1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam1

61 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Tối Ưu
Tác giả Phạm Văn Lương
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Toán Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. LÝ THUYẾT XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU (7)
    • 1.1. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN TÀI SẢN ĐẦU TƯ BẰNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN (7)
      • 1.1.1. Khái niệm về phân tích cơ bản (7)
      • 1.1.2. Các bước phân tích cơ bản (7)
    • 1.2. LÝ THUYẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU BẰNG PHƯƠNG PHÁP MARKOWITZ (9)
      • 1.2.1. Khái niệm về danh mục đầu tư (9)
      • 1.2.2. Lý thuyết về quan hệ rủi ro và lợi nhuận (9)
      • 1.2.3. Lý thuyết đa dạng hóa (10)
      • 1.2.4. Lý thuyết lập danh mục đầu tư tối ưu theo mô hình Markowitz (10)
        • 1.2.4.1. Giả thiết của mô hình (10)
        • 1.2.4.2. Thiết lập mô hình (10)
        • 1.2.4.3. Các chỉ số đánh giá hiệu quả danh mục (11)
    • 1.3. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ (12)
      • 1.3.1. Khái niệm về quản lý danh mục đầu tư (12)
      • 1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý danh mục đầu tư (12)
      • 1.3.3. Quy trình quản lý danh mục đầu tư (13)
      • 1.3.4. Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư (13)
        • 1.3.2.1 Chiến lược đa dạng hóa đầu tư và chiến lược đầu tư tập trung (13)
        • 1.3.2.2 Chiến lược đầu tư dài hạn và chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) (14)
        • 1.3.2.3 Chiến lược đầu tư chủ động và chiến lược đầu tư thụ động (14)
        • 1.3.2.4 Chiến lược đầu tư giá trị và chiến lược đầu tư tăng trưởng (14)
    • 1.4. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CHỦ ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ DANH MỤC (15)
      • 1.4.1. Phân tích kĩ thuật (15)
        • 1.4.1.1. Đường Trendline (xu thế) (16)
        • 1.4.1.2. Đường trung bình động (MA) (17)
        • 1.4.1.3. Đường MACD (18)
        • 1.4.1.4. Chỉ số RSI (20)
        • 1.4.1.5. Dải Bollinger Band (21)
      • 1.4.2. Mô hình ARIMA (22)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DANH MỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (24)
    • 2.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (24)
      • 2.1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam (24)
      • 2.1.2. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2013 - 2015 (24)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DANH MỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (26)
      • 2.2.1. Nhà đầu tư cá nhân (26)
      • 2.2.2. Nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu tư chứng khoán (26)
      • 2.2.3. Khả năng vận dụng mô hình Markowitz trên thị trường chứng khoán Việt Nam (27)
  • CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ (29)
    • 3.1. LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN (29)
      • 3.1.1. Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại (EPS) (29)
      • 3.1.2. Lợi suất trên vốn cổ phần (ROE) (30)
      • 3.1.3. Khối lượng giao dịch hằng ngày và các tổ chức bảo trợ (30)
    • 3.2. LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ (31)
      • 3.2.1. Tính toán lợi suất, phương sai, độ lệch chuẩn và lợi suất kì vọng của danh mục (31)
      • 3.3.2. Lập danh mục đầu tư (31)
    • 3.3. ĐÁNH GIÁ DANH MỤC (32)
      • 3.3.1. Chỉ số Sharpe (32)
      • 3.3.2. Chỉ số Treynor (33)
    • 3.4. ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC (33)
      • 3.4.1. Căn cứ vào phân tích kĩ thuật (33)
        • 3.4.1.1. Cổ phiếu FIT (33)
        • 3.2.1.2. Cổ phiếu CII (33)
        • 3.4.1.3. Cổ phiếu HPG (34)
        • 3.4.1.4. Cổ phiếu PVC (34)
        • 3.4.1.5. Cổ phiếu PVD (34)
        • 3.4.1.6. Cổ phiếu PVS (34)
        • 3.4.2.1. Kiểm định tính dừng (35)
        • 3.4.2.2 Định dạng mô hình và dự đoán chuỗi lợi suất (35)
      • 3.4.3. Điều chỉnh danh mục (36)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

LÝ THUYẾT XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU

LÝ THUYẾT LỰA CHỌN TÀI SẢN ĐẦU TƯ BẰNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm về phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis hay còn gọi là FA) là việc xem xét những tác động đến nền kinh tế, các nhóm ngành và các công ty Mục đích của việc phân tích cơ bản là nhằm để có được dự báo xu hướng giá cả của cổ phiếu hoặc hàng hóa trong tương lai Ở cấp độ công ty, phân tích cơ bản là xem xét các báo cáo tài chính, sự quản lý, kế hoạch kinh doanh và sự cạnh tranh của công ty đó Ở cấp độ nền kinh tế, phân tích cơ bản sẽ tập trung vào các dữ liệu trong nước và ngoài nước để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế ở hiện tại và tương lai.

1.1.2 Các bước phân tích cơ bản

- Phân tích nền kinh tế: Đây là bước đầu tiên trong phân tích cơ bản Nhiều nhà kinh tế học đánh giá sự đi lên và đi xuống của nền kinh tế thông qua lãi suất. Lãi suất được xem như là chỉ số dẫn đầu của thị trường chứng khoán Mặc dù không hoàn toàn đúng, nhưng mối tương quan giữa giá cổ phiếu và giá lãi suất cũng không nên bỏ qua Một khi nền kinh tế chung đang mở rộng và phát triển, các nhà đầu tư cũng nhìn sâu vào nền kinh tể để phân tích ra các nhóm ngành khác nhau để tiếp tục đào sâu nghiên cứu Một khi nền kinh tế eo hẹp và khó phát triển thì thị trường cổ phiếu thường hay giảm giá rất nhanh và mạnh, nên chúng ta có thể hạn chế đầu tư vào nền kinh tế.

