1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 802,36 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐĂNG KÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (9)
    • 1.1. Khái niệm và vai trò của công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (9)
      • 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan (9)
        • 1.1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất (9)
        • 1.1.1.2. Khái niệm đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (9)
      • 1.1.2. Vai trò và sự cần thiết của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (10)
        • 1.1.2.1. Vai trò của công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (10)
        • 1.1.2.2. Sự cần thiết của việc đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (11)
    • 1.2. Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (13)
      • 1.2.1. Thẩm quyền xét duyệt (13)
      • 1.2.2. Đối tượng chịu trách nhiệm đăng kí quyền sử dụng đất (14)
      • 1.2.3. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (14)
      • 1.2.4. Đối tượng đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (15)
      • 1.2.5. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (16)
      • 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (19)
        • 1.2.6.1. Nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất (19)
        • 1.2.6.2. Thuế và các khoản thu tài chính (19)
        • 1.2.6.3. Nguồn gốc sử dụng đất (19)
        • 1.2.6.4. Luật, các văn bản dưới luật và những chính sách thực hiện nghĩa vụ tài chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (20)
        • 1.2.6.5. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất.15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH LẠNG SƠN (20)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (21)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý (21)
        • 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo (21)
        • 2.1.1.3. Khí hậu (22)
        • 2.1.1.4. Thuỷ văn (22)
        • 2.1.1.5. Tài nguyên đất (22)
        • 2.1.1.6. Tài nguyên rừng (23)
        • 2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản (23)
        • 2.1.1.8. Tài nguyên nhân văn (24)
      • 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội (24)
        • 2.1.2.1. Về kinh tế (24)
        • 2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội (24)
      • 2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với công tác đăng kí (25)
    • 2.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (25)
      • 2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai (25)
        • 2.2.1.1. Tình hình đo đạc thành lập bản đồ địa chính (25)
        • 2.2.1.2. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (28)
        • 2.2.1.3. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (29)
        • 2.2.1.4. Công tác chỉnh lý biến động đất đai (29)
        • 2.2.1.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai (29)
        • 2.2.1.6. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (30)
        • 2.2.1.7. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (30)
        • 2.2.1.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai (31)
        • 2.2.1.9. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (31)
        • 2.2.1.10. Công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (32)
        • 2.2.1.11. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai (32)
      • 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất (33)
        • 2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp (34)
        • 2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp (36)
        • 2.2.2.3. Tiềm năng phát triển quỹ đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng (37)
    • 2.3. Thực trạng đăng ký công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Lạng Sơn (38)
      • 2.3.1. Từ trước đến hết năm 2012 (38)
      • 2.3.2. Năm 2013 (51)
      • 2.3.3. Năm 2014 (57)
    • 2.4. Đánh giá chung (59)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (59)
      • 2.4.2. Khó khăn tồn tại và nguyên nhân (60)
        • 2.4.2.1. Khó khăn (60)
        • 2.4.2.2. Nguyên nhân (62)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH LẠNG SƠN (21)
    • 3.1. Mục tiêu, phương hướng (65)
    • 3.2. Giải pháp (65)
    • 3.3. Kiến nghị (68)
  • KẾT LUẬN (8)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)

Nội dung

MỤC LỤC Chuyên đề tốt nghiệp 63 GVHD ThS Nguyễn Thắng Trung TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂ[.]

CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐĂNG KÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Khái niệm và vai trò của công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất đai là Nhà nước giao đất cho người sử dụng và người sử dụng được khai thác các tính năng, công dụng của đất đai, khai thác các tiềm năng của đất đai thông qua hoạt động sản xuất mang lại sản phẩm cho con người và xã hội Gắn liền với các quyền năng khai thác đất đai là các quyền về cho thuê, chuyển nhượng, mua bán Các quyền năng này nằm trong sự quản lý và cho phép của nhà nước.

1.1.1.2 Khái niệm đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Từ khi có luật đất đai năm

1988, luật đất đai năm 1993 ra đời thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đề cập và triển khai thực hiện Nhưng đến khi luật đất đai năm 2003 ra đời thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực sự mới được thể chế hoá trong Luật đất đai và các Nghị Định Điều 48 luật đất đai năm 2003 và điều 41 NĐ 181/NĐ- CP/2004 đã khẳng định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình , nó đảm bảo cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng theo một mẫu thống nhất trong cả nước cho mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thông tin: Tên chủ sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất ở, ghi chú, mục sơ đồ thửa đất, số vào số cấp giấy chứng nhận và những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Thửa đất được quyền sử dụng có các thông tin: về thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ của thửa đất, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và nguồn gốc của thửa đất.

1.1.2 Vai trò và sự cần thiết của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.1.2.1 Vai trò của công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ quan trọng để người sử dụng đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác là căn cứ để Nhà nước quản lý sử dụng đất một cách minh bạch, rõ ràng, cụ thể Ngoài ra, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là cơ sở để các ngân hàng, công ty… xem xét việc cho vay, thế chấp mua đất và đưa ra các quyết định khác liên quan đến đất.

