T KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP, THỰC TIỄN TẠI SỞ TƯ PHÁP HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn ii ii HÀ NỘI 2023 ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan, đề tài “Thực hiện pháp luật l[.]
CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Khái quát về lý lịch tư pháp và thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp (“LLTP”) là một trong các hoạt động dịch vụ thuộc nhóm các hoạt động cấp giấy xác nhận, chứng thực một khái niệm quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Vậy khái niệm “LLTP” được hiểu như thế nào?
Thuật ngữ “LLTP” thường được định nghĩa là tài liệu ghi chép lại các thông tin liên quan đến hành vi pháp lý của một cá nhân hoặc tổ chức, bao gồm các tội ác, sự vi phạm, bản án và các tài liệu khác liên quan đến hành vi pháp lý của họ Thông thường, LLTP của một cá nhân hoặc thường thể hiện các nội dung như thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân hoặc tổ chức đó Nó cũng bao gồm các thông tin về hành vi phạm tội hoặc các hành vi phạm pháp khác mà cá nhân hoặc tổ chức đó đã thực hiện trong quá khứ, bao gồm các thông tin về bản án và quá trình truy tố của cơ quan điều tra Ở Anh, thuật ngữ "lý lịch tư pháp" được sử dụng để chỉ một tài liệu lưu trữ các thông tin về hành vi pháp lý của một cá nhân trong quá khứ, bao gồm các bản án, các kết quả điều tra và các quyết định tòa án Tài liệu này được gọi là "Criminal Record" hoặc “Police Record” [23, Điều 10] Ngoài ra, ở Anh việc xử lý thông tin trong lý lịch tư pháp được quy định bởi Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu 2018 (General Data Protection Regulation - GDPR) và Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu 1998 (Data Protection Act 1998) Ở Pháp, khái niệm "lý lịch tư pháp" (Casier judiciaire) được sử dụng để chỉ một tài liệu chứa thông tin về tội phạm mà một người đã phạm trong quá khứ Tài liệu này bao gồm các thông tin về bản án, các kết quả điều tra và các quyết định tòa án của người đó LLTP được xem là một công cụ quan trọng để đánh giá rủi ro khi tuyển dụng nhân viên, cấp phép kinh doanh hoặc cho vay tiền [24, Điều R.82, 777] Ở Đức, khái niệm "lý lịch tư pháp" (Führungszeugnis) cũng được sử dụng để chỉ một tài liệu chứa thông tin về các tội phạm mà một người đã phạm trong quá khứ Tài liệu này chứa các thông tin về các bản án và các quyết định tòa án liên quan đến người đó LLTP ở Đức cũng được xem là một công cụ quan trọng để đánh giá rủi ro trong việc tuyển dụng nhân viên, cấp phép kinh doanh và cho vay tiền. Ở Trung Quốc, khái niệm "lý lịch tư pháp" được gọi là "chứng nhận tư pháp” Nó được sử dụng để đánh giá sự trung thực và đạo đức của một cá nhân, đặc biệt là trong quá trình tuyển dụng và đăng ký kinh doanh.
Như vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận LLTP là một dạng tài liệu nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó Các nội dung được cung cấp tại LLTP cũng khá đa dạng và tùy thuộc và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì có có thể bao gồm: thông tin cá nhân, hành vi pháp lý bao gồm cả hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác, thậm chí bao gồm các thông tin liên quan đến hồ sơ tín dụng của chủ thể
Tại Việt Nam, khái niệm “lý lịch tư pháp” được quy định khá tương tự. Khái niệm này thậm chí còn từng được nhắc đến trong các văn bản pháp lý của nước ra trong giai đoạn chế độ cũ Trước khi Luật LLTP hiện hành ra đời, khái niệm “lý lịch tư pháp” chỉ được hiểu chung nhất là hệ thống tài liệu thể hiện án tích của người bị kết án sau khi bản án có hiệu lực và tình trạng thi hành của nó Tức là, khái niệm “lý lịch tư pháp” chỉ thường được nhắc đến khi gắn với hoạt động tố tụng hình sự Trong đó, LLTP là bộ hồ sơ ghi lại các thông tin về các án phạm tội, các quyết định xử phạt và các biện pháp tư pháp khác đã được áp dụng đối với cá nhân LLTP có thể bao gồm các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi cư trú, các án phạm tội, các quyết định xử phạt và các biện pháp tư pháp khác đã được áp dụng đối với cá nhân đó. Đến Luật LLTP hiện hành, thuật ngữ này được quy định như sau: “LLTP là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản” [3, Điều
2] Như vậy, sự ra đời của Luật LLTP hiện hành đã chính thức hệ thống hóa các quy định về LLTP Luật LLTP của Việt Nam năm 2009 là một bước tiến quan trọng trong việc quản lý và sử dụng LLTP ở Việt Nam Luật này quy định rõ về nội dung, quy trình, trách nhiệm của các cơ quan Tư pháp trong việc quản lý và cấp phiếu LLTP cho người dân; trong đó, việc đưa ra cách giải thích cụ thể LLTP là cơ sở đầu tiên cho việc áp dụng nội dung này được đồng bộ trên thực tiễn thi hành
Từ những phân tích nêu trên, khái niệm ngắn gọn về LLTP được hiểu như sau: “LLTP là loại lý lịch ghi nhận những đặc điểm về nhân thân tư pháp của một cá nhân.”
Từ các khái niệm trên có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của LLTP như sau:
Một là, tính cá nhân hóa LLTP của một cá nhân là toàn bộ thông tin cá nhân của người đó, tức là không LLTP không thể bất kỳ thông tin của chủ thể nào khác ngoài chủ thể có tên trên Phiếu LLTP nhằm quản lý cá nhân bị kết án hoặc kiểm soát việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã của cá nhân đó
Hai là, tính pháp lý LLTP do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành cập nhật và quản lý Do đó, LLTP được xác thực và đảm bảo tính chính xác Các cơ quan nhà nước phải đảm bảo rằng thông tin trong LLTP được thu thập và lưu trữ một cách đáng tin cậy và không bị sai sót Mặt khác, việc tiến hành cập nhật hay quản lý các thông tin trên LLTP phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và được xác định dựa trên các văn bản pháp lý có liên quan.
