Báo cáo hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán đại nam
Trang 1CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẠI NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2012
BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN ĐIỀU HÀNH TẠI ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2012
-o0o -I TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG NĂM 2011
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 đã trải qua một năm đầy khó khăn với kênh xu hướng dài hạn tiếp tục giảm kể từ 23/10/2009 Chỉ số VN-Index giảm từ 486,36 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010), còn chỉ số HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12/2011
Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm cùng với đà giảm giá của thị trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân vĩ mô và vi mô Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày chỉ đạt 1.000 tỷ đồng cả hai sàn giao dịch so với con số bình quân 2.400 tỷ đồng của năm 2010
Năm 2011 là năm khó khăn của ngành chứng khoán Việt Nam, kéo theo tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn Khoảng 65% số công ty chứng khoán báo cáo thua lỗ và ngừng hoạt động Các hoạt động nghiệp vụ của các công ty chứng khoán sụt giảm về doanh thu do thị trường giảm điểm và thanh khoản kém bên cạnh đó công tác quản trị rủi ro hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến gây nhiều chi phí từ hoạt động dịch vụ tài chính
Mặc dù trong năm vừa qua, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành (BĐH) luôn kiên định, nỗ lực hết mình thực hiện những chủ trương, kế hoạch mà ĐHĐCĐ năm 2011 đã thông qua, nhưng với tình hình chung của TTCK, kết quả Công ty đạt được đã không như kỳ vọng
II CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRONG NĂM 2011
Nhằm thực hiện Nghị quyết của ĐHCĐ thường niên năm 2011 đã đề ra, HĐQT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc họp bàn, ra nghị quyết và chỉ đạo thực hiện Các kết quả đạtt được của HĐQT trong năm 2011 về các mặt như sau:
Về quản trị điều hành:
Trang 2Trong năm, HĐQT đã tiến hành họp 01 lần/ tháng, nhằm bàn bạc thảo luận, để quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tổ chức quản trị và chỉ đạo hoạt động kinh doanh Cụ thể như sau:
- HĐQT phối hợp với BĐH thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ của Công ty từ 50 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng và được UBCK chấp thuận theo Giấy phép điều chỉnh số 08/GPĐC-UBCK ngày 26/01/2011;
- Cơ cấu lại Ban Lãnh đạo Công ty phù hợp với tình hình thực tế trong năm tài chính: Ban Tổng Giám đốc còn lại một người, thay đổi chức danh giữa Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT;
- Quyết định đóng cửa Chi nhánh Tp.HCM đã được UBCKNN chấp thuận: đây là quyết định sáng suốt và thận trọng trong tình hình khó khăn của năm 2011;
- Quyết định v/v triển khai dịch vụ Margin được UBCKNN chấp thuận trong tháng 12/2011, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của Công ty đối với các doanh nghiệp cùng ngành;
- Quyết định thành lập Ban Thu hồi nợ để xử lý các khoản phải thu đang tồn đọng ở cả hội sở và chi nhánh và phối hợp với Ban Tổng Giám đốc đưa ra các cách xử lý hiệu quả
Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban Tổng Giám đốc:
HĐQT đã triển khai công tác giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc, yêu cầu Ban Tổng Giám đốc phải thực hiện điều hành Công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
III KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011
Các chỉ số kinh doanh chính đến 31/12/2011
Đơn vị: đồng
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2011)
Tình hình thực hiện so với kế hoạch
Trang 3Đơn vị: Triệu đồng
2011 Thực hiện năm 2011 % Thực hiện kế hoạch
1 Tổng doanh thu 35.000 9.827 28,08%
2 Tổng chi phí 30.000 25.573 85,24%
3 Lợi nhuận kế toán trước thuế 5.000 -15.746 n/a
( Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2011)
Giao dịch chứng khoán trong năm của thị trường chứng khoán sụt giảm, dẫn đến doanh thu của Công ty thấp: Doanh thu năm 2011 chủ yếu từ mảng môi giới là hơn 3,5 tỷ đồng và các dịch
vụ liên quan đến hoạt động giao dịch (hợp tác kinh doanh hơn 3 tỷ đồng, ứng trước tiền bán chứng khoán ) Ngoài ra còn có một phần doanh thu từ lãi tiền gửi và doanh thu khác Doanh thu năm
2011 chỉ đạt 28,08% so với kế hoạch
Nhận định tình hình khó khăn nên trong năm Công ty đặt mục tiêu cắt giảm chi phí bằng cách tinh gọn bộ máy (bỏ P.TVTCDN và P.Đầu tư), hoạt động của Công ty tập trung vào nghiệp
