1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam

194 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Qua tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu để xây dựng, phát triển mô hình TTĐ Việt Nam, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đến xây dựng, p

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Đoàn Gia Dũng

2 PGS.TS Đàm Xuân Hiệp

Đà Nẵng - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN

1 Các sách tham khảo và công trình nghiên cứu về thị trường bán buôn

2 Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, PHÁT

TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH 16

1.2 CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH 36

1.3 CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN

Trang 3

1.3.2 Các dạng thị trường trong mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 50

1.4 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN

THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM

72

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 72

2.2 CẤU TRÚC, CƠ CHẾ VÀ THỰC TẾ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 103

2.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN

Trang 4

2.4.4 Liên kết và hội nhập hệ thống điện các nước 117

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN

3.1 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN

3.1.1 Dự báo cung, cầu và truyền tải điện năng trong giai đoạn thị trường

3.1.2 Định hướng xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh

3.1.3 Mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh

3.2 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH

3.2.1 Hình thành các thành viên thị trường bán buôn điện cạnh tranh thông

3.2.2 Mô hình đề xuất và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh

3.3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN

DAMH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian đào tạo chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học Đà Nẵng, tôi đã nhận được nhiều ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của gia đình, của Tổng công ty Điện lực miền Trung, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo Cho đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh theo đúng thời hạn của nhà trường

Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh

tế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Điện lực đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận

án tốt nghiệp Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.Đoàn Gia Dũng, PGS.TS Đàm Xuân Hiệp đã tận hình hướng dẫn tôi tiếp cận và hoàn thành luận án này Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Tổng công ty Điện lực miền Trung cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thành Sơn

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2014

Nguyễn Thành Sơn

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

TTĐ Thị trường điện

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.6 Giá truyền tải điện của Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Bảng 3.3 Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng giai đoạn 2011

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Trang

Trang 11

Hình 2.14 Cơ cấu các loại nguồn phát tham gia thị trường phát điện cạnh

kiện chuyển đổi sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt

Hình 3.7 Sơ đồ phân cấp trao đổi thông tin dữ liệu tích hợp trong thị

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Thị trường điện (TTĐ) là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế giới, TTĐ hình thành đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia Điều kiện hình thành TTĐ không những chỉ phụ thuộc vào chính sách về kinh tế - xã hội của nhà nước mà còn được quyết định bởi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của HTĐ Các nước trong khu vực ASEAN như Singapo, Philippin, Thái Lan, Malaysia,… đã có những bước đi tích cực trong việc xây dựng TTĐ cạnh tranh

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của ngành điện Việt Nam, tại kết luận số 26-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn

2001 - 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà

nước là: “Từng bước hình thành TTĐ cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương

thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước trong khu vực” Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Điện lực đã được Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua quy định lộ trình hình thành và phát triển TTĐ theo thứ tự các giai đoạn: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Với định hướng phát triển TTĐ, ngành điện Việt Nam đang từng bước nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, kết hợp với những điều kiện đặc thù của ngành điện và nền kinh tế Việt Nam để từng bước phát triển TTĐ cạnh tranh Đến nay, Việt Nam đã đưa vào vận hành mô hình thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 01/7/2012 dưới dạng thị trường phát điện cạnh tranh một người mua, chào giá theo chi phí Do bởi những hạn chế trong vấn đề như: hầu hết sở hữu

Trang 13

các NMĐ đều thuộc các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, trong đó EVN chiếm tỷ trọng hơn 50%, đơn vị mua điện duy nhất thuộc sở hữu EVN, các vấn đề liên quan đến điều độ, vận hành hệ thống,… thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay

cơ bản vẫn mang dáng dấp của TTĐ độc quyền, có nhiều hạn chế cần phải khắc phục Cùng với vấn đề trên, do tính tất yếu của việc phát triển TTĐ cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay tất yếu sẽ chuyển đổi sang các mô hình TTĐ có mức độ cạnh tranh cao hơn, có tính minh bạch hơn như:

mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh, mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Qua tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu để xây dựng, phát triển mô hình TTĐ Việt Nam, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đến xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh cho Việt Nam, là mô hình TTĐ có mức độ cạnh tranh ở cấp cao hơn thị trường hiện nay, do vậy nhằm góp phần vào các công trình nghiên cứu của ngành điện đối với việc xây

dựng và phát triển TTĐ cạnh tranh Việt Nam, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Xây

dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” làm Luận án

tiến sĩ của mình Tác giả xác định đề tài Luận án là thật sự cần thiết, đảm bảo tính khoa học và có thể áp dụng đối với ngành điện Việt Nam trong quá trình xây dựng

và phát triển TTĐ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Lý thuyết về TTĐ, đặc điểm TTĐ và điều kiện chuyển đổi, phát triển TTĐ của một số nước điển hình trên thế giới theo từng giai đoạn phát triển của TTĐ: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán

lẻ điện cạnh tranh Đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết về mô hình, cơ chế vận hành, các dạng TTĐ thứ cấp trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển VWEM trong thời gian đến

- Phân tích thực trạng của ngành điện Việt Nam, cơ sở pháp lý hình thành TTĐ Việt Nam, hiện trạng và định hướng, lộ trình hình thành và phát triển của TTĐ Việt Nam trong thời gian đến Nghiên cứu, phân tích thực trạng vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ EVN, đồng thời phân tích cơ sở, đặc điểm, cơ

Trang 14

chế vận hành của VCGM nhằm định hướng việc phát triển mô hình TTĐ cạnh tranh giai đoạn bán buôn

- Nghiên cứu xây dựng mô hình VWEM trong điều kiện chuyển đổi từ mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, đồng thời đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện công tác chuyển sang mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh phù hợp cho Việt Nam trong thời gian đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án chọn:

- Đối tượng nghiên cứu: thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam,

- Phạm vi nghiên cứu: lãnh thổ quốc gia Việt Nam với số liệu thu thập trong giai đoạn 2005 - 2012; giải pháp nghiên cứu và đề xuất cho thời kỳ đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Thu thập, kế thừa các tài liệu nghiên cứu liên quan đến việc hình thành và phát triển TTĐ của các nước trong khu vực và trên thế giới

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp thực chứng, phương pháp chuyên gia, phương pháp định tính, phương pháp quy nạp, diễn dịch,… để thực hiện đề tài nghiên cứu

5 Bố cục của Luận án

Luận án gồm các chương sau:

Chương Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trường bán buôn điện

cạnh tranh Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển thị trường

bán buôn điện cạnh tranh Chương 2 Thực trạng thị trường điện hiện nay và sự cần thiết phải xây

dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam Chương 3 Đề xuất mô hình và giải pháp cho xây dựng và phát triển thị

trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Trang 15

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của TTĐ, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, điều kiện hình thành, phát triển TTĐ, các hình thức tổ chức TTĐ Phân tích những đặc thù của thị trường bán buôn điện cạnh tranh và tìm hiểu TTĐ của một số quốc gia trên thế giới có những nét tương đồng với thực trạng của Việt Nam

từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc phát triển TTĐ tại Việt Nam

- Đã làm rõ được hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành điện Việt Nam; tình hình triển khai thực hiện các bước đưa TTĐ vào áp dụng tại Việt Nam Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận án xác định được những tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại hiện nay của ngành điện, TTĐ Việt Nam

- Đề xuất xây dựng cơ chế hoạt động cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh với những yêu cầu hoạt động, mối quan hệ của từng bộ phận tham gia TTĐ Việt Nam cùng các giải pháp đối với ngành điện Việt Nam cho việc xây dựng và phát triển VWEM trong thời gian tới

Trang 16

về các vấn đề có liên quan đến luận án như sau:

1 Các sách tham khảo và công trình nghiên cứu về thị trường bán buôn điện của một số nước trên thế giới

Nhiều học giả nước ngoài đã đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của TTĐ về phương diện lý luận kết hợp với dẫn chứng thực tiễn tại một số TTĐ của các nước điển hình trên thế giới, từ đó đã cho ra đời các tài liệu nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, xây dựng TTĐ cho các nước trên thế giới như:

Cuốn “Những vấn đề cơ bản của Hệ thống Kinh tế năng lượng” [20] của tác

giả Daniel Kirschen và Goran Strbac thuộc Trường đại học Khoa học và công nghệ Manchester - Anh đã đưa ra các khái niệm kinh tế vi mô liên quan cần thiết cho việc bắt đầu nghiên cứu các vấn đề của TTĐ cạnh tranh; quan điểm về cạnh tranh, các

mô hình thị trường cạnh tranh từ độc quyền đến mức độ cao nhất là cạnh tranh bán

lẻ, các dạng thị trường trong thị trường mua bán điện cạnh tranh, vấn đề về lưới điện truyền tải, điều độ, an ninh hệ thống điện cũng như việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ trong thị trường mua bán điện Bên cạnh đó, trong các chương cuối của cuốn sách này, tác giả đề cập thêm đến vấn đề đầu tư cho lĩnh vực phát điện và truyền tải trong điều kiện môi trường cạnh tranh

Tác giả William W.Hogan - giáo sư Trường đại học Harvard - Mỹ có rất

nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khoa học về TTĐ, đặc biệt cuốn “Thiết kế

Trang 17

TTĐ cạnh tranh: Mô hình thị trường bán buôn điện” [40], “Các mô hình TTĐ cạnh tranh” [41], đã đưa ra cấu trúc các mô hình TTĐ cạnh tranh, đặc biệt chú trọng tới

mô hình thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh, phân tích các thành viên của thị trường như: đơn vị phát điện, đơn vị phân phối, bán buôn, bán lẻ,… trong mối quan hệ giữa các đơn vị này trên thị trường bán điện cạnh tranh

Tiến sĩ Steven Soft với cuốn “Hệ thống Kinh tế năng lượng - Thiết kế TTĐ”

[36] đã đưa ra các khái niệm cơ bản về thị trường mua bán điện như cung, cầu, giá

cả điện năng, độ co giãn của cung cầu điện năng, các vấn đề về cạnh tranh, cấu trúc, thiết kế và các cơ chế vận hành của các mô hình TTĐ Tài liệu này cũng phân tích các lợi ích của thị trường mua bán buôn; các vấn đề về điều tiết và phi điều tiết hoạt động của ngành điện của TTĐ tại nước Anh và Mỹ Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận quan trọng nhất khẳng định TTĐ cạnh tranh, như các loại thị trường được điều tiết khác cần phải được thiết kế và thiết kế này phải thật tốt mới đảm bảo xây dựng thành công được thị trường

Tiến sĩ Frank A Wolak, khoa Kinh tế, trường đại học Stanford, Mỹ có nhiều

nghiên cứu về TTĐ, với các tài liệu như: “Thiết kế TTĐ và hành vi của giá trong việc

tái cấu trúc TTĐ: So sánh giữa các nước trên thế giới” [22], tài liệu này đề cập đến

các quy tắc thị trường điều chỉnh việc tái cấu trúc TTĐ ảnh hưởng đến các đông lực

về hành vi của giá điện, sử dụng các thông tin từ TTĐ của Anh, xứ Wales, Nauy, tiểu bang Victoria của Úc và New Zealand Tác giả đưa ra nhận định rằng ngành điện của quốc gia mà có sự tham gia phần đông bởi tư nhân có xu hướng biến động giá nhiều hơn, trong khi đó nếu có ít các đơn vị nhà nước tham gia thị xu hướng giá điện trung bình thấp hơn; TTĐ có nhiều thành phần tham gia bắt buộc thì xu hướng giá sẽ biến

động nhiều hơn và ngược lại Cuốn “Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh

cho các nước Mỹ Latinh” [23], trong tài liệu của tác giả này trình bày khuôn khổ

chung cho thiết kế TTĐ ở các nước Mỹ Latinh với các nội dung chính giải quyết các nội dung về quy tắc thị trường, cơ cấu thị trường, và các tổ chức pháp lý cần thiết để thành lập được thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng điện cũng như đối với ngành công nghiệp điện năng của các nước này Vai trò của Chính phủ, tư nhân,… trong việc xây dựng và phát triển TTĐ Cuối cùng

Trang 18

tác giả đề xuất thiết kế TTĐ làm mẫu cho các nước Mỹ Latinh và việc ứng dụng còn tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi nước

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) có nhiều tài liệu đề cập đến việc cải tổ

ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới như: “Cải tổ TTĐ” [25], “TTĐ

cạnh tranh” [26], “Các cơ quan điều tiết trong TTĐ tự do” [27],… các tài liệu này

được ban hành dưới hình thức sổ tay tham khảo đưa ra những vấn đề lý luận chung

về TTĐ, các minh chứng trong quá trình xây dựng và phát triển TTĐ của một số quốc gia trên thế giới, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các quốc gia trong quá trình hình thành TTĐ

Cùng nhiều tài liệu nghiên cứu của các học giả, tổ chức trên thế giới như

“Thị trường điện - Định giá, cấu trúc và kinh tế”[19], “Kinh tế điện năng”[24],

“Tái cấu trúc và phi điều tiết hệ thống năng lượng - Vấn đề về thương mại, hiệu suất và công nghệ thông tin”[30],… là các tài liệu hữu ích cho tác giả trong quá

trình nghiên cứu đề tài Luận án về thị trường bán buôn điện Việt Nam

Bên cạnh đó, với xu hướng cải cách ngành điện mạnh mẽ của các nước trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã tiến hành thuê các tư vấn là các tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu thực trạng TTĐ quốc gia họ hiện nay để đưa ra các khuyến nghị,

lộ hình, các bước tiến hành cải cách để đưa TTĐ quốc gia tiến đến các mô hình cạnh tranh Theo đó, một số tài liệu rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu nhằm hướng đến việc xây dựng và phát triển TTĐ Việt Nam như: thực trạng, các bước phát triển, quá trình cải tổ, kinh nghiệm xử lý các vướng mắc mà một số quốc gia đã gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển TTĐ của mình Một số tài liệu điển

hình như: “Giới thiệu về TTĐ mới tại Singapo” [21], “TTĐ của Nga - Quá trình

chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường” [29],“TTĐ cạnh tranh: Nghiên cứu trường hợp tại Philipine”[31], “TTĐ Úc: Cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện”[33],“Ngành điện Trung Quốc cơ chế điều tiết nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” [37],…

Tổng hợp các tài liệu về quá trình xây dựng và phát triển TTĐ ở các nước có thể nhận thấy: Về thực tiễn xây dựng và phát triển TTĐ, quá trình xây dựng và phát triển TTĐ trên thế giới đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả các

Trang 19

nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển Từ những năm đầu thập niên 90 một số nước công nghiệp phát triển như: khối liên hiệp Anh, Thuỵ Điển, Na

Uy, Úc, Niu Di-lân,… là những nước thực hiện cải cách ngành điện theo hướng thị trường và đạt được nhiều thành công đáng kể Các nước công nghiệp phát triển khác trong cộng đồng Châu Âu, Canada, Nhật Bản và các bang của Mỹ đều đã thực hiện phát triển TTĐ Việc cải cách ngành điện tại các nước này đều bắt đầu từ việc chia tách dọc hoạt động truyền tải ra khỏi phát điện và phân phối điện Đồng thời việc chia tách ngang thiết lập một số lượng nhất định các đơn vị phát điện và phân phối điện cũng được thực hiện để hạn chế lũng đoạn thị trường Các cơ quan điều tiết độc lập cũng được thành lập để giám sát quá trình cải cách và hoạt động của thị trường Đối với các nước đang phát triển, sự phát triển TTĐ cạnh tranh tại các nước này chậm hơn so với các nước công nghiệp phát triển tuy nhiên, một số nước như: Achentina, Bra-xin, Philippin, Trung Quốc,…đã có được những thành công nhất định trong quá trình cải cách Các nước này đều đạt được những cải thiện đáng kể trong SXKD điện: giá điện giảm, độ tin cậy cung cấp điện được nâng cao và đầu tư của các thành phần kinh tế vào ngành điện tăng

