- Thông qua việc nêu ra những thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của Thái Lan và Việt Nam, nghiên cứu sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ II
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NCKH SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO
CỦA THÁI LAN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
636
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế - Vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04/2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ II
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NCKH SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO
CỦA THÁI LAN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
636
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế - Vận tải
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thủy
Lê Mỹ Hoa Nguyễn Hồng Hạnh Dương Thị Ngọc Toàn Lớp, khoa: QH&QL GTĐT K51– Khoa Kinh tế - Vận tải
Ngành học: Quy hoạch và quản lí Giao thông đô thị
Người hướng dẫn:Th.S Nguyễn Thị Bình
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04/2014
Trang 3i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu 1
2 Lý do chọn đề tài 1
3 Mục tiêu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG – QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 3
1.1 Chuỗi cung ứng 3
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 3
1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng 3
1.1.3 Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng 4
1.1.4 Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả chuỗi cung ứng6 1.1.4.1 Sản xuất 6
1.1.4.2 Thu mua 7
1.1.4.3 Dự trữ 7
1.1.4.4 Lưu kho 7
1.1.4.5 Địa điểm 7
1.1.4.6 Vận tải 8
1.1.4.7 Thông tin 8
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 8
1.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM) 8
1.2.2 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng 8
1.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng 9
1.2.4 Mô hình của quản trị chuỗi cung ứng 11
1.2.5 Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM) 12
1.2.6 Những thách thức trong việc quản trị chuỗi cung ứng 12
Trang 4ii
THÁI LAN VÀ VIỆT NAM 15
2.1 Thực trạng chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan: 15
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thái Lan 15
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 16
2.1.2 Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo của Thái Lan 17
2.1.2.1 Khu vực sản xuất lúa gạo 17
2.1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo 18
2.1.3 Mô tả chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan 21
2.1.3.1 Sản xuất 21
2.1.3.2 Thu mua 22
2.1.3.3 Dự trữ, lưu kho 22
2.1.3.4 Địa điểm 22
2.1.3.5 Vận tải 23
2.1.3.6 Chi phí logistics lúa gạo của Thái Lan: 23
2.1.3.7 Thông tin 24
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng gạo của Việt Nam: 24
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam 24
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
2.2.2 Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 26
2.2.2.1 Khu vực sản xuất lúa gạo 26
2.2.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 28
2.2.3 Mô tả chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam 31
2.2.3.1 Sản xuất: 32
2.2.3.2 Thu mua: 32
2.2.3.3 Lưu kho- dự trữ: 36
2.2.3.4 Địa điểm: 37
2.2.3.5 Vận tải 37
Trang 5iii
2.2.3.6 Chi phí logistics lúa gạo của Việt Nam 38
2.2.3.7 Thông tin 39
2.3 So sánh chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan và Việt Nam 39
2.3.1 Các đối tương tham gia việc sản xuất, thu mua và phân phối lúa gạo 39 2.3.2 Quy trình thực hiện việc thu mua và phân phối lúa gạo xuất khẩu: 42
2.3.3 Các chỉ tiêu hoạt động liên quan đến hoạt động logisics lúa gạo 45
2.4 Kết luận: 47
2.4.1 Những thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng lúa gạo của TL47 2.4.2 Những thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của VN 49
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM 51
3.1 Nhóm giải pháp giảm thời gian chuỗi cung ứng: 51
3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện các đối tượng tham gia trong chuỗi 54
3.3 Nhóm giải pháp nâng cao thông tin, tuyên truyền: 56
3.4 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng gạo Việt Nam: 57
3.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi cung ứng 58
3.6 Nhóm giải pháp tăng sự hỗ trợ của chính phủ: 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 6iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mười quốc gia xuất – nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2010 18
Bảng 2.2: Sản lượng các loại gạo xuất khẩu của Thái Lan 20
Bảng 2.3: So sánh các đối tượng trong chuỗi cung ứng gạo TL và VN 40
Bảng 2.4: So sánh các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động Logistics lúa gạo 45
Biểu đồ 2.1: Tỉ phần xuất khẩu gạo thế giới 2011 (%) 19
Biểu đồ 2.2: Sản lượng xuất khẩu gạo các nước từ 2008- 2011 19
Biểu đồ 2.3: Thành phần chi phí Logistics xuất khẩu gạo của Thái Lan 23
Biểu đồ 2.4: Sản lượng lúa phân bố theo vùng (%) năm 2009 27
Biểu đồ 2.5: Tình hình sản xuất lúa 1990 – 2010 28
Biểu đồ 2.6: Diễn biến xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm 29
Biểu đồ 2.7: Xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan 2006-2010 29
Biểu đồ 2.8: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam và Thái Lan 30
Biểu đồ 2.9: Sản xuất lúa tại ĐBSCL năm 2009 phân theo thời vụ (%) 31
Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ các chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu của VN năm 2011 36 Biểu đồ 2.11: Thành phần các chi phí trong chi phí Logistics 39
Hình 1.1: Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng 5
Hình 1.2: Mô hình quản trị chuỗi cung ứng 11
Hình 2.1: Vị trí của Thái Lan 15