Ba là, tính toàn vẹn LLTP phải đầy đủ và chính xác, không được che giấu hay biến tướng các thông tin liên quan đến tiền án, tiền sự hay các vấn đề khác liên quan đến lịch sử tư pháp của người đó.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp
Dưới góc độ luật học, thực hiện pháp luật là hành vi phù hợp với các quy tắc yêu cầu đòi hỏi của pháp luật, mang lại và đáp ứng lợi ích của Nhà nước,của xã hội và của mỗi công dân Hành vi đó có thể được thực hiện phụ thuộc vào ý chỉ của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước Nó có thể được thực hiện xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc và tự giác của chủ thể về sự cần thiết phải xử sự như vậy có thể do cách xử sự của những người xung quanh tác động tới chủ thể khiến cho chủ thể thực hiện theo, cũng có thể do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc tâm lý sự bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chủ thể phải thực hiện pháp luật “Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho quy định của pháp luật trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [12, tr.277]
Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động của con người đáp lại các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của pháp luật Tất cả những hoạt động nào của con người, của các cơ quan tổ chức được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện trên thực tế các quy phạm pháp luật Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp Hành vi đó không trái, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của pháp luật có lợi cho Nhà nước, xã hội và các cá nhân Nó có thể là hành vi của từng cá nhân mà cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội tương ứng với mục đích (lợi ích) mà họ mong đợi.
Pháp luật về LLTP là cơ sở pháp lý để các chủ thể có liên quan thực hiện hoạt động quản lý LLTP Pháp luật về LLTP tạo ra những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung cho các chủ thể có liên quan như chủ thể có yêu cầu cấp phiếu LLTP hoặc cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, xây dựng và tiếp cận cơ sở dữ liệu LLTP Thông thường pháp luật được xây dựng phải hướng tới và tác động vào các mối quan hệ xã hội đặc trưng của nội dung pháp luật đó Dựa vào khái niệm LLTP và quản lý nhà nước về LLTP, theo cách hiểu chung nhất, pháp luật LLTP là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến hoạt động LLTP, bao gồm các quy định về trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin LLTP; lập LLTP; tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; cấp Phiếu LLTP; quản lý nhà nước về LLTP.
Như vậy, thuật ngữ “thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp” có thể được hiểu là việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến việc xác minh và cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp của các cá nhân trong các hoạt động pháp lý Việc xác minh lý lịch tư pháp là một quá trình quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, trung thực và đáng tin cậy của các bên tham gia trong các vụ tranh chấp pháp lý, hợp đồng thương mại, tuyển dụng nhân sự và các hoạt động khác liên quan đến tư pháp Các quy định pháp luật về lý lịch tư pháp thường liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, xử lý và bảo vệ thông tin cá nhân của các cá nhân, đảm bảo tính riêng tư và quyền lợi của người sử dụng dịch vụ Việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp thông qua bốn hình thức đó là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Trong đó áp dụng pháp luật là hình thức thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là Sở Tư Pháp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
Từ cách giải nghĩa nêu trên về thực hiện pháp luật LLTP, tác giả đưa ra một số đặc điểm cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật về LLTP như sau:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về LLTP là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người, bởi vì, pháp luật về LLTP được ban hành để điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người phát sinh trong cá quan hệ hành chính nhà nước có liên quan đến LLTP Do vậy, chỉ có thể căn cứ vào hành vi hay xử sự thực tế của các chủ thể thì mới có thể xác định được họ có thực hiện pháp luật về LLTP hay không Hành vi thực hiện pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động như hành vi nộp hồ sơ cấp Phiếu LLTP hoặc dưới dạng không hành động như không giả mạo hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP
Mối quan hệ dịch vụ hành chính công với quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hành chính công
LLTP thường được nhắc đến một trong các dịch vụ hành chính công Tại Quyết định số 1050/QĐ-BTP ngày 23 tháng 06 năm 2021 của Bộ Tư pháp về về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực LLTP thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ tư pháp thì hoạt động cấp PhiếuLLTP được quy định là một trong các thủ tục hành chính công được thực hiện bởi Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Đồng thời, thủ tục này cũng được hướng dẫn và thực hiện chi tiết trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Vậy có thể hiểu LLTP là một hoạt động thuộc dịch vụ công hay không? Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hiến “dịch vụ công” hay “dịch vụ hành chính công” được giải thích là “một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính - pháp lý của Nhà nước”.[12, tr.11]
Cũng theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ, “dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân”[4, Điều 3] Khái niệm này được giữ nguyên tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, cụ thể: “Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý” [7, Điều 3]
“Như vậy có thể hiểu, dịch vụ công là những hoạt động cung cấp các dịch vụ công cộng bởi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp Những dịch vụ công này có thể bao gồm các thủ tục hành chính, cấp giấy tờ, cấp phép, giải quyết thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin và tư vấn cho người dân về các quy định pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác nhau. Mục đích của dịch vụ công là nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
Từ khái niệm nêu trên, có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của dịch vụ hành chính công như sau: (i) dịch vụ hành chính công là một loại dịch vụ công, phân biệt với dịch vụ công trong lĩnh vực công ích; [16, 2021] (ii) dịch vụ hành chính công là những hoạt động thuộc về bản chất của bộ máy nhà nước, cụ thể là các hoạt động hành chính; (iii) mục đích của dịch vụ công là phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức; (iv) hình thức thể hiện kết quả của hoạt động dịch vụ hành chính công thường là các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý
Dịch vụ hành chính công ở nước ta thường được thể hiện thông qua các loại hình cơ bản như sau: (i) các hoạt động cấp các loại giấy phép; (ii) các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực; (iii) các hoạt động cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề; (iv) hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước; (v) giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính Như vậy, hoạt động cấp lý lịch tư pháp là một loại hình của dịch vụ hành chính công trong việc cấp các giấy tờ có giá trị pháp lý xác nhận, chứng thực.
