Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS TS Nguyễn Ngọc Quang MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv DANH MỤC BIỂU MẪU v LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TSCĐH[.]
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TSCĐHH TẠI CÔNG
Đặc điểm TSCĐHH tại Công ty
1.1.1 Khái niệm,vị trí,vai trò của TSCĐHH trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TSCĐHH là tài sản có hình thái vật chất cụ thể trong doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ(theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
TSCĐHH có nhiều chủng loại khác nhau,với hình thái biểu hiện,tính chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau Nhưng nhìn chung khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:
+TSCĐ là một trong ba yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế một quốc gia nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng. +TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị TSCĐ được quy định lớn hơn 30 triệu đồng,thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
+ Giá trị TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc doanh nghiệp trích khấu hao Hàng tháng,hàng quý doanh nghiệp phải tích lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khâu hao cơ bản.
TSCĐHH là tư liệu lao động chủ yếu do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoạt động sản xuất,quyết định hoạt động sản xuất,khối lượng và chất lượng sản phẩm,từ đó ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của Công ty.
Như vậy TSCĐHH là một nộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như Công ty Cổ phần
Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng ,nó có vai trò quyết định sự sống còn của Công ty.TSCĐHH thể hiện một cách chính xác nhất năng lực,trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật,đảm bảo chất lượng cho các công trình của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng.
Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện,tính chất đầu tư,công dụng khác nhau nên để thuận tiện chi việc quản lý và hạch toán TSCĐ cần phải phân loại TSCĐ một cách hợp lý theo từng nhóm với những đặc trưng nhất định Ví dụ như theo hình thái biểu hiện,theo nguồn hình thành,theo quyền sở hữu…
+Phân loại theo hình thái biểu hiện: TSCĐHH tai Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
• Nhà cửa vật kiến trúc: nhà làm việc,nhà ở,nhà kho,…
• Máy móc thiết bị: thiết bị đo đạc,máy khoan địa chật máy đo chống sét,thiết bị thăm dò và thi công phòng chống mối……
• Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô tải,ô tô con,xe máy…
• Thiết bị,dụng cụ quản lý: Thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh,quản lý tài chính như máy tính,điều hòa…….
• TSCĐHH khác ví dụ như trạm biến áp….
+ Phân loại theo quyền sở hữu: Phân loại theo tiêu thức này có TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
• TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm,xây dựng hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của Công ty,nguồn vốn do ngân sách cấp,do đi vay của ngân hàng hoặc do nguồn vố liên doanh.
• TSCĐ thuê ngoài bao gồm TSCĐ thuê hoạt động(những TSCĐ đã thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà Công ty thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển gia phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ)
+ Phân loại theo công dụng và tình trạng sử dụng.TSCĐHH phân loại theo hình thức này bao gồm:
• TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh: là những TSCĐHH thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị thi công,phương tiện vận tải… Đây là những TSCĐ được tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
• TSCĐHH dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐHH sử dụng cho các hoạt động sự hành chính sự nghiệp như máy tính,máy điều hòa….
• TSCĐHH chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với như cầu,không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ.
+ Phân loại theo nguồn hình thành:TSCĐHH của công ty Công ty Cổ phần
Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng chủ yếu hình thành từ các nguồn sau:
• TSCĐ mua sắm,xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung.
• TSCĐ mua sắm,xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh.
• TSCĐ mua săm,xây dựng bằng nguồn vốn đi vay.
Khái niệm: Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định Tài sản cố định được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức:
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn.
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Hao mòn tài sản bao gồm 2 loại: Hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình là hao mòn do sự bào mòn của tự nhiên (cọ sát, bào mòn, hư hỏng) Hao mòn vô hình là hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Tình hình tăng, giảm TSCĐHH của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên các trường hợp tăng TSCĐHH được phản ánh như sau:
1.2.1 Tình hình tăng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng trong kỳ kế toán hiện hành: a , Trường hợp 1: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình tăng do mua sắm, do XDCB bàn giao bằng vốn chủ sở hữu.
(1): Mua TSCĐ bằng tiền mặt, tiền ngân hàng…thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp này cũng như một số trường hợp khác (mua trả chậm, mua sắm thông qua lắp đặt…), kế toán phải phản ánh bút toán kết chuyển nguồn vốn:
Có TK 411: Nếu TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu như TSCĐ mua bằng quỹ phúc lợi phục vụ cho các hoạt động phúc lợi thì không được khấu trừ thuế GTGT, Kế toán thực hiện kết chuyển:
Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi
Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định
(3): TSCĐ tăng do mua trả chậm, kế toán ghi tăng nguyên giá theo giá mua trả ngay (bao gồm cả chi phí liên quan), lãi trả chậm hạch toán vào bên Nợ TK 635. b) Trường hợp 2 : TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình tăng do mua sắm, do
XDCB bàn giao bằng vốn vay dài hạn.
(3): Kế toán không thực hiện kết chuyển nguồn. b) Trường hợp 3: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình tăng do nhận vốn góp, nhận tặng thưởng, do trao đổi và các nguyên nhân khác.
(4): TSCĐ tăng do đổi TSCĐ tương đương Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ nhận về theo giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi
(5): TSCĐ tăng do đổi TSCĐ không tương đương Kế toán hạch toán như việc bán TSCĐ để mua TSCĐ khác thông qua tài khoản trung gian 131”Phải thu của người mua” Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ nhận về theo tổng giá thoả thuận.