- Lựa chọn nhóm ngành: Nếu phân tích ở trên thấy nền kinh tế phát triển,thì trong sự phát triển này sẽ có một số nhóm ngành phát triển hơn những nhóm ngành còn lại Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhóm ngành để đầu tư ví dụ như: tài chính, vận tải, công nghệ thông tin, nguyên liệu cơ bản, năng lượng, công nghiệp.Nếu phân tích ở trên thấy nền kinh tế đang co hẹp, thì trong sự co hẹp này sẽ có một số ngành giữ được doanh thu ổn định như là: hàng tiêu dùng thiết yếu, kim loại quý, y tế và tiện ích Để đánh giá nhóm ngành tiềm năng, nhà đầu tư cần phải xem xét tốc độ phát triển chung, độ lớn thị trường và sự quan trọng của nhóm ngành đối với nền kinh tế Mặc dù doanh nghiệp cũng quan trọng nhưng các nhóm ngành lại ảnh hưởng lớn hơn đến giá cổ phiếu Khi có sóng, thì giá cổ phiếu sẽ tăng giảm theo nhóm ngành, chỉ một số ít doanh nghiệp tăng giảm không theo nhóm ngành Do đó đầu tư đúng nhóm ngành thì thường sẽ có nhiều lợi nhuận hơn là đầu tư đúng công ty tốt ở ngành khác.

- Phân tích doanh nghiệp: Với một danh sách vài công ty, nhà đầu tư bắt đầu có thể phân tích kĩ từng công ty Việc phân tích sẽ chú trọng vào những đặc điểm sau:

- Phân tích đội ngũ quản lý: Để tiến hành kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp phải có đội ngũ quản lý tốt Những nhà đầu tư có thể xem xét sự quản lý để đánh giá khả năng lãnh đạo của họ Một kế hoạch kinh doanh tốt nhưng vào tay đội ngũ quản lý dở thì cũng không thành công được Nhà đầu tư có thể đưa ra những câu hỏi như: Đội ngũ quản lý có sắc bén không? Họ có thành tích gì chưa?

Họ đã làm việc với nhau lâu chưa? Đội ngũ quản lý có đưa ra những hứa hẹn khả thi không? Nếu độ ngũ quản lý có vấn đề, tốt nhất không nên đầu tư vào công ty đó.

- Phân tích báo cáo tài chính của công ty đó: Cuối cùng phân tích doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó Chúng ta cũng có thể sử dụng một vài chỉ số để phân tích mà chúng ta quan tâm: EPS, ROE, ROA, P/E,… Trong đó:

 EPS: là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = ( Thu nhập ròng – cổ tức cổ phần ưu đãi)/ lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hóa việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng ( warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

 ROE: là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường

( Lợi nhuận ròng dành cho mỗi cổ đông thường )/ ( Vốn cổ phần thường)Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông Có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Đến bước này thì các nhà đầu tư đã có khá nhiều thông tin và kết hợp các thông tin đó và đưa ra quyết định đâu là nơi mình sẽ đầu tư tài sản vào…

LÝ THUYẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU BẰNG PHƯƠNG PHÁP MARKOWITZ

1.2.1 Khái niệm về danh mục đầu tư

Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên Mục đích cơ bản của việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư là đa dạng hóa nhằm tránh những khoản thua lỗ lớn.

Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc là các tài sản khác Mục đích là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

1.2.2 Lý thuyết về quan hệ rủi ro và lợi nhuận

Tất cả các quyết định đầu tư đều được cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất sinh lời mong đợi, và những tác động của chúng trên giá chứng khoán công nhận kết quả tài chính cuối cùng đạt được trong quyết định đầu tư Rủi ro được xem như khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện những khoản lỗ lớn được xem như có rủi ro cao hơn chứng khoán có khẳ năng xuất hiện những khoản lỗ thấp hơn Vì vậy, rủi ro được mô tả bằng sự biến đổi của các tỷ suất sinh lợi của chứng khoán đó trong thời kì nghiên cứu.

Tỷ suất sinh lời của chứng khoán chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro,những yếu tố này có thể bị triệt tiêu hoàn toàn thông qua việc kết hợp danh mục đầu tư hiệu quả của nhiều chứng khoán được gọi là rủi ro không hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi để bù đắp cho loại rủi ro này chính là phần bù rủi ro chứng khoán Loại rủi ro không thể triệt tiêu được gọi là rủi ro hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi tương ứng với loại rủi ro này chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro.

1.2.3 Lý thuyết đa dạng hóa

Quá trình phân hóa và tối thiểu hóa rủi ro là một hình thức đa dạng hóa. Theo đó, nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều lợi chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ nhất.

1.2.4 Lý thuyết lập danh mục đầu tư tối ưu theo mô hình Markowitz

Trong phạm vi chuyên đề chúng ta đề cập tới trường hợp danh mục có rủi ro nhỏ nhất với mức lợi cho trước, và không đề cập đến danh mục có tài sản phi rủi ro.

1.2.4.1 Giả thiết của mô hình:

Giả thiết nhà đầu tư có tâm lý e ngại rủi ro

Nhà đầu tư đánh giá rủi ro danh mục dựa vào phương sai của danh mục

Với cùng một mức rủi ro, nhà đầu tư sẽ lựa chọn tài sản (danh mục) có lợi suất kì vọng lớn hơn, ngược lại với cùng môt mức lợi suất kỳ vọng nhà đầu tư sẽ chọn tài sản (danh mục) có rủi ro thấp hơn.

