1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

64 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Chuỗi Cung Ứng Xanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Tác giả Tạ Thị Linh Chi
Người hướng dẫn TS. Trần Đình Toàn
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Chuỗi cung ứng (14)
    • 1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng (14)
      • 1.1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng (14)
      • 1.1.1.2. Vai trò của chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng (17)
    • 1.1.2. Hoạt động của chuỗi cung ứng (18)
      • 1.1.2.1. Hoạt động lập kế hoạch (18)
      • 1.1.2.2. Tìm nguồn cung (20)
      • 1.1.2.3. Sản xuất (21)
      • 1.1.2.4. Phân phối (21)
    • 1.1.3. Tiêu chí đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng (22)
      • 1.1.3.1. Tiêu chí dịch vụ khách hàng (23)
      • 1.1.3.2. Tiêu chí hiệu quả nội bộ (23)
      • 1.1.3.3. Tiêu chí tính linh hoạt đáp ứng cầu (25)
      • 1.1.3.4. Tiêu chí về phát triển sản phẩm (25)
  • 1.2. Chuỗi cung ứng xanh (25)
    • 1.2.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh (25)
    • 1.2.2. Chuỗi cung ứng xanh (26)
      • 1.2.2.1. Vai trò – tầm quan trọng của chuỗi cung ứng xanh hiện nay (26)
      • 1.2.2.2. Đánh giá chuỗi cung ứng xanh (26)
      • 1.2.2.3. Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng xanh (28)
  • 1.3. Nhận xét về chuỗi cung ứng thường và chuỗi cung ứng xanh (29)
  • Chương 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT (31)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (31)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (31)
      • 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh (32)
      • 2.1.3. Hoạt động kinh doanh chính (32)
    • 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (32)
    • 2.3. Chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (33)
      • 2.3.1. Nhà cung cấp (34)
        • 2.3.1.1. Nguyên liệu sữa (34)
        • 2.3.1.2. Bao bì sản phẩm (35)
        • 2.3.1.3. Các đơn vị cung cấp đường, hương liệu, phụ gia khác (36)
      • 2.3.2. Nhà sản xuất (36)
        • 2.3.2.1. Hoạt động sản xuất (36)
        • 2.3.2.2. Hoạt động lưu kho của Vinamilk (37)
      • 2.3.4. Nhà phân phối (38)
    • 2.4. Tính xanh trong Chuỗi cung ứng của Vinamilk (40)
      • 2.4.1. Xanh hoá nguồn nguyên vật liệu (40)
      • 2.4.2. Sản xuất xanh (42)
      • 2.4.3. Lưu kho xanh (44)
      • 2.4.4. Phân phối xanh (45)
      • 2.4.5. Sản phẩm xanh (46)
    • 2.5. Đánh giá chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk (47)
      • 2.5.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất (47)
      • 2.5.2. Tiêu chuẩn môi trường (49)
  • Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (55)
    • 3.1. Hạn chế trong chuỗi cung ứng của Vinamilk (55)
      • 3.1.1. Nguồn cung (55)
      • 3.1.2. Sản xuất và phân phối (55)
      • 3.1.3. Sản phẩm (56)
    • 3.2. Thực trạng thị trường sữa hiện nay (56)
    • 3.3. Đề xuất hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk (57)
      • 3.3.1. Phát triển nguồn cung (57)
      • 3.3.2. Cải tiến sản xuất (58)
      • 3.3.3. Phát triển khâu phân phối (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH 1 1.1. Chuỗi cung ứng 1 1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng 1 1.1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng 1 1.1.1.2. Vai trò của chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng 4 1.1.2. Hoạt động của chuỗi cung ứng 5 1.1.2.1. Hoạt động lập kế hoạch 5 1.1.2.2. Tìm nguồn cung 7 1.1.2.3. Sản xuất 8 1.1.2.4. Phân phối 8 1.1.3. Tiêu chí đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng 9 1.1.3.1. Tiêu chí dịch vụ khách hàng 10 1.1.3.2. Tiêu chí hiệu quả nội bộ 10 1.1.3.3. Tiêu chí tính linh hoạt đáp ứng cầu 11 1.1.3.4. Tiêu chí về phát triển sản phẩm 11 1.2. Chuỗi cung ứng xanh 11 1.2.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh 11 1.2.2. Chuỗi cung ứng xanh 12 1.2.2.1. Vai trò – tầm quan trọng của chuỗi cung ứng xanh hiện nay 12 1.2.2.2. Đánh giá chuỗi cung ứng xanh 12 1.2.2.3. Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng xanh 14 1.3. Nhận xét về chuỗi cung ứng thường và chuỗi cung ứng xanh 15 Tiểu kết chương 1 16 Chương 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 17 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 17 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 17 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh 18 2.1.3. Hoạt động kinh doanh chính 18 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 18 2.3. Chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 19 2.3.1. Nhà cung cấp 20 2.3.1.1. Nguyên liệu sữa 20 2.3.1.2. Bao bì sản phẩm 21 2.3.1.3. Các đơn vị cung cấp đường, hương liệu, phụ gia khác 22 2.3.2. Nhà sản xuất 22 2.3.2.1. Hoạt động sản xuất 22 2.3.2.2. Hoạt động lưu kho của Vinamilk 23 2.3.4. Nhà phân phối 24 2.4. Tính xanh trong Chuỗi cung ứng của Vinamilk 26 2.4.1. Xanh hoá nguồn nguyên vật liệu 26 2.4.2. Sản xuất xanh 28 2.4.3. Lưu kho xanh 30 2.4.4. Phân phối xanh 30 2.4.5. Sản phẩm xanh 32 2.5. Đánh giá chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk: 33 2.5.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất 33 2.5.2. Tiêu chuẩn môi trường 35 Tiểu kết chương 2 40 Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 41 3.1. Hạn chế trong chuỗi cung ứng của Vinamilk 41 3.1.1. Nguồn cung 41 3.1.2. Sản xuất và phân phối 41 3.1.3. Sản phẩm 42 3.2. Thực trạng thị trường sữa hiện nay 42 3.3. Đề xuất hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk 43 3.3.1. Phát triển nguồn cung 43 3.3.2. Cải tiến sản xuất 44 3.3.3. Phát triển khâu phân phối 44 Tiểu kết chương 3 45

Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng a) Chuỗi cung ứng

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) được đưa ra vào đầu những năm 1980.

Từ đó chuỗi cung ứng nhận được sự quan tâm to lớn từ các nhà nghiên cứu và các ngành công nghiệp. Đã có rất nhiều luận điểm đưa ra về khái niệm chuỗi cung ứng Theo Mentzer và cộng sự: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới của các tổ chức có liên quan đến nhau, thông qua mối quan hệ cung ứng hoặc phân phối trong các quy trình hoạt động khác nhau để tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng”.

Theo quan điểm khác của Chopra, Sunil, & Peter Meindl: “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng Các thành viên trong chuỗi không chỉ bao gồm các công ty sản xuất, cung cấp, phân phối, mà còn có cả các công ty vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, và khách hàng của mình”.

Như vậy, có thể hiểu chuỗi cung ứng là một chuỗi hoàn chỉnh từ nhà cung ứng tới khách hàng cuối cùng có mối liên hệ xuyên suốt với cả dòng chảy của thông tin và dòng sản phẩm Chuỗi cung ứng tập trung tất cả các quy trình và hoạt động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp từ cao xuống thấp, hay nói cách khác, từ nhà cung ứng đầu tiên của nhà cung ứn đến khách hàng cuối cùng của khách hàng.

Có 5 thành viên chính của chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà sản xuất; Nhà phân phố; Nhà bán lẻ; Khách hàng; Các nhà cung cấp dịch vụ

Các chuỗi cung ứng mở rộng sẽ có thêm ba loại thành viên: Nhà cung cấp của nhà cung cấp; Khách hàng của khách hàng và cuối cùng; Các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng như dịch vụ logistics, Tài chính, Marketing, Công nghệ thông tin, Nghiên cứu thị trường và Thiết kế sản phẩm…

Các doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi cung ứng bất kì đều phải đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động của mình trong năm lĩnh vực sau:

Sơ đồ 1.1 Năm động năng của chuỗi cung ứng

Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng về sản xuất và lưu trữ sản phẩm Các phương tiện sản xuất gồm các nhà máy và nhà kho Tính hiệu quả và khả năng đáp ứng là nền tảng khi đưa ra các quyết định sản xuất.

