1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu thuận phát

73 5 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát
Tác giả Đỗ Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Th.S. Vũ Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về công ty CPĐTXNK Thuận Phát (8)
      • 1.1.1. Thông tin doanh nghiệp (8)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành phát triển (8)
      • 1.1.3. Lĩnh vực sản xuất (9)
    • 1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát (10)
      • 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát (0)
      • 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận (11)
    • 1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản phẩm (13)
      • 1.3.1 Danh mục sản phẩm sản xuất của công ty CP ĐTXNK Thuận Phát (13)
      • 1.3.2. Đặc điểm sản phẩm (13)
      • 1.3.3. Đặc điểm công nghệ sản xuất (15)
    • 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (16)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT (19)
    • 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận phát (20)
      • 2.1.1 Yếu tố chủ quan (20)
      • 2.1.1 Yếu tố khách quan (0)
    • 2.2 Hiệu quả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát (0)
      • 2.2.1 Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu (32)
      • 2.2.2. Công tác nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu (40)
      • 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu (41)
      • 2.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu (53)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUÂT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT (58)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty CPĐTXNK Thuận Phát (58)
    • 3.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty CPĐTXNK Thuận Phát (59)
      • 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm (59)
      • 3.2.2 Xây dựng chiến lược con người (60)
      • 3.2.3. Hoàn thiện công tác dự báo (0)
      • 3.2.4. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu (0)
      • 3.2.5. Hoàn thiện các kênh thông tin (0)
    • 3.3. Kiến nghị đến cơ quan nhà nước có liên quan (66)
  • KẾT LUẬN (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

Giới thiệu chung về công ty CPĐTXNK Thuận Phát

Tên đơn vị: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT Thành lập : Năm 2002 Địa chỉ : Tổ 7, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội Điện thoại :0435377452

Lao động : gần 400CB CNV

Ngành nghề KD : Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ống nhựa: HDPE, PVC, PPR Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ống, hộp thép và cuộn không gỉ.

1.1.2 Lịch sử hình thành phát triển

Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát được thành lập từ năm

2002 Trải qua chặng đường 10 năm phát triển không ngừng, đến nay, Thuận Phát đã xếp thứ 235 trong tổng số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 và được định hướng phát triển thành một trong những nhà sản xuất, kinh doanh ống Thép không gỉ, ống nhựa cấp thoát nước và tấm hợp kim nhôm (thương hiệu Vertu) hàng đầu tại Việt Nam.

Năm 2002, nắm bắt được nhu cầu ngày càng lớn của các sản phẩm ống hộp thép không gỉ (INOX) Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát đã ra đời với định hướng sản xuất các sản phẩm ống hộp thép không gỉ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và mở rộng ra thị trường quốc tế Nhà máy sản xuất Thép không gỉ Thuận Phát đi vào hoạt động từ năm 2002, được đặt tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, với tổng mức đầu tư ban đầu 20 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 3ha, gồm ba phân xưởng chính là xưởng lốc, xưởng mài và xưởng đánh bóng. Đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chủng loại và mẫu mã sản phẩm, nhà máy sản xuất Thép không gỉ Thuận Phát đã không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan, với công suất 40 tấn/ngày tương đương 14.600 tấn/năm Ngoài ra, toàn bộ các sản phẩm Thép không gỉ của Thuận Phát đều được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng trước khi xuất xưởng. Các sản phẩm Thép không gỉ Thuận Phát ngày càng được sử dụng rộng rãi trong

Lớp: Thương mại quốc tế ngành xây dựng, ngành chế biến thực phẩm, chế tạo máy…nhờ những đặc tính ưu việt sau: Độ sáng bóng cao, độ bền cơ học tốt, đàn hồi tốt, có thành phần hóa học chịu ăn mòn cao.

Năm 2005, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống và phụ kiện nhựa u.PVC, HDPE, PP-R cú đường kớnh từ ỉ20mm đến ỉ630mm phục vụ cỏc cụng trỡnh xõy dựng và dự ỏn cấp thoỏt nước cú quy mụ quốc gia và quốc tế.

Các sản phẩm Nhựa Thuận Phát được sản xuất bởi nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và châu Âu,… trên dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại công nghệ Đức, Italia phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Toàn bộ các sản phẩm Nhựa Thuận Phát trước khi xuất xưởng được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

Năm 2010, với sự lớn mạnh không ngừng trong sản xuất và kinh doanh Ban lãnh đạo Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa mới tại Yên Mỹ - Hưng Yên Nhà máy Nhựa Thuận Phát thuộc Công ty Cổ phần Đầu Tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát, đặt tại Thị trấn Yên Mỹ - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên Nhà máy được xây dựng trên diện tích 5ha, gồm 5 phân xưởng chính là xưởng sản xuất, xưởng xay nghiền, xưởng cơ điện, kho thành phẩm, kho nguyên liệu và các phòng/xưởng chức năng khác với tổng số vốn đầu tư ban đầu trên 4 triệu USD, công suất 58,5 tấn/ngày tương đương 21.081 tấn/năm.

Năm 2011, ban lãnh đạo Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực vật liệu xây dựng Cụ thể bằng việc sáp nhập nhà máy sản xuất tấm ốp nhôm nhựa với thương hiệu Vertu Nhà máy sản xuất Tấm ốp nhôm nhựa phức hợp thương hiệu Vertu được xây dựng trên diện tích 1,5 ha, nằm trong khuôn viên khu liên hiệp sản xuất của của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát, thuộc địa phận xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Năm 2012-2013 đứng trước những đổi mới về công nghệ sản xuất thép không gỉ xây dựng trên toàn cầu công ty mạnh dạn đầu tư loạt dây chuyền sản xuất inox và phụ kiện tiến tiến có xuất xứ từ Đài Loan Với công suất 90 tấn/ ngày cho ra sản phẩm có độ bóng cao đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường.

Tính đến hết năm 2013 với nỗ lực đầu tư không ngừng và mở rộng sản xuất kinh doanh Hiện tại Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát đã tham gia sản xuất trên hai lĩnh vực với các nhà máy và sản phẩm chủ yếu gồm:

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc

Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa: Ống nhựa HDPE, ống nhựa PPR, ống nhựa PVC và các phụ kiện nhựa.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm thép không gỉ: Ống và hộp thép không gỉ.

Bộ máy tổ chức của Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức

Nguồn: Báo cáo quản trị Công ty

Bộ máy tổ chức của công ty khá đơn giản và đi theo mô hình cơ cấu chức năng dạng hình tháp Có thể nhận thấy ban giám đốc, hội đồng quản trị là bộ phận trực tiếp nắm quyền hành quản lý mọi hoạt động từ sản xuất cho đến công tác hành chính, tài chính, hoạt động kinh doanh Cơ cấu này tạo sẽ tạo nên sự thống nhất trong các chỉ thị từ cấp cao và tạo được tính linh hoạt cao trong việc xử lý các vấn đề trong công ty.

Lớp: Thương mại quốc tế

Phòng TC-XNK Đại Hội Đồng Cổ Đông

Phòng KH - VT Phòng Marketing

SX Thép Không Gỉ (INOX)

PX Sản xuất ống nhựa

PX Sản xuất phụ kiện

PX sản xuất ống, hộp

Khối sản xuấtKhối Văn Phòng

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận Đại hội đồng cổ đông

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có quyết định cao nhất của Công ty.

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát HĐQT, Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của Công ty.

Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được thông qua hàng năm tại Đại hội cổ đông thường niên, là người tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo định hướng và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Tổng giám đốc có 03 phó tổng giám đốc phụ trách Sản xuất, Kinh doanh và Tài chính giúp việc.

Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị sản phẩm, bao gồm định hướng sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả và chế độ khuyến mãi Kiểm soát chiến lược bán hàng và lập kế hoạch sản xuất Theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng và hậu mãi Ở mỗi bộ phận kinh doanh được định hướng chia làm hai hệ thống kinh doanh gồm kinh doanh đại lý và kinh doanh dự án Với định hướng như vậy Ban lãnh đạo Công ty đã vạch ra chiến lược đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường theo cách bán buôn, lẻ và các dự án là các công trình xây dựng có nhu cầu sử dụng số lượng lớn các mặt hàng mà công ty có thể cung cấp.

Phòng Tài Chính- Xuất Nhập Khẩu

Là phòng triển khai và thực thi các công tác liên quan đến dòng chảy tiền tệ trong Công ty như huy động nguồn vốn, quy hoạch vốn, điều tiết và thanh toán các khoản phải trả Triển khai và thực hiện các công tác xuất nhập khẩu của toàn Công ty

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc như đề xuất phương án mua hàng hóa, mua máy móc, tiến hành các bước thương thảo hợp đồng, thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập và xuất bán hàng hóa máy móc.

