1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 658

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658
Tác giả Phạm Thị Ngọc Lan
Người hướng dẫn PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Trường học Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ (4)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn 658 (CIRDJCO 658) (4)
      • 1.1.1. Giới thiệu danh mục sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (4)
      • 1.1.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (6)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (7)
    • 1.3. Đặc điểm của quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (10)
    • 1.4. Đặc điểm quá trình cấp phát vốn của công ty cho các đơn vị thi công (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ (13)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (13)
      • 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (14)
        • 2.1.1.1. Nội dung và tài khoản sử dụng (14)
        • 2.1.1.2. Quy trình ghi sổ chi phí NVL trực tiếp (15)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658. .26 1. Nội dung và tài khoản sử dụng (26)
        • 2.1.2.2. Quy trình ghi sổ kế toán CPNCTT tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658. 27 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (27)
        • 2.1.3.1. Nội dung và tài khoản sử dụng (33)
        • 2.1.3.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty (34)
      • 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (0)
        • 2.1.4.1. Nội dung và tài khoản sử dụng (0)
      • 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty (0)
        • 2.1.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất (46)
        • 2.1.5.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (48)
    • 2.2. Tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty CP ĐTXD & PTNT 658.49 1.Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (0)
      • 2.2.2. Quy trình tính giá thành tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (0)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ (53)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (53)
      • 3.1.1. Ưu điểm (54)
        • 3.1.1.1. Về bộ máy kế toán (55)
        • 3.1.1.2. Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658. .54 3.1.2. Nhược điểm (55)
        • 3.1.2.1. Về bộ máy kế toán (58)
        • 3.1.2.2. Về luân chuyển chứng từ (58)
        • 3.1.2.3. Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (59)
      • 3.1.3. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 (62)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công (64)
      • 3.2.1. Về luân chuyển chứng từ tại kế toán các Ban, đội xây dựng (64)
      • 3.2.2. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (64)
      • 3.2.3. Về chi phí nhân công trực tiếp (65)
      • 3.2.5. Về chi phí sản xuất chung (67)
      • 3.2.6. Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất (68)
      • 3.2.7. Hoàn thiện hạch toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (69)
      • 3.2.8. Hoàn thiện kế toán quản trị (69)
  • KẾT LUẬN (71)
    • Biểu 2.1: Giấy đề nghị cấp vật tư (16)
    • Biểu 2.2: Hóa đơn Giá trị gia tăng (17)
    • Biểu 2.3: Phiếu nhập kho (18)
    • Biểu 2.4: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN CÓ TK 1413 (19)
    • Biểu 2.5: Phiếu xuất kho (21)
    • Biểu 2.6: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN CÓ TK 152 (21)
    • Biểu 2.7: Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn (23)
    • Biểu 2.8: Sổ chi tiết TK 621 (23)
    • Biếu 2.9: Sổ cái TK 621 (24)
    • Biểu 2.10: Hợp đồng thuê khoán (28)
    • Biểu 2.11: Biên bản nghiệm thu khối lượng (28)
    • Biểu 2.12: Bảng thanh toán tiền lương (30)
    • Biểu 2.13: Sổ chi tiết TK 622 (31)
    • Biểu 2.14: Sổ cái TK 622 (32)
    • Biểu 2.15: Hợp đồng thuê máy thi công (35)
    • Biểu 2.16: Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy thi công (36)
    • Biểu 2.17: Sổ chi tiết TK 623 (37)
    • Biểu 2.18: Sổ cái TK 623 (38)
    • Biểu 2.19: Phiếu xuất kho (41)
    • Biểu 2.20: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (43)
    • Biểu 2.21: Sổ chi tiết TK 627 (45)
    • Biểu 2.22: Sổ cái TK 627 (45)
    • Biểu 2.23: Sổ chi tiết tài khoản 154 (47)
    • Biểu 2.24: Sổ cái tài khoản 154 (47)
    • Biểu 2.25: Thẻ tính giá thành (51)
    • Biểu 2.26: Bảng tổng hợp giá thành các công trình năm 2010 (52)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD PGS TS Phạm Thị Bích Chi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT NKC Nhật ký chung CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSD[.]

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ

Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn 658 (CIRDJCO 658)

1.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn 658 (CIRDJCO 658).

1.1.1 Giới thiệu danh mục sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty CP ĐTXD & PTNT 658.

Công ty CIRDJCO 658 là một công ty xây dựng, có những hoạt động chính như tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu và quản lý dự án, xây dựng dân dụng công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư đô thị, khu công nghiệp chế xuất, khu công nghệ cao, xây dựng giao thông thủy lợi, kênh mương, đê đập, hồ chứa nước,…Qua hơn 5 năm hoạt động công ty đã tham gia tư vấn thiết kế và thi công rất nhiều công trình về giao thông như: cầu, đường ở các tỉnh Thái Bình, Tuyên Quang, Quảng Ninh, đường Hồ Chí Minh, một số công trình giao thông thủy lợi tiêu biểu như cầu thủy lợi Dầu Tiếng, công trình cầu đường Thới Lai – Cần Thơ, công trình Ngã Năm – Sóc Trăng, công trình đường Thuận Hòa- Phú Tâm- Sóc Trăng, công trình cầu Ván, cầu Suối Mây, cầu Kênh thuộc tỉnh Tây Ninh, cầu sông Quao – Bình Thuận,…

Công ty còn tham gia thiết kế thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp điển hình như cụm công trình công ty liên doanh VINASIAM, Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin Cục Hải quan Đồng Nai, nhà máy dệt nhuộm may công nghiệp ENZO Việt – Ninh Bình,…Ngoài ra công ty còn tham gia nhiều công trình mang tính đặc thù trong ngành cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy và điện công nghiệp như: công trình lắp đặt đường dây và trạm biến áp tại tỉnh Hải Dương, Cao Bằng, thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, thiết kế thi công và lắp đặt hệ thống cấp nước thị trấn Nà Phặc, hệ thống cấp nước sạch Thái Học – Hải Dương, Gia Trấn- Gia Viễn-Ninh Bình,…