Giả sử danh mục P với tỷ trọng các tài sản i là wi :

= 1 Tổng tỷ trọng các tài sản trong danh mục bằng 1

   Trong danh mục không có bán khống tức là wi > 0

Lợi suất của tài sản i : ri  N( r i ,  i 2 ) với  i = 1, N

Hiệp phương sai của lợi suất tài sản i , j là cov(ri , rj) =  ij với  i ,j = 1, N

Kí hiệu : ma trận hiệp phương sai lợi suất của N tài sản là:

Với  i 2 = var(ri) là phương sai của lợi suất tài sản i;  ij =cov(ri,rj) là hiệp phương sai của hai tài sản i và j

Do V là ma trận đối xứng không âm nên tồn tại ma trận nghịch đảo V -1 là ma trận đối xứng và xác định dương

Lợi suất của danh mục được xác định:

Phương sai của danh mục:

Tìm ma trận tỉ trọng W sao cho  P 2  W W ' V min Điều kiện :

1.2.4.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả danh mục

Kí hiệu r P ,  P tương ứng là lợi suất trung bình, độ lệch chuẩn của lợi suất của danh mục P, rf là lãi suất phi rủi ro (với chuyên đề, lãi suất phi rủi ro được tính là lấy lãi suất tiết kiệm năm 2014 là 8%/năm), khi đó tỉ số:

 chính là “chỉ số Sharpe” của danh mục.

Tương tự ta tính được chỉ số Sharpe của danh mục đối chứng B là SB

Nếu SP > SB thì danh mục P thực thi tốt

Trong đó: r P : lợi suất trung bình của danh mục P rf : lợi suất phi rủi ro

Với B là danh mục đối chứng ta cũng tính được chỉ số Treynor TB

Nếu TP > TB thì danh mục P thực thi tốt

QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1.3.1 Khái niệm về quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo sự điều chỉnh của danh mục này nhằm tái tối ưu hóa danh mục để đạt được các mục tiêu đề ra Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, vì đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lý danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt mức chấp nhận đã định trước.

Bản chất của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là định lượng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng thu được từ danh mục đó. Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chết rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu …Và việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục phân bổ cho các loại tài sản chính nhằm đạt được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất có thể Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, người quản lý có thể thay đổi các tỷ lệ đã định này nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện tại thời điểm đó nhằm đạt được mức lợi tức cao hơn nữa Đồng thời, trong cùng một loại tài sản, người quản lý có thể lựa chọn lợi tức mong đợi lớn hơn mức trung bình của các tài sản đó.

Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là quá trình quản lý tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tích chứng khoán, lựa chọn tài sản đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, lập danh mục tối ưu và đánh giá kết quả đầu tư.

1.3.2 Tầm quan trọng của quản lý danh mục đầu tư

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Trên thế giới, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp.

Quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi của khách hàng đầu tư Các nhà đầu tư ở mọi lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro

1.3.3 Quy trình quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm bốn bước:

Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro nào đó.

Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư.

Thứ ba, giám sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mức đợi.

Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu của nhà đầu tư.

Một nguyên tắc nữa của danh mục đầu tư là chính sách đầu tư được viết ra bằng văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư Điều này rất cần thiết vì nó đảm bảo tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan điểm ngắn hạn của chủ đầu tư.

1.3.4 Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư Để đạt được mục tiêu lợi nhuận mỗi nhà đầu tư đều lựa chọn cho mình một chiến lược đầu tư thích hợp Chiến lược đầu tư được thiết lập từ trước khi thực hiện đầu tư, thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư trên khắp các lĩnh vực, nó thể hiện ý chí và mong muốn của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ theo đuổi chiến lược này trong suốt một khoảng thời gian dài Các chiến lược đầu tư chủ yếu bao gồm:

1.3.2.1 Chiến lược đa dạng hóa đầu tư và chiến lược đầu tư tập trung

 Chiến lược đa dạng hoá đầu tư

Hiểu một cách đơn giản nhất, đa dạng hoá trong đầu tư chứng khoán là cùng một lúc đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để giảm rủi ro. Ngược lại với chiến lược này là chiến lược đầu tư tập trung.

 Chiến lược đầu tư tập trung

Người giàu thứ hai hành tinh - Warren Buffett lại kiên chiến theo đuổi chiến lược đầu tư tập trung Ông chỉ chọn một số ít cổ phiếu có khả năng đem lại lợi suất trên trung bình trong dài hạn, tập trung đầu tư vào các cổ phiếu đó, và kiên nhẫn trước những biến đổi ngắn hạn của thị trường chứng khoán.

1.3.2.2 Chiến lược đầu tư dài hạn và chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ)

 Chiến lược đầu tư dài hạn Đầu tư dài hạn là hoạt động dựa trên cơ sở dự báo lợi suất đối với tài sản trong dài hạn Theo Benjamin Graham, đầu tư dài hạn là hoạt động tài chính đem lại tiền gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định.

 Chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) Đầu tư ngắn hạn (hay còn gọi là đầu cơ) là hoạt động dùa trên dự báo tâm lư của các nhà đàu tư để thu lợi ngắn hạn Theo Warren Buffett, đầu tư dài hạn nhìn vào giá trị, còn đầu cơ nhìn vào giá cả.

1.3.2.3 Chiến lược đầu tư chủ động và chiến lược đầu tư thụ động

 Chiến lược đầu tư chủ động Đầu tư chủ động là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong đó nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư với mục tiêu đạt kết quả tôt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường Đây là việc thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư để lựa chọn những cổ phiếu tôt nhất, có các chỉ số cơ bản tốt hơn trung bình.

 Chiến lược đầu tư thụ động

Chiến lược đầu tư thụ động là chiến lược đầu tư trong đó nhà quản lý quĩ cố gắng đưa ra càng ít quyết định đầu tư càng tốt để giảm thiểu chi phí giao dịch, bao gồm cả thuế thu nhập tài chính.

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CHỦ ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ DANH MỤC

Chiến lược đầu tư chủ động là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong đó nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư với mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường Đây là việc thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư, và chuyên đề căn cứ bằng phương pháp phân tích kĩ thuật và dự báo arima để tìm ra xu hướng giá, …để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán sự biến động của giá và xu hướng thị trường trong tương lai thông qua nghiên cứu phân tích đồ thị giá của thị trường trong quá khứ Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá Thị trường tồn tại những hình mẫu, những dạng đồ thị và có tính tự lặp lại.

Trọng tâm của phân tích kỹ thuật là niềm tin rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường như các thông tin nền tảng, sự kiện chính trị, thiên tai,các yếu tố tâm lý… được nhanh chóng đưa vào các hoạt động của thị trường Nói cách khác, tác động của các yếu tố này sẽ nhanh chóng biểu dưới dạng biến động giá.

