1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo, tỉnh hà giang

86 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 28,87 MB

Nội dung

Rất rất hay!

Trang 2

UBND Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Diện tích đất quản lý phân theo địa giới hành chính xã 30

Bảng3.2 Tổng hợp diện tích rừng trồng trên đất Công ty quản lý 32

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2006 - 2010 40

Bảng 3.4 Trang thiết bị khai thác vận chuyển 43

Bảng 4.1 Những lỗi không tuân thủ được nhận dạng và các hoạt động khắc phục 48

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất 53

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất sau khi đã loại trừ 54

Bảng 4.4 Kế hoạch khai thác 1 chu kỳ 57

Bảng 4.5 Kế hoạch khai thác năm 2011 59

Bảng 4.6 Kế hoạch trồng rừng cho một chu kỳ 8 năm 61

Bảng 4.7 Kế hoạch trồng rừng năm 2011 62

Bảng 4.8 Kế hoạch chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ 63

Bảng 4.9 Chi phí chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ 63

Bảng 4.10 Chi phí tạo cây con cho 1 chu kỳ 64

Bảng 4.11 Kế hoạch cấp phát dụng cụ phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn 2011 - 2018 .66

Bảng 4.12 kê thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 67

Bảng 4.13 Kế hoạch xây dựng các công trình dịch vụ, phúc lợi 70

Bảng 4.14 Phương án sử dụng lao động từ năm 2011 đến 2018 71

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế 76

ii

Trang 3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá quản lý rừng tại CTLN Vĩnh Hảo 25

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Công ty LN Vĩnh Hảo 55

Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng 34

Bản đồ quản lý tài nguyên rừng 58

iii

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng vừa là một hiện tượng tự nhiên, vừa là một hiện tượng lịch sử, tàinguyên có thể tái tạo, đóng vai trò vô cùng quan trọng với đời sống con người Khitác động con người đang làm diện tích rừng bị giảm đi đáng kể, thì việc phát triểnbền vững (PTBV) nguồn tài nguyên này có ý nghĩa rất lớn Ý nghĩa thể hiện ở sựduy trì kéo dài năng lực sản xuất của rừng đáp ứng các nhu cầu của xã hội loàingười Phát triển, lợi dụng rừng chính là một phạm trù trong PTBV

Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là một bộ phận không thể tách rời củaPTBV, trở thành cao trào, đặc biệt đối với các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam,thì tầm quan trọng của QLRBV càng được cảm nhận rõ rét Đây là vấn đề nhận thứccủa quốc gia về giải pháp bảo vệ rừng của mình, mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích

từ rừng, nhận thức của chủ rừng về quyền xuất khẩu lâm sản của mình vào mọi thịtrường thế giới và quyền bán lâm sản với giá cao QLRBV là một trong những biệnpháp hữu hiệu nhất trong bảo vệ và phát triển rừng

Khi đơn vị quản lý rừng được cấp chứng nhận QLRBV thì chứng chỉ rừng(FM-FSC) chính là sự xác nhận bằng văn bản về việc đơn vị đã đã được sản xuấttrên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không gây ảnh hưởng xấu đến các chức năngsinh thái của rừng, môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạngsinh học Có thể nói chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hóa màtrong nhiều trường hợp nó còn làm thay đổi thái độ của doanh nghiệp với rừng nóiriêng và môi trường nói chung

Quá trình sản xuất từ khâu khai thác đến sản phẩm và tiêu thụ cần phải trải quanhiều bước, bao gồm khai thác, chế biến, phân phối và tiêu thụ, được gọi là chuỗihành trình sản phẩm (Chain of Custody - CoC) Kiểm chứng từng bước trong quátrình này sẽ giúp cho đơn vị chứng minh được với khách hàng rằng các sản phẩm đãđược chứng chỉ mà họ bán thực sự có nguồn gốc từ các khu rừng được cấp chứngchỉ Việc đạt chứng chỉ CoC là yêu cầu bắt buộc với việc dãn nhãn và bán sản phẩm

từ gỗ FSC, đặc biệt khi đơn vị bán gỗ sang các thị trường Châu Âu, Anh và cácquốc gia khác

Trang 5

Trong QLRBV thì việc lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) là một hoạt độngkhông thể thiếu, điều này được chỉ rõ trong bộ tiêu chuẩn Quốc gia QLRBV củaViệt Nam KHQLR bao gồm nhiều nội dung nhưng vấn đề quản lý khai thác giữvai trò quan trọng nhất Trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam về QLRBV (gồm 10 tiêuchuẩn, 56 tiêu chí và khoảng 160 chỉ số) có nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí liên quanđến lập kế hoạch quản lý rừng, trong đó tiêu chuẩn 7 yêu cầu chủ rừng phải xâydựng kế hoạch quản lý.

Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng,chứng chỉ CoC, góp phần đáng kể trong QLRBV Ở Việt Nam khái niêm QLRBV,chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC còn rất mới mẻ và còn ít kinh nghiệm Tính tới thờiđiểm hiện nay phần lớn các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp vẫn chưa được cấp chứngchỉ rừng vì hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này vẫn chưa đạt được cáctiêu chuẩn tối thiểu theo quy định để được FSC cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉCoC Bên cạnh đó các đơn vị chưa nhận dược một hướng dẫn cụ thể về việc tiếnhành đánh giá các tiêu chuẩn QLRBV và tiêu chuẩn CoC Do đó để các đơn vị kinhdoanh đảm bảo sản xuất bền vững, cạnh tranh hội nhập được với thế giới thì đòi hỏicác đơn vị cần nhận thức được vấn đề này

Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo là đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vựclâm nghiệp thuộc tỉnh Hà Giang Công ty mong muốn được cấp chứng chỉ rừng,giúp công ty quản lý rừng theo hướng tiên tiến, bền vững lâu dài, tuy nhiên các hoạtđộng sản xuất công ty chưa được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc gia QLRBV vàchuỗi hành trình sản phẩm Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý

luận và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, tỉnh Hà Giang”

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển

về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai

xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗiquốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa để hoạchđịnh chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

Thuật ngữ "PTBV" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm

Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

Con người càng nhân thức rừng cần được quản lý tốt để cung cấp ổn định vàlâu dài các lợi ích cho con người Vấn đề được quan tâm là phải quản lý như thế nào

để các lợi ích trên các mặt kinh tế, môi trường, xã hội được đảm bảo bền vững, vớimột loạt các công ước, chương trình lớn quy mô toàn cầu được ra đời cùng hướngtới vấn đề này Cuối thế kỷ XX, những người sử dụng và kinh doanh gỗ chỉ buônbán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được quản lý bền vững, từ đó mộtloạt tổ chức hoạt động về QLRBV ra đời Cộng đồng quốc tê tổ chức nhiều hộinghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng: Chiến lược bảotồn quốc tế (1980); Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO); Hội nghị của Liên hợpquốc về môi trường và phát triển (UNCED, Riodejaneiro, 1992); Công ước buônbán động thực vật quý hiếm (CITES); Công ước đa dạng sinh học (CBD) Cácđịnh nghĩa QLRBV được đưa ra như sau:

Tổ chức Quốc tế về Gỗ Nhiệt đới Tổ chức (ITTO) cho rằng: “QLRBV là quá

trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu

Trang 7

quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”.

Theo tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cáchthức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng táisinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năngsinh thái , kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu vàkhông gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác

Các đinh nghĩa trên tựu trung lại có các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn địnhbằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững vềkinh tế, xã hội và môi trường

Trong số này, FSC là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng nhất toàn thế giớiđược thành lập năm 1993, bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 25 quốcgia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồngdân bản xứ, ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ Đặc biệt, FSC có đốitượng áp dụng cả cho rừng tự nhiên và rừng trồng, cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới vàmọi đối tượng khác Chứng chỉ QLRBV của FSC được các thị trường khắt khe trênthế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu đều chấp nhận thông thương với giá bán cao, do đótuy các tiêu chí QLRBV của FSC cao, tỷ mỉ nhưng vẫn được nhiều nước từ nướcđang phát triển đến nước công nghiệp tiên tiến hưởng ứng tự nguyện tham gia vàđang trở thành cao trào QLRBV trong hội nhập quốc tế Hiện nay có 23 tổ chức độclập được FSC ủy quyền cấp chứng chỉ FSC, thời hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệulực 5 năm và luôn kiểm tra chất lượng

Tiêu chuẩn QLRBV của FSC có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí Đã có 26 bộ tiêuchuẩn quốc gia hoặc vùng trên thế giới được FSC phê duyệt cho áp dụng TrongQLRBV, các nguyên lý được đặt ra là:

Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng.Nguyên lý thứ hai: Trong QLRBV, ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tàinguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòngngừa về suy thoái môi trường

Trang 8

Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên ởcùng thế hệ.