Nhà máy được xây dựng dựa trên một trong hai cách tiếp cận:

- Dựa trên sản phẩm: thực hiện một loạt các hoạt động khác nhau nhằm tạo ra một dây chuyền sản xuất từ công đoạn sản xuất các chi tiết rời rạc của sản phẩm cho đến khâu lắp ráp chúng lại

- Dựa trên chức năng: chủ yếu tập trung vào số ít hoạt động, ví dụ chỉ tập trung vào sản xuất một nhóm các chi tiết của sản phẩm, hoặc chỉ lắp ráp Các chức năng này có thể được áp dụng để sản xuãt nhiều loại sản phẩm khác nhau

Có ba quyết định cơ bản liên quan đến việc sản xuất và lưu trữ hàng hóa:

- Lưu theo chu kỳ: Đây là khối lượng hàng lưu trữ cần thiết để đáp ứng nhu cầu giữa các lần mua hàng Các công ty có xu hướng sản xuất và mua các lô hàng lớn nhằm đạt được lợi thế theo quy mô Tuy nhiên, những lô hàng lớn sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho

- Lưu kho an toàn: Lượng hàng lưu kho loại này là “kho đệm" đề phòng tình trạng không chắc chắn

- Lưu kho theo mùa: Đây là phương pháp lưu kho dựa trên việc dự đoán sự gia tăng có thể lường trước của cầu vào những thời điểm cụ thể trong năm

Cái gì? Như thế nào?

Cơ sở ra quyết định

LƯU KHO Sản xuất bao nhiêu? Lưu kho bao nhiêu?

Vận chuyển như thế nào? ĐỊA ĐIỂM Làm việc nào?

Làm ở đâu? Địa điểm ở đây chính là vị trí địa lý được chọn để đặt các cơ sở vật chất của chuỗi cung ứng Nó cũng bao gồm cả những quyết định liên quan đến các hoạt động được thực hiện trong từng cơ sở Tích hợp giữa khả năng đáp ứng và tính hiệu quả là nên tập trung hoạt động tại một số ít địa điểm để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô hay phi tập trung hóa các hoạt động tới các địa điểm gần khách hàng và nhà cung cấp nhằm vận hành linh hoạt hơn Các quyết định về địa điểm tác động mạnh mẽ đến chi phí và hiệu suât của chuỗi cung ứng.

Có 6 phương tiện vận tải cơ bản:

- Tàu biển: đây là phương tiện rất hiệu quả về mặt chi phí nhưng là phương tiện vận tải chậm nhất Phương tiện này được sử dụng khá hạn chế trừ những địa điểm nằm gần sông nước hay biển hoặc bến cảng và kênh đào mà tàu bè có thể đi lại được

- Đường sắt: phương tiện này rất hiệu quả về mặt chi phí nhưng khá chậm

- Đuờng ống, có thể rất hiệu quả nhưng chỉ áp dụng cho những hàng hóa là chất lỏng hoặc khí đốt như nước, dầu và khí ga tự nhiên

- Xe tải: đây là phương tiện vận tải tương đối nhanh và rất linh hoạt Xe tải gần như có thể đi tới bất cứ đâu tuy nhiên, chi phí cao, biến động do giá xăng dầu và điều kiện đường khác nhau

- Máy bay: là phương tiện rất nhanh nhưng cũng là phương tiện đắt nhất và phần nào bị hạn chế bởi sự sẵn có của các cơ sở sân bay thích hợp

- Điện tử: là phương thức vận tải nhanh nhất, linh hoạt và hiệu quả về mặt chi phí Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp những nhóm hàng cụ thể như năng lượng điện, dữ liệu và những sản phẩm bao gồm âm nhạc, hình ảnh và tài liệu bằng văn bản

Hoạt động của chuỗi cung ứng

Hình 1.1 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng xác định bốn khâu hoạt động chính:

1.1.2.1 Hoạt động lập kế hoạch

Công việc lập kế hoạch sản xuất sẽ phân bổ năng lực sẵn có (thiết bị, lao động và phương tiện) cho công việc cần được thực hiện Mục tiêu là sử dụng năng lực hiện có một cách hiệu quả và có lợi nhất Hoạt động lập kế hoạch sản xuất là một quá trình tìm kiếm sự cân bằng phù hợp giữa một số mục tiêu cạnh tranh:

- Tỷ lệ sử dụng cao

- Mức độ dịch vụ khách hàng cao

Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện theo trình tự các bước:

Dự báo cầu là cơ sở để các công ty lập kế hoạch hoạt động của mình và hợp tác với nhau để đáp ứng cầu thị trường Tất cả các dự báo nhằm vào bốn biến chính kết hợp với nhau xác định điều kiện thị trường Các biến đó là:

- Cung: được xác định bởi số lượng người sản xuất sản phẩm và thời gian giao hàng Càng nhiều nhà sản xuất một sản phẩm và thời gian giao hàng càng ngắn thì biến số này càng dễ dự đoán và ngược lại Sự không chắc chắn trong nguồn cung làm cho việc dự báo khó khăn hơn Dự báo chuỗi cung ứng phải tiến hành bao gồm thời gian giao hàng của tất cả các cấu thành để sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng

- Cầu: là cầu của toàn bộ thị trường về một nhóm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan Có nhiều yếu tố tác động tới khả năng dự đoán cầu như: Thị trường tương đối trưởng thành và cầu ổn định; Thị trường đang phát triển, các sản phẩm hoặc dịch vụ là mới; Thị trường nơi có ít dữ liệu lịch sử và rất nhiều sự thay đổi; Tính mùa của sản phẩm….

- Đặc tính sản phẩm: bao gồm các tính năng của sản phẩm tác động đến cầu của khách hàng Có rất nhiều yếu tố về đặc tính sản phẩm cần quan tâm khi thực hiện dự báo cầu như: là sản phẩm mới và phát triển nhanh chóng hay là sản phẩm đã cũ mà không thay đổi hay thay đổi chậm; sản phẩm đã tồn tại lâu phải dự báo cho khoảng thời gian dài hơn so với sản phẩm đang phát triển nhanh…

- Môi trường cạnh tranh: đề cập đến hành động của một công ty và các đối thủ của nó Khi dự báo cần xem xét nhiều yếu tố như: Thị phần của một công ty là gì? Bất kể tổng quy mô của một thị trường đang tăng hay thu hẹp, xu hướng thị phần của một công ty riêng rẽ ra sao? Công ty đang phát triển hay suy giảm? Xu thế thị phần của đối thủ cạnh tranh là gì?

Dự báo cũng cần tính đến khả năng các chương trình khuyến mãi và cuộc chiến giá cả có thể đưa ra bởi các đối thủ cạnh tranh Có bốn phương pháp cơ bản được sử dụng để dự báo Hầu hết các dự báo được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp của bốn phương pháp này.

Hầu hết các công ty thực hiện các dự báo bằng nhiều phương pháp khác nhau và sau đó kết hợp kết quả của các dự báo này để có được dự báo thực tế sử dụng để lập kế hoạch kinh doanh.

Bước 2: Lập kế hoạch tổng hợp

Lập kế hoạch cho công ty để đáp ứng nhu cầu dự kiến với mục đích là để đáp ứng cầu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty Việc lập kế hoạch được thực hiện ở cấp độ tổng hợp chứ không phải ở cấp độ của các đơn vị giữ hàng hóa riêng lẻ Nó đặt mức sản xuất và hàng lưu kho tối ưu sẽ thực hiện trong vòng 3 đến 18 tháng tới.

Kế hoạch tổng hợp là khung dựa theo đó để ra các quyết định ngắn hạn về sản xuất, hàng lưu kho và phân phối Các quyết định sản xuất liên quan đến việc xác định các tham số mức sản xuất và mức độ năng lực sản xuất sẽ sử dụng, quy mô của lực lượng lao động và mức độ sử dụng ngoài giờ và hợp đồng phụ Các quyết định hàng lưu kho bao gồm lượng cầu sẽ được đáp ứng ngay lập tức bởi dự trữ sẵn có trong tay và lượng cầu có thể được thỏa mãn sau đó và biến thành các đơn hàng chờ Các quyết định phân phối xác định cách thức và thời điểm sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hoặc khách hàng mua.