(6): TSCĐ tăng phải thông qua lắp đặt Mọi chi phí được tập hợp vào bên Nợ
TK 241 (2411) Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ vào bên Nợ TK 211 đối ứng có TK 2411 Các chi phí không hợp lý được ghi giảm vào bên Có TK 2411 đối ứng nợ các TK 111,112,334 và TK 632 (phần trừ vào giá vốn).
(7): Phản ánh TSCĐ hữu hình tăng do xây dựng cơ bản thực hiện Trong giai đoạn triển khai, các chi phí được tập hợp vào bên Nợ TK 241 (2412), khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán ghi Nợ TK 211 đối ứng có TK 2412 cùng bút toán kết chuyển nguồn vốn tương ứng.
(8): Chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ Nếu công cụ, dụng cụ còn mới thì kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá trị của công cụ dụng cụ, nếu đã cũ thì ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá trị còn lại chưa phân bổ vào chi phí vào bên Nợ
TK 211 đối ứng có TK 142 (1421)
(9): Nguyên giá TSCĐ tăng do đánh giá lại.
(10): Chuyển thành phẩm thành TSCĐ Ngoài bút toán phản ánh nguyên giá TSCĐ kế toán còn phải phản ánh bút toán giá vốn hàng bán như nghiệp vụ bán hàng thông thường bằng cách ghi Nợ TK 632 đối ứng Có TK liên quan (154,155).
1.2.2 Tình hình giảm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng a) Trường hợp 1 : TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý.
TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán Ngoài bút toán xoá sổ TSCĐ, kế toán còn phải phản ánh giá nhượng bán hoặc số thu hồi về thanh lý vào bên Có TK 711
“Thu nhập khác” đối ứng Nợ các tài khoản liên quan (111,112 ) Các chi phí về nhượng bán, thanh lý được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “chi phí khác” đối ứng Có các TK liên quan (111,112,331 ). b) Trường hợp 2: TSCĐ hữu hình chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ hoặc TSCĐ giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ, nếu giá trị còn lại nhỏ kế toán phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, nếu giá trị còn lại lớn, kế toán phản ánh vào chi phí trả trước dài hạn.
Tổ chức quản lý,sử dụng TSCĐHH trong Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
Công ty áp dụng chế độ và chính sách quản lý và kế toán TSCĐHH như sau:
- Niên độ kế toán được tính từ ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quản lý sử dụng, khấu hao TSCĐ theo thông tư Ngày 25/4/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 Điểm nhấn căn bản của Thông tư này thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp là tất cả TSCĐ của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013.Các nguyên tắc chung trong quản lý TSCĐ như sau:
1 Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2 Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của
= Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
3 Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư.
4 Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
1.3.1 Tổ chức quản lý trong việc mua sắm và sửa chữa TSCĐHH a, Tổ chức quản lý trong việc mua sắm TSCĐHH.
Nguyên tắc xác định nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.
Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định Trên thực tế quy trình quản lý và ghi sổ đối với các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng tiến hành như sau tại các bộ phận đơn vị:
-Sau khi kế toán mua hàng hoàn tất thủ tục mua TSCĐ ,hoặc các bộ phận khác liên quan lập yêu cầu kế toán TSCĐ ghi tăng TSCĐ.
-Kế toán trưởng hoặc người ủy quyền kiểm tra tài sản theo đề nghị xem tài sản có đủ điều kiện là TSCĐ hay không để duyệt đề nghị:nếu duyệt đề nghị thì thực hiện bước 4,nếu không duyệt đề nghị thì thực hiện bước 3.
- Kế toán TSCĐ thông báo tình hình phê duyệt đề nghị ghi nhận TSCĐ cho đơn vị đề nghị.
-Căn cứ vào đề nghị ghi nhận TSCĐ ,kế toán TSCĐ khai báo thông tin chi tiết vè TSCĐ như ngày tăng,nguồn tăng,giá trị,ngày bắt đầu tính khấu hao,thời hạn bảo hành
-Căn cứ vào quy định trích khấu hao TSCĐ, căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán TSCĐ khai báo thời gian tính khấu hao cho từng tài sản, thực hiện tính khấu hao cho từng tài sản, thực hiện tính khấu hao hàng kỳ , kiểm tra kết quả tính khấu hao từng kỳ. b , Tổ chức quản lý trong việc sửa chữa TSCĐHH Việc đâu tư nâng cấp
TSCĐHH theo quy định tại Thông tư như sau:
1 Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2 Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm
Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Kế toán chi tiết TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
Chứng từ sử dụng: Để phản ánh mọi biến động tăng giảm của TSCĐHH Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng sử dụng một số chứng từ chủ yếu sau làm căn cứ ghi sổ kế toán:
-Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 –TSCĐ).
-Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ).
-Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 04 – TSCĐ).
-Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ(Mẫu số 06 – TSCĐ).