 Đối với người sử dụng đất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt (vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp) của các ngành sản xuất Mặt khác đất đai là địa điểm diễn ra các hoạt động sản xuất, vui chơi… của con người. Đất đai là tài sản quý giá ai cũng muốn chiếm hữu sử dụng vì vậy đã xảy ra rất nhiều tranh chấp trong quá trình sử dụng đất đai Do đó để bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của người sử dụng đất, nhà nước ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Là cơ sở để người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất đai, sử dụng đất đai đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hiệu quả nhất

Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi hợp pháp như: mua bán, thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn… bằng quyền sử dụng đất không gặp bất cứ trở ngại nào về phía luật pháp.

Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm khi được Nhà nước giao đất đặc biệt là nghĩa vụ tài chính: nộp thuế trước bạ, thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, các loại thuế có liên quan…

Quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị lớn trong việc mua bán, cho thuê… trong thị trường bất động sản Bất cứ cá nhân, tổ chức nào giao dịch cũng đều cần có quyền sử dụng đất thì việc mua bán, cho thuê mới có hiệu nghiệm Vì vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ để người sử dụng đất tham gia vào thị trường bất động sản để có thể bán, cho thuê quyền sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và không gặp bất cứ trở ngại nào về phía luật pháp.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ giúp việc quản lý đất đai có khoa học, minh bạch, rõ ràng và hiệu quả.

Là công cụ để nhà nước thực hiện các kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất một cách tiết kiệm có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà nhà nước đề ra.

Là công cụ cung cấp các thông tin trong quá trình quản lý đất đai đặc biệt là quá trình kiểm kê đất đai như: tổng diện tích tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, chủ sử dụng đất.

Là công cụ để nhà nước thu các khoản phí và lệ phí đúng đối tượng.

Là cơ sở để nhà nước giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.

Là căn cứ để Nhà nước đền bù cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khi giải phóng mặt bằng.

Là cơ sở để Nhà nước làm chủ và nắm quyền kiểm soát sự phát triển của thị trường bất động sản.

1.1.2.2 Sự cần thiết của việc đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Người sử dụng đất phải thực hiện việc đăng ký diện tích mình sử dụng với nhà nước để nhà nước quản lý và bảo vệ khi bị tranh chấp, khiếu nại Đồng thời ngăn cấm các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất kém hiệu quả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất Nhà nước bảo vệ các quyền lợi cho người sử dụng để họ có thể yên tâm sử dụng, đầu tư, cải tạo đất đai Ngoài ra, thông qua việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận còn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước: nhà nước thu thuế sử dụng đất, thu thuế tài sản, thu thuế chuyển nhượng từ người sử dụng đất để phục vụ các lợi ích chung cho toàn xã hội. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận là điều kiện để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai trong cả nước, đảm bảo cho việc sử dụng đất đầy đủ, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Quản lý thửa đất là nội dung quan trọng nhất của quản lý đất đai Xét đến cùng, quản lý đất đai là quản lý thửa đất với 3 nội dung chính là diện tích và ranh giới, mục đích sử dụng của thửa đất và người chủ sử dụng đất Công tác quản lý đất đai chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mỗi thửa đất trong diện cấp giấy chứng nhận đều được cấp giấy chứng nhận Đối với nước ta, việc cấp giấy chứng nhận có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất, giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời với công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận, Nhà nước tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động liên quan tới đất đai, là dữ liệu chính để xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS) Đất đai phân bổ rải rác trên toàn lãnh thổ, việc quản lý quỹ đất này hết sức khó khăn Để quản lý thì Nhà nước cần phải nắm vững các thông tin về thửa đất Thông qua hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước nắm bắt đầy đủ các thông tin về: Tên chủ sử dụng, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất đai Từ đó nhà nước mới có thể xem xét, điều chỉnh những diện tích đất sử dụng chưa hợp lí và điều chỉnh theo đúng quy hoạch, kế hoạch của nhà nước. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nội dung quan trọng có quan hệ mật thiết với các nội dung quản lý nhà nước khác. Đăng ký cấp giấy chứng nhận về đất đai sẽ thiết lập nên hồ sơ địa chính với đầy đủ các thông tin cần thiết, các nội dung trong hồ sơ địa chính có quan hệ mật thiết với các nội dung quản lý nhà nước về đất đai như:

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất đai

- Công tác điều tra đo đạc

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công tác giao đất cho thuê đất

- Công tác phân hạng và định giá đất

- Công tác thanh tra và giải quyết các tranh chấp khiếu nại trong đất đai.