Hình 2.2: Lưu vực sông Chao Phraya 17
Hình 2.3: Chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan 21
Hình 2.4: Khu vực sản xuất lúa gạo của Việt nam 26
Hình 2.5: Chuỗi cung ứng gạo của Việt Nam 31
Hình 2.6: Phương thức vận tải trong chuỗi cung ứng gạo Việt Nam 38
Hình 2.7: Khái quát chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan và Việt Nam 39
Hình 2.8: Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo của Việt Nam 43
Hình 2.9: Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan 44
Hình 3.1: Nạo vét sông 52
Hình 3.2: Hình ảnh tắc nghẽn trên kênh Chợ Gạo 52
Hình 3.3: Kho gạo dự trữ 54
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi cung ứng mới của Việt Nam 56
Hình 3.5: Bốc xếp gạo thủ công và bằng cần cẩu 58
Trang 7- SCM : Supply Chain Management: Quản trị chuỗi cung ứng
- THB : Đồng Bath Thái Lan
- TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8vi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm gạo của Thái Lan và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
- Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ngọc Toàn
Lê Mỹ Hoa Hoàng Thị Thủy
Nguyễn Hồng Hạnh
- Lớp: Quy hoạch và quản lí Giao thông đô thị K51 Khoa: Kinh tế - Vận tải
- Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bình
2 Mục tiêu đề tài:
* Mục tiêu tổng thể: Phân tích chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái lan và so sánh
với chuỗi ung ứng lúa gạo ở Việt Nam từ đó rút ra bài học cho chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam
- Thông qua việc nêu ra những thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của Thái Lan và Việt Nam, nghiên cứu sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới
3 Tính mới và sáng tạo:
Thái Lan và Việt Nam đều là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới
Đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan đã được một số học giả nghiên cứu Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện một cách
Trang 9vii
riêng rẽ và chưa có sự so sánh và phân tích về những điểm mạnh và điểm yếu của hai chuỗi cung ứng này, đặc biệt các nghiên cứu đó chưa chỉ ra sự khác biệt về các chỉ tiêu trong chuỗi của hai nước như: tổng chi phí logistiscs (logistics cost), thời gian hoàn thành đơn hàng xuất khẩu (lead time); chi phí và thời gian dự trữ (inventory cost and time); các vấn đề liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng
Đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là đề tài mới đối với sinh viên, đặc biệt sinh viên ngành vận tải Đề tài đã giải quyết phần nào các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng lúa gạo mà các nghiên cứu trước vẫn chưa đề cập đến
4 Kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng nói
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòngvà khả năng áp dụng của đề tài:
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp thu mua, cung ứng và xuất khẩu trong nghành sản xuất lúa gạo của Việt Nam Với các bạn sinh viên ngành vận tải hoặc chuyên ngành quản trị logistics, nghiên cứu này sẽ là một tài liệu phân tích mang tính thực tiễn cao, có sự kết nối chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết được cung cấp trong chương trình đại học với các vấn đề thực tiễn đặt ra trong cuộc sống
6.Công bố khoa học của sinh viêntừ kết quả nghiên cứu của đề tài(ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Bài báo đăng trên Tạp chí khoa học GTVT – Trường Đại học GTVT
Ngày 23 tháng 04 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Trang 10viii
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Đề tài NCKH “Nghiên cứu chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam” khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và trong chuyên ngành
vận tải và logistics nói riêng Việc hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này đã mang
lại các đóng góp ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi
cung ứng
- Hệ thống hóa các chỉ tiêu liên quan đến phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
của chuỗi cung ứng
- Ứng dụng các vấn đề lý thuyết để phân tích và đánh giá cho chuỗi cung ứng cụ
thể Đồng thời so sánh giữa các chuỗi cung ứng khác nhau cho cùng một ngành
hàng sản xuất
- Các kiến nghị và đề xuất được dựa trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn
cao
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã có rất nhiều cố gắng tìm
tòi tài liệu liên quan để đọc, hiểu và hoàn thiện cơ sở lý luận Đồng thời nhóm cũng dành
nhiều thời gian công sức trong việc thu thập, khảo sát số liệu thực tế để hoàn thiện mô
hình đề xuất của đề tài
Trang 11ix
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Dương Thị Ngọc Toàn
Sinh ngày: 18 tháng 07 năm 1991
Nơi sinh: Lagi – Bình Thuận
Lớp: Quy hoạch và quản lí Giao thông đô thị Khóa: 51 Khoa: Kinh tế - Vận tải
Địa chỉ liên hệ: Lớp QH &QL GTĐT-K51, Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải -Cơ Sở II
Điện thoại: 096 8798 005 Email: ngoctoan187@gmail.com
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng kinh doanh những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam
đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có
2 Lý do chọn đề tài
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chịu nhiều áp lực, cạnh tranh quyết liệt từ Thái Lan và các nước xuất khẩu lớn khác trong bối cảnh nguồn cung trong nước dồi dào và nhu cầu từ thị trường nhập khẩu không cao, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang rất khó khăn
Thái Lan là nước dẫn đầu về ngành xuất khẩu gạo trên thế giới nhiều năm liền Tuy nhiên thực tế nông dân Thái Lan sản xuất gạo với năng suất thấp hơn nước ta, và giá xuất khẩu của Thái Lan cao hơn nước ta đến 30% Vậy tại sao xuất khẩu gạo Thái Lan lại thành công như vậy? Phải chăng là nhờ chuỗi cung ứng gạo Thái Lan rất chặt chẽ và thành công