Hầu hết các công ty tạo ra các kế hoạch tổng hợp là sự kết hợp của ba phương pháp:

- Sử dụng năng lực sản xuất đáp ứng theo cầu

- Sử dụng công suất biến đổi để đáp ứng cầu

- Sử dụng hàng lưu kho và đơn hàng chờ để đáp ứng nhu cầu

Các hoạt động trong khâu này bao gồm các hoạt động cần thiết để có đầu vào cho sản xuất hoặc dịch vụ Doanh nghiệp có thể tự chủ nguồn cung hoặc mua ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Hoạt động tìm nguồn cung hay mua hàng hiện được xem là một phần của chức năng rộng hơn gọi là mua sắm Các chức năng mua sắm có thể được chia thành năm loại hoạt động chính:

- Mua hàng: là các hoạt động liên quan đến việc phát hành đơn đặt hàng để mua các sản phẩm cần thiết Quyết định mua hàng được đưa ra, đơn đặt hàng được ban hành, nhà cung cấp được liên lạc và đơn đặt hàng được đặt Có rất nhiều dữ liệu được mô tả và trao đổi trong quá trình này giữa người mua và nhà cung cấp như các mặt hàng , số lượng đặt hàng, giá, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng, địa chỉ thanh toán và điều khoản thanh toán

- Quản lý tiêu dùng: mức độ tiêu thụ dự kiến cho các sản phẩm khác nhau tại các địa điểm khác nhau của một công ty cần được xác định và sau đó so sánh với mức tiêu thụ thực tế thường xuyên

- Lựa chọn nhà cung cấp: việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp là nền tảng của chiến lược tìm nguồn cung ứng và là cơ sở cung cấp thuận lợi Mục tiêu chung của quá trình đánh giá là giảm rủi ro mua hàng và để tối đa hóa giá trị tổng thể cho người mua. Thông thường, một quy trình đánh giá và trình độ chuyên môn chính thức được sử dụng khi lựa chọn nhà cung cấp cho hợp đồng một lần phức tạp hoặc chi phí cao cũng như khi thiết lập quan hệ đối tác lâu dài

Tiêu chí đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng

Mỗi một chuỗi cung ứng tồn tại để phục vụ và hỗ trợ trị trường mà nó hướng tới. Để xác định hiệu suất của chuỗi cung ứng chúng ta cần xem xét, đánh giá thị trường chuỗi cung ứng đó đang phục vụ. Để xác định quản lý chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không cần xem xét, đánh giá đồng thời cả:

- Chất lượng dịch vụ khách hàng:

+Tỉ lệ đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng cao

+Tỉ lệ giao hàng đúng giờ luôn ở mức cao

+Tỉ lệ hàng hóa bị trả lại ở mức thấp nhất

- Hiệu quả điều hành nội bộ của các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng:

+Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tài sản cao

+Giảm chi phí trong khâu sản xuất, bán hàng và quản lý

Từ lập luận trên chúng ta có thể đánh giá hiệu suất chuỗi cung ứng thông qua bốn tiêu chí sau:

- Tiêu chí dịch vụ khách hàng

- Tiêu chí hiệu quả nội bộ

- Tiêu chí tính linh hoạt đáp ứng cầu

- Tiêu chí về phát triển sản phẩm

1.1.3.1 Tiêu chí dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng đo lường khả năng của chuỗi cung ứng đáp ứng sự mong đợi của khách hàng Tùy thuộc vào loại thị trường đang được phục vụ, khách hàng trong thị trường đó sẽ có những kỳ vọng khác nhau đối với dịch vụ khách hàng Khách hàng ở một số thị trường đều mong đợi và sẽ trả tiền cho mức độ sẵn có của sản phẩm và giao hàng nhanh chóng với số lượng hàng mua là nhỏ Khách hàng ở các thị trường khác sẽ chấp nhận chờ đợi sản phẩm lâu hơn và sẽ mua với số lượng lớn.

1.1.3.2 Tiêu chí hiệu quả nội bộ

Hiệu quả nội bộ đề cập đến khả năng của một công ty hoặc chuỗi cung ứng hoạt động theo cách tạo ra mức lợi nhuận phù hợp Điều kiện thị trường khác nhau và mức độ phù hợp lợi nhuận thay đổi từ thị trường này sang thị trường khác Trong một thị trường phát triển đầy rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cần phải cao hơn để biện minh cho việc đầu tư thời gian và tiền bạc Trong một thị trường trưởng thành, nơi có ít sự không chắc chắn hoặc rủi ro, tỷ suất lợi nhuận có thể thấp hơn một chút.

Hiệu quả nội bộ đề cập đến khả năng của một công ty hoặc chuỗi cung ứng sử dụng tài sản của mình một cách có lợi nhất có thể Tài sản bao gồm bất cứ thứ gì có giá trị hữu hình như nhà máy, thiết bị, hàng tồn kho và tiền mặt Một số biện pháp phổ biến về hiệu quả nội bộ là:

- Giá trị hàng dự trữ

- Vòng quay hàng dự trữ

1.1.3.3 Tiêu chí tính linh hoạt đáp ứng cầu

Thước đo đo lường khả năng đáp ứng sự không chắc chắn về mức độ nhu cầu sản phẩm Nó cho thấy mức tăng của mức độ nhu cầu hiện tại có thể được xử lý bởi một công ty hoặc chuỗi cung ứng Nó cũng bao gồm khả năng đáp ứng sự không chắc chắn trong phạm vi của các sản phẩm có thể được yêu cầu Khả năng này thường cần thiết trong thị trường trưởng thành Khả năng đáp ứng nhu cầu mới của về số lượng và phạm vi sản phẩm và hành động nhanh chóng là sự linh hoat nhu cầu của một công ty. Một số biện pháp linh hoạt là:

- Thời gian chu kỳ hoạt động

- Tính linh hoạt đáp ưng yêu cầu gia tăng

- Linh hoạt bên ngoài đáp ứng yêu cầu mở rộng.

1.1.3.4 Tiêu chí về phát triển sản phẩm

Phát triển sản phẩm đo lường khả năng thiết kế, xây dựng và cung cấp sản phẩm mới của một công ty hoặc chuỗi cung ứng để phục vụ thị trường của mình khi các thị trường đó phát triển theo thời gian Điều này bao gồm khả năng tiếp tục phát triển của chuỗi cung ứng của công ty cùng với các thị trường mà họ phục vụ Nó đo lường khả năng phát triển và cung cấp mới sản phẩm một cách kịp thời Khả năng này là cần thiết khi phục vụ các thị trường đang phát triển.

Chuỗi cung ứng xanh

Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh

Ngày nay, các vấn đề môi trường đang nhận được sự quan tâm lớn song song với các mối quan tâm về kinh tế để đối diện với biển đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu. Mục đích nhằm duy trì cân bằng sinh thái và giảm thiểu các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe Do đó, chuỗi cung ứng không chỉ dừng lại ở việc tối ưu chi phí mà còn bao gồm tính bền vững trong các quy trình hoạt động của chuỗi Chuỗi cung ứng kết hợp với các yếu tố môi trường còn được gọi là khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh. Đảm bảo sản xuất vận hành xanh là chìa khóa để một doanh nghiệp có thể tự đứng vững trong thị trường toàn cầu cạnh tranh khốc liệt.

Một số khái niệm về chuỗi cung ứng xanh được chỉ ra: “Chuỗi cung ứng xanh bao gồm sự tham gia của bộ phận mua hàng vào các hoạt động bao gồm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và thay thế vật liệu” (Narasimhan và Carter, 1998).

Theo Zhu và Sarkis (2004): Chuỗi cung ứng xanh là chuỗi cung ứng có thiết kế chuỗi xanh, mua hàng xanh, hợp tác với các bên liên quan trong chuỗi về các vấn đề môi trường và thu hồi vốn đầu tư.”

Quản lý chuỗi cung ứng xanh là đưa các yếu tố môi trường vào các hoạt động chuỗi cung ứng khác nhau, bao gồm thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng và lựa chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển đến người dùng cuối và quản lý vòng đời của sản phẩm Logistics xanh bao gồm các phương án vận chuyển, phân phối và nhiên liệu thay thế thân thiện với môi trường Nói tóm lại, các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế được coi là mục tiêu trong việc đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng xanh.

Chuỗi cung ứng xanh

1.2.2.1 Vai trò – tầm quan trọng của chuỗi cung ứng xanh hiện nay

Quản lý chuỗi cung ứng xanh là sự kết hợp yếu tố môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, tìm kiếm và lựa chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng và quản lý cuối đời sản phẩm sau khi sử dụng nó Quản lý chuỗi cung ứng xanh liên quan đến thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng truyền thống tích hợp các tiêu chuẩn môi trường hoặc mối quan tâm vào các quyết định mua sắm có tổ chức và những mối quan hệ dài hạn với các nhà cung ứng.