vụ môi giới chứng khoán; đóng cửa chi nhánh Tp.HCM vào tháng 8/2011 do hoạt động không hiệu quả; cắt giảm nhân sự ….chính vì vậy mà chi phí thực hiện chỉ bằng 85% chi phí kế hoạch
Những bất lợi từ thị trường chứng khoán cùng với việc phải phân tán lực lượng để giải quyết nội bộ trong việc thất thoát tài sản, Công ty đã không đạt được kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra
Tình hình ủy thác đầu tư năm 2011
Trong năm Công ty chỉ tiếp tục theo dõi và giảm dần hoạt động ủy thác đầu tư so với năm
2010 Cuối năm 2011, Công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán gần 7,8 tỷ đồng, so với năm 2010 là gần 8,5 tỷ đồng
Đóng cửa Chi nhánh TP.HCM trong năm 2011
Do hoạt động không hiệu quả nên trong năm 2011, HĐQT đã quyết định đóng cửa Chi nhánh vào tháng 8, điều này làm giảm gánh nặng chi phí đồng thời giúp Ban Điều hành tập trung phát triển tại Hội sở của Công ty
Các mặt hạn chế trong năm 2011:
HĐQT vẫn chưa thực sự sâu sát trong việc giám sát phòng ngừa các rủi ro phát sinh trong hoạt động Công ty Cụ thể trong trường hợp Trưởng ban Kiểm soát là bà Nguyễn Thị Thu Hằng nắm giữ chức vụ Phó Phòng Phụ trách Phòng Dịch vụ khách hàng của Công ty đang là đối tượng điều tra của Công an Kinh tế theo Đơn trình báo ngày 13/2/2012 của Công ty v/v khách hàng TK 064C002368 Trần Tuấn Anh mà bà Hằng được ủy quyền toàn phần đã làm thất thoát tài sản của Công ty hơn 1,2 tỷ đồng
Trang 4IV ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG NĂM 2012 4.1 Đánh giá kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2012
a Tình hình kinh tế chung:
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua quý I/2012 với mục tiêu kiềm chế lạm phát được thực hiện khá thành công (lạm phát quý I giảm rất mạnh, còn 2,55% và được dự báo tiếp tục giảm trong các quý tiếp theo), thâm hụt thương mại được cải thiện (nhập siêu chỉ là 251 triệu USD so với 3,5 tỷ USD cùng kỳ năm 2011), tỷ giá USD/VND biến động ổn định (thông qua hệ thống ngân hàng thương mại được duy trì mua vào bán ra ở mức 20.790 - 20.870), lãi suất đang dần hạ nhiệt sau thời gian tăng nóng, NHNN đã liên tục điều chỉnh các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
và trần lãi suất huy động góp phần bình ổn thị trường tiền tệ và nới lỏng định tính cho nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ
Tuy nhiên, với các chính sách vĩ mô đang được thực thi (đặc biệt là chính sách tiền tệ) nền kinh tế dường như đang thể hiện mặt trái của nó là tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại (GDP trong quý I tăng chưa đến 4% so với cùng kỳ) và giảm phát đang là mối lo đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các ngành sản xuất có thể bị đình đốn, trong khi sức cầu chung trong nền kinh tế yếu đi, điều này là tất yếu đối với một nền kinh tế thị trường sau thời gian tăng trưởng nóng và bị kiềm chế mạnh tay bởi các biện pháp hành chính, các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được thực hiện triệt để sau một thời gian quá dài…không thể ngoại trừ kịch bản kinh tế tiếp theo (sau suy thoái là lạm phát đình đốn…)
b Tình hình thị trường chứng khoán:
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, Thị trường chứng khoán năm 2011 đã chứng kiến xu thế giảm điểm và thanh khoản sụt giảm, nhưng bước sang những tháng đầu năm 2012 thị trường đã có những bước hồi phục đáng kể cả về mặt biến động chỉ số và giá trị giao dịch Trong quý I, VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng thêm 25,45% và 22,91% so với thời điểm 31/12/2011, với giá trị giao dịch trung bình khoảng 1.501 tỷ đồng/phiên Thị trường liên tục giằng co tăng trong sự phân nhóm cổ phiếu
Trên thị trường Trái phiếu, lượng trái phiếu Chính Phủ và bảo lãnh phát hành thành công trong quý I/2012 ðạt 51.575 tỷ đồng, chiếm 74,34% tổng lượng trái phiếu chào bán và tăng 10%
so với cùng kỳ năm 2011 Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công chủ yếu trên thị trường quốc tế, được khoảng 340 triệu USD (khoảng 7.000 tỷ VND), trong đó, Tập đoàn Mansan phát hành thành công 155 triệu USD (khoảng 3200 tỷ VND), Tập đoàn Vincom phát hành thành
Trang 5công 185 triệu USD (khoảng 3800 tỷ VND), ngoài ra, trong 2012 cũng có nhiều doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu công ty (tổng giá trị đăng ký khoảng 1600 – 1800 triệu USD) Đối với giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp trái phiếu quý I đạt khoảng 23.612 tỷ đồng (tăng 89%
so với quý I/2011).
