viiiMSSL Market Support ServicesLicensee Đơn vị dịch vụ hỗ trợ thị trường MMU Đơn vị giám sát thị trường truyền tải thuộc NPTSMHP Strategic Multi-purpose Hydro thức BOTCCTG Turbin khí ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Tấn Hưng Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 29/11/1981 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện MSHV:
1441830010
I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỢP ĐỒNG TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN
BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1 Tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai thị trường điện của thế giới,trong đó tập trung sâu vào cơ chế thực hiện hợp đồng đang được các nướctrên thế giới áp dụng
2 Từ những kinh nghiệm thực hiện của thế giới, đề tài sẽ liên hệ đến thị trườngphát điện cạnh tranh đã được triển khai tại Việt Nam và thực hiện đánh giákết quả vận hành thị trường phát điện cạnh tranh trong thời gian qua
3 Nghiên cứu mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh Việt Nam sẽ được triểnkhai thực hiện bao gồm: mục tiêu, nguyên tắc, quá trình triển khai thựchiện…
4 Nghiên cứu xây dựng cơ chế thực hiện hợp đồng trong thị trường bán buôncạnh tranh tại Việt Nam
5 Các đề xuất/ kiến nghị để triển khai thực hiện thị trường điện có hiệu quả
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/8/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 11/1/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Hùng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
TS Nguyễn Hùng PGS TS Nguyễn Thanh Phương
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Thành phố Hồ ChíMinh cũng như quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, bản thân tôiluôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô nhàtrường
Xin được trân trọng gửi lời tri ân đến quý Thầy Cô, cảm ơn thầy Tiến sĩ NguyễnHùng đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn đúngtiến độ và đạt được mục đích, yêu cầu của đề tài Xin được cảm ơn các Anh PhanQuang Vinh - chuyên viên Ban Kinh doanh, Anh Nguyễn Duy Hoàng – chuyên viênBan Hợp tác Quốc tế và các Anh (Chị) đồng nghiệp tại Tổng công ty Điện lực TP.HồChí Minh đã chỉ dẫn, gợi mở, hướng dẫn thực hiện và hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài này.Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời giannghiên cứu, thực hiện luận văn này
Trang 7TÓM TẮT
I Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển quantrọng của ngành điện Việt Nam Việc triển khai thị trường phát điện cạnh tranh đã đượcthực hiện từ năm 2012 và bước tiếp theo là thực hiện thị trường bán buôn điện cạnhtranh Nghiên cứu cơ chế thực hiện hợp đồng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh
là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định đến việc thành công trong triểnkhai thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian tới
II Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn đề tài:
1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về thị trường điện, kinh nghiệm triển khai thị trường điện của thế giới,trong đó tập trung sâu vào cơ chế thực hiện hợp đồng đang được các nước trên thế giớitriển khai áp dụng
- Tìm hiểu về thị trường phát điện cạnh tranh đã được triển khai tại Việt Nam vàthực hiện đánh giá kết quả vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
- Tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai thị trường bán buôn cạnh tranh Việt Namtrong thời gian tới
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế thực hiện hợp đồng trong thị trường bán buôn cạnhtranh tại Việt Nam;
- Kết luận/ kiến nghị
2 Giới hạn của đề tài:
- Do thời gian có hạn nên đề tại không đi sâu vào phân tích, giải thích các nguyêntắc cơ bản của thị trường điện mà tập trung vào nghiên cứu quá trình triển khai thựchiện của một số nước trên thế giới
- Đây là đề tài mang tính mới, tài liệu trong nước còn ít, chủ yếu là tài liệu từ nướcngoài và trình độ bản thân còn hạn chế nên nhiều vấn đề còn chưa được giải quyết, một
số vấn đề về pháp lý còn đang được Bộ Công Thương, ngành Điện nghiên cứu triểnkhai áp dụng nên những đề xuất trong đề tài chỉ mang tính chất cá nhân, tham khảo
Trang 8ABSTRACT
I The purpose of research and subject research:
To deploy and develop a competitive electricity market is an important strategicdevelopment of Vietnam's power sector The implementation of Vietnam competitivegeneration market has been performed since 2012, and the next step is to deploy thewholesale electricity market Research of the contracting arrangements mechanism inthe wholesale electricity market is one of the important tasks that contribute to success
in implementing wholesale electricity market of Viet Nam in the coming time
II Research tasks and Scope of research
- To study about the deployment of wholesale electricity market of Viet Nam
- To study and set up the mechanism of Contract performance in wholesaleelectricity market of Viet Nam
- Recommendations and Conclusion
2 Scope of research:
Due to time constraints then the research should not go deeply into the subject inanalyzing and explaining the basic principles of the electricity market, but focuses onthe process of implementing a electricity market in some countries around the world.The topic of research is quite new in Viet Nam as well as the scarcity of researchmaterials; therefore, some issues still unresolved in this research Some remaining legalissues is under consideration by Ministry of Industrial and Trade research so theproposal in this research is for purpose of references in deploy a legal framework forViet Nam wholesale electricity market
Trang 9MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn .ii Tóm tắt .iii
Abstract iv
Mục lục v
Danh mục viết tắt vii
Danh mục các bảng x
Danh mục bảng biểu, đồ thị, hình ảnh xi
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
1.6 Cấu trúc của đề tài 4
Chương 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 1.1 Xu hướng phát triển thị trường điện thế giới 6
2.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường điện một số nước 11
2.2.1 Thị trường điện Khu vực Bắc Âu 11
2.2.2 Thị trường điện tại Hàn Quốc 13
2.2.3 Thị trường điện tại Philippines 14
2.2.4 Thị trường điện tại Singapore 14