Hình 1 Thời điểm quan trọng cải tổ ngành điện lực của một số nước

Chile (1982 - Luật Điện lực)

Philippin (1987 - Quy định cải tổ #215) Niu Di-Lân (1987 - Cải tổ ngành điện theo Luật doanh nghiệp Nhà nước) Malaysia (1990 - Công ty hóa Hội đồng Điện lực quốc gia)

Mexico (1992 - Luật cải tổ dịch vụ điện năng)

Mỹ (1992 - Luật Chính sách năng lượng) Thái Lan (1992 - Luật về tư nhân tham gia trong các lĩnh vực Nhà nước Nga (1992 - Sắc lệnh của Tổng thống # 922, 923 & 1334)

Indonesia (1992 - Sắc lệnh của Tổng thống # 37)

Úc (1993 - Bắt đầu phân tách) Singapore (1995 - Quyết định tư nhân hóa Cục quản lý Điện lực) Canada (1995 - Luật Điện lực)

Nhật (1995 - Luật Điện lực sửa đổi)

Mỹ - California (1996 - Quyết định tái cấu trúc ngành điện) Hàn Quốc (1997 - Cải tổ ngành điện)

Nguồn: Tổ chức năng lượng thế giới (2000)

Trang 20

Về việc phát triển các mô hình thị trường, đối với các nước phát triển giai đoạn đầu tiến hành cải cách, các nước này thường áp dụng hình thức “bán dịch vụ truyền tải” Khách hàng và nhà sản xuất ký với nhau hợp đồng mua bán điện song phương, công ty quản lý lưới truyền tải chịu trách nhiệm chuyển tải lượng điện năng theo hợp đồng đến khách hàng và được hưởng một khoản phí cho công việc này Hình thức

“bán dịch vụ truyền tải” được thực hiện cho cả lưới truyền tải và lưới phân phối Các đơn vị phát điện khi sử dụng dịch vụ truyền tải có thể tự thỏa thuận hoặc tuân theo sự điều tiết của nhà nước về điều kiện kết nối và chi phí truyền tải Việc thực hiện hình thức “bán dịch vụ truyền tải” không yêu cầu phải có sự phân tách về chức năng của CTĐL liên kết dọc độc quyền

Hình 2 Mức độ cạnh tranh và hình thức sở hữu của TTĐ một số nước trên thế giới

Đối với các nước đang phát triển thông thường ban đầu các nước tiến hành ban hành Luật điện lực để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình cải cách Tiếp đến là tiến hành cơ cấu lại ngành điện, bằng cách tách khâu sản xuất ra khỏi truyền tải và phân

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu năng lượng châu Á Thái Bình Dương (2000)

Cạnh tranh

hoàn toàn

Trung Quốc Indonesia Mexico Nga Hàn Quốc Bru-nây

PNG

Úc (Trừ Bang Victoria) Thái Lan

Malaysia

Niu Di-Lân

Úc (trừ Bang Victoria & SA)

Philippine Đài Loan, TQ

Canada

Úc (Bang Victoria & SA) Singapo

Mỹ Chile Peru

Nhật Hồng Kông, TQ

Thương mại hóa Nhà nước Nhà nước/Tư nhân Hoàn toàn sở

hữu tư nhân

Trang 21

phối, từng bước thực hiện quá trình công ty hóa, tư nhân hóa ở khâu sản xuất và phân phối, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các IPP Sau cùng là thành lập và vận hành TTĐ cạnh tranh, mô hình TTĐ mà các nước đang phát triển lựa chọn để

áp dụng trong giai đoạn đầu thường là mô hình cơ quan mua duy nhất Ở giai đoạn tiếp theo, mô hình TTĐ cạnh tranh mà các nước công nghiệp phát triển lựa chọn thường là mô hình TTĐ bán buôn cạnh tranh, một số nước sử dụng mô hình TTĐ một người mua, trong khâu bán buôn các nước chủ yếu lựa chọn mô hình TTĐ bắt buộc hoặc tự nguyện Cuối cùng là TTĐ bán lẻ cạnh tranh, hầu hết các nước cho

phép các khách hàng lớn được quyền lựa chọn người bán

2 Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam

Đối với Việt Nam, cùng với việc xác định mục tiêu, định hướng phát triển của TTĐ Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng, phát triển TTĐ Việt Nam, tái cấu trúc lại ngành điện Việt Nam phù hợp với sự phát triển của TTĐ,… Những nghiên cứu về TTĐ ở nước ta đều tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng của ngành điện Việt Nam, những yêu cầu cải cách đặt ra và những kinh nghiệm triển khai các mô hình thị trường trên thế giới và khu vực để tìm ra mô hình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, đề ra một lộ trình cải cách thích hợp

Các nghiên cứu tại Việt Nam như: Nghiên cứu lộ trình hình thành và phát

triển thị trường năng lượng Việt Nam [1], Báo cáo Dự án Hỗ trợ kỹ thuật TA VIE về Lộ trình cải cách ngành điện [17], Báo cáo tư vấn thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam [4], Đề án thiết kế tổng thể thị trường phát điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện cho phát triển TTĐ [5], Báo cáo Dự án xây dựng quy định thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam [6], Hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam [8], Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của TTĐ Việt Nam [9], Đề án xây dựng TTĐ cạnh tranh giai đoạn 1 [12], Nghiên cứu tính toán phí đấu nối và giá truyền tải trong TTĐ [15], … Cụ thể nội dung nghiên cứu của một số đề tài như sau:

Trang 22

3763 Đề tài “Nghiên cứu về lộ trình hình thành và phát triển thị trường năng

lượng Việt Nam” [1] của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã phân tích lộ

trình thích hợp cho việc hình thành và phát triển TTĐ Việt Nam là:

o Giai đoạn 1 (từ năm 2004-2006): chỉ nên tạo lập và đưa vào hoạt động TTĐ cạnh tranh hạn chế; trong quá trình thực hiện mô hình này tiếp tục giải quyết những tồn tại, vướng mắc để chuẩn bị điều kiện chuyển sang mô hình rộng hơn

o Giai đoạn 2 (từ năm 2007-2010): bổ sung hoàn thiện các điều kiện, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy và mô hình tổ chức công ty thuỷ điện theo từng con sông, các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần về phát điện, phân phối điện để chuẩn bị chuyển sang TTĐ cạnh tranh nhiều người bán buôn điện cho nhiều người mua điện

o Giai đoạn 3 (từ năm 2010-2020): tạo lập và phát triển thị trường nhiều người bán buôn điện cho nhiều người mua điện; trong quá trình này tiếp tục chuẩn

bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để chuyển sang mô hình cuối cùng là thị trường bán lẻ điện;

o Giai đoạn 4 (sau năm 2020): chuyển sang mô hình thị trường cạnh tranh bán lẻ điện

- Báo cáo cuối cùng ngày 5/12/2003 của Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật TA