Phân tích kỹ thuật quan tâm đến những gì đã xảy ra trên thị trường hơn là những gì nên xảy ra Đó chính là cơ sở chính để dự đoán tương lai Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều đến những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá mà tập trung vào sự biến động của giá trên thị trường.

1.4.1.1 Đường Trendline (xu thế) Đường Trendline là một đường thẳng nối liền các điểm liên tục cao hay thấp, thông thường lúc đầu là 2 điểm và một điểm tiếp xúc thứ ba để xác định đường này là xu hướng có hiệu lực Khi độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì tính chuẩn xác của các mức hỗ trợ và kháng cự càng giảm Xác định được xu hướng đang diễn ra có thể giúp ta có được cài nhìn tốt hơn, rõ ràng hơn về diễn biễn thị trường, đặc biệt trong ngắn hạn có những biến động giá làm lộn xộn hay gây rắc rối bức tranh toàn cảnh thị trường.

Hình 1: Đường xu thế Đường xu thế dùng để xác định: chiều hướng của thị trường, dấu hiệu đảo chiều, dấu hiệu tiếp tục xu hướng, các điểm hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance)

- Càng nhiều điểm vẽ xác định, đường trendline càng ý nghĩa.

- Càng tồn tại lâu, đường trendline càng có hiệu lực

- Càng có độ dốc lớn, đường trendline càng dễ bị phá vỡ

Dấu hiệu xác nhận xu hướng bị phá vỡ:

- Khi giá vượt lên trên ngưỡng Resistance thì thị trường đã chuyển sang xu thế biến động tăng.

- Khi giá vượt xuống dưới ngưỡng Support thì thị trường đã chuyển sang xu thế biến động giảm

Hình 2: Mức kháng cự và hỗ trợ 1.4.1.2 Đường trung bình động (MA)

Trung bình đơn tại một phiên là lấy giá trị trung bình của phiên đó và các phiên trước.

SMA là mẫu trung bình được sử dụng phổ biến nhất trong các dạng đường trung bình Là một đường chỉ báo đi chậm và có độ trễ so với đồ thị giá SMA được tính toán bằng cách cộng tất cả các giá đóng cửa của một mã chứng khoán trong n khoảng thời gian rồi chia cho n Thời gian thường được sử dụng là 5 ngày (SMA 5), (SMA 10), SMA 20, SMA 50, SMA 100.

 SMAt là giá trị trung bình tại phiên t.

 Pt là giá của cổ phiếu tại phiên t.

 N là số phiên tính trung bình động.

Giá trị của trung bình đơn tại phiên t là:

SMAt = (Pt + Pt-1 + Pt-2 + … + Pt-n+1 )/n

 Trung bình hàm mũ (EMA) Để giảm độ trễ cho đường trung bình, người ta sử dụng đường trung bình hàm mũ (EMA) EMA 5, EMA 10, EMA 20, EMA 100 Đường EMA giảm độ trễ bằng cách áp dụng mức ảnh hưởng nhiều đối với các giá gần so với các giá cũ hơn.

 EMAt là giá trị trung bình động hàm mũ tại phiên t

 Gọi Pt là giá cổ phiếu tại phiên t

 N là số phiên tính trung bình đông

Như vậy ứng dụng của đường trung bình là:

Chỉ ra xu hướng thị trường: Các nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình để xác định xu hướng giá

Đưa ra dấu hiệu mua và bán: có nhiều cách xác định tín hiệu mua/bán bằng đường trung bình Đầu tiên có thể nhìn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường SMA Nếu thị trường đóng cửa ở mức giá nằm trên đường MA thì nó thường là tín hiệu mua Nếu thị trường đóng cửa ở mức giá nằm dưới đường MA thì nó thường cho thấy tín hiệu bán Một cách khác là sử dụng 2 (hoặc 3) đường trung bình, 1 đường trung bình ngắn hạn và 1 đường trung bình khác có thời gian dài hơn Các tín hiệu mua và bán được chỉ ra tại các giao điểm cắt nhau của đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn Nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ dưới lên trên thường dự báo một tín hiệu mua và ngược lại, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ trên xuống dưới thường dự báo một tín hiệu bán.

MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kĩ thuật Về mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho giá trung bình trong dài hạn Thông thường MACD sử dụng EMA-12 làm trung bình động ngắn hạn và EMA-26 làm trung bình động dài hạn Ý nghĩa: So với các phương pháp khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng đồ thị Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương.Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm và MACD có giá trị âm.

Chỉ báo MACD là công cụ rất hiệu quả và nhiều tác dụng Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:

- Sự giao cắt của đường trung bình giá

- Sự phân kỳ của MACD

Cách xác định tín hiệu mua và tín hiệu bán:

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.

Tín hiệu bán: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện.

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.

Tín hiệu mua: khi đường MACD cắt và nằm trên đường tín hiệu của MACD

Tín hiệu bán : khi đường MACD cắt và nằm dưới đường tín hiệu củaMACD

Hình 4: MACD và tín hiệu của MACD 1.4.1.4 Chỉ số RSI

RSI là chỉ số sức mạnh tương quan đo lường cường độ dao động liên quan đến giá hiện tại với giá quá khứ.

Là chỉ số tỷ lệ giữa trung bình giá đóng cửa của số ngày tăng giá so với trung bình giá đóng cửa của số ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định.

Trong đó: RS = (TB giá đóng cửa của n ngày tăng)/(TB giá đóng cửa của n ngày giảm)

Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày, sử dụng đồ thị tuần thì thời kỳ sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14 Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14.

Sau đó “cường độ tương đối – RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI Só lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của n.

Dấu hiệu mua: mua vào khi đường RSI cắt từ dưới đáy lên trên 30.

Dấu hiệu bán: Bán ra khi đường RSI cắt từ trên đỉnh xuống dưới 70.