Ngoài ra hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp giấy chứng nhận sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với hệ thống tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ tạo tiền đề mà còn là cơ sở để nhà nước triển khai và thực hiện tốt các nội dung của quản lý nhà nước về đất đai Hai công tác này cùng đồng thời thực hiện để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả và chính xác. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Với sự phát triển nền kinh tế như hiện nay, đất đai trở thành một loại hàng hoá đặc biệt tham gia vào thị trường Trước đây Nhà nước không cho phép việc chuyển nhượng trao đổi đất đai nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra dưới hình thức không công khai, hình thức mua bán là trao tay quyền sử dụng đất, thiếu các yếu tố pháp lý Từ đó đã hình thành nên thị trường ngầm hoạt động không minh bạch.Hoạt động này diễn ra làm cho thị trường phát triển không hoàn hảo, đẩy giá cả quá cao so với giá trị thực tế, tranh chấp đất đai phát sinh và Nhà nước bị thâm hụt Ngân sách Để điều chỉnh cho thị trường này thì công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghiêm túc, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho thị trường phát triển bền vững, đảm bảo sự công bằng trong xã hội Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch bất động sản,tạo sự tin tưởng an tâm trong quá trình giao dịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo điều kiện để huy động nguồn vốn đầu tư thông qua hoạt động thế chấp vay vốn.

Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 105 chương 7 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau

Uỷ ban nhân dân xã nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lý đầy đủ của hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận và đề xuất kiến nghị trong từng hồ sơ một. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

-Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

1.2.2 Đối tượng chịu trách nhiệm đăng kí quyền sử dụng đất

Nguyên tắc chung là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của người sử dụng đất

 Người chịu trách nhiệm đăng ký:

• Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng đất;

• Thủ trưởng đơn vị đơn vị quốc phòng, an ninh;

• Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với đất do Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký;

• Chủ hộ gia đình sử dụng đất;

• Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất;

• Người đại diện của cộng đồng dân cư sử dụng đất được Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực;

• Người đứng đầu cơ sở tôn giáo sử dụng đất;

• Người đại diện cho những người có quyền sử dụng chung thửa đất.

+ Trên hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận phải ghi tên người sử dụng đất

+ Trường hợp ủy quyền đăng ký quyền sử dụng đất

(Quy định tại Điều 7-LĐĐ 2013)

1.2.3 Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 99 Luật đất đai 2013 có nêu rõ những đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo điều 100, 101 và 102);

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

- Người được nhận quyền sử dụng đất;

- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành; theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân…;

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và đang sử dụng đất;

- Trường hợp Hộ gia đình/ cá nhân không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

- Trường hợp cấp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất;

- Cấp giấy chứng nhận cho trường hợp vi phạm pháp luật đất đai,

- Cấp giấy chứng nhận với khi xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao;

- Cấp giấy chứng nhận nhỏ hơn diện tích tối thiểu;

- Trường hợp chứng nhận tài sản gắn liền với đất.

1.2.4 Đối tượng đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất:

- Nguyên tắc chung là Người sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất) và có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ gồm các đối tượng:

• Các tổ chức trong nước;

• Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

• Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và công trình văn hóa, tín ngưỡng)

• Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;

• Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; cơ quan đại diện;

• Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được theo quy định pháp luật;

• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liêndoanh, liên kết do nhà đầu tư mua cổ phần, M&A).

Người sử dụng đất không phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất:

Người thuê đất nông nghiệp dành cho công ích xã, đất nhận khoán của các tổ chức, thuê hoặc mượn đất của người khác để sử dụng;

Tổ chức, cộng đồng dân cư được giao đất để quản lý (Theo Điều 8/LĐĐ 2013)

1.2.5 Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần phải đến Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất để kê khai đăng kí quyền sử dụng đất

Hồ sơ đăng kí đất đai do người sử dụng đất lập, gồm:

- Đơn xin đăng kí quyền sử dụng đất;

- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất được UBND cấp xã chứng thực;

- Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật;

- Văn bản uỷ quyền kê khai đăng kí quyền sử dụng đất (trường hợp có uỷ quyền).

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin đăng kí (thời hạn xét đơn không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ) Đối với trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND cấp xã lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình UBND cấp có thẩm quyền giải quyết Hồ sơ do UBND cấp xã lập, gồm:

- Tờ trình của UBND cấp xã kèm theo danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Biên bản xét duyệt đơn đăng kí của Hội đồng đăng kí;

- Hồ sơ kê khai xin đăng kí quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

Trong phạm vi bài tiểu luận của mình tôi chỉ xin trình bày về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện cấp, cụ thể như sau:

 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn.

Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn tại UBND xã, thị trấn một bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) quy định tại điều

100, 101, 102 của Luật đất đai năm 2013 c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có) Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) UBND xã, thị trấn có những trách nhiệm sau:

- UBND trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.Trường hợp người đang sử dụng đất không có một trong số các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch đất đai đã được phê duyệt;

- Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, thị trấn trong thời gian là 15 ngày;

- Xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. b) Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đât có trách nhiệm:

- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

- Gửi hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

Thực trạng quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai

2.2.1.1 Tình hình đo đạc thành lập bản đồ địa chính

Trong năm 2014 đã thực hiện hoàn thành xây dựng lưới địa chính: 05 cụm lưới, gồm 134 điểm mốc trên địa bàn 21 xã thuộc huyện Văn Lãng và Tràng Định. Trong đó 116 điểm đo mới, 18 điểm đo nối điểm gốc; đo đạc lập bản đồ địa chính 7.801,0 ha Tính đến nay, toàn tỉnh đã đo đạc lập bản đồ địa chính 205/226 xã với diện tích 811.113,04 ha, chiếm 97,48 % so với diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 2.837,48 ha; tỷ lệ 1:1000 là 166.551,61 ha; tỷ lệ 1:2000 là 467,70 ha; tỷ lệ 1:5000 là 95.215,72 ha; tỷ lệ 1:10.000 là 546.040,53 ha;

- Đã triển khai đăng ký đất đai 205/205 xã đã lập bản đồ địa chính (163 xã triển khai đăng ký đất đai theo các Dự án: 19 xã, 23 xã, 42 xã, 46 xã và 33 xã; còn

42 xã, phường, thị trấn triển khai đăng ký đất đai theo kế hoạch hàng năm Sở giao);tính đến nay toàn tỉnh đã triển khai đăng ký đất đai 205 xã/205 xã đã lập bản đồ địa chính; còn 21 xã đang thực hiện đo đạc, chưa triển khai đăng ký đất đai Nguyên nhân do chưa hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính vì vậy chưa triển khai đăng ký đất đai (kế hoạch hết năm 2015 sẽ hoàn thành)

Chi tiết tại bảng dưới đây

Bảng 1 Tổng hợp kết quả đo đạc bản đồ địa chính ngày 26/12/2014

TT Tên đơn vị hành chính cấp huyện

Diện tích tự nhiên theo TKĐĐ năm 2013 (ha)

Bản đồ địa chính chính quy (ha) Số xã đã hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính (xã)

Tổng diện tích đo đạc

Chia ra các tỷ lệ Tỷ lệ đo đạc so với diện tích tự nhiên (%)

Số xã đã triển khai đăng ký đất đai

Số xã chưa triển khai đăng ký đất đai

- Đánh giá kết quả thực hiện; những khó khăn vướng mắc:

+ Đánh giá kết quả thực hiện: Năm 2014 Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tập trung chỉ đạo, phối hợp với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính thực hiện từ năm 1996 đến nay đã hoàn thành 205/226 xã, đạt 90,71% số xã, diện tích đã đo đạc lập bản đồ địa chính 811.113,04 ha, đạt 97,48 % so với diện tích đất tự nhiên 832.075,82 ha.

+ Những khó khăn, vướng mắc: Do tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình, địa mạo bị chia cắt, diện tích đất khu dân cư, đất canh tác, không tập trung, do đó rất khó khăn trong quá thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính; sự phối hợp giữa các đơn vị tư vấn với cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường một số huyện trong quá trình thực hiện thiếu đồng bộ, việc đôn đốc, kiểm tra, thẩm định sản phẩm bản đồ địa chính chưa kịp thời; kinh phí Trung ương hỗ trợ cho địa phương để thanh toán cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính các Dự án không kịp thời, nợ đọng kéo dài.

2.2.1.2 Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

 Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Đến nay quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 cấp huyện, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt 11/11 huyện, thành phố.

- Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện: Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 668/STNMT-TNĐ ngày 14/7/2014 hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; Công văn số 656/STNMT-TNĐ ngày 11/7/2014 hướng dẫn các cấp, các ngành đăng ký nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2015 Đã thẩm định 11/11 hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của cấp huyện, đến nay đã có 11/11 huyện gửi hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 Hiện đang xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định

 Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã: Hiện nay đã dừng không thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (số liệu không có gì thay đổi so với báo cáo 9 tháng năm 2014)

2.2.1.3 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Tổng số xã đang tổ chức triển khai thực hiện xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

100 xã (thuộc Dự án 42 xã, Dự án 46 xã và Dự án 33 xã), số xã chưa triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 126 xã (trong đó có 105 xã đã đo đạc bản đồ địa chính,

21 xã đang đo đạc bản đồ địa chính), đến nay đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là 29 xã, nhưng chưa tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính, các xã còn lại đang tường bước hoàn thành các hạng mục theo quy định;

Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu huyện điểm, hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đang chỉ đạo các đơn vị tư vấn thực hiện và chọn 03 xã thuộc

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện điểm (huyện Lộc Bình) làm điểm, để rút kinh nghiệm áp dụng triển khai đồng bộ các xã thuộc các Dự án đang thực hiện. Đến nay đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là 18 xã, các xã còn lại đơn vị thi công đang tập chung quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất.

2.2.1.4 Công tác chỉnh lý biến động đất đai

Năm 2014, công tác chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện theo quy định Kết quả toàn tỉnh cập nhật, chỉnh lý được 4.915 hồ sơ với 5.429 thửa đất, trong đó: Cấp tỉnh chỉnh lý được 204 hồ sơ cho thửa đất, diện tích: 118,55 ha; cấp huyện chỉnh lý được 4.711 hồ sơ cho 5.750 thửa đất, diện tích 1.606,86 ha.

