1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam1

89 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Hoàng Quyết Thắng
Trường học Khoa Toán Kinh Tế
Chuyên ngành Toán tài chính
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 3,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (8)
    • 1.1. Lý thuyết chung về danh mục đầu tư (portfolio) (8)
      • 1.1.1. Tổng quan về danh mục đầu tư (8)
        • 1.1.1.1. Khái niệm danh mục đầu tư (8)
        • 1.1.1.2. Đặc điểm của danh mục đầu tư (8)
        • 1.1.1.3. Sự cần thiết đầu tư theo danh mục đầu tư (10)
      • 1.1.2. Các lý thuyết cơ bản trong đầu tư tài chính và đầu tư danh mục (11)
        • 1.1.2.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả (11)
        • 1.1.2.2. Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư theo phương pháp Markowitz (12)
      • 1.1.3. Các nhân tố ngoại sinh tác động đến quyết định và sự lựa chọn danh mục đầu tư (16)
        • 1.1.3.1. Thời gian và tính thanh khoản (16)
        • 1.1.3.2. Đặc trưng của tài sản có trong DMĐT (18)
        • 1.1.3.3. Thuế và môi trường kinh doanh (18)
    • 1.2. Lý thuyết về quản lý danh mục đầu tư (19)
      • 1.2.1. Tổng quan về Quản lý danh mục đầu tư (19)
        • 1.2.1.1. Khái niệm về Quản lý danh mục đầu tư (19)
      • 1.2.2. Các mô hình xác định, phân tích danh mục đầu tư (23)
        • 1.2.2.1. Phương pháp Mean – Var (Phương pháp Markowitz) (23)
        • 1.2.2.2. Mô hình chỉ số đơn SIM (28)
        • 1.2.2.3. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (31)
      • 1.2.3. Đánh giá hiệu quả thực thi danh mục (40)
      • 1.2.4. Mô hình phân tích giá trị rủi ro VaR ( Value at Risk) (42)
        • 1.2.4.1. Giới thiệu và phân tích mô hình VaR (42)
        • 1.2.4.2. Mô hình VaR (43)
        • 1.2.4.3. Mô hình ARMA(m,n) và GARCH(p,q) ước lượng VaR (44)
        • 1.2.4.4. Hậu kiểm mô hình VaR- Backtesting (45)
  • CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ TÀI CHÍNH XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ (48)
    • 2.1. Tiêu chí tài chính định lượng (48)
      • 2.1.1. Thông số α- lợi suất phụ trội độc lập với thị trường (48)
      • 2.1.2. Độ lệch chuẩn – đại lượng phản ánh mức độ bất ổn (49)
    • 2.2. Tiêu chí tài chính cơ bản (50)
      • 2.2.1. Chỉ số khả năng thanh khoản (50)
      • 2.2.2. Chỉ số đòn bẩy tài chính (51)
      • 2.2.3. Chỉ số khả năng sinh lời (52)
      • 2.2.4. Chỉ số giá thị trường (54)
        • 2.2.4.1. Chỉ số PE: Giá thị trường so với lợi nhuận mỗi cổ phần (Price- (54)
        • 2.2.4.2. Chỉ số PB: Giá thị trường so với giá trị sổ sách của cổ phần (Price-Book ratio) (55)
    • 2.3. Tối ưu danh mục đầu tư (56)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG (57)
    • 3.1. Xây dựng danh mục đầu tư (57)
      • 3.1.1. Kết quả từ tiêu chí tài chính định lượng (57)
      • 3.1.2. Kết quả từ tiêu chí tài chính cơ bản (62)
      • 3.1.3. Kết quả tối ưu danh mục đầu tư (66)
    • 3.2. Xác định tỷ trọng tài sản trong danh mục đầu tư (68)
      • 3.2.2. Xác định tỷ trọng tài sản trong danh mục đầu tư theo Markowitz (71)
    • 3.3. Đánh giá hiệu quả thực thi và quản lý rủi ro danh mục đã lập (73)
      • 3.3.1. Đánh giá hiệu quả thực thi danh mục (74)
      • 3.3.2. Quản lý rủi ro danh mục bằng mô hình VaR (76)
        • 3.3.2.1. Quản lý rủi ro cho tài sản trong danh mục (76)
        • 3.3.2.2. Quản lý rủi ro danh mục (79)
    • 3.4. Một số khuyến nghị với nhà đầu tư và công ty chứng khoán (80)
      • 3.4.1. Khuyến nghị với nhà đầu tư (81)
      • 3.4.2. Khuyến nghị với công ty chứng khoán (82)
  • KẾT LUẬN (24)

Nội dung

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Lý thuyết chung về danh mục đầu tư (portfolio)

1.1.1 Tổng quan về danh mục đầu tư

1.1.1.1 Khái niệm danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư là sự kết hợp của hai hay nhiều tài sản trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư Hay có thể nói danh mục đầu tư là việc một cá nhân thực hiện việc đầu tư bằng cách chọn lựa vị thế đối với các tài sản, và tập hợp các vị thế này gọi là một danh mục đầu tư.

Danh mục đầu tư chứng khoán được hiểu là một nhóm các tài sản chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc một số chứng khoán phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai do một nhà đầu tư hoặc một tổ chức nắm giữ theo một tỉ lệ nào đó của các tài sản trong danh mục.

Dạng biểu diễn đơn giản nhất của danh mục đầy tư là biểu diễn tỉ trọng các tài sản đầu tư trong danh mục Ví dụ có danh mục P: (w1,w2,…, wN) ta có w 1

, với wi là tỉ trọng của tài sản thứ i trong P.

