồ 3.1 Sự phân bố theo nhóm tuổi

+ Nhóm tuổi từ 50-70 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,6%)

+ Tuổi trung bình 59.4±13,42, lớn nhất là 81 tuổi, nhỏ nhất là 24 tuổi

Biểu đồ 3.2 Sự phân bố theo giới

+ Sự phân bố theo giới như nhau; nam chiếm 52%, nữ chiếm 48% + Tỷ lệ nam/ nữ: 1,08.

Bảng 3.1 Thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh (Tháng) n Tỷ lệ %

+ Thời gian mắc bệnh trung bình : 4,83 ± 5,68 tháng.

+ Thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 1/2 tháng, dài nhất 46 tháng.

+ Thời gian mắc bệnh từ 3-6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất: 45,8%.

3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Bảng 3.2 Triệu chứng lâm sàng

Thay đổi thói quen đại tiện 44 53 Đại tiện phân có nhầy, máu 87 92,8

Biến đổi khuôn phân 71 85,5 Đại tiện nhiều lần 72 86,7 Đại tiện phân táo, lỏng 30 36,1 Đau hạ vị, tầng sinh môn 52 62,7

Nhiều triệu chứng kết hợp 71 85,5

+ Triệu chứng lâm sàng của ung thư trực tràng phong phú.

+ Số bệnh nhân đại tiện phân nhầy máu chiếm tỷ lệ cao nhất, có 87 bệnh nhân chiếm 92,8%.

Bảng 3.3 Hồng cầu, bạch cầu, SGOT,SGPT, protein TP

Xét nghiệm Số BN Thấp nhất Cao nhất Trung bình S.D

+ Giá trị trung bình các xét nghiệm huyết học ở giới hạn bình thường

3.2.2.2 Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Bảng 3.4 Đánh giá tình trạng di căn qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Xét nghiệm BN được xét nghiệm Kết quả có di căn xa

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

+ Không phát hiện hình ảnh di căn xa trước mổ qua chụp X quang tim phổi + Siêu âm ổ bụng phát hiện 7 trường hợp nghi ngờ có ung thư gan ( 8,4%).

+ CT scanner ổ bụng thực hiện trên 21 bệnh nhân phát hiện 7 trường hợp nghi ngờ có di căn gan

3.3 Đặc điểm khối u qua thăm trực tràng

3.3.1 Vị trí khối u so với rìa hậu môn

Bảng 3.5 Vị trí khối u so với rìa hậu môn

Vị trí khối u n Tỷ lệ %

+ Ung thư trực tràng đoạn từ 5 – 8 cm chiếm tỷ lệ cao 63,8% Khoảng cách khối u so với rìa hậu môn trung bình 6,88±1,96cm, nhỏ nhất là 3cm, lớn nhất là 10cm.

3.3.2 Kích thước khối u so với lòng trực tràng

Bảng 3.6 Kích thước khối u so với lòng trực tràng

Kích thước khối u n Tỷ lệ %

+ Có 60/83 BN (72,3%) kích thước khối u chiếm hơn ẵ chu vi trực tràng.

3.3.3 Độ di động của khối u

Bảng 3.7 Độ di động của khối u Độ di động của khối u n Tỷ lệ %

Di động 12 14,5 Ít di động 66 79.5

+ Phần lớn các khối u đều đi động nhiều hoặc di động ít, khối u di động ít chiếm cao nhất 79,5%.

Bảng 3.8 Hình ảnh đại thể

Nhận xét: Khối u dạng sùi chiếm 65,1%, dạng thâm nhiễm chiếm tỷ lệ thấp nhất: 4,8%.

Bảng 3.9 Độ mô học Độ mô học n Tỷ lệ %

Nhận xét: Các tế bào ung thư có độ biệt húa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 68,7%

Ung thư biểu mô tuyến 77 92,8

Ung thư biểu mô tuyến tiết nhầy 6 7,2

+ 92,8% bệnh nhân có hình ảnh ung thư biểu mô tuyến

+ 7,2% bệnh nhân có hình ảnh ung thư biểu mô tuyến tiết nhầy

Bảng 3.11 Mức độ xâm lấn của khối u so với thành ruột

+ Có 1 bệnh nhân có khối u ở giai đoạn T1 ( u cỏch rỡa hậu môn 3 cm ). + Khối u ở giai đoạn T3 là chủ yếu (59,1%).