Nguyên lý thứ tư: Tính hiện quả sử dụng tài nguyên rừng, nhất là về mặtkinh tế và sinh thái

Để xác nhận QLRBV của chủ rừng cần được xác nhận bằng văn bản rằng mộtđơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ QLRBV đã được sản xuất trên cơ sở rừngđược tái tạo lâu dài, không gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng sinh thái củarừng, môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học Đó

chính là ý tưởng cấp chứng chỉ rừng được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng

Bên cạnh chứng chỉ rừng do FSC cấp, cũng có nhiều quy trình chứng chỉrừng được khởi thảo như Bắc Âu đã khởi thảo nhiều quy trình chứng chỉ rừng nhưPEFC (Chương trình chứng nhận các tổ chức chứng chỉ rừng), SFI Ở Châu Á cũng

có các Chương trình chứng chỉ quốc gia như Hội đồng chứng chỉ gỗ (MTCC) ở

Malaysia, Viện dán nhãn sinh thái Lambaga (LEI) ở Indonesia

PEFC đưa ra cơ chế đảm bảo với những người thu mua sản phẩm gỗ và giấyrằng họ đang xúc tiến công tác QLRBV PEFC là chương trình quy mô toàn cầu vềđánh giá và công nhận lẫn nhau của các tổ chức chứng chỉ rừng quốc gia đã đượcphát triển trong quá trình có các bên tham gia

Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS), sử dụng phương pháp theo từnggiai đoạn khi ngày càng nhiều thách thức lớn trong quản lý các khu rừng nhiệt đớiphức tạp MTCS sử dụng tiêu chuẩn của Malaysia và các tiêu chí cho chứng chỉquản lý rừng bao gồm 9 quy tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí MTCS có 10 thànhviên, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Malaysia với diện tích rừng được chứngnhận là 4.8 triệu ha

Tổ chức Lembaga Ekolanbel Indonesia (LEI) được thành lập năm 1994 làmột tổ chức không được chính thức công nhận bởi FSC vì LEI không phải là cơquan cấp chứng chỉ, song LEI là một cơ quan thừa nhận một cách chính thức các cơquan cấp chứng chỉ ở Indonesia

Trang 9

Ở Châu Mỹ: Đến thời điểm tháng 12 năm 2005, diện tích rừng được FSC cấp

chứng chỉ là 29.252.921 ha với 332 chứng chỉ, trong số này Canada dẫn đầu với15.231.115 ha và 26 giấy chứng chỉ, tiếp theo là Mỹ với 5.671.251 ha và 97 chứng chỉ vàBraxin với 3.455.582 ha và 60 chứng chỉ Các diện tích được cấp chứng chỉ cũng chủyếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên Về chứng chỉ CoC, hiện Châu Mỹ có 941 giấychứng nhận trong đó Mỹ dẫn đầu với 475 giấy, tiếp sau đó là Chi Lê và Braxin

Ở Nam Mỹ: Có tổng số hơn 7 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, trong

đó Bolivia, Braixin là 2 quốc gia có diện tích rừng được cấp CCR lớn nhất, chủ yếu

là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên Hiện nay Braxin, Bolivia, Costa Rica, Uruguay,Guatêmala là các quốc gia xuất khẩu một khối lượng lớn nhất thế giới gỗ có chứngchỉ FSC, mà Việt Nam là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất

Ở Châu Á – Thái Bình Dương: Hiện có 2.577.151 ha rừng với 63 giấy chứng

chỉ FSC, trong số đó Úc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản Australia và NewZealand là những quốc gia dẫn đầu về diện tích và số chứng chỉ được cấp Một sốnước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia cũng đã xây dựng các quy trình CCRquốc gia, đồng thời họ cũng đã có một số khu rừng tự nhiên được FSC cấp chứngchỉ Ngoài ra các nước khác như Papua Niu- Ghi nê, Quần đảo Solomon cũng đã cónhiều khu rừng được cấp chứng chỉ, mà hiện cung cấp khá nhiều gỗ có CCR FSCcho các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc xuất khẩu của Việt Nam Các nước khác nhưThái Lan cũng có một vài diện tích rừng nhỏ được FSC cấp chứng chỉ gần đây.Như vậy, rõ ràng CCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Phitiến rất chậm, diện tích được chứng chỉ mới chỉ chiếm diện tích rất nhỏ đã đượcchứng chỉ của thế giới, chủ yếu là chứng chỉ FSC Nguyên nhân là các nước trongcác khu vực này phần lớn là kém phát triển, quản lý rừng còn ở trình độ thấp, cácchủ rừng không có đủ nguồn lực cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn CCR, vàchi phí cho CCR cũng là một yếu tố hạn chế

1.1.2 Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC

Chứng chỉ rừng (CCR) có 2 phần là chứng chỉ quản lý rừng và chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về CCR,

nhưng đều bao hàm hai nội dung cơ bản là đánh giá độc lập chất lượng quản lý rừngtheo một bộ tiêu chuẩn quy định, và cấp giấy chứng chỉ có thời hạn

Trang 10

Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định Nói cách khác , chứng chỉ rừng

là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu vềquản lý rừng bền vững

Một trong những động lực quan trọng của chứng chỉ rừng là thâm nhập thịtrường tiêu thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ, vì vậy chứng chỉ rừng thườnggắn với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC)- xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từrừng được chứng chỉ Chủ rừng được chứng chỉ theo quy trình nào thì được cấpgiấy chứng chỉ và các sản phẩm làm ra được mang nhãn mác của quy trình đó Hiệnnay trên thế giới có 2 quy trình CCR quốc tế lớn là Hội đồng quản trị rừng (FSC) vàChương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC), chiếm trên 60% diệntích rừng được chứng chỉ của thế giới

Ngày nay toàn thế giới ngày càng quan tâm đến tình trạng diện tích và chấtlượng rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và khả năngcung cấp sản phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng như nhu cầu hàng ngày củangười dân Vấn đề cần được giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phảivừa đảm bảo tốt lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân

cư sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi trường sống, tức là thựchiện được quản lý rừng bền vững Như vậy, có thể nói quản lý rừng bền vững làmục tiêu, còn chứng chỉ rừng chỉ là một trong những công cụ hay biện pháp chủ yếu

để đạt mục tiêu đó Chứng chỉ rừng là cần thiết vì:

Cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức môitrường, xã hội v.v đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằngrừng của họ đã được quản lý bền vững

Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thịtrường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững

Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặcbiệt là gỗ, được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững

Trang 11

Chứng chỉ rừng cần thiết để xác nhận QLRBV của chủ rừng, cũng nhưchứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lượng sản xuất công nghiệp Có thể ví thựchiện QLRBV như một quá trình “học”, còn chứng chỉ rừng như một kỳ thi, chủrừng được cấp chứng chỉ tức là đã “thi đỗ” bằng QLRBV

Mục tiêu của chứng chỉ rừng trước hết là thúc đẩy QLRBV, ngăn chặn tìnhtrạng giảm diện tích và suy thoái rừng đang diễn ra ngày một gay gắt, đặc biệt làrừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, tổng diện tích cũng như tỷ lệrừng nhiệt đới được chứng chỉ cho đến nay còn rất nhỏ bé nên không gian tác độngcủa CCR đối với rừng nhiệt đới con rất hạn chế, khiến một số tác giả cho là đã thấtbại Mặc dù vậy CCR có tác động đáng kể đến chất lượng quản lý rừng, thương mại

gỗ của thế giới, và cách thức quản lý nhà nước về lâm nghiệp

Trước hết CCR tác động trực tiếp đến QLR Muốn được cấp chứng chỉ rừngthì phải đạt tiêu chuẩn QLRBV Do có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia vàcác vùng về trình độ quản lý rừng nên mức độ tác động của CCR cũng rất khácnhau: ở khu vực ôn đới, gồm phần lớn các nước đã phát triển, quản lý rừng hầu như

đã đạt trình độ bền vững nên tác động của CCR thường không đáng kể, việc thựchiện CCR diễn ra nhanh chóng, trái lại ở khu vực nhiệt đới gồm phần lớn là cácnước đang phát triển, trình độ quản lý rừng còn thấp, muốn đạt CCR thì phải trảiqua quá trình cải thiện quản lý rừng và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội bứcxúc, do đó CCR thực sự đã có những tác động đáng kể Nói chung bộ tiêu chuẩncủa tất cả các quy trình CCR đều yêu cầu một trình độ quản lý rừng cao hơn nhiều

so với trình độ của rất nhiều nước đang phát triển nhiệt đới, và những tác động củaCCR như trình bày dưới đây chủ yếu liên quan đến khu vực này của thế giới CCRtác động đến quản lý rừng về các mặt:

* Cải tiến kế hoach quản lý: Để thực hiện tiêu chuẩn QLRBV thì chủ rừngphải xây dựng một kế hoạch quản lý toàn diện trên cơ sở những khảo sát đánh giá

về hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường và những số liệu chính xác về điều trarừng Kế hoạch phải bao gồm đầy đủ các nội dung như mục tiêu quản lý, mô tả tàinguyên, hệ quản lý lâm sinh, định mức khai thác, phương pháp đánh giá sinh trưởng

Trang 12

và động thái của rừng, xác định và bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và các khu rừng

có giá trị bảo tồn cao, kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động, giám sát đánh giá, đàotạo huấn luyện nhân viên (chi tiết về kế hoạch quản lý xin xem Tiêu chuẩn 7 của Bộtiêu chuẩn FSC Việt Nam) Khi thực hiện tiêu chuẩn QLRBV để được chứng chỉ thìviệc xây dựng kế hoạch quản lý là việc đầu tiên chủ rừng phải làm và tài liệu đầutiên tổ chức chứng chỉ cần kiểm tra chính là bản kế hoạch quản lý rừng

* Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tiêu chuẩn QLRBV yêu cầu chủ rừng phảiluôn quan tâm cải tiến hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến hiệu quả cao trong mọi hoatđộng quản lý rừng như điều tra quy hoạch rừng, những hoạt động lâm sinh, khaithác chế biến v.v Chỉ có thể trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao chủ rừng mới cóthể đạt hiệu quả cao và bền vững trong sản xuất kinh doanh rừng, một trong nhữngtiêu chuẩn quan trọng nhất của CCR

* Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học: Ở Việt Nam nhiệm vụ bảo tồnrừng và đa dạng sinh học không được đạt ra đối với rừng sản xuất, nhưng tiêu chuẩnQLRBV của tất cả các quy trình CCR đều có yêu cầu về bảo tồn rừng và đa dangsinh học đối với quản lý rừng sản xuất, kể cả rừng trồng Bộ tiêu chuẩn FSC có tới 7tiêu chí (thuộc các Tiêu chuẩn 6 và 9) nói về yêu cầu bảo tồn các hệ sinh thái đặcbiệt và đa dạng sinh học Chứng chỉ rừng ở các nước Châu Âu đã có tác dụng đáng

kể đến việc phục hồi rừng thứ sinh trở lại gần giống hơn với rừng tự nhiên có đadạng sinh học cao hơn

* Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Có các báo cáo là CCR đã có tácdụng khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho người địaphương Nhiều người được trở thành công nhân lâm nghiệp hoặc làm hợp đồng chocác chủ rừng, nhờ vậy có thêm thu nhập, đời sống được cải thiện Tuy nhiên mức độcủa tác động này thường chỉ thấy rõ ở các nước nghèo vùng nhiệt đới, còn ở cácnước đã phát triển khu vực ôn đới thì không đáng kể Trong nhiều trường hợp CCR

ở khu vực nhiệt đới cũng có tác động đến các quyền của công nhân lâm nghiệp: cácchủ rừng được chứng chỉ đạt mức cao hơn về chăm sóc sức khoẻ, an toàn lao động

so với quy định của nhà nước

Trang 13

* Tăng cường giám sát đánh giá và thông tin tư liệu: Giám sát đánh giá làmột nội dung hết sức quan trọng của QLRBV Ở những nơi công tác giám sát đánhgiá còn yếu thì CCR đã có tác dụng rõ rệt là đưa công việc GSĐG trở thành nhiệm

vụ thường xuyên của quản lý rừng Bộ tiêu chuẩn FSC giành toàn bộ Tiêu chuẩn 8

để quy định về GSĐG Cùng với việc tăng cường GSĐG, chủ rừng còn phải lập hệthống thông tin tư liệu phục vụ cho công tác quản lý hàng ngày cũng như cho quátrình CCR, một yêu cầu bắt buộc của tất cả các quy trình CCR

* Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Việcthực hiện tiêu chuẩn QLRBV đòi hỏi chủ rừng phải có đội ngũ cán bộ công nhânviên được đào tạo tấp huấn về nhiều mặt như trình độ quản lý, xây dựng kế hoạch,bảo tồn, giám sát đánh giá, thông tin tư liệu, phân tích thị trường v.v Các bộ tiêuchuẩn CCR đều có yêu cầu về đào tạo tập huấn cán bộ tương xứng với nhiệm vụđược giao

Với bất kỳ một chương trình cấp chứng chỉ rừng nào việc xem xét mối liên

hệ của một sản phẩm gỗ từ một khu rừng được cấp chứng chỉ đến khi được chế biếnthành sản phẩm cuối cùng và được đem tiêu thụ tại thị trường là một việc rất cầnthiết vì nó cung cấp các cơ sở cho việc dán nhãn sản phẩm Khái niệm này được gọi

là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody) - CoC Chuỗi hành trình sản

phẩm được dùng chính thức để tăng cường hiệu lực luật lâm nghiệp, bảo đảm rằngtất cả quyền lực chính phủ và thuế đã được áp dụng và để chứng tỏ rằng các sảnphẩm được dán nhãn có nguồn gốc từ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ

Chuỗi hành trình sản phẩm cũng đã trở thành yêu cầu một số thi trường Liên minhChâu Âu EU gần đây giới thiệu 1 hệ thống giấy phép như một phần của công táctăng cường hiệu lực luật rừng, sáng kiến hành chính và thương mại (FLEGT) Theo

hệ thống này nhập khẩu gỗ vào EU phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp (xác địnhbởi các nước xuất khẩu trên cơ sở luật pháp hiện hành) Do vậy, dây chuyền cungcấp sản phẩm gỗ từ rừng thông qua việc vận chuyển, lưu kho và chế biến cần đượccông khai và kiểm tra tới tận biên giới của EU

Phần lớn các nước nhiệt đới dùng hệ thống theo dõi hành trình dựa trên giấy

Trang 14

tờ thông thường với các nhãn vật lý trên sản phầm gỗ, nhưng gần đây các hệ thốngthuận lợi hơn đã được phát triển chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy của dâychuyền cung cấp

Giá trị của chứng chỉ quản lý rừng không lớn nếu không được tiếp tục bằng

chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) Trong phần này sẽ xem quá trình hình

thành một sản phẩm rừng bắt đầu từ nguyên liệu khai thác từ một khu rừng đượccấp chứng chỉ đến khi được đem tiêu thụ tại thị trường Đây là bộ phận rất quantrọng của bất kỳ một chương trình cấp chứng chỉ rừng nào vì nó cung cấp các cơ sởcho việc dán nhãn sản phẩm

Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là một hệ thống xác minh và theo dõi toàn

bộ quá trình từ nguyên liệu gỗ có chứng chỉ QLR đến sản phẩm cuối cùng là hànghoá tiêu dùng bán trên thị trường Nhờ áp dụng CoC người ta có thể truy tìm nguồngốc ban đầu của sản phẩm Quá trình theo dõi này trong thực tế khá phức tạp vìtrong công nghiệp chế biến gỗ, nguyên liệu phải đi qua rất nhiều công đoạn khácnhau như vận chuyển, buôn bán, chế biến v.v., và trải qua nhiều chủ sở hữu khácnhau từ khi cây gỗ đựợc khai thác từ rừng Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) kếthợp việc cấp giấy chứng nhận được dùng để cung cấp thông tin về hành trình của gỗ

từ rừng, qua lưu kho và vận chuyển tới người sử dụng cuối cùng và để chứng thựcrằng nguyên liệu gỗ thô có nguồn gốc tài nguyên hợp pháp, quản lý bền vững hoặc nếu

Trang 15

không thì nguồn gốc có thể chấp nhận được Chuỗi hành trình sản phẩm được coi làcông cụ chủ yếu đấu tranh với việc khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ lậu

Theo quy định của đánh giá CoC thì việc kiểm soát nguồn gốc gỗ phải thôngsuốt liên kết nhau thành một chuỗi thành các công đoạn cơ bản: từ rừng, đến vậnchuyển gỗ về nhà máy, cưa xẻ, sấy, lắp ráp, lưu kho và phân phối Hệ thống CoC sẽ

hỗ trợ đơn vị kinh doanh lâm nghiệp:

- Bảo đảm về các sản phẩm gỗ bán ra và nguồn gốc của gỗ

- Cải thiện các hệ thống tài liệu nội bộ của đơn vị và giúp đơn vị chuẩn bị để đạt được chứng chỉ ISO hoặc chứng nhận khác

- Nếu là Công ty chế biến gỗ, hệ thống CoC có thể giúp cải thiện hiệu quảsản xuất của nhà máy và giúp cho việc sử dụng số vốn đầu tư vào gỗ nguyên liệuhiệu quả hơn

- Đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về hệ thống CoC

- Hệ thống CoC đã hoặc sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm gỗ xuấtkhẩu sang Châu Âu, Anh và các quốc gia khác

- Hệ thống CoC là yêu cầu cần thiết đối với việc dán nhãn và bán sản phẩmlàm từ gỗ được chứng chỉ

Các tiêu chuẩn FSC áp dụng chứng nhận FSC-CoC hiện đang áp dụng:

+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver 02) - Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sảnphẩm đối với các Công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC

+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver 02) - Tiêu chuẩn FSC dành cho cácCông ty đánh giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC

+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver 02) - Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSCdành cho các tổ chức quản lý rừng

+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver 02) - Các yêu cầu dán nhãn FSC trênsản phẩm

Một hệ thống CoC của FSC có 5 yêu cầu, hiện nay trên thị trường có một sốhình thức CoC, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sở hữu (muavào và xuất ra) Hình thức CoC được lựa chọn sẽ quyết định việc xây dựng và thựchiện hệ thống CoC cho doanh nghiệp đó Quy trình FSC có hai hình thức CoC chính là:

- Doanh nghiệp sử dụng 100 % nguyên liệu có chứng chỉ FSC

Trang 16

- Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có sử dụng một tỷ lệ % nguyên liệu chưa có chứng chỉ FSC trộn lẫn với nguyên liệu đã có chứng chỉ FSC.