1.1.1.2 Đặc điểm của danh mục đầu tư

Với một danh mục đầu tư đặc trưng bao gồm nhiều tài sản ta có thể coi danh mục như một tài sản tài chính Trong quá trình xây dựng và đầu tư danh mục, có hai vấn đề cốt lõi được các nhà quản lý danh mục quan tâm đó là lợi suất và rủi ro của danh mục đầu tư.

Lợi suất danh mục đầu tư

 Lợi suất của một tài sản (return)

Lợi suất đầu tư trên một tài sản tài chính là thu nhập mà tài sản này mang lại và sự tăng vốn (tăng giá trị tài sản) của chính tài sản đó.

Cổ phiếu mang đầy đủ đặc trưng của một tài sản tài chính.

Công thức tính lợi suất cổ phiếu

Trong đó : rt: lợi suất

Dt:cổ tức nhận được trong kỳ

Pt : giá cổ phiếu ở thời điểm t

Pt -1: giá cổ phiếu ở thời điểm (t-1)

Nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có lợi suất thực, nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo số liệu kỳ vọng thì chúng ta có lợi suất kỳ vọng. Như vậy, Lợi tức tổng cộng thu được từ việc đầu tư vào một chứng khoán bao gồm hai phần: Các dòng thu nhập từ các chứng khoán đó (ví dụ: cổ tức của cổ phiếu, hoặc lãi nhận được từ các chứng khoán nợ), và Lợi tức do sự thay đổi giá cả của bản thân chứng khoán (có thể (-) hoặc (+))

Lợi suất của một danh mục đầu tư (return)

Mỗi loại tài sản lại có lợi suất đầu tư riêng Lợi suất đầu tư ước tính của một danh mục đầu tư chứng khoán là bình quân gia quyền của lợi suất thu được từ mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư đó.

Công thức tính lợi suất của danh mục đầu tư

Trong đó: r P : lợi suất của danh mục đầu tư r i : lợi suất của tài sản i w i : tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản i

Trường hợp lấy giá trị kỳ vọng của lợi suất tài sản r i ta có lợi suất kỳ vọng của danh mục P r P

Trên thị trường, mức độ chấp nhận rủi ro và kì vọng lợi suất thu được là khác nhau giữa các nhà đầu tư do đó mỗi nhà đầu tư sẽ có một danh mục đầu tư riêng.

Rủi ro của danh mục đầu tư.

Rủi ro trong đầu tư tài chính là sự không chắc chắn về lợi suất mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được từ việc đầu tư Nói cách khác, rủi ro đầu tư là khả năng lợi suất mà nhà đầu tư thực sự nhận được cao hoặc thấp hơn lợi suất kỳ vọng Giữa hai động thái đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn động thái đầu tư với mức rủi ro thấp hơn và lợi tức kì vọng cao hơn.

Rủi ro danh mục đầu tư là rủi ro của khoản tiền đầu tư vào danh mục mà lợi suất kỳ vọng cao hoặc thấp hơn lợi suất thực tế ( thực hiện) trong quá trình đầu tư danh mục.

1.1.1.3 Sự cần thiết đầu tư theo danh mục đầu tư Đối với nhà đầu tư Đầu tư chứng khoán được coi là một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư trên thị trường Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán luôn hàm chứa rủi ro cao. Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư đơn lẻ vào một loại cổ phiếu, khả năng hứng chịu rủi ro là rất lớn Đầu tư danh mục đầu tư mang lại những ưu thế cho nhà đầu tư :

Thứ nhất, đầu tư chứng khoán theo danh mục đảm bảo được các yêu cầu về lợi suất đầu tư Khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư theo danh mục, nhà đầu tư có thể điều chỉnh danh mục để phù hợp với lợi suất yêu cầu.

Thứ hai, đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư phân tán rủi ro hay nói các khác rủi ro được đa dạng hóa Vì vậy, nhà đầu tư xác định được tài sản đầu tư hiệu quả, phù hợp với nhu cầu lợi nhuận của nhà đầu tư

Thứ ba, với hình thức đầu tư bằng danh mục, các nhà đầu tư có thể đầu tư vốn của mình vào chứng khoán bằng cách đầu tư gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính chuyên nghiệp Theo hình thức này, nhà đầu tư uỷ thác cho công ty tài chính hoặc quỹ đầu tư Nhà đầu tư sẽ không phải bỏ ra quá nhiều thời gian và chi phí giám sát đối với các chứng khoán Các tổ chức được uỷ thác sẽ quản lý danh mục đầu tư với khoản phí được thỏa thuận với nhà đầu tư.

Danh mục đầu tư cho phép nhà đầu tư với mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau dễ dàng quản lý lợi nhuận mong muốn và có thể thay đổi tỷ trọng hay cơ cấu tài sản có trong danh mục đầu tư cho phù hợp Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể xác định được khả năng xảy ra rủi ro khi đầu tư từ đó có những động thái đầu tư hợp lí hơn tác động vào danh mục đầu tư của mình. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán

Lý thuyết về quản lý danh mục đầu tư

1.2.1 Tổng quan về Quản lý danh mục đầu tư

1.2.1.1 Khái niệm về Quản lý danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc là các tài sản khác Mục đích là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.

Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lý danh mục đầu tư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi điều chỉnh các danh mục này nhằm tái tối ưu hoá danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề ra Yếu tố được quan tâm là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước.

Bản chất của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán quá trình quản lý tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tích chứng khoán, lựa chọn đầu tư, theo dõi các kết quả đầu tư và phân bổ vốn đầu tư, và đánh giá kết quả đầu tư.

Việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục phân bổ cho các loại tài sản chính trên nguyên tắc mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận.