Các công trình mà công ty đã thi công đều có chất lượng cao, đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật- mỹ thuật, để có được kết quả này, trong quá trình thi công ở từng giai để đảm bảo thi công đúng thiết kế đã được phê duyệt, đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật và cam kết kỹ thuật trong hợp đồng giao nhận thầu Ví dụ: đối với công tác thi công móng và tường vây, đây là một khâu rất quan trọng có tính chất quyết định đến sự ổn định và bền vững của công trình sau này Do đặc thù của công tác thi công móng và tường vây là các công tác khuất, không thể kiểm soát chất lượng bằng trực quan mà phải kiểm soát thông qua từng công đoạn của quá trình thi công như: kiểm tra thiết bị, công cụ, phụ kiện,…phục vụ thi công cọc, các thiết bị này đều phải qua đăng kiểm, xác định thứ tự thi công từng móng, từng penel của tường vây trên mặt bằng cho hợp lý để bố trí sơ đồ di chuyển máy thi công trên công trường Kiểm tra công tác trắc đạc, hệ thống hào dẫn, về độ thẳng đứng, về cao độ Kiểm tra hệ thống cung cấp tuần hoàn và chất lượng của dung dịch khoan trước và trong khi thi công (tỷ trọng, độ nhớt, hàm lượng cát,…), cao độ dung dịch trong hố khoan, nhằm đảm bảo cho thành hố khoan không bị sụt lở, chất lượng bê tông được tốt, độ sâu hố khoan đảm bảo cho cọc được ngàm chắc vào tầng đá cứng dưới sâu, đúng như trong thiết kế, các hố khoan được làm sạch đảm bảo không có cát bùn lắng đọng trước khi đổ bê tông Lồng thép và con kê đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, lắp đặt các joint ngăn nước trong tường vây Trong quá trình đổ bê tông các yếu tố về thời gian vận chuyển, thiết bị vận chuyển, bơm bê tông, cường độ bê tông, thành phần, độ sụt,… đều đã được tính đến và đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với công tác thi công tầng hầm và chống thấm: tiến hành lắp đặt hệ thống khung giằng chống chỏi gia cố khi thi công các sàn tầng hầm, lắp đặt các thép cấu tạo, gioăng chống thấm, các thép chống phình để tránh tình trạng nước thấm sau khi đổ bê tông, lắp đặt hệ thống thoát nước ngầm và nước mặt để đảm bảo hầm cáp luôn khô ráo.

Công tác ván khuôn và hệ thống chống đỡ ván khuôn luôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, hình dạng, tim trục, cao độ, đầu nối đối với ván khuôn, độ kín khít.

Cốt thép được lắp đặt căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật về số lượng, chủng loại cốt thép, mối nối, uốn, neo, bề dày lớp bảo vệ,…Các yếu tố liên quan đến các phần việc khác theo bản vẽ quy định như: chừa lỗ, đặt bu lông, bản mã, đặt ống chờ, các biện pháp liên kết cố định,…cũng đã được tính đến một cách chi tiết

Qúa trình lắp dựng kết cấu thép đảm bảo được độ ổn định và an toàn thi công, các mối nối mối hàn được kiểm tra chặt chẽ đến từng chi tiết, công tác sơn lót, sơn phủ và làm sạch trước khi sơn đối với từng kết cấu được tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật đặt ra để đảm bảo độ dầy các lớp sơn và độ bám dính của sơn. Đối với công tác xây trát và công tác hoàn thiện: Các vật liệu dùng trong xây trát và hoàn thiện như xi măng, cát, đá, gỗ và kim loại, sơn phủ, vật liệu bao che,… đều có nguồn gốc xác định, các chỉ tiêu cơ, lý, hóa, độ bền luôn được đảm bảo. Trong khi thi công, đối với công tác xây trát luôn đảm bảo đúng vị trí, kích thước, độ phẳng nhẵn, độ vững chắc, đối với công tác hoàn thiện luôn đạt yêu cầu về chủng loại vật liệu, màu sắc,…

1.1.2 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty CP ĐTXD & PTNT 658.

Công ty CIRDJCO 658 là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nên đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty mang những nét đặc thù của ngành xây dựng Khác với những ngành công nghiệp thông thường khác, sản phẩm xây lắp có tính liên ngành, những lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm: chủ đầu tư, doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, doanh nghiệp tư vấn thiết kế, doanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào như vật tư, thiết bị, công nghệ thực hiện, và các tổ chức tài chính- ngân hàng hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất…Còn quá trình sản xuất sản phẩm ở các ngành công nghiệp thông thường khác, thường do một tổ chức sản xuất kinh doanh thực hiện

Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, phức tạp, mang tính chất đơn chiếc (vì sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư), chi phí hình thành nên SPXL có giá trị lớn, nên trong quá trình thi công thường đòi hỏi chế độ tạm ứng vốn.

SPXL có thời gian xây dựng kéo dài, đặc điểm này gây nên những tác động như: Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của đơn vị thi công thường bị ứ đọng lâu dài tại công trình, chịu sự biến động của giá cả, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ nhanh của khoa học công nghệ.

Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, do đó nếu có sai lầm trong khó sửa chữa Nên công tác tổ chức, quản lý, hạch toán kế toán phải bắt đầu từ việc xây dựng dự toán (dự toán thi công, dự toán chi phí,…) Và trong quá trình thực hiện thi công xây lắp phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo, làm tiêu chuẩn Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đòi hỏi phải có bước kiểm tra chất lượng để có thể kịp thời sửa chữa, khắc phục.

Quá trình thi công chủ yếu diễn ra ở ngoài trời hoặc trong lòng đất nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thời tiết, khi xây dựng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như trong thiết kế và dự toán Ngoài ra, khi có sự cố xảy ra, đơn vị xây lắp cũng phải tiến hành bảo hành công trình.

SPXL cố định ở nơi sản xuất trong khi các điều kiện sản xuất (máy thi công, thiết bị thi công và người lao động,…) phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, dễ xảy ra mất mát hư hỏng.

SPXL là các công trình, nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ Đặc điểm này làm cho việc sản xuất có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định.

SPXL liên quan mật thiết đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng, đặc biệt là đối với dân cư của địa phương nơi đặt công trình xây dựng Mặt khác, SPXL liên quan đến nhiều ngành về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế, chế tạo sản phẩm, và tiêu thụ sản phẩm.SPXL mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật- mỹ thuật, kinh tế- xã hội, văn hóa, quốc phòng.

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty CP ĐTXD & PTNT 658

Xuất phát từ tính chất và đặc điểm của sản phẩm xây lắp, ta có thể thấy đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất sản phẩm của công ty như sau:

Loại hình sản xuất sản phẩm của đơn vị mang tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có dự toán, thiết kế, quy trình thi công xây dựng trải qua nhiều công đoạn, bao gồm những công đoạn chính sau:

- Định vị công trình nhằm xác định vị trí trục tim, móng công trình, kích thước móng.

- Chuẩn bị mặt bằng thi công: san dọn, thoát nước mặt bằng, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công.

- Xử lý nền móng: tiếp nhận vật tư, tập kết thiết bị, tiến hành ép cọc thử, ép cọc đại trà, làm sạch các hố khoan không cho cát bùn lắng đọng trước khi đổ bê tông.

- Thi công phần móng: Đây được xem là giai đoạn thi công quan trọng nhất vì nó quyết định đến độ ổn định, bền vững của công trình Ở giai đoạn này, các công việc cần phải làm như: đào đất móng, chống lún, sạt lở, lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông lót, gia công lắp đặt cốt thép, cốp pha móng, đổ bê tông móng, tháo dỡ ván khuôn, định vị tim trục, cột tường, xây tường móng, đổ bê tông giằng, thi công hạng mục bộ phận dưới cốt (bể ngầm, hệ thống cấp thoát nước,…) và hoàn thiện mặt bằng.

- Thi công phần thân: các bước thi công ở các tầng giống nhau bao gồm: thi công cột bê tông cốt thép, thi công sàn, xây tường, thi công các cấu kiện liên quan như lanh tô, ô văng, cầu thang, nghiệm thu.

- Thi công phần mái: Thi công lớp cách nhiệt và tạo độ dốc, đổ bê tông chống thấm, thi công lớp gạch lá, thi công hệ thống chống sét, hệ thống thoát nước mái.