Với mong muốn có thể góp chút ý kiến tham khảo để nâng cao chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam và từ đó có hướng đi đúng đắn để tăng khả năng cạnh tranh kinh doanh lúa gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và trên thế giới, nhóm nghiên
cứu chọn đề tài : “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm gạo của Thái Lan và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”
3 Mục tiêu
Mục tiêu tổng thể: Phân tích chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan và so sánh với chuỗi ung ứng lúa gạo ở VN từ đó rút ra bài học cho chuỗi cung ứng lúa gạo của VN
Trang 132
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan và Việt Nam thông qua các chỉ tiêu phân tích như: các thành phần tham gia hoạt động chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa (nông dân, thương lái, công ty lương thực, nhà vận chuyển, nhà cung cấp dịch vụ logisticsswwwwwwwwwwwwws, nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức,…); các chỉ tiêu trong chuỗi như: tổng chi phí logistics, lead-time, chi phí vận chuyển/tấn.km cho từng phương thức là đường bộ và đường thủy
- Từ những phân tích trên nêu ra những thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng
của Thái Lan và Việt Nam
- Thông qua việc nêu ra những thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của Thái Lan và Việt Nam, nghiên cứu sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam dựa trên các mục tiêu và chỉ tiêu đã được thiết lập trước đó Số liệu đề tài sử dụng để phân tích và viết báo cáo gồm hai nguồn chính:
- Số liệu, tài liệu sẵn có từ trong các nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan
- Số liệu khảo sát thực địa tại vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan và Việt Nam Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đối với chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long Lý do đây là vùng có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước Chuỗi cung ứng lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được sử dụng để phân tích và so sánh với chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan
- Thời gian: Số liệu sử dụng phân tích từ năm 2008-2012
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG –
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, nhưng
chúng ta bắt đầu sự thảo luận với khái niệm: “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh
nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công
ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ,
gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra) Đến lượt mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của
họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết ) Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng
ta mong đợi Đôi khi vì những lý do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết
do không đáp ứng yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần thiết Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cảcác chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng
- Khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu cuối cùng
- Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của khách hàng
Trang 15- Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản xuất hưởng lợi
từ tính kinh tế nhờ quy mô
- Nhà sản xuất không cần lưu trữ số lượng lớn sản phẩm hoàn thành, các thành tố ở gần khách hàng sẽ thực hiện việc lưu trữ này
- Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm cho chi phi đơn vị giảm
- Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa dạng
sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ
- Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn
- Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy
- Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng hơn
- Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng kinh doanh cụ thể
1.1.3 Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
- Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng
- Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng
- Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng
Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin.Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ
có nhiều công ty khác cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết
Trang 16Hình 1.1: Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn
và kỹnăng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ
có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến
là nhà cung cấp hậu cần Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản
lý
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ…và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà
Nhà phân phối
Nhà bán lẻ
Tiêu thụ
Trang 17phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử
dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau cùng/ mua sản phẩm về tiêu dùng
Như vậy: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ
Là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công xuất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị
Các nhà máy sản xuất được xây dựng nhằm hai mục đích chính:
- Tập trung vào sản phẩm: tạo ra một dây chuyền sản phẩm từ công đoạn sản xuất các chi tiết rời rạc của sản phẩm đến khi hoàn thành
- Tập trung vào chức năng: tập trung vào một số ít công tác sản xuất như việc tạo ra một nhóm hoặc những phần nhất định cho công đoạn lắp ráp
Vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải đối mặt khi đưa ra quyết định sản xuất là làm cách nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt và hiệu quả sản xuất Nếu sở hữu nhà máy, kho bãi công suất, quy mô lớn, doanh nghiệp