Di căn hạch n Tỷ lệ %

Di căn xa n (số lượng) Tỷ lệ %

+ Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 70 (84,3%) BN chưa có di căn xa, 13 (15,7%) BN di căn xa trong đó 8 bệnh nhân di căn gan, 2 BN di căn bàng quang, 2 BN di căn tử cung, 1 BN nhân di căn phúc mạc.

Bảng 3.14 Giai đoạn bệnh theo TNM

Giai đoạn bệnh theo TNM Số BN Tỷ lệ %

IIIa T bất kỳ,N1M0 14 16,9 IIIb T bất kỳ,N2M0 3 3,6 Giai đoạn IV T bất kỳ,N bất kỳ, M1 13 15,7

+ Đa phần bệnh nhân là giai đoạn II (50,6%) và III (20,5%).

CEA, CA19-9 máu n Tỷ lệ %

+ Số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm CEA tăng 24,1%, CA19-9 tăng 25,3%, Trong đó có 8/83 BN (9,6%) tăng đồng thời cả CEA và CA19-9.

3.5.1 Xét nghiệm diện cắt của trực tràng

Bảng 3.16 Xét nghiệm vi thể diện cắt trực tràng

Diện cắt Diện cắt dưới Diện cắt trên n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Có tế bào ung thư 83 100 83 100

Không có tế bào ung thư 0 0 0 0

+ Tất cả diện cắt trên và dưới đều không có tế bào ung thư.

3.5.2 Khoảng cách từ cực dưới u đến diện cắt dưới

Bảng 3.17 Khoảng cách dưới u dến diện cắt

+ Khoảng cách từ cực dưới u đến diện cắt dưới trung bình 3,65±1,27cm.

Biểu đồ 3.3 Phương pháp miệng nối

+ 36 bệnh nhân được khâu nối bằng máy, chiếm 43,4%.

+ 47 bệnh nhân (56,6%) nối tay qua đường mổ bụng hoặc nối tay qua đường hậu môn do u trực tràng thấp

Bảng 3.18 Thời gian phẫu thuật

Ngắn nhất Dài nhất Trung bình SD

+ Thời gian phẫu thuật trung bình 231,69 ± 68,21 phút, dài nhất là 420 phút, ngắn nhất là 110 phút.

3.6 Kết quả sớm sau mổ

3.6.1 Thời gian đại tiện lần đầu sau mổ

Bảng 3.19 Thời gian từ ngày mổ đến khi bệnh nhân đại tiện lần đầu tiên Đại tiện lần đầu tiên sau mổ n Tỷ lệ %

+ Đa số bệnh nhân đại tiện lần đầu tiên ngày thứ 3 sau mổ chiếm 71,1%.

3.6.2 Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ

Bảng 3.20 Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ

Thời gian (ngày) n Tỷ lệ %

+ Có 59% bệnh nhân dùng thuốc giảm đau dưới 3 ngày

+ Thời gian dùng thuốc giam đau trung bình là 3,48±1,41 ngày, thấp nhất là 2 ngày, cao nhất là 8 ngày.

3.6.3 Thời gian cho ăn trở lại sau mổ

Bảng 3.21.Thời gian cho ăn trở lại sau mổ

Thời gian cho ăn trở lại sau mổ n Tỷ lệ %

+ Thời gian cho ăn trở lại trung bình của tất cả cỏc nhúm là 3,84 ± 1,23 ngày.

3.6.4 Thời gian rỳt thụng bàng quang sau mổ

Bảng 3.22 Thời gian rỳt thụng bàng quang sau mổ

Thời gian rút thông bàng quang n Tỷ lệ %

+ Thời gian rỳt thụng bàng quang sau mổ ngắn nhất 1 ngày, thời gian rỳt thụng bàng quang sau mổ dài nhất 8 ngày, thời gian rỳt thụng bàng quang sau mổ trung bình: 2,82 ± 1,30 ngày.