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, điện, lan can, tay vịn, chống thấm,…

- Hoàn thiện: trát trần, trát tường, lát láng nền sàn, ốp tường, làm trần, đắp nối các chi tiết, sơn phủ bề mặt, lắp chỉnh các cửa,…

- Nghiệm thu công trình hoàn thành.

Hoạt động sản xuất của đơn vị thường thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao vì trong xây lắp, khác với nhiều ngành khác, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn SPXL thì được hình thành và đứng yên tại chỗ Đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động như: Sau khi ký hợp đồng nhận thầu công trình, công ty phải lập các phương án tổ chức một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng và các phương án này phải có tính chất linh hoạt, có thể biến đổi phù hợp với điều kiện thi công Mặt khác, do hoạt động thi công có tính lưu động cao nên phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất chuyển các công trình tạm phục vụ cho thi công xây dựng (như công trình làm lán trại, mạng kỹ thuật điện nước toàn công trình,…)

Việc thống nhất, điển hình hóa các mẫu mã sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm có thể nói là không thực hiện được đối với hoạt động xây dựng Vì mỗi một công trình mà đơn vị thi công xây dựng đều phải theo các thiết kế riêng, là sản phẩm đặt hàng của chủ đầu tư được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu Điều này làm cho sản phẩm của đơn vị có tính cá biệt cao, không áp dụng theo hình thức sản xuất hàng loạt để bán như các sản phẩm công nghiệp thông thường khác Để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian xây dựng thì tại công ty CP ĐTXD

& PTNT 658 bên cạnh việc tổ chức dự trữ vật tư, bố trí máy móc thi công, lực lượng lao động hợp lý, trong quá trình thi công đơn vị luôn bám sát theo đúng thiết kế, dự toán đã lập, tránh được tình trạng phá đi làm lại, các công trình do công ty xây dựng luôn đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật.

Hoạt động sản xuất xây lắp thường được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết Do đó khi lập kế hoạch xây dựng, đơn vị đã tính đến yếu tố thời tiết, có các biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa mưa bão, bên cạnh đó có các biện pháp khắc phục tối đa ảnh hưởng của thời tiết, cố gắng đảm bảo sử dụng năng lực sản xuất điều hòa theo các quý, áp dụng các loại kết cấu lắp ghép được chế tạo sẵn một cách hợp lý để giảm thời gian thi công, nâng cao trình độ cơ giới hóa trong xây lắp,…Nhận thức được tác dụng của việc áp dụng máy móc thiết bị vào quá trình thi công vừa cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, vừa đảm bảo độ bền chắc của công trình xây dựng, do đó đơn vị đã tiến hành mua sắm một số loại máy thi công như máy ủi, máy đào, xe lu, máy trộn bê tông, máy đầm cóc, máy uốn sắt,…ngoài ra tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng huy động máy của đơn vị mà các đội trong quá trình thi công có thể chủ động đề nghị thuê ngoài Bên cạnh đó đơn vị xây lắp thường xuyên tiến hành bảo trì, sửa chữa máy móc thi công để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xây lắp của các Ban, đội xây dựng và tránh được tình trạng gián đoạn trong khi thi công do máy hỏng.

Hoạt động sản xuất xây lắp của đơn vị chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch theo địa điểm xây dựng Do hoạt động thi công được tiến hành dàn trải tại các tỉnh thành trên đất nước, nên cùng một loại công trình nhưng nếu được xây dựng ở những nơi có sẵn nguồn vật liệu và nhân công cần thiết phục vụ cho quá trình thi công thì trong trường hợp này đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, điều này góp phần tạo cơ hội cho đơn vị thu được lợi nhuận cao hơn so với các địa điểm xây dựng khác.

Đặc điểm của quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658

Khác với quá trình tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp khác, quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty thường xảy ra trước khi công trình xây dựng hoàn thành bàn giao Quá trình này bắt đầu từ khi chủ đầu tư công bố đấu thầu xây dựng, trải qua quá trình thanh toán trung gian cho đến khi thanh quyết toán công trình cuối cùng Và do sản phẩm xây lắp là sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư, nên khi các đội hoàn thành công việc thi công, công ty tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư, sản phẩm sẽ được sử dụng ngay, mà không có khâu lưu kho chờ bán như các sản phẩm công nghiệp khác.

Quá trình mua bán thường xảy ra trực tiếp giữa chủ đầu tư và công ty thông qua đấu thầu Khi nhận thầu những công trình thi công có quy mô nhỏ, thời gian thi công dưới 1 năm, dự toán chi phí để thực hiện công trình không quá lớn hoặc đối với những công trình mang tính chất sửa chữa, tu bổ, cải tạo, nâng cấp, công ty thường tạm ứng vốn của mình ra trước (ví dụ như trong năm 2010 công ty có thực hiện những công trình quy mô nhỏ như công trình kho muối Phú Thọ, CT kênh mương Gia Hòa, CT san lấp ao Bình Xuyên, CT san ủi Pá Sang,…) Còn đối với những công trình có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài trên 1 năm, dự toán chi phí để thực hiện công trình lớn thì tùy vào khả năng huy động vốn tự có của công ty, công ty có thể yêu cầu chủ đầu tư tạm ứng một phần tiền

Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm xây lắp cũng có tính cá biệt cao vì nó phụ thuộc vào điều kiện địa phương nơi có công trình xây dựng, vào phương án tổ chức xây dựng của từng công trình, vào thời điểm và thời gian cũng như ý muốn của chủ đầu tư Ngay từ đầu các bên không thể định giá sẵn cho công trình xây lắp hoàn thành cuối cùng mà chỉ có thể định sẵn phương pháp tính giá, định mức và đơn giá giá xét thầu, giá tranh thầu, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán công trình, giá trần, giá sàn, giá bắt buộc, giá thỏa thuận,…

Giá công trình xây dựng phụ thuộc vào giai đoạn đầu tư và ý định quản lý giá nên có nhiều tên gọi khác nhau và có các cách tính khác nhau như: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình, giá trị dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình và các loại công việc xây lắp, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán Mức giá này được hình thành chủ yếu thông qua đấu thầu và đàm phán, bên chủ đầu tư giữ vai trò quyết định đối với mức giá công trình thông qua việc xác định bên thắng thầu hay chỉ định thầu Ngoài ra, Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả đối với các công trình xây dựng do vốn Nhà nước cấp hoặc do vốn của các Doanh nghiệp Nhà nước bỏ ra thông qua các định mức, đơn giá, phương pháp tính toán chi phí xây dựng và các định hướng về giải pháp xây dựng.

Ngoài ra khi công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư thì nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình Bảo hành công trình là công việc khắc phục,sửa chữa, thay thế đối với những hư hỏng, khiếm khuyết của công trình khi vận hành, sử dụng không đúng như thiết kế do lỗi của nhà thầu xây dựng gây ra trong một khoảng thời gian quy định Phải có quy định về bảo hành công trình xây dựng là vì: thứ nhất, công trình đã nghiệm thu nhưng chỉ khi sử dụng mới tạo hết được hết được các yếu tố tác động và xuất hiện những khiếm khuyết Thứ hai, bảo hành công trình có tác dụng gắn trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình với sản phẩm do mình làm ra, theo đó chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp.