-Các tài liệu kỹ thuật có liên quan……
Trường hợp tăng:Khi có TSCĐ tăng thêm do mua sắm,được cấp,được tặng,biếu…đưa vào sử dụng , doanh nghiệp phải lập hội đồng bàn giao TSCĐ gồm đại diện bên giao và bên nhận, phải lập biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ được lập đủ số liên quy định và được chuyển giao vào hồ sơ theo dõi TSCĐ Hồ sơ TSCĐ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hóa đơn chứng từ có liên quan….các tài liệu trong hồ sơ là cơ sở để ghi sổ theo dõi TSCĐHH
Ví Dụ: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại, căn cứ vào tình hình TSCĐ, căn cứ vào tình hình tài chính của Công ty Giám đốc Công ty đã ra quyết định mua TSCĐ theo mẫu 2.1
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
VÀ XÂY DỰNG THIÊN HOÀNG Đ/c:Khương trung-Thanh xuân-HN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
VÀ XÂY DỰNG THIÊN HOÀNG
(V/v mua sắm TSCĐHH phục vụ sản xuất kinh doanh)
- Thực hiện Quyết định số 06/1998/QĐ-BXD ngày 06/01/1998 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204: 1998 và Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 7958: 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu của tổ chức của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
- Căn cứ vào tình hình năng lực vốn hiện có của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng Quyết định : Điều I: Thực hiện mua mới 01 Ô Tô Chevrolet Capitiva đủ khả năng phục vụ cho việc đi lại của Cán bộ,Công nhân viên trong Công ty. Điều II Tài sản cố định được tài trợ từ quỹ đầu tư phát triển và từ nguồn vốn vay Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Điều III Phòng vật tư xe máy, phòng Kế toán tài chính công ty có trách nhiệm thực hiện quyết định này.
( Ký, họ tên, đóng dấu)
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số : 01GTKT3/003 Liên 2: Giao KH Ký hiệu :AA/14P
Ngày 25 tháng 02 năm 2014 Số:0000897 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần GM Thăng Long. Địa chỉ: Số 8,Lê Quang Đạo,Mễ Trì,Từ Liêm,Hà Nội. Điện thoại: 04 8647658
Mã số thuế : 0105866438 Tài khoản: 43110030093143
Tại Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Từ Liêm. Đơn vị mua hàng : Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng Địa chỉ: 38/345 Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại: : 04.853 0369 – 098.3.26.57.83
Mã số thuế: : 0101367854 Tài khoản: 102010000053549
Tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Thanh Xuân_Hà Nội.
Hình thức thanh toán: trả tiền ngay
Tên hàng hoá ĐVT S.lượng Đơn giá Thành tiền
1 ÔTôChevrolet Capitiva c 01 889.000.000 889.000.000 Tổng tiền hàng: 889.000.000
( Ký, họ tên, đóng dấu)
- Tổng chi phí lệ phí trước bạ và phí đăng ký : 140.000.000đ
- Công ty đã xác định nguyên giá TSCĐ này là : 1.029 000.000đ
- Sau khi nhận hoá đơn GTGT số 0000897 Thủ kho làm thủ tục nhập tại kho
Dựa trên hoá đơn GTGT số 0000897 kế toán vốn bằng tiền thực hiện ghi sổ sau khi nhận được Giấy báo Nợ của Ngân hàng phản ánh nghiệp vụ thanh toán cho Công ty Cổ phần GM Thăng Long ( Mẫu số 2.3)
Trong ngày 25 tháng 02 năm 2014 thủ kho lập phiếu xuất kho để thực hiện xuất Tài sản cố định
Tên tài khoản: Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xin trân trọng thông báo:Tài khoản của Quý khách đã được ghi Nợ với nội dung sau:
Ngày giờ hiệu lực Số tiền Loại tiền Diễn giải
15:05:25 977.900.000 VND NH phát lệnh:Phòng thanh toán ngân quỹ
NH giữ tài khoản: NHTMCP Công Thương Việt Nam_Thanh Xuân.
Số tài khoản:43110030093143 Người thụ hưởng: Công ty CP GM Thăng Long.
Nội dung giao dịch: Thanh toán tiền mua Ô tô HĐ 0000897
Ngày 10 tháng 03 năm 2014 Quyển số 1/2014
Họ tên người nhận tiền: Phạm Văn Tú Địa chỉ: Phòng vật tư xe máy – Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
Lý do: Nộp lệ phí trước bạ và đăng ký xe Ô Tô.
Số tiền :140.000.000đ (Một trăm bốn mươi triệu đồng chẵn)
Kèm theo : 05 chứng từ gốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
( Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Một trăm bốn mươi triệu đồng chẵn)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời Công ty lập biên bản bàn giao Tài sản cố định cho đơn vị sử dụng là Phòng Giám Đốc Mẫu số 2.5
Trên cơ sở biên bản bàn giao tài sản cố định kế toán tài sản cố định thực hiện lập thẻ tài sản cố định cho Ô Tô Chevrolet Capitiva
Dựa vào thẻ tài sản cố định và các chứng từ có liên quan, kế toán tài sản cố định thực hiện phản ánh vào Sổ chi tiết tài sản cố định ( Biểu số 2.6)
Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0000897 kế toán tài sản cố định phản ánh vàoBảng kê phân loại làm cơ sở cho việc phản ánh vào Nhật ký chung ( Biểu số 2.7,Biểu 2.8, Biểu2.9)
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng Địa chỉ: Khương Trung_Thanh Xuân_Hà Nội
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Căn cứ vào quyết định số 427 ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Giám đốc Công ty
Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng về việc bàn giao tài sản cố định cho Ban Giám Đốc.