2.3 Bài học kinh nghiệm quốc tế 21
Chương 3: THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VCGM 3.1 Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 23
Trang 103.2 Nguyên tắc hoạt động của VCGM 24
Trang 113.3 Thành viên tham gia VCGM 24
3.4 Cơ chế hoạt động của VCGM 25
3.5 Kết quả hoạt động của VCGM 32
3.6 Đánh giá công tác vận hành của VCGM 35
Chương 4: THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VWEM 4.1 Mục tiêu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh 42
4.2 Nguyên tắc xây dựng Thị trường bán buôn điện cạnh tranh 42
4.3 Cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh tranh 43
4.4 Thành viên tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh 44
4.5 Thị trường điện giao ngay 45
Chương 5: CƠ CHẾ HỢP ĐỒNG TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM 5.1 Vai trò, mục tiêu và phân loại cơ chế hợp đồng 70
5.2 Hợp đồng song phương 72
5.3 Hợp đồng vesting 73
5.4 Ví dụ tích toán phân bổ hợp đồng vesting 84
5.5 Ví dụ về giao dịch hợp đồng song phương 89
Chương 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 93
6.2 Kiến nghị 94
Tài liệu tham khảo 96
Trang 12DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
VCGM Vietnam Competitive
Generation MarketVWCM Vietnam Wholesale
MOI Ministry of Industry Bộ công thương
ERVA Electricity Regulatory
Authority of Viet Nam
Cục Điều tiết Điện lực
PBP Price-Based Pool Thị trường tập trung chào giá toàn
phầnCBP Cost-Based Pool Thị trường tập trung chào giá theo
chi phí biến đổi
CB Bilaterial Contract Thị trường hợp đồng song phương
BM Balancing Market Thị trường cân bằng
NP NordPool Thị trường điện khu vực Bắc ÂuTĐCL ĐMT Nhà máy Thủy điện chiến lược đa
mục tiêuSMP System Marginal Price Giá điện năng thị trường giao ngayĐTĐL Điều tiết Điện lực
EVN Viet Nam Electricity Tập Đoàn Điện lực Việt Nam
EPTC Công ty Mua bán điện
NLDC National Load Dispatch Centre Trung tâm Điều độ hệ thống điện
trường điện (hiện nay do Trung tâmĐiều độ HTĐ quốc gia đảm nhiệm)
liệu đo đếm
Trang 13viiiMSSL Market Support Services
Licensee
Đơn vị dịch vụ hỗ trợ thị trường
MMU Đơn vị giám sát thị trường
truyền tải thuộc NPTSMHP Strategic Multi-purpose Hydro
thức BOTCCTG Turbin khí chu trình hỗn hợp
CfD Contract for Difference Hợp đồng sai khác
PPA Power Purchase Agreement Hợp đồng mua bán điện
SCA Smart Contract Auction Hợp đồng tập trung
SPPA Hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩnFMP Giá thị trường
BST Giá bán buôn điện nội bộ của EVN
cho các TCTĐLCAN Capacity Add On Giá công suất (một phần của giá thị
trường)TUS Transmission Use of System
TariffDUS Distribution Use of System
Tariff
Giá sử dụng dịch vụ hệ thống truyền tải
Giá sử dụng dịch vụ hệ thống phânphối
SMP System Marginal Price Giá biên hệ thống điện
LMP Full Market Price Giá biên theo vị trí
PSO Public Service Obligations Quỹ công ích trong ngành điện
TLAF Transmission Loss Adjustment
FactorsDLAF Distribution Loss Adjustment
Factors
Hệ số điều chỉnh tổn thất truyền tải
Hệ số hiệu chỉnh tổn thất phân phối
MMS Market Management Systems Hệ thống quản lý thị trường điệnSAIDI System Average Interruption Chỉ số về thời gian mất điện trung
Trang 14- Công ty mua bán điện: là đơn vị mua buôn điện đặc biệt, ký hợp đồng với các đơn
vị phát điện theo quy định
- Đơn vị cung cấp dịch vụ: là đơn vị cung cấp dịch vụ cho các thành viên tham giagiao dịch trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo nguyên tắc đảm bảo tính côngbằng, minh bạch và không phân biệt đối xử, độc lập với bên mua điện và bên bán điện,bao gồm:
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: hiện nay là trung tâm Điều độ
hệ thống điện Quốc gia
- Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện: hiện nay là Tổng công ty truyền tải điệnQuốc gia
- Đơn vị cung cấp dịch vụ phân phối điện: là đơn vị có giấy phép hoạt động điện lựctrong lĩnh vực phân phối điện, bao gồm các Tổng công ty điện lực và các đơn vị điệnlực có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện
- Đơn vị thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng: là đơn vị có chức năng thuthập, quản lý và cung cấp số liệu đo đếm điện năng phục vụ công tác thanh toán trongthị trường bán buôn điện cạnh tranh
Trang 15DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: So sánh giữa thị trường PBP và CBP 9
Bảng 2.2: Tỷ lệ hợp đồng vesting dự kiến và thực tế của Singgapor 20
Bảng 3.1: Lập kế hoạch vận hành thị trường VCGM 28
Bảng 3.2: Giá trần thị trường điện 33
Bảng 3.3: Bảng thống kê bù giá công suất CAN 34
Bảng 3.4: Hiệu quả khi tham gia thị trường điện các nhà máy thủy điện 35
Bảng 3.5: Hiệu quả khi tham gia thị trường điện các nhà máy nhiệt điện than 35
Bảng 3.6: Hiệu quả khi tham gia thị trường điện các nhà máy nhiệt điện khí 35
Bảng 3.7: Bảng thống kê giá trần thị trường điện trong VCGM 37
Bảng 4.1: Các nhà máy điện BOT hiện hữu 45
Bảng 4.2: Các nhà máy điện BOT đến năm 2020 theo quy hoạch điện VII 46
Bảng 4.3: Đánh giá lợi ích khi đưa các nhà máy điện BOT tham gia VWEM 47
Bảng 4.4: Phương án các NMTĐ ĐMT tham gia trực tiếp thị trường 49
Bảng 4.5: Đánh giá phương án các NMTĐ ĐMT tham gia trực tiếp thị trường 50
Bảng 4.6: Phương án các NMTĐ ĐMT tham gia trực tiếp thị trường 53
Bảng 4.7: Các quy trình vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh 58
Bảng 4.8: So sánh PA mô phỏng đầy đủ lưới truyền tải và mô phỏng theo vùng/miền 62
Bảng 4.9: Đánh giá tính đáp ứng của 02 PA mô phỏng lập lịch huy động điều độ 64
Bảng 4.10: Đánh giá các lựa chọn cơ chế định giá thị trường 66
Bảng 5.1: Đánh giá các lựa chọn phân bổ hợp đồng vesting 79
Bảng 5.2: Ví dụ kết quả phân bổ hợp đồng vesting cho khâu phát điện 84
Bảng 5.3: Dự tải dự báo, tổng chi phí và chi phí trung bình phân bổ hợp đồng vesting cho từng PC 88
Trang 16DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Thị trường phát điện cạnh tranh 6
Hình 2.2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh 7
Hình 2.3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 8
Hình 2.4: Phạm vi thị trường điện khu vực Bắc Âu 11
Hình 2.5: Các đơn vị tham gia thị trường điện khu vực Bắc Âu 12
Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức thị trường điện Hàn Quốc 13
Hình 2.7: Cơ cấu tổ chức thị trường điện Phillipines 15
Hình 2.8: Cơ cấu tổ chức thị trường điện Singgapore 17