Do có tính chất khá đặc thù là việc nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc chủ yếu sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng nên Công ty đã gộp bộ phận Xuất nhập khẩu và bộ phận tài chính lại làm một với mục đích thông tin giữa hai nhóm này được đảm bảo luôn thông suốt để có thể đưa ra được những quyết định mang tính hiệu quả cao.

Chịu trách nhiệm cập nhật số liệu, xử lý và phân tích số liệu, cung cấp thông tin kế toán và sử dụng các thông tin kế toán để đưa ra các tham mưa cho Ban giám đốc. Thiết lập, triển khai và kiểm soát chính sách, hệ thống quy trình kế toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước Thực hiện công tác quản trị tài chính tại Công ty, xem xét và đề xuất các giải pháp với Ban Tổng Giám đốc trong việc kiểm soát chi phí.

Phòng Kế hoạch - Vật tư

Tham mưu cho Ban lãnh đạo về giá và các đơn vị cung cấp vật tư, nguyên vật liệu về tính hiệu quả của đơn hàng, kế hoạch đặt hàng Ban hành và phân bổ Lệnh sản xuất cho các nhà máy sau khi nhận được thông tin từ phòng kinh doanh Báo cáo TGĐ để có giải pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo thời gian giao hàng. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất xây dựng và xét duyệt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư và phụ liệu khác để phục vụ sản xuất có hiệu quả Phối hợp với bộ phận quản lý chất lượng để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và hàng sản xuất.

Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho toàn Công ty, xây dựng quy trình tuyển dụng, xây dựng và kiểm soát thực thi Nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; giải quyết các tranh chấp về lao động và xây dựng các chương trình huấn luyện và đào tạo… Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện công việc về hành chính, y tế, an ninh… Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa : Bao gồm phân xưởng sản xuất ống nhựa và phân xưởng sản xuất phụ kiện nhựa và bộ phận kho vận( kho nguyên liệu, kho thành phẩm) Nhà máy này chuyên trách đảm nhận sản xuất, lưu kho vân chuyển các sản phẩm liên quan đến ống nhựa.

Nhà máy thép không gỉ : Bao gồm phân xưởng sản xuất ống hộp inox, bộ phận kho vận Chuyên trách đảm nhận sản xuất lưu kho vận chuyển các sản phẩm thép

Lớp: Thương mại quốc tế không gỉ

Bộ phận kế toán nhà máy : Chịu trách nhiệm thu thập số liệu trong quá trính sản xuất như lượng nguyên liệu đưa vào, số thành phẩm sản xuất mỗi ngày, sản phẩm tồn kho, chấm công công nhân… Các số liệu này được tổng hợp và báp cáo lên phòng kế toán khối văn phòng

Ban giám đốc nhà máy: Chịu trách nhiệm đốn đốc chỉ huy, xử lý các vấn đề trong khuân khổ nhà máy sản xuất.

Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản phẩm

1.3.1 Danh mục sản phẩm sản xuất của công ty CP ĐTXNK Thuận Phát

Sau gần gần 10 năm hình thành và phát triển Công ty CPĐTXNK Thuận Phát hiện là một trong những doanh nghiệp cung cấp ống nhựa và phụ tùng uPVC& HDPE, PP-R được người tiêu dùng tín nhiệm tại Việt Nam Trong đó sản phẩm ống nhựa nổi bật là dòng HDPE với sản lượng cùng khả năng tiêu thụ tăng nổi bật qua các năm Cùng với đó toàn bộ các sản phẩm Thép không gỉ của Thuận Phát sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A312 / JIS G3459 đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Các sản phẩm Thép không gỉ Thuận Phát ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, ngành chế biến thực phẩm, chế tạo máy…nhờ những đặc tính ưu việt sau: Độ sáng bóng cao, Độ bền, độ dẻo tốt, Chịu ăn mòn cao công ty CP ĐTXNK Thuận Phát tập trung sản xuất hai dòng sản phẩm ống hộp inox chính là inox 304 với thành phần nikel cao, và inox 201 với thành phần nikel thấp hơn Hiện nay , tại công ty CPĐTXNK Thuận Phát hai dòng sản phẩm này không có sự chênh lệch lớn về sản lượng và tốc độ tăng trưởng khá sát nhau.

Bảng 1 Danh mục sản phẩm sản xuất và sản lượng của công ty CP ĐTXNK

Thuận Phát năm 2010-2013 Đơn vị : tấn

Tên sản phẩm Sản lượng qua các năm

2010 2011 2012 2013 ống nhựa HDPE 3800 5700 7900 8650 ống nhựa PVC 2100 3000 4100 3900 ống nhựa PP-R 900 1890 2370 1800 ống hộp inox 201 4450 6540 7810 7700 ống hộp inox 304 6450 8790 10000 8350

Nguồn báo cáo kế toán sản xuất năm 2010-2013 công ty ĐTXNK Thuận Phát 1.3.2 Đặc điểm sản phẩm

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc Đặc tính các sản phẩm nhựa

 Các sản phẩm nhựa HDPE

Trong các loại ống nhựa,ống nhựa HDPE ngày càng được sử dụng nhiều do những đặc tính quý báu của nó hơn hẳn tính chất của các loại ống nhựa khác: Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ, có hệ số truyền nhiệt thấp (nước không bị đông lạnh), độ bền cơ học và độ chịu va đập cao, sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật độ bền không dưới 50 năm, có độ uốn cao, chịu được sự chuyển động của đất (động đất), chịu được ánh nắng mặt trời không bị ion hóa dưới tia cực tím của ánh sáng mặt trời và giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp so với các loại ống khác.

 Các sản phẩm nhựa PVC Ống nhựa u.PVC ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống, dần dần thay thế các loại ống gang, thép, xi măng vì nó có nhiều ưu điểm hơn như: Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ, chịu được áp lực cao, lắp đặt nhẹ nhàng, chính xác, bền không thấm nước, độ bền cơ học và độ chịu va đập cao, sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật độ bền không dưới 50 năm, giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp so với các loại ống khác.

Không sử dụng liên tục ở một trong các điều kiện sau: Nhiệt độ lớn hơn 45°C và dưới tác dụng của tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời

 Các sản phẩm nhựa PP-R Ống nhựa PP-R được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 8077:1999 có các tính năng: Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển, độ bền cơ học và độ chịu va đập cao, dùng để vận chuyển chất lỏng,chất khí, xu hướng đóng cặn và tỉ trọng ống thấp, tuổi thọ cao trên 50 năm, hệ số giãn nở nhiệt lớn hơn so với ống kim loại, có thể sử dụng ở nhiệt độ từ 70°C đến 95°C và chi phí lắp đặt thấp. Đặc tính của sản phẩm thép không gỉ

Thép không gỉ được Công ty nhập về chủ yếu ở dạng cuộn sau đó được xẻ thành các khổ băng nhỏ hơn, thép không gỉ từ dạng băng được gia công thành ống tròn, hộp vuông và hộp chữ nhật các kích cỡ khác nhau trên máy làm ống hộp thép để cung cấp ra thị trường ngoài các hình dạng nêu trên thép không gỉ còn được thể hiện ở các dạng như cây đặc và dây thép không gỉ.

Thép không gỉ dạng ống hộp thường được sử dụng trong các công trình dân dụng như tủ bếp, giá để đồ hay lan can cầu thang Dạng cây đặc được dùng trong công nghiệp ở các chi tiết, thiết bị máy móc cần độ bền cao Trong lĩnh vực y tế người ta thường chế tạo từ dạng tấm cuộn mà ta có thể gặp Inox trong các thiết bị từ giường

Lớp: Thương mại quốc tế bệnh đến cá y cụ, các bồn chứa hóa chất v.v… Sản phẩm có khả năng thay thế rất cao cho các nguyên liệu truyền thống như tre, gỗ, thép, nhôm v.v Với mỗi loại sản phẩm được dùng đúng mục đích, thép không gỉ có thể coi là vật liệu với độ bền vĩnh cửu sẽ là sản phẩm có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại vật liệu truyền thống khác.