Ban giao nhận tài sản cố định Đại diện bên giao
- Ông: Nguyễn Siêu Việt - Chức vụ: Trưởng phòng Vật tư xe máy
- Ông: Phạm Quá Kết - Chức vụ: Giám đốc Công ty Đại diện bên nhận
- Ông: Lê Kiên - Chức vụ: Trưởng đội xe vận tải
- Ông: Phạm Văn Thanh - Chức vụ: Lái xe. Địa điểm giao nhận: Tại kho Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng Xác nhận việc giao nhận như sau:
Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng của
Năm đưa vào sử dụng
Công suất (diện tích thiết kế)
Tính nguyên giá của TSCĐ
Tài liệu kỹ thuật kèm theo
Giá mua (Giá thành sản xuất)
Phí trước bạ Phí đăng ký
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ngày 25 tháng 02 năm 2014 đại diện Phòng Vật tư xe máy và phòng kế toán thực hiện mua tài sản cố định thông qua Hoá đơn GTGT số 0000897
Khi xét thấy tài sản cố định đã khấu hao hết, tài sản cố định không còn giá trị sử dụng hoặc sử dụng không còn hiệu quả và cần thiết phải thanh lý để thu hồi nguồn vốn, Giám đốc công ty ra quyết định về việc thanh lý nhượng bán được thực hiện qua Biên bản thanh lý tài sản cố định và kế toán tài sản cố định căn cứ vào các chứng từ giảm tài sản cố định để huỷ Thẻ tài sản cố định.
+ Mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng các khoản chi phí, thu nhập(nếu có) Tùy thuộc theo từng trường hợp giảm
TSCĐHH để lập chứng từ phù hợp và ghi sổ kế toán.
+ Trường hợp thanh lý TSCĐHH phải căn cứ quyết định thanh lý TSCĐHH lập hội đồng thanh lý TSCĐHH để tổ chức việc thanh lý TSCĐHH , lập biên bản thanh lý TSCĐHH, tổng hợp thu chi thanh lý TSCĐHH.
+ Trường hợp nhượng bán TSCĐHH , kế toán phải lập hóa đơn bán
TSCĐHH , khi bàn giao TSCĐHH cho đơ vị khác thì phải lập biên bản giao nhận TSCĐHH , khi kiểm kê TSCĐHH phải lập báo cáo kiểm kê….
Trong Quý 1 năm 2014 tổng số TTSCĐ của Công ty không giảm mà tăng so với năm 2013 do mua sắm đưa vào sử dụng Ô Tô là 1.029.000.000đ
Kế toán tổng hợp TSCĐHH của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
2.2.1 Kế toán tổng hợp tăng,giảm TSCĐHH tại Công ty
TSCĐHH Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng sử dụng các tài khoản sau để phản ánh tình hình biến động TSCĐ.
- TK 211 - Tài sản cố định hữu hình: TK này được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
+ TK 211.2 - Nhà cửa vật kiến trúc: Phản ánh tình hình TSCĐ là các loại nhà cửa vật kiến trúc như Trụ sở làm việc của công ty,nhà làm việc của xí nghiệp, đội, các công trình khác….
+ TK 211.3 - Máy móc thiết bị thi công: Phản ánh tình hình TSCĐ là các loại xe, máy móc thi công …
TK 211.4 - Phương tiện vận tải truyền dẫn: Phản ánh tình hình TSCĐ là các loại thiết bị vận tải, truyền dẫn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
TK 211.5 - Thiết bị dụng cụ quản lý: Phản ánh tình hình TSCĐ là các thiết bị dụng cụ văn phòng sử dụng cho quản lý như Máy vi tính, photo, thiết bị kiểm tra đo lường, thiết bị kiểm tra chất lượng công trình….
- Các Tài khoản khác có liên quan: TK111,TK112,TK331,TK342,TK341…
Phương pháp kế toán tổng hợp một số nghiệp vụ tăng TSCĐHH :
1, Tăng TSCĐHH do mua sắm trực tiếp:
Căn cứ vào biên bản giao nhận kèm theo hóa đơn,phiếu chi,giấy báo Nợ….căn cứ vào nguyên giá TSCĐHH ,kế toán ghi. a , Phản ánh Nguyên giá bao gồm giá mua và các chi phí liên quan
Nợ TK 211- Nguyên giá TSCĐHH
Nợ TK 133(1332) – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có Tk 111, 112, 331….- Tổng giá thanh toán b, Đồng thời căn cứ vào viêc sử dụng nguồn vốn để đầu tư mua sắm TSCĐHH ,kế toán ghi.
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có Tk 411 – Nguồn vốn kinh doanh
2 Tăng TSCĐHH theo phương thức trả chậm,trả góp.
Kế toán phản ánh như sau;
Nợ TK 211 – Nguyên giá theo giá mua trả tiền ngay.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 242 – Lãi trả chậm
Có TK 331 – Tổng số tiền phải thanh toán. Đối với phần lãi trả chậm tính vào chi phí tài chính trong kỳ
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
3, Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn gaio đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá quyết toán công trình hoàn thành được duyệt.
Có TK 241 (241) – Xây dựng cơ bản dở dang.
4, Tăng do nhận biếu tặng đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán căn cứ vào giá trị hội đồng định giá xác định để ghi tăng nguyên giá
Có TK 711 – Thu nhập khác
- Các chi phí phát sinh liên quan tới TSCĐHH nhận tài trợ,biếu tặng tính vào nguyên giá TSCĐHH
5, Tăng do được nhà nước cấp
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Phương pháp kế toán tổng hợp một số nghiệp vụ giảm TSCĐHH
1, Giảm TSCĐHH do thanh lý
Thanh lý TSCĐHH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1a, Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐHH , ghi giảm TSCĐHH và phản ánh giá trị còn lại chưa thu hồi như một khoản chi phí khác.
Nợ TK 2141 – Hao mòn TSCĐHH
Nợ TK 811 – Giá trị còn lại của TSCĐHH
Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐHH’
1b, Phản ánh thu nhập về thanh lý.
Nợ TK 11,112,131…- bán hàng thu bằng tiền hoặc người mua còn nợ lại
Nợ TK 152,153, - Thu phế liệu phụ tùng nhập kho
Nợ TK 138 – phải thu khác
Có TK 333-11 – Thuế GTGT đầu ra nếu có.