3763-VIE về lộ trình cải cách ngành điện, phần về xây dựng TTĐ” [17], tư vấn đã đưa ra

lộ trình xây dựng TTĐ ở Việt Nam như sau:

o Giai đoạn 1 (2003-2007): xây dựng các khuôn khổ pháp lý, điều tiết và thương mại cơ bản, cần thiết để chuyển đổi ngành điện Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế thị trường

o Giai đoạn 2 (2008-2012): Thị trường một người mua duy nhất

o Giai đoạn 3 (2013-2017): Thị trường cạnh tranh bán buôn

o Giai đoạn 4 (2018 trở đi): Thị trường cạnh tranh bán lẻ

Trên cơ sở phân tích thực trạng của ngành điện Việt Nam, Báo cáo đã đưa ra những lý do để lựa chọn các bước xây dựng TTĐ Việt Nam Đó là:

Trong mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn, các công ty phân phối có thể mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện hoặc mua điện từ thị trường mua bán điện

Trang 23

trả ngay tại thời điểm mua bán thông qua quy trình đấu thầu cạnh tranh Mô hình cạnh tranh bán buôn điện tuy sẽ đạt được hiệu năng cao hơn nhưng mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn và vận hành phức tạp hơn mô hình cơ quan mua duy nhất, đồng thời có độ rủi ro thị trường cao hơn

Mô hình cạnh tranh đầy đủ, thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điện, là lựa chọn cho xem xét dài hạn Trong thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điện, các khách hàng tiêu thụ điện mua bán lẻ sẽ được phép mua điện trực tiếp từ các đơn vị cung ứng điện Cạnh tranh thị trường và tính phức tạp của vận hành sẽ tăng thêm nữa

Điều đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh là phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết chính bao gồm: đủ công suất dư, không có các hạn chế, sự cố truyền tải lớn, không có tình trạng các công ty phát điện lớn chi phối thị trường, thiết lập các quy định và luật lệ chống các hành vi phi cạnh tranh và chi phối thị trường v.v…

Trong khi đó, ngành điện Việt Nam còn đang phải đứng trước nguy cơ thiếu điện, lưới truyền tải chưa hoàn thiện, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động điện lực chưa đầy đủ, vì vậy Việt Nam phải lựa chọn mô hình một người mua trong giai đoạn trước mắt Theo đó, cơ quan mua duy nhất sẽ có trách nhiệm thu mua cung ứng điện ở mức chi phí thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho toàn hệ thống; thu mua điện sẽ dựa trên cơ sở luật lệ đấu thầu và quy hoạch nguồn chi phí thấp nhất được thiết lập dưới sự giám sát của cơ quan điều tiết Thị trường một người mua duy nhất là giai đoạn quá độ giữa cơ cấu thị trường hiện tại và thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn toàn Mục tiêu chính của thị trường một người mua duy nhất

là tăng đầu tư vào lĩnh vực phát điện mới hiện đang rất cần được đầu tư mà không đặt ngành điện trước rủi ro thị trường không đáng có do cạnh tranh, trong khi bảo đảm rằng các nguồn cung ứng điện bổ sung được thu mua ở mức chi phí thấp nhất

Sau vài năm thực hiện mô hình cơ quan mua duy nhất và đã bổ sung vào hệ thống đủ công suất phát mới, cơ quan mua duy nhất có thể bắt đầu thực thi thị trường điện giao trước một ngày thử nghiệm nhằm đạt được lợi ích giảm chi phí bổ sung thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên nhiên liệu, đặc biệt

là nguồn thuỷ năng Cơ quan mua duy nhất có thể thành lập TTĐ giao ngay thử

Trang 24

nghiệm để thu mua điện trong ngắn hạn Việc này đòi hỏi cơ quan mua duy nhất xây dựng quy trình chào giá phát điện và các hệ thống thông tin cần thiết để hỗ trợ Việc này cũng yêu cầu cơ quan mua duy nhất tính toán giá điện giao ngay cho mỗi giai đoạn điều độ, và xây dựng hệ thống đo đếm và lập hóa đơn để chi trả cho các đơn vị phát điện TTĐ giao ngay nội bộ vì thế sẽ là bước chuẩn bị để tiến tới một thị trường điện giao ngay quy mô lớn trong giai đoạn tiếp theo, ví dụ, thị trường cạnh tranh bán buôn điện

Vấn đề đặt ra tiếp theo là với mô hình một người mua duy nhất thì mô hình này được tổ chức như thế nào và ở đây ai là người mua duy nhất? Cũng theo Báo cáo này, có 3 phương án tổ chức sau:

o Phương án 1: Thành lập một cơ quan mua duy nhất thuộc sở hữu Chính phủ, mới và phi lợi nhuận; Hợp nhất 4 đơn vị truyền tải hiện tại thành một công ty truyền tải độc lập quốc gia mới; Chuyển đổi A0 thành một cơ quan vận hành hệ thống độc lập mới;

o Phương án 2: Thành lập một công ty truyền tải quốc gia độc lập mới, có một công ty con mua duy nhất và một công ty con vận hành hệ thống;

o Phương án 3: EVN là công ty mẹ sở hữu ba công ty con TNHH MTV: công ty truyền tải quốc gia, cơ quan mua duy nhất, và cơ quan vận hành hệ thống;

Báo cáo đã đưa ra khuyến nghị là Phương án 3 về cơ cấu tổ chức phù hợp nhất với thị trường cơ quan mua duy nhất trong điều kiện thực tế tại Việt Nam Trong lựa chọn này, EVN sẽ có vai trò là công ty mẹ với cơ quan mua duy nhất, cơ quan vận hành hệ thống quốc gia và công ty truyền tải quốc gia là các công ty con Nhờ đó, EVN có thể tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư cần thiết và tìm kiếm các nguồn cấp vốn ưu đãi nhất cho mở rộng ngành điện EVN với vai trò là công ty

mẹ, có thể giúp cơ quan mua duy nhất tăng cường mức tín dụng để thu hút đầu tư mới và ký các hợp đồng mua bán điện nhằm đảm bảo mua nguồn mới với chi phí thấp nhất

- Đề án “Xây dựng TTĐ cạnh tranh giai đoạn 1” [12] của EVN xây dựng

nhằm triển khai xây dựng TTĐ cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực, bảo đảm kết

Trang 25

hợp hài hoà quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị hoạt động kinh doanh điện, của khách hàng sử dụng điện và của Nhà nước Đề án gồm các nội dung chính sau:

1 Một số hình thức tổ chức TTĐ cạnh tranh phổ biến hiện nay trên thế giới Kinh nghiệm thực tế một số nước về xây dựng và tổ chức TTĐ; 2 Thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh trong khâu phát điện hiện nay của Tổng công ty Một số định hướng chính trong xây dựng TTĐ ở nước ta; 3 Đề xuất về xây dựng TTĐ cạnh tranh giai đoạn 1 trong điều kiện thực tế của nước ta; 4 Một số định hướng chính

về sự phát triển trong tương lai của TTĐ Việt Nam; 5 Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm triển khai xây dựng TTĐ

- Nguyễn Anh Tuấn (2003), “Hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh

doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam” [8], Luận án tiến sĩ kinh tế, luận án đã

giải quyết được các vấn đề: hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về cải cách cơ cấu

tổ chức của các CTĐL và xây dựng TTĐ cạnh tranh; tổng hợp, so sánh kinh nghiệm

về cơ cấu lại các CTĐL và xây dựng TTĐ ở một số nước, khu vực trên thế giới để vận dụng áp dụng vào Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực Việt nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN); đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ cấu lại EVN và xây dựng TTĐ, xây dựng

lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nước ta vào thời điểm nghiên cứu

Những nhận định và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án

Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả của một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng và phát triển TTĐ, luận án đã tiếp cận, về

cơ bản luận án có một số nhận định sau:

- Các nghiên cứu về TTĐ ở nước ta đều thống nhất xác định trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam thì trong giai đoạn trước mắt mô hình thị trường có lợi và thích hợp nhất là mô hình thị trường một người mua, trong đó EVN sẽ đóng vai trò

là người mua duy nhất trên thị trường

- Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc xác định lộ trình chung cho việc phát triển TTĐ của Việt Nam, đi sâu vào nghiên cứu mô hình TTĐ Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ mô hình độc quyền sang thị trường phát điện cạnh tranh và

Trang 26

cơ chế, điều kiện vận hành của VCGM, một số đề tài đi sâu vào nghiên cứu giá điện, một số điều kiện kỹ thuật khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Nhiều công trình trong các nghiên cứu này đã đạt được thành quả nhất định về mặt khoa học và thực tiễn như: đã đưa ra một số nhận định về TTĐ Việt Nam hiện nay, được

cụ thể hóa thành các văn bản pháp quy để hướng dẫn cho việc hình thành, vận hành TTĐ phát điện Việt Nam,…

- Các nghiên cứu chưa đề cập đến việc phát triển TTĐ Việt Nam ở bước tiếp theo là TTĐ cạnh tranh ở khâu mua, bán buôn điện cùng với mô hình, cơ chế vận hành cũng như việc chuyển đổi, điều kiện và các vấn đề khó khăn khi phát triển lên

mô hình VWEM

- Không nằm ngoài quy luật chung của các nền kinh tế thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, khẳng định rằng quá trình phát triển ngành điện Việt Nam những năm qua cho thấy việc hình thành và phát triển TTĐ cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan nằm trong một quá trình tổng thể nhằm từng bước cải cách ngành điện Từ tháng 7/2012 VCGM đã đi vào vận hành, tại khâu phát điện, một số NMĐ có công suất trên 30MW đã đăng ký tham gia và chính thức chào giá để bán điện trên thị trường với mức sản lượng không vượt quá 10% sản lượng điện sản xuất Phần sản lượng điện còn lại vẫn tiếp tục hợp đồng mua bán điện song phương

để bán điện cho người mua duy nhất là EVN EVN đang bán buôn điện cho các Tổng CTĐL mang tính điều hành trong nội bộ của EVN thông qua các quy chế, các quyết định giao kế hoạch và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo đề xuất của EVN, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính

Do vậy vấn đề đặt ra ở đây chính là các nghiên cứu, đề xuất cho bước phát triển tiếp theo của TTĐ Việt Nam ở các giai đoạn hoàn thiện thị trường phát điện cạnh tranh, xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh như là một tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo cho TTĐ Việt Nam hoạt động ổn định, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng được tính kinh tế của toàn hệ thống

Trang 27

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

1.1.1 Điện năng và vai trò của điện trong nền kinh tế

Điện năng được sản xuất từ nhiều nguồn nhiên liệu, năng lượng như: than, sức nước, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng mặt trời, gió,… Điện năng được sản xuất khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của HTĐ là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ

Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, không thể nhìn thấy được, không thể tồn kho và cũng không thể dự trữ như các loại hàng hoá thông thường khác Quá trình sản xuất điện năng đến khâu tiêu thụ cuối cùng là xảy ra đồng thời Khi tiêu dùng, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác để phục vụ đời sống con người như: nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…, chính vì vậy một số loại năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất điện như ga, dầu,… lại chính là đối thủ cạnh tranh của điện trên thị trường năng lượng cuối cùng

Điện năng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá Điện năng là một loại “nhiên liệu” đặc biệt không thể thiếu cho

sự phát triển của mọi ngành công nghiệp, là loại “nguyên liệu ban đầu” để sản xuất

ra các sản phẩm khác Trên bình diện quốc gia, điện năng còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa dân cư thành thị và nông thôn, mang lại những tiện lợi chung của thế giới hiện đại Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người là một trong các chỉ số tổng hợp đánh giá trình độ phát triển của một đất nước Điện năng tác động tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, phát triển xã hội; mở rộng và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, việc làm, tác động đến mức sống, lối sống của người dân và toàn xã hội Ngành điện được coi là ngành kinh tế hạ tầng cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế

Trang 28

Quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng phải thông qua một HTĐ duy nhất bao gồm lưới điện truyền tải và phân phối Quy trình mua, bán điện năng bao gồm ba khâu cơ bản là: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối Gần đây, với sự phát triển, cải cách ngành điện, hình thành Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, khâu phân phối điện được tách thành hai khâu phân phối và cung ứng điện Mỗi khâu trong quá trình cung ứng điện được đặc trưng bởi chức năng, công nghệ và chi phí

Khâu sản xuất điện: Do phụ tải của các hộ tiêu thụ trong HTĐ theo các biểu

đồ phụ tải ngày đêm, tuần và mùa hay thay đổi nên cần có các loại NMĐ khác nhau trong HTĐ để chạy đáy, phủ đỉnh và phần lưng của biểu đồ phụ tải Các NMĐ được phân thành các loại: nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân, gas turbin,…[8] Các NMĐ này khác nhau về các chỉ tiêu kinh tế (suất đầu tư, chi phí vận hành) và có hiệu quả kinh tế nhất định trong các vùng biểu đồ phụ tải của chúng Vì vậy cần phải tối ưu hoá

cơ cấu nguồn điện khi thiết kế, phát triển HTĐ và phương thức vận hành NMĐ

Khâu truyền tải điện: Điện năng được chuyển tải từ các NMĐ đến các hộ

tiêu thụ thông qua hệ thống truyền tải bao gồm đường dây, TBA, các thiết bị hỗ trợ từ nơi có điện áp cao đến nơi có điện áp thấp Thông thường hệ thống truyền tải điện chỉ được xây dựng duy nhất trong một phạm vi địa lý nhất định Do vậy, đây là một trong

Nhà máy điện TruyÒn t¶i ®iÖn Phân phối điện Cung ứng điện

Hình 1.1 Dây chuyền sản xuất kinh doanh của ngành điện

Nguồn: [8]

Trang 29

những nguyên nhân tạo ra tính chất độc quyền tự nhiên trong quá trình SXKD điện

Khâu phân phối điện: Đây là quá trình chuyển tải điện năng từ các TBA

của hệ thống truyền tải đến tận các hộ tiêu thụ điện cuối cùng của HTĐ Hệ thống phân phối điện sẽ đạt hiệu quả cao nếu nằm trong khu vực sản xuất công nghiệp hoặc khu đông dân cư Tương tự như hệ thống truyền tải điện, lưới điện phân phối cũng có tính độc quyền tự nhiên [8]

Cung ứng điện: Đây là quá trình bán điện tới các hộ tiêu thụ điện cuối cùng

Các đơn vị hoạt động trong khâu này đều mua điện từ các NMĐ, công ty bán buôn điện và bán cho các hộ tiêu thụ điện cuối cùng Cung ứng điện bao gồm việc cung cấp các dịch vụ như đo đếm điện, thu ngân và một số dịch vụ phụ kèm theo như tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, kinh doanh thiết bị điện tiết kiệm,… cung ứng điện không có tính độc quyền tự nhiên Trên cùng một địa bàn có thể có nhiều đơn vị cạnh tranh nhau để bán điện cho các hộ tiêu thụ điện cuối cùng [8]

Để có thể hình dung được chuỗi giá trị của các quá trình sản xuất kinh doanh điện, tham khảo thông tin tại TTĐ của Anh, ước tính tỷ trọng chi phí của từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng như sau: khâu sản xuất điện chiếm khoảng 65% tổng chi phí của chuỗi giá trị, khâu truyền tải điện chiếm khoảng 10%, khâu phân phối điện chiếm khoảng 20%, khâu cung ứng chiếm khoảng 5%

Bảng 1.1 Chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh điện năng

(Tại TTĐ Anh)

Nguồn: [25]