Tuy nhiên, cho dù đơn vị sản xuất 100% gỗ có nguồn gốc FSC và sản xuấtriêng gỗ không có chứng chỉ FSC thì việc xác nhận và truy tìm nguồn gốc(identification and traceability) vẫn phải bắt buộc được thực hiện

Ở Brazil hệ thống kiểm tra của Chính phủ sử dụng để thầm tra tính hợp pháp

và nguồn gốc gỗ, sản phẩm gỗ dựa 2 văn bản chính thức và bắt buộc

Ở Cameroon việc kiểm tra trước khi khai thác, triển vọng khai thác và thể

tích khai thác được cấp phép cung cấp nền tảng thành lập hệ thống chuỗi hành trìnhcủa Chính phủ Trong rừng, công ty khai thác hoàn thành Bản đăng ký khai thácDF10 nêu tên công ty, đơn vị quản lý rừng và dữ liệu về gỗ riêng lẻ như loại cây,đường kính (ngọn, gốc, trung bình), chiều dài, thể tích và giá trị

Các dữ liệu đặc tính gỗ tròn nêu trong DF10 được sơn tại một đầu mút của

gỗ để dễ dàng nhận biết đặc tính vật lý của gỗ khi tới nhà máy đầu tiên hoặc cảngxuất khẩu và hoá đơn vận chuyển gỗ được dùng để kiểm tra sự chuyển giao gỗ từkhu rừng tới địa điểm vận chuyển gỗ

Các hoá đơn vận chuyển gỗ có nêu tên công ty, đơn vị quản lý rừng, nơi đến,

sổ đăng ký xe tải và dữ liệu về gỗ riêng lẻ như: nhóm gỗ (quy định theo DF10), loạicây, đường kính (chóp, đáy) chiều dài và thể tích

Ở Malaysia: Tất cả các rừng bảo tồn ở Peninsular Malaysia và một vài khu

rừng trồng ở Sabah và Sarawak đã được cấp chứng chỉ, chủ yếu bởi Hội đồngchứng chỉ gỗ Malaysia Với các khu vực được chứng chỉ, rất dễ theo dõi gỗ tròn tớitận gốc đốn, ở các rừng khác, gỗ tròn có thể được theo dõi tới vùng được chứng chỉ,tại đó gỗ đã được khai thác

Hiện nay, ITTO hiện đang tiếp tục hỗ trợ các nước sản xuất tìm kiếm cácphương pháp cải tiến phù hợp luật pháp Các công ty gỗ nên được khuyến khíchgiới thiệu các hệ thống kiểm tra chuỗi hành trình của riêng mình, nhưng điều nàycòn đòi hỏi chính phủ thiết lập hoặc cải tiến cơ cấu kiểm tra và giám sát

Mặc dù thị phần sản phẩm FSC liên tục tăng trưởng, nhưng nguồn nguyên

Trang 17

liệu có chứng chỉ cung cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Tạo điều kiện cho cácnhà sản xuất cung cấp các sản phẩm có gắn nhãn FSC, FSC đã giới thiệu loại nhãn

“FSC Mixed Sources”, cho phép doanh nghiệp sản xuất được pha trộn nguyên liệu

được chứng chỉ FSC với nguyên liệu không có chứng chỉ Phần nguyên liệu không

có chứng chỉ phải thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn kiểm soát được gọi là FSCControlled Wood, phải tránh năm nguồn gốc sau:

- Gỗ khai thác trái phép

- Gỗ khai thác vi phạm các quyền truyền thống

- Gỗ khai thác trong rừng được chứng nhận có giá trị bảo tồn cao (đặc biệt cógiá trị cần bảo vệ) và đang bị đe dọa

- Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chuyển đổi

- Gỗ khai thác từ những cây biến đổi gen

1.1.3 Lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR)

Lập KHQLR là một hoạt động không thể thiếu trong QLRBV, là công việcđầu tiên cần tiến hành trước khi thực hiện quản lý một khu rừng QLRBV đòi hỏimột phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng lồng ghép và việc giám sát chặt chẽ cáchoạt động lâm nghiệp và được thực hiện bao gồm 10 nhiệm vụ như: Lập bản đồchức năng rừng dựa trên các kết quả khảo sát chuyên đề và ảnh vệ tinh

1.2 Tại Việt Nam

1.2.1 Vấn đề QLRBV

Quan niệm QLRBV ở Việt Nam mới được hình thành từ những năm cuốithập niên 80 của thế kỷ 20 Từ đó đến nay, vấn đề QLRBV luôn là một yếu tố chủchốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam

Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trongvùng Đông Nam Á Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủkhoảng 43% Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng của cả nước hiệnnay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồngchiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1% Tuy diện tích rừng có tăng lên trong nhữngnăm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái

Trang 18

sinh tự nhiên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm, do việc khai thácrừng tự nhiên không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp.

Từ năm 1993, nhờ nỗ lực to lớn của Nhà nước và nhân dân thông qua cácChương trình lớn như: 327, 661 trên 2 triệu ha rừng đã được phục hồi Song đó mới

là con số về số lượng, nếu rừng không được quản lý bền vững thì việc mất rừng sẽsong song diễn ra với quá trình phục hồi rừng, và chất lượng rừng cũng như cácchức năng phòng hộ môi trường, xoá đói giảm nghèo cũng không thể phát huyđược Chính vì vậy, quá trình QLRBV đang là 1 phong trào rộng lớn quy mô toàncầu, và là chủ đề chính trong hợp tác lâm nghiệp của ASEAN Chiến lược lâmnghiệp quốc gia (LNQG) giai đoạn 2006-2020 đang được xây dựng và sẽ được thựchiện từ đầu năm 2006, trong 3 Chương trình phát triển ưu tiên của chiến lượcLNQG (2006-2020) thì Chương trình QLRBV là Chương trình thứ nhất ĐểQLRBV trước hết cần tạo ra các điều kiện cần và đủ về rừng, về pháp luật, và về xãhội, thị trường, trước hết cần xác định được một lâm phận ổn định không chỉ trênquy hoạch, trên bản đồ, mà phải cả trên thực địa của cả nước và từng khu rừng

Mục tiêu chính của QLRBV là nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản

lý của chủ rừng đối với từng khu rừng cụ thể, sử dụng tối đa các lợi ích kinh tế, lợiích môi trường và lợi ích xã hội của rừng, nhưng ổn định và bền vững lâu dài Quốc

tế và từng quốc gia có các bộ tiêu chuẩn chủ để chủ rừng so sánh, phấn đấu cho đạttiêu chuẩn QLRBV, khi đó sẽ được cấp chứng chỉ rừng và cho lâm sản khai thác từcác khu rừng này Các sản phẩm có chứng chỉ QLRBV được mọi thị trường thế giớitiêu thụ ưu tiên với giá cao Vì vậy trong chiến lược LNQG 2006-2020, Chươngtrình QLRBV là Chương trình được phân kỳ thành giai đoạn 2006-2010, 2011-2020

và xác định từng bước đi cho tới kết quả đạt chứng chỉ cho các đơn vị quản lý rừngsản xuất theo một lộ trình xác định trong từng kế hoạch 5 năm Đây là Chương trìnhrất cơ bản để đưa quản lý lâm nghiệp Việt Nam vào ổn định, hiệu quả, đem lạikhông chỉ lợi ích kinh tế rõ rệt cho chủ rừng mà còn đảm bảo ổn định diện tích, chấtlượng rừng cùng các lợi ích môi trường, xã hội cho cộng đồng và quốc gia trongquá tình hội nhập quốc tế

Tất cả các quy trình CCR quốc tế đều là phi chính phủ, độc lập với chính phủ

Trang 19

Điều này gây cảm giác có vẻ như CCR làm giảm quyền lực của nhà nước trong việckiểm soát ngành lâm nghiệp thông qua các chính sách và định chế truyền thống.Việc thực hiện tiêu chuẩn QLRBV của các quy trình chứng chỉ rừng lại có nhữngnội dung vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách của chính phủ, do vậy thời gian đầucác cơ quan nhà nước tỏ ra không chấp nhận CCR, coi CCR là rào cản thương mại,còn các chủ rừng nhà nước cũng không thấy hấp dẫn lắm với CCR, nhất là ở nhữngnơi chưa có áp lực của thị trường gỗ Tuy nhiên, có một điểm thống nhất rất quantrọng giữa quản lý nhà nước và CCR là đều có mục tiêu khuyến khích quản lý rừngbền vững Nhiều cán bộ nhà nước sau đó đã tham gia vào quá trình xây dựng tiêuchuẩn quốc gia QLRBV do các tổ chức phi chính phủ khởi xướng nên đã hiểu nộidung của QLRBV và biết rằng mục đích của CCR không có gì khác hơn là mộtcông cụ rất hiệu quả thúc đẩy QLRBV quy mô quốc gia và quốc tế Kết quả là một

số cơ quan nhà nước bắt đầu điều chỉnh chính sách lâm nghiệp để hài hoà tiêuchuẩn nhà nước với tiêu chuẩn CCR quốc tế để tạo điều kiện cho các chủ rừng thựchiện tiêu chuẩn quốc tế Chính phủ cũng bắt đầu thấy rằng rừng đã được cấp chứngchỉ được quản lý tốt hơn nhiều so với rừng không được chứng chỉ, nhất là ở nhữngnước có trình độ quản lý rừng đang còn ở trình độ thấp Ở Việt Nam, Bộ nôngnghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp(FSSP) biên soạn tài liệu Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp, trong đó có chương ChứngChỉ Rừng đã trình bày chi tiết những vấn đề của CCR, đặc biệt là chứng chỉ FSC