Có TK 711 – Thu nhập khác.
1c, Các chi phí thanh lý thực tế phát sinh trong kỳ.
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 … 1d, Xác định kết quả thanh lý TSCĐHH
- Kết chuyển chi phí về thanh lý
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác
- Kết chuyển số thu về thanh lý.
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Nhượng bán TSCĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
2a, Phản ánh số thu về nhượng bán
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333-11 – Thuế và các khoản phản nộp nhà nước
2b, Ghi giảm TSCĐHH theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại tính vào chi phí.
Nợ TK 2141 – Hoa mòn TSCĐHH
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐHH
2c, Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình nhượng bán,căn cứ vào chứng từ có liên quan.
Nợ TK 811 – Chi phí khác.
Nợ Tk 133 – Thuế GTGT được khấu trừ nếu có
3, Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ.
3a, Nếu giá trị còn lại của TSCĐHH nhỏ thì tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dùng TSCĐHH trong kỳ.
Nợ TK 627,641,642 – Giá trị còn lại.
Nợ TK 2141 – Hao mòn TSCĐHH
3b, Nếu giá trị còn lại của TSCĐHH đang dùng lớn thì cần phải phân bổ dần vào chi phí nhiều kỳ.
Nợ TK 142,242 – Giá trị còn lại
Nợ TK 2141 – Hao mòn TSCĐHH
Có TK 211 – TSCĐHH Đồng thời tiến hành phân bổ một phần giá trị còn lại của TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 627,641,642 – Giá trị phân bổ kỳ này
Sơ đồ 2.1 : Hạch toán tổng hợp tình hình tăng TSCĐHH tại Công ty theo phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ
N GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TĂNG TRONG KỲ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Sơ đồ 2.2 : Hạch toán giảm TSCĐHH
Căn cứ vào các Hóa đơn chứng từ kế toán ghi sổ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tình hình tăng, giảm TSCĐHH tại công ty theo hình thức nhật ký chung như sau Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng kế toán theo hình thức Nhật ký chung không sử dụng nhật ký đặc biệt, hàng ngày phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào sổ nhật ký chung theo mẫu.
Công ty Cổ phần Tư vấn và
(Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Chứng từ Diễn giải SH
Ký hiệu NT Nợ Có
Mua ô tô nhận HD VAT 10% 2114 889.000.000
Thanh toán tiền mua Ô tô bằng chuyển khoản.
Phí trước bạ cho Ô tô 2114 100.000.000
Phí đăng ký và biển số 2114 40.000.000
Cộng chuyển trang sau Cộng cuối quý
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Hàng ngày căn cứ vào số liệu trên Sổ Nhật ký chung, kế toán tổng hợp thực hiện phản ánh vào Sổ cái TK 211 "Tài sản cố định hữu hình" Biểu 2.18
Công ty Cổ phần Tư vấn và
(Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Chứng từ Diễn giải SH Số phát sinh
0245 26/02/14 Phí trước bạ cho Ô tô 3339 100.000.000
00659 27/02/14 Phí đăng ký và biển số 3339 40.000.000
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ký, họ tên, đóng dấu)
2.2.2 Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐHH a , Phương pháp tính khấu hao TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, TSCĐHH chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải nên Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng
Thiên Hoàng áp dụng nhât quán một phương pháp tình Khấu hao đó là Khấu hao theo đường thẳng ( phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp khấu hao tuyến tính cố định)
- Là phương pháp khâu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH.
- Theo phương pháp này căn cứ vào giá trị phải trích khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH để xác định mức trích khấu hao hàng năm cho
Mức trích khấu hao trung bình Nguyên giá
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH là thời gian mà TSCĐHH phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh được tính bằng : thời giam mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐHH vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất từ việc sử dụng TSCĐHH theo quy định hiện hành,trong điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của TSCĐHH và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐHH
Thời gian sử dụng của TSCĐHH chưa qua thời gian sử dụng được xác định căn cứ vào khung thời gian sử dụng như sau:
KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nhóm tài sản cố định Khung thời gian sử dụng tối thiểu
Thời gian sử dụng tối đa
I Nhà cửa vật kiến trúc
II Máy móc thiết bị
1 Máy khai khoáng xây dựng 5 15
III Thiết bị đo lường thí nghiệm 5 10
IV Phương tiện vận tải 6 15
V Thiết bị dụng cụ quản lý
2 Thiết bị quản lý khác 5 10 Đối với TSCĐHH đã qua sử dụng,thời gian sử dụng của TSCĐHH được xác định như sau:
Sau khi tính được mức khấu hao trung bình năm của TSCĐHH , tính mức khấu hao trung bình tháng xác định theo công thức:
Việc tính khấu hao toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp căn cứ vào số khấu hao của từng TSCĐHH ,sau đó tổng hợp lại theo từng bộ phận sử dụng và tập hợp chung toàn doanh nghiệp Nhưng trong thực tế , TSCĐHH của doanh nghiệp hàng tháng ít biến động, để đơn giản tính toán , kế toán sử dụng công thức sau:
Tính khấu hao đối với tháng đầu hoặc tháng cuối khi TSCĐHH được đưa vào sử dụng ( ngừng sử dụng) không phải từ đầu tháng(cuối tháng) thì mức trích khấu hao tăng , giảm trong tháng được xác định như sau :
Căn cứ vào cách tính và xác định khấu hao như ở trên của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng và căn cứ vào tính hình biến động của TSCĐHH ta tính được mức khấu hao trong quý 1 năm 2014 như sau:
Thời gian sử dụng Giá trị hợp lý của TSCĐHH Thời gian sử dụng của TS Của TSCĐHH Giá bán TSCĐHH tg đương mới cùng loại theo QĐ
Mức trích khấu hao trung Mức trích khấu hao trugn bình năm của TSCĐHH bình tháng của TSCĐHH 12 tháng
Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ trích trong = trích trong + tăng trong - giảm trong tháng này tháng trước tháng này tháng này
Mức khấu hao mức khấu hao trung bình số ngày còn lại
Tăng,giảm trong tháng của tháng
Trong tháng số ngày của tháng
Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ
Trong dó dựa vào số liệu sổ sách kế toán mà Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng cung cấp ta có
-Số KH TSCĐHH trích trong quý 4 năm 2013 là: 563.987.134đ (nguồn – phòng kế toán tài chính)
-Số khấu hao tăng trong quý này là số khấu tăng lên của Ô tô mà công ty đã mua trong tháng 2 bắt đầu đưa vào sử dụng vào trích khấu hao trong tháng 3.