Hình 2.9: Cấu trúc thị trường điện Singgapore 17
Hình 2.10: Cơ chế hoạt động của thị trường điện Singgapore 18
Hình 3.1: Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 23
Hình 3.2: Các thành viên tham gia thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 27
Hình 3.3: Biểu đồ giá thị trường toàn phần FMP 28
Hình 3.4: Giá điện năng thị trường SMP 28
Hình 3.5: Biểu đồ vận hành ngày 29
Hình 3.6: Biểu đồ vận hành tháng 29
Hình 3.7: Xác định giá công suất CAN 30
Hình 3.8: Cơ chế thanh toán trong VCGM 31
Hình 3.9: Lưu đồ thanh toán trong VCGM 32
Hình 3.10: Trìn tự thời gian thanh toán trong VCGM 33
Hình 3.11: Cơ cấu thị trường điện hiện tại 33
Hình 3.12: Biểu đồ công suất tham gia VCGM 34
Hình 3.13: Chi phí mua điện năm 2014 34
Hình 3.14: Thị phần công suất đặt các đơn vị phát điện tham gia VCGM 36
Hình 3.15: Biểu đồ giá thị trường điện (SMP, CAN, FMP) 37
Hình 3.16: Biểu đồ tương quan giữa phụ tải và giá trong năm 2014 38
Hình 3.17: Biểu đồ diễn biến giá công suất CAN năm 2014 38
Trang 17Hình 3.18: Biểu đồ tỷ lệ sản lượng Qm &Qc 38
Hình 3.19: Biểu đồ tỷ trọng các khoản thanh toán trong VCGM 39
Hình 4.1: Tổng quan về cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam 43
Hình 4.2: Các thành viên tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam 44 Hình 4.3: Lưu đồ chào giá thay cho các nhà máy điện BOT 48
Hình 4.4: Lưu đồ PA các NMTĐ CL ĐMT tham gia thị trường điện 50
Hình 4.5: Tương quan giữa chu kỳ giao dịch và chu kỳ điều độ 54
Hình 4.6: Các quy trình vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh 59
Hình 4.7: Lưu đồ dòng tiền qua các TCT ĐL trong VWEM 68
Hình 5.1: Sơ đồ PA1 phân bổ hợp đồng vesting 78
Hình 5.2: Sơ đồ PA2 phân bổ hợp đồng vesting 78
Hình 5.3: Lộ trình thực hiện phân bổ hợp đồng vesting 81
Hình 5.4: Biểu đồ hai kịch bản trong việc giảm sản lượng hợp đồng vesting 83
Hình 5.5: Phụ tải kinh doanh bán lẻ của các PCs trong một ngày 86
Hình 5.6: Phân bổ hợp đồng cho các TCT ĐL 87
Hình 5.7: Phân bổ hợp đồng cho TCT ĐL Miền Bắc 87
Hình 5.8: Phân bổ hợp đồng cho TCT ĐL Hồ Chí Minh 88
Hình 5.9: Lưu đồ giao dịch hợp đồng song phương 89
Hình 5.10: Cơ chế hợp đồng và thanh toán song phương trên VWEM 90
Trang 18Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề:
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới, nền kinh kếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được thực hiện một cách có hiệu quả, đờisống của người dân được nâng lên một cách rõ rệt và nhu cầu về điện cũng liên tục tăngđòi hỏi ngành điện Việt Nam phải nổ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về điện củanhân dân Quá trình cải tổ và cơ cấu lại ngành điện để nâng cao năng lực ngành điệnđáp ứng xu hướng hội nhập, cạnh tranh của thị trường Và thị trường điện đang dầnthay thế các phương pháp vận hành truyền thống, mục tiêu của thị trường điện chính làminh bạch giá thành sản xuất điện thông qua sự cạnh tranh của thị trường, nâng caohiệu quả hoạt động và hiệu quả đầu tư của đồng vốn nhà nước
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thị trường điện Việt Nam được chia làm
3 cấp độ là: i) Thị trường phát điện cạnh tranh; ii) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh;iii) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Việc nghiên cứu, xây dựng mô hình thiết kế, vận hành và phát triển thị trường điệncạnh tranh là quá trình mang tính lâu dài và phức tạp; đồng thời cần thiết phải giảiquyết các vấn đề trên nhiều khía cạnh, từ kinh tế - tài chính đến kỹ thuật, cơ cấu ngànhđiện, từ cấp độ tổng quan đến vấn đề cụ thể chi tiết
Các hạng mục công việc đã được Bộ công thương chủ trì triển khai thực hiện trongthời gian qua như: nghiên cứu bài học kinh nghiệm của quốc tế, đánh giá điều kiện đặcthù của Việt Nam, thiết kế mô hình tổng thể thị trường phát điện cạnh tranh; thiết kế chitiết thị trường phát điện cạnh tranh; vận hành thị trường phát điện cạnh tranh; thiết kế
mô hình tổng thể thị trường bán buôn điện cạnh tranh; thiết kế chi tiết thị trường bánbuôn điện cạnh tranh; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết; triển khaicông tác chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực…
Để đảm bảo thực hiện được lộ trình thị trường điện theo đúng tiến độ đề ra, Bộ côngthương đã và đang thực hiện công tác tái cơ cấu ngành điện, ban hành các thông tư, quyđịnh để triển khai thực hiện vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Trong đóviệc nghiên cứu đưa ra một cơ chế hợp đồng phù hợp trong thị trường bán buôn điệncạnh tranh với điều kiện đặc thù của Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọngcần được thực hiện để đảm bảo thị trường bán buôn điện cạnh tranh được vận hành
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Nghiên cứu và triển khai thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Namđược cho là rất cấp thiết đối với ngành điện Việt Nam để thực hiện theo đúng các chỉ
Trang 19đạo của Thủ Tướng và của Bộ công thương trong thực hiện lộ trình phát triển thị trườngđiện tại Việt Nam Để có thể vận hành được thị trường bán buôn điện cạnh tranh ViệtNam thì việc nghiên cứu và thực hiện hợp đồng trong thị trường điện là một công việcquan trọng, cấp thiết, nó quyết định đến việc triển khai thành công thị trường trongtương lai
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai thị trường điệncủa thế giới, trong đó tập trung sâu vào cơ chế thực hiện hợp đồng đang được các nướctrên thế giới áp dụng Từ những kinh nghiệm thực hiện của thế giới, đề tài sẽ liên hệđến thị trường phát điện cạnh tranh đã được triển khai tại Việt Nam và thực hiện đánhgiá kết quả vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Sau khi nghiên cứu quá trình vậnhành của thị trường phát điện cạnh tranh sẽ tiếp tục nghiên cứu mô hình thị trường bánbuôn cạnh tranh Việt Nam sẽ thực hiện bao gồm: mục tiêu, nguyên tắc, quá trình triểnkhai thực hiện, các chọn…Nghiên cứu xây dựng cơ chế thực hiện hợp đồng trong thịtrường bán buôn cạnh tranh tại Việt Nam; Các đề xuất/ kiến nghị để triển khai thực hiệnthị trường điện có hiệu quả
1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu cơ chế vận hành của thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bánbuôn điện cạnh tranh đã Bộ công thương phê duyệt Thị trường bán buôn điện cạnhtranh Việt Nam là thị trường toàn phần, điều độ tập trung Mua bán điện trong thịtrường điện thực hiện thông qua thị trường giao ngay và hợp đồng mua bán điện Các
cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh cụ thể như sau:
1.4.1 Cơ chế vận hành của thị trường điện giao ngay:
- Đơn vị phát điện chào bán toàn bộ công suất khả dụng lên thị trường giao ngay vớigiá chào nằm trong dải từ giá sàn đến giá trần;
- Lịch huy động các tổ máy được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điệnlập theo nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí mua điện cho từng chu kỳ giao dịch căn cứtrên bảng chào giá của các tổ máy, dự báo phụ tải hệ thống điện có xét đến các ràngbuộc vận hành hệ thống điện;
- Giá thị trường giao ngay được đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điệnxác định sau ngày vận hành cho từng chu kỳ giao dịch căn cứ trên phụ tải thực tế của hệthống điện, các bản chào giá và công suất sẵn sàng thực tế của các tổ máy
1.4.2 Cơ chế hợp đồng mua bán điện song phương:
Trang 20Bên bán điện và bên mua điện trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh có quyền tự
do lựa chọn đối tác để thỏa thuận ký hợp đồng mua bán điện song phương theo quyđịnh của Bộ công thương
1.4.3 Cơ chế cung cấp dịch vụ phụ trợ:
- Số lượng dịch vụ phụ trợ cần thiết hàng năm do đơn vị vận hành hệ thống điện vàthị trường điện xác định để đảm bảo an ninh hệ thống điện Giá các dịch vụ phụ trợđược xác định trên nguyên tắc đảm bảo cho nhà máy điện cung cấp dịch vụ thu hồi đủchi phí
- Dịch vụ phụ trợ trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh do đơn vị phát điệncung cấp được huy động và thanh toán theo các quy định của thị trường bán buôn điệncạnh tranh
1.4.4 Cơ chế thanh toán:
- Thanh toán trên thị trường giao ngay: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trườngđiện có trách nhiệm tính toán và công bố các khoản thanh toán trong thị trường điệngiao ngay cho từng chu kỳ giao dịch và cho toàn bộ chu kỳ thanh toán;
- Thanh toán theo hợp đồng mua bán điện song phương: Bên mua điện thanh toántrực tiếp cho bên bán điện theo các quy định trong hợp đồng căn cứ trên sản lượng điệnhợp đồng, giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay theo quy định của thị trường bánbuôn điện cạnh tranh;
- Thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ: Đơn vị thành viên tham gia giao dịch trong thịtrường bán buôn điện cạnh tranh có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí sử dụngcác dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện, vận hành hệ thống điện, vận hành thị trườngđiện và các dịch vụ khác cho các đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định
1.4.5 Cơ chế huy động và thanh toán cho các đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch trong thị trường bán buôn cạnh tranh Việt Nam (các nhà máy điện BOT, các
nhà máy điện vận hành theo yêu cầu đặt biệt của Chính phủ, nguồn nhập khẩu điện):
- Huy động nguồn điện theo nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí mua điện toàn hệthống, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết hợp đồng và các ràng buộc đặc thù củanguồn điện
- Thực hiện thanh toán cho các sản lượng điện này theo các quy định trong hợpđồng mua bán điện đã ký kết
1.5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Phương pháp luận: Tìm hiểu tổng quan về cơ chế vận hành thị trường điện và cơchế thanh toán của một số quốc gia trên thế giới; đánh giá điều kiện đặc thù của ngành
Trang 21điện Việt Nam; đánh giá kết quả triển khai thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh; đềxuất các giải pháp cụ thể để thực hiện hiện cơ chế liên quan đến hợp đồng đảm bảo thịtrường bán buôn điện cạnh tranh vận hành an toàn, ổn định thị trường điện
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu về vận hành thị trường điện của một
số nước; nghiên cứu thị trường phát điện cạnh tranh; nghiên cứu thiết kế chi tiết thịtrường bán buôn điện cạnh tranh; nghiên cứu cơ chế hợp đồng; đề xuất, kiến nghị; tìmhiểu thực tế vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
- Giá trị thực tiễn của đề tài: việc nghiên cứu và thực hiện đề tài là một quá trình lâudài và phức tạp do nó chưa được áp dụng tại Việt Nam; kết quả nghiên cứu có thể được
áp dụng để triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam vào năm 2016
và những năm tiếp theo
1.6 Cấu trúc của đề tài:
Đề tài nghiên cứu cơ chế hợp đồng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh ViệtNam gồm các chương:
Chương 1: Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Kinh nghiệm thế giới về xây dựng và phát triển thị trường điện
Chương 3: Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VGCM)
Chương 4: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (VWCM)
Chương 5: Cơ chế thực hiện hợp đồng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranhViệt Nam
Chương 6: Kết luận – kiến nghị
Trang 22Chương 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
2.1 Xu hướng phát triển thị trường điện trên thế giới
2.1.1 Từ mô hình “độc quyền liên kết dọc” đến thị trường điện
- Trước đây mô hình “độc quyền liên kết dọc” được một số nước trên thế giới ápdụng để thực hiện cung cấp điện gồm:
+ Cả 03 khâu (phát điện, truyền tải điện và phân phối/bán lẻ điện) đều tập trungtrong 01 Công ty Điện lực
+ Công ty Điện lực sẽ độc quyền trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối vàkinh doanh điện
- Đặc điểm mô hình “độc quyền liên kết dọc”:
+ Dựa trên quan điểm truyền thống trước đây: Điện là dạng hàng hoá đặc biệt và hệthống điện thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật; lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất củahoạt động sản xuất, kinh doanh điện
+ Công ty Điện lực liên kết dọc chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước
- Các hạn chế của mô hình “độc quyền liên kết dọc”:
+ Không có yếu tố cạnh tranh trong các khâu sản xuất và kinh doanh điện
+ Khó tạo động lực nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
+ Khó thu hút được đầu tư từ bên ngoài: áp lực về vốn đầu tư rất lớn đối với nhànước
- Các yếu tố thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành điện:
+ Nhu cầu về vốn đầu tư, đặc biệt là với các nước đang phát triển