1.2.1.2 Quy trình xây dựng và Quản lý danh mục đầu tư

Những quan điểm và phân tích tài chính Quy trình xây dựng và Quản lý danh mục đầu tư sau đây được trình bày dưới góc độ nhà quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (portfolio manager).

Với giả định rằng nhà đầu tư nắm giữ tiền nhàn rỗi muốn đầu tư và quản lý một danh mục đầu tư đặc trưng nhưng không hiểu biết hoặc chỉ có một phần khả năng quản trị danh mục Việc xây dựng và quản lý danh mục là công việc của nhà quản lý danh mục với đầy đủ kiến thức, công cụ tài chính quản trị danh mục, được đặt trong điều kiện những thỏa thuận, ràng buộc ban đầu về lợi suất kì vọng, mức độ rủi ro, tính thanh khoản, kì hạn tính lãi suất …với nhà đầu tư.

Cần hiểu thêm rằng, những thỏa thuận, ràng buộc ở trên với nhà đâu tư ( khách hàng) được nhà quản lý danh mục xem xét nhằm đưa ra kết quả cuối cùng là một danh mục đầu tư tối ưu và đảm bảo danh mục được thực thi hiệu quả, tức là việc mua - bán tài sản, hoặc cơ cấu lại danh mục hoặc bán tháo toàn bộ tài sản trong danh mục không diễn ra thường xuyên, danh mục phải có tính ổn định chịu được các cú sốc thị trường với sự kiên định của nhà đầu tư vào khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của danh mục trong dài hạn Để đạt được kết quả đó, thì quy trình xây dựng và quản lý danh mục được nhà đầu tư (khách hàng) và nhà quản lý danh mục trao đổi, thỏa thuận liên tục trong điều kiện người quản lý danh mục đầu tư không vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Những mối quan tâm của nhà đầu tư về xây dựng và quản lý danh mục đầu tư

Việc tìm hiểu thị trường giúp cho nhà đầu tư có được cái nhìn toàn cục về thực trạng của thị trường chứng khoán- nơi mà họ đang đặt kỳ vọng khai thác lợi nhuận Khi tìm hiểu thị trường, nhà đầu tư nên tập trung vào các thông tin sau:

 Quá trình phát triển của thị trường

 Các biến cố lịch sử của thị trường và lý giải các biến cố đó

 Các nhân tố (vĩ mô và vi mô) có thể gây ảnh hưởng tới thị trường

 Và cuối cùng, tình trạng hiện tại của thị trường.

Khi đó, nhà đầu tư có thể chủ động nhận biết các đặc điểm về qui luật vận động của thị trường, cũng như xác định được xuất phát điểm tham gia vào thị trường của mình đang ở đâu trong chu trình vận động ấy.

Xác định mục tiêu đầu tư và chiến lược đầu tư hợp lý

Xác định tiêu chí đầu tư giúp cho nhà đầu tư không rơi vào tình thế bị động trong kinh doanh, tạo công cụ phòng bị rủi ro và đóng vai trò như những chuẩn mực để xây dựng nguyên tắc đầu tư

Các tiêu chí đầu tư liên quan chủ yếu tới việc quản lý lợi nhuận kỳ vọng và dự báo rủi ro , tính thanh khoản những vấn đề này có thể xác định được dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các công cụ quản lý chuyên biệt, song nhà đầu tư cá nhân vẫn có thể thực hiện theo cách riêng của mình dựa trên điều kiện tài chính và khả năng phân tích chủ quan

Bên cạnh đó nhà đầu tư cần xác định chiến lược quản lý danh mục phù hợp Thực tế có ba loại chiến lược, đó là:

 Chiến lược quản lý thụ động : là chiến lược quản lý mua bán theo một hoặc một số tiêu chí cụ thể và không đổi trong quá trình đầu tư Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra danh mục có lợi suất kỳ vọng cao hơn lợi suất trung bình của thị trường mà tạo ra một danh mục có số lượng tài sản và đặc trưng tương thích (compatibility) với chỉ số chuẩn thị trường ( ví dụ : Vnindex, VN30) (chỉ số mục tiêu) để nhằm đạt được lời nhuận kì vọng và mức độ rủi ro giống với chỉ số chuẩn của thị trường.

 Chiến lược quản lý chủ động: là chiến lược mua bán nhằm thu được mức lợi suất kỳ vọng đầu tư cao hơn mức sinh lời của danh mục thụ động chuẩn hoặc thu được mức lợi suất trên mức trung bình của thị trường ứng với một mức rủi ro nhất định.

Nếu nhà quản lý cho rằng các tài sản bị định giá sai hoặc là qua phân tích dự báo lợi suất – rủi ro của các tài sản khác số đông thì khi đó có thể điều chỉnh danh mục để kiếm lời hoặc giảm thiểu thua lỗ.

Sau đó nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp đã có để lập danh mục đầu tư tối ưu đối với các tài sản cơ sở đã chọn.