Chuỗi cung ứng xanh gắn liền với quản trị các mắt xích của nó, bao gồm thiết kế xanh, vận hành xanh, thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, quản lý chất thải, sản xuất xanh…

Chuỗi cung ứng xanh đem lại các lợi ích:

- Đối với môi trường: chuỗi cung ứng xanh giúp giảm lãng phí, giảm chất thải, giảm áp lực lên môi trường

- Đối với nền kinh tế: chuỗi cung ứng xanh giúp cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác

- Đối với xã hội: giúp bảo vệ được sức khỏe con người, giảm những tác động xấu từ chất thải công nghiệp, giảm được những tác động xấu lên cộng đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp

1.2.2.2 Đánh giá chuỗi cung ứng xanh

Một chuỗi cung ứng được đánh giá là xanh khi đáp ứng được 2 phương châm và

3 tiêu chí theo mô hình 2E-3R

+Hiệu quả: Cắt giảm tài nguyên đầu vào và đảm bảo tiết kiệm năng lượng (Efficiency)

+Đảm bảo thân thiện với môi trường trong cả chuỗi cung ứng (Environment- friendly chain)

+Tái sử dụng các phế phẩm trong sản xuất và phân phối (Reuse)

+Tái chế lại nguồn rác thải được tạo ra trong quá trình sản xuất sản phẩm và lưu thông (Recycle)

+Cắt giảm lượng khí thải độc hại và giảm sự ô nhiễm môi trường (Recover)

Bảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả của một chuỗi cung ứng xanh

Tiêu chí đánh giá hiệu quả GSCM

1 Hiệu suất nhà cung cấp

- Chất lượng nguyên liệu sạch và đảm bảo sản xuất sạch

- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu

2 Hiệu quả sử dụng nguyên liệu

- % Vật liệu đã được sử dụng theo trọng lượng hoặc khối lượng

- % Vật liệu tái chế đã được sử dụng

- % Sản phẩm được tái chế và vật liệu đóng gói sản phẩm

3 Hiệu quả sử dụng năng lượng

- Tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu trong doanh nghiệp

- Hiệu suất sử dụng: nhiên liệu, điện năng, nhiệt, năng lượng làm mát, hơi nước,

- Lượng giảm tiêu hao năng lượng

4 Tác động đến môi trường

- Hiệu quả khai thác, tiêu thụ và xử lý nguồn nước

- Hiệu quả khai thác, tiêu thụ và xử lý môi trường đất

- Lượng phát thải khí nhà kính

- Ứng dụng giải pháp 3R và kinh tế tuần hoàn

5 Sản phẩm - Chất lượng sản phẩm

- Các đặc tính cấu thành sản phẩm

- Các sản phẩm bị từ chối và bị thu hồi

- Khả năng quay vòng sản phẩm

- Tốc độ tái chế sản phẩm

6 Tính kinh tế Khả năng đáp ứng đồng thời chi phí, chất lượng và hiệu suất sản phẩm

7 Khả năng phục hồi chuỗi

Khả năng tự phục hồi khi có gián đoạn xảy ra trong chuỗi

Nhìn chung các yêu cầu về môi trường trong hoạt động của chuỗi cung ứng được xây dựng tuân theo các nguyên tắc cơ bản được thiết lập bởi ISO 14000 Đặc biệt, các doanh nghiệp phải xây dựng chuỗi cung ứng xanh dựa theo vòng đời sản phẩm, cấu trúc chuỗi vì môi trường.

1.2.2.3 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng xanh

Một lĩnh vực mới nổi trong thực tiễn chuỗi cung ứng là Chuỗi cung ứng xanh, tích hợp quản lý môi trường với quản lý chuỗi cung ứng truyền thống Quản lý chuỗi cung ứng xanh được coi là một bước quan trọng mà các công ty cần thực hiện trên con đường thực hành bền vững Mô hình SCOR (Supply Chain Operations Reference model) là mô hình khảo hoạt động chuỗi cung ứng đã được phát triển bởi Hội đồng chuỗi cung ứng SCC nhằm hướng dẫn các công ty áp dụng các nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng Mô hình GreenSCOR cũng được phát triển như một công cụ quản lý chuỗi cung ứng xanh tích hợp cho phép các công ty quản lý các tác động môi trường trong chuỗi cung ứng của họ, dẫn đến các hoạt động hiệu quả hơn, giảm tối thiểu tác động đến môi trường.

Hình 1.2 Mô hình SCOR thông thường và GreenSCOR

(Nguồn: Major Sustainability, https://majorsustainability.smeal.psu.edu/)

Mô hình GreenSCOR hoạt động dựa trên nguyên tắc 4R: Reduce - giảm lượng rác thải từ sản phẩm, Reuse - sử dụng nguồn nguyên vật liệu có thể tái sử dụng, Recycle - tái chế các nguyên liệu, sản phẩm đã sử dụng thành sản phẩm mới, Recover

- có thể sử dụng năng lượng chuyển hoá từ chất thải Đây là sự khác biệt rõ rệt nhất với mô hình quản lý chuỗi cung ứng truyền thống Nhà quản lý theo GreenSCOR phải chú trọng hơn đến các yếu tố trong chuỗi ảnh hưởng tới môi trường Ví dụ như:

- Tìm kiếm và lựa chọn nguyên vật liệu, nhà cung ứng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường

- Sử dụng nhiều phương pháp giúp hạn chế rác thải trong quá trình đóng gói sản phẩm, hạn chế tối đa việc thải CO2 ra môi trường không khí

- Quá trình vận chuyển, phân phối hàng hóa phải sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận chuyển, ưu tiên những phương thức ít tạo ra lượng khí thải có hại cho môi trường Lập kế hoạch tối ưu hóa mạng lưới phân bổ hàng hóa, tránh đi lại nhàn rỗi, giúp giảm chi phí

- Thiết kế hệ thống kho bãi sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác nguồn năng lượng sạch

- Ứng dụng chiến lược logistics ngược để tạo chi phí thấp, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, đảm bảo xử lý tốt hàng hóa khi gặp vấn đề

Nhận xét về chuỗi cung ứng thường và chuỗi cung ứng xanh

Tương tự như chuỗi cung ứng thông thường, chuỗi cung ứng xanh cũng bao gồm toàn bộ các thành viên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng: nhà cung cấp, vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ và khách hàng cuối cùng.

Chuỗi cung ứng thường Chuỗi cung ứng xanh Giống nhau Bao gồm: 1.Hoạch định và lập kế hoạch

2.Tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn hàng

4.Phân phối Khác nhau Là một quy trình hoàn chỉnh để tạo ra, cung cấp và phân phối sản phẩm Bao gồm các hoạt động thông thường như thu mua, sản xuất, lưu kho, phân phối, thu hồi sản phẩm lỗi hỏng.

Là một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh tích hợp quản lý các tác động tới môi trường, dựa trên nguyên tắc 4R: Reduce, Reuse, Recycle, Recover.

Quản lý chuỗi cung ứng xanh chú trọng hơn vào yếu tố quản lý môi trường Các nhà quản lý có nhiệm vụ tích hợp tư duy môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế xanh (green design), vận hành xanh (green operation), thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, logistics ngược (reverse logistics), quản lý chất thải (waste management), và sản xuất xanh (green manufactures) Các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh cần giảm thiểu tác động tới môi trường tự nhiên Chính vì vậy chuỗi cung ứng xanh là cần thiết trong giai đoạn biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

Chương 1 tìm hiểu nghiên cứu về chuỗi cung ứng và các hoạt động của chuỗi cung ứng thông thường và chuỗi cung ứng xanh Trong chương 1 đã hệ thống các khái niệm cơ bản bao gồm: chuỗi cung ứng thường và chuỗi cung ứng xanh, quản lý chuỗi cung ứng, các hoạt động của hai loại chuỗi cung ứng Đồng thời phân tích cơ cấu, đặc điểm giống nhau và khác nhau của hai chuỗi cung ứng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng thông thường và chuỗi cung ứng xanh.

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT

Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên khác: Vinamilk Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại:Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); Nhà máy sữa Bột Dielac.Vào tháng 3 năm 1994, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.

Vinamilk là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam hiện nay, sở hữu hệ thốn 17 nhà máy, 15 trang trại trong và ngoài nước Vinamilk có danh mục sản phẩm phong phú, với hơn 250 loại sản phẩm đa dạng các ngành hàng như sữa nước, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, phô mai, sữa hạt, nước giải khát, dòng sản phẩm Organic… đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam.

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc Ngoài việc khẳng định được vị thế thương hiệu ở thị trường nội địa với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, Vinamilk còn có nhiều bước đi chiến lược để xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và tích cực thúc đẩy xuất khẩu tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) Hiện nay, Vinamilk là đại diện duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Top 40 công ty sữa lớn nhất toàn cầu về doanh thu (theo Plimsoll, Anh quốc), có sản phẩm xuất khẩu đi 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế là hơn 2,6 tỷ USD.

Năm 2022, Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh các dự án đầu tư, phát triển như Tổ hợp trang trại tại Lào, Thiên đường sữa tại Mộc Châu, xây dựng Nhà máy sữa tại HưngYên Song song phát triển các thị trường quốc tế đang có, Vinamilk cũng bắt tay cùng các đối tác lớn như tập đoàn Sojitz Nhật Bản, Del Monte Philippines trong các liên doanh thuộc ngành thực phẩm để tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty nói chung và thương hiệu nói riêng.