Số khấu hao TSCĐHH trong quý I /2014 là:
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐHH
I Số KH đã trích Q trước
II Số KH tăng trong Quý
III Số KH giảm trong
IV Số KH phải 572.562.13 247.987.54 81.254.65 243.319.93 trích Quý này
(Nguồn–Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng )
Công ty Cổ phần Tư vấn và
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ KHẤU HAO
STT Tên tài sản Nguyên giá Mức khấu hao quí
1 Nhà cửa,vật kiến trúc 2.857.965.235 102.475.698
4 Thiết bị dụng cụ quản lý 874.051.491 66.735.854
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao, Bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định quý I năm 2014 kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp đối với các nghiệp vụ khấu hao TSCĐHH như sau
Công ty Cổ phần Tư vấn và
(Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Chứng từ Diễn giải SH
Trích bảng tính và phân bổ KH quý I
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dẫu)
Công ty Cổ phần Tư vấn và
(Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
TK 214 Hao mòn tài sản cố định
Chứng từ Diễn giải SH
Trích bảng tính và phân bổ
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ký, họ tên, đóng dấu)
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG THIÊN HOÀNG
Đánh giá chung về thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty và phương pháp hoàn thiện
3.1.1 Ưu điểm: a , Công tác kế toán nói chung.
* Tổ chức bộ máy quản lý
Với cơ cấu bộ máy kế toán nhìn chung là phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập chung là hợp nó đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời tình hình hoạt động của công ty thông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó thực hiện kiểm tra, chỉ đạo sát sao toàn bộ hoạt động của đơn vị đồng thời tạo điều kiện trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại trong công tác kế toán, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên kế toán, nâng cao hiệu suất công tác kế toán Cơ cấu tổ chức bộ máy đó hoàn toàn phù hợp và hoạt động có hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với tình hình thực tế của công ty Bộ máy kế toán được thiết kế nhằm thực hiện chức năng kiểm tra giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Bộ máy kế toán đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong tham mưu cho các nhà quản lý trong việc tạo ra các quyết định kinh tế Với mô hình tổ chức này, năng lực của kế toán viên được khai thác một cách hiệu quả đồng thời hạn chế việc tiêu hao công sức.
* Hệ thống chứng từ sổ sách
Hệ thống chứng từ tại Công ty được lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học trong việc truy cập và tìm kiếm thông tin Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau Chứng từ của 5 năm tài chính liên tiếp được lưu trữ trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính.
Công ty sử dụng hệ thống Sổ tổng hợp, Chứng từ ghi sổ và Sổ chi tiết thích hợp với tình hình của công ty áp dụng cho Sổ Nhật ký chung b, Về công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý TSCĐHH
Hạch toán chi tiết tài sản cố định
Về hạch toán chi tiết tài sản cố định tại công ty được thực hiện trên máy vi tính Công ty thực hiện lập hệ thống Sổ chi tiết tài sản cố định theo hình thức tờ rời từ việc kết xuất thông tin từ máy vi tính Dựa trên cơ sở những quy định của chế độ kế toán, Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng đã có nhiều loại chứng từ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Ví dụ như liên quan đến việc hạch toán chi tiết tài sản cố định, hàng năm công ty đều lập các Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ chi tiết cho từng nguồn tài trợ và chi tiết cho từng nhóm tài sản cố định.
Công tác kiểm kê tài sản cố định
Tài sản cố định được công ty kiểm kê, đánh giá vào thời điểm cuối năm Việc này giúp cho công ty có khả năng kiểm soát được tình hình giá trị và hiện trạng của
TSCĐ đang được sử dụng tại công ty Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng năm, công ty đã có những biện pháp giải quyết kịp thời Ngoài ra việc kiểm kê giúp cho các nhà quản lý định ra được phương hướng đầu tư vào TSCĐ cũng như việc đề ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Công tác đầu tư tài sản cố định
Việc đầu tư cho TSCĐ trong những năm qua đã được Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng quan tâm một cách đúng mức Công ty rất chú trọng trong việc mở rộng quy mô máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng cũng như các thiết bị sử dụng trong quản lý Việc nâng cao tỷ trọng nguồn vốn tự có đã cho thấy khả năng chủ động của công ty.