TIÊU CHÍ TÀI CHÍNH XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ

Tiêu chí tài chính định lượng

2.1.1 Thông số α- lợi suất phụ trội độc lập với thị trường

Ta có công thức để tính Alpha như sau

Trong đó Ci được lấy từ kết quả giao dịch cổ phiếu i. β : Có thể xác định bằng 2 cách: trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp là phương pháp tính theo mô hình CAPM với chuối lợi suất cổ phiếu và chuỗi lợi suất thị trường (áp dụng ở Việt Nam là Vn_index hoặc Hastc_index) Còn tính theo phương pháp gián tiếp là tính thông qua một β của doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề ở nước có thị trường chứng khoán phát triển lâu dài như thị trường Mỹ, tức là ước lượng hệ số β dựa trên các chỉ số beta ngành của thị trường Chứng khoán Mỹ tiến hành điều chỉnh với các điều kiện phù hợp với điều kiện ở Việt Nam ta cũng có thể giải quyết vấn đề trên Tuy nhiên do sự phân ngành và do đặc thù của các công ty ở Việt Nam và Mỹ khác nhau Tại Việt Nam thì chưa có sự thống nhất phân loại ngành nhất định đối với 1 công ty, do có nhiều công ty kinh doanh đa ngành nên rất khó để ứng dụng phương pháp này Vì thế khi áp dụng, làm mất độ chính xác của β, hơn nữa có những ngành ở Việt Nam mà Mỹ không có (không phân loại) và ngược lại Vì thế trong chuyên đề này ta chọn phương pháp xác định β theo mô hình CAPM.

Từ công thức xác định Alpha, kết hợp với ý nghĩa tham số β trong mô hình SIM và CAPM ta có thể gọi Alpha là thông số lợi suất phụ trội độc lập với thị trường, cho biết lợi suất nội tại cho từng cổ phiếu cụ thể sau khi đã loại bỏ yếu tố rủi ro β

Ta hình dung Alpha bằng cách giả sử lợi suất ở thị trường bằng Zero Trong trường hợp này alpha sẽ bằng zero Thông số Alpha càng cao chừng nào lợi suất đầu tư của bạn sẽ càng cao hơn thị trường từng ấy Thế nhưng chỉ nhằm mua cổ phiếu có thông số Anpha cao, ta cũng có thể phải chịu nhiều rủi ro Cổ phiếu có Alpha cao thường cũng có hệ số Bêta cao Hệ số bêta càng cao thì cổ phiếu càng bất ổn và được xem là có mức rủi ro cao.

2.1.2 Độ lệch chuẩn – đại lượng phản ánh mức độ bất ổn Độ lệch chuẩn  được tính bằng công thức:

Hoặc ta có thể tính độ lệch chuẩn qua mô hình Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eview hoặc SPSS. Độ lệch chuẩn càng cao, mức độ rủi ro gánh chịu càng nhiều Độ lệch chuẩn phản ánh độ phân tán thị giá so với giá trị thực tế của tài sản Dạng rủi ro này được gọi là rủi ro có thể giảm thiểu được nhờ đa dạng hóa đầu tư Nếu cổ phiếu biến động trong phạm vi khung biến động giá giao dịch và mức độ biến động không trội hơn độ lệch chuẩn , tình hình này là bình thường và rủi ro chấp nhận được Các loại cổ phiếu dao động vượt quá độ lệch chuẩn của nó đều có mức rủi ro cao Như vậy, độ lệch chuẩn có lẽ là chỉ tiêu dự báo quan trọng nhất trong nỗ lực đo lường mức rủi ro tiềm tàng của cổ phiếu.

Cho nên nếu chúng ta có thể tìm được loại cổ phiếu có thông số Alpha cao nhất với độ lệch chuẩn thấp nhất thì đó sẽ là phương án tối ưu

Sau khi có được độ lệch chuẩn, Alpha và Beta, ta tính được tỉ số bằng 

 Công thức đơn giản này là công cụ giúp chúng ta thỏa mãn mong muốn tìm kiếm các loại cổ phiếu khả dĩ tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa mức độ rủi ro Nói các khác ta tìm kiếm cổ phiếu có 

 Thực hiện xong 3 bước của sàng lọc định lượng, chúng ta phải xác định được 25% cổ phiếu ưu việt nhất căn cứ vào tỷ lệ lợi ích kỳ vọng/rủi ro Sau đó dùng chính số cổ phiếu ưu việt nhất phải thỏa mãn yêu cầu các tiêu chí tài chính tiếp theo.

Tiêu chí tài chính cơ bản

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, việc “ thị giá chứng khoán phản ánh đầy đủ sức khỏe tài chính công ty” là điều các nhà đầu tư “ kỳ vọng” Do đó các chỉ tiêu tài chính chính mang tính cơ bản sau đây được áp dụng cho tất cả các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam nhằm mang đến một nhóm cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro phi hệ thống.

2.2.1 Chỉ số khả năng thanh khoản

Một tài sản có tính thanh khoản cao hay là tài sản thanh khoản ( liquid asset) là loại tài sản có thể mua bán giao dịch trên thị trường và có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền với giá hiện hành trên thị trường, và “ vị thế thanh khoản” của công ty trả lời cho câu hỏi: công ty liệu có khả năng chi trả cho các khoản nợ khi chúng tới hạn trong một năm tới? Dưới đây là hai chỉ số thanh khoản thông dùng nhất.

Chỉ số khả năng thanh khoản hiện thời ( Curent Ratio)

Chỉ số thanh khoản hiện thời ( ngắn hạn) được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách chia cá khoản tài sản lưu động cho các khoản nợ ngắn hạn ( thời hạn của tài sản và khoản nợ bé hơn 1 năm) Chỉ số cho biết các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào.

Tỷ số thanh khoản hiện thời Chỉ số thanh toán nhanh ( quick test)

Hàng tồn kho thông thường có tính thanh khoản kém nhất trong các tài sản lưu động của công ty Vì thế chúng là các tài sản có khả năng lớn nhất bị thiệt hại giá trị trong trường hợp thanh lý Do vậy, thước đo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn không cần đến việc bán hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng

Tỷ số thanh khoản nhanh 2.2.2 Chỉ số đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc công ty (cổ phần) sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định khả năng công ty mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới khả năng phá sản và kiệt quệ tài chính cao.