+ Xu hướng toàn cầu hóa, thị trường hóa và tạo môi trường cạnh tranh cho nền kinhtế
+ Thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật (các công nghệ phát điện mới, công nghệthông tin…)
- Quan niệm về tính độc quyền của ngành điện dần thay đổi:
+ Khâu truyền tải và phân phối mang tính độc quyền tự nhiên
Trang 23Công ty phát Công ty phát Công ty phát
Cơ quan mua
Công ty phân phối
Khách hàng Khách hàng Khách hàng
Công ty phân phối
Công ty phân phối
+ Khâu phát điện và bán lẻ điện được có tiềm năng cạnh tranh
- Xu hướng về việc hình thành thị trường điện trên thế giới từ năm 1980
+ Một số quốc gia đã nghiên cứu và đưa cạnh tranh vào khâu phát điện và phân phối bán lẻ điện
+ Các mô hình thị trường điện sau đó được phát triển và mở rộng ra nhiều quốc gia, khu vực
- Kinh nghiệm thế giới: các nước đều tiến hành phát triển thị trường điện theo một
lộ trình nhất định
- Các giai đoạn phát triển của thị trường:
+ Thị trường phát điện cạnh tranh
+ Thị trường bán buôn cạnh tranh
+ Thị trường bán lẻ cạnh tranh
2.1.2 Thị trường điện thế giới
- Thị trường phát điện cạnh tranh
Công ty phát Công ty phát Công ty phát
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Khách hàng Khách hàng Khách hàng Hình 2.1- Thị trường phát điện cạnh tranh
Thị trường phát điện cạnh tranh: Là giai đoạn chuyển tiếp từ mô hình ngành điệntruyền thống “độc quyền liên kết dọc” sang các cấp độ thị trường có tính cạnh tranh cao(thị trường bán buôn, bán lẻ):
+ Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn trong hoạt động của ngànhđiện
Trang 24Công ty phát Công ty phát Công ty phát
Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng
Công ty phát Công ty phát
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Công ty phân phối
+ Hình thành được môi trường cạnh tranh trong khâu phát điện, thu hút được đầu tưvào các nguồn điện mới
+ Mô hình thị trường đơn giản, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vậnhành thị trường không lớn
- Các hạn chế:
+ Mức độ cạnh tranh chưa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh khâu phát điện;
+ Đơn vị mua duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh;
+ Các công ty phân phối chưa được lựa chọn nhà cung cấp điện
- Áp dụng tại Hàn Quốc, một số nước Nam Mỹ
- Thị trường bán buôn cạnh tranh:
Công ty phát Công ty phát Công ty phát Công ty phát Công ty phát
Lưới truyền tải & Thị trường bán buôn
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng Hình 2.2 -Thị trường bán buôn cạnh tranh
Thị trường bán buôn cạnh tranh: được hình thành đã khắc phục được những hạn chếcủa thị trường phát điện cạnh tranh trước đó là tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát vàbán buôn điện:
+ Đã xóa bỏ được độc quyền mua điện của Đơn vị mua buôn duy nhất trong thịtrường phát điện cạnh tranh;
+ Các đơn vị phân phối và các khách hàng tiêu thụ lớn có quyền lựa chọn nhà cungcấp điện;
+ Hoạt động giao dịch trong thị trường phức tạp hơn nhiều so với thị trường phátđiện cạnh tranh;
+ Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường cao;
Trang 25Công ty phát Công ty phát Công ty phát Công ty phát Công ty phát
Thị trường bán lẻ cạnh tranh: là bước phát triển cao nhất của thị trường điện
+ Đưa cạnh tranh vào tất cả các khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện;
+ Hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống quy định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn;
+ Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn rất nhiều
so với thị trường bán buôn;
+ Áp dụng tại Anh, khu vực Bắc Âu, Australia, New Zealand, một số bang củaMỹ…
Công ty phát Công ty phát Công ty phát Công ty phát Công ty phát
Lưới truyền tải & Thị trường bán buôn
Lưới phân phối & Thị trường bán lẻ
Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng
Hình 2.3 -Thị trường bán lẻ cạnh tranh
- Mô hình thị trường điện tập trung (Mandatory Gross Pool): gồm 02 dạng cơ bản:
+ Thị trường tập trung chào giá toàn phần PBP (Price-Based Pool):
• Thị trường PBP cho phép cạnh tranh cao;
• Rất dễ lũng đoạn thị trường đặc biệt khi có đơn vị phát điện chi phối thị trường nếu vấn đề tái cơ cấu không triệt để;
Trang 26• Giá thị trường biến động mạnh, rủi ro hơn cho các nhà đầu tư, không đưa ra tínhiệu giá ổn định;
• Đối với hệ thống có dự phòng thấp, giá thị trường rất cao, làm tăng áp lực về tăng giá điện, tạo lợi nhuận quá mức cho đơn vị phát điện;
• Các nhà đầu tư được hưởng lợi từ giá thị trường cao nên không có động lực đầu
tư ngay vào nguồn điện;
• Thị trường PBP phù hợp trong điều kiện quy mô công suất hệ thống lớn, mức độ
dự phòng hợp lý, thị phần của các đơn vị phát điện tương đương nhau
+ Thị trường tập trung chào giá theo chi phí biến đổi CBP (Cost-Based Pool)
• Thị trường CBP hạn chế mức độ cạnh tranh;
• Hạn chế khả năng lũng đoạn thị trường;
• Tín hiệu về giá điện ổn định, dễ dự báo;
• Cơ chế giá công suất phù hợp đảm bảo thu hút đầu tư;
• Thị trường CBP phù hợp trong điều kiện quy mô công suất hệ thống còn nhỏ,tốc độ tăng trưởng phụ tải cao, mức độ dự phòng thấp, đặc biệt được WB khuyến nghị
áp dụng cho các nước đang phát triển bắt đầu hình thành thị trường điện
Bảng 2.1 - So sánh giữa thị trường PBP và thị Thị trường CBP:
Trang 27- Đặc điểm của mô hình thị trường điện tập trung:
+ Tất cả bên bán (các đơn vị phát điện) và bên mua điện bắt buộc phải tham gia thịtrường;
+ Toàn bộ sản lượng điện phát được chào bán qua thị trường;
+ Đơn vị vận hành thị trường điện sẽ lập lịch huy động các nhà máy điện căn cứtheo bản chào giá của các nhà máy điện và nhu cầu tiêu thụ điện của bên mua;
+ Đơn vị vận hành hệ thống điện sẽ điều độ tập trung tất cả các nhà máy điện trong
hệ thống theo lịch huy động đã lập;
+ Giá thị trường được xác định trên cơ sở đường cung và đường cầu;
+ Thị trường tập trung chào giá toàn phần (Mô hình PBP): Giá chào đã bao gồm cảchi phí cố đinh và chi phí biến đổi (giá toàn phần);
+ Thị trường tập trung chào giá theo chi phí biến đổi (Mô hình CBP): Giá chào căn
cứ theo chi phí biến đổi và có cơ chế trả phí công suất để giúp thu hồi đủ chi phí cốđịnh
- Mô hình thị trường hợp đồng song phương BC (Bilaterial Contract):
+ Bên mua điện (Đơn vị bán lẻ, khách hàng lớn…) tự lựa chọn nhà cung cấp và kýhợp đồng mua bán điện song phương cho toàn bộ hoặc một phần sản lượng điện;