3.6.5 Thời gian dùng thuốc kháng sinh sau mổ

Bảng 3.23: Thời gian dùng thuốc kháng sinh sau mổ

Thời gian dùng thuốc kháng sinh sau mổ n Tỷ lệ %

+ Thời gian dùng thuốc kháng sinh sau mổ trung bình 7,46±2,79 ngày, trong đó thời gian ngắn nhất 3 ngày, thời gian dài nhất 18 ngày (do bệnh nhân bục miệng nối gõy viờm phỳc mạc).

Bảng 3.24 Thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện n Tỷ lệ %

+ Thời gian nằm viện ngắn nhất 5 ngày, thời gian nằm viện dài nhất 30 ngày, thời gian nằm viện trung bình chung của cỏc nhúm là 9,95 ± 4,17 ngày.

3.6.6 Tai biến, biến chứng sau mổ

Bảng 3.25 Các biến chứng sau phẫu thuật

Xì miệng nối, không phải mổ lại 4 4,8

Xì miệng nối gây viêm phúc mạc toàn thể 1 1,2

+ Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 6(7,2%) trường hợp nhiễm trùng vết mổ

+ 5(6,02%) trường hợp xì miệng nối, 2(2,4%) trường hợp chảy máu miệng nối Trong đó 1 trường hợp mổ lại, 6 trường hợp điều trị bảo tồn.

+ Có 2 bệnh nhân hẹp nhẹ miệng nối khi khám lại, không gặp sún phõn hay đại tiện không tự chủ Đa số bệnh nhân ổn định sau khi xuất viện.

Bảng 3.26 Mối liên quan giữa bục miệng nối so với giới

Giới tính Bục miệng nối

+ Tỷ lệ bục miệng nối trên bệnh nhân nam nhiều hơn ở nữ

Bảng 3.27 Mối liên quan giữa bục miệng nối với kích thước khối u

Kích thước u so với chu vi trực tràng Bục miệng nối

+ Tỷ lệ bục miệng nối chủ yếu ở khối u chiếm > ắ chu vi trực tràng

Bảng 3.28 Mối liên quan giữa bục miệng nối và độ xâm lấn u so với thành trực tràng Độ xâm lấn u so với thành trực tràng Bục miệng nối

+ Đa số bệnh nhõ bục miệng nối đều thuộc nhóm T3 và T4

Bảng 3.29 Mối liên quan giữa bục miệng nối và với vị trí khối u

Vị trí khối u so với rìa hậu môn Bục miệng nối

+ Đa số tỷ lệ bục miệng nối chủ yếu ở nhóm UTTT giữa chiếm tỷ lệ 4,8%

Bảng 3.30 Số lần đi ngoài mỗi ngày sau mổ Đi cầu/ngày 1 tháng (%) 3 tháng (%) 6 tháng (%) >12 tháng(%)

Nhận xét: Đa số bệnh nhân đại tiện 3-5 lần/ngày trong 6 tháng đầu sau mổ sau đó số lần giảm dần về bình thường sau 1 năm.

Bệnh nhân được mổ trong khoảng thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng6/2010 Thời gian theo dõi tính từ ngày mổ tới thời điểm thống kê ( tháng 6/2010).Thời gian theo dõi trung bình là 27,01 ± 14,07 tháng.

3.7.1 thời gian sống thêm sau mổ

Biểu đồ 3.4 sống thêm toàn bộ

+Trong số 83 BN, còn sống 71 BN, tái phát, di căn 13 BN ( đã chết 10

BN trong số này), 2 BN chết do nguyên nhân khác Sử dụng phương pháp tính tỷ lệ sống thêm tại các thời điểm và thiết lập đường cong sống của Kaplan-Meier, chúng tôi thu được kết quả như sau: 83 BN điều trị có thời gian sống trung bình là 47 tháng (95%; CI: 44-51) Tỷ lệ sống tích lũy tại thời điểm 6 tháng (98,8%), 12 tháng (94,8%), 24 tháng (92%) và 36 tháng (90,1%) Số BN có đủ thời gian theo dõi > 48 thỏng cũn ớt nờn chưa tính được tỷ lệ sống thêm ở thời điểm 5 năm.