Mặt khác, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắn thuế cho công ty do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn thuế. Khi vay nợ, chủ nợ và chủ sở hữu công ty có thể gặp phải những xung đột về quyền lợi.

Chỉ số nợ cung cấp thông tin bảo đảm quyền lợi của chủ nợ trong tình huống mất khả năng thanh toán của công ty và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của công ty:

Chỉ số nợ Chỉ số bao phủ ( thanh toán) lãi vay – Times- Interset-Earned

Chỉ số bao phủ lãi vay được tính bằng cách chia thu nhập (trước thuế và lãi vay ) và khấu hao cho lãi vay phải trả Chỉ số này chú trọng tới khả năng công ty tạo ra đủ thu nhập để trang trải ( bao phủ) lãi vay:

Chỉ số bao phủ lãi vay Chỉ số này đo lường chi tiết đến giới hạn nào thì thu nhập hoạt động có thể giảm xuống trước khi công ty không thể chi trả chi phí lãi vay hàng năm Không có khả năng trả lãi vay có thể làm cho các chủ nợ kiện công ty và có thể công ty bị công bố phá sản.

Một gánh nặng nợ lớn chỉ trở thành vấn đề nếu dòng tiền của doanh nghiệp không đủ thực hiện các nghĩa vụ trả nợ Điều này liên quan tới dòng tiền trong tương lai vốn không ổn định Công ty với dòng tiền trong tương lai có khả năng dự báo ổn định được đánh giá có năng lực vay nợ tốt hơn công ty có dòng tiền cao nhưng bất ổn.

2.2.3 Chỉ số khả năng sinh lời

Một trong những đặc tính khó đo lường và mô tả nhất của công ty là khả năng sinh lợi Nói chung lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của công ty Với nỗ lực tối đa trả lời câu hỏi “ khi nào công ty có lợi nhuận “, nhà phân tích tài chính công ty có thể đo lường khả năng sinh lợi dựa trên số liệu kế toán trong quá khứ.

Vấn đề quan trọng nhất trong đo lường khả năng sinh lợi là chỉ số này không cung cấp một mức chuẩn để có thể so sánh giữa các doanh nghiệp Nhìn chung, một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi khi và chỉ khi năng lực tạo lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hơn mức mà nhà đầu tư có thể tự tạo ra trên thị trường vốn.

Chỉ sô Thu nhập trên tài sản ROA

Thu nhập (cả trước và sau thuế) trên bình quân tổng tài sản là một chỉ số thường được sử dụng để đo lường hiệu quả quản lý.

Thu nhập ròng trên tài sản Thu nhập gộp trên tài sản Một trong những khía cạnh được quan tâm nhấp của thu nhập trên tài sản(ROA) là khả năng phối hợp của các chỉ số tài chính để tính toán ROA Một ứng dụng thường được nhắc tới là Hệ thống kiểm soát tài chính DuPont Hệ thống này nêu bật ý nghĩa của việc thể hiện ROA thông qua biên lợi nhuận và doanh thu tài sản Các cấu phần cơ bản của hệ thống được trình bày như sau:

ROA = Biên lợi nhuận × Doanh thu tài sản

Doanh nghiệp có thể tăng ROA khi tăng biên lợi nhuận hoặc doanh thu tài sản Do vậy, doanh nghiệp có xu hướng đối diện với việc đánh đổi doanh thu và biên lợi nhuận Ví dụ, ngành thương mại bán lẻ, bán hàng qua thư đặt hàng, có biên lợi nhuận thấp và doanh thu cao Ngược lại, các cửa hàng trang sức cao cấp có biên lợi nhuận cao và doanh thu thấp.

Miêu tả chiến lược tài chính qua biên lợi nhuận và doanh thu thường rất hữu ích Giả sử một doanh nghiệp bán thiết bị khí nén đang cân nhắc việc cung cấp cho khách hàng những điều khoản tín dụng tự do Doanh nghiệp này có khả năng sẽ giảm doanh thu tài sản (do khoản phải thu sẽ tăng lên nhiều hơn doanh thu) Khi đó, biên lợi nhuận sẽ phải tăng lên để giữ ROA không bị giảm.

Thu nhập trên vốn cổ phần ROE

Chỉ số ROE được xác định bằng thu nhập ròng (sau thuế và lãi vay) chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông.

ROE Khác biệt quan trọng nhất giữa ROA và ROE là do đòn bẩy tài chính Để thấy rõ, có thể xem công thức DuPont sau:

ROE = Biên lợi nhuận × Doanh thu tài sản × Số nhân vốn cổ phần

Tối ưu danh mục đầu tư

Khi tìm được các cổ phiếu hội tụ đủ các tiêu chuẩn đề ra, nhiều cổ phiếu thuộc cùng chủng loại hoặc cùng ngành nghề kinh doanh đông thời xuất hiện Nếu một khu vực thị trường đang hoạt động thuận lợi, nhiều loại cổ phiếu trong khu vực ấy cũng sẽ gặt hái kết quả khả quan Cổ phiếu biến động hàng loạt, điển hình là các cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, chế biến thủy sản, dịch vụ dầu khí, xăng dầu …

Các cổ phiếu trong cùng ngành nghề kinh doanh được xem xét cùng xuất hiện trong cùng một danh mục đầu tư sẽ không mang lại tính đa dạng hóa danh mục như mong muốn Do công ty cùng ngành mang nhưng đặc tính thị trường tương tự nhau như : thị trường cung – cầu, đầu vào sản xuất, chu kì kinh doanh, mang tính mùa vụ và có thể cùng chịu tổn thất nếu rủi ro phi hệ thống xuất hiện

Một điểm chung của một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư Việt Nam đó là “ tâm lý đám đông”, tham gia đầu tư và rút vốn khỏi thị trường theo các “ sóng” Do đó, tại một số công ty chứng khoán đề cập tiêu chí Khối lượng giao dịch trong xây dựng danh mục Trong chuyên đề này, các cổ phiếu trong danh mục đầu tư tối ưu sẽ giao dịch không ít hơn 100.000CP/phiên.