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn của Vinamilk là:“ Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sốngcon người”.

Sứ mệnh của Vinamilk là “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

2.1.3 Hoạt động kinh doanh chính

Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm: chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác

Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:

- Sữa nước: Sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu

- Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty, Vinamilk Star, Love Yogurt, Greek, Yomilk

- Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum (Gold), bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold, Organic Gold, Yoko

- Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star), Ông Thọ và Tài Lộc

- Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ

- Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các công ty cổ phần được khuyến nghị xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị 1 cấp và mô hình quản trị

Cụ thể, mô hình 1 cấp là mô hình bao gồm đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị Mô hình này sẽ không có ban kiểm soát, tuy nhiên lại có các thành viên thuộc hội đồng quản trị độc lập với vai trò giám sát và nắm giữ ủy ban Kiểm toán Trong khi đó, mô hình 2 cấp có đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị như mô hình trên nhưng có thêm ban kiểm soát, ban giám đốc.

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng emhoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.

Hình 2.1 Sơ đồ Tổng quan tổ chức của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

Chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Để sản xuất và kinh doanh một lượng lớn sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chuỗi cung ứng của Vinamilk được xây dựng bài bản mang lại hiệu quả cao.

Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk

Vinamilk vừa là nhà cung cấp, vừa là nhà sản xuất thu mua nguyên vật liệu bên ngoài Nguyên liệu đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: sữa tươi, sữa bột nguyên liệu, vỏ hộp và bao bì Bên cạnh đó còn các đơn vị cung ứng đường, chocolate, các chất phụ gia và hương liệu khác

2.3.1.1 Nguyên liệu sữa Đối với nguyên liệu đầu vào là sữa tươi và sữa bột, các nguồn cung của Vinamilk đến từ cả trong nước và ngoài nước

Nguồn nguyên liệu trong nước - sữa tươi nguyên liệu:

Trong nước Vinamilk sử dụng nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò và nông trại nuôi bò của công ty.

Các trung tâm thu mua sữa tươi được tổng công ty Vinamilk thành lập có vai trò thu mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân và nông trại nuôi bò Sau khi thu

Nhà sản xuất Nhà cung cấp mua, các nhân viên sẽ thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, áp dụng quy trình bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất Trung tâm sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu nguyên vật liệu, đồng thời thanh toán cho các hộ nông dân và chủ trang trại.

Vinamilk cũng đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa để chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi là một mục tiêu chiến lược quan trọng và là hướng đi lâu dài giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng tỷ lệ nội địa hóa cho nguồn nguyên liệu.

Hệ thống 12 trang trại trên khắp cả nước, gồm 10 trang trại chuẩn Global GAP và

2 trang trại bò sữa hữu cơ chuẩn Châu Âu, gần 6000 hộ chăn nuôi, quản lý gần 150.000 con bò sữa (tại các trang trại của Vinamilk và hộ nông nghiệp ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp hơn 1000 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để phục vụ sản xuất

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu - sữa bột nguyên liệu:

Nguyên liệu sữa nhập khẩu là các sản phẩm sữa bột nguyên liệu Nguyên liệu sữa nhập khẩu có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand và Châu Âu với các nhà cung cấp tiêu biểu có thể kể tên: Fonterra (SEA) Pte Ltđ, Hoogwegt International BV.

Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa Đây là nhà cung cấp chính sữa bột chất lượng cao cho công ty Vinamilk.

Hoogwegt International đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp sữa bột cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung Hoogwegt duy trì mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu và tăng cường mối quan hệ này thông qua các buổi hội thảo phát triển sản phẩm mới trong đó có Vinamilk

Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu của Vinamilk:

- Perstima Vietnam: Vỏ hộp bằng thép

- Tetra Pak Indochina: Bao bì bằng giấy.

Perstima Binh Duong và Tetra Pak Indochina của Thụy Điển và Combibloc của Đức là những cung cấp bao bì chính cho sản phẩm sữa của Vinamilk Trong đó

Perstima Binh Duong cung cấp vỏ hộp bằng thép và Tetra Pak, Combibloc cung cấp bao bì bằng giấy.

Công ty TNHH Perstima Vietnam được đặt tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thuộc tỉnh Bình Dương Công ty được trang bị dây chuyền mạ thiếc Halogen Type Continuous Electrolynic Tinning Line được kết hợp với dây chuyền mạ Crom Tin Free Steel Line đáp ứng nhu cầu thép lá mạ thiếc và thép lá mạ Crom cao cấp Perstima chính là đối tác chiến lược cung cấp các sản phẩm vỏ hộp bằng thép cho Vinamilk trong các dòng sản phẩm như: sữa bột Dielac, sữa đặc Ông thọ, sữa đặc Ngôi sao phương nam,…

Cấu tạo bao bì: Giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%), lớp lá nhôm siêu mỏng (5%).

Sản phẩm được chứa trong bao bì hộp giấy, bên trong là lớp nhựa PE chuyên dụng Đem lại hiệu quả cao, tạo môi trường bảo vệ sữa tươi khỏi các tác nhân bên ngoài (ánh sáng, độ ẩm, quá trình oxi hoá,…) mà không cần kho lạnh, tut lạnh để lưu trữ và thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, trọng lượng của vỏ hộp giấy rất nhẹ nên giúp việc vận chuyển dễ dàng hơn

Vinamilk hợp tác với 2 nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới: Tetra Pak (Thuỵ Điển) và Combibloc (Đức) Việc sử dụng đồng thời hai nhà cung cấp là nhằm đảm bảo nguồn bao bì cung cấp cho các nhà máy sản xuất của Vinamilk

Quy trình đóng gói bao bì được thực hiện bởi đối tác Tetra Pak và Combibloc, nhãn được in theo đúng yêu cầu của Vinamilk.

2.3.1.3 Các đơn vị cung cấp đường, hương liệu, phụ gia khác Đây là các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước như CTCP Mía đường Lam Sơn, Công ty Mía đường Quảng Ngãi,… có vai trò quan trọng trong việc cung ứng các nguyên vật liệu cần thiết cho các nhà máy của Vinamilk để các nhà máy tiến hành sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Hệ thống sản xuất của Vinamilk bao gồm các siêu nhà máy sữa hiện đại và quy mô bậc nhất trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam:

- Sở hữu hệ thống 13 nhà máy hiện đại từ Bắc tới Nam Trong đó có siêu nhà máy Mega, 1 trong 3 siêu nhà máy sữa trên toàn thế giới

- Toàn bộ sản phẩm được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại của Tetra Pak từ Thuỵ Điển

- Công suất nhà máy đạt 3 triệu ly sữa mỗi ngày

- Vị trí nhà máy được phân bổ gần vùng nguyên liệu, giúp tối ưu thời gian vận chuyển, chất lượng sữa được đảm bảo ở hàm lượng cao.

Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Ngoài ra, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý nguồn lực ERP (Enterprise Resource Planning) và giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty.

2.3.2.2 Hoạt động lưu kho của Vinamilk

Vinamilk sở hữu kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích 6000 m2 với

20 ngõ xuất nhập, có chiều dài 105 mét, cao 35 mét, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa

Tính xanh trong Chuỗi cung ứng của Vinamilk

* Cơ sở hình thành chuỗi cung ứng xanh:

Tầm nhìn của Vinamilk là trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người cùng với sứ mệnh mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội Chính vì vậy Vinamilk đã xây dựng và phát triển công ty theo hướng bền vững. Để người tiêu dùng có cái nhìn khách quan và toàn cảnh nhất thì Vinamilk sử dụng chuỗi cung ứng xanh vào quy trình của mình.

Mô hình chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk gồm nguồn lực, nghiên cứu và phát triển, chăn nuôi, sản xuất và cung ứng, phân phối.

Chuỗi cung ứng xanh này thể hiện từ khi Vinamilk nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho tới hết quá trình cung ứng và phân phối Trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, công ty tập trung vào đánh giá vòng đời sản phẩm, dinh dưỡng và tiếp cận 3R – Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse) và Tái chế (Recycle).

Trong giai đoạn chăn nuôi, Vinamilk tập trung vào chăn nuôi bền vững và hữu cơ, minh bạch và tuân thủ trong giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, quản lý nguồn đất bền vững, sử dụng năng lượng mặt trời và tạo phúc lợi động vật.

Trong giai đoạn sản xuất, công ty đặt mục tiêu sản xuất sạch lên hàng đầu bằng cách hạn chế chất thải và phụ phẩm, sử dụng nguồn nước có trách nhiệm, tối ưu hóa với các công nghệ kỹ thuật cao và tự động hóa chuỗi giá trị và áp dụng năng lượng xanh cho các nhà máy sản xuất.