3.7.1.1 Liên quan sống thêm sau mổ theo giai đoạn bệnh (TMN)

Biểu đồ 3.5 Liên quan sống thêm sau mổ với giai đoạn bệnh theo TMN

+ Giai đoạn I có 11 BN, tỷ lệ sống thêm sau 36 tháng là 100% Giai đoạn II có 42 BN, thời gian sống trung bình là 51 tháng ( 95% CI: 50 – 52 ), còn sống

41 BN ( 97,6%), đã tử vong 1 BN Giai đoạn III có 17 BN, thời gian sống trung bình là 44 tháng ( 95% CI: 38 – 50 ), còn sống 15 BN (88,2% ), đã tử vong 2 BN Giai đoạn IV có 13 BN, thời gian sống trung bình là 32 tháng ( 95% CI: 21 – 43 ), còn sống 6 BN ( 46,2% ), đã tử vong 7 BN Tỷ lệ sống thêm sau mổ ở từng giai đoạn là khác biệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p = 0,001 ).

3.7.1.2 Liên quan sống thêm sau mổ với xâm lấn u so với chu vi trực tràng Biểu đồ 3.6 Liên quan sống thêm sau mổ với xâm lấn u so với chu vi trực tràng

U xâm lấn ≤ 1/4 chu vi 8 BN, thời gian sống trung bình 33 tháng (95% CI: 26-40 ), còn sống 7 ( 87,5% ), tử vong 1 BN Xâm lấn > 1/4 - ≤ 1/2 chu vi

15 BN, thời gian sống trung bình 45 tháng (95% CI: 38-53 ), còn sống 13 ( 86,7% ), tử vong 2 BN Xâm lấn ≤ 3/4 chu vi 38 BN, thời gian sống trung bình 49 tháng (95% CI: 46-53 ), còn sống 35 ( 92,1% ), tử vong 3 BN Xâm lấn

> 3/4 chu vi 22 BN, thời gian sống trung bình 46 tháng (95% CI: 38-53), còn sống 18 ( 81,8% ), tử vong 4 BN.

3.7.1.3 Liên quan sống thêm sau mổ với độ xâm lấn thành trực tràng

Biểu đồ 3.7 Liên quan sống thêm sau mổ với độ xâm lấn thành trực tràng

U xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc thành trực tràng (T1) có 1 BN, tỷ lệ sống thêm sau 24 tháng là 100% Mức độ u xâm lấn đến lớp cơ (T2) có 10

BN, thời gian sống trung bình là 33 tháng (95% CI: 28-38), còn sống 9 ( 90%), đã tử vong 1 BN Mức độ u xâm lấn đến lớp cơ (T3) có 46 BN, thời gian sống trung bình là 49 tháng (95% CI: 46-52), còn sống 46 ( %), đã tử vong 3 BN U xâm lấn đến lớp cơ (T4) có 23 BN, thời gian sống trung bình là

43 tháng (95% CI: 35-50), còn sống 17 ( 73,9%), đã tử vong 6 BN.

3.7.1.4 Liên quan sống thờm so với nồng độ CEA trước mổ

Biểu đồ 3.8 Liên quan sống thờm so với nồng độ CEA trước mổ

Có 20 BN tăng CEA trước mổ, thời gian sống trung bình là 40 tháng (95% CI: 32-49), còn sống 14 ( 70%), đã tử vong 6 BN Có 63 BN không tăng CEA trước mổ, thời gian sống trung bình là 50 tháng (95% CI: 47-52), còn sống 59 ( 93,6%), đã tử vong 4 BN Thời gian sống thêm ở nhúm cú tăng CEA thấp hơn nhóm CEA trước mổ không tăng (p < 0,05).

3.7.1.5 Liên quan sống thêm với nồng độ CA 19-9 trước mổ

Biểu đồ 3.9 Liên quan sống thêm với nồng độ CA 19-9 trước mổ

Có 21 BN tăng CA19-9 trước mổ, thời gian sống trung bình là 43 tháng (95% CI: 36-50), còn sống 17 ( 81,1%), đã tử vong 4 BN Có 62 BN không tăng CA19-9 trước mổ, thời gian sống trung bình là 49 (95% CI: 45-52), còn sống 56 ( 90,3%), đã tử vong 6 BN

CA19-9 tăng trước mổ là yếu tố tiên lượng xấu hơn so với nhúm cú CA19-9 trước mổ không tăng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê

3.7.2 Tái phát và di căn xa

Có 13 bệnh nhân tái phát trong đó 8 BN di căn gan, 3 BN di căn phúc mạc, 2

BN tái phát tại miệng nối đã được phẫu thuật lại theo phương pháp Miles.