Đặc điểm quá trình cấp phát vốn của công ty cho các đơn vị thi công

Để phát huy tính chủ động cho các Ban, đội xây dựng trong quá trình thi công, Công ty áp dụng hình thức khoán chi phí các công trình, hạng mục công trình cho các đội Tuy nhiên, đây không phải là hình thức khoán trắng, mà trên thực tế công ty vẫn tiến hành giám sát các hoạt động thi công và kiểm tra chất lượng công trình Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng có nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác thị trường, tổ chức đấu thầu Khi công ty trúng thầu một công trình xây dựng, căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu, phòng kỹ thuật công nghệ kết hợp với trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng sẽ tiến hành lập thiết kế thi công, bóc tách khối lượng để từ đó lập dự toán, phương án thi công và tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc. Các dự toán này sẽ được chuyển sang phòng Tài chính – Kế toán để lập kế hoạch chi tiền và theo dõi (dự toán chi phí).

Kế hoạch thi công sau khi được duyệt sẽ được chuyển cho Ban quản lý xây dựng, Ban này sẽ giao cho một đội thi công thực hiện, trong quá trình thực hiện sẽ phải tuân thủ chăt chẽ các dự toán đã được lập, phòng Tài chính – Kế toán của đơn vị sẽ thường xuyên theo dõi việc thi công về mặt tài chính, thông qua việc đối chiếu khối lượng thực tế thi công với khối lượng đã được bóc tách theo dự toán, phòng cũng tiến hành thực hiện cấp phát vốn cho các đội theo cơ chế tạm ứng, và chỉ cấp phát số tạm ứng không vượt quá tỷ lệ giao khoán đã thống nhất, tiền tạm ứng được trải ra thành nhiều lần theo nguyên tắc tạm ứng không quá 20% tổng giá thành dự toán của toàn bộ công trình Đội thi công lập bản dự trù khối lượng thi công và giấy đề nghị tạm ứng có đầy đủ chữ ký phê duyệt của đội trưởng công trình để xin tạm ứng, tạm ứng chỉ được duyệt khi đội thi công đã hoàn hết chứng từ thanh toán cho lần tạm ứng trước Giấy đề nghị tạm ứng cũng như các chứng từ liên quan khác được chuyển về phòng Tài chính – Kế toán để làm thủ tục nhận tiền, có thể đội thi công sẽ được nhận tiền mặt từ quỹ của công ty hoặc công ty sẽ chuyển khoản vào ngân hàng để thanh toán cho các nhà cung cấp vật tư mà đội thi công đã mua để phục vụ cho quá trình xây dựng công trình Định kỳ, các chứng từ liên quan đến công trình thi công sẽ được kế toán đội tập hợp và nộp về phòng Tài chính- Kế toán của đơn vị để làm thủ tục hoàn chứng từ và hạch toán chi phí xây dựng.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ

Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658

Từ những đặc điểm về sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trong đơn vị, thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể là:

- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của HMCT, hoặc nhóm các HMCT.

- Đối tượng tính giá thành là các CT, HMCT hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, để tiến hành các hoạt động thi công xây lắp, Công ty cần phải bỏ ra những yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công,và các nguồn lực khác…Đó chính là chi phí sản xuất của Công ty Để quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, Công ty phân loại chi phí phát sinh theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí, bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung

Các khoản chi phí này được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp Hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào, kế toán tập hợp chi phí phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình chính là tổng số chi phí được tập hợp cho từng đối tượng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành Kỳ tập hợp chi phí của công ty là theo tháng, kỳ tính giá thành sản phẩm là 1 năm (thường là vào thời điểm cuối năm) Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty thường được thực hiện theo phương thức hoàn chứng từ Sau khi nhận thầu xây dựng công trình, Công ty sẽ giao cho một đội xây dựng của mình tiến hành thi công Căn cứ vào nhu cầu thi công thực tế, các đội sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng, phòng Tài chính – Kế toán của công ty sẽ xem xét và nếu duyệt giấy xin tạm ứng thì sẽ thực hiện ghi sổ theo nghiệp vụ:

Nợ TK 1413 – Chi tiết đội xây dựng, công trình thực hiện

Có TK 111, 112 Định kỳ, kế toán đội tập hợp chứng từ có liên quan đến các chi phí phát sinh, lập bảng kê chứng từ phát sinh bên Có TK 1413 và nộp về phòng kế toán của công ty để hoàn ứng, kế toán tại văn phòng định khoản như sau:

Có TK 1413 – Chi tiết đội xây dựng, công trình thực hiện. Để đảm bảo cho công tác tập hợp chi phí được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ, đòi hỏi công tác hạch toán ban đầu phải chặt chẽ tỉ mỉ Do công ty áp dụng phần mềm kế toán máy Fast Accounting 2004 vào việc hạch toán nên điều này cũng góp phần làm cho việc hạch toán chi phí được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ.

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658

2.1.1.1 Nội dung và tài khoản sử dụng

Trong tổng sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại vật liệu cấu thành nên thực thể sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm, bao gồm chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho việc sản xuất (không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công), các cấu kiện hoặc các bộ phận tách rời Vật liệu chính mà công ty đang sử dụng trong thi công bao gồm: gạch, xi măng, cát, sắt, đá, thép,… đây là đối tượng chủ yếu cấu thành nên sản phẩm; vật liệu phụ như sơn, bột, vôi ve,…; và các vật tư khác sử dụng trong giai đoạn lắp đặt như automat, bản lề, thiết bị nâng hạ cửa cuốn, côn thu các loại,…

Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá mua thực tế bao gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua đến chân công trình, trường hợp vật tư xuất kho cho thi công được tính theo phương pháp đích danh. Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVL trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, đội xây dựng Do đặc điểm quản lý của Công ty là khoán gọn việc thi công cho các Ban, đội xây dựng, vì vậy căn cứ vào nhu cầu thi công, đội trưởng công trình viết giấy xin tạm ứng, phòng Tài chính- Kế toán duyệt tạm ứng, sau đó thì toàn bộ việc ký hợp đồng mua NVL đều do các Ban, đội quyết định Việc mua loại vật liệu gì, giá cả ra sao, mua vào thời điểm nào đều do đội trưởng của công trình căn cứ vào tiến độ thi công để tổ chức thu mua, cung cấp NVL một cách hợp lý, đủ về số lượng, đúng về chất lượng và chủng loại, kịp về thời gian, không để tồn kho vật liệu quá nhiều, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả tránh tình trạng ứ đọng vốn, không để thiếu dẫn đến phải ngừng sản xuất.

2.1.1.2 Quy trình ghi sổ chi phí NVL trực tiếp Để làm rõ hơn quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658, em xin phân tích cụ thể một công trình: Công trình trường tiểu học Châu Hội 2, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An Công trình này công ty đã giao cho đội thi công số 05 thực hiện thi công, khởi công ngày 20/06/2010 và hoàn thành bàn giao vào ngày 31/12/2010.