Với mong muốn tìm được danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu, ta có thể giả định về một số loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, các loại tín phiếu, chứng chỉ quỹ có cấu trúc kì hạn và lãi suất đặc thù nhằm mang đến một danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu.

Khi có được các chứng khoán đạt tất cả các tiêu chí trên, ta sẽ tiến tới tối ưu danh mục đầu tư.

Xây dựng danh mục đầu tư trong chuyên đề với lý thuyết tài chính cốt lõi là lý thuyết đầu tư danh mục Markowitz, kết hợp với việc phân tích thị trường, danh mục bằng các mô hình CAPM, SIM Chuyên đề sẽ giải bài toán tối ưu Markowitz và xác định tỷ trọng bằng thuật toán EGP cho danh mục tối ưu.

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG

Xây dựng danh mục đầu tư

3.1.1 Kết quả từ tiêu chí tài chính định lượng

Ta xây dựng tiêu chí tài chính định lượng bằng cách xác định hệ số β, hằng số

C, đại lượng σ, thông số α/σ từ kết quả mô hình CAPM áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, với các tham số đầu vào như sau:

- Lợi suất cổ phiếu được xác định bằng công thức t

  với St là giá đóng cửa phiên giao dịch cổ phiếu tại thời điểm t.

- Lợi suất phi rủi ro thị trường, được điều chỉnh từ lợi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam 11,1%/ năm Như vậy, quy đổi lãi suất trả sau của Trái phiếu chính phủ về lãi suất trả trước theo ngày ta được:

- Danh mục thị trường được đại diện là chỉ số thị trường của hai sàn giao dịch chứng khoán HSX&HNX tương ứng với mã cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch.

Dữ liệu thị trường được xác định từ ngày 02/01/2008-20/03/2012.

Kết quả dưới đây được xác định bằng mô hình hồi quy:

Với C là lợi suất thực tế cổ phiếu tương ứng tại thời điểm ngày 20/03/2012

Ta có 51 công ty có hệ số α/σ cao nhất và lớn dần, được sắp xếp như sau:

Bảng 3.1 Kết quả Mô hình CAPM

Các công ty này đều có khả năng được chọn vào danh mục đầu tư, do có hệ số lợi nhuận/rủi ro cao hơn các công ty khác trên thị trường Tuy nhiên Ta sẽ chọn 30 Công ty có hệ số α/σ dương được sắp xếp theo ngành kinh doanh như sau:

Bảng 3.2 30 công ty có α/σ > 0 ( bảng kết quả 1) STT

Sàn GD-Ngành/Lĩnh vực kinh doanh

1 KSB CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương

HSX-Khai thác và Kinh doanh đá xây dựng

2 TTP CTCP Bao bì nhựa Tân Tiến HSX-Bao bì nhựa

3 HDC CTCP Phát triển nhà Bà Rịa- Vũng Tàu HSX-Bất động sản

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu dịch vụ và Đầu tư Tân Bình HSX-Bất Động sản

5 PHR CTCP Cao su Phước Hòa HSX-Cao su tự nhiên

6 TNC CTCP Cao su Thống nhất HSX-Cao su tự nhiên

7 FMC CTCP Thực phẩm Sao Ta HSX-Chế biến thủy sản

8 MPC CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú HSX-Chế biến thủy sản

9 TS4 CTCP Thủy sản số 4 HSX-Chế biến thủy sản

10 VHC CTCP Vĩnh Hoàn HSX-Chế biến thủy sản

HSX-Công nghệ và Truyền thông

CTCP Đại Lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân

Cảng HSX-Dịch vụ Logistics

13 DVP CTCP Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ HSX-Hạ tầng cảng biển

14 VSC CTCP Container Việt Nam HSX-Hạ tầng cảng biển

CTCP Khai thác và chế biến khoáng sản Lào

16 PGD CTCP Công ty phân phối khí thấp áp HSX-Kinh doanh khí đốt

17 SBT CTCP Buorbon Tây Ninh HSX-Mía đường

18 TAC CTCP Dầu thực vật Tường An HSX-Phụ gia thực phẩm

19 VNM CTCP Sữa Việt Nam HSX-Sản phẩm sữa

20 SJD CTCP Thủy điện Cần Đơn

HSX-Sản xuất và kinh doanh điện

21 HMC CTCP Kim khí TP HCM

HSX-Sản xuất và kinh doanh thép

22 DTL CTCP Đại Thiên Lộc

HSX-Sản xuất và kinh doanh thép

23 EIB CTCP NH TM cổ phần Xuất nhập khẩu VN

HSX-Tài Chính-Ngân hàng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương VN HSX-Tài chính-Ngân hàng

25 VNS CTCP Ánh Dương Việt Nam HSX-Taxi

HSX-Vật tư nông nghiệp tổng hợp

CTCP Kinh doanh và Xây dựng địa ốc Hòa

28 HU3 CTCP Xây dựng và đầu tư HUD3 HSX-Xây dựng

29 PTB CTCP Phú Tài HSX-Xây dựng

30 HU1 CTCP Xây dựng và đầu tư HUD1 HSX-Xây dựng và Tư vấn

3.1.2 Kết quả từ tiêu chí tài chính cơ bản

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn phục hồi sau hậu khủng khoảng kinh tế trong khi thị trường luôn tồn tại thông tin nhiều chiều Do đó,việc phân tích các chỉ số tài chính từ các các cáo bạch tài chính là thước đo đáng tin cậy trong quá trình phân tích đầu tư.