1.3.3 Đặc điểm công nghệ sản xuất

Về công nghệ sản xuất nhựa

Hiện tại nhà máy Nhựa đang sử dụng hai công nghệ sản xuất chính Công nghệ ép đùn đối với các sản phẩm ống nhựa, các thiết bị ép đùn của các hãng chế tạo hàng đầu thế giới KRAUSS MAFEI, CICINNATI, BATTEFNEL, AMUT của Đức, Italia, Trung Quốc… Công nghệ ép phun dùng sản xuất các sản phẩm phụ kiện PP-R và PVC sử dụng thiết bị ép phun được nhập khẩu từ Trung Quốc do ưu thế về giá và khả năng cung cấp vật tư thay thế nhanh chóng.

Về công nghệ sản xuất inox

Tất cả các dây chuyền sản xuất thép không gỉ của nhà máy inox Thuận Phát đều sử dụng máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc Các dây chuyền sản xuất gồm máy xẻ băng, máy làm ống và máy đánh bóng Hiện tại các máy móc này đáp ứng phần lớn thị hiếu của khách hàng về sản phẩm thép không gỉ trang trí ở dạng ống tròn, hộp vuông và hộp chữ nhật Trong tương lai không xa, Thuận Phát sẽ có các sản phẩm đặc thù hơn như ống đốt trúc, ống xoắn hay ống profile dùng làm giá đỡ gương kính Công nghệ sản xuất các sản phẩm này đều có thể nhập khẩu từ Trung Quốc với chất lượng tốt, dễ vận hành và đáp ứng được tiến độ bảo hành, bảo trì và thay thế thiết bị phụ tùng.

1.3.4 Đặc điểm thị trường tiêu thụ

Nói về tình hình chung ngành nhựa Việt Nam, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành nhựa tốt nhất thế giới Năm 2010 ngành nhựa Việt Nam đạt tăng trưởng trên 20% về giá trị và 18,75% về sản lượng so với năm

2009 Bắt đầu từ năm 2012, ngành nhựa Việt Nam đã chính thức là ngành đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD Tính đến năm 2013, nhu cầu tiêu thụ nhựa trong nước ước đạt 32kg/người /năm, tăng 15 % so với năm 2009 và gấp đôi so với năm 2006. Như vậy với ngành nhựa Việt Nam đang là một thị trường vô cùng hấp dẫn cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

Trong bốn nhóm ngành nhựa Việt Nam bao gồm :Nhựa bao bì, Nhựa vật liệu xây dựng, Nhựa tiêu dùng, Nhựa kỹ thuật cao thì công ty CPĐTXNK Thuận Phát đang sản xuất các sản phẩm nhựa trong nhóm ngành thứ hai ( Nhựa vật liệu xây dựng ) Đặc

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc điểm thị trường tiêu thụ trong nhóm ngành này của công ty CPĐTXNK Thuận Phát có ba điểm đáng lưu ý đó là:

-Thứ nhất thị trường tiêu thụ ống nhựa chủ yếu là các đại lý vật liệu xây dựng vừa và nhỏ, tình hình tiêu thụ của các đại lý này chi phối hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi đó các đại lý là nơi phân phối vật liệu xây dựng cho nhu cầu xây dựng dân sinh có quan hệ mật thiếu với tình hình biến động bất động sản và nhu cấu xây dựng cá nhân Điều này khiến thị trường trở tiêu thụ ống nhựa Thuận Phát lên khó đoán và biến đổi liên tục.

- Thứ hai, ngoài việc bán hàng cho các đại lý, các dự án cung cấp toàn bộ vật liệu cho công trình cũng là thị trương đáng lưu tâm, thị trường này chi phối bởi các kế hoạch dự án xây dựng trong tương lai Nếu không có một kênh thông tin hiệu quả công ty khó có thể tiếp cận thị trường hấp dẫn này

- Cuối cùng,hiện tại, ở Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ống nhựa dân dụng, trong đó có các thương hiệu lớn như Tiền Phong, Bình Minh… được nhiều người tiêu dùng biết đến nên khả năng cạnh tranh của công ty này là tương đối cao Về sản lượng sản xuất hàng năm Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong dẫn đầu (thị trường tiêu thụ chủ yếu ở phía Bắc), tiếp đến là các công ty như: Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (tiêu thụ chính từ miền Trung trở vào phía Nam), Công ty nhựa Đạt Hoà, Công ty nhựa Minh Hùng, Công ty nhựa Đệ Nhất Công ty CPĐTXNK Thuận Phát chỉ mới dùng lại ở việc cạnh tranh trên một số mặt hàng có thế mạnh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong bốn năm trở lại đây mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp nhiều khó khăn Song với nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ kinh doanh cũng như sự cố gắng của các bộ phận phòng ban trong toàn thể Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn không ngừng phát triển qua từng năm Cụ thể được thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh qua các năm

Lớp: Thương mại quốc tế

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 423.351.804.16

Doanh thu các sản phẩm thép không gỉ 294.233.926.07 8

Doanh thu các sản phẩm nhựa 129.117.878.08

2.1 Giá vốn hàng bán thép không gỉ 278.051.060.14

2.2 Giá vốn hàng bán nhựa 105.140.464.56

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 40.160.279.451 69.432.734.065 158.370.394.147 116.591.625.061

4 Doanh thu hoạt động tài chính 23.839.381 162.976.885 51.212.112 47.526.541

6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.248.407.308 7.521.872.826 9.652.454.154 7.526.598.748

8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

10 Tổng lợi nhuận trước thuế 7.254.154.254 19.254.254.141 37.936.688.296 5.205.757.336

11 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 1.813.538.563 4.813.563.535 9.484.163.152 1.301.439.334

Bảng 2: báo cáo tài chính công ty ĐTXNK Thuận Phát giai đoạn 2010 -2013 Đơn vị : VNĐ

Nguồn : Báo cáo tài chính công ty

SV: Đỗ Hồng Ngọc 13 Lớp: Thương mại quốc tế

Mức tăng trưởng lợi nhuận của Công ty qua từng năm đã có những biến động khá rõ rệt, giảm từ 266.6% và giảm xuống còn 197% năm 2012 , năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 83% Nhìn chung mức tăng trưởng lơi nhuận không cao như kỳ vọng thậm chí đến năm 2013 mức tăng trưởng lợi nhuận là âm, tương quan lợi nhuận giữa các năm là các con số sụt giảm tuy nhiên mức lợi nhuận khá ổn định qua các năm

Trong ba năm 2010-2012 mức lợi nhuận và doanh thu trong cả hia ngành sản xuất nhựa và thép không gỉ đều có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt lợi nhuận của năm này thường có xu hướng gấp đôi năm trước Điều đáng nói là sự tăng trưởng này có được, mặc dù mức giá vốn hàng hóa hàng hóa trong ba năm 2010-2012 liên tục tăng mạnh năm 2010 là hơn 383 tỷ đồng đến năm 2011 đạt hơn 680 tỷ đồng và năm

2012 là hơn 1200 tỷ đồng, giá nguyên vật liệu chi phí sản xuất tăng mạnh chứng tỏ nhu cầu của thị trường trên đà tăng trưởn, phát triển tốt Như vậy trong ba năm này thị trường tiêu thụ khá khả quan với doanh nghiệp đông thời doanh nghiệp cũng đã quản lý tốt chí phí sản xuất, kinh doanh Đến năm 2013 thị trường có chiều hướng đi xuống khi mà giá vốn hàng hóa không còn tăng mạnh, doanh nghiệp cũng đạt mức lợi nhuận tăng trưởng thấp hơn, đặc biệt là doanh thu đối với ngành sản xuất inox sụt giảm từ năm 2012 là 924 tỷ đồng xuống còn 744 tỷ đồng năm 2013 nguyên nhân có thể do tình hình tiêu thụ thép không gỉ đang đi xuống, bộ phân khi doanh chưa bắt nhịp được với nhu cầu mới trên thi trường Trước kết quả kinh doanh này doanh nghiệp cần phải có sự điều chỉnh kịp thời để đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận phát

Nhập khẩu tại công ty Thuận Phát thực chất là việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty Việc duy trì lượng nguyên liệu bao nhiêu để đảm bảo sản xuất ổn định mà không gây mất chi phí cơ hội, khả năng đáp ứng chứa hàng của cả hệ thống kho bãi là bao nhiêu thì không quá tải là những vấn đề có tác động trực tiếp tới quyết định nhập khẩu nguyên liệu Hoạt động nhập khẩu Công ty chịu tác động trực tiếp của các yếu tố chủ quan như quy mô sản xuất, quy mô nhập khẩu, giá nhập khẩu và khả năng tài chính hiện thời của Công ty, cùng các yếu tố khách quan từ thị trường nguyên liệu thế giới cùng các yếu tố tài chính khác.