Nhìn chung về công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn toàn tỉnh còn hạn chế, chưa thực hiện được thường xuyên, thiếu đồng bộ với những lý do sau: biên chế được giao ít, công việc nhiều, hơn nữa về trình độ, năng lực chuyên môn cán bộ thực hiện công tác chỉnh lý cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế; về trụ sở làm việc, các trang thiết bị phục vụ công việc chuyên môn chưa được trang bị đầy đủ; công tác hướng dẫn, kiểm tra chưa được thường xuyên từ đó đẫn đến công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn toàn tỉnh còn nhiều bất cập.

2.2.1.5 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê: Đã hoàn thành thống kê đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 1467/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2014 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2013 của tỉnh Lạng Sơn.

Thực trạng đăng ký công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Lạng Sơn

2.3.1 Từ trước đến hết năm 2012

Từ trước đến hết năm 2012 toàn tỉnh Lạng Sơn đã cấp được 376.410 ha/490.609 giây, đạt 64,0 % diện tích cần cấp Trong đó:

- Diện tích, số Giấy chứng nhận cấp theo bản đồ địa chính 269.677 ha/433.905 giây;

- Diện tích, số Giấy chứng nhận cấp theo tài liệu khác 106.733 ha/56.704 giây;

Bảng 5 Thống kê kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận

T Tên đơn vị hành chính Kết quả đăng ký cấp Giấy chứng nhận từ trước đến hết năm 2012 Trong đó năm 2012

Diện tích cần cấp GCN (ha)

Số thửa cần cấp GC N (thửa) Đã đăng ký Số thửa chưa đăng ký, chưa cấp GCN (thửa) Đã đăng ký Số thửa chưa đăng ký, chưa cấp GCN (thửa) Diện tích đã cấp GCN (ha)

Số GCN đã cấp (Giấy)

Số thửa đã cấp GC N (thửa)

Số thửa chưa cấp GCN (thửa)

Số thửa không đủ điều kiện cấp GCN (thửa)

Diện tích đã cấp (ha)

Số GCN đã cấp (Giấy)

S ố thửa đã cấp GCN (thửa)

S ố thửa chưa cấp GCN (thửa)

Số thửa không đủ điều kiện cấp GCN (thửa)

Th eo bản đồ địa chính

Th eo các tài liệu khác

T heo b ản đồ đị a chính

T heo các t ài liệu k hác

T heo bản đồ địa chính

T heo các tài liệu khác

T heo bản đồ địa chính

T heo các tài liệu khác

*Nhận xét: Trước năm 2012 vẫn còn rất nhiều thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và chưa được cấp giấy chứng nhận Số thửa không đủ điều kiện chiếm 20%, số thửa chưa đăng kí cấp giấy chứng nhận chiếm 13,24% Nguyên nhân là do người dân chưa nhận thức được đầy đủ và tình hình lúc đó còn nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất, điều kiện Dân cư thưa thớt, phân bố không đều Đến năm

2012, số thửa không đủ điều kiện đã giảm xuống còn 124 thửa (giảm 615.625 thửa). Như vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước và thị trường bất động sản khởi phát, tỉnh đã làm việc có hiệu quả hơn trong việc quản lý đất đai.

Kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2013 như sau: Đến ngày 10/9/2013, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cấp được 391.861,65 ha/590.424,55 ha diện tích cần cấp (Theo kết quả thống kê đất đai năm 2012), đạt 66,36%, với 668.972 Giấy chứng nhận, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp đã cấp được 377.556,95 ha/558.302,13 ha diện tích cần cấp, với 472.921 Giấy chứng nhận, cụ thể một số nhóm đất chính như sau:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 89.696,25 ha/105.327,07 ha, đạt 85,16%;

+ Đất lâm nghiệp: Diện tích đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 248.978,92 ha/385.468,08 ha, đạt 64,59%; diện tích đã cấp cho tổ chức là 38.301,04 ha/62.646,04 ha, đạt 61,14%;

- Nhóm đất phi nông nghiệp đã cấp được 14.304,7 ha/32.122,42 ha diện tích cần cấp, với 196.006 Giấy chứng nhận, cụ thể một số nhóm đất sau:

+ Đất ở tại đô thị: Diện tích đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 770,32 ha/919,34 ha, đạt 83,79%;

+ Đất ở tại nông thôn: Diện tích đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 3.505,64 ha/6.269,02 ha, đạt 55,92%;

+ Đất chuyên dùng cấp được 9.876,98 ha/24.352,26 ha diện tích cần cấp, đạt40,56%.