có điều kiện đáp ứng lượng lớn nhu cầu của khách hàng, tránh thụ động trước những biến động của thị trường tuy nhiên việc đảm bảo công suất lại tăng chi phí, không tận dụng hết công suất nhàn rỗi
Trang 181.1.4.2 Thu mua
Trên cơ sở nhu cầu các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ…, đã được xác định, doanh nghiệp sẽ phải tổ chức lựa chọn nhà cung cấp với chất lượng và dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh; thực hiện ký kếthợp đồng; nhập kho, bảo quản và cung cấp cho các bộ phận có yêu cầu
Có ba cách tiếp cận chính dùng cho lưu kho hàng hóa:
- Dự trữ theo đơn vị phân loại hàng tồn kho là cách tồn kho truyền thống, trong đó tất
cả các sản phẩm cùng loại được xếp chung với nhau (đơn giản, hiệu quả)
- Dự trữ phân lô theo tính chất công việc (gom hàng nhanh tại kho): Tất cả những sản phẩm khác nhau có liên quan tới nhu cầu của một nhóm khách hàng nào đó hoặc một công việc cụ thể nào đó được xếp chung với nhau Thuận tiện cho việc lựa chọn, đóng gói, nhưng chiếm nhiều không gian hơn cách truyền thống
- Crossdocking – Wal-Mart (không thực sự dự trữ hàng trong kho): Các kho hàng được dùng làm nơi chuyển tiếp hàng hóa nhận được từ nhà cung cấp, dỡ xuống theo khối lượng lớn nhiều chủng loại sản phẩm sau đó chia thành những lô nhỏ hơn Các lô nhỏ gồm nhiều loại sản phẩm này lại được tập trung tùy theo nhu cầu trong ngày, nhanh chóng bốc lên xe tải, vận chuyển ra cảng và được giao hàng đến nơi cuối cùng
Gồm mọi thứ được nhà sản xuất, người phân phối và người bán lẻ tham gia vào đây nắm giữ từ nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm Việc nắm giữ một khối lượng hàng lưu kho lớn giúp cho doanh nghiệp có thể phản ứng linh hoạt với những biến động thị trường, tuy nhiên việc sản xuất và lưu kho lại tiêu tốn nhiều chi phí, hiệu quả thấp
Là khu vực được chọn để đặt các nhà máy của chuỗi cung ứng Bao gồm cả quyết định liên quan đến các hoạt động cần phải được tiến hành trong từng nhà máy Sự kết hợp tối ưu giữa độ linh hoạt và tính hiệu quả là quyết định nên tập trung hoạt động tại một số ít địa điểm để đạt hiệu quả kinh tế hay cắt giảm các hoạt động ở các địa điểm quen thuộc với khách hàng và nhà cung cấp nhằm vận hành linh hoạt hơn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định địa điểm gồm chi phí nhà xưởng, nhân công, kĩ năng sẵn có của lực lượng lao động, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và biểu thuế cũng như những lợi thế gần nhà cung cấp, khách hàng Từ đó, xác định tuyến đường đáp ứng việc vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng
Trang 191.1.4.6 Vận tải
Vận tải chỉ việc vận chuyển mọi thứ từ nguyên liệu thô cho đến thành phẩm giữa những nhà xưởng khác nhau trong một chuỗi cung ứng Trong vận tải, tính linh hoạt và năng suất phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện lựa chọn Những phương tiện có tốc độ nhanh, linh hoạt thì chi phí sẽ cao, còn đối với những phương tiện vừa túi tiền thì lại kém linh hoạt
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định chi phối những khâu trên của chuỗi cung ứng, liên kết tất cả những hoạt động và công đoạn trong một chuỗi cung ứng Trong bất kì một chuỗi cung ứng nào, thông tin được dùng vào 2 mục đích sau:
- Phối hợp các hoạt động thường ngày: liên quan đến việc vận hành bốn yếu tố chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa điểm, phân phối và vận tải
- Dự đoán và lên kế hoạch: đo lường và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai
Trong một chuỗi cung ứng, sự cân bằng tối ưu giữa độ linh hoạt và hiệu quả của một công ty là việc quyết định xem cần chia sẻ bao nhiêu thông tin cho đối tác và giữ lại cho mình những thông tin nào Các công ty trong một chuỗi chia sẻ với nhau càng nhiều thông tin về nguồn cung sản phẩm, nhu cầu thị trường và dự đoán thị trường cùng với kế hoạch sản xuất thì hoạt động kinh doanh của họ càng hiệu quả hơn
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất Quản trị chuỗi cung ứng diễn ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, kiểm kê công việc đang thực hiện và các thành phẩm
từ điểm gốc đến điểm tiêu thụ
1.2.2 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng
Vào những năm đầu của thế kỷ 20 thì việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ Các quy trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy móc vận hành thông suốt và duy trì cân đối dòng nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao
Cho đến thập niên 60 của thế kỷ 20, các công ty lớn trên thế giới tích cực áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, song họ lại
Trang 20ít chú ý đến việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình
và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm
Trong thập niên 70, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệthống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị hiệu quả vật liệu ngày càng được nhấn mạnh, các nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữ tồn kho Cùng với
sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho đã làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờbáo, ở tạp chí, cụ thể là vào năm 1982 Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ngày càng trở nên khốc liệt gây áp lực đến các nhà sản xuất, buộc họ phải cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng Các hãng sản xuất vận dụng kỹ thuật sản xuất đúng thời hạn (JIT), quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng Trong môi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung cấp- người mua- khách hàng Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM Từ thập niên 1990, cạnh tranh khốc liệt, cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần
và tồn kho, cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế tạo ra thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục Để giải quyết những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi từ việc gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt động sản xuất Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người mua đã chứng tỏ sự thành công của mình
1.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng mở ra một số điểm then chốt
Trang 21Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến chi phí và vai trò chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà phân tích phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hiệu lực và hiệu quả trên toàn
hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công
ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong toàn chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải
đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào quản trị chuỗi cung ứng
Một khi chúng ta đã thống nhất về cách thức đánh giá sự thành công của chuỗi cung cấp dưới góc độ lợi nhuận của toàn chuỗi, bước kế tiếp là tìm hiểu xem nguồn gốc của doanh thu và chi phí Đối với bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chỉ có một nguồn doanh thu: khách hàng Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của toàn chuỗi
Quản trị chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong các mặt sau:
- Nâng cao tính linh hoạt trong công tác phục vụ khách hàng, nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi của thị trường, giảm lượng hàng tồn kho
- Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các công ty, đảm bảo tiến hành sản xuất nhịp nhàng
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, kích thích áp dụng các kỹ thuật mới, tạo ra năng lực sản xuất mới qua đó nâng cao sức cạnh tranh
- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Trang 22- Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu, chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp
1.2.4 Mô hình của quản trị chuỗi cung ứng
Hình 1.2: Mô hình quản trị chuỗi cung ứng
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó
- dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là ngược dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệpdịch chuyển vật liệu ra ngoài - được gọi là xuôi dòng
Các hoạt động ngược dòng được dành cho các các nhà cung cấp Một nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung cấp gốc
Khách hàng cũng được phân chia thành từng cấp
Xét quá trình cung cấp xuôi dòng, khách hàng nhận sản phẩm một cách trực tiếp
từ nhà sản xuất là khách hàng cấp một, khách hàng nhận sản phẩm từ khách hàng cấp một chính là khách hàng cấp hai, tương tự chúng ta sẽ có khách hàng cấp ba và tận cùng của dòng dịch chuyển này sẽ đến khách hàng cuối cùng
Trang 23Trong thực tế, đa số các tổ chức mua nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng, vì vậy chúng ta có khái niệm chuỗi hội tụ và chuỗi phân kỳ
Chuỗi cung cấp hội tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các nhà cung cấp Chuỗi cung cấp phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các khách hàng
Một công ty sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể xem các nhà cung cấp lắp ráp
bộ phận, cụm chi tiết là nhà cung cấp cấp 1, công ty sản xuất linh kiện là nhà cung cấp cấp 2, nhà cung cấp vật liệu là nhà cung cấp cấp 3…Chúng ta có thể xem trung gian bán
sỉ như khách hàng cấp 1, nhà bán lẻ như khách hàng cấp 2 và khách hàng cuối cùng như khách hàng cấp 3
1.2.5 Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn Cụ thể:
- SCM giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách có hiệu quả
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ SCM có thể thay đổi nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ
- Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: product, price, promotion, place)
- Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp
- Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất
- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển
- Điểu phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất
- Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch
- Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp
1.2.6 Những thách thức trong việc quản trị chuỗi cung ứng
Tối ưu hóa toàn bộ là rất khó thực hiện bởi vì chuỗi cung ứng cần đuợc thiết kế,
và vận hành trong môi trường không chắc chắn Có rất nhiều nhân tố tác động đến điều này
Trang 24 Thách thức của cân bằng cung và cầu
Thách thức này xuất phát từ thực tế là người ta thường sử dụng dữ liệu nhu cầu các tháng trước đã biết để xác định mức độ sản xuất cụ thể Điều này hàm chứa những rủi ro cao về cung ứng và tài chính Hơn nữa, dự báo luôn chứa đựng các yếu tố không chắc chắn vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc cân đối giữa nhu cầu thực tế và nguồn cung của doanh nghiệp Doanh nghiệp cố gắng thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, tuy nhiên nếu sản xuất quá lượng nhu cầu cần thiết sẽ làm tăng chi phí do phải bảo quản tồn kho và chi phí này càng cao đối với những sản phẩm mang tính thời vụ Mặt khác, nếu doanh nghiệp sản xuất thấp hơn so với nhu cầu có thể làm giảm đáng kể doanh thu do một lượng nhu cầu không được đáp ứng và điều này có thể hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng
Mức tồn kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, thậm chí ngay khi nhu cầu khách hàng về một sản phẩm cụ thể là không khác biệt đáng kể Bởi vì, mỗi thực thể trong chuỗi cung ứng hoạt động theo định hướng mục tiêu của riêng mình nên
có sự chênh lệch về nhu cầu của nó Hơn nữa, mỗi đối tượng sẽ tiếp cận nguồn thông tin theo những cách khác nhau
Những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho nguồn thông tin này sai lệch và tạo ra hiệu ứng Bullwhip