Và cuối cùng với giai đoạn cung ứng và phân phối, Vinamilk sử dụng các ứng dụng công nghệ cao, tối ưu hóa các tuyến vận chuyển, và chuyển đổi dần nguồn nhiên liệu và chủng loại xe, giảm phát thải.

2.4.1 Xanh hoá nguồn nguyên vật liệu

Việc lựa chọn Nhà cung cấp của Vinamilk luôn được căn cứ trên những tiêu chí xác định như: tính cạnh tranh về giá, về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, về chất lượng phục vụ, về an toàn thực phẩm, an toàn lao động, các chỉ tiêu Phát triển bền vững và các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp khác.

Vinamilk sử dụng nguyên liệu thu mua có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, đảm bảo an toàn từ các công ty lớn, có uy tín như: Tetra Pak, Fonterra, Hoogwegt,… Vinamilk cung cấp cho người chăn bò các tiêu chí về chất lượng và nhu cầu số lượng sữa thu mua Sản phẩm sữa tươi thu sau khi mua từ các hộ nông được kiểm tra chất lượng và bảo quản trong điều kiện đạt chuẩn

Vinamilk lựa chọn phát triển mô hình Trang trại sinh thái Green Farm để cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo an toàn, chất lượng theo tiêu chí xanh:

- 100% nguồn thức ăn của đàn bò sữa đạt chuẩn Global G.A.P

- Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi

- 100% các trang trại Green Farm sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời

- Hệ thống xử lý chất thải hiện đại cùng công nghệ biogas giúp giảm thiểu đáng kể lượng phát thải CO2

- Chuyển hóa chất thải thành các tài nguyên như: phân bón hữu cơ cho đồng cỏ, khí metan để thanh trùng sữa cho bê, sấy cỏ làm thức ăn cho đàn bò

- Các trang trại đặt những vị trí chiến lược, kết nối khoa học với các nhà máy hiện đại nhất của Vinamilk để đảm bảo chất lượng sữa tươi nguyên liệu trong quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó, một phần diện tích đất của trang trại được dành xây dựng các hồ điều hòa sinh học giúp điều hòa làm mát không khí cho đàn bò sữa tại các vùng khí hậu khô, nóng và góp phần tạo nên vòng tuần hoàn nước tại trang trại Diện tích mảng xanh tại các trang trại Green Farm được duy trì tỷ lệ bao phủ trên 70% Cây xanh được trồng xung quanh để tạo vành đai sinh học của trang trại, giúp bảo vệ hệ sinh thái và hạn chế các tác động từ môi trường bên ngoài.

Các trang trại Green Farm hiện nay đều đang được triển khai áp dụng và đánh giá xác thực PAS 2060 về quản lý phát thải và trung hòa khí nhà kính để giảm lượng phát thải ra môi trường

Quy trình chăn nuôi bò

Tại Vinamilk Green Farm, bò sữa được chăm sóc với các chế độ đặc biệt nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến Yếu tố phúc lợi động vật được Vinamilk chú trọng Trang trại có hệ thống làm mát hiện đại, đảm bảo nhiệt độ chuồng luôn dưới 28 độ C, giúp đàn bò sữa thoải mái, cho năng suất sữa cao cùng chất lượng sữa tươi nguyên liệu tốt nhất và tuyệt đối không sử dụng hoóc môn tăng trưởng trong chăn nuôi.

+Bò được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Úc & New Zealand: đảm bảo về giống thuần chủng, cho nguồn sữa dồi dào, chất lượng hàng đầu thế giới

+Hệ thống quản lý động dục và sức khỏe SCR

+Hệ thống bồn ủ chua, Silo cung cấp thức ăn tinh tự động

+Khẩu phần ăn được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng quốc tế và phối trộn theo phương pháp TMR

+Chất lượng thức ăn tinh chuẩn Global G.A.P, truy xuất được nguồn gốc. Thức ăn đảm bảo không thuốc trừ sâu, không hoá chất bảo vệ thực vật, được trồng trong môi trường đất đã được xử lý kỹ lưỡng

+Robot đẩy thức ăn tự động

+Hệ thống làm mát tự động theo công nghệ Châu Âu, Mỹ, thế hệ mới nhất +Hệ thống chổi ngứa, mát xa, cào phân tự động

+Hệ thống quản lý thuốc thú y điều trị bò

+Nệm tại chỗ nằm và các lối bò đi Nệm êm và đàn hồi cao, giúp đàn bò luôn cảm thấy thoải mái nhất khi nằm và sản xuất sữa

+Bò được ra sân chơi, thư giãn bằng âm nhạc

+Khi bò bệnh: Nhân viên hộ lý thực hiện xoa bóp, bón thức ăn

+Hệ thống vắt sữa công nghệ châu Âu, quản lý chi tiết từng cá thể bò, đưa ra các cảnh báo khi có dấu hiệu bất thường

+Khu vực “nhà tắm mát”: giảm stress nhiệt giữa các phiên vắt sữa

+Sữa sau khi vắt được bảo quản trong thùng chứa làm bằng thép không rỉ và trang bị thiết bị làm lạnh hạn chế tạp chất

Đánh giá chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk

2.5.1 Hiệu quả hoạt động sản xuất

Quy trình sản xuất và thu mua nguyên vật liệu đầu vào của Vinamilk được chọn lọc kỹ càng, đạt các tiêu chuẩn đầu vào của sản phẩm: nguyên liệu xanh, sạch, đạt chuẩn Organic,… Các công ty cung cấp nguyên liệu sản xuất đều là thương hiệu uy tín, có cam kết trách nhiệm môi trường Sữa thu mua từ hộ nông dân được kiểm định nghiêm ngặt trước khi sử dụng

Vinamilk đã và đang tự chủ nguồn nguyên liệu sữa tươi đầu vào, áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình chăn nuôi và thu hoạch sữa, giúp giảm đáng kể thời gian và tối đa năng suất Công nghệ biogas biến chất thải chăn nuôi thành tài nguyên khí đốt và phân bón cho trang trại Nó vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa giảm chi phí năng lượng tiêu thụ

Toàn bộ trang trại của Vinamilk đã được đầu tư hệ thống chứa thức ăn tinh và vận hành hoàn toàn tự động Điều này không chỉ giúp giảm chi phí bao bì, đảm bảo chất lượng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bò bê mà còn giảm đáng kể chi phí nhân công, máy móc thiết bị cho công tác trộn thức ăn tại trang trại, đặc biệt là giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, mang lại lợi ích tích cực cho môi trường.

Hoạt động sản xuất được thực hiện trên dậy chuyền khép kín, tích hợp dây chuyền sản xuất bao bì giúp tối ưu sản lượng, giảm chi phí sản xuất Tại các nhà máy còn có các robot tự động sử dụng năng lượng điện giúp giảm sử dụng xăng, dầu Nhà máy cũng có hệ thống pin mặt trời cung cấp điện năng đáng kể trong hoạt động sản xuất của công ty.

2.5.1.2 Về lưu kho và phân phối

Các kho chứa của Vinamilk được xây dựng hiện đại, trang bị robot và băng tải tự động RGV giúp tối ưu không gian kho chứa, từ đó tối ưu quỹ đất, giảm chi khí kho. Kho thông minh cũng giúp giảm chi phí nhân công vận hành kho, giảm chi phí hàng tồn kho và tối ưu chi phí đặt hàng mới.

Nhà máy sản xuất được đặt gần các trang trại Green Farm góp phần giảm thời gian và quãng đường vận chuyển đảm bảo nguyên vẹn dinh dưỡng trong sữa và giảm chi phí, nhiên liệu sử dụng trong quá trình vận chuyển

Chuỗi cung ứng của Vinamilk đã hoạt động linh hoạt và có hiệu quả trong việc đặt hàng, duy trì mức tồn kho an toàn Bên cạnh đó, khả năng truy xuất và đánh giá chất lượng từng nguyên vật liệu có tính chính xác cao.

Tuy nhiên hệ thống phân phối cấp thấp chưa thực sự hoạt động tốt Khả năng phân phối sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của từng vị trí cụ thể Khí hậu đặc trưng của từng vùng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới khả năng bảo quản sản phẩm Doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu sâu nhu cầu của người tiêu dùng và vị trí phân phối để đưa ra phương án thích hợp

Nguồn nhân lực và vật lực trong quá trình vận chuyển sữa của công ty còn cao, do đó lượng nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình vận chuyển cao Điều này làm tăng chí phí vận chuyển, gia tăng lượng khí thải và chất thải ra môi trường.