+ Kết hợp với Thị trường cân bằng (Balancing Market): xử lý phần sai lệch giữacung và cầu;
+ Bên bán điện: còn dư sản lượng, chưa bán hết qua hợp đồng;
+ Bên mua điện: có mua thêm do lượng điện mua qua hợp đồng chưa đủ so với nhucầu;
+ Các đơn vị không bắt buộc phải tham gia thị trường cân bằng
Trang 282.2 Kinh nghiệm phát triển và vận hành thị trường điện một số nước:
2.2.1 Thị trường điện Khu vực Bắc Âu:
- Phạm vi của Thị trường điện khu vực Bắc Âu (NordPool): gồm Na Uy, Thụy Điển,Phần Lan và Đan Mạch
Hình 2.4 -Thị trường điện khu vực Bắc Âu
- Quá trình hình thành và phát triển:
05/1992: hình thành thị trường điện giao ngay (spot market) tại Na Uy
01/1996: Thụy Điển hợp tác với Na Uy để hình thành thị trường liên quốc gia (Thị trường điện Bắc Âu – NordPool)
01/1997: Phần Lan tham gia thị trường NordPool
1999 – 2000: Đan Mạch tham gia NordPool
2002: Đưa vào vận hành thị trường cân bằng cho cả khu vực
- Nền tảng cho sự hình thành thị trường NordPool:
+ Chính sách cải tổ ngành điện và phát triển thị trường điện đồng bộ tại các quốc giathành viên;
+ Ngành điện có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin…rất hiện đại
+ Có hệ thống điện liên kết giữa các quốc gia thành viên
+ Các đơn vị vận hành thị trường điện trong Thị trường điện Bắc Âu
Trang 29Hình 2.5 – Các đơn vị tham gia thị trường điện khu vực Bắc Âu
- Đặc điểm cơ bản của thị trường điện Bắc Âu:
+ Phát triển ở cấp độ cao nhất: cạnh tranh từ khâu phát điện đến khâu bán lẻ điện;+ Khách hàng sử dụng điện (không phân biệt quy mô) có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện;
+ Khách hàng có thể mua điện trực tiếp/ hoặc qua các đơn vị giao dịch đại diện từ thị trường giao ngay;
+ Hoặc có thể mua điện từ các Công ty phân phối
- Cấu trúc thị trường điện: bao gồm các hình thức sau:
Các giao dịch điện năng (vật lý):
+ Thị trường hợp đồng song phương
+ Thị trường giao ngay (ngày tới)
+ Thị trường cân bằng thời gian thực
Giao dịch tài chính:
+ Thị trường tài chính thứ cấp: độc lập với các gia dịch điện năng vật lý
- Thị trường giao ngay ngày tới:
+ Là dạng thị trường cân bằng cho ngày tới;
+ Nguyên tắc hoạt động: tự nguyện, tự điều độ;
+ Thành viên tham gia: đơn vị phát điện, đơn vị phân phối, khách hàng sử dụng điện
và các đơn vị giao dịch đại diện;
+ Các đơn vị chào mức công suất mua/bán cho từng giờ của ngày tới;
+ NordPool Spot tổng hợp bản chào và đưa ra giá thị trường;
Trang 30+ Căn cứ theo mức giá công bố, các đơn vị sẽ xác định lượng điện năng mà đơn vị
đó sẽ bán hoặc được mua trong ngày tới Các đơn vị phát điện phải công bố lịch phátđiện của từng nhà máy;
- Kết quả của thị trường giao ngay ngày tới:
+ Xác định được mức cân bằng cung – cầu tạm thời cho ngày tới
+ Chênh lệch cung – cầu thời gian thực được xử lý theo thị trường cân bằng thờigian thực
- Thị trường cân bằng thời gian thực:
+ Cơ chế để tạo mức công suất dự phòng để xử lý các sai lệch cung – cầu của hệthống trong thời gian thực;
+ Thành viên tham gia: các đơn vị phát điện, các khách hàng tiêu thụ điện có khảnăng điều chỉnh phụ tải;
+ Trước 19h00, các đơn vị nộp bản chào “cân bằng” cho ngày tới gồm: Bản chàođiều chỉnh tăng công suất; giá chào cao hơn giá thị trường giao ngay; bản chào điềuchỉnh giảm công suất: giá chào thấp hơn giá thị trường giao ngay;
+ Các bản chào được sử dụng để xử lý mất cân bằng hệ thống trong các thời điểmvận hành thực tế
- Thị trường tài chính thứ cấp:
+ Độc lập với thị trường vật lý;
+ Các giao dịch được thựu hiện quan các hợp đồng “forward”, “future “ và “option”nhằm quản lý rủi ro biến động giá trên thị trường vật lý
2.2.2 Thị trường điện tại Hàn Quốc:
- Quá trình tái cơ cấu ngành điện tại Hàn Quốc:
Trước năm 2001: Theo mô hình độc quyền tích hợp dọc; Tập đoàn Điện lực HànQuốc (KEPCO) nắm giữ các khâu phát điện – truyền tải và phân phối điện;
Sau năm 2001: Thực hiện tái cơ cấu ngành điện; Nhóm các nhà máy điện thuộcKEPCO thành lập 05 công ty phát điện (trực thuộc KEPCO); thành lập Công ty KPX(Korea Power Exchange) dưới hình thức công ty nhà nước độc lập với KEPCO và đảmnhận chức năng vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Đưa vào vận hành thịtrường phát điện cạnh tranh theo mô hình một người mua (KEPCO); Thành lập Uỷ banĐiện lực Hàn Quốc đóng vai trò cơ quan điều tiết điện lực
- Đặc điểm cơ bản của thị trường điện Hàn Quốc:
+ Mô hình: thị trường tập trung chào giá theo chi phí biến đổi (CBP)
Trang 31+ Toàn bộ sản lượng điện năng được giao dịch trên thị trường giao ngay
+ Các NMĐ có công suất đặt lớn 20 MW phải tham gia thị trường điện
+ Các đơn vị phát điện chỉ chào mức công suất sẵn sàng của NMĐ nhà máy điện trong từng giờ của ngày tới
+ Giá chào được tính bằng mức chi phí biến đổi của nhà máy điện được Hội đồng thẩm định giá phát điện (GCEC) phê duyệt
+ Xác định giá thị trường Pm:
• Căn cứ theo mức công suất sẵn sàng, chi phí biến đổi của các NMĐ và phụ tải
dự báo cho ngày tới
• Tính theo phương pháp lập lịch không xét đến các ràng buộc lưới điện truyền tải và không xét ràng buộc nhiên liệu sơ cấp của các nhà máy điện
+ Áp dụng cơ chế thanh toán công suất riêng cho các nhà máy điện:
• Giá công suất: xác định theo chi phí cố định của nhà máy điện chạy biên
• Thanh toán cho lượng công suất sẵn sàng hàng giờ của các nhà máy
- Cơ cấu tổ chức của ngành điện Hàn Quốc:
Hình 2.6 –Cơ cấu tổ chức thị trường điện Hàn Quốc
2.2.3 Thị trường điện tại Philippines:
- Mô hình ngành điện trước khi thực hiện tái cơ cấu:
+ TCT Điện lực quốc gia (NPC): sở hữu các nhà máy điện và lưới truyền tải;
Trang 32+ Phân tách độc lập các khâu phát điện – truyền tải – phân phối:
• Thành lập Công ty truyền tải điện quốc gia (Transco): quản lý lưới truyền tải và vận hành hệ thống điện
• Tư nhân hoá các nhà máy điện
+ Thành lập Công ty quản lý và vận hành thị trường (PEMC) độc lập
+ Thành lập Uỷ ban điều tiết Điện lực (ERC)
+ Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: chính thức vận hành từ tháng 6/2006
- Cơ cấu tổ chức của ngành điện Phillipines:
Hình 2.7 –Cơ cấu tổ chức thị trường điện Phillipines
- Đặc điểm cơ bản của thị trường điện Phillipines:
+ Mô hình: kết hợp giữa thị trường giao ngay và cơ chế hợp đồng
• Hợp đồng: có dạng hợp đồng sai khác (CfD), ký cho một phần sản lượng
Trang 33• Căn cứ theo bản chào giá của các NMĐ và nhu cầu phụ tải.