2.1.1.1 Quy mô hoạt động sản xuất

Vì các nguyên vật liệu hạt nhựa và tấm inox của công ty CPĐTXNK Thuận Phát đều cần phải có nhà kho bảo quản chính ví vậy quy mô xưởng sản xuất và nhà kho lá yếu tố khá quan trọng khi nhập khẩu nguyên vật liệu Công ty CP ĐT XNK Thuận Phát có hai nhà máy với tổng diện tích 35.700m2 Trong đó nhà máy sản xuất ống thép không gỉ có 3.500m2 là xưởng sản xuất và 4.200m2 là kho bãi chứa nguyên liệu và thành phầm ống thép không gỉ, nhà máy nhựa có diện tích xưởng sản xuất là 6.500m2, kho nguyên liệu 3.200m2 và kho, bãi chứa ống nhựa là 16.000m2 và hơn 2.000m2 là khu vực văn phòng và nội bộ Với diện tích nhà xưởng kho bãi lớn công ty hoàn toàn có thể nhập khẩu những lô hàng có khối lượng lớn trong cùng một thời điểm, đồng thời có khả năng lưu kho, giữa gìn phẩm chất nguyên vật liệu nhập khẩu.

Quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, khối lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, khi quy mố sản xuất lớn sẽ dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu thường xuyên liên tục và lượng nhập khẩu tương xứng và ngược lại

Hiện tại, hai nhà máy của Công ty đã đi vào hoạt động một cách ổn định nhưng cùng với sự vận động đi lên, cả hai nhà máy sẽ được nâng cấp, mở rộng nhằm nâng cao công suất sản suất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Nhà máy làm ống thép không gỉ với 23 máy làm ống, hộp, 6 máy mài và đánh bóng cho ra sản lượng 40 tấn/ngày tương đương công suất 14.600 tấn/năm Đây là một sản lượng khá lớn so với nền công nghiệp sản xuất thép không gỉ tại Việt Nam ở giai

Lớp: Thương mại quốc tế đoạn 2010 -2012 Ở quy mô sản xuất này lượng nguyên liệu nhập khẩu tương đương

60 container loại 20feet/ tháng Lượng nguyên liệu tồn kho luôn đảm bảo ở mức trên 1.000 tấn và thường xuyên duy trì việc đặt hàng 10 ngày 1 lần.

Nhà máy nhựa của Công ty có 11 máy đùn ống, năm 2011-2012 Công ty đã đầu tư thêm 2 dây chuyền làm ống PVC, HDPE nâng công suất từ 55 tấn/ ngày lên 58,5 tấn/ ngày tương đương 21.000 tấn/năm Với đặc điểm sản xuất của ống nhựa, việc gia nhiệt bắt đầu quá trình sản xuất hao tốn một lượng năng lượng rất lớn và tạo ra một lượng phế của ống đang sản xuất ít nhất có chiều dài là 12m nên việc dừng máy là điều hết sức tránh vì thế việc duy trì lượng tồn kho nguyên liệu đảm bảo là làm giảm chi phí sản xuất rất đáng kể Trong các năm qua quy mô sản xuất liên tục tăng của công ty CPĐTXNK Thuận Phát có tác động rõ mạnh mẽ đến quy mô hoạt động nhập khẩu. Trước đó trung bình mỗi loại nhựa nguyên liệu cộng với phụ gia của chúng được đảm bảo tồn kho 300 tấn trở lên, việc duy trì đặt hàng là 11 ngày 1 lần thi sau khi nâng công suất nhà máy con số này nâng lên là 500 tấn,việc duy trì đặt hàng là 8 ngày 1 lần Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu mới cũng được thúc đẩy Điển hình là trong năm 2012 công ty CPĐTXNK Thuận Phát lần đầu nhập khẩu lô hàng hạt nhựa HDPE lên đến 500 tấn xuất xứ Ảrập Xeut đáp ứng nhu cầu sản xuất gia tăng.

Hai mặt hàng được Công ty nhập khẩu là thép không gỉ và hạt nhựa PVC, PPR và HDPE Tại thời điểm Công ty đưa nhà máy làm ống thép đi vào sản xuất năm 2002 và nhà máy làm ống nhựa 2005 thì các nguyên liệu này hoàn toàn phải nhập khẩu, chưa có đơn vị nào trong nước sản xuất được hay gia công tạo giá trị gia tăng trên các sản phẩm trên

Hiện tại các công ty trong nước đã có thể tạo ra các giá trị gia tăng trên các loại nguyên liệu trên như Posco đã cán nguội thép không gỉ tại Việt Nam hay Công nhựa Châu Âu đã tổng hợp được MasterBack từ HDPE hay LLPE Tuy nhiên sản lượng còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thị trường Việt Nam.

Biểu đồ 1: Chủng loại và lượng nguyên vật liệu công ty ĐTXNK nhập khẩu trong giai đoạn 2010-2013 Đơn vị : tấn

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc

Nguồn: Phòng TC-XNK công ty ĐTXNK Thuận Phát

Trong nhóm nguyên vật liệu hạt nhựa, hạt HDPE là chủng loại nguyên vật liệu mà công ty CPĐTXNK Thuận Phát nhập khẩu nhiều nhất trong giai đoạn 2010-2103 với mức độ nhập khẩu liên tục tăng mạnh qua các năm 2010-2012 và đến năm 2013 lượng nhập khẩu đạt trên 8000 tấn chính vì vậy những biến động về giá cả, nguồn hàng của hai loại nguyên vật liệu này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty CPĐTXNK Thuận Phát Hai loại nguyên vật liệu hạt nhựa khác là PPR và PVC chiếm tỷ lệ nhập khẩu nhỏ hơn và có mức tăng thấp hơn do đây không phải là nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng chủ lực của công ty.

Về nguyên vật liệu tấm thép không gỉ duy trì lượng nhập khẩu và mức tăng trưởng rất tốt qua các năm 2010-2012, từ 11090 tấn năm 2010 lên đến 20000 tấn năm

2012 ,nhưng có sự sụt giảm đáng kể trong năm 2013 xuống còn 16700 tấn Trong năm

2013 theo các báo cáo không gi nhận tình hình bất thường nào về nguồn nguyên liệu thép không gỉ trên thế giới vì vậy nguyên nhân có thể do tình trang kinh doanh, sản xuất giảm sút.

Một điểm đáng chú ý là :Các sản phẩm hạt nhựa được được trùng phân từ poli Etilen nguồn gốc từ công nghiệp hóa dầu Một phần nhỏ có nguồn gốc từ việc tái sinh. Còn thép không gỉ (Inox) là một sản phẩm của quá trình luyện thép có đặc tính cơ, lý và hóa học khá đặc biệt Thép không gỉ ít bị oxy hóa, khả năng chống ăn mòn trong môi trường kiềm hoặc axit tốt Thành phần hóa học chủ yếu là Sắt (Fe) ngoài ra còn được gia tăng các hóa chất khác như Nikel (Ni), Crôm (Cr), Titan (Ti) Thép không gỉ được chia ra làm 3 nhóm với 63 loại khác nhau để sử dụng cho từng mục đích riêng biệt Hàm lượng Crôm tương đương với hàm lượng Nikel có trong thép không gỉ quyết định tính không gỉ của thép và với giá thành của những kim loại quý này thì tính

Lớp: Thương mại quốc tế không gỉ càng cao giá thành thép không gỉ càng cao Chính vì yếu tố này nên có thể nói việc nhập khẩu nguyên liệu hạt nhựa và thép không gỉ của doanh nghiệp chịu rất nhiều biến động từ các ngành sản xuất kim loại, hóa dầu

Dự báo nguyên liệu tồn kho

Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các các chỉ tiêu về lượng hàng hóa là nguyên liệu tồn kho cho từng loại nguyên, phụ liệu cụ thể Cùng với các chỉ tiêu sản xuất và định mức tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất, lượng nguyên liệu tồn kho sẽ chỉ ra số lượng của một loại nguyên liệu là bao nhiêu Ví dụ trong Quý III năm 2011, kế hoạch mua thép không gỉ loại SUS 304 dầy 0,4mm của nhà máy như sau:

Nhà máy cần 400.000kg thép nguyên liệu để sản xuất.

Tồn kho tại thời điểm trên là 100.000kg, trong đó loại đã xẻ băng là 10.000kg và chưa xẻ băng là 90.000kg. Định mức tiêu hao nguyên liệu chưa xẻ băng là 7%.

Như vậy lượng tồn kho sản xuất là: 10.000 + 90.000 - 90.000*0.07 = 93.700kg

Do đó lượng cần mua sẽ là 400.000 – 93.700 = 306.000 kg.