1.1.2 Khái niệm thị trường và thị trường điện cạnh tranh

Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có sự trao đổi hàng hoá là ở đó hình thành nên thị trường Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như một “cái chợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán

Trang 30

hàng hoá Cùng với sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quan niệm về thị trường theo nghĩa cổ điển đã không còn phù hợp nữa Các quan hệ mua bán không còn đơn giản là “tiền trao, cháo múc” mà đa dạng, phong phú, phức

tạp Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác

động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ Theo quan điểm này thị trường được nhận

biết qua quan hệ mua bán, trao đổi nói chung chứ không phải nhận ra bằng trực quan và nó đã được mở rộng về không gian, thời gian và dung lượng hàng hoá

Theo nhà kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một quá trình trong đó

người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”

Theo Davidbegg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông

qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả”

Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường Thị trường không chỉ bao gồm các mối quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán Trong phạm vi của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá trình kinh doanh của mình cần mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố trong thị trường:

Trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn

Thứ hai, yếu tố quan trọng làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường

Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia trên thị trường của doanh nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi

Trang 31

Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh Hai nhà kinh

tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus cho rằng “Cạnh tranh là sự kình địch

giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường”

Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo; theo Từ điển

Bách khoa Việt nam “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa

những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất” Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là bộ máy

điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường

Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:

- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình

- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,

đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua

- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không

Trang 32

nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước)

Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại

* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành ba loại

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên

- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần

- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn

* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trình này

có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữ các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại

- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh

Trang 33

nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh

- Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán

có các sản phẩm không đồng nhất với nhau Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay

uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay

- Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu

* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:

- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, )

Như vậy, với những đặc thù của sản phẩm điện năng và các khái niệm kinh tế liên quan đến thị trường, thị trường cạnh tranh,… có thể hiểu chung nhất về khái niệm TTĐ là nơi nhà cung ứng điện năng và nhu cầu sử dụng gặp nhau được xác định bằng giá mua điện trên thị trường nhằm thoả mãn các lợi ích kinh tế của người mua và người bán

Sản lượng điện và giá cả có thể biến động tăng, giảm đồng thời đường cầu, cung điện năng luôn biến động tăng, giảm từ đó xác định điểm cân bằng mới trong các thời kỳ có ảnh hưởng đến sản lượng điện năng, chi phí sử dụng để sản xuất điện cũng như nhu cầu tiêu dùng như: theo giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc theo mùa như: mùa nắng, mùa mưa,…

Trang 34

Mối quan hệ cung cầu điện năng được thể hiện như sau:

Nguồn: [24]

Vì điện năng không thể dự trữ, sản xuất thường tương đương với tiêu thụ, cho nên sự khác biệt giữa cung và cầu không thể hiện bằng sản lượng điện Cũng không phải là sự khác biệt tức thời thể hiện bằng các hợp đồng kỹ thuật theo nhu cầu thời gian thực Cân bằng cung cầu ngắn hạn thể hiện bằng điện áp, đặc biệt là tần số [8]

Mô tả nhu cầu điện năng:

Nhu cầu điện năng được mô tả bằng một đường cong phụ tải đo số giờ mỗi năm mà tổng phụ tải ở mức lớn hơn hoặc bằng nhu cầu Tổng nhu cầu là nhu cầu điện năng và được đo bằng MW Đường cong phụ tải mô tả toàn bộ tổng thời gian ở từng mức phụ tải nhưng không bao gồm thông tin về dải điện áp Đường cong phụ tải tương tự có thể được thiết lập bằng cách mở rộng nhu cầu thay đổi theo ngày và một ít khác biệt theo mùa hoặc mở rộng sự khác nhau theo mùa và giới hạn sự thay đổi hằng ngày

Kinh tế học thường mô tả nhu cầu bằng đường cầu thông qua cách biểu diễn nhu cầu là một hàm của giá Dao động phi giá cả thu được một đường phụ tải khai triển liên quan đến sự thay đổi đường cầu Nhưng điện thì khác vì nó không thể dự trữ nên nhu cầu đỉnh phải được đáp ứng bởi lượng điện năng từ máy phát [36]

Hình 1.2 Cung, cầu điện năng

Trang 35

Cũng như máy phát, máy chạy phủ đỉnh được sản xuất với công nghệ khác rõ rệt so với các loại máy phát chạy nền, máy chạy nền chạy hầu hết thời gian và rất hiếm khi dừng Kết quả là TTĐ đối mặt với vấn đề xác định công suất phát cần thiết cho từng công nghệ của máy phát Điều này giải thích tầm quan trọng đáng chú ý về sự dao động cầu và tính liên tục của đường cong phụ tải trong TTĐ

Định giá thời gian thực và đường cong phụ tải [36]

Đường cong phụ tải có thể được xây dựng cho một khu vực nhất định bằng cách đo tổng phụ tải hàng giờ với khoảng thời gian cho mỗi năm là 8.760 giờ, phân loại, biểu diễn chúng bắt đầu từ phụ tải cao nhất Kết quả nhận được là một đường cong dốc xuống từ phụ tải cực đại tại giờ cao điểm, giờ 1, tới phụ tải cực tiểu, phụ tải nền, trong hầu hết thời gian ngoài cao điểm

Nguồn: [36]

Trong trạng thái điều tiết, phụ tải dân dụng thường ít phải đối mặt với mức giá dao dộng trong khi phụ tải công nghiệp và thương mại thường xuyên phải đối mặt với việc định giá thời gian sử dụng hoặc trả theo nhu cầu Tuy nhiên, trả theo nhu cầu không chính xác hơn khi chỉ dựa trên cơ sở nhu cầu cao điểm mà không phải cao điểm toàn hệ thống

Nhu cầu bị giới hạn ở mức công suất sẵn có theo thời gian thực

1 100%

Trang 36

Cung điện năng là hằng số rõ rệt, thị trường khan hiếm nhất khi nhu cầu cao nhất Thông thường, giá bán buôn cao phù hợp với nhu cầu cao Nếu các mức giá thời gian thực được tính cho khách hàng thì giá bán lẻ sẽ hoàn toàn bỏ qua phụ tải Mặc dù giá thời gian thực tốt nhất, cả bốn phương pháp định giá, TOU, nhu cầu, trùng khớp đỉnh và thời gian thực đều có xu hướng tăng giá khi nhu cầu cao nhất và giảm giá khi nhu cầu thấp nhất

Nếu phụ tải đã đối mặt với giá thời gian thực, nhu cầu sản xuất có thể giảm tới điểm mà tại đó đồ thị phụ tải trong trạng thái điều tiết có khoảng thời gian bằng 10% Sau đó giữa 0% và 10%, cung và cầu cân bằng theo giá Thay vì sản xuất theo mức phụ tải, phụ tải sẽ được giữ cố định theo mức giá tại mức công suất phát Trong khoản thời gian ít nhất, giá sẽ phải rất cao để giảm nhu cầu về mức này Bằng cách tạo dao động phù hợp, giá sẽ điều chỉnh nhu cầu và tạo một đồ thị phụ tải có chóp phẳng với phụ tải cực đại chỉ bằng công suất sẵn có theo thời gian

Co giãn của cầu đối với giá: Hiện tại, cầu hầu như không phản ứng hoàn

toàn với giá trong TTĐ bởi vì những dao động giá bán buôn hầu như không ảnh hưởng đến khách hàng mua lẻ Thông thường giá bán lẻ duy trì theo mức giá điều tiết nào đó, nhưng những người bán lẻ cạnh tranh cũng chậm trễ trong việc thi hành định giá thời gian thực Trong dài hạn hơn, đôi khi theo thời vụ, các mức giá bán lẻ

sẽ thay đổi Dài hạn giá điện tăng 10% sẽ làm giảm khoảng 10% tiêu thụ điện Đây không phải là một số xấp xỉ hoàn toàn chính xác, nhưng phản ứng với một lượng giá tăng 10% trong dài hạn cũng giống như tăng trong khoảng 5% đến 15% và đương nhiên không phải là 0 [36], tính nhạy cảm này của giá là độ co giãn của cầu đối với giá