Do các cáo bạch tài chính của công ty được thông báo theo quý trong năm, để đảm bảo việc phân tích, ta có thể xây dựng một thước đo cho các chỉ số tài chính cho 28 công ty từ kết quả 3.1.1 như sau: d Đối với chỉ số tăng trưởng EPS và khả năng sinh lợi ROA, ROE

Tỷ lệ ROE được đánh giá càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông Tỷ lệ ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh Do đó ta sẽ so sánh tốc độ tăng trưởng của ROA qua các năm ( khoảng thời gian đánh giá là 3 năm, từ báo cáo quý 1/2008).

Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.

Hạng mục Tăng trưởng thấp Tăng trưởng cao

EPS 0,25 0,5 e Đối với chỉ số do thị trường đánh giá : P/B và P/E

P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

P/E trong khoảng 5-15 là bình thường, PE >20 là cao, khi đó cổ phiếu của công ty được định giá cao trong tương lai nhưng bao hàm nguy cơ rủi ro cao.

Hệ số PE 0 Zi Wi r i

Bảng trên cho ta kết quả nắm giữ các tài sản trong danh mục như sau: 7.9% mã FMC, 7.96% mã HBC, 31.55% mã TAC, 36,75% mã TIX và 15,83% mã VNM. Khi đó ta có danh mục đầu tư tối ưu theo thuật toán EGP.

3.2.2 Xác định tỷ trọng tài sản trong danh mục đầu tư theo Markowitz

Từ các bước sàng lọc ở trên, ta đã tạo dựng được danh mục đầu tư gồm 5 cổ phiếu Mục tiêu đề ra là lập danh mục đầu tư với 5 cổ phiếu đã lọc được trong danh mục P sao cho danh mục đầu tư có lợi suất được ấn định trước với mức độ rủi ro chấp nhận được Ở đây ta chọn lợi suất yêu cầu là 0.0308%/ngày,1% /360 ( lãi suất theo ngày của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm).

Sử dụng chuỗi lợi suất của 5 cổ phiếu trên ta tính được các kết quả sau:

Mã CP FMC HBC TAC TIX VNM

Ta có vectơ lợi suất trung bình của các cổ phiếu trong danh mục P

Ma trận hiệp phương sai V của 5 cổ phiếu trên như sau:

FMC HBC TAC TIX VNM

Xây dựng bài toán Markowitz: w

Bằng các phép tính trên Excel ta lần lượt tính được các tham số:

Bảng 3.12 Kết quả theo phương pháp Markowitz

Vậy phương pháp Markowitz cho kết quả đầu tư vào danh mục với tỉ trọng: 11.6% mã FMC; 19.17% mã HBC; -124.4% mã TAC; 12.13% mã TIX, 181,47% mã VNM Với tỉ trọng âm tức là thực hiện giao dịch “Bán khống” (short sale) Tuy nhiên hiện nay Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam chưa cho phép các cá nhân và tổ chức được phép bán khống chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn Hose và Hastc.Vậy điều kiện cần thỏa mãn là Wi>=0 và Zi>=0 Vậy các chứng khoán thỏa mãn được đưa vào danh mục Riêng TS4 sẽ bị loại khỏi danh mục Ta có thể làm tương tự như trên khi loại TS4 ra khỏi danh mục, kết quả sẽ được 1 danh mục tối ưu với tỉ trọng xác định

 Ở chuyên đề này ta sẽ chọn Danh mục đầu tư tối ưu theo tỉ trọng xác định là danh mục được thiết lập theo phương pháp EGP để thực hiện quá trình Quản trị danh mục đầu tư trong năm 2012.

Kết luận: Ta có danh mục P như sau:

P=(FMC: 0.079; HBC: 0.07959; TAC: 0.3155; TIX: 0.36754; VNM: 0.15837)

P = 0.004353 βP = 0.1753167 Ước lượng ma trận hiệp phương sai VP:

Như vậy : Rủi ro hệ thống danh mục P chiếm 0.029818%, Rủi ro phi hệ thống chiếm 99.97018%

Có thể kết luận danh mục đa dạng tốt.

Đánh giá hiệu quả thực thi và quản lý rủi ro danh mục đã lập

3.3.1 Đánh giá hiệu quả thực thi danh mục

Ta có kết quả sau:

Sharpe : SP 0.021499 > 0 Danh mục thực thi tốt

Treynor: TP 0.02304 > TB Danh mục thực thi tốt

Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả thực thị danh mục Đánh giá bằng hệ số α-Jensen

Kết quả từ phương trình SML:

P =rf + β(rM – rf) = 0.00013005 < rf = 0.000308 do rM – rf < 0

Kết luận: Danh mục P thực thi tốt

Minh họa kết quả bằng đồ thị:

Hình 3.1: Hệ số α-Jensen cho danh mục tối ưu

Từ đồ thị ta thấy : SΔV(k)= VABE là phần bù rủi ro thị trường có được từ lợi suất phi rủi ro Rf, tại điểm E, βP = βM và SBCDE là phần bù rủi ro danh mục P với βP > βM Do RACT(P) >

P , SEFGH là lợi suất thu được cho nhà đầu tư tại thời điểm 20/03/2012, theo hệ số αP trong mô hình CAPM thì nhà đầu tư có thế nhận định rằng các cổ phiếu có trong P đang được thị trường định giá cao.