Thách thức về khả năng của dự báo chính xác
Thực ra, “dự báo thì luôn luôn sai” Chúng ta không thể dự báo chính xác nhu cầu về một chi tiết cụ thể, ngay cả với những kỹ thuật dự báo tân tiến nhất Hơn nữa, bất
kỳ một kỹ thuật dự báo nào cũng dựa trên những số liệu quá khứ và giả định rằng những
sự kiện tương lai sẽ tuân theo một quy luật nào đó Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đúng đặc biệt trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đi kèm với bất kỳ công cụ hoặc kỹ thuật dự báo nào cũng với độ tin cậy Khả năng dự báo càng làm tăng thêm thách thức cho công tác quản trị chuỗi cung ứng
Thách thức của sự không chắc chắn
Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu tương lai mà còn do nhiều yếu tố khác như thời gian giao hàng, sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng của các bộ phận… Khi chuỗi cung ứng càng lớn và phân bố trên phạm vi rộng lớn
nó càng chịu ảnh hưởng nhiều của những bất trắc từ thiên nhiên và chính con người có tác động to lớn
Trang 25Không thể loại bỏ sự không chắc chắn, điều quan trọng là chúng ta phải tìm nhiều cách tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng Chúng ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong chuỗi cung ứng có thể áp dụng để duy trì, hoặc gia tăng mức độ phục vụ ngay trong điều kiện không chắc chắn
Tóm lại, chương 1 nêu khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, đồng thời mô tả quy trình chung của một chuỗi cung ứng điển hình, nêu các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của chuỗi cung ứng Đây chính là cơ sở lí luận để phân tích, so sánh chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan và Việt Nam trong chương 2
Trang 26CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO
CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thái Lan
Vị trí địa lí, địa hình
Vương quốc Thái Lan nằm ở trung
tâm bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông
Nam Á Có biên giới chung với các nước
láng giềng (Tổng cộng: 4.863 km) gồm:
Giáp Miến Điện phía bắc, Giáp Lào phía
bắc và phía đông, Giáp Cam-pu-chia phía
đông, Giáp Malaysia phía nam, Bờ biển
gồm giáp Vịnh Thái Lan ở phía đông nam
và giáp biển Andaman ờ phía Tây Nam
Hình 2.1: Vị trí của Thái Lan
Trung tâm là đồng bằng và cao nguyên Khorat ở phía đông Trong đó điểm thấp nhất là vịnh Thái Lan, và điểm cao nhất là ngọn đồi Ithanon với độ cao 2576m
Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 7 báo hiệu cho mùa mưa Đến tháng
11 và 12 gió mùa thổi từ hướng Đông Bắc mang theo không khí khô ráo Mùa khô ở phía Nam ngắn nhất vì vị trí gần biển của tất cả các miền trong bán đảo Malay Tất cả các vùng ở Thái Lan đều có đủ mưa, nhưng lượng mưa phân bố không đều, phụ thuộc vào địa phương và độ cao Vùng Đông Bắc trải qua mùa khô dài nhất so với các vùng khác, và ở đây loại đất đỏ tổ ong không giữ được nước đã làm cho khu vực này thêm hạn chế về tiềm năng nông nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên:
Tổng số diện tích của Thái Lan là 513.120 km2, xếp hạng thứ 51 trên thế giới, trong đó:
Trang 27- Diện tích đất chiếm 510.890 km2
- Đất canh tác chiếm 27,54%
- Đất trồng trọt cố định chiếm 6,93%
- Đất phục vụ cho các mục đích khác: 65,53% (thống kê năm 2005)
Dân số
Theo khảo sát năm 2010, dân số của Thái Lan là 65.479.453 người, với mật
độ dân số là 132.1 người /km2 Năm 2011 ước tính dân số tăng lên vào khoảng 66.720.153 người Trong đó, khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Trung Quốc, 3% là người gốc Malay, còn lại là nhóm dân tộc thiểu số bao gồm người Mons, người Khmer, người Việt và các sắc tộc miền núi
Ngôn ngữ chính thức của đất nước là Thái Lan, tôn giáo chính là Phật giáo, chiếm khoảng 95% dân số
Kinh tế
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9 Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN,
Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan Ngành công nghiệp
và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần
Thái Lan xuất khẩu hơn 105 tỷ đô la hàng năm Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết
bị điện Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong
Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan) Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga
tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorite và đất trồng
Hệ thống giao thông vận tải: Các phương thức vận tải hiện có ở Thái Lan bao gồm:
Trang 28- Phương thức vận tải đường ống: vận chuyển khí chiếm 1889km trong đó vận chuyển dầu khí chiếm 1099km
- Phương thức vận tải đường sắt: có 4071km đường sắt
- Phương thức vận tải đường bộ: có tổng chiều dài 180.053km
- Phương thức vận tải đường thủy: 4.000 km,Thái Lan hiện có 363 cảng biển
- Phương thức vận tải đường hàng không: Thái Lan có 103 sân bay,trong đó có 6 sân bay quốc tế
2.1.2 Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo của Thái Lan
Vùng đồng bằng sông Chao Praya
Khu vực “cốt lõi” của vùng Trung tâm là một khu lòng chảo vốn được mệnh danh là “vựa lúa của Châu Á” Hệ thống tưới tiêu chằng chịt được sử dụng cho việc canh tác lúa nước ở đây đã tạo ra sự hỗ trợ cần thiết về kinh tế để duy trì sự phát triển của đất nước Thái Lan suốt từ thế kỷ thứ 13 của thời vương quốc Sukhothai cho đến thời kỳ thủ
đô Bangkok Ở đây địa hình tương đối bằng phằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước và giao thông Vùng đất trù phú này có mật độ dân số cao gấp nhiều lần so với mật độ chung của cả nước Vùng Trung tâm này được bao trùm bởi hệ thống sông Chao Phraya cùng với những cánh đồng bát ngát
Hình 2.2: Lưu vực sông Chao Phraya