Dựa vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho quá trình thi công, đội xây dựng lập giấy đề nghị cấp vật tư (Biểu số 2.1) trình lên Công ty Công ty sẽ xem xét và duyệt tạm ứng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trả cho người bán, sau đó định khoản :

Nợ TK 1413 – Đội 05, CT Châu Hội

Sau khi nhận tạm ứng từ công ty, đội sẽ tiến hành mua nguyên vật liệu, trường hợp nguyên vật liệu mua về nhập kho, thủ kho lập phiếu nhập kho (Biểu số 2.3), phiếu nhập kho được lập dựa vào hóa đơn GTGT (Biểu số 2.2) hoặc hóa đơn bán hàng thông thường,…trường hợp nguyên vật liệu được chuyển thẳng đến chân công trình thì căn cứ vào “Biên bản giao nhận vật tư”, kế toán đội hạch toán ngay vào TK 621. Đồng thời kế toán đội nhập số liệu vào “Bảng kê chứng từ phát sinh bên Có TK 1413” cột Nợ TK 152 đối với trường hợp mua vật tư về nhập kho hoặc cột Nợ TK

621 đối với trường hợp mua vật tư chuyển thẳng đến chân công trình (Biểu số 2.4)

Khi xuất kho nguyên vật liệu cho thi công, thủ kho lập phiếu xuất kho (Biểu số 2.5). Định kỳ khoảng 7 ngày, kế toán đội tập hợp các hóa đơn chứng từ phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, sau đó gửi về phòng Tài chính- Kế toán của công ty để hoàn tạm ứng Tại phòng kế toán của công ty, sau khi kiểm tra các chứng từ mà kế toán đội gửi lên, tiến hành hạch toán vào máy tính theo định khoản:

Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 1413- Đội 05, CT Châu Hội

Biểu 2.1: Giấy đề nghị cấp vật tư Công ty CP ĐTXD & PTNT 658

Số 8, ngõ 74/3, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ

Kính gửi: -Phòng Tài chính – Kế toán

- Phòng Kỹ thuật Tên tôi là : Phan Xuân Diệu

Chức vụ: Đội trưởng đội thi công số 5, Công trình trường tiểu học Châu Hội 2, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Căn cứ vào kế hoạch và tiến độ thi công công trình trong tháng 11/2010, chúng tôi dự trù vật tư cần trong tháng như sau:

STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Ghi chú

Kính mong các phòng ban giải quyết cung cấp vật tư kịp thời để thi công đúng tiến độ. Đội trưởng

Phòng Tài chính – Kế toán

Biểu 2.2: Hóa đơn Giá trị gia tăng HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho khách hàng

KC/2010B Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân Mai Minh Địa chỉ:………

Số tài khoản:……… Điện thoại:……….Mã số thuế:………

Họ và tên người mua hàng:………. Tên đơn vị: Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 Địa chỉ: số 8, ngách 3, ngõ 74, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Hình thức thanh toán: chuyển khoản

STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)

Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 5.350.216

Tổng cộng tiền thanh toán 58.852.376

Số tiền viết bằng chữ: năm mươi tám triệu, tám trăm năm mươi hai nghìn, ba trăm bảy mươi sáu đồng.

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên)

Khi mua hàng về nhập kho, thủ kho lập phiếu nhập kho (Biểu số 2.3) dựa vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán lẻ Phiếu này được lập thành 2 liên, một liên do thủ kho đội giữ, một liên gửi cho kế toán đội để kế toán đội làm căn cứ nhập số liệu vào

“Bảng kê chứng từ phát sinh bên Có TK 1413” cột Nợ TK 152 (Biểu số 2.4).

Biểu 2.3: Phiếu nhập kho Công ty CP ĐTXD & PTNT 658

CT: trường TH Châu Hội 2, Quỳ

Họ và tên người giao hàng: Phạm Minh Tuấn

Nhập tại kho: CT trường Tiểu học Châu Hội 2, Quỳ Châu, Nghệ An

STT Tên, nhãn hiệu vật tư

Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá

Số tiền : năm mươi ba triệu năm trăm linh hai nghìn một trăm sáu mươi đồng chẵn.

Biểu 2.4: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN CÓ TK 1413 Đội thi công số 05 CT: Trường TH Châu Hội 2, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Đơn vị tính: đồng

SHCT Nội dung Tổng số tiền Các tài khoản ghi bên Nợ

19/06/10 Nhập máy bơm vào CT 6.000.000 6.000.000

20/06/10 Nhập máy tời, nắn sắt vào CT 4.100.000 4.100.000

01/07/10 Nhập roi đầm dài vào CT 1.100.000 1.000.000 100.000

03/07/10 Nhập bánh tỳ máy trộn vào CT 780.000 709.091 70.909

06/08/10 Nhập mô tơ vào CT 1.500.000 1.500.000

26/09/10 Nhập vật tư nhựa vào CT 2.506.744 2.278.858 227.886

27/09/10 Nhập máy cắt vào CT 3.150.000 3.150.000

28/09/10 Nhập thép mã vào CT 10.001.501 9.092.274 909.227

04/10/10 Nhập thiết bị điện vào CT 15.982.813 14.529.830 1.452.983

06/11/10 Nhập thép các loại vào CT 50.857.576 46.234.160 4.623.416

06/11/10 Nhập cáp đồng vào CT 7.994.800 7.268.000 726.800

15/11/10 Nhập xi măng vào CT 18.800.000 17.090.909 1.709.091

19/11/10 Nhập que hàn vào CT 3.168.000 2.880.000 288.000

7/12/10 Nhập vật tư sơn vào CT 13.828.898 12.567.180 1.256.718

12/12/10 Nhập đá các loại vào CT 32.482.925 29.529.932 2.952.993

14/12/10 Nhập bình hộp chống cháy vào CT 1.540.000 1.400.000 140.000

15/12/10 Nhập xi măng vào CT 19.200.000 17.454.545 1.745.455

17/12/10 Nhập xi măng vào CT 19.200.000 17.454.545 1.745.455

(ký, họ tên) Đội trưởng đội thi công

Tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty CP ĐTXD & PTNT 658.49 1.Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty CP ĐTXD & PTNT 658

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 658

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658.

Kế toán có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin cho các Nhà quản lý về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời Qua những thông tin do kế toán cung cấp, Nhà quản lý biết được ưu, nhược điểm để kịp thời đưa ra những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung thì công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm bao giờ cũng là một trong những khâu quản lý quan trọng nhất, vì yếu tố CPSX và giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Đặc biệt đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực XDCB, thì công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phải được coi trọng hàng đầu, đây là một yêu cầu khách quan và cần thiết cho đơn vị, là căn cứ để đơn vị ra các quyết định tối ưu.

Xác định được tầm quan trọng đó, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng, để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nội bộ và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.

Công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần phải được hoàn thiện từ hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo đến bộ máy kế toán, việc tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ phải được thực hiện có hệ thống, khoa học, hợp lý Hệ thống tài khoản phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời phải tuân thủ đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành Việc lập các Báo cáo phải chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài đơn vị.

Qua thời gian thực tập tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658, được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị ở phòng Tài chính- Kế toán của công ty, đã giúp đỡ em có

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658

Kế toán có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin cho các Nhà quản lý về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời Qua những thông tin do kế toán cung cấp, Nhà quản lý biết được ưu, nhược điểm để kịp thời đưa ra những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung thì công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm bao giờ cũng là một trong những khâu quản lý quan trọng nhất, vì yếu tố CPSX và giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Đặc biệt đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực XDCB, thì công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phải được coi trọng hàng đầu, đây là một yêu cầu khách quan và cần thiết cho đơn vị, là căn cứ để đơn vị ra các quyết định tối ưu.