LLTP là hoạt động hành chính nhà nước, do đó việc nghiên cứu về LLTP luôn phải gắn với chủ thể có thẩm quyền thi hành quy định pháp luật về LLTP Do đó, tại nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp, em đề cập đến khái niệm “quản lý nhà nước về LLTP”
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
Trước hết, khái niệm quản lý nhà nước có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo lĩnh vực và ngữ cảnh sử dụng Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện của nhà nước Chủ thể quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định [14, tr.9] Trong quá trình quản lý, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đưa ra các quyết định, chính sách và điều hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Với cách tiếp cận này, quản lý nhà nước về LLTP là sự tác động có ý thức của các chủ thể có thẩm quyền, được giao nhiệm vụ quản lý LLTP lên đối tượng quản lý khi các đối tượng này tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực LLTP Theo đó, việc quản lý nhà nước về LLTP bao gồm việc thu thập, lưu trữ, sử dụng và chia sẻ thông tin về LLTP của các đối tượng quản lý Chính tính chất này, khiến hoạt động quản lý nhà nước về LLTP đóng vai trò là một hoạt động quan trọng để đảm bảo việc cập nhật đầy đủ, thông tin của cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam, sống, làm việc tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ xã hội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
Theo Luật LLTP hiện hành, quy định về mục đích quản lý LLTP nhằm:
“1 Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản;
2 Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng;
3 Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự;
4 Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.” [3, Điều 3]. Đối với hoạt động quản lý nhà nước về LLTP, hoạt động này thể hiện một số đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, tính bắt buộc Hoạt động quản lý LLTP là một nhiệm vụ bắt buộc của các cơ quan nhà nước, hay nói cách khác đây là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước, chỉ do những cơ quan có thẩm quyền, chủ thể được giao nhiệm quản lý mới được thực hiện nhằm đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin LLTP của công dân
Hai là, tính thường xuyên và chuyên nghiệp LLTP là hệ thống toàn bộ lịch sử tư pháp của một cá nhân Do đó, khối lượng các thông tin phải thể hiện trong Phiếu LLTP là rất lớn Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc quản lý LLTP phải tiến hành cập nhật quản lý nó một cách chuyên nghiệp, có hệ thống để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác và bảo mật của thông tin Mặt khác, do vai trò là căn cứ lưu trữ và cung cấp thông tin tư pháp của một cá nhân nên việc quản lý LLTP phải là một hoạt động được thực hiện thường xuyên, bởi thông tin LLTP của công dân có thể thay đổi liên tục theo thời gian.
Ba là, tính liên ngành Việc quản lý LLTP liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó yêu cầu sự liên kết và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả của hoạt động này.
Bốn là, tính công bằng Việc quản lý LLTP phải đảm bảo tính công bằng đối với tất cả các công dân, không phân biệt địa vị, chức danh hay bằng cấp của họ.
Vai trò của pháp luật về lý lịch tư pháp
Thứ nhất , pháp luật về lý lịch tư pháp cung cấp căn cứ để đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản Pháp luật về lý lịch tư pháp giúp kiểm tra tính trung thực và đáng tin cậy của các cá nhân. Những người có tiền án, tiền sự có thể không đáp ứng được yêu cầu giữ một số chức danh nhất định và sẽ bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã Điều này giúp ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Thứ hai , pháp luật về lý lịch tư pháp quy định về việc ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng Quy định này trong pháp luật về lý lịch tư pháp giúp cho người bị kết án được xóa án tích và có cơ hội bắt đầu lại cuộc đời một cách tốt đẹp hơn, cũng như tái lập lại danh dự và uy tín của mình trong xã hội Theo đó, pháp luật về lý lịch tư pháp có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân trước pháp luật
Thứ ba , pháp luật về lý lịch tư pháp hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự Trong hoạt động tố tụng hình sự, pháp luật về lý lịch tư pháp cung cấp thông tin về tiền án, tiền sự tội phạm của các cá nhân, đặc biệt là trong các vụ án liên quan đến tội phạm nghiêm trọng Thông tin này được sử dụng như một phần của căn cứ xác định tình tiết giảm nhẹ, hoặc tăng nặng trong tố tụng và có thể giúp xác định tính chất và mức độ của tội phạm Ngoài ra, pháp luật về lý lịch tư pháp cũng giúp thống kê tư pháp hình sự, tức là việc thu thập và phân tích thông tin về các vụ án hình sự đã được xử lý trong quá khứ Thống kê tư pháp hình sự giúp phân tích xu hướng tội phạm và đưa ra các chính sách pháp lý để giảm thiểu tội phạm trong tương lai Các thống kê tư pháp hình sự cũng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp bằng cách cung cấp thông tin cho các chính quyền và các tổ chức liên quan.
Thứ tư , pháp luật về lý lịch tư pháp đảm bảo quá trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin, lập và cấp phiếu lý lịch tư pháp diễn ra đúng trình tự, hạn chế sai sót Việc tiếp nhận và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đòi hỏi sự chính xác, minh bạch và đảm bảo quyền lợi của người được yêu cầu cung cấp thông tin Pháp luật về lý lịch tư pháp quy định rõ các trường hợp cần phải cung cấp lý lịch tư pháp, các thủ tục và hồ sơ liên quan, cũng như các bước thực hiện quá trình cung cấp lý lịch tư pháp Điều này giúp cho quá trình cung cấp thông tin diễn ra đúng trình tự, không bị gián đoạn và đảm bảo sự công bằng trong việc xét duyệt và đánh giá thông tin lý lịch tư pháp Ngoài ra, pháp luật về lý lịch tư pháp cũng đảm bảo rằng thông tin được cập nhật và kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính chính xác của thông tin Việc cập nhật thông tin sẽ giúp cho các đơn vị quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh,thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có được thông tin mới nhất về lý lịch tư pháp của cá nhân hoặc tổ chức mà họ quản lý, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn và chính xác.
Nội dung pháp luật về lý lịch tư pháp
1.4.1 Quy định về trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin, lập và cấp phiếu lý lịch tư pháp
Quy định về trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin LLTP Nhóm các quy định này đề cập đến trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc cung cấp, tiếp nhận thông tin LLTP về án tích Trong đó, quy định các nguồn thông tin LLTP về án tích được coi là nguồn hợp lệ, gồm 18 loại nguồn khác nhau phổ biến nhất là bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án Ngoài ra, nhóm quy định cũng xác lập trách nhiệm cho các chủ thể liên gồm Tòa án, VKSND, Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự, Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp, trong đó các chủ thể này đều phải có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin LLTP về án tích do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật này.
Các quy định này quy định các nội dung phải lập trong LLTP và trường hợp phải lập LLTP theo thẩm quyền của Sở Tư pháp và Trung tâm LLTP.Đồng thời, nhóm này cũng quy định các nội dung về trường hợp LLTP của một người đã được lập, sau đó có quyết định của Tòa án về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Sở Tư pháp cập nhật các thông tin này vào LLTP của người đó.
Quy định về cấp phiếu LLTP: Nhóm quy định này bao gồm thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành cấp phiếu lý lịch Theo đó, phiếu lý lịch gồm 2 loại là Phiếu LLTP số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và Phiếu LLTP số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng
1.4.2 Quy định về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
Pháp luật về quản lý nhà nước đối với LLTP được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
Một là , hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về LLTP Xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn là cả một quá trình đòi hỏi phải có sự vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Ngoài ra, quản lý nhà nước về LLTP còn bao gồm xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu LLTP: Một trong những nội dung quan trọng của Luật LLTP hiện hành là tạo cơ sở pháp lý để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP riêng theo đúng nguyên tắc của hoạt động này, theo hướng chuyên nghiệp và từng bước hiện đại.