Chú ý: khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua bán không xuất hiện Khi đó ta có thể thay đổi số phiên đang xem xét cho ít hơn Cần nhớ rằng khi giảm số phiên xem xét thì tín hiệu mua bán sẽ diễn ra chắc chắn hơn Một cách khác để nhận tín hiệu mua bán của RSI: khi mua đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện đường RSI cắt và nằm phía trên đường có giá trị là 50 Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là RSI cắt và nằm dưới đường có giá trị 50.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DANH MỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư Thị trường chứng khoán ra đời là sự tất yếu, nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế

Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế-chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 Có thể nói sự ra đời của TTGD TP.HCM là một sự kiện kinh tế quan trọng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Nó trở thành một công cụ, một hình thức huy động và luân chuyển vốn cho nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, sự ra đời của TTGD TP.HCM cũng gặp rất nhiều khó khắn, đó là: hệ thống pháp luật của Việt Nam thời này còn chưa thật sự hoàn thiện, các văn bản pháp luật còn nhiều bất cập chồng chéo, đặc biệt trong lĩnh vực đối với chúng ta còn hoàn toàn mới mẻ, sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm còn chưa nhiều, trong khi đó đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về chuyên môn và cách thức quản lý…Song nhờ có sự quan tâm của Chính Phủ và các bộ ngành liên quan mà tổ chức này hoạt động tương đối tốt, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và công chúng, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

2.1.2 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2013 - 2015

Nếu như năm 2013 và 2014 được coi là năm hi sinh tăng trưởng để lấy lại niềm tin thị trường thì năm 2015 được kỳ vọng sẽ mang tới một nền tảng tăng trưởng mới bền vững Vào quý I năm 2015, nền kinh tế đang trong giai đoạn tự điều chỉnh ở vùng thấp của chu kỳ kinh tế CPI quý tăng 6,64% Thị trường ngoại hối vẫn giữ ổn định trong quý Ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm 1% lãi suất điều hành và giảm 0,5% trần lãi suất kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng Lạm phát được kiểm soát tốt với mức giảm 0,19% trong tháng 3 Tăng trưởng tín dụng trong quý đạt 0,1% trong khi huy động vốn đạt 3,8% Nợ xấu giảm xuống mức 6% tổng dư nợ nhưng rủi ro nợ xấu vẫn ở mức cao.

Quý I năm 2015 đánh dấu sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam CNN gần đây vừa công bố danh sách các TTCK tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu năm

2013, theo số liệu của Tập đoàn đầu tư Bespoke, lấy đến hết ngày 24/4 Theo đó, Nhật Bản dẫn đầu với mức tăng 34% Việt Nam xếp thứ 11 trong danh sách với mức tăng 15% Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Philippines (20%) và Indonesia (16%) Bloomberg nhận định Việt Nam đang dần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau khi nền kinh tế năm ngoái tăng trưởng chậm nhất kể từ năm

1999 và xếp hạng trái phiếu Chính phủ bị Moody’s hạ bậc vì nợ xấu.

Hình 6: Đồ thị sự tăng mạnh của chỉ số HNX-Index trong quý I năm 2015 Đồ thị trên phản ánh biến động của chỉ số HNX-Index trong quý I năm

2015 Xu hướng biến động chung của chỉ số HNX-Index trong giai đoạn này là tăng trưởng một cách mạnh mẽ Quá trình tăng trưởng diễn ra từ đầu tháng12/2014 và hiện tại đỉnh cao nhất đã được hình thành vào trước Tết Nguyên Đán.Tuy nhiên trong khoảng thời gian còn lại của quý I, diễn biến giao dịch trên thị trường trở nên trầm lắng hơn Tâm lý thận trọng và ngại rủi ro của các nhà đầu tư được thể hiện rõ nét hơn Nguyên nhân được đưa ra đó là: thị trường đã tăng điểm gần 2 tháng liên tục, mang lại tỷ suất cao, dòng tiền khó tăng kịp theo đà tăng trưởng của thị trường, tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều chuyển biến tích cực như kỳ vọng, tác động từ một số tin đồn thất thiệt về vụ việc bắt giữ một lãnh đạo cao cấp trong ngành ngân hàng.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DANH MỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.2.1 Nhà đầu tư cá nhân

Với sự phát triển của TTCK Việt Nam, quy mô nhà đầu tư cá nhân cũng đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua Theo số liệu thống kê cho thấy hiện có khoảng hơn 1 triệu tài khoản giao dịch được mở Chiếm phần lớn trong số này là các nhà đầu tư cá nhân Mặc dù tiềm lực tài chính của nhà đầu tư cá nhân không mạnh nhưng lại chiếm ưu thế về số lượng và lại thường xuyên tham gia giao dịch trên thị trường nên đã có ảnh hưởng đáng kể đến những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.

Do thiếu khả năng phân tích và định giá, đầu tư theo tin đồn và mách bảo của người khác vẫn là một trong những phương pháp đầu tư phổ biến nhất của các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam Theo thống kê, hệ số tương quan của các cặp cổ phiếu tại TTCK Việt Nam là tương đối lớn, các cổ phiếu thường

“dàn hàng ngang” cùng tăng và cùng giảm Khi thị trường chứng khoán đi xuống trong giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu tốt, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cũng giảm mạnh như cổ phiếu của những công ty làm ăn kém hiệu quả Điều đó cho thấy những hạn chế trong kiến thức và khả năng phân tích của phần đông nhà đầu tư cá nhân.