Xác định được tầm quan trọng đó, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng, để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nội bộ và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.

Công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần phải được hoàn thiện từ hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo đến bộ máy kế toán, việc tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ phải được thực hiện có hệ thống, khoa học, hợp lý Hệ thống tài khoản phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời phải tuân thủ đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành Việc lập các Báo cáo phải chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài đơn vị.

Qua thời gian thực tập tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658, được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị ở phòng Tài chính- Kế toán của công ty, đã giúp đỡ em có điều kiện tiếp xúc với thực tế để nghiên cứu và củng cố thêm kiến thức đã học ở Nhà trường Với thời gian thực tập không dài, việc đi sâu, nghiên cứu vào lĩnh vực chuyên môn để nắm bắt được sâu sắc mọi khía cạnh của công tác kế toán là rất khó khăn Với sự cố gắng của bản thân và mong muốn góp một phần kiến thức đã học vào công tác hạch toán kế toán ở đơn vị, từ tình hình công tác kế toán tại Công ty và yêu cầu thực tế của công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm hiện nay, em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Công ty CP ĐTXD & PTNT 658 hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thi công, lắp đặt các công trình giao thông, thủy lợi, nhà dân dụng Do đặc điểm ngành xây dựng có địa bàn sản xuất trải rộng, không cố định, thường xuyên thay đổi theo địa điểm đặt công trình nên việc quản lý chi phí phát sinh ở các công trường gặp khó khăn Tuy nhiên, trong những năm qua, Công ty đã nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp về quản lý, về bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình.

Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm ngành nghề hoạt động, các bộ phận chức năng được tổ chức khoa học, phân công trách nhiệm một cách chặt chẽ, đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong tổ chức bộ máy lao động.

Công ty đã rất năng động trong việc tiếp cận thị trường, không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tự tìm kiếm và tham gia đấu thầu xây dựng Tùy theo quy mô, tính chất từng loại công trình và những điều kiện cụ thể của mỗi công trường mà Công ty tiến hành lập ra các dự toán tối ưu để giành được thầu công trình Sự tồn tại và phát triển không ngừng của Công ty đã và đang được khẳng định bằng một loạt các công trình xây dựng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về mặt kỹ thuật- mỹ thuật Có được sự thành công này là do có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán trong Công ty.

3.1.1.1.Về bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty được xây dựng theo mô hình kế toán nửa tập trung, nửa phân tán, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Các chứng từ được kế toán đội tập trung, lập thành “Bảng kê chứng từ” và tiến hành hạch toán ban đầu theo phương pháp thủ công, định kỳ gửi về văn phòng kế toán của Công ty để hạch toán với phần mềm kế toán máy Mô hình này nhìn chung đã được Công ty áp dụng một cách chặt chẽ với quy trình làm việc khoa học, Cán bộ kế toán có năng lực, nhiệt tình, được bố trí phù hợp với trình độ của từng người. Điều này đã tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm trong công việc được giao, góp phần đắc lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của đơn vị.

3.1.1.2.Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658

* Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ:

Trong hạch toán ban đầu, công ty đã tuân thủ mọi quy định của Bộ Tài chính về việc lập và luân chuyển chứng từ Trong một doanh nghiệp xây lắp, các chứng từ sử dụng bao giờ cũng nhiều và phức tạp hơn, tuy nhiên kế toán luôn chấp hành nghiêm túc, ghi chép trên cơ sở có đầy đủ chứng từ chứng minh các nghiệp vụ phát sinh Sau quá trình luân chuyển, các chứng từ được lưu trữ ở hồ sơ từng công trình, rất thuận tiện cho việc kiểm tra khi cần thiết Việc bảo quản chứng từ cũng được thực hiện tốt do cơ sở vật chất đảm bảo.

* Về hệ thống tài khoản:

Hệ thống tài khoản mà công ty đang áp dụng nhìn chung đã tuân theo hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình, kế toán công ty còn mở thêm các tiểu khoản chi tiết để theo dõi các đối tượng phục vụ theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

* Về hệ thống sổ sách kế toán:

Hiện nay, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting vào việc ghi chép, hạch toán kế toán Do công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung nên phần mềm kế toán cũng đã cài sẵn các mẫu sổ theo hình thức này Các mẫu sổ được thiết kế trong phần mềm không hoàn toàn giống với các mẫu sổ theo hình thức thủ công, nhưng đến cuối năm các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đều được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay, do đó vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ Tài chính Mặt khác, việc áp dụng phần mềm kế toán máy vừa có tác dụng giảm bớt khối lượng công việc của phòng kế toán, vừa đảm bảo việc hạch toán được thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Với hệ thống sổ tổng hợp cùng các sổ chi tiết, kế toán có thể cung cấp thông tin đa chiều, nhanh và chính xác cho Ban quản trị.

* Về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:

Nằm trong những thành tựu chung của công tác kế toán, phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị được thực hiện tương đối chặt chẽ Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí, nhờ vậy việc xác định giá thành sản phẩm tương đối dễ dàng, chính xác đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho bộ phận quản lý.

Hiện nay, công ty đang thực hiện giao khoán cho các đội thi công Hình thức này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động và tăng cường công tác quản trị của công ty Tuy là hình thức giao khoán gọn, nhưng không phải là khoán trắng mà vẫn có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban cả về khối lượng, chất lượng thi công công trình Phòng Tài chính- Kế toán giám sát về mặt tài chính cùng với Ban quản lý xây dựng lập thủ tục thanh toán với chủ đầu tư Các đội trưởng công trình chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ, chất lượng thi công công trình, tập hợp các hồ sơ về công trình gửi lên cho Ban quản lý xây dựng để hoàn thành, quyết toán và bàn giao công trình Sự phối hợp giữa các phòng ban công ty với các đội thi công đã góp phần cho việc tính đầy đủ, chính xác giá thành công trình, từ đó có thể so sánh với giá dự toán của công trình để kiểm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm Hơn nữa, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là từng công trình và hạng mục công trình trong từng kỳ một cách rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp tính giá thành nhanh gọn, đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty.