Quá trình xây dựng tiêu chuẩn QLRBV và đánh giá CCR luôn yêu cầu có sựtham gia rộng rãi của các bên liên quan khác nhau, tạo ra những diễn đàn để các bênliên quan thảo luận trao đổi thống nhất ý kiến, tức là làm cho tiếng nói của các tổchức môi trường và xã hội có trọng lượng hơn Sự tham gia rộng rãi của các bênliên quan trong CCR còn có tác dụng tăng cường tính minh bạch, công khai trongquản lý bảo vệ rừng, góp phần đấu tranh chống tiêu cực trong ngành lâm nghiệp,nhất là ở những nước mà tệ nạn tàn phá rừng còn phổ biến

Năm 1998, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng 3 tổ chức quốc tế đồng tổ chức

Trang 20

phát động 1 phong trào QLRBV và chứng chỉ rừng rộng rãi trong cả nước Tổ Côngtác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) đã được thành lập gồm 12thành viên để thực hiện chương trình hành động mà hội thảo đề xuất, đồng thời xâydựng tổ chức và năng lực làm việc để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành việccủa FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam Banđầu NWG trực thuộc Cục lâm nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Từ năm 2001, theo quy chế của FSC, NWG trở thành một tổ chức độc lập, phichính phủ, phi lợi nhuận thuộc Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (nay là Viện Quản

lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng)

1.2.2 Các chính sách chính liên quan QLRBV

Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã được banhành, trong đó quy định theo hướng phát triển rừng quốc gia với năm chương trìnhlớn Một lần nữa QLRBV là một trong ba chương trình trọng điểm của chiến lượcvới mục tiêu 8,4 triệu ha rừng trồng sản xuất đến năm 2020 được cấp chứng chỉ

Các vấn đề về QLRBV là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiếnlược và kế hoạch hành động của Việt Nam Điều này được thể hiện trong các vănbản pháp quy dưới đây:

+ Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các

nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hạiđến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11)

+ Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Điều 9 đã quy định các hoạt

động để đảm bảo QLRBV: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảoPTBV về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lượcphát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản

lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định

+ Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra nhữngquy định liên quan tới QLRBV thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy

Trang 21

hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học;Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm

dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch

+ Quyết định số 18/2007/QĐ- TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính

phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, có mộtChương trình ưu tiên phát triển được đặt lên hàng đầu là “Chương trình quản lý và

phát triển rừng bền vững” với mục tiêu “đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu hecta đất qui hoạch cho Lâm nghiệp ” Đây là

một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được mục tiêu này cần thiết phải xác lập

được những định hướng mới trong phát triển nguồn lực trong QLRBV thông qua

các chương trình đào tạo, hợp tác và nghiên cứu

Dựa trên thực tiễn, NWG tiến hành các cuộc khảo sát và có các hội thảo đểtừng tỉnh tự đánh giá hiện trạng quản lý rừng của các huyện và các lâm trường theo

các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn QLRBV nhằm xem xét tính khả thi của bộ tiêu chuẩn

quốc gia đang dự thảo đồng thời đánh giá trình độ quản lý của các đơn vị Trongtình hình đó, Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng đang trong quá trình hoàn thiện cáchoạt động quản lý rừng theo tiêu chuẩn của FSC để tiến tới được cấp chứng chỉrừng Đối với việc cấp chứng chỉ CoC, Tổng công ty cũng hoàn thiện các yêu cầuđối với chủ rừng để được cấp chứng chỉ sao cho các yêu cầu phù hợp với thực tiễncủa Việt Nam Bao gồm 9 yêu cầu lớn mà chủ rừng cần thực hiện:

1) Các quy định về duy trì riêng rẽ gỗ tròn có chứng chỉ FSC

- Gỗ có FSC sau khi khai thác phải để riêng rẽ với gỗ không có chứng chỉ tạibãi gom, bãi giao tại cửa rừng;

- Cần có các biển báo ghi rõ tên gỗ, khối lượng gỗ có FSC;

- Phải có một người chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ của toàn bộ lô gỗ nàycho đến khi được giao cho người mua

2) Quy định về ghi chép, theo dõi khối lượng gỗ có FSC và bán hàng

- Công ty phải có quy định cụ thể về việc ghi chép khối lượng các loại gỗ cóFSC và không có FSC

- Sau khi khai thác, vận chuyển ra bãi gom phải ghi chép đầy đủ vào thẻ kho,

Trang 22

chứng từ kế toán (gồm đại diện đội khai thác, thủ kho, v.v).

- Lưu ý: luôn ghi tình trạng môi trường của gỗ trên các tài liệu theo dõi.3) Quy định về viết hóa đơn xuất gỗ FSC

- Phải có quy định rõ chặt chẽ rằng chỉ có gỗ khai thác từ khu vực rừng nằmtrong phạm vi của CCR FSC thì mới được bán là gỗ có FSC; tình trạng môi trườngcủa số gỗ này sẽ được ghi trên các hóa đơn, chứng từ bán hàng;

- Có mã số chứng chỉ FSC, loại nguyên liệu, khối lượng, số lượng gỗ, số xevận chuyển trên hóa đơn bán hàng và các chứng từ bán hàng liên quan;

- Các hóa đơn, chứng từ này phải được lưu trữ ở phòng kế toán của công ty.4) Các thông tin trên hóa đơn

- Tên người bán;

- Tên, địa chỉ của người mua;

- Ngày viết hóa đơn;

- Mô tả sản phẩm bán;

- Số lượng, khối lượng sản phẩm bán ra;

- Số chứng nhận FSC/FM-CoC của bên bán;

- Thông tin trên các tài liệu vận chuyển và hóa đơn bán hàng phải khớp với nhau.5) Nhân viên phụ trách quản lý và bán gỗ FSC

- Tùy theo tình hình giao nhận gỗ cụ thể cua công ty mà cử nhân viên chịutrách nhiệm cho phù hợp;

- PGĐ kinh doanh, phòng kinh doanh, thủ kho, phòng kế toán, v.v

6) Biểu mẫu sử dụng theo dõi và bán gỗ FSC

- Hợp đồng giao/bán gỗ giữa 2 bên mua và bán;

- Hợp đồng vận chuyển với đơn vị vận tải ( nếu có);

- Hóa đơn bán hàng ( phải ghi rõ khối lượng, loại gỗ, số xe vận chuyển);

- Biên bản giao gỗ tại bãi của người mua;

- Các lưu trữ về giao gỗ FSC phải để riêng rẽ;

- Gỗ FSC tại bãi của bên mua phải để riêng rẽ với các loại gỗ không có FSC.7) Các quy định về duy trì chứng từ liên quan đến CCR

Trang 23

- Chuẩn bị các chứng từ cho kiểm tra hàng năm của cơ quan đánh giá: tất cảcác giấy tờ về khai thác gỗ FSC, vận chuyển ra bài gom, bãi giao, tóm tăt giao gỗhàng tháng, hóa đơn bán hàng, vận chuyển, v.v cho từng khách hàng:

- Các báo cáo riêng rẽ về khai thác gỗ FSC và không FSC và giao chokhách hàng;

- Các báo cáo riêng rẽ về gỗ FSC và không FSC của TCT Giấy chuyển vềnhà máy chế biến;

- Báo cáo tương tự cuối mỗi năm, gồm cả nguồn mà TCT mua của cácnguồn khác;

- Các báo cáo này phải được lưu trữ tại phòng kế toán của các đơn vị có khaithác và bán gỗ FSC cho TCT/và tại nhà máy chế biến

8) Các tài liệu cần lưu trữ

- Thẻ kho gỗ tròn, phiếu nhập gỗ, xuất gỗ bao gồm các thông tin: số chứngnhận CCR, CoC, tên gỗ, loại gỗ, số xe nhập gỗ, xuất gỗ, ngày vận chuyển, hóa đơngiao gỗ với chữ ký của lái xe hoặc người mua;

- Giấy tờ vận chuyển kèm theo bảng kê gỗ tròn có xác nhận của kiểm lâm địabàn hoặc UBND xã/huyện xác nhận loại gỗ, khu vực khai thác, m3 vận chuyển;

- Hóa đơn bán hàng VAT

9) Tập huấn

- Phải lưu tài liệu về các khóa tập huấn ( nội dung tập huấn, danh sách học

viên tham gia, thời gian tập huấn.)

- Nhân viên phụ trách về FSC, CoC phải được tập huấn;

- Có kế hoạch tập huấn hàng năm;

- Các tài liệu về tập huấn phải lưu 5 năm.