Hai là, tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về LLTP: Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật.
Ba là, đảm bảo mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP Do đặc thù của LLTP có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau nên hoạt động ban hành và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về LLTP cần đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch Ngày 10/5/2012, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP (sau đây gọi tắt là “Thông tư liên tịch số 4”) Thông tư liên tịch số 04 đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, toàn diện và đánh dấu một bước phát triển mới trong việc thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm LLTP Quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, cơ quan có liên quan trọng quân đội, cơ quan Thi hành án dân sự trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và phục vụ công tác cấp Phiếu LLTP.
“Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác LLTP: Theo yêu cầu của Luật LLTP hiện hành, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn, tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây Tất cả những kỹ năng tiếp nhận, cập nhật, tra cứu, xử lý thông tin LLTP đến lập phiếu, cấp phiếu, lưu trữ hồ sơ LLTP đều cần được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Nếu như trước khi Luật LLTP hiện hành có hiệu lực, các Sở Tư pháp chủ yếu thực hiện hai công việc tương đối đơn giản là tiếp nhận yêu cầu cấp phiếu; cấp phiếu hoặc trả lời từ chối cấp phiếu, còn việc tra cứu xác định thông tin LLTP - hoạt động phức tạp nhất lại do cơ quan Công an xử lý mà không phải do Sở Tư pháp đảm nhận thì Luật LLTP hiện nay đã đặt ra những nghiệp vụ mới mà công chức, viên chức làm công tác LLTP phải thực hiện Đó là tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin LLTP nhằm thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý LLTP, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu LLTP khổng lồ của ngành Tư pháp Để làm được điều này, đòi hỏi phải có đủ cán bộ làm công tác LLTP được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ LLTP để nắm bắt các yêu cầu và giải quyết công việc theo quy định của pháp luật.
Năm là , kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về LLTP Thanh tra và kiểm tra là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác quản lý Nhà nước, ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra, kiểm tra Một cơ quan nắm trọn quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước mà không được kiểm tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạm quyền, vì động cơ mục đích cá nhân, cục bộ ngành, địa phương Các cơ quan quản lý nhà nước về LLTP, ngoài chức năng chính của mình đều thực hiện hoạt động bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước bằng nhiều hình thức, phương pháp, biện pháp khác nhau Nếu không thực hiện tốt loại hoạt động này thì tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chức năng chính.”
Sáu là, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý
LLTP; ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP Trước mắt, cần phấn đấu để việc tin học hóa được thực hiện hoàn toàn tại Trung tâm LLTP quốc gia, còn ở các Sở Tư pháp thì tùy theo điều kiện sẽ thực hiện tin học hóa theo lộ trình đến năm 2030 với sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
Bảy là, thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực LLTP: Việc mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật nhằm khai thác sự hỗ trợ quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp luật từ đó đến nay luôn là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước Đối với quản lý nhà nước về LLTP, cần tăng cường việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới như Pháp, Đức…nhằm hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về LLTP.
1.4.3 Quy định nguyên tắc pháp luật về lý lịch tư pháp
“ Một là, LLTP chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động LLTP.[3] LLTP của một người chỉ được lập khi người đó bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật Đồng thời, khi một người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp trong quyết định tuyên bố phá sản, thì LLTP của người đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền lập trong trường hợp người đó chưa có LLTP
Hai là, bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân Thông tin LLTP là thông tin có liên quan đến quyền nhân thân và bí mật đời tư của cá nhân Vì vậy, việc quản lý và sử dụng thông tin này phải bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét trong các quy định của Luật LLTP hiện hành về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP, việc cung cấp, cập nhật, xử lý thông tin LLTP cũng như quy định về thủ tục cấp Phiếu LLTP.”
Ba là, thông tin LLTP phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật LLTP hiện hành.
Cơ quan cấp Phiếu LLTP chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu LLTP LLTP là vấn đề quan trọng của mỗi con người, nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản Do đó, việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin LLTP phải đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý LLTP.
Mô hình pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra
1.5.1 Mô hình pháp luật về lý lịch tư pháp tại một số quốc gia trên thế giới a) Pháp luật về lý lịch tư pháp của Pháp Ở Pháp, lý lịch tư pháp được quản lý bởi Tòa án Tối cao (Cour de Cassation) Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm, thông tin trong LLTP có thể bị xóa sổ sau một khoảng thời gian nhất định Theo quy định hiện nay, các tội phạm nhẹ sẽ bị xóa sổ sau 3 năm; tội phạm trung bình sẽ bị xóa sổ sau 5 năm và các tội phạm nghiêm trọng sẽ không bao giờ bị xóa sổ 1 Mọi người có thể yêu cầu truy cập vào LLTP của mình thông qua Tòa án Tối cao (Cour de Cassation) Ngoài ra, các công ty, tổ chức và cơ quan chính phủ cũng có thể yêu cầu truy cập vào LLTP của một người khác, nhưng phải có sự đồng ý của người đó và tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu của Pháp Điều này đảm bảo rằng các cơ quan xử lý thông tin trong LLTP phải tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu và chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người dân Theo quy định của Đạo luật Dân sự 1974 (Rehabilitation of Offenders Act 1974), một số tội danh sau một khoảng thời gian nhất định sẽ được xóa sổ khỏi LLTP và không được tiết lộ ra ngoài Tuy nhiên, những tội danh nghiêm trọng như giết người hay tội phạm tình dục sẽ không bị xóa sổ và vẫn xuất hiện trong LLTP Hơn nữa, mọi người có thể yêu cầu truy cập vào thông tin trong LLTP của mình thông qua Cục Điều tra tư pháp (Disclosure and Barring Service - DBS) hoặc thông qua đơn yêu cầu thông tin từ cơ quan cấp phép lao động (Employment Licensing Authority) Tuy nhiên, việc tiết lộ thông tin trong LLTP của một cá nhân phải tuân thủ các quy định
1 Nancy La Vigne and Julie Samuels (2020), "Criminal Records: A Tool for Reducing Crime or a Barrier to Reentry?", published by the Urban Institute, page 23-26 bảo vệ dữ liệu và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người đó hoặc khi pháp luật cho phép. b) Pháp luật về lý lịch tư pháp của Anh Ở Anh, pháp luật về LLTP được quy định bởi “The Rehabilitation of Offenders Act 1974” (Luật Phục hồi Tội phạm năm 1974) và “The Police Act 1997” (Luật Cảnh sát năm 1997) Cả hai luật này đều quy định về việc tiết lộ thông tin về LLTP của một cá nhân cho các tổ chức hoặc nhà tuyển dụng The Rehabilitation of Offenders Act 1974 quy định rằng, sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi phạm tội, một cá nhân sẽ được coi là đã phục hồi và không phải tiết lộ thông tin về LLTP của mình cho các tổ chức hoặc nhà tuyển dụng Tuy nhiên, với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, như phạm tội giết người, tấn công tình dục hay buôn bán ma túy, thông tin về LLTP sẽ được tiết lộ trọn vẹn The Police Act 1997 cung cấp quy định về việc tiết lộ thông tin về LLTP của một cá nhân cho các tổ chức hoặc nhà tuyển dụng, đặc biệt là đối với các vị trí làm việc liên quan đến an ninh hay các công việc trẻ em 2 Luật này cho phép các tổ chức yêu cầu tiết lộ thông tin về LLTP của một cá nhân thông qua “Disclosure and Barring Service” (Dịch vụ Tiết lộ và Loại trừ), một tổ chức của Chính phủ Anh được ủy quyền để cung cấp thông tin về LLTP.