Trong số 13 BN tái phát, di căn xa, trong số này có 10 BN đã tử vong Tất cả các BN tử vong diễn tiến đến giai đoạn cuối thể trạng suy kiệt.

* Các yếu tố nguy cơ liên quan đặc điểm khối u, giai đoạn bệnh

3.7.2.1 Liên quan giữa tái phát, di căn với phân loại TNM

Bảng 3.31 Liên quan giữa tái phát, di căn với phân loại TNM

+ Tỷ lệ tái phát, di căn tăng lên ở những UTTT giai đoạn III – IV, có mối liên quan giữa tình trạng tái phát với giai đoạn bệnh ( p < 0,05 )

3.7.2.2 Liên quan giữa tái phát, di căn với độ xâm lấn khối u

Bảng 3.32 Liên quan giữa tái phát, di căn với độ xâm lấn khối u ở thành trực tràng

Tái phát, di căn Độ xâm lấn khối u với thành trực tràng

Tỷ lệ tỏi phỏt,di căn theo độ xâm lấn thành trực tràng T1, T2 , T3, T4 lần lượt là 0%, 7,7%, 30,8%, 44,5% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05

3.7.2.3 Liên quan giữa tái phát, di căn với mức độ xâm lấn chu vi trực tràng

Bảng 3.33 Liên quan giữa tái phát, di căn với mức độ xâm lấn chu vi trực tràng

Kích thước u so với chu vi trực tràng

Tỷ lệ tái phát, di căn gặp nhiều khối u chiếm > 3/4 chu vi trực tràng.

3.7.2.4 Liên quan giữa tái phát, di căn với nồng độ CEA trước mổ

Bảng 3.34 Liên quan giữa tái phát, di căn với nồng độ CEA trước mổ

Tái phát, di căn CEA trước mổ

Nồng độ CEA tăng trước mổ có sự liên quan với tái phát sau mổ ( p < 0,05 )

3.7.2.5 Liên quan giữa tái phát, di căn với nồng độ CA19-9 trước mổ Bảng 3.35 Liên quan giữa tái phát, di căn với nồng độ CA19-9 trước mổ

Tái phát, di căn CA19-9 trước mổ

Không có sự liên quan giữa tái phát sau mổ với nồng độ CA19-9 trước mổ

Đặc điểm bệnh nhân

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong 83 bệnh nhân có 1 bệnh nhân 24 tuổi chiếm 1,2%; phần lớn các bệnh nhân đều nằm trong nhóm tuổi 51-70 chiếm đa số (50,6%); bệnh nhân có tuổi cao nhất là 81 tuổi Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Võ Tấn Long[Error: Reference source not found], Phan Anh Hoàng, nhóm tuổi thường gặp là 41-

Về độ tuổi trung bình, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối cao(59,4 ± 13,42 tuổi) Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của tác giả PhạmNgọc Dũng (2d) (60,00 ± 9,89 tuổi), tác giả Nguyễn Hoàng Bắc và cộng sự,tuổi trung bình là 62 tuổi (3b), tác giả Tominaga T là 60 tuổi (9b) Tuy nhiên theo các tác giả Arbman G và Porter G A thì tuổi trung bình cao hơn của chúng tôi; là 65 tuổi (5b) Chúng tôi cho rằng, tuổi trung bình của các tác giả nước ngoài cao hơn của chúng ta vì: Tuổi thọ trung bình của người nước ngoài cao và chỉ định phẫu thuật của nước ta không giống với các nước tiên tiến Phần đông những bệnh nhân trên 70 tuổi ở nước ta có thể trạng yếu, cú cỏc bệnh kèm theo hay thiếu sự quan tâm của gia đình thường không đồng ý phẫu thuật Chớnh vỡ những lý do trên, tuổi trung bình của chúng tôi thấp hơn là hợp lý.