Chi phí được phân loại theo từng khoản mục giúp cho Công ty dễ dàng phân chi phí sử dụng máy thi công: đối với những máy thi công mà công ty mua sắm thì các chi phí phát sinh được theo dõi chi tiết thành TK 6231 – chi phí nhân công, TK 6232- chi phí vật liệu, TK 6233- chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, TK 6234- chi phí khấu hao máy thi công, TK 6237 – chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6238- chi phí bằng tiền khác TK 627 – chi phí sản xuất chung cũng được theo dõi chi tiết bằng các tiểu khoản tương ứng. Đối với chi phí vật tư: Nhìn chung khi có nhu cầu sử dụng vật tư, các đội thi công đều lập kế hoạch mua sắm dựa trên tiến độ thi công đã được bóc tách trước trên dự toán và phải được duyệt theo khối lượng thực hiện, nên đảm bảo vật tư mua về được sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm, tránh tình trạng tồn đọng Tại mỗi công trường đều xây dựng lán, trại làm kho chứa vật tư và có thủ kho giám sát, do đó tránh được tình trạng vật tư để ngoài trời dễ mất mát, hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Đối với chi phí nhân công: Hiện nay, ở Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian đối với lao động gián tiếp và trả lương theo sản phẩm (trả lương khoán) đối với lao động trực tiếp Cơ sở tính lương khoán là căn cứ vào Bảng chấm công và khối lượng công việc giao khoán hoàn thành, đây là một phương pháp thúc đẩy người lao động có trách nhiệm cao hơn với công việc về chất lượng và thời gian thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình Việc hạch toán chi phí nhân công rất rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít Ngoài ra, đối với các công trình ở xa, công ty còn tổ chức thuê nhà gần công trường để người lao động có nơi sinh hoạt ổn định, chăm lo đời sống để người lao động gắn bó với công việc.

Về việc sử dụng máy thi công: Hiện nay, công ty đã mua sắm được một số loại máy thi công (như máy ủi bánh xích, xe lu 3 bánh, máy trộn bê tông, máy đầm cóc, máy lu, máy uốn sắt, máy kinh vĩ…), tuy nhiên trong quá trình thi công, tùy theo nhu cầu sử dụng máy và khả năng huy động máy cho các công trình, khi cần thiết các đội có thể tiến hành thuê ngoài Điều này tạo nên tính chủ động cho các đội vì có những công trình ở xa, máy thi công của công ty không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các đội Các hóa đơn, chứng từ về chi phí sử dụng máy thi công do kế toán đội gửi về sẽ giúp kế toán Công ty theo dõi, hạch toán đầy đủ khoản mục chi phí này.

Giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công

3.2.1 Về luân chuyển chứng từ tại kế toán các Ban, đội xây dựng.

Chứng từ là bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kế toán ghi sổ và quản lý chi phí,cho nên việc luân chuyển chứng từ kịp thời là rất cần thiết Tuy nhiên, như ở phần đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty, thì một trong những hạn chế còn tồn tại ở đơn vị là việc luân chuyển chứng từ về phòng Tài chính – Kế toán để hạch toán còn chậm, có thể là do những nguyên nhân khách quan như địa bàn hoạt động rộng, có nhiều công trình ở xa, nhưng cũng có thể là do nguyên nhân chủ quan mang lại như kế toán đội nhiều khi coi nhẹ, không tập trung vào việc đẩy mạnh công tác luân chuyển chứng từ, việc xử lý chứng từ chưa được ưu tiên giải quyết gây nên chậm trễ, khiến cho việc hạch toán chi phí sản xuất không đảm bảo đúng kỳ Điều này ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo và ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Do đó, để khắc phục hạn chế này, thì về phía công ty nên đưa ra những quy định chặt chẽ về luân chuyển chứng từ như quy định thời gian giao nộp chứng từ, quy định rõ ràng chế độ thưởng – phạt đối với việc hoàn nhập chứng từ Đối với những công trình lớn thì phòng kế toán có thể trực tiếp cử nhân viên của phòng tới công trình để hỗ trợ kế toán đội trong việc ghi chép, cập nhật chứng từ,…để từ đó tạo điều kiện cho việc hoàn chứng từ được kịp thời, đầy đủ, đúng hạn.

3.2.2 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm Do đó, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính xác, đầy đủ có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình Trong xây dựng, bao giờ cũng có phế liệu ví dụ như sắt thép sau khi cắt để thi công còn những đoạn 20-30 cm không thể sử dụng cho thi công được thì nên được thu hồi tập trung,tuy nhiên như phần trên đã đề cập, tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658 hiện nay việc theo dõi, quản lý và phản ánh vào sổ sách phế liệu thu hồi còn lỏng lẻo, chưa được thực hiện một cách đầy đủ, làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên so với nhiều trường hợp phế liệu thường được cá nhân thu gom và bán mà đội thi công không quản lý được Vì vậy, kế toán đội cùng đội trưởng công trình nên tăng cường sát sao việc quản lý phế liệu thu hồi, đồng thời tiến hành ghi chép, hạch toán một cách đầy đủ như sau:

Nợ TK 152: nếu phế liệu thu hồi nhập kho

Nợ TK 111, 112, 331,…: Nếu phế liệu được bán

Có TK 621: trường hợp việc thu hồi xảy ra trước khi tính giá thành

Có TK 154: trường hợp việc thu hồi xảy ra sau khi tính giá thành

Mặt khác, để tăng cường hơn nữa tính kiểm tra, giám đốc vật tư, phòng Tài chính- Kế toán cũng nên bố trí thêm một nhân viên để hỗ trợ cùng kế toán đội thường xuyên theo dõi chi phí vật tư tại công trường, tăng cường kiểm tra giám sát việc ghi chép các chứng từ ban đầu tại đội thi công.

Việc mua vật tư cần phải được lập kế hoạch chặt chẽ, căn cứ vào yêu cầu sử dụng và tiến độ thi công để cung cấp kịp thời cho sản xuất tránh tình trạng bị thiếu hụt vật tư gây gián đoạn cho quá trình xây dựng hoặc mua dư thừa, gây lãng phí do phải phát sinh thêm chi phí lán trại cho việc bảo quản vật tư chưa dùng đến Bên cạnh đó, công ty nên tăng cường biện pháp quản lý để tránh tiêu cực khi các đơn vị thu mua nguyên vật liệu khai tăng hoặc mua không đúng chủng loại, chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của công trình, đồng thời khảo sát giá thị trường để xác định đúng giá trị nguyên vật liệu mua về, kiểm tra cụ thể hóa đơn mua hàng, các chứng từ kèm theo.

Ngoài ra, do chi phí thu mua (như vận chuyển, bốc dỡ,…) cũng được tính vào giá thực tế vật tư mua về, nên để giảm chi phí nguyên vật liệu thì việc tiết kiệm chi phí thu mua là hết sức cần thiết, sau khi nhận được yêu cầu cung ứng vật tư của các đội xây dựng, thì bộ phận thu mua của đơn vị phải xác định được phương án thu mua và vận chuyển có hiệu quả, đồng thời tích cực tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với những nhà cung cấp nguồn vật tư có uy tín, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng.