Các nhân tố tác động trong phương trình SML:

Ta có phương trình SML như sau: P =0.000308 + 0.175317 (rM – rf)

Các nhân tố nội sinh tác động trong phương trình là: Hằng số rf và hệ số góc β Ảnh hưởng của lạm phát: Trong phương trình SML0, lãi suất phi rủi ro rf là lài suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm có thể gọi là lãi suất phi lạm phát.

Trên thực tế, r’f = rf + IP (tỷ lệ lạm phát dự kiến) Như vậy, khi tỷ lệ lạm phát tăng chúng ta phải cộng vào lãi suất thực phi rủi ro một lượng IP, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại do sức mua của đồng tiền giảm và lợi suất yêu cầu phải cao hơn, điều này làm cho đường SML0 dịch chuyển song song và đi lên một lượng chính bằng IP cho ta đường SML1. Ảnh hưởng do tâm lý nhà đầu tư: Các nhân tố trong phần (1.1.3) có thể tác động tiêu cực đến tâm lý đầu tư Trong trường hợp này ta giả định nhà đầu tư e ngại rủi ro hơn, điều này làm cho hệ số rủi ro β tăng, làm cho đường SML0 thay đổi độ dốc và trở thành đường SML’.

Cả hai khả năng trên dẫn đến: Nhà đầu tư cần một khoản đầu tư lớn hơn, yêu cầu lợi suất cao hơn và khả năng chịu rủi ro lớn hơn Khi đó, hệ số α-Jensen trong thời kì này có thể không còn đúng trong thời kì tiếp theo Do đó, nhu cầu quản lý rủi ro danh mục cho nhà đầu tư diễn ra cần diễn ra liên tục.

3.3.2 Quản lý rủi ro danh mục bằng mô hình VaR

Ta sử dụng mô hình kinh tế lượng ARCH/GARCH ước lượng giá trị rủi ro VaR cho từng tài sản trong danh mục và danh mục P.

3.3.2.1 Quản lý rủi ro cho tài sản trong danh mục

Chuỗi lợi suất cổ phiếu FMC : Từ kết quả mục (3.2.1), nhận thấy lợi suất chuỗi FMC có độ dao động mạnh, không đồng đều theo thời gian và chuỗi lợi suất FMC là dừng Như vậy chuỗi lợi suất FMC có hiệu ứng ARCH(m,n), ta có thể dùng mô hình GARCH(m,s).

Ta có lược đồ tự tương quan của chuỗi FMC:

Từ lược đồ tự tương quan ta có thể thấy cả AFC và PAFC trễ 1 thời kì với xác suất đều bằng 0.

Như vậy, ta sử dụng mô hình GARCH(1,1) cho chuỗi lợi suất FMC

Ta có phương trình ước lượng :

Với ước lượng của Ut và σt tương ứng là et của phương trình trung bình và set của phương trình phương sai

Các giá trị quan sát theo ngày tại t43, ta có Ut = 0.017549617 và σt 0.0276095553323, FMCt = 0.017857617

Ta dự báo các giá trị :

Ngày 20/03/2012, giá cổ phiếu FMC là 11300 VNĐ Giả sử nhà đầu tư nắm giữ 10000 Cổ phiếu, tương đương khoản đầu tư trị giá 113.000.000 VNĐ Ta có VaR(1 ngày, 95%) = 113.000.000*(FMC1044 – 1,64* 2 1044) =-3.961.159,594

Như vậy, với khoản đầu tư 113.000.000 VNĐ cho cổ phiếu FMC, thì khả năng thua lỗ với độ tin cậy 95% trong 1 ngày giao dịch là -3.961.159,594 VNĐ

Ta thực hiện hậu kiểm mô hình VaR cho cổ phiếu FMC :

Hình 3.2: Minh họa hậu kiểm mô hình VaR cho lợi suất CP FMC

Với 34 quan sát từ ngày 20/03/2012-06/04/2012, ta thấy số ngày P&L thực tế lớn hơn VaR(5%) thỏa mãn quy định của BIS, như vậy có thế kết luận mô hình VaR cho chuỗi lợi suất cổ phiếu FMC là chuẩn xác.

Thực hiện tương tự ta có : VaRHBC(1 ngày, 95%) = - 10.212.021,72 VNĐ

VaRTAC(1 ngày, 95%) = - 11.371.208,36 VNĐ VaRTIX(1 ngày, 95%) = - 6.145.703,399 VNĐ VaRVNM(1 ngày, 95%) = - 31.445.841,17 VNĐ

3.3.2.2 Quản lý rủi ro danh mục

P = (FMC: 0.079; HBC: 0.07959; TAC: 0.3155; TIX: 0.36754; VNM: 0.15837) σM 0.018508 σP 0.187906138

Giả sử các khoản tiền được đầu tư vào danh mục P tương ứng tỷ trọng các tài sản trong P như sau :

Cổ phiếu Khoản đầu tư (VNĐ)

Kết luận, với khoản đầu tư 525.000.000 VNĐ độ tin cậy 95%, khả năng danh mục P thua lỗ trong 1 ngày giao dịch là 58.202.108,3 VNĐ, trong 1 tuần giao dịch là 130.143.870,07 VNĐ

Do mô hình VaR đối với danh mục được tính toán dựa trên một luồng tiền cụ thể đầu tư vào danh mục Với kỳ vọng danh mục đầu tư P là danh mục tối ưu, nên việc cơ cấu lại tài sản hoặc cơ cấu khoản tiền đầu tư vào danh mục sẽ diễn ra không thường xuyên, vì thế ta có thể bỏ qua bước hậu kiểm VaR cho danh mục P.

Ngày đăng: 26/05/2023, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w