3.1.2 Nhược điểm: a, Công tác kế toán nói chung:
Nhìn chung chứng từ luân chuyển trong công ty còn chậm làm ảnh hưởng đến tốc độ của công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp Việc chứng từ luân chuyển chậm như trên là do nhiều nguyên nhân chủ yếu là 3 nguyên sau:
Thứ nhất: Do trình độ kế toán trong công ty là chưa đồng đều dẫn đến việc chứng từ được lưu chuyển từ các xí nghiệp đội thi công công trình còn chậm
Thứ hai Là do quan niệm về công tác kế toán của các cán bộ nhân viên chức nói chung và cán bộ kế toán nhiều khi còn coi nhẹ, không tập trung vào công tác đẩy mạnh việc đưa chứng từ vào lưu chuyển, tại các đơn vị phụ thuộc, việc xử lý chứng từ không được giải quyết
Thứ ba Do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp xây dựng cơ bản hoạt động trong quân đội, nơi thi công công trình phân bố rải rác không tập trung trên một địa bàn nhất định, điều kiện làm việc luôn phải thay đổi để có thể theo sát được công trình. b , Về công tác hạch toán và quản lý TSCĐHH
Trong việc hạch toán chi tiết tài sản cố định Công ty xây dựng 472 đã thực hiện tương đối chuẩn các quy định về chứng từ sổ sách chi tiết, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt sau:
* Công ty không theo dõi chi tiết tình hình sử dụng về số lượng và nguyên giá đối với các tài sản cố định ở từng xí nghiệp thành viên Điều này dẫn đến tình trang là việc quản lý về giá trị không thống nhất với việc quản lý về mặt hiện vật không ràng buộc trách nhiệm vật chất của người sử dụng tài sản cố định trong trường hợp xảy ra mất mát hư hỏng TSCĐ….
* Công ty không thực hiện đánh số TSCĐ Nếu xét trên góc độ hạch toán chi tiết thì rõ ràng việc không đánh số TSCĐ sẽ thực sự khó khăn cho việc sắp xếp, phân loại , kiểm kê và phản ánh và phản ánh vào Sổ chi tiết TSCĐ Trong khi đó, về nguyên tắc TSCĐ đưa vào sử dụng tại công ty phải được đánh số để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý và thường được áp dụng linh hoạt cho từng doanh nghiệp.
Các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại Công ty
Với những ưu điểm, nhược điểm và các hướng hoàn thiện đối với công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng thì cần có các giả pháp để hoàn thiện nó Dưới đây là một số giải pháp để hoàn thiện mà
Em muốn đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐHH tại Công ty mang lại hiệu quả cao lợi nhuận lớn cho hoạt động của Công ty.
3.2.1 Về công tác quản lý TSCĐHH
Hiện nay Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng không thực hiện đánh số đối với TSCĐ Điều này dẫn tới tình trạng công ty gặp khó khăn trong việc quản lý TSCĐ Để thống nhất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ, theo Em công ty nên đánh số đối với TSCĐ nhằm cung cấp thông tin về bộ phận sử dụng TSCĐ đó có được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hay không, năm đưa vào sử dụngNhững thách thức của thị trường đòi hỏi công ty phải luôn đầu tư đổi mới trang thiết bị Có như vậy công ty mới có khả năng nâng cao được chất lượng cũng như tiến độ thi công các công trình Tuy nhiên việc đầu tư TSCĐ là quá trình đầu tư dài hạn, không thể có hiệu quả ngay tức thì, Công ty phải căn cứ vào tình hình hiện tại cũng như khả năng vốn để lựa chọn việc đầu tư tài sản cố định cho thích hợp.Suy cho cùng thì mục đích của việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị Một thiết bị không được sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch có thể dẫn đến việc sản xuất bị ngừng trệ, gián đoạn, chi phí công trình sẽ tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Công ty nên có những cuộc hội thảo bàn về vấn đề sử dụng hiệu quả TSCĐ để có thu nhập được những sáng kiến của cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài công ty bởi họ mới chính là người trực tiếp hàng ngày sử dụng TSCĐ Đối với những cá nhân có sáng kiến thiết thực công ty nên phổ biến cho các bộ phận, đồng thời thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời.
Việc đi thuê TSCĐ sẽ giúp cho công ty mở rộng được năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về vốn.
Ngoài ra việc đi thuê TSCĐ còn hỗ trợ cho công ty trong trường hợp công ty không thoả mãn các yêu cầu cho vay của ngân hàng Thật vậy, Công ty cho vay tài chính có thể thoả mãn được các yêu cầu của công ty ngay cả khi tình hình tài chính của công ty bị hạn chế Việc đi thuê tài chính còn giúp cho công ty không rơi vào tình trạng ứ đọng vốn một TSCĐ công ty mua về sử dụng không hiệu quả Nếu thuê tài chính công ty có thể thay đổi một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Việc thuê TSCĐ cho sản xuất kinh doanh là một hoạt động đầu tư ít rủi ro so với các cách đầu tư khác Bởi trước hết là vì các công ty cho thuê tài chính thường chuyên môn hoá về máy móc thiết bị nên có thể cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại máy móc và thiết bị mà khách hàng yêu cầu.
3.2.2 Về TK sử dụng và phương pháp tính giá,phương pháp kế toán
Hạch toán TSCĐHH tại Công ty còn nhiều khó khăn trong việc theo dõi là do hệ thống tài khoản mà Công ty sử dụng để hạch toán TSCĐHH chưa được chi tiết hóa từng loại bởi vậy mà việc chi tiế tài khoản theo dõi là hết sức cần thiết để đảm bảo công tác kế toán TSCĐHH được chính xác và hiệu quả hơn.