Ngoài ra, Anh cũng có các quy định khác liên quan đến LLTP, như "The Data Protection Act 2018" (Luật Bảo vệ Dữ liệu năm 2018) và "The Equality Act 2010" (Luật Bình đẳng năm 2010), để bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo bình đẳng trong việc xử lý thông tin về LLTP của một cá nhân. c) Pháp luật về lý lịch tư pháp của Trung Quốc Ở Trung Quốc, pháp luật về LLTP được quy định bởi "Criminal Law of the People's Republic of China" (Luật Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) và "Regulations on the Administration of Public Security Organs" (Nghị định Quản lý Tổ chức An ninh công cộng) The Criminal Law of the People's Republic of China quy định về việc xử lý và tiết lộ thông tin về LLTP của một cá nhân Theo đó, khi một cá nhân phạm tội, thông tin về LLTP của họ sẽ
2 James B Jacobs (2016), Criminal Records and Employment in the United States", published by Cambridge University Press, page 45. được lưu trữ trong hệ thống thông tin tư pháp quốc gia và được tiết lộ cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được biết 3
Ngoài ra, Regulations on the Administration of Public Security Organs quy định về việc tiết lộ thông tin về LLTP của một cá nhân cho các tổ chức hoặc nhà tuyển dụng Theo đó, khi một cá nhân nộp đơn xin việc, tổ chức hoặc nhà tuyển dụng có thể yêu cầu cơ quan an ninh công cộng địa phương cung cấp thông tin về LLTP của họ Cơ quan an ninh công cộng sẽ cung cấp thông tin này nếu cá nhân đó đã phạm tội hoặc bị kết án tù.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiết lộ thông tin về LLTP ở Trung Quốc vẫn gặp phải nhiều vấn đề, như sự thiếu minh bạch, khả năng lạm dụng thông tin và việc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân Đặc biệt, việc tiết lộ thông tin về LLTP có thể bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của cơ quan chính quyền hoặc các nhóm áp lực khác. d) Pháp luật về lý lịch tư pháp của Nhật Bản Ở Nhật Bản, pháp luật về LLTP được quy định trong “Act on Disclosure of Criminal Records and Rehabilitation Support of Offenders” (Đạo luật về Tiết lộ Lý lịch Tội phạm và Hỗ trợ Hồi phục của Tội phạm) Theo đạo luật này, khi một cá nhân phạm tội, thông tin về LLTP của họ sẽ được lưu trữ trong hệ thống thông tin tư pháp quốc gia và được tiết lộ cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được biết Tuy nhiên, theo quy định của đạo luật, các cá nhân đã trải qua quá trình hồi phục sau khi phạm tội có thể được giải quyết về LLTP 4 Theo đó, sau một thời gian quy định, thông tin về LLTP của họ sẽ bị xóa khỏi hệ thống thông tin tư pháp quốc gia và không còn được tiết lộ cho các cơ quan hay tổ chức nào khác. Ngoài ra, đạo luật cũng quy định rõ việc tiết lộ thông tin về LLTP của một cá nhân cho các tổ chức hoặc nhà tuyển dụng Theo đạo luật, khi một cá nhân nộp đơn xin việc, tổ chức hoặc nhà tuyển dụng có thể yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp thông tin về LLTP của họ 5 Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, thông tin này chỉ được tiết lộ khi cá nhân đó đã đồng ý và thông tin chỉ được cung cấp cho các tổ chức hoặc nhà tuyển dụng trong một số trường
3 Jianfu Chen (2010), "Criminal Law in China: Comparative Perspectives", Edward Elgar Publishing, page 65.
4 David H Slater and Mary Alice Haddad (2002), Criminal Records and Employment in Japan, Asian Survey, Vol 42,
5 Sarah K Morell (2015), “The Effects of a Criminal Record on Housing Access in Japan", Social Science Japan Journal, Vol 18, No 2, 2015, page 65-68 hợp cụ thể Tuy nhiên, việc tiết lộ thông tin về LLTP cũng gặp phải nhiều tranh cãi và vấn đề phức tạp ở Nhật Bản, đặc biệt là trong việc đánh giá sự phù hợp với công việc và việc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân.
1.5.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu về pháp luật về LLTP của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số nội dung có giá trị tham khảo cho Việt Nam như sau:
- Trong tất cả các nước, vai trò của Nhà nước, của Chính phủ trong hệ thống pháp luật về LLTP là rất quan trọng Nhà nước với tư cách là người đề ra định hướng cho sự hoạt động và quản lý về LLTP và là một nhiệm vụ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này Đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống LLTP ở các mức độ và hình thức khác nhau.
- Pháp luật về LLTP phải đảm bảo bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo tính minh bạch Trong quá trình cung cấp LLTP, cần đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền riêng tư của người dân Điều này có thể được đạt được thông qua việc công khai quy trình cung cấp LLTP, cập nhật các quy định về bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân Tương tự như theo quy định của Đạo luật Dân sự
1974 (Rehabilitation of Offenders Act 1974), một số tội danh sau một khoảng thời gian nhất định sẽ được xóa sổ khỏi LLTP và không được tiết lộ ra ngoài
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp Việc cung cấp LLTP nhanh chóng và đơn giản sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong các hoạt động của họ Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình cung cấp LLTP có thể giúp tăng cường tính chính xác và hiệu quả của quy trình
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp Sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp trong việc cung cấp LLTP sẽ giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp Việc phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong việc cập nhật và chia sẻ thông tin LLTP sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin LLTP được cung cấp Việc xây dựng và thiết lập các cơ quan chuyên môn trong quy trình cung cấp LLTP có thể giúp cơ quan tư pháp giảm bớt gánh nặng, đạt được chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của mình.