Con số đưa ra là số tối thiểu phải nhập cho loại nguyên liệu trên, tuy nhiên do tính toán về hệ số an toàn mà có thể đề xuất mức nhập là 350.000kg Cùng với cách tính toán tương tự cho các loại nguyên liệu khác sẽ ra một bản kế hoạch chi tiết cho các chỉ tiêu cần mua sắm hoặc nhập trong kỳ

Hiệu quả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc có yếu tố sống còn Công tác tài chính hoạch định, huy động vốn và phân bổ khoảng 50% lượng vốn cho công tác nhập khẩu của Công ty Một lượng vốn khá lớn chiếm khoảng 70% tổng lượng vốn có được là nhờ hoạt động tài trợ tài chính của các Ngân hàng Thương mại Hầu hết lượng vốn mà Ngân hàng tài trợ đều được đảm bảo bằng tài sản là hàng hóa hình thành từ vốn vay nên việc nhập khẩu hàng hóa bằng hình thức mở L/C tại Ngân hàng luôn được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo lợi ích, tránh rủi ro cho Ngân hàng. Ở một khía cạnh khác, việc sử dụng vốn vay lớn tại Ngân hàng cũng đã gặp không ít các khó khăn khi các Ngân hàng TMCP không thực sự khỏe Việc điều tiết các chỉ tiêu của Ngân hàng hay thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đã làm hạn chế hay nới lỏng việc cấp vốn cho hoạt động nhập khẩu một mặt hàng hóa nào đó Khi mà mặt hàng thép không gỉ đã có sản xuất trong nước thì việc nhập khẩu không được khuyến khích Điều này đã làm suy giảm sản lượng nhập khẩu của Công ty đối với mặt hàng này.

2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Cổ Phần Đầu

Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát.

2.2.1 Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu

Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là những quốc gia dẫn đầu nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính cho ngành sản xuất ống nhựa tại Việt Nam nói chung.

Lớp: Thương mại quốc tế

Biểu đồ 6 Các nước cung cấp chính nguyên vật liệu nhựa cho Việt Nam

Nguồn Các số liệu trong “Tổng quan ngành nhựa Việt Nam năm 2010-2012” www.vietrade.gov.vn Đối với công ty đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát nói riêng Nguyên liệu HDPE: Cơ bản là sử dụng 2 nguyên liệu PE80 & PE100 được Công ty nhập khẩu từ các nước Nhật Bản chiếm 36,1% tương đương 4,3 triệu USD, Singapore chiếm 30,9% (3,67 triệu USD), Thái Lan chiếm 18% (2,133 triệu USD), còn lại là từ các quốc gia Hàn Quốc và Ảrập Xeut với các tỷ lệ tương ứng là 8,4% và 6,6% Như vậy hiện công ty đang sử dụng các nguồn hàng tiêu biểu đồng thời công ty cũng sử dụng một số nhiên liệu có chất lượng tương đương được sản xuất trong nước để hưởng cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Biểu đồ 7 Thống kê nguồn cung cấp nguyên liệu nhựa cho công tư ĐTXNK

Nguồn Các số liệu thống kê phòng TC-XNK công ty ĐTXNK Thuận Phát

Nguyên liệu PP-R: được Công ty nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản và Ảrập Xeut Bột

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc nhựa PVC: được nhập khẩu từ các Công ty Nhật Bản như Itochu, Marubeni hay Mitshubitshi.

Nguyên liệu thép không gỉ:

Biểu đồ 8 Thống kê nguồn cung cấp nguyên vật liệu thép không gỉ cho công ty ĐTXNK Thuận Phát 2010-2013

Nguồn Các số liệu thống kê phòng TC-XNK công ty ĐTXNK Thuận Phát

Trong số hơn 60 loại thép không gỉ đã được các nhà luyện thép trên thế giới công bố thì Thuận Phát chủ yếu nhập khẩu SUS 304 và SUS 201, số ít còn lại là SUS

430 và SUS 316 Các nguyên liệu này có từ nguồn cung dồi dào của các nước có nền công nghiệp phát triển sản xuất với sản lượng lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Đức Trong đó ba nước cung cấp nguyên liệu thép không gỉ chính cho công ty là Ấn Độ với 31% tiếp theo đó là Hàn Quốc với 28% và Tung Quốc với 20%.

Dưới đây là biểu đồ mô phỏng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Thuận Phát qua 3 năm từ 2010 đến 2013 Biểu đồ thể hiện giá trị được tính bằng USD

Lớp: Thương mại quốc tế

Biểu đồ 9.kim ngạch nhập khẩu 2010 –2013 Đơn vị tính:Nghìn Đôla Mỹ

Nguồn: Báo cáo thống kê kế toán Công ty từ 2009 đến 2013

Từ biểu đồ có thể thấy hai mặt hàng được Công ty nhập là Thép không gỉ và hạt nhựa các loại qua các năm có giá trị tương đương nhau Ở hai năm trước sản lượng thép không gỉ nhỉnh hơn hạt nhựa nhưng đến năm 2012 và 2013 thì kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa cao hơn thép không gỉ Giá trị nhâp khẩu nhựa năm 2010 là xấp xỉ 1980 nghìn USD thì thép không gỉ là xấp xỉ 2010 USD, năm 2011 nhập khẩu nhựa là 2370 nghìn USD thì thép không gỉ đạt gần 2620 nghìn USD, năm 2012 nhập khẩu nhựa đạt xấp xỉ 6 triệu USD còn thép không gỉ đạt 5,5 triệu USD Nhập khẩu nhựa tăng 2,6 lần so với năm 2011 và thép tăng hơn 2 lần so với năm 2010 Riêng năm 2013 thì lượng nhập khẩu nguyên liệu thép không gỉ sụt giảm rất mạnh khi kim ngạch còn 3,9 triệu USD.

Mức tăng nhập khẩu ngoạn mục năm 2012 có thể được lý giải bởi việc đi vào hoạt động ổn định của hệ thống máy móc tại hai nhà máy và việc gia tăng quy mô sản xuất đang diễn ra tại hai nhà máy là rất đáng kể Góp mặt vào sức tăng nêu trên phải kể đến các lý do khác như tỷ giá hối đoái ổn định, thị trường tiêu thụ phục hồi sau giai đoạn suy thoái năm 2007-2008 Tuy nhiên, thị trường tiêu thu không ổn định có chiêu hướng đi xuống trong năm 2013 làm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng nguyên liệu phục vụ cho đầu vào của sản xuất, điều này có thể thấy rõ trong việc giảm sút kim nghạch nhập khẩu thép không gỉ

Lượng nhập khẩu này gần như đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp,đánh giá dựa trên lượng nguyên liệu tồn kho trong bốn năm Đối với sản xuất nhựa lượng tồn kho nguyên liêu cần thiết là trên 500 tấn, đối với sản xuất ống thép không gỉ

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc lượng tồn kho nguyên liệu cần thiết là trên 1000 tấn.

Kết quả công tác dự báo định mức nhập khẩu

Tổng hợp kết quả dự báo nhập khẩu nguyên liệu và thực tế đối với ngành sản xuất nhựa và sản xuất thép không gỉ của tổng công ty Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát. Đối với ngành sản xuất nhựa

Biểu đồ 10.so sánh dự báo nguyên liệu (hạt nhựa) nhập với lượng nhập thực tế

Nguồn báo cáo phòng TC-XNK công ty ĐTXNK Thuận Phát năm 2010-2013 Đối với ngành sản xuất thép không gỉ

Lớp: Thương mại quốc tế

Biểu đồ 11 so sánh dự báo nguyên liệu (tấm inox) nhập với nguyên liệu nhập thực tế 2010-2013 Đơn vị : Tấn

Nguồn : Báo cáo phòng TC-XNK Công ty ĐTXNK Thuận Phát năm 2010-2013

Công tác dự báo khá sát với thực tế ta có thể nhận thấy lượng chên lệch với nguyên vật liệu nhựa thường không quá 4000 tấn Bên cạnh đó ta cũng có thể nhận thấy rõ ràng công tác định mức cho ngành sản xuất thép không gỉ có phần tốt hơn so với ngành nhựa khi mức chênh lệch lớn nhất chỉ khoảng 2500 tấn Trong bốn năm con số dự báo thường thấp hơn con số thức tế, tuy nhiên điều này có thể lý giải được vì nếu thiếu nguyên liệu doanh nghiệp có thể đặt hàng bổ sung nhưng nếu dư thừa quá nhiều nguyên vật liệu sẽ dẫn đến sự hao phí nhất là trong trường hợp doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ, nguồn vốn có giới hạn nhất định