Sản phẩm và chế phẩm từ sữa của Vinamilk được bảo 100% organic theo tiêu chuẩn châu Âu Nguồn nguyên liệu được kiểm soát 100% trước khi đưa vào sản xuất, đảm bảo: không hoá chất cấm trong thức ăn và thức uống của gia súc; không sử dụng thuốc trừ sâu bọ; không dùng hoá chất để bón trên đồng thức ăn thô xanh; không sử dụng thuốc kháng sinh, tăng trọng

Quá trình thực hiện sản xuất theo chu trình PDCA tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều kiện vệ sinh nhà xưởng, môi trường, máy móc thiết bị và vệ sinh cá nhân theo tiêu chuẩn ngành chế biến thực phẩm Hệ thống quản lý chặt chẽ trên cơ sở tích hợp quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO311000, xuyên suốt chuỗi hoạt động Thành phẩm đảm bảo chất lượng tối đa

Bảng 2.1 Đánh giá hiệu quả sản phẩm của Vinamilk năm 2021

Chỉ tiêu Kết quả năm 2021

Hiệu quả sử dụng nguyên liệu Tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu 400.000 tấn

Giá trị tiết kiệm từ giảm 6,5 tỷ đồng thiểu - tái chế - tái sử dụng trong sản xuất và chăn nuôi

% Sản phẩm xanh, sạch và hữu cơ 0,21%

% Nhãn sản phẩm được kiểm soát về thông tin 100%

Sản phẩm % Sản phẩm trong danh mục được đánh giá về an toàn và chất lượng

% Thỏa mãn khách hàng nội địa

% Thỏa mãn khách hàng quốc tế

(Nguồn: Báo Cáo Phát Triển Bền Vững Vinamilk 2021, CTCP sữa Việt Nam)

Nhận xét: Các sản phẩm của Vinamilk có chất lượng cao, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế Hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng nhờ áp dụng công nghệ Iot Các hoạt động sử dụng và tiết kiệm nguồn nguyên liệu của Vinamilk đạt hiệu quả cao giúp giảm chất thải và tối ưu chi phí sản xuất của công ty.

Bên cạnh các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, hỗ trợ người nông dân hướng đến các thực hành nông nghiệp tái tạo, cải thiện sức khỏe của đất và tác động tích cực đến đa dạng sinh học, Vinamilk chú trọng các giải pháp dựa trên tự nhiên để duy trì dinh dưỡng của đất và bảo vệ đa dạng sinh học thông qua các hoạt động như: chăn nuôi hữu cơ, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào canh tác đất, luân canh cây trồng, tối đa hóa nguồn phân hữu cơ sử dụng cho đất để thay thế cho hóa chất và phân vô cơ, giảm thiểu chất thải ra môi trường.

100% các trang trại không có trường hợp ghi nhận đốt đồng và săn bắt động vật hoang dã Để giảm xói mòn đất, giúp duy trì dinh dưỡng và cải tạo đất, các trang trại của Vinamilk định kỳ luân canh trồng cây và mở rộng mảng xanh, phủ xanh 1.111ha diện tích đất đồng cỏ, giúp cân bằng hệ sinh thái bên trong trang trại và bảo vệ nguồn đất bền vững Việc trồng cây cung cấp thức ăn thô xanh cho bò sữa và luân canh cây họ đậu đã giúp đáp ứng 30.659 tấn thức ăn chăn nuôi cho bò năm 2021

Hình 2.3 Sơ đồ Vòng tuần hoàn tái tạo đất của Vinamilk

(Nguồn: Báo Cáo Phát Triển Bền Vững Vinamilk 2021, CTCP sữa Việt Nam)

Nhận xét: Vinamilk đã và đang tích cực giảm ô nhiễm nguồn đất bằng các giải pháp khác nhau Kết quả đạt được trong năm 2021 ta thấy rằng, môi trường đất tại các trang trại được công ty chú trọng cải tạo và giảm chất thải Tuy nhiên việc ra soạt kiểm tra sức khoẻ của đất trước khi sử dụng chưa có nhiều biện pháp cụ thể Quỹ đất tại nhà máy và các kho hàng của công ty chưa có chính sách quản lý hiệu quả Các hoạt động trồng cây bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường đất tại đây chưa được quan tâm.

Bằng những sáng kiến cải tiến sử dụng nguồn nước hiệu quả công ty đã đạt được một số thành tích:

- Tiết kiệm điện – 1.800 kWh/năm: bằng cách sử dụng nước giải nhiệt từ hệ thanh trùng để xả kho lạnh

+Tiết kiệm nước trong quá trình CIP, tiết kiệm 28.278 m3/năm

ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Hạn chế trong chuỗi cung ứng của Vinamilk

Sức mạnh của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, tỷ trọng sữa tươi từ các hộ nông dân đóng góp năm 2020 đạt 56% Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát nhiều dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đầu vào Việc truy xuất nguồn gốc quy trình sản xuất sữa tươi nguyên liệu không được đảm bảo Từ đó ta thấy nguồn nguyên liêu liệu sữa tươi chưa đảm bảo

Bột sữa, chất béo sữa,… các nguyên liệu nhập khẩu khác được thu mua từ những nguồn sản xuất có uy tín và chất lượng hàng đầu thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá thành cao Ngoài ra, khi có gián đoạn trong chuỗi cung ứng tương tự khi xảy ra đại dịch, quá trình thu mua nguyên liệu nhập khẩu bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của chuỗi cung ứng.

3.1.2 Sản xuất và phân phối

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất của Vinamilk được đầu tư hiện đại, mở rộng, tuy nhiên chưa sử dụng hết công suất dẫn đến lãng phí tài nguyên trong khi chi phí vận hành trang thiết bị cao Mặt khác, để đầu tư hệ thống hiện đại và mở rộng không gian đòi hỏi chi phí đầu tư lớn sẽ tạo áp lực lên chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của công ty Hệ thống hiện đại tuy hạn chế sai sót và giảm lượng nhân sự vận hành nhưng hệ thống cần bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, để hạn chế khả năng hệ thống gặp sự cố gây gián đoạn chuỗi

Mạng lưới sản xuất và phân phối còn nhiều khâu trung gian do đó làm tăng chi phí của giao dịch, tăng giá thành sản phẩm, gia tăng chất thải Điển hình chi phí khâu vận chuyển của Vinamilk vẫn cao so với chi phí chuỗi Hoạt động vận chuyển hiện nay sử dụng phần lớn là xăng dầu tiêu hao nhiều tài nguyên và lượng phát thải lớn. Cần tối ưu hơn quãng đường vận chuyển nhằm sử dụng hiệu quả nhiên liệu, an toàn cho người lái và môi trường, hạn chế hư hại sản phẩm trong thời gian vận chuyển

Công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa là một khó khăn đối với công ty Những quầy tạp hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ cấp thấp công ty khó kiểm soát được hết.

- Các quầy tập hóa chất hàng vượt số lượng cho phép từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm Hộp sữa bị móp méo, có hộp bị chảy lúc giao đến tay người tiêu dùng, thậm chí bán ra thị trường sản phẩm đã quá hạn sử dụng

- Ở nông thôn chủ yếu là các tạp hoá nhỏ, người bán thiếu kiến thức về sản phẩm dẫn đến tư vấn sai sản phẩm khách cần Người bán chỉ nắm được thông tin hàm lượng dinh dưỡng của một số ít sản phẩm được ưa chuộng

Hoạt động sản xuất được nâng cao đồng thời lượng rác thải sinh hoạt và khí nhà kính tăng theo Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rác thải và sử dụng năng lượng sạch nhưng chưa đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển của chuỗi

Các sản phẩm của Vinamilk vẫn sử dụng lượng lớn bao bì khó tái chế hoặc khó phân huỷ như: ống nhựa, bao bì các sản phẩm sữa chua, chai lớn,… rác thải này tạo áp lực không nhỏ tới môi trường.

Thực trạng thị trường sữa hiện nay

Tại Việt Nam, ngành sữa là một trong những ngành phát triển nhanh và năng động Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng ngày càng cao nhưng sản lượng sữa chỉ mới đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp nên chăn nuôi bò sữa không phải là nghề thế mạnh. Hầu hết chăn nuôi bò sữa đang diễn ra ở quy mô vừa và nhỏ Kết quả là năng suất sản xuất sữa trong nước thấp nên còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu sữa

Môi trường đất tại Việt Nam sau các cuộc cách mạng và quá trình phát triển đất nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng Tàn dư của chất phóng xạ, chất độc gây ô nhiễm trong đất cao, diện tích ảnh hưởng lớn, khó đánh giá và xử lý được hết Đất trồng xấu dẫn tới thức ăn chăn nuôi bị nhiễm các chất nguy hại Các hộ dân nuôi nhỏ lẻ không có kiến thức phân biệt dễ dàng sử dụng thức ăn này cho đàn bò

Theo báo cáo của Vinamilk năm 2021, phát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu đã tăng 6% lên mức 36,3 tỷ tấn, cao nhất từ trước tới nay Giải quyết các vấn đề về giảm phát thải khí nhà kính từ các nguồn năng lượng sử dụng là chìa khóa giúp bảo vệ môi trường tốt hơn, đồng thời có thể giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Nhìn chung tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh như từ CNG, Biomass, năng lượng mặt trời thay thế cho các nhiên liệu như xăng, dầu DO/FO,… trong hoạt động sản xuất tại Vinamilk hiện đạt gần 87%, chỉ số này tương đối cao góp phần tích cực vào mục tiêu giảm phát thải CO2.

Nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng, nhu cầu đối với các sản phẩm sữa có giá trị cao cũng được dự báo sẽ tăng mạnh do dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng Những đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu trải nghiệm những sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ, xu hướng sử dụng sản phẩm sữa dinh dưỡng y học Thị trường sữa ngày càng phát triển nên nhiều công ty sản xuất sữa được thành lập Để cạnh tranh với các đối thủ, thu hút và tạo niềm tin ở khách hàng, Vinamilk tiến hành phát triển hệ thống trang trại bò sữa với các tiêu chuẩn chất lượng và quy mô hàng đầu thế giới để chủ động nguồn nguyên liệu tươi ngon giàu dinh dưỡng với chất lượng vượt trội Đây là yếu tố giúp gia tăng sức cạnh tranh choVinamilk trong ngành hàng này Bên cạnh việc bảo đảm về chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao cho sản phẩm, Vinamilk cần tập trung việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm sữa nước để phù hợp với khách hàng thuộc mọi độ tuổi, mọi phân khúc và phát triển một cách có chọn lọc các dòng sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đề xuất hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk

Qua quá trình phân tích và nghiên cứu chuỗi cung cứng của Vinamilk, dựa trên những thực tế đã và đang diễn ra, em xin phép đưa ra một vài đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk:

- Vinamilk cần phát triển thêm hệ thống trang trại, đầu tư xây dựng nguồn nguyên liệu sữa tươi chất lượng quốc tế cho người tiêu dùng Việt Nam Thay vì tập trung một nơi để dễ dàng quản lý, công ty cần chọn cách xây dựng hệ thống trang trại nằm trong chuỗi liên kết với 13 nhà máy khắp cả nước, trang trại và nhà máy quy hoạch chung để giảm thời gian vận chuyển nguyên liệu sữa tươi đến nơi sản xuất, đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, sản phẩm sữa tươi đến tay khách hàng nhanh nhất

- Tổ chức xây dựng các hợp tác xã chăn nuôi, tập trung các hộ dân riêng lẻ, định hướng chăn nuôi chung Hỗ trợ đảm bảo quy định chăn nuôi, đảm bảo nguồn nguyên liệu, đồng thời công ty dễ dàng kiểm soát, tập huấn thêm cho người chăn nuôi.

- Ứng dụng công nghệ Internet vạn vật, dữ liệu lớn, và tự động hóa và robotics, từ đó nâng cao tính minh bạch, hiệu quả khai thác, và đa dạng sinh học của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và khai thác Ví dụ cụ thể, thực hiện gắn chip cho đàn bò của bà con nông dân, hỗ trợ và cung cấp các điệu kiện cần thiết để chăm sóc đàn bò Bò được gắn chíp sẽ được theo dõi chung dưới máy chủ của công ty, trong trường hợp bò gặp vấn đề thì công ty có thể cử người hỗ trợ kịp thời, sao cho chất lượng sữa đầu vào đạt chất lượng cao nhất.

- Xây dựng đội ngũ chuyên rà soát và cải thiện tình trạng đất bị ô nhiễm Cùng người dân xử lý môi trường đất trước khi nuôi trồng nguyên liệu sản xuất sữa

- Mở rộng nghiên cứu tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào như: sữa bột, chất béo sữa,… Công ty có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất, giảm rủi ro của chuỗi cung ứng nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất.

- Hệ thống trang trại, kho hàng, nhà máy hiện đại giúp gia tăng năng suất, giảm lượng lao động Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ cần chi phí cao, Vinamilk nên hoạnh định lại chi phí phân bổ hợp lý Gia tăng sản lượng để tối đa hoá hiệu quả làm việc, giảm lãng phí tài nguyên

- Hệ thống thông minh vận hành tự động nên cần thiết lập bảo trì bảo dưỡng định kỳ thường xuyên Có thể liên kết hoặc thành lập bộ phận bảo trì bảo dưỡng riêng biệt, xử lý kịp thời các rủi ro và vấn đề phát sinh.

- Triển khai các hệ thống làm mát tại trang trại và nhà máy sản xuất

- Vinamilk tiếp tục triển khai nhiều sáng kiến về tiết kiệm và tái sử dụng nước nhằm tối ưu hóa và sử dụng nguồn nước một cách bền vững

- Thúc đẩy, nhân rộng sử dụng năng lượng, điện tái tạo như điện mặt trời, Biogas,…

3.3.3 Phát triển khâu phân phối

- Tổ chức lại vị trí các mắt xích như nơi cung cấp, sản xuất, lưu kho,… sao cho việc vận chuyển nhanh nhất Sử dụng xe điện, năng lượng sạch vào quá trình vận chuyển giữa các điểm

- Tối ưu bài toàn vận chuyển, rút ngắn quảng đường vận chuyển hàng hoá tới trung tâm phân phối, kho bãi Sử dụng công nghệ GPS quản lý thông tin và định vị trong vận tải Quãng đường vận chuyển tối ưu giúp giảm chi phí, giảm sử dụng nhiên liệu và phát thải khí ô nhiễm ra môi trường

- Công ty cần phát triển các nguồn năng lượng mới và sử dựng phương tiện bảo vệ môi trường

- Thực hiện các hoạt động quản lý cấp đại lý, bán lẻ theo từng nhóm nhỏ Tại đây uỷ quyền quản lý từ thấp tới cao, khuyến khích các thành viên trong đó trao đổi thông tin qua lại và thông tin sản phẩm Tuỳ từng khu vực địa lý và cơ cấu dân số để phân bổ, tư vấn sản phẩm một cách hiệu quả

- Phát triển kênh phân phối online mạnh hơn, giảm chi phí và lưu kho.

- Tìm kiếm cơ hội chuyển dịch đầu tư sản xuất tại chỗ trong quá trình xuất khẩu nhằm giảm chi phí, giảm phát thải trong hoạt động phân phối.

- Trong hoạt động sản xuất tiếp tục triển khai và nâng cao tiêu chí 3R: Reduce, Reuse, Recover.

- Xem xét thay đổi hình dáng và chất liệu bao bì, sử dụng bao bì bằng giấy ép cứng dễ phân huỷ Đồng thời Vinamilk cũng cần thay thế ống hút nhựa truyền thống bằng ống hút giấy dễ phân huỷ, an toàn với môi trường

- Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện cho người tiêu dùng.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ở chương 2, chương 3 của khóa luận dựa trên định hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh của Vinamilk đã nêu ra các hạn chế từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng dựa trên cơ sở chuỗi cung ứng xanh ban đầu của công ty Trong đó có các nhóm giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, cải thiện tối ưu sản xuất và phân phối, cùng với đó là nghiên cứu xúc tiên phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới.

Vấn đề về môi trường ngày càng nóng, theo đó hoạt động kinh doanh hướng tới bảo vệ mô trường ngày càng được chú trọng Trong sản xuất, doanh nghiệp cần sử dụng các nguồn lực đầu vào như nguyên liệu, năng lượng (điện, xăng, dầu, than, khí đốt v.v) nước để tạo ra sản phẩm Đồng thời với việc tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tạo ra các chất thải (rắn, lỏng), khí thải Để phát triển bền vững, trước tiên doanh nghiệp cần tiết kiệm các nguồn lực đầu vào (nguyên liệu, năng lượng) và hạn chế tối đa các loại chất thải Muốn vậy doanh nghiệp cần sản xuất, phân phối, xử lý, tái chế sản phẩm sao cho có thể hạn chế tối đa việc tiêu thụ các nguồn lực và giảm thiểu tác động đến môi trường Việc này đòi hỏi ngay từ khi thiết kế, doanh nghiệp phải xem xét tất cả các khâu liên quan đến vòng đời sản phẩm, áp dụng công nghệ sản xuất sạch nhằm hạn chế tối đa những tác động đến môi trường Do đó các hoạt động xanh trong chuỗi cung ứng là vấn đề được các tổ chức quan tâm hàng đầu hiện nay

Khóa luận với đề tài “Phát triển chuỗi cung ứng xanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk” đã hoàn thành nghiên cứu một số nội dung cơ bản đã đặt ra là:

Ngày đăng: 28/05/2023, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w