Ung thư trực tràng thường gặp ở cả 2 giới Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong số 83 bệnh nhân nghiên cứu thì nam chiếm 52%, nữ chiếm 48%, tỷ lệ nam / nữ là 1,08 Kết quả này tương ứng với tác giả Trần Anh Cường là 0,96 (2) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Võ Tấn Long và tác giả nước ngoài, tỷ lệ nam / nữ là 1,3 [21a] Theo nghiên cứu của Faire J khi nghiên cứu về dịch tễ học về ung thư đại trực tràng, tác giả cho rằng tỷ lệ nam / nữ tại Mỹ là 1,57; tại Úc là 1,53; tại Đan Mạch là 1,55 (85b).

Ung thư trực tràng thường được chẩn đoán muộn do bệnh tiến triển một cách âm thầm, do bệnh nhân ít quan tâm đến các triệu chứng đầu tiên (đại tiện phân nhầy, máu ) Người dân do không hiểu biết không đầy đủ về bệnh UTTT mà tự điều trị bằng đông y hay do các thầy thuốc chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như bệnh trĩ, kiết lỵ Theo Ngụ Bỏ Hưng nhận thấy 98,3% các bệnh nhân bị ung thư trực tràng đã tự điều trị thuốc đông y trước khi đến khám [18] Tại bệnh viện Việt Đức, theo Nguyễn Xuõn Hựng và cộng sự trong 206 bệnh nhân mổ ung thư trực tràng giai đoạn 1989 –1996 có 48% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trong vòng 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, 13% được chẩn đoán muộn sau 24 tháng [17] Theo Vũ Đức Long tỉ lệ này là 65,5% [21]

Trong nghiên cứu của chúng tôi hơn 70 bệnh nhân (72,3%) được chẩn đoán trong vòng 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên; 1 trường hợp đến khám sau 46 tháng Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 4,83±5,68 tháng, tương ứng kết quả của Phan Anh Hoàng là 4,5 tháng (2c). Theo thống kê của Vũ Đức Long thì thời gian mắc bệnh là 6,47 tháng [5b]

4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước mổ

Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có triệu chứng ỉa máu, chiếm 92,8% Đây cũng là triệu chứng chính khiến bệnh nhân đến khám bệnh, là triệu chứng gợi ý cho thầy thuốc nghĩ đến ung thư trực tràng để tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết phát hiện bệnh Theo các nghiên cứu của các tác giả khác, ỉa máu cũng là triệu chứng thường gặp Phan Anh Hoàng, triệu chứng này là 95,7% [2c], Nguyễn Văn Hiếu là 96,6% [8], đối với Phạm Ngoc Dũng là 92% [2d] Theo Chapuis P.H và cộng sự, đại tiện phân lẫn máu là triệu chứng thường gặp của ung thư trực tràng, có giá trị chẩn đoán với độ đặc hiệu cao 86% [45b].

Nhìn chung triệu chứng lâm sàng của UTTT có nhiều Hay gặp là các dấu hiệu ; đại tiện phân nhầy máu, đại tiện nhiều lần, biến đổi khuụn phõn… Phan Anh Hoàng, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Ngọc Dũng cũng có nhận xét tương tự (3,4,5,9.17.25.27.28a) [2b], [8b], [2d].

4.2.2 Đặc điểm lâm sàng khối u

4.2.2.1 Vị trí khối u so với rìa hậu môn

Xác định vị trí của khối u trực tràng, hay chính xác hơn là khoảng cách khối u so với rìa hậu môn là hết sức cần thiết Để phẫu thuật viên đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp Chúng ta có thể xác định vị trí của khối u dựa vào thăm trực tràng bằng tay hay soi trực tràng bằng ống soi Theo tác giả Phạm Đức Huấn, với kỹ thuật thăm khỏm đỳng, thăm trực tràng có thể phát hiện được hầu hết các ung thư trực tràng ở đoạn từ 9-10cm cỏch rỡa hậu môn [12b]