2.2.1.3 Quy trình nhập khẩu Đề nghị báo giá

Qua nhiều năm hoạt động công ty đã có một số nhà cung cấp uy tín như nhà phân phối hạt nhựa công nghiệp WELLSEA Trung Quốc,công ty hóa dầu WUHAN Đài Loan, tập đoàn công nghiệp HYOSUNG Hàn Quốc Tập đoàn thép POSCO Hàn Quốc Vì thế khi các điều kiện chuẩn bị cho việc nhập khẩu hàng hóa đã hoàn tất thì đề nghị chào giá là công việc đầu tiên cho một quy trình nhập khẩu hàng gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Đề nghị chào giá được đưa ra cho nhiều nhà cung cấp với cùng một chủng loại hàng hóa nhằm tìm kiếm nhà cung cấp với giá cả thấp nhất và phù hợp nhất với tập quán làm việc của Công ty Công việc này được tiến hành bằng E-mail và thông

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc thường nhận được chào hàng ngay trong ngày Đối với nhiều đơn vị chào hàng Inox, hàng được chào chỉ có giá trị trong ngày và mặc nhiên không có giá trị trong ngày kế tiếp.

Tổng hợp giá chào và đề xuất phương án nhập khẩu

Tất cả các chào giá sẽ được tập hợp trong một bảng chào giá, nơi ghi chép tất cả các thông tin về nhà cung cấp, chủng loại hàng hóa và giá cả hàng được chào Đây sẽ là một tài liệu lưu trữ nhằm đánh giá giá thành nguyên liệu qua từng thời điểm cụ thể của từng nhà cung cấp Một lý do nữa nó sẽ là một đề xuất lên Ban lãnh đạo Công ty khi giá hàng có những vấn đề lớn như cao hơn giá yêu cầu của Ban lãnh đạo hay yêu cầu riêng về một nhà cung cấp nào đó không được đáp ứng như yêu cầu Trên bảng tổng hợp này bộ phận xuất nhập khẩu sẽ ghi chú trên đó việc nhập khẩu sẽ được hàng hóa sẽ được nhập khẩu theo hình thức nào và sử dụng nguồn vốn tại Ngân hàng nào. Khi Công ty đồng ý với các điều kiện nêu trên bảng tổng hợp thì ngưới chịu trách nhiệm ký duyệt hoặc còn vấn đề gì mà chưa đáp ứng được yêu cầu thì yêu cầu được phê luôn lên bảng trên

Thông thường bảng tổng hợp giá chào hàng được xây dựng và lưu trữ như một loại tài liệu lưu thông tin hàng chào và là một bằng chứng về việc bộ phận xuất nhập khẩu đã tiến hành các thủ tục theo quy trình để mua hàng Còn giá hàng thường được trao đổi bằng lời giữa lãnh đạo Công ty với nhân viên để yêu cầu về giá khi yêu cầu chào hàng được tiến hành.

Hoàn giá và chấp nhận chào hàng

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUÂT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT

Định hướng phát triển của Công ty CPĐTXNK Thuận Phát

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Công ty CPĐTXNK Thuận Phát

Tập trung dồn toàn bộ nhân tài, vật lực đầu tư cho việc sản xuất để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý nhất

Tập trung triển khai và xây dựng hệ thống phân phối trên khắp mọi miền trong cả nước để đưa thương hiệu THUẬN PHÁT trở thành một trong những thương hiệu vững mạnh, xứng đáng là niềm tin của mọi công trình.

Khai thác và phát triển các thị trường ngoài nước để đưa tên tuổi các sản phẩm Việt Nam bay xa hơn.

Chính từ những định hướng phát triển này doanh nghiệp đang có kế hoạch tiếp cận với các nhà cung cấp nguyên liệu mạnh trên thế giới, đồng thời tiếp nhận, chuyển giao nhưng công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm

3.1.2 Định hướng nâng cao hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty CPĐTXNK Thuận Phát

Công ty CPĐTXNK Thuận Phát với gần năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm ống nhựa xây dựng và ống inox nội thất Công ty, đã đạt được được nhiều kết quả đáng mừng trong công tác nhập khẩu nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, và đêt duy trì kết quả này ban lãnh đạo công ty đã đề ra những định hướng cho hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu trong thời gian tới.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa và tấm inox đạt 20 triệu Đôla mỹ trong giai đoạn tiếp theo bằng 200% so với ước thực hiện năm 2013 Tương ứng với sản lượng sản xuất đạt trên 22.000 tấn/ năm với sản phẩm nhựa và 35.000 tấn /năm với sản phẩm thép không gỉ Tiếp cận được với nguồn hàng mới bắt nhịp với xu hướng công nghệ trên thế giới Tăng mức lợi nhuận thu về trên chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu lên 0,4 đối với cả hai ngành sản xuất Điều này đồng nghĩa với việc tăng mức lowih nhuân lên 150% so với năm 2013 và giữa ổn định chi phí nhập liệu trong thời gian tới. Muốn đạt được các con số như vậy, công ty CPĐTXNK Thuận Phát.đã vạch ra phương hướng như sau:

Công ty CPĐTXNK Thuận Phát tranh thủ tiềm năng sẵn có về vốn, và kinh nhiệm để tập trung đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu cùng với sản xuất kinh doanh.

Cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến, nghiên cứu và đưa vào sản xuất các sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lớp: Thương mại quốc tế

Triển khai nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng để nhanh chóng đáp ứng và quan trọng là đem lại lợi nhuận cho công ty.

Chủ trương lấy nguồn hàng từ Đài Loan, Ấn Độ và Trung Quốc làm nòng cốt, đồng thời xây dựng quan hệ với các đối tác có tiềm năng khác.

Phát huy tiềm lực con người, tiếp tục mở những lớp bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn cho cán bộ và nhân viên của phòng tài chính-xuất nhập khẩu.

Các giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty CPĐTXNK Thuận Phát

3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Để có nguồn tài chính ổn định, các khâu sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu được lưu thông và đạt kết quả tôt thì kết quả của hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò quyết định Chính vì vậy cần có một số giải pháp tiêu thụ nguyên vật liệu gắn liền với công tác nhập khẩu nguyên vật liệu như sau

Thứ nhất, trước khi nguồn nguyên vật liệu được nhập về, cần kế hoạch sản xuất cụ thể, lập kế hoạch kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm, và lợi nhuận có thể thu về. Thứ hai,Thường xuyên khảo sát thị trường, phân khúc tiêu thụ, từ đó tìm ra điểm yếu của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng Đối chiếu kết quả với quy trình sản xuất, chất lượng đầu vào nguyên vật liêu, kế hoạch khối lượng sản xuất dự kiến và tìm ra giải pháp phù hợp

Thứ ba ,cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng.Thị trường là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.

Mở rộng thị trường trong nước hương ra thị trường quốc tế là tăng khả năng lựa chọn của doanh nghiệp, từ đó tăng được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, nâng cao chất lượng hàng hóa bằng việc cập nhập thông tin khoa học công nghệ, vật liệu mới trên thế giới Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng tốt, giá tốt., quản lý tốt khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh.

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc 3.2.2 Xây dựng chiến lược con người