Phù sa màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùng trung tâm vốn thích hợp cho lúa nước đã thu hút những người nhập cư này hơn là vùng cao nguyên ở phía Đông Bắc Vùng thung lũng Chao Phraya, với thuận lợi về đất đai và khí hậu đã làm hưng hịnh cho những nhóm người trồng lúa và buôn bán tại khu vực này Các tỉnh trồng lúa nổi tiếng của Thái Lan : Ang Thong, Chainat, Uthai Thani, Nakorn Sawan, Lopburi, Chachoengsao, Suphan Buri, Kamphaeng Phet, Phichit, Sukhothia, Phitsanulok
Trang 292.1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo
Trên thế giới, về mặt tiêu dùng, gạo là lương thực chính của khoảng 55% dân
số thế giới, phân bố rộng từChâu Á sang Châu Phi và Nam Mỹ Ngoài ra, các nước Châu
Âu và Bắc Mỹ chỉ sử dụng gạo như là lương thực phụ nhưng khối lượng cũng lên đến hàng triệu tấn mỗi năm Còn về mặt sản xuất, Châu Á chiếm đến hơn 90% sản lượng gạo của thế giới Theo tính toán và dự báo của FAPRI (Food and Agricultural Policy Research Institute), sản lượng sản xuất và tiêu dùng gạo toàn cầu trong niên vụ 2009 –
2010 vào khoảng trên dưới 436 triệu tấn Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đã ràng buộc các quốc gia phải dự trữ gạo thường xuyên rất lớn (dao động trong khoảng từ 90 – 96 triệu tấn)
Thị trường gạo toàn cầu có 3 nhóm quốc gia sau đây:
- Nhóm 1, thừa gạo và thường xuyên xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Pakistan, Hoa Kỳ…
- Nhóm 2, thiếu gạo và thường xuyên nhập khẩu: Indoniesia, Philippinnes, Malaysia, Iran, Iraq, Saudi Arabia, Nigieria và các nước Châu Phi, một số nước EU…
- Nhóm 3, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc dạng đặc biệt, có mức chi phối trên dưới 50% sản lượng sản xuất, tiêu dùng và dự trữ gạo của thế giới
Bảng 2.1: Mười quốc gia xuất – nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2010 Quốc gia
Quốc gia nhập
Trang 30Biểu đồ 2.1: Tỉ phần xuất khẩu gạo thế giới 2011 (%)
Nguồn: Theo số liệu của Foreign Agricultural Service, Oficial USDA Estimates, 2011
Biểu đồ 2.2: Sản lượng xuất khẩu gạo các nước từ 2008- 2011 (đơn vị: Triệu tấn)
Nguồn: Foreign Agricultural Service, United States Department of
Agriculture (2011) World Rice Trade
Thái Lan là nước giữ vị trí hàng đầu thế giới trong nhiều năm, với sản lượng vào mức khoảng 30 -32 triệu tấn trong năm 2011, Thái Lan xuất khẩu 10,6 triệu tấn, tăng 17% về sản lượng, mức giá trung bình là 595 USD, tăng 0,7% so với năm 2010 Gạo Thái Lan tập trung vào chất lượng, gạo cao cấp với đặc trưng là gạo Jasmine
Thái Lan đang cạnh tranh với các nhà sản xuất gạo chất lượng thấp hơn tại Việt Nam và Ấn Độ trong xuất khẩu gạo vì các nước này được hưởng chi phí sản xuất thấp hơn Thị trường gạo chất lượng cao, trong đó Thái Lan đã bắt giữ 25 phần trăm của thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ với nhu cầu từ các thị trường ở Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Mỹ, EU, Trung Đông và Trung Quốc
Thái Lan, 31.76%
Việt Nam, 21.17%
Pakistan, 9.60%
USA, 10.54%
India, 8.47%
Nước khác, 18.46%
Trang 31Sản lượng gạo Thái Lan trong năm 2010 chiếm khoảng 30% tổng sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới
Bảng 2.2: Sản lượng các loại gạo xuất khẩu của Thái Lan
Tỷ lệ giá trị gạo xuất khẩu Gạo hương
Nguồn: Business process analysis of the export of jasmine rice from Thailand to
The United States
Trang 322.1.3 Mô tả chuỗi cung ứng lúa gạo của Thái Lan
Chuỗi cung ứng gạo bắt đầu khi người nông dân bán lúa của mình cho thương nhân địa phương hoặc trực tiếp đến nhà máy gạo Lúa được xử lý tại nhà máy gạo và sau đó được gửi vào thị trường trong nước thông qua các thương nhân và bán buôn, hoặc xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua các công ty tư nhân hoặc các kênh của chính phủ
Nguồn: www.logisticssharing.com
Hình 2.3: Chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan
Khi phân tích chuỗi cung ứng, cần quan tâm đến các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả chuỗi cung ứng gạo Thái Lan
Sản xuất là mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng lúa gạo Thái Lan, trong đó nông dân giữ vai trò then chốt trong quá trình này Tuy nhiên, phần lớn nông dân ở Thái Lan không sở hữu đất nông nghiệp để trồng lúa
Năm 2011, khi Chính phủ Thái Lan đưa ra chính sách bảo trợ giá lúa cho nông dân, người làm lúa tại Thái Lan tập trung vào sản lượng mà không đầu tư vào chất lượng gạo Nhưng ngày nay, cùng với sự thất bại của chính sách bảo trợ giá, người nông dân lại tập trung vào nâng cao chất lượng hạt gạo, thậm chí khiến cho năng suất không cao Nông dân tập trung vào chất lượng gạo mà bỏ qua việc tăng năng suất lúa Hiện nay năng suất trung bình của Thái Lan vào khoảng 2.81 tấn/ha, trong khi năng suất trung
bình của Việt Nam là 5,54 tấn/ha (theo số liệu của Foreign Agricultural Service, Official
USDA Estimates)
Trong chuỗi cung ứng gạo của Thái, nông dân khi thu hoạch nông dân có thể bán lúa tươi tại ruộng hoặc lúa đã phơi khô cho các thương lái hoặc hợp tác xã hoặc bán trực tiếp lúa ra ngoài thị trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng
Nông
dân
Trung gian
Nhà máy
Nhà phân phối
Người tiêu dùng
Trang 33Nông dân có thể xay xát lúa tại nhà máy của địa phương, các thành phẩm như trấu, cám, gạo sẽ được lưu giữ ở nhà máy như 1 phương thức thanh toán Sau đó nông dân sẽ bán cho thương lái tại thị trấn địa phương, hoặc nếu nông dân có lúa dư thừa với
số lượng lớn, họ có thể bán trực tiếp ra ngoài thị trường nội địa, trung tâm thương mại gạo hoặc nhập trực tiếp gạo đã qua xay xát cho công ty xuất khẩu gạo
Hợp tác xã, thương lái sau khi thu mua lúa từ nông dân sẽ vận chuyển lại nhà máy xay xát để thực hiện xay xát, đánh bóng, tạo thành gạo thành phẩm Từ đây gạo thành phẩm có thể được phân phối đi các nơi Từ những người bán sỉ, gạo được phân phối đến người tiêu dùng thông qua các nhà bán lẻ hoặc sau khi xay xát, lau bóng tạo thành gạo thành phẩm, gạo sẽ được nhập cho công ty xuất khẩu gạo
Hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng gạo của Thái Lan, thay vì bán lẻ tẻ hoặc thông qua thương lái, nông dân sẽ bán lúa cho các hợp tác xã, hợp tác xã sẽ đảm bảo thu mua với giá cả ổn định cho nông dân, sau khi mua lúa của nông dân, HTX khi đó đã tích hợp cả nhà xay xát, đánh bóng sẽ tiến hành xay xát, đánh bóng, tạo ra gạo thành phẩm thay vì đưa lúa đi xay xát, đánh bóng ở một nhà máy bên ngoài, điều này giúp HTX kiểm soát được chất lượng gạo, giảm một lượng chi phí đáng kể, ngoài ra các phụ phẩm thu được cũng là một nguồn thu đáng kể HTX sẽ tiến hành xuất khẩu gạo ra thị trường quốc tế mà không cần phải qua một trung gian nào, điều này góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu chi phí và thời gian xuất khẩu gạo, thời gian vận chuyển, xuất khẩu, lưu kho cũng được rút ngắn do HTX hoàn toàn chủ động, không phải qua trung gian hay công ty xuất khẩu Điều đó lý giải vì sao giá gạo xuất khẩu của Thái thấp hơn so với các nước khác
Lúa từ người nông dân, sau khi được chế biến tại các nhà máy, sẽ được đưa đến bảo quản trong các kho Thái Lan có hệ thống kho dự trữ lớn và tập trung, nên chính phủ và doanh nghiệp có đủ khả năng thu mua để đảm bảo giá cho nông dân Thái Lan
dử dụng chính sách bảo trợ giá cho nông dân trong chuỗi cung ứng gạo, góp phần ổn định nguồn cung dư thừa trên thị trường, khuyến khích nông dân gia tăng diện tích gieo trồng Thông thường, thời gian lưu kho, dự trữ gạo ở Thái Lan trung bình từ 2 - 3 tháng
Là khu vực được chọn để đặt các nhà máy của chuỗi cung ứng Ở Thái Lan, các nhà máy thường được đặt gần các khu vực trồng lúa, và nhà máy tích hợp đầy đủ các hoạt động như sấy khô, xay xát, đánh bóng Nên lúa khi ra khỏi nhà máy đã là sản phẩm gạo hoàn chỉnh Sau đó, gạo được đưa đến các kho Các kho này lại thường nằm ở các
Trang 34khu vực thuận tiện cho xuất khẩu và vận chuyển đến các địa phương khác như gần các cảng, sông lớn hoặc các trục đường chính
Tại Thái Lan, vận tải đường bộ là phương thức chính để vận chuyển gạo từ các nhà máy xay xát đi xuất khẩu
Mặc dù mạng lưới giao thông nội địa đã được xây dựng, nhưng do thiếu thiếu
sự liên kết trong vận tải đa phương thức dẫn tới việc sử dụng các phương thức khác tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao hơn là đường thủy nội địa và vận tải đường sắt Theo số liệu trong các năm 2006, 2007 và 2008, chi phí vận chuyển trung bình là 150 -200 THB/tấn lúa
Ngoài việc mất lợi thế cạnh tranh do chi phí sản xuất tăng cao và chính sách cầm cố gạo của chính phủ, các nhà sản xuất gạo ở Thái Lan cũng đang lo ngại về chi phí Logistics tương đối cao, chiếm đến 19%.Trong cách tính chi phí Logistics, Thái Lan
có tính đến chi phí tổn thất và quản lí còn Việt Nam thì không, chi phí Logistics của Việt nam chỉ chiếm 10-12% Nên số liệu trên không thể so sánh được chi phí Logistics của Thái Lan và Việt Nam
Chi phí Logistics để so sánh giữa Việt Nam và Thái lan là chi phí vận tải trong chuỗi cung ứng Chi phí vận tải của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 5% giá thành xuất khẩu gạo của Thái, trong khi ở Việt Nam chi phí này lên tới 10-12%
Biểu đồ 2.3: Thành phần chi phí Logistics xuất khẩu gạo của Thái Lan
Tổn thất và lưu giữ hàng tồn kho Vận chuyển
Trang 35 Chi phí vận chuyển:
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí phát sinh như nhận hoặc chuyển giao hàng tồn kho tại các kho của người gửi hoặc người nhận và tại nhà ga, sân bay, cảng
Chi phí tổn thất và lữu trữ hàng tồn kho:
- Chi phí cho việc lưu trữ hàng tồn kho
- Chi phí liên quan đến việc đóng gói và chuẩn bị hàng để giao hàng
- Chi phí của sự mất mát hoặc hư hỏng , trong đó bao gồm bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào tương ứng với việc vận chuyển hoặc lưu kho hàng hóa
Chi phí quản lý bao gồm:
và gởi cho các thành viên của Hiệp hội Do những tin tức, thời sự và thông tin thay đổi nhanh chóng về các sản phẩm hàng hóa như gạo Nhà kinh doanh gạo Thái Lan cập nhật thương mại lúa gạo ở cả lĩnh vực trong nước và tất cả các nước trên thế giới ở mọi thời điểm
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng gạo của Việt Nam:
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam
Vị trí địa lí,địa hình
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20% Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền Trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam Diện tích đất liềnvào khoảng 331.698 km² Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc
Bộ và biển Đông ở phía Đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây
Trang 36 Khí hậu
Khí hậu: Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm nhiệt đới Xavan Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp
Tài nguyên thiên nhiên
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát, Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện
Dân số
Mật độ dân số của Việt Nam đạt 267 người/km2 - mật độ cao trong khu vực và thế giới Tại Đông Nam Á, Việt Nam có mật độ dân số cao chỉ sau Philippines và Singapore
Do mức sinh giảm đi đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, Tổng cục Thống kê cho biết, dân số Việt Nam có xu hướng già đi thấy rõ với tỉ lệ dân số trẻ giảm và số người già ngày càng tăng Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi của Việt Nam năm
1999 còn ở mức 33,1% thì năm 2012 chỉ còn 23,9% (giảm tới hơn 10%)
Kinh tế
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp.Việt Nam có nhiều thành phần kinh
tế Theo cách xác định hiện nay của chính phủ, Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh
tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế
Tỷ lệ phần trăm các ngành theo GDP (ước tính 2012): nông nghiệp 21,5%, nông nghiệp 40,7%, dịch vụ 37,7%