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, ung thư trực tràng thấp chiếm tỷ lệ 31,4%, ung thư trực tràng trung bình 68,6%, u vị trí hay gặp 5 – 8cm chiếm 63,8% Thống kê của tác giả Bokey E.L có kết quả tương tự, tỷ lệ ung thư trực tràng thấp chiếm 31,5% [40b] Vũ Đức Long tỷ lệ ung thư trực tràng thấp chiếm 59,5% cao hơn so với kết quả của chúng tôi [21b]

4.2.2.2 Kích thước khối u so với lòng trực tràng

Khi thăm trực tràng hay soi trực tràng, ngoài việc xác định vị trí khối u chúng ta cần xác định kích thước khối u so với chu vi trực tràng [12b] Khối u trực tràng phát triển theo thời gian sẽ dần ôm hết chu vi trực tràng Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kích thước u so với chu vi trực tràng là 1 yếu tố tiên lượng Theo kết quả của chúng tôi, trong 83 bệnh nhân nghiên cứu, số lượng bệnh nhân có u chiếm ắ chu vi trực tràng là cao nhất 45,8%, tương đương so với tác giả Trần Anh Cường (41,7%) [2b] Những bệnh nhân có khối u chiếm toàn bộ lòng trực tràng thường là những khối u to Do đó sẽ có ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật bởi khối u làm hẹp phẫu trường gõy khú khăn trong thao tác Nghiờn cứu của chúng tôi cho thấy có 22 bệnh nhân có khối u chiếm toàn bộ lòng trực tràng, chiếm 26,5%, tương đương nghiên cứu của Vũ Đức Long ( 26,9% ) [21b]

Như chúng ta đã biết, mức độ di động của khối u thể hiện tình trạng xâm lấn tổ chức xung quanh của ung thư trực tràng Đánh giá này giúp phẫu thuật viên dự kiến khả năng phẫu thuật, hơn nữa cũn giỳp tiên lượng Khối u càng di động thì càng dễ dàng phẫu tích và tiên lượng tốt hơn Nếu khối u càng xâm lấn nhiều thì mức độ di động của khối u càng ít đi Theo Đỗ Đức Vân thăm trực tràng là phương pháp kinh điển rất có giá trị trong đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư trực tràng [33b] Thăm trực tràng bằng tay là phương pháp không những cho phép xác định vị trí khối u mà còn cho phép xác định tính chất di động của khối u mà qua đó giúp cho tiên lượng bệnh tốt hơn Tuy nhiên phương pháp này không đánh giá được những trường hợp u nằm ở đoạn trực tràng cao và không sờ thấy, hơn nữa mang tính chủ quan và phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm người khám [33b].

Theo bảng 3.7 cho thấy, có 78 bệnh nhõn cú khối u di động và ít di động chiếm 94%%, u cố dịnh có 6 trường hợp chiếm 5% Tỉ lệ u cố định thấp hơn so với các tác giả khác, theo Nguyễn Văn Hiếu tỉ lệ u cố định là 39,5%, u di động chiếm 53,7% [7b] Tác giả Đoàn Hữu Nghị nghiên cứu 288 bệnh nhân ung thư trực tràng thì tỉ lệ u cố định, di động lần lượt là 40,3% và 48,7% [24b]

Như vậy, về đặc điểm lâm sàng có 3 yếu tố; khoảng cách khối u so với rìa hậu môn, tính chất di động khối u, kích thước u so với rìa hậu môn, là những yếu tố tiên lượng có thể bảo tồn được cơ thắt hay không

4.3.1 Đại thể Đối với ung thư trực tràng các thể u thường gặp là thể loột thõm nhiễm,thể u sùi và thể thâm nhiễm cứng, trong đó thể loột thõm nhiễm là thường gặp nhất và thể ít được gặp nhất là thể thâm nhiễm cứng [12] Theo kết quả của chúng tôi cũng không nằm ngoài nhận định này, thể sùi chiếm tỷ lệ cao nhất65,1% và thể thâm nhiễm chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,8% Trong khi đó theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ước cho thấy tỷ lệ u sựi loột rất cao chiếm 88,2% còn thể thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao hơn là 7,8% [32b].