Trong một doanh nghiệp, vai trò của nhân lực và vấn đề tổ chức nhân sự là hết sức quan trọng đối với khả năng thực hiện thành công các chiến lược mà Công ty đề ra Nguồn nhân lực có thể được phân cấp như sau: đội ngũ lãnh đạo cấp cao (Ban Giám đốc), đội ngũ phụ trách chuyên môn (cán bộ các phòng ban) và đội ngũ thừa hành (công nhân, nhân viên). Đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến các quyết định chiến lược và khả năng tổ chức thực hiện chiến lược Do đó, đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần có một chính sách rõ rệt về sự phân ranh giới giữa các loại công việc, phải xác định chính sách căn bản liên quan đến những hoạt động của Công ty, có tầm nhìn trung và dài hạn nhất định về nhập khẩu và thu mua nguyên liệu nhằm đạt được thế thuận lợi trong cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tăng trưởng trong điều kiện nguồn lực hữu hạn của Công ty vào thời điểm hiện tại cũng như tương lai Ngược lại, nếu đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp không đề ra được chính sách căn bản, rõ rệt mà để các biến cố diễn ra tự phát, đa dạng hoá một cách ngẫu nhiên thì kết cuộc sẽ là lãng phí tài nguyên nhân lực và vốn của doanh nghiệp. Để củng cố được việc này cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, đảm bảo cấp lãnh đạo am hiểu một cách sâu sắc về nghiệp vụ ngoại thương Có như vậy mới có thể đưa ra các chủ trương, đường lối đúng đắn về công tác nhập khẩu và thị trường cung cấp nguyên liệu. Đội ngũ nghiệp vụ chuyên môn với vai trò là đội ngũ tiên phong trong việc thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp để thực hiện chiến lược, bao gồm lãnh đạo phòng và cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty Do đó, Công ty cần có chính sách khuyến khích đội ngũ chuyên môn có ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ trong lĩnh xuất nhập khẩu và có ý thức làm việc theo nhóm với các bộ phận khác kết nối được một luồng thông tin nhất quán về lượng nguyên liệu cần nhập để hòan thành các chỉ tiêu bộ phận Vấn đề lớn để thúc đẩy tinh thần làm việc của lực lượng này là mức lương mà Công ty trả. Tránh hiện tượng cào bằng trong công tác hoạch định tiền lương và các chế độ chính sách khác, tránh chảy máu chất xám khi một số cán bộ đã thuần thục công việc lại chuyển sang làm việc cho đối thủ cạnh tranh Vì thế, để khắc phục các hiện tượng trên Công ty cần có chế độ tiền lương hợp lý, công bằng cùng với chế độ chính sách khuyến khích, thu hút các nhân lực tốt, động viên các cán bộ tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yên tâm làm việc lâu dài với Công ty bằng việc đánh giá thường xuyên năng lực của các cán bộ phòng XNK và thể hiện việc đáng giá đó bằng mức lương, thưởng xứng đáng.

Lớp: Thương mại quốc tế Đối với đội ngũ công nhân thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ được thể hiện trong sự lành nghề và khả năng tiếp thu công nghệ mới trong công việc mà họ được phân công đảm nhiệm nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm Do đó, cần có buổi học tập rút kinh nghiệm và phổ biến những kiến thức mới về công nghệ, kỹ thuật tại chỗ cần được tổ chức thường xuyên vì đây là hình thức tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tự giác, trách nhiệm của đội ngũ công nhân và nó tạo điều kiện cho các công nhân lành nghề phổ biến kinh nghiệm cho các công nhân mới và tạo được sự gắn kết giữa họ với nhau.

3.2.3 Hoàn thiện công nghệ quy trình sản xuất

Qua phần tích tình hình nhà xưởng quy mô nhà máy và những đầu tư về công nghệ của công ty CPĐTXNK Thuận Phát ở phần trên ta có thể thấy được hiện tại công ty đang có những lợi thế nhất định Tuy nhiên nếu đem so sánh dây chuyền sản xuất của công ty với các đối thủ mạnh hơn như ống nhựa Tiền Phong thì năng suất, công nghệ sản xuất cũng như quy mô nhà xưởng của công ty CPĐTXNK Thuận Phát chỉ bằng 50% so với đối thủ Bên cạnh đó công nghệ sản xuất vật liệu trên thế giới không ngừng được cait tiến nhằm giảm tối đa lượng nguyên vật liệu hao hụt, cho ra các sản phẩm chất lượng tốt với công suất tối ưu Chính vì vậy nhằm cạnh tranh hiệu quả trên thị trường và giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí nhập nguyên vật liệu thì việc đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ quy trình sản xuất là yếu tố vô cùng quan trong. Để làm được điều này công ty cần thường xuyên thao gia các hội chợ công nghệ Cập nhập hiểu biết về công nghệ mới trên thế giới và trong nước Xây dựng kế hoạch đầu tư bài bản lâu dài để từng bước thay thế công nghệ cũng cập nhập cái mới. Công ty cũng cần có sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia trong ngành để tìm ra giải pháp công nghệ phù hợp nhất đối với tình hình hiện tại và nội lực của công ty Liên tục ra soát đánh giá hệ thông trang thiết bị nhà xường, quy trình sản xuất tìm ra điểm yếu và phương pháp khắc phục Học hỏi kinh nghiệm sản xuất thành công từ đối thủ hay các công ty khác trong ngành.

3.2.4 Hoàn thiện công tác dự báo

3.2.4.1 Dự báo hàng tồn kho

Dự báo hàng tồn kho về bản chất là chủ động dự báo cho lần nhập khẩu tiếp theo cho một mặt hàng nào đó, từ đó cán bộ nhập khẩu hoàn toàn chủ động lên kế hoạch cho lần nhập hàng tiếp theo tương đối chính xác Để có thể dự báo được lượng hàng hóa tồn kho yêu cầu hoàn thiện các công tác sau: Đảm bảo duy trì tốt thông tin từ bộ phận kho tới các bộ phận khác trong đó quan trọng nhất là bộ phận nhập khẩu Số liệu hàng tồn kho thực tế phải được cập nhật

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc hàng ngày tới bộ phận nhập khẩu, kinh doanh và xưởng sản xuất Thông qua các số liệu này cùng với sự kết hợp với kế hoạch sản xuất tại xưởng bộ phận nhập khẩu sẽ tính toán dư lượng tồn kho đảm bảo chạy máy và lên kế hoạch cụ thể cho lần nhập hàng tiếp theo. Đẩy cao mức độ tham gia của các phòng kinh vào việc hoạch định hàng tồn kho và kế hoạch sản xuất Do Công ty sử dụng hai kênh bán hàng là các dự án và đại lý, căn cứ trên các hợp đồng đã ký, các phòng kinh doanh cần đưa ra các yêu cầu cụ thể về nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất trong ngắn hạn như chủng loại nguyên liệu, số lượng, chất lượng và thời gian đáp ứng các tiêu chí trên Từ các tiêu chí đó bộ phận nhập khẩu sẽ nắm rõ các tiêu chí để tiến hành đề nghị báo giá cho đúng nhà cung cấp có khả năng đáp ứng và kịp tiến độ đặt hàng như mong đợi.

Xưởng trưởng xưởng sản xuất là người nhận báo cáo hàng tồn kho và cũng là người phản hồi, đánh giá việc đảm bảo tồn kho dựa trên tổng công suất của tất cả các máy móc thiết bị sản xuất trực tiếp Một yếu tố khác cần được tính tới là thời gian bảo trì máy móc, mức độ ổn định của máy móc trong quá trình sản xuất Các vấn đề này cần được đánh giá và được báo cáo bằng văn bản tới các bộ phận liên quan nhằm chủ động đánh giá khả năng sản xuất ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, từ đó đánh giá lại một cách chính xác hàng hóa là nguyên liệu tồn kho.

Giá hàng nhập khẩu là chi phí lớn nhất trong cả quá trình sản xuất sản phẩm. Giá của nguyên liệu hợp lý là điều kiện tốt để công việc sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, khi giá nguyên liệu lên cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với lượng mua hàng cả năm là rất lớn nên Công ty cần có chính sách đầu tư cho tổng hợp, dự báo sự biến động về giá nhằm giảm thiếu rủi ro, xúc tiến việc mua nguyên liệu được nhanh chóng thuận tiện. Đối với mặt hàng thép không gỉ Công ty cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng thị trường xuất khẩu từ Trung Quốc bởi đây là nguồn nhập khẩu chính của Công ty về ngành hàng thép không gỉ và cũng là thị trường có sản lượng lớn nhất thế giới Mọi yếu ảnh hưởng đến sản lượng thép thô của Trung Quốc như sản lượng khai thác quặng, nhu cầu xây dựng ước tính trong năm, giá nguyên liệu phục vụ cán luyện thép như than, dầu v.v và sản lượng tiềm năng đều sẽ ảnh hưởng tới giá nhập khẩu của Công ty Một yếu tố nữa có sức ảnh hưởng mạnh tới giá là Nikel Mức độ biến động trên sàn giao dịch kỳ hạn của mặt hàng này có tác động gần như ngay lập tức lên giá thép không gỉ Tuy không còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như những năm 2008 trở về trước nhưng đây vẫn là loại nguyên liệu có sức ảnh hưởng mạnh đến giá của thép

Lớp: Thương mại quốc tế không gỉ Việc phân tích và đánh giá các yếu tố trên sẽ tạo cơ hội để Công ty có thể đặt hàng nguyên liệu ở thời điểm có giá tốt nhất đáp ứng đòi hỏi về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đối với ngành hàng nhựa, giá của hạt nhựa các loại phụ thuộc lớn vào giá dầu trên thế giới vì thế tình hình kinh tế, chính trị xã hội tại các nước Trung Đông là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động lên giá của dầu thô trên thế giới Ngoài ra sự ổn định chính trị của các nước tiêu thụ dầu mỏ lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng hoặc giảm của giá dầu trên thế giới Việc đối phó với các biến động của giá dầu mỏ có tính chất ngắn hạn và ngay lập tức vì thế yêu cầu đặt ra là việc dự báo giá của các nguyên liệu nhựa cũng thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt để theo kịp với các diễn biến mới Cơ chế dự trữ đảm bảo và bổ sung khi dự báo có lợi là cơ chế tích cực hơn cả

Rõ ràng cho đến thời điểm hiện tại, khi Việt Nam chưa có sàn giao dịch kỳ hạn và chưa sản xuất được các loại nguyên liệu mà công ty cần dùng thì Công ty còn chịu sự bấp bênh của các mặt hàng này Việc tổng hợp giá, dự báo xu hướng giá trong tương lai chỉ là giải pháp tình thế, vẫn còn chịu nhiều rủi ro khó tránh phải.