• Chu kỳ tính toán: hàng giờ
• Được tính toán cho từng vùng
+ Thanh toán cho các nhà máy điện: căn cứ theo
• Sản lượng đo đếm
• Giá thị trường giao ngay
• Hợp đồng mua bán điện (giá hợp đồng, sản lượng hợp đồng)
2.2.4 Thị trường điện tại Singapore:
- Quá trình tái cơ cấu ngành điện tại Singapore:
+ Trước 1995, ngành điện Singapore theo mô hình liên kết dọc và do nhà nước sởhữu
+ Năm 1995, thành lập Uỷ ban quản lý ngành điện và khí để chuẩn bị cho việc xâydựng thị trường điện
+ Năm 1998, bắt đầu vận hành thị trường điện bán buôn
+ Năm 2000, tái cơ cấu ngành điện, tách sở hữu giữa các đơn vị tham gia thị trườngđiện, thành lập đơn vị vận hành hệ thống điện độc lập
+ Năm 2001: Thành lập cơ quan điều tiết năng lượng EMA, khách hàng sử dụngđiện lớn (2 MW trở lên) được lựa chọn đơn vị cung cấp điện
+ Năm 2003, cơ quan vận hành thị trường điện NEMS được thành lập thuộc EMA
Trang 34- Cấu trúc ngành điện Singapore:
Hình 2.8 –Cơ cấu tổ chức thị trường điện Singapore (Nguồn: EMA)
- Cấu trúc ngành điện Singapore:
Hình 2.9 –Cấu trúc thị trường điện Singapore
Trang 35- Cơ chế hoạt động của thị trường điện Singapore:
Hình 2.10 – Cơ chế hoạt động của thị trường điện Singapore
- Mô hình thị trường điện Singapore:
+ NEMS là thị trường toàn phần (Gross Pool), chào giá ngày tới với chu kỳ giaodịch là nửa giờ Trong thị trường NEMS, các đơn vị phát điện cạnh tranh chào giá đểbán điện vào thị trường Các khách hàng tiêu thụ lớn có quyền mua điện từ thị trườnghoặc mua điện từ đơn vị bán lẻ điện thông qua hợp đồng;
+ Hàng ngày, căn cứ vào bản chào giá điện năng và dịch vụ, dự báo phụ tải củaPSO, EMC có trách nhiệm lập lịch huy động điện năng và dịch vụ điều tần, dự phòngquay cho cho các tổ máy trong mỗi chu kỳ giao dịch dựa trên phương pháp đồng tối ưuđiện năng và dịch vụ phụ có xét đến các ràng buộc hệ thống điện;
+ Năm phút trước mỗi chu kỳ giao dịch, EMC có trách nhiệm công bố giá thịtrường, lịch huy động điện năng và dịch vụ phụ làm căn cứ cho đơn vị vận hành hệthống PSO điều độ các tổ máy
- Giá thị trường giao ngay:
+ Giá nút;
+ Giá bình quân hệ thống;
+ Giá công suất dự phòng;
+ Giá công suất điều tần;
Trang 36+ Giá bình quân hệ thống (Uniform Singapore Energy Price – USEP) là giá trị bìnhquân gia quyền của giá tại các nút phụ tải, áp dụng cho bên mua điện, đảm bảo tínhbình đẳng cho tất cả các khách hàng của NEMS;
+ Giá công suất dự phòng và công suất điều tần được tính toán theo phương phápđồng tối ưu với giá năng lượng (giá nút);
+ Mức giá USEP bình quân trong năm 2008 là 162 S$/1MWh, tăng 30% so với năm
2007 Tuy vậy giá thị trường đã giảm mạnh vào các tháng cuối năm 2008, đầu năm
2009, đạt mức bình quân thấp nhất là 70 đô la trong tháng 12 năm 2008;
+ Giá thị trường giao ngay cho phép giao động (chu kỳ ½ giờ) tới mức trần cao nhất
là 5.000 S$/MWh Giá bình quân ngày cao nhất được ghi nhận trong năm 2008 là 477S$/MWh, vào thời điểm từ 17 đến 22 tháng 5 khi phụ tải ở mức cao và một loạt các tổ máy bị sự cố;
- Cơ chế hợp đồng:
+ Từ tháng 1 năm 2004, Ủy ban điều tiết năng lượng Singapore (EMA) đã đưa vào
áp dụng cơ chế hợp đồng vesting với mục tiêu hạn chế khả năng lũng đoạn, chi phối thịtrường của các công ty phát điện có thị phần lớn;
+ Theo cơ chế này, các công ty phát điện sẽ bán một phần sản lượng điện năng chocông ty MSSL theo một mức giá hợp đồng cố định;
+ Đối tượng áp dụng hợp đồng vesting là các nhà máy điện đã vận hành trước năm
2001 và các dự án nhà máy điện có quyết định đầu tư trước năm 2001;
+ Từ 01 tháng 4 năm 2015, thị trường hợp đồng tương lai đối với điện (futuremarket) đã bắt đầu hoạt động, do Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) quản lý;+ Giá hợp đồng vesting được tính bằng chi phí biên dài hạn của nhà máy BNE, vàmức giá này được áp dụng chung cho tất cả các nhà máy điện ký hợp đồng vesting vớiMSSL
+ Chu kỳ tính toán giá hợp đồng là 2 năm, tuy nhiên mức giá này sẽ được điềuchỉnh lại theo biến động giá nhiên liệu theo từng quý trong 2 năm áp dụng
Trang 37+ Tổng sản lượng mua bán qua hợp đồng vesting sẽ được xác định hàng năm, theonhu cầu phụ tải dự báo, sau đó sẽ phân bổ lại cho các nhà máy điện theo tỷ lệ công suấtđặt
+ Phần sản lượng hợp đồng năm của từng nhà máy sau đó sẽ được phân bổ lại chotừng chu kỳ giao dịch (30 phút)
+ Tuy nhiên, khác với thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, thị trườngSingapore sẽ phân nhóm tổng số chu kỳ giao dịch trong ngày thành 3 nhóm: các giờthấp điểm, các giờ bình thường, và các giờ cao điểm Tỷ lệ phân bổ sản lượng hợp đồngvào các nhóm giờ này có thể khác nhau, nhưng thường không có sự sai khác lớn
Bảng 2.2 - Tỷ lệ hợp đồng vesting (dự kiến và thực tế) của Singapore:
+ Bản chất của việc tính toán chi phí biên dài hạn LRMC của nhà máy điện BNE lànhằm xác định mức giá bình quân để đảm bảo cho nhà máy (với cấu hình và công nghệhiệu quả nhất) sẽ thu hồi đủ chi phí biến đổi, chi phí cố định và có lợi nhuận hợp lý
+ BNE là một nhà máy điện “ảo” mới tham gia thị trường, sử dụng công nghệ phát
điện hiện có hiệu quả nhất và công nghệ này phải tham gia đáp ứng ít nhất 25% nhu cầuphụ tải hệ thống
+ Nhà máy BNE sẽ bao gồm nhiều tổ máy để tận dụng các ưu điểm kinh tế theo quy
mô của công nghệ phát điện
+ Nhà máy BNE sẽ tham gia chia sẻ hệ thống cơ sở hạ tầng (mặt bằng, trụ sở,đường cấp nhiên liệu, đường dây truyền tải) với một nhà máy khác để tận dụng ưu điểmkinh tế theo quy mô của hệ thống cơ sở hạ tầng Phần chi phí dung chung này sẽ đượcphân bổ đều cho các nhà máy
Trang 38+ Xác định tổng chi phí phát điện năm: được tính toán theo các mức chi phí cố định
và chi phí nhiên liệu của nhà máy BNE Do áp dụng mô hình BNE “ảo” nên toàn bộ các
số liệu kinh tế - tài chính phục vụ cho việc tính toán nhà máy BNE (tỉ suất vốn vay/vốnchủ sở hữu, chi phí vốn, hệ số rủi ro, lãi suất…) sẽ căn cứ theo các định mức tiêu chuẩncủa Chính phủ hay theo các chỉ số thị trường Tuổi đời kinh tế của nhà máy BNE đượcxác định là 20 năm và được dùng làm căn cứ để quy đổi tổng chi phí phát điện trungbình cho từng năm
+ Sản lượng dự kiến phát của nhà máy BNE: được xác định căn cứ theo hệ số tải
trung bình của nhà máy BNE Hệ số tải trung bình của BNE được tính toán căn cứ theocác số liệu quá khứ về hệ số tải trung bình của các nhà máy thuộc cùng nhóm côngnghệ trong 12 tháng trước đó Ví dụ, để tính toán cho giai đoạn 2011-2012, EMA ướctính hệ số tải của BNE là 72,8% căn cứ theo các số liệu quá khứ
+ Về quy trình tính toán, EMA xây dựng và ban hành phương pháp, thủ tục lựachọn và tính toán nhà máy BNE Theo chu kỳ 2 năm, EMA thuê tư vấn độc lập để thựchiện toán cụ thể Kết quả tính toán nhà máy BNE được gửi cho các đơn vị thành viênthị trường để góp ý trước khi ban hành, áp dụng
+ Mức chi phí biên dài hạn LRMC xác định tại thời điểm tính toán sẽ được coi làmức giá cơ sở, áp dụng cho 2 năm tới Trong khoảng thời gian áp dụng, hàng quý EMA
sẽ thực hiện đánh giá, điều chỉnh lại mức giá cơ sở này căn cứ theo những biến độngcủa chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí nhiên liệu Mức giá này sẽ được áp dụng trongtính toán thanh toán hợp đồng vesting
2.3 Bài học kinh nghiệm của quốc tế:
Qua nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện thị trường điện tại các nước trên thếgiới, có thể thấy rằng quá trình triển khai thị trường điện tại Việt Nam, chúng ta không
áp dụng nhất thiết một mô hình của một nước nào trên thế giới, mà đó là sự chọn lọcnhững cách triển khai thực hiện hiểu quả để áp dụng cho thị trường Việt Nam cụ thểnhư:
Về công tác quản lý nhà nước:
- Thành lập cục Điều tiết Điện lực trực thuộc Bộ Công thương là đơn vị quản lý nhànước về Điện thực hiện triển khai tại thị trường điện tại Việt Nam Áp dụng mô hình:
Trang 39Hàn Quốc và Singapor (Uỷ ban Điện lực Hàn Quốc; Uỷ ban quản lý ngành điện và khí của Singapor); Ủy ban điều tiết Điện lực Philippine ERC…
- Thành lập Công ty Mua Bán Điện trực thuộc tập Đoàn Điện lực Việt Nam là đơn
vị có chức năng mua buôn duy nhất trong thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam Ápdụng mô hình Hàn Quốc (Công ty KEPCO);
- Thành lập 3 Tổng công ty phát điện Genco1, Genco2 và Genco3 trực thuộc tậpĐoàn Điện lực Việt Nam để quản lý các nhà máy điện tham gia thị trường phát điệncạnh tranh Việt Nam Áp dụng mô hình của Hàn Quốc (thành lập 6 công ty phát điệntrực thuộc KEPCO;
- Chuẩn bị phương án chuyển đổi hình thức sở hữu của Trung tâm Điều độ Hệ thốngđiện quốc gia (SMO) trở thành một đơn vị độc lập để vận hành hệ thống điện và thịtrường điện Áp dụng mô hình Hàn Quốc (thành lập Công ty KPX (KoreaPowerExchange); Công ty quản lý và vận hành thị trường PEMC thuộc Philippine …
- Cơ chế hợp đồng mua bán điện: các đơn vị phát điện ký hợp đồng mua bán điệnvới đơn vị mua buôn duy nhất trong thị trường phát điện cạnh tranh Áp dụng mô hìnhHàn Quốc; Hợp đồng dạng sai khác CfD (Philippins); Hợp đồng vesting của Singapore
- Cơ chế vận hành của thị trường điện giao ngay: Mô hình điều độ tập trung chàogiá theo chi phí (Madatory Cost - Based Gross Pool) Áp dụng mô hình Hàn Quốc …
- Cơ chế giá công suất thị trường: Áp dụng mô hình Hàn Quốc; mô hình thị trườngcủa Singapore
Trang 40Chương 3 THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
(Vietnam Competitive Generation Market -VCGM)
3.1 Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam:
Thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã được phê duyệt tại quyết định6713/QĐ-BCT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, theo đó:
Tên gọi: Tiếng Việt: Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
• Tiếng Anh: Vietnam Competitive Generation Market