Mức độ biệt hóa tế bào u đóng vai trò quan trọng đối với tiên lượng của bệnh nhân Những khối u mức độ biệt hóa tế bào kém sẽ có tiên lượng xấu hơn nhiều so với các khối u có mức độ biệt hóa cao và trung bình Theo Masaki T. các khối u có mức độ biệt hóa tế bào kộm thỡ nguy cơ di căn hạch lớn hơn so với các khối u có mức độ biệt hóa cao và trung bình [66b].

Đặc điểm phẫu thuật

4.5.1 Khoảng cách từ cực dưới u đến diện cắt duới

Trong phẫu thuật ung thư trực tràng thì khoảng cách cắt giữa khối u và diện cắt cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá kết quả của cuộc mổ. Theo Nguyễn Xuõn Hựng và cs khoảng cách giữa khối u và diện cắt dưới < 1cm còn tế bào ung thư là 2%, còn < 2cm không có tế bào ung thư Theo quy ước chung giới hạn < 3cm mới là giới hạn an toàn [ ] Nghiên cứu của chúng tôi khoảng cách cắt trung bình 3,65 ± 1,27cm là giới hạn an toàn Kết quả giải phẫu bệnh cũng cho thấy không có trường hợp nào có tế bào ung thư tại diện cắt Kết quả của Phan Anh Hoàng khoảng cách cắt trung bình là 3,6 cm, của Lechaux và cộng sự là 3,5 cm [86b], của Leroy là 3,46cm [63b], của Morino là 3,4cm

[67], của Delgalo là 2,7cm [50], của Scheidbach là 3,3cm [72], theo các kết quả này đều không còn tế bào ung thư trên diện cắt.

Hình 4.1 Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng

( BN Nguyễn Thị C 69 tuổi – BA: 8663-BVVĐ Ngày mổ : 09/04/2009 ) 4.5.2 Thực hiện miệng nối

Những năm gần đây nhờ các tiến bộ về khoa học và kỹ thuật cho phép thực hiện kỹ thuật cắt nối đai-trực tràng thấp và đại tràng-ống hậu môn, bảo tồn cơ thắt mà vẫn đảm bảo an toàn về mặt ung thư học Việc áp dụng các dụng cụ khâu nối trong phẫu thuật ung thư trực tràng đã làm cho cuộc mổ trở dễ dàng, nhanh hơn và an toàn hơn Kiểm tra sau cắt nối, đa số các trường hợp trường hợp tránh phải làm hậu môn nhân tạo bảo vệ Tức là tránh được cuộc mổ thứ hai, chi phí cho các dụng cụ khâu nối là không đáng kể so với giá thành của cuộc mổ và lợi ích của nó mang lại Cho nên hầu hết các tác giả đều dùng phương pháp khâu nối máy với các trường hợp cắt đoạn trực tràng Ở nghiên cứu này có 36 bệnh nhân được khâu nối bằng máy,chiếm 43,4%.

Ngược lại theo tác giả Đoàn Hữu Nghị (29b), việc nối ruột bằng tay dự cú chậm hơn nhưng hoàn toàn đảm bảo cho việc bảo tồn cơ thắt được tối đa. Nhất là những ở thấp làm thao tác khõu tỳi thắt vòng quanh cổ máy nối rất khó khăn Trong nghiên cứu của chúng tôi có 47 bệnh nhân (56,6%) nối tay qua đường mổ bụng hoặc nối tay qua đường hậu môn do u trực tràng thấp.

Hình 4.2 Miệng nối đại tràng - ống hậu môn (BN Nguyễn Công H 40 tuổi – BA : 14207-BVVĐ Ngày moor12/06/2009)

4.6 Kết quả sớm sau mổ

Kết quả tốt sau phẫu thuật đạt 84,4% số BN của nhóm nghiên cứu Trong 30 ngày sau mổ, những BN này đều hài lòng với kết quả cuộc phẫu thuật.

Thời gian mổ trung bình của nhóm nghiên cứu là 231,69 ± 68,21 phút Kết quả này tương đương nghiên cứu Nguyễn Tạ Quyết là 189 phút, của Leroy là

4.6.1 Thời gian trung tiện sau mổ

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 1,2% bệnh nhân trung tiện

Ngày đăng: 28/05/2023, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w