Bảng 6 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với từng loại đất năm 2013

Diện tích đất cần cấp theo hiện trạng (ha)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

Số lượng giấy chứng nhận đã ký Diện tích đất (ha) ký cấp GCN Số GCN đã trao cho người sử dụng được cấp

Hộ gia đình, cá nhân

Hộ gia đình, cá nhân

Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Diện tích Tỷ lệ

1 Đất sản xuất nông nghiệp 108,691.59 3,364.52 105,327.07 308,587 308,587 89,696.25 89,696.25 85.16 173,413

3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,401.32 137.18 1,264.14 1,322 1,322 527.94 0.14 0.10 527.80 41.75 1,322

II Nhóm đất phi nông nghiệp 32,122.42 24,699.28 7,423.14 196,006 5,190 190,816 14,304.70 10,028.74 40.60 4,275.96 57.60 165,222

Trong đó: Đất trụ sở CQ, công trình

SNNN 270.34 270.34 413 413 113.14 113.14 41.85 413 Đất Quốc phòng, An ninh 11,523.81 11,523.81 210 210 8,755.98 8,755.98 75.98 210 Đất SX, KD phi nông nghiệp 1,709.08 1,632.71 76.37 505 505 562.34 562.34 34.44 505 Đất có mục đích công cộng 10,849.13 10,839.25 9.88 1,286 1,286 445.52 445.52 4.11 1,286

4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 68.16 12.77 55.39 23 23 21.39 21.39 167.50 23

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 388.14 326.03 62.11 1 1 1.03 1.03 0.32 1

6 Đất phi nông nghiệp khác 41.27 17.67 23.60 33 33 10.12 10.12 57.27 33

7 Đất có mặt nước chuyên dùng 14.67 7.24 7.43

- Kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hũu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP tính từ ngày 10/12/2009 đến ngày 10/9/2013 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được 316.084 Giấy/ 244.925,72 ha Trong đó:

+ Cấp lần đầu: 186.576 Giấy/ 154.648,29 ha;

+ Cấp đổi, cấp lại: 129.508/ 90.277,43 ha.

Bảng 7 Bảng tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013

Cấp Giấy chứng nhận lần đầu Giấy chứng nhận cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp do chia tách hợp thửa hoặc thực hiện các quyền)

Số giấy đã ký cấp (giấy)

Diện tích cấp GCN (ha)

Số giấy đã ký cấp (giấy)

Diện tích cấp GCN (ha)

Diện tích tài sản Diện tích đất Diện tích tài sản

Diện tích chiếm đất của tài sản

Diện tích sử dụng (đối với nhà)

Diện tích chiếm đất của tài sản

Diện tích sử dụng (đối với nhà)

N cả đất và tài sản

GCN riêng về tài sản

GCN cả đất và tài sản

GCN riêng về tài sản

1 Đất sản xuất nông nghiệp 82,543 82,543 1,477 13,537.39 67,867 67,867 1,562 12,324.8

3 Đất nuôi trồng thủy sản 446 446 15 35.60 60 60 12 8.49

II Nhóm đất phi nông nghiệp 9,499 9,499 4,161 538.15 28,553 28,500 53 23,41

Trong đó: Đất trụ sở CQ, công trình

SNNN 110 110 110 16.65 2 2 2 6.73 Đất Quốc phòng, An ninh 13 13 13 13.19 Đất SX, KD phi nông nghiệp 149 149 149 131.20 8 3 5 8 10.21 Đất có mục đích công cộng 154 154 154 39.74 71 71 71 6.79

4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4 4 4 1.64

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

6 Đất phi nông nghiệp khác 29 29 29 9.63

7 Đất có mặt nước chuyên dùng

Tính đến năm 2013 số lượng tồn đọng không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận là 283.861 Giấy/184.828,91 ha Trong đó:

+ Trường hợp lấn chiếm không phù hợp với quy hoạch: 941 Giấy/130,21 ha;

+ Trường hợp chuyển mục đích sử dụng trái phép không phù hợp với quy hoạch: 820 Giấy/ 80,73 ha;

+ Trường hợp giao đất trái thẩm quyền: 322 Giấy/3,29 ha;

+ Trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng tại các dự án phát triển nhà ở: 4 Giấy/0,04 ha;

+ Trường hợp khác: 158.250 Giấy/ 139.300,52 ha.

Nguyên nhân là do một số đất chưa được đo đạc nên không có giấy tờ,chưa chứng minh được nguồn gốc của đất Ngoài ra một số đất không đủ điều kiện do tranh chấp, lấn chiếm đất, vi phạm các quyền về đất đai Bên cạnh đó, kinh phí eo hẹp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tồn đọng.

Bảng 8 Thống kê các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận năm 2013

STT Loại đất đang sử dụng

Số lượng tồn đọng đến thời điểm báo cáo

Số lượng còn tồn đọng dự kiến đến thời điểm 31/12/2014

Số lượng tồn đọng đến thời điểm 31/12/2013 không đủ điều kiện cấp GCN

Lấn chiếm không phù hợp quy hoạch

Chuyển mục đích sử dụng trái phép không phù hợp với quy hoạch

Giao đất trái thẩm quyền

Vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng tại các dự án phát triển nhà ở

1 Đất sản xuất nông nghiệp 181,393 33,198.03 55,646 12,206.91 106,413 17,243.25 431 22.65 334 18.64 105,648 17,201.96

3 Đất nuôi trồng thủy sản 8,461 367.69 1,147 469.28 2,759 67.09 2,759 67.09

7 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 303 29.10 83 10.09 110 20.42 110 20.42