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về lý lịch tư pháp, có thể rút ra kết luận cơ bản như sau: Lý lịch tư pháp là quá trình thu thập, lưu trữ và duy trì hồ sơ của một cá nhân Những hồ sơ này chứa thông tin về những cá nhân đã bị kết án phạm tội do đó, việc quản lý hồ sơ lý lịch tư pháp rất quan trọng bởi nó giúp các cơ quan thực thi pháp luật xác định và theo dõi những cá nhân trong thời gian nhất định sau khi họ đã hoàn thành trách nhiệm thi hành án; đảm bảo tính công bằng của hệ thống tư pháp hình sự và hỗ trợ việc ra đưa phán quyết của Tòa án đối với trường hợp người này có hành vi phạm tội sau này.Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, trong Chương 1, em đã tập trung phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của lý lịch tư pháp và hoạt động quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cũng như vai trò của hoạt động này Bằng phân tích, lập luận và có minh chứng, so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới về lý lịch tư pháp, em đã cố gắng làm rõ bản chất của lý lịch tư pháp và quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, qua đó thể hiện rõ nguyên tắc của hệ thống pháp luật về nội dung này Kết quả nghiên cứu tại chương 1 cũng là nền tảng lý luận vững chắc cho những nghiên cứu, phân tích và cơ sở hình thành pháp luật về lý lịch tư pháp và thực tiễn thi hành tại chương 2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực trạng pháp luật hiện hành về lý lịch tư pháp
2.1.1 Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Một trong những nội dung quan trọng của Luật LLTP hiện hành là tạo cơ sở pháp lý để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP riêng theo đúng nguyên tắc của hoạt động này, theo hướng chuyên nghiệp và từng bước hiện đại Theo quy định của Luật LLTP hiện hành, “cơ sở dữ liệu LLTP là tập hợp các thông tin
LLTP về án tích, thông tin LLTP về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật này.” 6
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 111/2010/NĐ-CP thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP cũng đưa ra các hoạt động cụ thể của xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP gồm các hoạt động sau: “(1) tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý thông tin LLTP do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật LLTP hiện hành và Nghị định này; (2) lập LLTP theo quy định của Luật LLTP hiện hành và Nghị định này và (3) cập nhật thông tin LLTP vào LLTP hiện hành đã được lập.” 7
Ngoài ra, trong trường hợp có yêu cầu bổ sung thông tin LLTP, các cơ quan là Sở Tư pháp, Trung tâm LLTP quốc gia có trách nhiệm thực hiện cập nhật thông tin LLTP bổ sung theo trình tự, nội dung quy định chi tiết tại Điều
13 và Điều 16 Thông tư 06/2013/TT-BTP 8
Tuy nhiên, không phải lý lịch của bất kỳ đối tượng nào cũng được cập nhật trên cơ sở dữ liệu này Căn cứ vào thực tiễn lưu trữ hồ sơ LLTP và các yếu tố khách quan khác, các nhà làm luật đã đưa ra các đối tượng cụ thể thuộc vào nhóm các đối tượng được cập nhật LLTP trên cơ sở dữ liệu này Cụ thể tại Điều 8 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định: “Trung tâm lý lịch tư pháp
6 Khoản 1 Điều 11 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, sửa đổi bổ sung bởi Luật Cư trú năm 2020.
7 Điều 7 Nghị định 111/2010/NĐ-CP 23 tháng 11 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật lý lịch tư pháp
8 Điều 13 và Điều 16 Thông tư 06/2013/TT-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích đối với những người sau đây:
- Người bị Tòa án Việt Nam kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
- Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin LLTP của người đó do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật LLTP hiện hành.
- Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp được cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin về tình trạng án tích của người đó để cấp Phiếu LLTP.
- Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án mà trích lục bản án, trích lục án tích của người đó được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
- Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.” 9 Đây là một quy định tiến bộ và hoàn toàn phù hợp với chủ trương số hóa dữ liệu hiện nay Quy định này là căn cứ pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của các cơ quan quản lý hành chính trong việc tích hợp, sử dụng phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP do Cục Công nghệ thông tin xây dựng nhằm đáp ứng được nhiều yêu cầu cơ bản về chuẩn hóa thông tin LLTP, cung cấp tiện ích hỗ trợ việc tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin LLTP. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền riêng tư của các đối tượng có LLTP được chuẩn hóa trên cơ sở dữ liệu, pháp luật quy định chủ thể truy cập vào cơ sở dữ liệu phải là chủ thể có thẩm quyền và thuộc các trường hợp nhất định do pháp luật quy định Trong đó, Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP về án tích theo đề nghị của Sở Tư pháp 10 , gồm có:
9 Điều 8 Nghị định 111/2010/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật lý lịch tư pháp.
“Trường hợp cần có thêm thông tin về tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để lập LLTP của người đó theo quy định, thì Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, đơn vị sau đây tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP, cụ thể như sau:
- Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cung cấp bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm cung cấp bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm; trường hợp bản án được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao cung cấp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình sự cung cấp quyết định thi hành án hình sự;
- Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cung cấp thông tin về việc đặc xá;
- Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh thực hiện cung cấp thông tin về việc thi hành án phạt trục xuất;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện đã ra quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án; cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án liên quan đến thi hành phần dân sự trong bản án hình sự cung cấp thông tin về việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác, thông tin về đình chỉ thi hành án, kết quả thi hành án của người bị kết án;
- UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân cung cấp thông tin về việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sung này;
Thực tiễn thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
2.2.1 Khái quát chung về Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
2.2.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
“Sở Tư pháp thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP
Hà Nội, có chức năng tham mưu UBND TP Hà Nội quản lý nhà nước về 35 : công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; LLTP; quốc tịch; LLTP; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.
Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của UBND TP Hà Nội theo thẩm quyền và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như:
- Trình UBND TP Hà Nội dự thảo, nghị quyết, quyết định, chỉ thị chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND TP Hà Nội trong lĩnh vực tư pháp; Dự thảo kế hoạch dài hạn, năm,
34 Điểm b Khoản 5 Điều 47 47 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
35 Quyết định số 11/2022/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội hàng năm và các để án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND, UBND TP Hà Nội trong lĩnh vực tư pháp; Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo quy định pháp luật.