2.2.2 Nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu tư chứng khoán

Nhà đầu tư tổ chức là những tổ chức (doanh nghiệp) tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhà đầu tư tổ chức bao gồm: nhà đầu tư chuyên nghiệp như các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư tổ chức đóng vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nền tảng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng ở nước ta, lực lượng này còn quá mỏng. Tình hình áp dụng mô hình Markowitz

Tại hầu hết cá CTCK phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng một cách rộng rãi và chính thức trong hoạt động xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán Một số tổ chức áp dụng phân tích kĩ thuật như một công cụ tham khảo trong hoạt động giao dịch và trong hoạt động tư vấn các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trong các hoạt động của mình hoặc đang ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm các mô hình này hoặc áp dụng rất hạn chế. Tổng quan về quá trình hình thành, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng hoạt động đầu tư theo danh mục cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam còn trong giai đoạn hình thành và phát triển, hoạt động đầu tư năng động còn chưa được phổ biến với đa phần các nhà đầu tư cá nhân mà hầu như chỉ có trong hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức, và trong hoạt động đầu tư ủy thác Về mặt lý thuyết hay trong thực tiễn hoạt động đầu tư, chiến lược đầu tư năng động thường hấp dẫn các nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn bởi hiệu quả vượt trội mà nó đem lại Đặc biệt trong điều kiện có nhiều biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua, một mặt nó đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư năng động (đa phần là các tổ chức đầu tư chuyên nghiêp) đạt được tỷ suất sinh lời vượt trội so với thị trường, thì mặt khác nó đã đẩy không biết bao nhiêu nhà đầu tư cá nhân đầu tư theo kiểu phong trào hay cảm tính nữa Nếu muốn thành công trên thị trường chứng khoán một cách chuyên nghiệp và khoa học hơn Không chỉ biết cách đầu tư đa dạng hóa theo danh mục nhằm giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả, nhà đầu tư cá nhân cũng cần phải có chiến lược đầu tư năng động thích hợp để có thể đạt được tỷ suất sinh lời vượt trội so với thị trường.

2.2.3 Khả năng vận dụng mô hình Markowitz trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mô hình Markowitz được phát triển dựa trên các khái niệm như lợi nhuận kì vọng, phương sai kì vọng…Điều đó có nghĩa là chúng ta phải dự kiến được các kịch bản có thể xảy ra đối với lợi nhuận của các chứng khoán trong tương lai và xác định xác suất xảy ra kịch bản này Tuy nhiên ngay cả tại các thị trường chứng khoán phát triển, việc dự kiến các kịch bản xảy ra cũng như dự kiến xác suất xảy ra là một việc khó khăn, đồng thời có mức độ tin cậy không cao Chính vì vậy, sử dụng dữ liệu quá khứ vẫn là phương pháp thường được sử dụng nhất. Khi đó các thông số như lợi nhuận trung bình, phương sai, hiệp phương sai,… được ước lượng từ dữ liệu quá khứ và người ta coi các số liệu quá khứ này lợi nhuận kỳ vọng, phương sai kỳ vọng, hiệp phương sai kỳ vọng… Như vậy điều kiện quan trọng nhất để áp dụng mô hình này là phải có đủ dữ liệu quá khứ, dữ liệu được thu thập trong thời gian càng dài mô hình càng đáng tin cậy.

Nhìn lại quá trình hoạt động của TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua và thực trạng hoạt động đầu tư theo danh mục trên thị trường chứng khoán ViệtNam Kết quả đanh giá thực trạng cho thấy rằng, thị trường chứng khoán Việt

Nam ngày càng phát triển thì những cơ hội đầu tư sinh lời và kèm theo đó là rủi ro ngày càng lớn hơn Tuy nhiên, hoạt động đầu tư theo cảm tính, theo tin đồn,thiếu chuyên nghiệp, mang nặng tính đầu cơ và hầu như không theo một phương pháp đầu tư khoa học, hiệu quả nào của các nhà đầu tư đã tác động xấu đến kết quả đầu tư của chính họ cũng như là đến sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua Do vậy để nâng cao hiệu quả ứng dụng công cụ lý thuyết trong xây dựng danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì đòi hỏi phải có những giải pháp phát triển trên thị trường chứng khoán đồng bộ hơn.

VẬN DỤNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN

Với 60 mã cổ phiếu trong hai bộ chỉ số VN30 và HNX30, chúng ta sẽ đi vào phân tích các mã cổ phiếu qua kết quả kinh doanh hay báo cáo tài chính của mỗi công ty

3.1.1 Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại (EPS)

EPS là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đóng góp Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.

Sử dụng tỷ lệ gia tăng lợi tức trên cổ phần quý hiện tại so với cùng kỳ năm trước đó:

Tỉ lệ này càng cao càng tốt, và chuyên đề lựa chọn cổ phiếu có tỷ lệ > 20%

Ta có bảng kết quả sau:

BanbbbbbabaBảng 1: Tỷ lệ gia tăng lợi tức trên cổ phần quý của cổ phiếu trên

HNX30 và VN30 3.1.2 Lợi suất trên vốn cổ phần (ROE) Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của công ty ROE cho biết công ty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và quản lý hiệu quả

Nói chung nên tránh những công ty có chỉ số này nhỏ hơn 17% Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những công ty hàng đầu thường đạt 20% đến 30%, cá biệt có những công ty đạt trên 40% Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất.

Trong chuyên đề này,chúng ta chọn cổ phiếu có ROE từ 18% trở lên, qua đó chọn được 21 mã cổ phiếu sau:

Cổ phiếu ROE Cổ phiếu ROE Cổ phiếu ROE

Bảng 2: Lợi suất trên vốn cổ phần của 21 mã cổ phiếu

3.1.3 Khối lượng giao dịch hằng ngày và các tổ chức bảo trợ

Do chuyên đề phân tích 60 cổ phiếu trên VN30 và HNX30 nên những cổ phiếu này đều có khối lượng giao dịch lớn (hơn 200000 cổ phiểu/ngày), điều này đảm bảo nhu cầu trao đổi (thanh khoản cao), đáp ứng nhu cầu, mục đích sử dụng của từng nhà đầu tư.