Tổn thất: Trong mạng lưới thực, vài % điện năng tiêu thụ bị tiêu hao bởi

lưới điện Sự tiêu hao này phải được xem là một phần nhu cầu mặc dù nó không phục vụ cho nhu cầu sử dụng cuối cùng Bằng cách quy ước này, hệ thống có thể được xem xét như là bảo toàn cân bằng giữa cung và tiêu thụ (bao gồm tổn thất) ở tất cả mọi thời điểm và giữa cung - cầu bất kể khi nào khách hàng cần dùng điện

Sự không tương thích giữa cung và cầu không được báo hiệu bằng dòng điện năng mà bằng tần số và điện áp Khi tần số và điện áp thấp hơn các giá trị tiêu

Trang 37

chuẩn, thì nhu cầu vượt quá cung và gây thiếu hụt cục bộ

Dấu hiệu điều chỉnh giá: Khi một máy phát hỏng đột xuất và cung giảm, khi

đó cầu lớn hơn cung, mặc dù lượng tiêu thụ vẫn đúng bằng lượng cung Tiêu thụ ít hơn nhu cầu do giới hạn Một hộ tiêu thụ 100W chiếu sáng đang có nhu cầu 100W điện năng Tuy nhiên, trong suốt thời gian sự cố, 100W không được đáp ứng khi mà điện năng bị hạn chế bởi nhà cung cấp Theo đó, sự hạn chế này là hành động thận trọng nhưng là kết quả kỹ thuật của hệ thống khi tự động giảm điện áp và tần số Để đơn giản trong việc duy trì khu vực này, sự hạn chế được xem là nó chỉ xảy ra do sự giảm tần số Tần số giảm dưới mức tiêu chuẩn là một dấu hiệu chính xác và rõ ràng cho thấy cầu vượt quá cung trong tổng thể một kết nối Một cách đơn giản, bất kỳ tần

số nào lớn hơn tần số tiêu chuẩn đều báo hiệu cung vượt quá cầu [36]

Vì tần số báo hiệu sự khác nhau giữa cung và cầu nên nó là phương tiện hướng dẫn đúng đắn cho việc điều chỉnh giá Khi tần số cao, giá phải giảm xuống; khi tần số thấp, giá phải tăng lên Đây là phương pháp điều chỉnh để giữ cho cung bằng cầu

Nhu cầu điện năng: Phụ tải là nhu cầu điện năng, là lượng điện năng được

tiêu thụ nếu tần số và điện áp hệ thống bằng các giá trị tiêu chuẩn tương ứng cho mọi hộ tiêu thụ

Lượng cung bằng lượng tiêu thụ nhưng có thể không bằng lượng cầu:

Đối với TTĐ cầu là lượng mà khách hàng sẽ mua ở mức giá thị trường, cầu

là lượng cung sẵn có Nếu điện áp và tần số thấp, khách hàng tiêu thụ ít điện năng hơn mức họ muốn nên lượng điện năng cung ít hơn cầu

Tần số trong mỗi TTĐ trong một kết nối là chính xác như nhau Do đó tần số không thể hiện gì về trạng thái cung - cầu trong bất kỳ thị trường thực nào mà chỉ biểu hiện trạng thái cung - cầu kết hợp của toàn bộ kết nối Thông thường các thị trường riêng biệt không thể chỉ dựa vào tần số để xác định mức điều chỉnh giá của chúng

Lượng điện năng đầu ra dư thực bằng đầu ra thực tế trừ đi đầu ra theo kế hoạch Đầu ra dư là dấu hiệu cho thấy cung lớn hơn cầu Bên cạnh đó, nếu tần số trong kết nối cao thì đây là dấu hiệu của hiện tượng thừa cung trong thị trường thực

Trang 38

Hai dấu hiệu này được kết hợp thành một yếu tố báo hiệu hiện tượng thừa cung, là dấu hiệu xác định khi điều hành hệ thống tăng hoặc giảm giá

1.1.3 Đặc điểm của thị trường điện

Qua xem xét các thuộc tính của HTĐ, những nét cơ bản của TTĐ như đã nêu

ở phần trên, có thể tóm tắt các đặc điểm của TTĐ như sau:

Giới hạn địa bàn (tính chất địa phương) của thị trường

Chỉ có những hộ tiêu thụ và nhà sản xuất điện trực tiếp nối vào HTĐ thông qua các đường dây liên kết có đủ khả năng chuyển tải mới có thể tham gia vào TTĐ Đặc điểm này tạo ra các khó khăn về kỹ thuật cho sự xuất hiện các thành viên mới (đặc biệt là các Đơn vị phát điện) trên TTĐ

Sự tham gia của các loại NMĐ có những chi phí sản xuất khác nhau vào TTĐ

Trên thị trường sẽ hình thành các giá biên tương ứng với các chi phí của những NMĐ có hiệu quả kinh tế thấp (nhưng cần huy động để đáp ứng phụ tải của khách hàng) Các giá biên cao hơn giá trung bình được duy trì trong các tổ chức độc quyền điều tiết Tuỳ theo cơ cấu các NMĐ, giá biên có thể cao hơn 1,5 - 2 lần [36], điều đó có thể triệt tiêu hết hiệu quả mong đợi từ cạnh tranh Tình hình có thể giảm nhẹ nếu các Đơn vị phát điện tách ra khỏi độc quyền có thành phần các NMĐ gần như nhau và tham gia thị trường với các giá trung bình Tuy nhiên, theo thời gian các Đơn vị phát điện sẽ cho ngừng hẳn những NMĐ không hiệu quả do bởi chi phí sản xuất của những NMĐ này cao hơn giá bán điện trung bình và điều đó dẫn đến thiếu điện trên thị trường

Nếu thiếu điện trên thị trường thì thời hạn khắc phục thường kéo dài

Để giải quyết vấn đề thiếu điện, cần xây dựng các NMĐ mới mà việc thiết

kế, xây dựng, cũng như vấn đề hoàn vốn đầu tư thường kéo dài Do đó, nhà đầu tư cần có đủ thông tin về sự phát triển của HTĐ Đặc điểm này đòi hỏi Nhà nước phải thi hành các biện pháp đặc biệt không cho phép để xảy ra thiếu điện, trong đó có việc phải duy trì hệ thống tập trung về dự báo dài hạn, thiết kế và lập quy hoạch phát triển HTĐ, đồng thời phải đảm bảo đầu tư để xây dựng các NMĐ mới

Trang 39

Trong điều kiện thị trường, các tiêu chuẩn, tác nhân kích thích và cơ chế đầu

tư xây dựng các NMĐ mới sẽ thay đổi cơ bản so với sự độc quyền có điều tiết

Việc đầu tư phát triển lưới điện vẫn nằm trong phạm vi độc quyền điều tiết, nên được duy trì như trước đây Đối với các nguồn điện, nếu không đổi mới có thể tạo ra rào cản về kinh tế cho sự xuất hiện các đơn vị phát điện độc lập, góp phần tạo

ra sự thiếu điện và tăng giá điện Các cuộc khủng hoảng năng lượng ở California và Bra-xin có thể được giải thích bởi đặc điểm này của TTĐ Đặc điểm đó cũng có làm cho nước Nga không thể thu hút được các nguồn đầu tư tư nhân vào ngành điện sau khi chuyển sang thị trường