- Trình Chủ tịch UBND TP Hà Nội dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về công tác tư pháp.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND TP Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập danh mục nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, danh mục quyết định của UBND TP Hà Nội quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND TP Hà Nội do UBND TP
Hà Nội trình; phối hợp với Văn phòng UBND TP Hà Nội xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định của UBND TP Hà Nội; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND TP Hà Nội theo quy định pháp luật; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc xây dựng văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên của TP Hà Nội để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết.
- Xây dựng trình UBND TP Hà Nội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hà Nội; Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với UBND TP Hà Nội và Bộ Tư pháp.
- Là đầu mối giúp UBND TP Hà Nội tự kiểm tra văn bản do UBND ban hành; Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do
HĐND hoặc UBND cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của HĐND hoặc quyết định của UBND.
- Xây dựng, trình UBND TP Hà Nội ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi các chương trình, kế hoạch, đề án được ban hành; Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP Hà Nội, các cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND cấp huyện trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn.
- Giúp UBND TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý LLTP, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi trên địa bàn TP Hà Nội; Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi TP Hà Nội; Hướng dẫn, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật; Tham mưu, đề xuất với UBND TP
Hà Nội thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật tại TP Hà Nội;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; thực hiện đăng ký hành nghề và cấp, cấp lại thẻ công chứng viên, quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng, xóa đăng ký hành nghề, thu hồi thẻ công chứng viên; quản lý tập sự hành nghề công chứng theo quy định pháp luật;
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp
Pháp luật LLTP là thiết chế hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng hình sự, quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức Trong đời sống xã hội dân sự, Phiếu LLTP ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức Phiếu LLTP được coi là một trong những giấy tờ chứng minh cá nhân có hay không có án tích khi tham gia vào các quan hệ pháp lý Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, dân trí ngày càng được nâng cao, ý thức pháp luật của người dân sẽ chuyển biến sâu sắc, trong đó có việc nhận thức rõ hơn về vai trò của Phiếu LLTP trong việc chứng minh về nhân thân tư pháp của cá nhân cũng như tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng Chính vì có vai trò quan trọng như vậy, yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về LLTP cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể:
Thứ nhất, khắc phục được những vấn đề bất cập trong pháp luật LLTP.
Trên thực tế khi thực hiện pháp luật về LLTP không thể tránh khỏi nhiều vướng mắc, khó khăn đối với những đối tượng áp dụng, ví dụ như nhiều trường hợp, cá nhân có biến động trong cuộc sống; người lang thang cơ nhỡ, người không có quốc tịch, người có nhiều bản án, đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố, có hành vi phạm tội ở nhiều nơi…, việc xác minh LLTP gặp rất nhiều khó khăn Do đó, cần phải nhanh chóng điều chỉnh, khắc phục những vướng mắc, bất cập một cách nhanh nhất.
Thứ hai, bảo đảm sự phù hợp, tương thích với các quy định của Bộ luật
Tố tụng Hình sự (“BLTTHS”) năm 2015 Về Luật LLTP hiện hành được soạn thảo và ban hành trên cơ sở của BLTTHS năm 2003, trong khi đó Bộ luật này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi BLTTHS năm 2015 Do đó, một số quy định tại Luật LLTP hiện hành đã không còn phù hợp và tương thích với pháp luật tố tụng hiện hành Ví dụ như Điểm a khoản 1 Điều 33 Luật LLTP hiện hành quy định: “1 Trường hợp người bị kết án đương nhiên được xóa án tích thì Sở Tư pháp thực hiện việc cập nhật thông tin như sau: a) Khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì ghi “đã được xóa án tích” vào LLTP của người đó” 42 Trước đây, BLTTHS năm 2003 quy định người bị kết án thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, thuộc thẩm quyền của Tòa án đã xét xử sơ thẩm Theo đó, Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người bị kết án khi có đủ điều kiện theo quy định của BLHS Tuy nhiên, đến nay BLTTHS năm 2015 đã bỏ quy định trên, mà thay vào đó là thẩm quyền của Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP Cụ thể, tại Điều 369 BLTTHS năm 2015 quy định: “1 Trong thời hạn
05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp phiếu LLTP là họ không có án tích”. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định…” 43 Vì vậy, pháp luật LLTP cần phải hoàn thiện phù hợp với pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung để tránh những chồng chéo với các văn bản pháp luật khác 44
Thứ ba, bảo đảm phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền công dân Trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hoạt động LLTP ở nước ta cần được phát triển theo hướng phát huy vai trò là công cụ pháp lý quan trọng hỗ trợ cho hoạt động tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người dân Các quy định của Đảng và Nhà nước tại các Nghị quyết đã nói lên tinh thần cải cách tư pháp, hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho vì nhân dân, vì vậy, pháp luật về LLTP nói chung cần thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết và phát triển theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
3.1.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp
Trên cơ sở những định hướng nêu trên việc hoàn thiện pháp luật về LLTP cần xem xét những nội dung như sau:
42 Điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, sửa đổi bổ sung bởi Luật Cư trú năm 2020.
43 Điều 369 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
44 Trần Thị Thu Thủy (Tòa án quân sự Quân khu 5), Một số bất cập trong quá trình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tạp chí Tòa án nhân dân
Thứ nhất, pháp luật LLTP và các văn bản quy định quy định chi tiết Luật
LLTP phải đảm bảo sự đồng bộ, khắc phục ngay tình trạng chồng chéo với các văn bản pháp luật khác hiện hành gây khó khăn cho việc áp dụng Do đó. Theo em, cần xem xét sửa đổi, các quy định cụ thể sau:
- Để đảm bảo xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cho công dân thuận lợi, đầy đủ, chính xác, đồng bộ với các Luật có liên quan Nên chăng, nguồn thông tin lý lịch tư pháp quy định tại Điều 15 Luật LLTP hiện hành sửa đổi, bổ sung theo hướng: Bỏ quy định tại khoản 15 (Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích) Bổ sung Điều 15 những nội dung: Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; Quyết định đình chỉ thi hành án; Quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Cần nghiên cứu, sửa đổi quy định về cấp Phiếu LLTP số 2 theo hướng thống nhất chỉ có 01 loại Phiếu LLTP cấp cho cá nhân – là loại Phiếu LLTP số 1 đang được cấp và sử dụng theo quy định của Luật LLTP hiện hành Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý LLTP trong cung cấp thông tin LLTP cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và cho một số cơ quan nhà nước nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan này mà theo quy định của pháp luật phải có thông tin LLTP
- Cần sửa đổi bổ sung Luật LLTP năm 2009 theo hướng: Bỏ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 và thay vào đó là trình tự, thủ tục xác minh thông tin án tích đối với người bị kết án thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích làm sơ sở cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận người bị kết án “đã được xóa án tích”.