3.2.4 3 Về công tác tài chính

Trên thực tế đã có không ít lần doanh nghiệp đã ký được hợp đồng ngoại để nhập khẩu nguyên liệu nhưng rồi phải thoái lại vì không thu xếp được nguồn vốn để thực hiện công tác nhập khẩu Để xảy ra tình trạng này là do công tác hoạch định, thu xếp và dự báo về nguồn vốn thiếu chủ động Công ty cần quy hoạch nguồn vốn một cách hợp lý và chi tiết cho từng thời gian hạn định (như theo tháng hoặc theo quý) để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng đủ và kịp thời cho hoạt động nhập khẩu.

Kiến nghị đến cơ quan nhà nước có liên quan

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì chỉ những nỗ lực của Công ty thôi chưa đủ mà cần có cự hỗ trợ từ phía Nhà nước Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp sau:

Chúng ta đều biết rằng thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, là một biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước Tại các nước phát triển thuế thu nhập có vai trò rất quan trọng còn ở nước ta thuế xuất nhập khâủ chiếm phần lớn trong nguồn thu của ngân sách Theo đánh giá chung thì hiện nay thì hệ thống thuế của nước ta có nhiều vấn đề bất cập cần xem xét Chúng ta chủ yếu tiến hành đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với tổng giá trị hàng hoá tính theo giá CIF Trong khi đó, Công ty lại nhập khẩu với giá trị lớn nên mức thuế phải nộp khá lớn Hiện nay một số các thiết

Lớp: Thương mại quốc tế bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu đã được miễn thuế và Nhà nước chỉ đánh thuế với các thiết bị chính với thế suất ưu đãi, nhưng vẫn còn những vấn đề đặt ra: Các Công ty liên doanh được quyền nhập khẩu thiết bị với thuế suất bằng không trong khi Công ty vẫn phải chịu thuế Điều này không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cần điều chỉnh để tạo được sự công bằng trong kinh doanh.

Việ điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế NK ưu đãi đối với mặt hàng polypropylene thuộc nhóm 39.02 theo lộ trình nêu tại Thông tư 107/2013/TT-BTC sẽ khuyến khích và giúp cho các DN sản xuất và sử dụng các sản phẩm hóa dầu có thời gian chuẩn bị nâng cao năng lực sản xuất trong nước Tuy nhiên, nó ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu khi mà năng lực sản xuất và chất lượng các sản phẩm hóa dầu trong nước còn chưa ổn định Chính vì vậy nhà nước cần xem xét cẩn thận năng lực sản xuất trong nước trước khi điều chỉnh các mức thuế.

Thời gian vừa qua, thuế nhập khẩu thép cán nguội không gỉ đã liên tục tăng từ 0%, 5% Nếu tiếp tục tăng nữa theo đề xuất của các DN chiếm phần lớn thị phần sẽ khiến hàng chục DN khác khó khăn vì giá nguyên liệu quá cao Vì vậy, khi xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép inox không gỉ này, Bộ Công Thương cần cân nhắc lợi ích của tất cả các bên là DN nhập khẩu, DN sản xuất và người tiêu dùng.

Tóm lại, từ những vấn đề này Nhà nước cần nghiên cứu để sửa đổi thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp để tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tốt việc nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất

Thực hiện việc quản lý ngoại tệ có hiệu quả

Công ty XNK Thuận Phát cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đều phải sử dụng ngoại tệ trong thanh toán mà Nhà nước quản lý ngoại tệ với các hoạt động của Công ty khá chặt chẽ, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua Tuy nhiên, việc quản lý này chưa thực sự có hiệu quả cao trên bình diện của nền kinh tế Ngoại tệ dành cho nhập khẩu trong khi trên thị trường còn lưu hành nhiều ngoại tệ dù Nhà nước đã có quy định thanh toán trong nội địa không sử dụng ngoại tệ. Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh nguyên tắc và cơ chế phân bổ ngoại tệ cho nhập khẩu.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần cho phép các doanh nghiệp có ngoại tệ trao đổi với nhau khi cần thiết Điều nay có nghĩa là doanh nghiệp có thể vay mượn hay liên kết vớicác doanh nghiệp khác, tranh thủ ngoại tệ của họ cho các chế độ hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, Nhà nước gặp một số khó khăn khi thực hiện giải pháp này Khó

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc khăn trước tiên là chúng ta rất khó kiểm soát được ngoại tệ nhất là lượng ngoại tệ trên thị trường tự do của nước ta Hơn nữa, kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé và yếu kém nên không đảm bảo được sự ổn định và tăng giá của đồng Việt Nam đối với ngoại tệ của các nước như Mỹ, Đức, Anh, Cụ thể khi Đôla tăng giá đột ngột gây thiệt hại cho các daonh nghiệp và nền kinh tế nhưng chúng ta lại buộc phải chấp nhận tình hình này mà không có giải pháp hữu hiệu để đối phó Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp bằng cách bán Đôla ra thị trường vì dự trữ ngoại tệ của chúng ta không nhiều Chính vì vậy nhà nước ta cần có các biện pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam Đẩy mạnh xuất khẩu,kiểm soát nhập khẩu Tăng dự trữ ngoại hối bằng việc thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán

Chính sách tỉ giá hối đoán hợp lý

Tỷ giá hối đoái của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của công tuy ĐTXNK Thuận Phát Hiện nay chủ trương của Đảng là hướng mạnh ra xuất khẩu.Từ cuối năm 2005 đồng đôla lên giá không ngừng tạo điều kiện tốt cho xuất khẩu của nước ta Tuy nhiên, điều này lại gây thiệt hại lớn cho các Công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu như Thuận Phát Để có được chính sách tỷ giá hợp lý cho cả hai phía doanh nghiệp chính sách tỉ giá hôi đoái của nhà nươc cần đảm bảo hai yếu tố sau:

Về mục tiêu dài hạn: Cần kiên trì các giải pháp thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, mà trước hết là duy trì mức lạm phát thấp Việc kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng sẽ góp phần đưa tỷ lệ lạm phát xuống thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu vào Bên cạnh đó, cần hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm giúp Nhà nước có biện pháp can thiệp khi cần thiết.

Về cơ chế điều hành tỷ giá: NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó tỷ giá VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VND theo USD Cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai đoạn chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới

Lớp: Thương mại quốc tế

GVHD: Th.S Vũ Thị Minh Ngọc

Ngày đăng: 25/05/2023, 10:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Website www.Gafin.vnKhởi công nhà máy thép không gỉ lớn nhất cả nước http://lme.com/metals/non-ferrous/nickel/, 14/12/2010 Link
9. Website www.Gafin.vnKiến nghị nâng thuế nhập khẩu thép không gỉhttp://gafin.vn/20111027054941897p39c43/kien-nghi-nang-thue-nhap-khau-thep-khong-gi.htm, 27/10/2011 Link
10. Website http://www.lme.comBản tin tài chính thế giới :Báo cáo biến động giá Niken 2009-2013 http://lme.com/metals/non-ferrous/nickel/ Link
1. Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012, 2013, Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát Khác
2. Các báo cáo tình hình nhập khẩu năm 2010, 2011, 2012, 2013 Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát Khác
3. Các báo cáo năm 2010, 2011, 2012, 2013 phòng kế hoạch vât tư Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát Khác
4. Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, 2009Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp - NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Văn Hồng, 2012Giáo trình thương mại điện tử căn bản, NXB Hồng Đức Khác
6. Nguyễn Văn Tiến, 2007Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Thống kê Khác
7. Trương Đoàn Thể, 2007, Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w