1.1.4 Điều tiết của Nhà nước đối với thị trường điện

Trong nhiều thập kỷ trước đây, ở nhiều nước trên thế giới, việc đầu tư, SXKD điện đều do Nhà nước đảm trách; các tổ chức quản lý vốn và tài sản của ngành điện lực hầu hết thuộc sở hữu của Nhà nước; rất ít tổ chức tư nhân, tập thể được tham gia đầu

tư, SXKD điện Như vậy, TTĐ là thị trường độc quyền của Nhà nước hoặc của rất ít tổ chức tư nhân, tập thể Do vậy, việc điều tiết đối với ngành điện cũng chính là dựa trên

cơ sở nhận thức rằng sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng là các hoạt động độc quyền tự nhiên Mục tiêu của điều tiết là nhằm bảo vệ khách hàng trước giá cả độc quyền

Theo cơ chế hoạt động truyền thống của ngành điện, Nhà nước nắm quyền xác lập giá bán điện ở cả hai khu vực, bán lẻ và bán buôn Ví dụ, ở Mỹ, từ năm 1907 chính quyền các bang đã bắt đầu điều tiết giá bán lẻ điện và từ năm 1935, chính phủ liên bang điều tiết giá bán buôn Ở cả hai trường hợp, giá bán điện đều được xác định sao cho CTĐL có thể kiếm được một tỷ lệ lợi nhuận tương đối tốt trên các khoản đầu

tư của họ Cho đến những năm 1970, không ai chất vấn tính “độc quyền tự nhiên” của ngành điện vì giá điện thực tế đã giảm đáng kể Kinh nghiệm của Mỹ từ những năm 1940 đến 1970 thường được xem như ví dụ điển hình cho sự điều tiết hoạt động các công ty độc quyền tư nhân để cung cấp nguồn điện dồi dào với giá rẻ cho dân chúng Khách hàng sinh hoạt phải trả hơn 4 USD/kwh năm 1892, nhưng đến năm

1947 chỉ còn 19 cent và đến năm 1967 là 9 cent (tính theo đồng tiền năm 1992)

Trang 40

Cùng thời điểm đó tại châu Âu các công ty độc quyền thuộc sở hữu Nhà nước cũng thu được những thành tựu tương tự Nhu cầu điện tăng trưởng liên tục và công nghệ đổi mới không ngừng đã che lấp đi nhiều điểm không hiệu quả của cơ chế

Mặc dù hình thức sở hữu công cộng và cơ chế điều tiết đã thành công trong việc đem lại lợi ích từ tình trạng độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực cung cấp điện, các giải pháp đó đã không thể loại bỏ được sự kém hiệu quả vốn có của độc quyền Chính việc luôn chắc chắn có được “mức lãi hợp lý” trong đầu tư bằng cách dồn tất

cả chi phí cho khách hàng, các công ty không có động lực để giảm chi phí và tăng hiệu quả đầu tư Hậu quả là một số nước lớn như Mỹ, Úc và châu Âu trở nên dư thừa công suất do đầu tư quá mức

1.1.5 Tái cấu trúc ngành điện với phát triển thị trường điện cạnh tranh

1.1.5.1 Nhân tố thúc đẩy tái cấu trúc và phát triển thị trường điện cạnh tranh

Để khắc phục những hạn chế của cơ chế điều tiết và nâng cao hiệu quả, một

số nước đã có những động thái nhằm cải tổ ngành điện Hướng đi được lựa chọn là phi điều tiết ngành điện bắt đầu với khâu sản xuất điện Các nhà đầu tư ngoài được đầu tư vào thị trường vốn là độc quyền này Bằng cạnh tranh, hiệu quả ngành điện

đã được nâng cao thông qua các quyết định đầu tư tốt hơn, khai thác tốt hơn các NMĐ hiện tại, quản lý tốt hơn và lựa chọn tốt hơn cho người dùng

Bước tiếp theo là phi điều tiết toàn bộ ngành điện Điều này không có nghĩa

là không còn điều tiết gì nữa Phi điều tiết nghĩa là giá điện được xác định bởi tình hình thị trường với nhiều người bán và cung cấp dịch vụ cạnh tranh nhau chứ không còn do nhà nước chi phối Nhưng do hệ thống truyền tải và phân phối vẫn được xem là có bản chất độc quyền tự nhiên, việc điều tiết khâu này vẫn là cần thiết

Như vậy nhu cầu về cải tổ ngành điện là cần thiết để khắc phục những hạn chế của cơ chế điều tiết và nâng cao hiệu quả Quá trình này phụ thuộc vào xuất phát điểm của từng nước, thông thường bắt đầu với những công việc như sau:

- Tổ chức lại về mặt chức năng của các công ty tích hợp theo chiều dọc bằng việc tách khâu sản xuất ra khỏi truyền tải và phân phối;

- Thiết lập sự cạnh tranh trong sản xuất điện;

- Chuyển một phần sở hữu công cộng sang tư nhân

Ngày đăng: 19/05/2014, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Mạnh Hiền (2008), Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của TTĐ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của TTĐ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hiền
Năm: 2008
15. Tạ Thị Bích Hạnh (2008), Nghiên cứu tính toán phí đấu nối và giá truyền tải trong TTĐ, Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính toán phí đấu nối và giá truyền tải trong TTĐ
Tác giả: Tạ Thị Bích Hạnh
Năm: 2008
16. Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật Điện lực. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung cơ bản của Luật Điện lực
Tác giả: Vụ Công tác lập pháp
Năm: 2005
19. Chris Harris (2006), Electricity Markets - Pricing, Structures and Economics, John Wiley & Sons, Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Electricity Markets - Pricing, Structures and Economics
Tác giả: Chris Harris
Năm: 2006
20. Daniel Krischen and Goran Strbac (2004), Fundamentals of Power System Economics, John Wiley & Sons, Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Power System Economics
Tác giả: Daniel Krischen and Goran Strbac
Năm: 2004
30. Loi Lei Lai (2002), Power System Restructing and Deregulation - Trading, Performance and Information Technology, John Wiley & Sons, Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Power System Restructing and Deregulation - Trading, Performance and Information Technology
Tác giả: Loi Lei Lai
Năm: 2002
32. Mohammad Shahidehpour, Hatim Yamin, Zuyi Li (2002), Market Operations Electric Power Systems, John Wiley & Sons, Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Market Operations Electric Power Systems
Tác giả: Mohammad Shahidehpour, Hatim Yamin, Zuyi Li
Năm: 2002
1. Bộ Công nghiệp (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu lộ trình hình thành và phát triển thị trường năng lượng Việt Nam Khác
2. Bộ Công thương (2009), Quyết định số 6713/QĐ-BCT ngày 31/12/2009 về việc Phê duyệt thiết kế Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam Khác
3. Chính phủ (2010), Quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 Về Phê duyệt qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 Khác
4. Cục Điều tiết điện lực (2008), Báo cáo tư vấn thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam - Công ty tư vấn Campbell Carr Khác
5. Cục Điều tiết điện lực (2008), Đề án thiết kế tổng thể thị trường phát điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện cho phát triển TTĐ Khác
6. Cục Điều tiết điện lực (2009), Báo cáo Dự án xây dựng quy định thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam Khác
7. Hiệp hội Tư vấn Kinh tế (2005), Giá bán buôn, Biên phân phối, Xây dựng biểu giá bán lẻ và Xây dựng Mô hình tài chính cho Nhà tín dụng độc lập Khác
8. Nguyễn Anh Tuấn (2003), Hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Khác
10. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2004), Luật số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004 - Luật về Điện lực Khác
11. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
12. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2004), Đề án xây dựng TTĐ cạnh tranh giai đoạn 1 Khác
13. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2006), Báo cáo Tư vấn hỗ trợ và triển khai Dự án cổ phần hoá ngành điện Việt Nam Khác
17. ADB (2004), Vietnam roadmap for Power Sector reform Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w