- Quy định thống nhất về thời hạn cấp phiếu LLTP đối với trường hợp phải xác minh về tình trạng án tích; quy định rõ trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP có án tích nhưng không kê khai và trường hợp đã hết thời hạn yêu cầu trả lời kết quả xác minh cấp phiếu LLTP nhưng cơ quan, đơn vị có liên quan không trả lời hoặc chậm trả lời; bổ sung quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu LLTP.
- Cần nghiên cứu nghiên cứu xây dựng văn bản quy định về chế độ, chính sách cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP.
Thứ hai, quá trình áp dụng pháp luật LLTP và các văn bản luật có liên quan, cơ quan hành chính cấp trên phải kiểm tra việc thực hiện hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP; nắm bắt được thông tin phản hồi từ cơ quan, công chức nơi trực tiếp thực hiện giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP về những vướng mắc từ các văn bản pháp luật liên quan Qua đó kiến nghị để sửa đổi, bổ sung ban hành các quy định mới đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về LLTP Tổng kết những vấn đề vướng mắc phát sinh từ thực tế trong thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và giải quyết hồ sơ cấp phiếu LLTP nhằm kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để có sự điều chỉnh bổ sung hoặc hướng dẫn thực hiện thống nhất Tăng cường việc trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động LLTP giữa các tỉnh thành phố để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật liên quan.
Thứ ba, rà soát, tổng hợp, thống kê những bất cập liên quan đến văn bản
Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến lĩnh vực LLTP là việc làm thường xuyên của các cơ quan hành chính chủ thể chủ yếu thực hiện chức năng hành pháp đưa pháp luật trực tiếp thường xuyên vào đời sống xã hội, trong đó có pháp luật LLTP.
Thứ tư, Cơ quan tư pháp địa phương, tỉnh có trách nhiệm phải nắm bắt kịp thời những bất cập của pháp luật LLTP trong quá trình tổ chức thực hiện chuyên môn nghiệp vụ đăng ký LLTP tại địa phương kịp thời kiến nghị để bổ sung sửa đổi, xây dựng nghị định, ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật LLTP cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo hành lang pháp lý cho quản lý nhà nước về LLTP, tránh chồng chéo, trùng lắp, hiệu quả thấp.
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp 51 1 Tăng cường hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức về Lý lịch tư pháp
cá nhân, cơ quan, tổ chức về Lý lịch tư pháp
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa chính trị,pháp lý của công tác LLTP đối với việc bảo đảm và phát huy hơn nữa quyền công dân, quyền con người của cá nhân, cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò củaLLTP trong đời sống xã hội, trong quản lý nhà nước và trong hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự Tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, công chức cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Quốc phòng về nhiệm vụ của các cơ quan trọng việc phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật LLTP hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cán bộ, công chức và người dân thông qua nhiều hình thức đa dạng như: báo chí, tờ rơi, tờ gấp, các phương tiện truyền thanh cơ sở, thông qua các buổi giao lưu, sinh hoạt tại địa phương, đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, báo cáo viên pháp luật Vận động người dân tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phối kết hợp giữa chính quyền, đoàn thể và Hội đồng nhân cơ sở trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tùy điều kiện của từng vùng miền được chặt chẽ và đồng bộ hơn.
Tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật mạnh cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, am hiểu tâm lý, tập quán, ngôn ngữ của từng dân tộc, của giới (nên sử dụng người địa phương) cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng.
3.2.2 Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy
Tiếp tục củng cố đổi mới, kiện toàn tổ chức của Trung tâm LLTP quốc gia; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm đầu tư, bố trí biên chế làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP.
Có cơ chế, chính sách thu hút những người có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác LLTP Khuyến khích, ưu tiên công chức, viên chức làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp về làm việc tại các tổ chức thuộc
Cơ quan quản lý LLTP thuộc Bộ Tư pháp Thực hiện đa dạng hóa nguồn tuyển dụng để phù hợp với đặc thù xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP như:
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP của các cơ quan có liên quan và cán bộ làm công tác tiếp nhận, xử lý thông tin LLTP của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP.
- Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghiệp vụ LLTP theo hướng tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới; lựa chọn công chức đi đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Công tác đào tạo phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Xác định mục tiêu đào tạo là trang bị cho người học những kỹ năng, nghiệp vụ LLTP cần thiết, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý LLTP đặt ra.
- Nội dung đào tạo tập chung chủ yếu vào các kỹ năng giải quyết công việc, chuyển tải kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để học viên có thể áp dụng ngay vào công việc Chương trình đào tạo mang tính thực tiễn, thiết thực đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.
- Áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến, lấy người học là trung tâm, quan tâm đến các nhu cầu kiến thức của người học, các kiến thức lý thuyết, kỹ năng phải được rèn luyện, củng cố qua các tình huống, bài tập, các hoạt động khảo sát thực tế tại cơ sở.
3.2.3 Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường công tác xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP trên địa bàn thành phố", có giải pháp giải quyết toàn bộ các thông tin còn tồn đọng, bổ sung kịp thời biên chế, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ theo quy định Tiến hành sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án theo lộ trình đề ra.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý LLTP và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP Nghiên cứu và triển khai việc thực hiện cung cấp, trao đổi thông tin LLTP bằng dữ liệu điện tử giữa các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an, Cơ quan Thi hành án và các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP Tự động hóa việc cập nhật thông tin bằng cách chuyển hóa thông tin dưới dạng văn bản giấy các bản án, quyết định chuyển sang dữ liệu thông tin LLTP điện tử để giảm chi phí thời gian và nhân lực, đảm bảo tính chính xác cao về thông tin án tích của người bị kết án.
Ngoài ra, nâng cao chất lượng Phần mềm quản lý LLTP dùng chung của
Bộ Tư pháp, tốc độ đường truyền, thường xuyên nâng cấp nhằm đảm bảo việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP đạt hiệu quả cao.
3.2.4 Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả giữa Sở Tư pháp với các ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự thành phố trong việc tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP để hoàn thiện cơ sở dữ liệu LLTP, cấp phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp liên ngành trong triển khai thi hành Luật LLTP hiện hành, trong đó chú trọng tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trung ương như Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng để chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật LLTP hiện hành và các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự, BLTTHS, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành án dân sự Đồng thời các cơ quan này cần tiếp tục hướng dẫn các cơ quan trực thuộc tại địa phương triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.