3.2.3 Về chi phí nhân công trực tiếp

Do đặc điểm lao động của doanh nghiệp xây lắp là công nhân không nghỉ phép đều đặn trong năm, cho nên kế toán của đơn vị cần dự toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch để tiến hành trích trước vào chi phí của các kỳ hạch toán Mục đích của việc làm này là không làm chi phí sản xuất thay đổi đột ngột khi số lượng lao động trực tiếp nghỉ phép nhiều ở một kỳ hạch toán nào đó và bù đắp tiền lương cho họ trong thời gian ngừng sản xuất có kế hoạch Công ty nên làm theo quy định hiện nay về trích trước tiền lương nghỉ phép như sau:

Mức trích trước TL nghỉ phép = TL chính phải trả cho

LĐTT trong kỳ  Tỷ lệ trích trước

TL nghỉ phép, ngừng SX theo KH năm của LĐTT Tổng số TL chính KH năm của LĐTT

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp

Có TK335: chi phí phải trả

Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch, phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho họ, kế toán ghi:

Nợ TK335: chi phí phải trả

Có TK334: phải trả người lao động

3.2.4 Về chi phí sử dụng máy thi công: Để tránh tình trạng máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình nhưng đến khi máy hỏng phải sửa chữa thì chi phí sửa chữa lại được tính vào chi phí sản xuất của công trình đang sử dụng máy đó, gây ra mất cân đối chi phí giữa các kỳ kế toán và không phản ánh chính xác chi phí thi công công trình, do đó hàng năm kế toán phải căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của máy, thời gian sử dụng, số khấu hao đã trích để lập kế hoạch sửa chữa cho từng loại máy thi công Dựa vào bản kế hoạch này, kế toán tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo tháng hoặc theo quý rồi phân bổ cho các công trình theo tiêu thức phù hợp (chẳng hạn sử dụng tiêu thức giờ ca máy chạy).

Nợ TK 6237: CPSDMTC (chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài)

Có TK 335: chi phí phải trả

- Khi có hỏng hóc xảy ra dẫn đến việc phải sửa chữa, thì chi phí sửa chữa máy thực tế phát sinh được ghi nhận như sau:

Nợ TK 2413: XDCB dở dang sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

- Khi công trình hoàn thành và trong quá trình thi công không phát sinh hỏng hóc phải sửa chữa thì kế toán ghi bút toán đảo để hoàn nhập khoản trích trước

Nợ TK 335 - chi phí phải trả

Có TK 6237 - chi phí sử dụng máy thi công

Nếu có sửa chữa thì kế toán xử lý chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phát sinh như sau:

Nợ TK 335: số đã trích trước

Nợ TK6237: trích bổ sung (số đã trích trước nhỏ hơn CP thực tế phát sinh)

Có TK 2413 : chi phí sửa chữa thực tế phát sinh

Có TK 6237 : phần trích thừa (số trích trước lớn hơn CP thực tế phát sinh) Công ty cũng nên tổ chức một bộ phận có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và điều động máy thi công Khi các đội có nhu cầu sử dụng máy thi công thì lập dự trù kế hoạch sử dụng, trình lên bộ phận quản lý máy thi công Bộ phận này sẽ căn cứ vào nhu cầu và khả năng để điều động máy cho các công trình, nếu thấy khả năng máy thi công của đơn vị không thể đáp ứng được nhu cầu của đội thì thông báo để đội tiến hành thuê ngoài Bộ phận quản lý sử dụng máy thi công sẽ quản lý toàn bộ việc sử dụng máy thi công, tính ra các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy móc, sau đó phân bổ cho các công trình theo tiêu thức mức độ sử dụng máy, như vậy mới đảm bảo máy thi công của đơn vị phát huy được tối đa công suất, tránh việc nơi này thì máy để không còn nơi khác thì phải đi thuê máy, đồng thời bộ phận này cũng phải lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa máy trình lên phòng Tài chính – Kế toán.

3.2.5 Về chi phí sản xuất chung

Như phần trên đã đề cập thì chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phát sinh trên phạm vi toàn công trường nên rất khó cho việc kiểm soát, do đó dễ phát sinh các tiêu cực, nên Công ty cần có quy định yêu cầu các đội thi công chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn chứng từ, đồng thời phải tăng cường giám sát các chi phí phát sinh tại công trường như: Lập Bảng kê chứng từ và đối chiếu với bản dự trù chi phí định kỳ của các đội thi công, lập định mức chi phí cho chi phí sản xuất chung như chi phí điện nước; điện thoại, chi phí trả cho nhà thầu phụ, và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài khác dùng chung cho toàn đội xây dựng, Hàng tháng, kế toán sẽ so sánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với định mức chi phí tương ứng để đánh giá hiệu quả của việc kiểm soát, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng phát hiện được tình trạng chi phí sản xuất chung tăng đột biến bất thường để có biện pháp tìm ra nguyên nhân và xử lý.

Hoàn thiện cách hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng hiện nay: đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ kinh doanh thì công ty nên dự kiến số công cụ dụng cụ xuất dùng sẽ được sử dụng trong thời gian bao nhiêu lâu để phân bổ dần giá trị công cụ vào chi phí như sau:

- Khi xuất dùng công cụ dụng cụ

Nợ TK142: Nếu CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng dưới 1 năm

Nợ TK242: Nếu CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm

Có TK153: Công cụ dụng cụ

- Tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ kế toán

Có TK 142 : Chi phí trả trước ngắn hạn

Hoặc Có TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn

3.2.6 Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.

Thiệt hại trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi, đây là một trong những yếu tố làm tăng chi phí sản xuất và thành sản phẩm một cách đáng kể, gây tổn thất không nhỏ cho công ty Công ty không nên hạch toán toàn bộ chi phí để sửa chữa các khoản thiệt hại này vào giá thành công trình, mà nên có một khoản dự phòng cho những thiệt hại khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,…hoặc đề ra những biện pháp nhằm quy trách nhiệm, đòi bồi thường đối với những thiệt hại do chủ quan gây ra, cũng như là có những biện pháp quản lý các phế liệu thu hồi có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí Khi có các khoản thiệt hại trong sản xuất, kế toán hạch toán như sau:

- Khi phát sinh các chi phí để sửa chữa các khoản thiệt hại gây ra:

Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

- Khi hoàn thành việc sửa chữa thực hiện kết chuyển chi phí:

Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý đúng theo quy định:

Nợ TK 632: Nếu do chủ đầu tư thay đổi thiết kế và chi phí sửa chữa lớn.

Nợ TK 131 : Nếu do chủ đầu tư thay đổi thiết kế và chi phí sửa chữa nhỏ

Nợ TK 811: Thiệt hại do những nguyên nhân khách quan mang lại

Nợ TK 334: Quy trách nhiệm, trừ lương người lao động làm hỏng

Nợ TK 111,112,152: giá trị phế liệu thu hồi đem bán hoặc nhập kho

Nợ TK 1388: Phải thu khác.

Có TK 154: Chi phí sửa chữa thiệt hại

3.2.7 Hoàn thiện hạch toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Hiện nay kỳ tính giá thành của Công ty là năm, như vậy số liệu sẽ không được cập nhật, thông tin kế toán không thế cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý, đồng thời công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có khối lượng công việc lớn, nếu dồn công việc tính giá vào thời điểm cuối năm sẽ khiến cho kết quả có thể không được chính xác Do đó, công ty nên linh hoạt hơn trong việc tính giá, có thể tiến hành lựa chọn định kỳ quý, tổng hợp chi phí và tính giá thành cho những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành (đặc biệt đối với những hợp đồng thi công ngắn hạn như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp,…) Điều này sẽ giúp cho công ty quản lý các khoản mục chi phí chặt chẽ hơn, thấy được sự biến động của các khoản mục từ đó tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục, đồng thời giảm áp lực công việc vào những tháng cuối năm- thời điểm mà công ty còn phải lập nhiều báo cáo khác.

3.2.8 Hoàn thiện kế toán quản trị.

Ngày đăng: 27/05/2023, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w