c Đánh giá thị trường:
Với kỳ vọng kinh tế vĩ mô trong nước sẽ tiếp tục được duy trì đảm bảo ổn định, từng bước đẩy lùi khó khăn thì mặc dù còn nhiều thách thức nhưng theo đánh giá của chúng tôi thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 được dự báo sẽ có một kịch bản lạc quan hơn so với năm
2011 và các chủ thể tham gia trên thị trường năm nay sẽ có nhiều cơ hội để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn so với năm 2011 (trong đó có cả nhà đầu tư và các công ty chứng khoán) Tuy nhiên, thị trường sẽ có hiện tượng thanh lọc nhà đầu tư, thanh lọc cổ phiếu và thanh lọc các Công ty chứng khoán…
Chúng tôi đặt ra các kịch bản của thị trường để từ đó xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp:
Kịch bản 1 (kịch bản tích cực): thị trường tạo đáy và hồi phục trở lại cùng với những tín hiệu kinh tế vĩ mô đang dần ổn định (trong những quý tiếp theo sẽ tiếp tục chứng kiến việc tăng trưởng của thị trường cả về quy mô và chất lượng)
Cơ sở của kịch bản: thứ nhất, thị trường đã giảm thái quá về kỹ thuật và việc tìm về mặt bằng hợp lý cơ bản là cần thiết; thứ hai, theo phân tích của chúng tôi kết thúc quý I/2012 thị trường đã có tín hiệu phá vỡ kênh xu thế xuống dài hạn (từ 2007 và đỉnh phục hồi 2009); thứ ba, dòng tiền nước ngoài đang là đề tài tích cực đối với kỳ vọng thị trường trong dài hạn; thứ tư, nền
kinh tế đang được điều hành phù hợp với bối cảnh hiện tại, sau giai đoạn thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát sẽ là giai đoạn nới lỏng định tính (thông qua chính sách lãi suất, tỷ giá…) và nới lỏng định lượng (thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các gói kích cầu…), trong thời gian tiếp theo tiền
cơ sở và hệ số nhân tiền tăng lên là tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng…
Dự báo với kịch bản 1: Vn Index có thể đạt 600 - 700 điểm vào cuối năm với giá trị giao dịch >2000 tỷ/phiên, sự phân hóa của thị trường là lớn nhưng xu thế chung là tăng (những cổ phiếu nhóm ngành tài chính, ngân hàng và chứng khoán là tiền đề cho sự phục hồi, những cổ phiếu ngành vận tải và sản xuất sẽ được hưởng lợi từ việc chính sách định hướng dòng tiền, cổ phiếu bất động sản sẽ tiếp tục phân hóa và còn nhiều rủi ro trong năm 2012)…
Trang 6Kịch bản 2 (kịch bản thận trọng): sự phục hồi của thị trường chỉ mang tính kỹ thuật (xu thế thứ cấp tăng chỉ là điều chỉnh của xu thế chính giảm) và cần nhiều hơn những tín hiệu phục hồi đồng bộ của nền kinh tế.