Các mã cổ phiếu này đều được giám sát kĩ và được bảo trợ bởi rất nhiều công ty (được xếp vào VN30 và HNX30) nên chúng ta hoàn toàn tin tưởng những cổ phiếu này là những cổ phiếu an toàn, không sợ bị rủi ro do lừa đảo…

 Như vậy: Kết hợp những tiêu chí trên, ta chọn được những mã cổ phiếu sau:

FIT : Công ty cổ phần đầu tư FIT

HPG: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

PVC: Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí

PVD: Tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí

PVS: Tổng công ty cổ phần dịch vụ kĩ thuật dầu khí Việt Nam

CII: Công ty cổ phần đầu tư kĩ thuật TP.HCM

LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.2.1 Tính toán lợi suất, phương sai, độ lệch chuẩn và lợi suất kì vọng của danh mục

Từ bảng giá đóng cửa đã được điều chỉnh hằng ngày, ta tính được lợi suất sinh lời hằng ngày của 6 cổ phiếu trong thời gian từ 26/7/2013 đến 7/4/2015 như sau :

Ta được bảng kết quả :

Cổ phiếu FIT CII HPG PVC PVD PVS

TSSL TB 0.001513 0.000429 0.001144 0.001145 7.91081E-05 0.001214 PH/SAI 0.001484 0.000473 0.000448 0.000881 0.000545095 0.00068 ĐL chuẩn

Bảng 3: Danh mục cổ phiếu và các thống kê cơ bản

Ma trận hiệp phương sai:

FIT CII HPG PVC PVD PVS

Bảng 4: Ma trận hiệp phương sai của danh mục cổ phiếu

3.3.2 Lập danh mục đầu tư

Một danh mục tối ưu đối với nhà đầu tư Markowitz là danh mục ứng với mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho trước, sẽ có mức rủi ro thấp nhất.

Trong chuyên đề này sử dụng công cụ Solver trong Ms-Excel để giải Khi thay đổi mức TSSL yêu cầu, chúng ta sẽ có kết quả độ lệch chuẩn tối thiểu và các tập hợp tỷ trọng của từng chứng khoán thỏa mãn các điều kiện và hàm mục tiêu của bài toán Markowitz nêu trên Ta có bảng tổng hợp sau:

Tỷ suất sinh Độ lệch chuẩn min Tỷ trọng trong danh mục lời yêu cầu

Bảng 5: Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ứng với các mức tỷ suất sinh lời yêu cầu

Bằng số liệu được tổng hợp quá khứ, kết hợp ứng dụng toán trong chương trình Microsoft Excel để tính toán, phân tích ta dự báo được tập danh mục bên trên Qua đó góp phần cho các nhà đầu tư có được cách nhìn tổng quát về danh mục đầu tư chứng khoán và xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả,phục vụ cho việc đầu tư trên TTCK Việt Nam.

ĐÁNH GIÁ DANH MỤC

Sử dụng danh mục đối chứng M là danh mục thị trường, trong trường hợp này là chỉ số VNINDEX với: (xét trong khoảng từ 26/07/2013 đến 07/04/2015) +) Lợi suất trung bình: r M  r vnindex = 0,00029719

=0,00989 Chuyên đề chọn danh mục P trong trường hợp :

Ta tính chỉ số Sharpe theo công thức:

Bảng 6: Bảng hệ số  của cổ phiếu trong danh mục

Chỉ số Treynor được tính theo công thức:

=-0,00000396Nhận Xét: TP > TM nên theo phương pháp Treynor ta kết luận danh mục P thực thi tốt.

ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC

3.4.1 Căn cứ vào phân tích kĩ thuật

Dựa vào hình 7: Đồ thị phân tích kĩ thuật cổ phiếu FIT,ta có:

Khi xem xét cổ phiếu FIT đường xu thế tăng nhẹ, đường MACD không có dấu hiệu rõ ràng (đường MACD nằm dưới đường zero nhưng trong thời gian ngắn vừa qua nó có dấu hiệu đi lên cắt đường tín hiệu và có khả năng sẽ đi lên cắt đường zero một thời gian Tuy nhiên có dấu hiệu mua vào khi dải Bollinger Bands hẹp vào trước đó và đang dần được nới rộng ra, giá đang giảm và đường giá bám vào bollinger dưới nhưng nhận thấy sẽ có sự bứt phát tăng lên của giá và khi nhìn vảo chỉ số RSI nhận thấy : đường RSI đang xoay quanh mức 53 và sẽ ít biến đổi Điều này cho thấy thị trường đang ở tình trạng cân bằng giữa phe mua và bán, khi đó chúng ta nên tiếp tục quan sát, chưa nên ra quyết định mua bán trong thời gian này.

Dựa vào hình 8: Đồ thị phân tích kĩ thuật cổ phiếu CII:

Nhận thấy đường MACD cắt và nằm trên đường zero Ở đây tín hiệu mua đã xuất hiện Và để củng cố thêm điều đó, ta cũng nhận thấy đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD Tiếp theo khi theo dõi đến dải Bollinger ta thấy rõ dải bollinger bands đang có xu hướng mở rộng thêm cho thấy sắp có một sự đột biến về giá mới Và chú ý, mặc dù là giá đang có diễn biến giảm nhưng có khả năng giá sẽ bật ngược trở lại và gây ra một sự đột phá tăng giá Điều này càng được khẳng định khi đường RSI đang cố gắng vượt lên vẫn trên ngưỡng 50, điều đó cho thấy giá CII đang có xu hướng tăng.Từ đó, có thể đưa ra nhận định: nên mua cổ phiếu CII.

Dựa vào hình 9: Đồ thị phân tích kĩ thuật cổ phiếu HPG:

Dải Bollinger bands đang có xu hướng mở rộng cảnh bảo giá chứng khoán sẽ có thể xuất hiện biến động Qua đường RSI chúng ta vẫn chưa có một sự khẳng định nào rõ ràng cho xu hướng sắp tới của giá chứng khoán HPG Nên cũng cần xem xét, quan sát thêm để đưa ra quyết đinh Vì vậy vẫn chưa nên có quyết định ở thời điểm này.

Dựa vào hình 10: Đồ thị phân tích kĩ thuật cổ phiếu PVC: Đường xu thế của PVC đang tăng, cho thấy có dấu hiệu tăng giá Đường MACD đi lên cắt đường zero cho thấy có dấu hiệu mua, tuy nhiên là chưa rõ ràng (vì đường MACD lại có xu hướng đi ngang, bị đường tín hiệu cắt nên nằm dưới đường tín hiệu RSI đang ở mức 60,71 và vẫn đang đi lên, cho thấy phe mua đang rất lớn Dải Bolinger cũng đang bắt đầu rộng hơn, cho thấy đang có dấu hiệu biến động giá Vì vậy, để chắc chắn,ta tiếp tục quan sát thêm, nếu MACD mà nằm trên đường tín hiệu, khi đó ta sẽ mua.