Bảng 9 Tổng hợp kết quả kê khai đăng ký các loại đất

Số lượng, diện tích thửa đất đã thực hiện đăng ký kê khai Kết quả xét duyệt

Thửa đất (Thửa) Diện tích (ha) Thửa đất (Thửa) Diện tích (ha)

Năm 2014 Lũy kế đến năm 2014 Năm 2014 Lũy kế đến năm 2014 Năm 2014 Lũy kế đến năm 2014 Năm 2014 Lũy kế đến năm 2014

1 Đất sản xuất nông nghiệp 108582 1444384 4510.60 58705.41 62861 1013915 2669.82 104,344.00

3 Đất nuôi trồng thủy sản 2537 20433 109.65 983.18 1522 3955 66.44 769.82

II Nhóm đất phi nông nghiệp 5796 104183 250.54 15559.31 3202 92043 156.18 16,744.17

Trong đó: Đất trụ sở CQ, công trình

SNNN 2657 765.9 1935 113.14 Đất Quốc phòng, An ninh 242 8726.96 242 8,755.98 Đất SX, KD phi nông nghiệp 495 529.42 495 562.34 Đất có mục đích công cộng 71 6.79 71 445.52

4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 30 23.27 30 7.70

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Bảng 10 Kết quả cấp các loại giấy chứng nhận sử dụng đất lần đầu

Diện tích đất cần cấp theo hiện trạng (ha)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

Số lượng giấy chứng nhận đã ký Diện tích đất (ha) ký cấp giấy chứng nhận Số GCN đã trao cho người sử được cấp

Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân

Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

1 Đất sản xuất nông nghiệp 107,705.06 1,255.82 106,449.24 397,108 3 400,304 104,326.75 271.41 21.61 104,055.34 97.75 250,321

3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,308.43 44.29 1,264.14 1,459 7 1,452 862.57 25.00 56.45 837.57 66.26 838

II Nhóm đất phi nông nghiệp 23,392.91 15,740.08 7,652.83 206,176 5,285 201,121 27,449.09 12,181.80 77.39 6,976.77 91.17 174,163

Trong đó: Đất trụ sở CQ, công trình SNNN 262.99 262.99 650 650 168.21 168.21 63.96 650 Đất Quốc phòng, An ninh 11,192.07 11,192.07 348 348 9,035.52 9,035.52 80.73 348 Đất SX, KD phi nông nghiệp 1,704.26 1,627.89 76.37 566 566 609.05 609.05 37.41 566 Đất có mục đích công cộng 1,833.28 1,823.40 9.88 1,407 1,407 471.44 471.44 25.85 1,407

4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 68.16 12.77 55.39 41 41 9.98 9.98 78.15 41

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 388.14 326.03 62.11 1 1 1.03 1.03 0.32 1

6 Đất phi nông nghiệp khác 41.27 17.67 23.60 33 33 10.12 10.12 57.27 20

7 Đất có mặt nước chuyên dùng 14.67 14.67

*Nhận xét: Diện tích đăng kí cấp giấy chứng nhận về nông nghiệp, tổ chức có tỉ lệ cao hơn hộ gia đình nhưng về nhóm đất phi nông nghiệp thì hộ gia đình cao hơn Số lượng giấy chứng nhận trao cho người sử dụng được cấp ở nhóm nông nghiệp cao hơn gấp 2,5 lần ở nhóm phi nông nghiệp => số người sử dụng đất ở nhóm nông nghiệp cao hơn Lạng Sơn vẫn là một tỉnh thiên về nông nghiệp Diện tích đất cần cấp cho hộ gia đình lớn hơn cho tổ chức => hiện nay tỉnh Lạng Sơn vẫn còn ít tổ chức kinh doanh.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH LẠNG SƠN

Mục tiêu, phương hướng

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát, thống kê cụ thể các thửa đất ở tại đô thị chưa được cấp Giấy chứng nhận, xác định cụ thể nguyên nhân vướng mắc đối với từng thửa đất, từ đó tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp để thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện.

- Ưu tiên, tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 1474 Đồng thời, các địa phương cần thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ở từng xã, huyện không để việc cấp giấy chứng nhận bị ách tắc kéo dài.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà,sách nhiễu khi lập hồ sơ, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, công khai trình tự,thủ tục và các loại phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận tại nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Xử lý nghiêm những cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Giải pháp

- Rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn, xử lý vướng mặc nhằm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại đô thị.

- Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm từng bước nâng cao nhận thức để người dân tự giác thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, làm cho mọi người dân hiểu lợi ích thiết thực và sự cần thiết phải làm tốt công tác kê khai đăng ký để quá trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành nhanh gọn, chính xác, phục vụ mục đích quản lý nhà nước về đất đai Để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các cấp chính quyền cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đài phát thanh, truyền hình, báo chí và bằng mọi hình thức đưa được thông tin về chính sách của nhà nước đến với mọi người giúp cho họ nắm chắc được những quy định của nhà nước.