Tính đến ngày 14/5/2010, số doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉrừng theo các mức độ khác nhau tăng dần, cả nước đã có 205 doanh nghiệp, đãchứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chứng chỉrừng và đang chủ động thích ứng với những đạo luật mới về xuất khẩu gỗ vào thịtrường Mỹ và EU

Trong bộ tiêu chuẩn Quốc gia QLRBV của Việt Nam (do Hội Khoa học Lâm

Trang 24

nghiệp Việt Nam xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chuẩn của Hội đồng Chứng chỉ rừngFSC) quốc tế thì việc lập KHQLR, đó là một hoạt động không thể thiếu trongQLRBV KHQLR bao gồm nhiều nội dung nhưng vấn đề quản lý khai thác giữ vaitrò quan trọng nhất Trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam về QLRBV có nhiều tiêu chuẩn

và tiêu chí liên quan đến lập kế hoạch quản lý rừng, trong đó tiêu chuẩn 7 yêu cầuchủ rừng phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng và kế hoạch phải thể hiện đượcnhững nội dung chính sau:

+ Những mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng

+ Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường, hiệntrạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội và tình hình vùng xung quanh

+ Mô tả hệ thống quản lý lâm sinh và/hoặc những hệ thống khác trên cơ sởsinh thái của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên

+ Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài + Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng

+ Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường

+ Những kế hoạch bảo vệ các loài quý hiếm đang có nguy cơ

+ Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ, những hoạt độngtrong kế hoạch, và sở hữu đất

+ Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng

1.3 Thảo luận

Trên thế giới, QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước côngnghiệp tiên tiến và hàng loạt quốc gia đang phát triển có rừng tự nguyện tham gia.Trong khi phần lớn diện tích rừng được cấp ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ thìCCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Phi tiến rất chậm.Trình độ quản lý rừng thấp, nguồn lực cải thiện quản lý, thêm đó là chi phí choCCR khá cao là một trong những hạn chế để các chủ rừng ở các lục địa này tiến tớicấp chứng chỉ

Ở Việt Nam, khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang

Trang 25

phương thức QLRBV đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khuôn khổ chính sách ở cấptrung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanhlâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương Tính phức tạp không chỉ thể hiện trênkhía cạnh chính sách, công nghệ mà còn về sinh thái, kinh tế, xã hội, đặc biệt lànhận thức về CCR Việc xác định các tiêu chuẩn QLRBV cho mỗi hệ sinh thái củaViệt Nam gặp khó khăn do tính đa dạng phức tạp của nó Các lợi ích từ quản lý vàbảo vệ rừng chưa hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họcòn rất hạn chế Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảotham gia của các đối tượng hữu quan vào quản lý rừng Chi phí để đạt tiêu chuẩnCCR lại quá cao, cao hơn so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ Tuy vậy CCR tỏ

ra rất thích hợp và lợi ích cho các chủ rừng trồng gỗ nguyên liệu xuất khẩu

Nhưng cần nhìn vào lợi ích trong tương lai, QLRBV là xu thế tất yếu đối vớiđơn vị kinh doanh lâm nghiệp Kinh nghiệm của Công ty TNHH rừng trồng QuyNhơn cho thấy có việc được chứng nhận FSC, khi có chứng nhận FSC thì việc kinhdoanh của họ đã có thêm nhiều thuận lợi, đặc biệt là được khách hàng chú ý nhiềuhơn Chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hoá đem lợi ích đếnkhông chỉ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng cũngđược hưởng nhiều quyền lợi khi có được chứng nhận này Những khó khăn trở ngạinêu trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyểnđổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi mộtphương pháp lập kế hoạch QLRBV là bước ban đầu rất quan trọng

Đánh giá quản lý rừng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn QLRBV, nhưng vậndụng các tiêu chuẩn này cho các đơn vị cần linh hoạt, theo điều kiện thực tế đang

có Mục tiêu của CTLN Vĩnh Hảo là quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững.Công ty chưa có đánh giá nào về quản lý rừng của mình theo bộ tiêu chuẩn QLRBVcủa FSC, cũng như chưa có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng đánh giá nào

của các chuyên gia Đề tài “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm

và lập kế hoạch quản lý tiến tới CCR rừng tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, tỉnh

Hà Giang” nhằm hỗ trợ Công ty tự đánh giá công tác quản lý rừng của mình để

thay đổi phương thức quản lý để có cơ hội nhận CCR

Chương 2

Trang 26

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Lập được kế hoạch quản lý rừng bền vững trong giai đoạn chu kỳ kinh doanh

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam

- Đánh giá QLR theo 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí của FSC Việt Nam

- Xác định được các khiếm khuyết trong quản lý rừng của Công ty và đề racác giải pháp khắc phục khiếm khuyết

2.2.2 Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo hướng dẫn của Việt Nam

- Đánh giá chuỗi sản phẩm theo 9 yêu, các chỉ số và nguồn kiểm chứng củaViệt Nam

- Xác định được các khiếm khuyết trong chuỗi sản phẩm và đề ra các giảipháp khắc phục khiếm khuyết

2.2.3 Đánh giá điều kiện cơ bản và lập kế hoạch quản lý rừng cho Công ty

2.2.3.1 Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty

+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế xã hội

+ Kết quả quản lý rừng của Công ty

+ Đánh giá thuận lợi khó khăn của các điều kiện cơ bản

2.2.3.2 Lập kế hoạch quản lý rừng bao gồm:

Trang 27

1) Căn cứ lập kế hoạch quản lý rừng

- Chức năng, nhiệm vụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh HàGiang giao cho Công ty

- Yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Quang

- Kết quả phân tích, đánh giá điều kiện cơ bản của Công ty

2) Xác định mục tiêu quản lý rừng

- Kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học

- Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường

- Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội

- Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng

- Kế hoạch nguồn nhân lực và đào tạo

- Kế hoạch đánh giá, giám sát

- Kế hoạch huy động nguồn vốn

5) Hiệu quả thực hiện kế hoạch quản lý rừng

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu

- QLRBV là phương thức quản lý rừng tiên tiến là mục tiêu chính, CCR làkết quả của QLRBV

- Đánh giá quản lý rừng căn cư vào tiêu chuẩn QLBVR nhưng có vận dụngvào điều kiện thực tế

- Công ty tự đánh giá có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng đánh giácủa chuyên gia

- Công ty phải thay đổi phương thức quản lý để có cơ hội nhận CCR

Trang 28

- Lập KHQLR có tham gia (cán bộ tư vấn và chủ rừng cùng thực hiện).

2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.2.1 Đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam (tiêu chuẩn 9C)

1) Tiêu chuẩn 1- Tuân theo pháp luật và tiêu chuẩn FSC

2) Tiêu chuẩn 2- Quyền và trách nhiệm sử dụng đất;

3) Tiêu chuẩn 3- Quyền của người dân sở tại

4) Tiêu chuẩn 4- Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân

5) Tiêu chuẩn 5- Những lợi ích từ rừng

6) Tiêu chuẩn 6- Tác động môi trường;

7) Tiêu chuẩn 7- Kế hoạch quản lý;

8) Tiêu chuẩn 8- Giám sát, đánh giá;

9) Tiêu chuẩn 9- Duy trì những khu rừng có giá trị bảo tồn cao

10) Tiêu chuẩn 10- Rừng trồng

Phương pháp đánh giá quản lý rừng thông qua ba kênh thông tin: đánh giá trong

phòng, đánh giá ngoài hiện trường; và tham vấn các cơ quan hữu quan

Quy trình đánh giá quản lý rừng tại CTLN Vĩnh Hảo tổng hợp như sau:

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá quản lý rừng tại CTLN Vĩnh Hảo

Cho điểm các tiêu chuẩn.

Trang 29

Xác định kết quả sơ bộ cho mỗi tiêu chuẩn (chấm điểm, cung cấp bằngchứng Định ra điểm số ban đầu cho các tiêu chí đánh giá, ngay trong quá trình thảoluận tại thực địa).

1 Hoàn chỉnh (Việc thực thi rõ ràng, nổi bật) 8,6 - 10

4 Kém (Thực thi yếu, cần cải thiện) 4,1 - 5,5

5 Rất kém (Thực thi yếu kém, không có triển vọng,

không có thông tin)

< 4,1

- Cho điểm đánh giá trong phòng: đối với các tiêu chí liên quan tới thu thập,lưu trữ các tài liệu, văn bản pháp luật; văn bản cam kết; bản đồ; các loại hợp đồngchiến lược phát triển; kế hoạch quản lý; các báo cáo; danh mục; quy ước

- Cho điểm đánh giá ngoài hiện trường: với các tiêu chí cần kiểm tra việcthực hiện có đúng với kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã nêu trước đóhay không

- Cho điểm tham vấn: với các tiêu chí cần ý kiến của các bên liên quan vớichủ rừng để kiểm tra tình hình quản lý của chủ rừng như thế nào; kiểm tra mối liên

hệ giữa chủ thể và chủ rừng, mối quan tâm của chủ thể và những hoạt động quản lýcủa chủ rừng và chủ rừng đã lý giải như thế nào để giải quyết tranh chấp hoặc làm

rõ những mối liên hệ

Người đánh giá sử dụng Phiếu đánh giá tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ sốQLRBV của Việt Nam để đánh giá và cho điểm

Trang 30

Mẫu phiếu 1:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN , TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CTLN VĨNH HẢO.