211-1 – Nhà cửa,vật kiến trúc: Văn phòng làm việc, nhà kho…
211-2 – Máy móc thiết bị: Thiết bị đo đạc, máy khoan địa chất và máy đo chống sét, máy thiết bị thăm dò và thi công phòng chống mối…
211-3 – Phương tiện vận tải,truyền dẫn: Ô tô,xe máy…
211-4 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Máy tính, điều hòa, bàn ghế làm việc….
Về phương pháp tính giá của TSCĐHH
Việc xác định nguyên giá của TSCĐHH khi mua mới thì đã đảm bảo, nhưng việc xác định nguyên gía của TSCĐHH sau khi nâng cấp và trích khấu hao đối với những TSCĐHH này vẫn có những điểm không thống nhất dẫn tới việc ghi nhận chi phí và xác định kết quả kinh doanh không phản ánh đúng Điểm không thống nhất đó là:
Theo quyết định số 1062/1996/QĐ - BTC ban hành ngày 14/11/1996
Nguyên giá TSCĐsau = Giá trị còn lại của + Chi phí nâng cấp khi sửa chữa nâng cấp TSCĐ
Theo quyết định số 166/1999/QĐ - BTC ban hành ngày 31/12/1996
Nguyên giá TSCĐ sau = Nguyên giá TSCĐ + Chi phí nâng cấp khi sửa chữa nâng cấp trước khi nâng cấp
Tuy nhiên, việc trích khấu hao vẫn thực hiện theo nguyên giá ở quyết định 1062. Như vậy dẫn đến sự không thống nhất trong xác định nguyên giá thực và nguyên giá để tính khấu hao TSCĐ, theo Em chế độ này cần có sự thay đổi để thống nhất nguyên giá tài sản cố định.
Về phương pháp kế toán: Mặc dù TSCĐHH trong Công ty là tương đối ổn định song việc trích lập dự phòng giảm giá đối với TSCĐHH của Công ty là cần thiết để đảm bảo rủi ro giảm giá khi nền kinh tế thị trường biến động.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 (IAS) đã quy định về việc tính toán các khoản giảm giá có thể xảy ra đối với TSCĐ: " Giá trị của TSCĐ có thể thu hồi được dự tính nếu vào ngày lập Bảng tổng kết tài sản có dấu hiệu cho thấy TSCĐ có thể bị giảm giá trị" Theo Em để phù hợp với quá trình quốc tế hoá hiện nay và giảm thiểu những tổn thất do việc giá thi trường của TSCĐHH mang lại thì Công ty Cổ phần
Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng nên tiến hành trích lập dự phòng cho các TSCĐHH tại Công ty.
Việc hạch toán trích lập dự phòng thông qua TK 219 " Dự phòng giảm giá TSCĐ"
Kết cấu TK 219 như sau:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng
Bên Có: Dự phòng giảm giá TSCĐ hiện có
Cuối năm N + 1 căn cứ vào tình hình tài sản cố định tại doanh nghiệp kế toán thực hiện trích lập dự phòng bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng theo bút toán sau:
3.2.3 Về sổ kế toán tổng hợp:
Việc lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ kế toán tổng hợp ở công ty được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán,song bên cạnh đó thì mẫu sổ mà công ty đang sử dụng không tiện cho việc theo dõi đối chiếu giữa sổ nhật ký và sổ cái Theo Em công ty nên bổ sung cho đầy đủ Mẫu sổ Nhật ký chung và sổ cái như sau( Mẫu 3.7 và mẫu 3.8)
Ngoài ra thì Công ty nên sử dụng thêm sổ Nhật ký đặc biệt vào hình thức ghi sổ của mình để tiện theo dõi đối với tình hình biến động của các tài khoản 111,112,131,331 khi sử dụng Nhật ký đặc biệt thì việc theo dõi tình hình thanh toán đối với khách hàng và người bán thuận tiện hơn rất nhiều so với việc chỉ theo dõi và phản ánh trên sổ Nhật ký chung( Mẫu 3.9 – Mẫu 3.10)
Biểu số 3.5 SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái
Số trang trước mang sang
Cộng mang sang Cộng cuối quý Ngày… tháng… năm 2000
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 3.6
TỔNG CÔNG TY XD TRƯỜNG SƠN
Chứng từ Diễn giải Trang
Ký hiệu NT Nợ Có
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 3.7
SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN Năm : N ĐVT: Đồng
Chứng từ Diễn giải TK ghi có
Cộng chuyển trang sau Ngày … tháng … năm
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 3.10
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Năm : N ĐVT: Đồng
Chứng từ Diễn giải Phải thu từ người mua
Ghi Có các TK doanh thu
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu) 3.2.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp Để các ý kiến trở thành hiện thực và đi vào thực tế ở Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thiên Hoàng , theo em cần phải có hai điều kiện kết hợp đó là về phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (các cấp, các ngành liên quan trực tiếp đến công ty) và về phía công ty. a, Về phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Để quá trình quản lý và sử dụng TSCĐHH của các doanh nghiệp xây lắp ngày càng hoàn thiện, bên cạnh nỗ lực của bộ máy kế toán của doanh nghiệp, còn rất cần một hành lang pháp lý phù hợp, thông thoáng từ phía các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng Đó là đầu tiên, giúp các doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán hoạt động hiệu qủa, quản lý tốt tình hình sử dụng TSCĐHH , các yếu tố chi phí, giá đỡ về chính sách, pháp luật từ phía Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng nhằm tạo dựng một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, chi tiết, dễ vận dụng cũng như một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Đối với Bộ Tài Chính