-Chỉ đạo UBND cấp huyện, các sở, ban ngành liên quan rà soát các dự án đã được phê duyệt nhưng không đầu tư hoặc đầu tư chậm tiến độ để xử lý theo quy định của pháp luật và giải quyết các thủ tụ cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

- Thực hiện tốt công tác chỉnh lý biện động đất đai tại cấp xã, cập nhật và chính lý bản đồ, hồ sơ địa chính đồng bộ Từng bước hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đại theo từng đơn vị hành chính các cấp để đưa vào khai thác sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu của người dân trện địa bàn tỉnh.

Về tài chính, UBND các tỉnh, thành phải dành tối thiểu 10% tiền sử dụng đất cho công tác đo đạc bản đồ địa chính và cấp GCCN theo đúng Chỉ thị 1474CT-TTg và thực hiện điều chỉnh ngân sách 2015 để bố trí kinh phí thống nhất từ ngân sách tỉnh cho từng xã, huyện gắn với việc giao chỉ tiêu cấp GCN để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu được giao Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các tỉnh, thành trọng điểm theo mức quy định tại Công văn số 3618/VPCP-KTTH ngày 30/5/2008 của Văn phòng Chính phủ (phần kinh phí hỗ trợ của Trung ương chỉ dùng cho cấp giấy chứng nhận).

Về cơ chế chính sách, các địa phương đã quyết định chuyển giao việc chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân ở các xã do UBND xã thực hiện sang cơ quan công chứng thì phải bãi bỏ quy định này để người dân có thể chứng thực tại cả hai nơi Ngoài ra, các địa phương chưa thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ khi cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì phải thực hiện ngay việc ghi nợ cho tất cả các hộ gia đình, cá nhân phải nộp nhưng có nhu cầu ghi nợ Với các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất mà chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất thì vẫn cấp giấy chứng nhận theo hiện trạng sử dụng mà không chờ sắp xếp xong, sau đó nếu có thay đổi thì đăng ký biến động theo quy định pháp luật.

Về tổ chức thực hiện, Sở Tài nguyên & Môi trường và Văn phòng Đăng ký các cấp phải cử cán bộ tăng cường cho các xã, phối hợp với UBND các xã tổ chức cho người dân, các tổ chức sử dụng đất kê khai đăng ký đồng loạt cho từng xã,không thụ động chờ người sử dụng đất tới đăng ký như trước đây Đồng thời, phối hợp với UBND xã cùng thực hiện việc xét duyệt hồ sơ ngay tại xã mà không phân đoạn xét duyện theo từng cấp để đảm bảo việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận được thực hiện nhanh gọn…

Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức đối với công tác đăng ký kê khai, cấp Giấy chứng nhận.

- Thực hiện thẩm định, xét duyệt hồ sơ lồng ghép giữa UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, không tách việc thẩm định hồ sơ theo từng cấp, từng bộ phận làm kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ.

- Cần phải phân loại hồ sơ theo nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, thửa đất không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, thửa đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính để giải quyết theo từng loại Đối với một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất, thì thửa đất nào đủ điều kiện sẽ thực hiện ngay việc cấp Giấy chứng nhận; thửa đất nào chưa đủ điều kiện hoặc cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì tiếp tục giải quyết và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện theo quy định.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tập trung nguồn lực, tăng cường cán bộ, đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã để đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch giao.

- Các địa phương còn loại đất chưa hoàn thành (dưới 85%) thì tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ cấp giấy chứng nhận trong năm 2014;

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cán bộ có trình độ trong công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ địa chính để nâng cao chất lượng làm việc, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc

- Phân bổ nhân lực hợp lý trong việc tiếp nhận và xử lý những yêu cầu, thắc mắc, khiếu nại của người dân

- Tập trung đủ lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao tham gia vào công tác kê khai đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại các cấp chính quyền, đặc biệt là ở cấp phường, xã, thị trấn.

- Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành có liên quan.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn các chính sách mới của Nhà nước cho cán bộ các cấp để nâng cao trình độ góp phần đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất ở.

- Trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì công tác thanh tra được thiết lập như một chức năng thiết yếu, một công cụ đắc lực cho cơ quan quản lý nhà nước Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những thiếu sót sai phạm trong quá trình quản lý điều hành, tính thiếu khả thi, thiếu thực tế của các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện, qua đó đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp khắc phục, điều chỉnh Công tác thanh tra bao gồm: thanh tra các công tác đo đạc, khảo sát lập bản đồ địa chính và thanh tra công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thanh tra công tác đo đạc khảo sát lập bản đồ địa chính cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như: tiến hành kiểm tra chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đo đạc hàng năm, khảo sát lập bản đồ địa chính Kiểm tra tư liệu đo đạc bản đồ hiện có Kiểm tra chất lượng sản phẩm khảo sát đo đạc bản đồ địa chính.Thanh tra công tác câp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tập trung vào một số nội dung như: Kiểm tra việc chỉ đạo đôn đốc thực hiện của uỷ ban nhân dân Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của ngành nghề về quá trình đăng ký Kiểm tra thiết lập bảo quản lưu hồ sơ địa chính của cơ sở Đơn giản hơn trong thủ tục cấp giấy chứng nhận

Ngày đăng: 23/05/2023, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w