Họ tên người đánh giá: Ngày tháng năm 2011 Tiêu

chí

Chỉ

số

Nguồn kiểm chứng

Xác định các lỗi không tuân thủ.

- Kết luận những nội dung của từng tiêu chuẩn nào chưa làm được, hoặc cònyếu kém và đưa ra khuyến nghị khắc phục

Lỗi lớn: điểm trung bình tiêu chuẩn <5,6 các tiêu chí ít được thực hiện

Lỗi nhỏ: hầu hết các tiêu chí của tiêu chuẩn được thực hiện

Mẫu phiếu 2

KẾT QUẢ TỔNG HỢP KHIẾM KHUYẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ

KHẮC PHỤC

Họ tên người tổng hợp: Ngày tháng năm

Yêu cầu hoạt

Thời gian khắc phục :

Bằng chứng hoàn thành

khắc phục lỗi CAR:

2.3.2.2 Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm theo 9 yêu cầu của Việt Nam

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) từ khâu

Trang 31

Bãi gỗ nhà máy giấy Bãi Bằng của Tổng công ty giấy Bãi gỗ của Công ty Vĩnh Hảo

khai thác về nơi tiêu thụ (nhà máy giấy Bãi Bằng)

- Tiêu chuẩn đánh giá: Yêu cầu Việt Nam về đánh giá CoC đối với chủ rừng

1) Các quy định về duy trì riêng rẽ gỗ tròn có chứng chỉ FSC

2) Quy định về ghi chép, theo dõi khối lượng gỗ có FSC và bán hàng

3) Quy định về viết hóa đơn xuất gỗ FSC

4) Các thông tin trên hóa đơn

5) Nhân viên phụ trách quản lý và bán gỗ FSC

6) Biểu mẫu sử dụng theo dõi và bán gỗ FSC

7) Các quy định về duy trì chứng từ liên quan đến CCR

8) Các tài liệu cần lưu trữ

2.3.2.3 Lập kế hoạch quản lý rừng

a Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty

1) Kế thừa tài liệu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Công ty

- Về kế hoạch: văn bản kế hoạch hiện có; kế hoạch quản lý, kinh doanh hàng

năm; kế hoạch khai thác vận chuyển; mở mang đường vận chuyển

- Về đất đai tài nguyên: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng; Diện

tích rừng trồng hàng năm, trữ lượng rừng, đánh giá đa dạng sinh học và rừng có giá

Trang 32

trị bảo tồn cao

- Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương liên quan đến quản

lý rừng đã ban hành

2) Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin cơ bản của Công ty

- Tổng hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Tổng hợp phân tích hiện trạng tài nguyên rừng

- Tổng hợp phân tích các mặt được và chưa được của tình hình quản lý

b Lập kế hoạch theo phương pháp tham gia

- Bt: Giá trị thu nhập tại thời điểm t (t = 0,1,2,3…n) bao gồm toàn bộ những

gì mà DA thu được (doanh thu bán hàng, lệ phí thu hồi, gia trị thanh lý tài sản )

- Ct: Giá trị chi phí tại thời điểm t (bao gồm những gì mà DA bỏ ra như: chiđầu tư, bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế…)

- r: Lãi suất thanh toán tính theo số thập phân

- t: Thời gian ( t = 0,1,2,3 )

- n: Số năm hoạt động trong chu kỳ của dự án (8 năm)

- IRR: tỷ lệ thu hồi nội bộ là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có

kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu Khi NPV = 0 thì i = IRR

- BCR: tỷ lệ thu nhập so với chi phí là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chấtlượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên đơn vị chi phí sản xuất

Chương 3

Trang 33

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH

QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÔNG TY 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích đất đai

Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo nằm ở phía nam của huyện Bắc Quang, tiềnthân là Lâm trường Vĩnh Hảo được thành lập từ năm 1961 theo quyết định số11/TCCB ngày 31/03/1961 của UBND tỉnh Hà Giang Hiện Công ty có 6 đội sảnxuất, nằm trên địa bàn 4 xã của huyện Bắc Quang; có vị trí toạ độ từ 22012 - 220 49

vĩ độ Bắc, 1050 49 - 1050 57 độ kinh Đông

Phía Bắc giáp Thị trấn Việt Quang - H Bắc Quang

Phía Nam giáp xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên - Tuyên Quang

Phía Tây giáp xã Đồng Yên - H Bắc Quang

Phía Đông giáp Sông Lô

- Diện tích đất của Công ty được giao quản lý là 4.907,88 ha (có giấy chứngnhận quyền sử dụng đất), cụ thể:

Bảng 3.1 Diện tích đất quản lý phân theo địa giới hành chính xã

3.1.3 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

3.1.3.1 Khí hậu

- Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

Trang 34

hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau Lượng mua bình quân hàng năm là 2.600mm tập trung vàocác tháng 6,7,8 hàng năm Năm có lượng mưa cao nhất là 4.600mm, năm có lượngmưa thấp nhất là 1.850mm.

- Nhiệt độ cao nhất là 380c, thấp nhất là 80c, trung bình năm là 230c Độ ẩmkhông khí bình quân 85%

- Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc là gió chính hoạt động từ tháng 11 đến tháng

3 năm sau, gió mùa Tây Nam vào tháng 3 đến tháng 6 Từ tháng 11 đến tháng 2hàng năm thường xuất hiện sương muối rét đậm và rét hại

- Qua điều kiện khí hậu trên trong địa bàn Công ty quản lý rất phù hợp choviệc trồng rừng vào vụ xuân hàng năm (từ tháng 2 đến tháng 5)

Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế, thường có rết đậm rét hại kéo dài, ợng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao

lư-3.1.3.2 Thủy văn

Trên địa bàn của Công ty có 2 con sông chảy qua đó là Sông Lô và Sông Con

và có nhiều dòng suối lớn, nhỏ ở hầu hết các đội sản xuất tạo thành hệ thống thuỷvăn phân bố đều trong toàn khu vực Do gỗ nguyên liệu giấy của Công ty chủ yếu là

gỗ keo, là loại gỗ nặng chìm, việc vận chuyển bằng đường thuỷ chi phí lớn do phải

có phao và có sự rủi ro cao Công ty không sử dụng hình thức vận chuyển thuỷ

3.1.4 Đặc điểm về đất

- Diện tích của Công ty quản lý chủ yếu là đất đất feralit màu vàng nhạt pháttriển trên nền đá mẹ phiến thạch sét, phiến thạch Mi ca Độ dầy tầng A+B bình quân

từ 70 - 80 cm, tầng mùn mỏng Thành phần cơ giới: Thịt trung bình, hơi chặt, tỷ lệ

đá lẫn từ 5 - 10%, đất chủ yếu là nhóm đất II Thích hợp cho việc trồng cây keo

- Đất đai đều có độ che phủ bởi rừng trồng nguyên liệu giấy, rừng tự nhiênvầu, nứa, dùng, không có đất trống đồi núi trọc

- Đất đai trong khu vực của Công ty đang quản lý sử dụng chủ yếu là đất trồngrừng nguyên liệu giấy có ít nhất là 2 chu kỳ và một phần là rừng tự nhiên khoanhnuôi bảo vệ, lượng đất không thể trồng rừng là đất khe rãnh ớt, đất có độ dốc lớn,nhiều đá, bãi bờ sông suối lớn

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: Nhìn chung đây là vùng núi cao, địa

Trang 35

hình chia cắt phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh Tuy nhiênđiều kiện khí hậu, thuỷ văn trong khu vực phù hợp cho việc trồng các loại cây lâmnghiệp làm nguyên liệu giấy như: Keo, mỡ, bồ đề.

3.1.5 Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác

3.1.5.1 Phân loại rừng, trữ lượng, sản lượng gỗ, lâm sản ngoài gỗ (LSNG)

a Rừng trồng

+ Tổng diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty đến 31/12/2010 có2.361,3 ha, theo loài cây và năm trồng như sau:

Bảng3.2 Tổng hợp diện tích rừng trồng trên đất Công ty quản lý

theo loài cây, năm trồng

Năm trồng Tổng diện tích (ha) Loài cây địa điểm

(đội SX)

I Công ty

trồng

Keo taitượng

Keolai

Trang 36

lượng khai thác bình quân hàng năm là 1000 tấn/ năm, một số là rừng nghèo kiệt

c Lâm sản ngoài gỗ ( LSNG)

Một số khe ướt và rừng trồng có mọc cây lá dong, chuối rừng, sâm thục, củ

ba mơi, nấm, mộc nhĩ, cây thuốc nam, dược liệu Các loại lâm sản trên Công tykhông tận dụng mà để cho người dân địa phương thu hái Công ty chỉ thu hoạch sảnphẩm chính là vầu, nứa, dùng, gỗ nguyên liệu giấy

3.1.5.2 Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao

Trên phạm vi diện tích đất Công ty quản lý ngoài cây NLG còn có nhiều loàiđộng thực vật sinh sống có mối quan hệ qua lại, tác động hữu cơ với nhau, có một

số loài thực vật có tác dụng làm thuốc nam, dược liệu, chữa bệnh như: Ba kích, mônthục, hoài sơn, chè dây, nhân trần v.v