Cơ sở của kịch bản: thứ nhất, sự ổn định của kinh tế vĩ mô đang gặp nhiều thách thức từ mặt
trái của chính sách đó là kích thích tăng trưởng, chống suy thoái kinh tế, nợ công, đặc biệt là bong
bóng thị trường Bất động sản; thứ hai, sự điều chỉnh kỹ thuật có tính đầu cơ cao và đó là rủi ro tiềm ẩn cho xu thế ổn định của thị trường trong trung và dài hạn, thứ ba, việc rút kinh nghiệm từ
gói kích cầu định lượng năm 2009 là một thách thức cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng…
Dự báo với kịch bản 2: Vn Index sau đợt phục hồi kỹ thuật sẽ tiếp tục bước vào trạng thái
giằng co phân hóa yếu quanh khoảng 400 – 450 điểm, thanh khoản sụt giảm trong những tháng tiếp theo, giá trị giao dịch khoảng <1.500 tỷ/phiên, sự phân hóa cũng xảy ra lớn nhưng xu thế chung là giằng co đi ngang (những cổ phiếu ngân hàng tài chính làm trụ đỡ thị trường không giảm mạnh, những cổ phiếu sản xuất và bất động sản vẫn tiếp tục phân hóa và có nhiều rủi ro)…
4.2 Mục tiêu hoạt động năm 2012
Với nguồn lực hiện tại (tài chính, nhân sự, công nghệ, hệ thống khách hàng…) và căn cứ vào tín hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán, thị trường vốn trong 03 tháng đầu năm 2012, đồng thời rút kinh nghiệm từ kế hoạch đặt ra cho hoạt động kinh doanh đầu năm 2011, quan điểm của
HĐQT v/v thực hiện mục tiêu năm 2012: “bảo toàn vốn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là môi giới chứng khoán, tiến tới phát triển bền vững”
4.3 Kế hoạch kinh doanh trong năm 2012 và kết quả đạt được từ quý I/2012
Đơn vị : triệu đồng
Trường hợp 1: thị trường diễn biến theo hướng kịch bản 1 (4.1.c)
Chỉ tiêu Kế hoạch năm
2012
Thực hiện quý I/2012 Thực hiện % kế hoạch
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 600 174 29% Trường hợp 2: thị trường diễn biến theo hướng kịch bản 2 (4.1.c)
Trang 73 Tổng lợi nhuận trước thuế -2.400 174 N/A
V GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2012
Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh đã đề ra trên cơ sở nguồn lực hiện tại, Công ty sẽ thực hiện đồng thời các giáp pháp sau trong năm tài chính 2012:
- Giải pháp về tổ chức quản trị và điều hành Công ty
- Giải pháp về nhân sự trong Công ty
- Giải pháp phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng
- Giải pháp kiểm soát chi phí
- Giải pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động Công ty
5.1 Hoạt động quản trị và điều hành Công ty
- Áp dụng cơ chế quản trị theo quy định về chứng khoán, phát huy tối đa vai trò quản lý Công
ty của HĐQT và vai trò điều hành hoạt động của Ban Tổng Giám đốc phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tách bạch hoạt động quản trị và điều hành trong hoạt động kinh doanh của Công ty, HĐQT thực hiện thuê Tổng Giám đốc điều hành và Tổng Giám đốc không nằm trong HĐQT;
- Áp dụng cơ chế lương động lực, gắn chặt với vị trí đảm nhiệm và hiệu quả công việc;
- Giám sát chặt chẽ trong việc phòng ngừa các rủi ro phát sinh từ việc điều hành của Ban Tổng Giám đốc;
- Giám sát, hỗ trợ Công ty thực hiện xử lý triệt để các khoản nợ có vấn đề hoặc khó đòi đang tồn tại
5.2 Giải pháp về phát triển nhân sự trong Công ty
- Với kế hoạch kinh doanh “an toàn, hiệu quả…” vấn đề nhân sự là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Công ty, việc cấu trúc và tái cấu trúc sẽ được thực hiện trong năm 2012 và thường xuyên qua các năm tiếp theo, với đội ngũ nhân sự hiện tại sẽ sắp xếp lại các vị trí công việc cho phù hợp với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của từng người, đặc biệt là các
vị trí chủ chốt trong Công ty
- Xây dựng quy trình làm việc, xây dựng chính sách kinh doanh và chính sách nhân sự, dựa trên năng lực thực sự của nhân sự để có chính sách đãi ngộ cho phù hợp