Dựa vào hình 11: Đồ thị phân tích kĩ thuật cổ phiếu PVD:

Từ đường xu thế của PVD, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét giá đang có xu hướng tăng nhẹ theo xu thế Từ đường MACD chúng ta cũng có thể xác định được MACD đang bứt phá đi lên và có khả năng xuyên phá đường zero, khẳng định cho xu hướng tăng giá của cổ phiếu Từ đường RSI và dải Bollinger bands cũng cho chúng ta nhận định giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng Vậy vào thời gian này nên cho cổ phiếu PVD vào danh mục đầu tư.

Dựa vào hình 12: Đồ thị phân tích kĩ thuật cổ phiếu PVS:

Tương tự, đường xu thế của PVS, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét giá đang có xu hướng tăng mạnh theo xu thế Từ đường MACD chúng ta cũng có thể xác định được MACD đang bứt phá đi lên và có khả năng xuyên phá đường zero, khẳng định cho xu hướng tăng giá của cổ phiếu Từ đường RSI và dải Bollinger bands cũng cho chúng ta nhận định giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng Vậy vào thời gian này nên mua cổ phiếu PVD vào danh mục đầu tư.

3.4.2 Căn cứ dự báo giá bằng Arima

3.4.2.1 Kiểm định tính dừng Để sử dụng mô hình Arima, các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu phải là chuỗi dừng Ta kiểm định tính dừng của các chuỗi lợi suất bằng kiểm định nghiệm đơn vị với cặp giả thiết:

H0: Chuỗi lợi suất của cổ phiếu là chuỗi dừng

H1: Chuỗi lợi suất của cổ phiếu là chuỗi không dừng

Dựa vào bảng 8: Kiểm định tính dừng của ls_FIT

Theo kiểm định ta thấy: t qs ,98295 > t 0,01 =3,444923 t qs ,98295 > t 0,05 =2,867859 t qs ,98295 > t 0,1 =2,57

Nhận xét: bằng tiêu chuẩn kiểm định Dickey Fuller ta thấy với mức ý nghĩa 1%,

5%, 10% thì t qs > t  Do đó giả thiết H0 được chấp nhận nghĩa là chuỗi lợi suất của cổ phiếu FIT là chuỗi dừng

Tương tự: Từ bảng 9,10,11,12,13 phần phụ lục 1 ta có: các cổ phiếu CII, HPG, PVC, PVD, PVS cũng có chuỗi lợi suất của chúng là chuỗi dừng.

3.4.2.2 Định dạng mô hình và dự đoán chuỗi lợi suất

Dựa vào bảng 14: Lược đồ tương quan ls_FIT:

 Mô hình có Arima chuỗi lợi suất của FIT có dạng:

Dựa vào bảng 20: Ước lượng arima ls_FIT

 Dự đoán chuỗi lợi suất FIT trong 1 tuần mới:

Trong hộp Equation: chọn Forecast  trong Forecast sample chọn dự báo từ ngày 8/4/2015 đến 14/4/2015:

Dựa vào Bảng 26: Dự báo ls_FIT: ta có kết quả dự báo ls_FIT từ 8/4/2015 – 14/4/2015

Như vậy chuỗi lợi suất FIT có biến động tăng giảm không rõ ràng Kết hợp phần đánh giá ở phân tích kĩ thuật, ta quyết định chưa nên mua cổ phiếu FIT ở thời gian này, và cần theo dõi quan sát thêm.

+ Chuỗi lợi suất CII: Dự đoán p=3, q=4 Ước lượng :ls_CII =0,000806 + 0,116804*ar(3) + 0,118379*ma(4) Kết quả dự báo: ls_CII tăng trong tuần tới (phụ lục)

Kết hợp với phân tích kĩ thuật nên ta quyết định mua thêm cổ phiếu CII.

+ Chuỗi lợi suất HPG: Dự đoán p=1,q=1 Ước lượng: ls_HPG =0,000963 – 0,770499*ar(1) + 0,803382*ma(1) Kết quả dự báo: ls_HPG tăng trong tuần tới (phụ lục)

Kết hợp phân tích kĩ thuật ta chưa vội mua thêm cổ phiếu HPG mà nên quan sát tiếp.

+ Chuỗi lợi suất PVC: Dự đoán p=1, q=1 Ước lượng: ls_PVC= 0,001358 – 0,769986*ar(1) + 0,796174*ma(1) Kết quả dự báo: ls_PVC tăng tuần tới (phụ lục)

Kết hợp phân tích kĩ thuật ta nên mua PVC

+ Chuỗi lợi suất PVD: Dự đoán p=1, q=1 Ước lượng: ls_PVD= -0,000113 – 0,962142*ar(1) + 0,96625*ma(1) Kết quả dự báo: ls_PVD giảm tuần tới (phụ lục)

Kết hợp phân tích kĩ thuật ta nên bán cổ phiếu PVD

+ Chuỗi lợi suất PVS: Dự đoán p=1, q=1 Ước lượng: ls_PVS= 0,001364 + 0,951087*ar(1) – 0,92993*ma(1) Kết quả dự báo: ls_PVS không tăng (phụ lục)

Kết hợp phân tích kĩ thuật ta nên quản sát thêm, trước khi đưa ra quyết định mua bán nó.

Căn cứ vào số liệu ta dự báo đến ngày 14/4/2015 Ta điều chỉnh danh mục bằng công cụ Solver trong Ms-Excel để giải Ta được tỉ trọng danh mục mới sau: (với lợi suất yêu cầu danh mục là 0,11)

Bảng 7: Danh mục cổ phiếu sau khi điều chỉnh

Ngày đăng: 23/05/2023, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w