Trang 8- Có chiến lược dài hạn về nhân sự, phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, có
kế hoạch đào tạo và cần phải chủ động tạo dựng nguồn nhân lực cao cấp
- Tạo môi trường làm việc lành mạnh để người lao động cảm thấy được tôn trọng, được tham gia vào quá trình ra quyết định của của ban lãnh đạo và có cơ hội để phát triển
- Việc đánh giá nhân sự tốt trong Công ty là những người phải có ý thức làm việc (khả năng chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng làm việc theo nhóm, biết nhìn nhận lợi ích chung, tạo dựng hình ảnh cho Công ty…), nguồn nhân lực chính là một trong các nhân tố tạo dựng hình ảnh của Công ty, ngược lại, khi Công ty tốt lên, thương hiệu tốt trên thị trường chính niềm tự hào, hãnh diện và là động lực của nhân lực khi được làm việc trong Công ty
5.3 Giải pháp chăm sóc và phát triển khách hàng (tăng doanh thu)
Với kế hoạch tài chính của Công ty, chúng tôi hướng tới việc chăm sóc khách hàng và phát triển khách hàng Công ty thông qua các giải pháp sau:
- Triển khai dịch vụ “giao dịch kỹ quỹ” an toàn hiệu quả
- Lên kế hoạch mở rộng phát triển khách hàng môi giới thông qua việc lên kế hoạch tổ chức hệ thống hoạt động của hệ thống môi giới gồm 03 bộ phận (có thể thực hiện khi các nguồn lực đầy đủ: nhân sự, tiềm lực tài chính, công nghệ, quản trị rủi ro và hệ thống khách hàng tiềm năng):
Bộ phận giao dịch (hưởng lương cố định và hưởng lương kinh doanh theo kết quả chung của Công ty), có trách nhiệm chăm sóc tất cả các khách hàng tại Công ty;
Bộ phận kinh doanh (ngoài lương cố định được hưởng hoa hồng của Công ty) có trách nhiệm duy trì doanh số tối thiểu và phát triển khách hàng để tăng thêm thu nhập;
Những nhà môi giới độc lập (không được hưởng lương cố định nhưng được hưởng hoa hồng theo quy định và đàm phán với Công ty)
Thực trạng: hiện tại các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính) chỉ đáp ứng được 70%
hệ thống khách hàng truyền thống Công ty Do đó, việc phát triển Bộ phận kinh doanh và những nhà môi giới độc lập của Công ty chưa thực hiện được Để thực hiện được chiến lược
và mô hình kinh doanh này cần sự hỗ trợ vốn từ các tổ chức tài chính khác, đặc biệt là các đối tác hiện tại của Công ty như Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng XNK Việt Nam Ngoài ra phải lên kế hoạch khai thác và tìm kiếm hệ thống khách hàng tiềm năng để định hướng triển khai
Trang 9- Phát triển khách hàng doanh nghiệp (quỹ đầu tư, công ty đầu tư và các Công ty niêm yết) và
hệ thống khách hàng của các Công ty chứng khoán khác đang trong tình trạng dừng hoạt động môi giới và chuyển giao tài khoản
- Kiện toàn hệ thống công nghệ thông tin thông minh, ứng dụng nhanh manh tính cạnh tranh đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường
5.4 Giải pháp kiểm soát chi phí
- Rà soát các khoản chi phí về điện thoại, đường truyền, điện, nước của Công ty, nhằm đảm bảo là các khoản chi phí hữu dụng, đồng thời lên phương án tiết kiệm hoặc cắt giảm các khoản mục còn lãng phí, chưa hiệu quả;
- Áp dụng các chương trình đánh giá nhằm đánh giá tiền lương với kết quả cống hiến của từng người lao động trong Công ty
5.5 Quản trị rủi ro
- Xây dựng hệ thống quy trình kiểm soát rủi ro, phân bổ nhân sự để tham gia thực hiện quy trình này Với đội ngũ nhân sự hiện tại không thể thành lập một phòng kiểm soát rủi ro mà chỉ có thể phân công những nhân sự tham gia công việc
- Đẩy mạnh chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho công ty./
Trân trọng và báo cáo Đại hội đồng cổ đông!
T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH (đã ký) TRỊNH QUỐC VÂN