Không có động thực vật quý hiếm trong sách đỏ và khu GTBTC trên địa bàn,

do diện tích rừng của Công ty nằm xen kẽ với các khu dân cư, là rừng sản xuất đốivới rừng tự nhiên chu kỳ 4 năm, rừng trồng thuần loài chu kỳ 7 - 9 năm

3.1.5.3 Các loại tài nguyên thiên nhiên khác và tiềm năng khai thác dịch vụ môi trường

Diện tích rừng quản lý chủ yếu là rừng trồng nằm trong vùng quy hoạch câynguyên liệu giấy nên giá trị các loài tài nguyên thiên nhiên khác và tiềm năng khaithác dịch vụ môi trường gần như không có

Trang 38

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.1 Đặc điểm kinh tế

Huyện Bắc Quang là một huyện miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Hà Giangtiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, có Quốc lộ 2 chay qua được tỉnh HàGiang xác định là vùng động lực trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh

3.2.1.1 Định hướng phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: 15,9%

- Tổng giá trị sản phẩm xã hội: 1.150 tỷ đồng

- Giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp: 33,9%

- Giá trị sản xuất Công nghiệp: 38,0 %

- Giá trị Thương mại, Dịch vụ: 36,6%

- Giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn: 5%

- Lương thực bình quân đầu người: 400,0kg/người/năm (năm 2010); thu nhậpbình quân 3,8 triệu đồng/người/năm Tỉ lệ đói nghèo theo tiêu chí mới còn 10% tậptring vào nhóm dân tộc Mông, Dao vùng sâu khó khăn

3.2.1.2 Cơ cấu ngành nghề chính của các xã trong vùng Công ty hoạt động

- Sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng: 36,0%

- Thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng: 32,2 %

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng: 31,8%

- Lương thực tính bình quân đầu người: 408 kg/người/năm (năm 2008)

- Thu nhập bình quân đạt: 6,8 triệu đồng/người/năm

- Tỷ lệ hộ đói nghèo 20% Tập trung vào nhóm các dân tộc ít người như: Mông, Dao, các thôn xã vùng sâu, xa

Kết cấu hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ Với vị trí địa lý thuận lợi

3.2.1.3 Tình hình chế biến và thị trường lâm sản

Huyện Bắc Quang diện tích rừng trồng 5.684 ha, sản lượng khai thác và tiêu

thụ hàng năm: 34.160 m3/năm là địa bàn hội tụ nguồn lâm sản trọng điểm của tỉnh

Hà Giang nên rất sôi động về hoạt động trung chuyển, mua bán, chế biến lâm sản;sản phẩm chính là gỗ xây dựng và gỗ bóc, gỗ bao bì, gỗ nguyên liệu giấy Thuận lợicho việc tiêu thụ lâm sản Bên cạnh đó Công ty còn có thị trường tiêu thụ ổn địnhtại nhà máy giấy Bãi Bằng với công xuất hàng nghìn m3 gỗ nguyên liệu giấy/năm

Trang 39

Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm rừng trồng của đơn vị và rừng trồng của nhân dân trênđịa bàn.

3.2.2 Đặc điểm xã hội, dân trí

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nói chung và địabàn hoạt động của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo nói riêng được đảm bảo và ổn định

3.2.2.1 Cơ cấu dân số, dân tộc, lao động

+ Tổng diện tích tự nhiên: 109.880 ha Huyện có 23 đơn vị hành chính ( 21 xã

và 2 thị trấn ) 227 thôn bản trong đó có 3 xã vùng thuộc Chương trình 135 là những

xã vùng xa, vùng sâu đời sống của nhiều hộ còn gặp nhiều khó khăn

- Dân số toàn huyện 110.763 khẩu với 19 dân tộc cùng sinh sống (nhóm dântộc chính: Tày, Nùng )

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2 %

- Số người trong độ tuổi lao động 48.836 người

- Số lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp khoảng 1.620 người

3.2.2.2 Văn hoá, giáo dục, y tế:

- Huyện Bắc Quang có trình độ học vấn thấp chủ yếu là phổ cập tiểu học, hệthống các trường học các cấp đều đợc xây dựng kiên cố, tỷ lệ huy động trẻ trong độtuổi đến trường đạt 99,38%, đạt 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu họcđúng độ tuổi (năm 2008)

- Hệ thống y tế đã được xây dựng 23/23 xã của huyện Trong đó có 15/23 xãcủa huyện có bác sĩ

- Hệ thống điện lưới đã đến 23/23 xã của huyện

- Hệ thống phát thanh truyền hình đã được phủ sóng 23/23 xã của huyện

3.2.3 Kết cấu hạ tầng, mạng lưới đường sá, bến bãi:

+ Hệ thống đường giao thông:

- Trên địa bàn Công ty có 2 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 2 và quốc lộ 279

- Đường lâm nghiệp thuộc Công ty quản lý là 35 km

- Mật độ đường tiếp cận cho sản xuất lâm nghiệp bình quân 26km/1.000ha =26m/ha

Trang 40

- Có hệ thống đường ô tô đến trung tâm các đội sản xuât của Công ty và các

xã thuận lợi cho loại hình vận chuyển gỗ bằng xe trọng tải nhỏ, vận chuyển gỗ đếncác điểm tập kết cho xe trọng tải lớn vận chuyển về nhà máy giấy Bãi Bằng

+ Kết cấu hạ tầng khác: Điện lưới Quốc Gia đã đến tới các đội sản xuất củaCông ty Hiện nay mạng thông tin liên lạc (Điện thoại, truyền hình, internet ) đã cóđến 100% số xã và thôn bản thuận tiện cho thông tin liện lạc, cải thiện đời sống tinhthần cho người dân

+ Cơ sở hạ tầng như: Ngân hàng, quỹ tín dụng, Bưu điện, Trường học đềuđược xây dựng kiên cố tại các trung tâm xã, các xã đều có chợ thuận tiện cho việctrao đổi hàng hoá và tiêu dùng, đời sống xã hội trong địa bàn

3.2.4 Đánh giá chung về những khó khăn và thuận lợi của Công ty

- Trồng rừng, chăm sóc rừng, vận xuất lâm sản bằng phương pháp thủ cônglàm tăng thêm độ ẩm, độ phì của đất, chống xói mòn, điều hòa nguồn nước, bảo vệmôi trường sinh thái

- Rừng trồng nguyên liệu giấy chủ yếu là loài keo, sinh trưởng nhanh, có vaitrò tích cực chống xói mòn rửa trôi đất

- Công ty tiến hành trồng rừng lại ngay sau khi khai thác xong

- Hàng năm hoạt động sản xuất của Công ty đã tạo việc làm cho trên 160 laođộng địa phương tham gia vào công việc trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, khaithác rùng dưới hình thức khoán làm tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống

- Trong khai thác, Công ty để lại hàng nghìn ster củi, cành nhánh làm chấtđốt cho nhân dân quanh vùng làm giảm tác động vào rừng

- Nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu giấy cung cấp nguyên liệu chonhà máy giấy Bãi Bằng, có hệ thống giao thông đường sông và đường bộ thuận lợicho việc vận chuyển gỗ về nhà máy; hệ thống đường vận xuất phân bố đều trên địabàn được xây dựng ổn định

Ngày đăng: 17/05/2014, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1998
2. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thông (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
Tác giả: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2007
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quản lý rừng bền vững, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rừng bền vững
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
6. Nguyễn Ngọc Lung (2009), Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam và định hướng nghiên cứu phát triển, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam và định hướng nghiên cứu phát triển
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung
Năm: 2009
9. Vũ Long (2009), Cẩm nang người đánh giá QLR rừng, Viện quản lý rừng bền vững và CCR Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang người đánh giá QLR rừng
Tác giả: Vũ Long
Năm: 2009
12. Maria Ine ’ s Miranda, 2009: Introduction to the FSC Standart An overview of the certification How not to get a certificate Preparing for certificationIntroduction to group certification Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to the FSC StandartAn overview of the certificationHow not to get a certificatePreparing for certification
4. Báo cáo đánh giá nội bộ về quản lý rừng của công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo tổng công ty giấy Việt Nam ( 2009 ) Khác
5. Nghị Định 23/2006/NĐ – CP, Về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng Khác
7. Vũ Nhâm (2009), Bài giảng Quản lý rừng bền vững và Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch quản lý rừng Khác
8. Viện QLRBV và CCR, Kế hoạch tổng thể về lộ trình CCR thuộc Chươngtrình 1 (Chiến lược LNQG) giai đoạn 2006 – 2020 Khác
10. Phạm Xuân Phương (2003), khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam Khác
11. Tổng công ty giấy (2009), Quản lý chuỗi hành trình sản phẩm cho đơn vị quản lý rừng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2006 - 2010 - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2006 - 2010 (Trang 43)
Bảng 3.4. Trang thiết bị khai thác vận chuyển Stt Tên thiết bị Số lượng - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 3.4. Trang thiết bị khai thác vận chuyển Stt Tên thiết bị Số lượng (Trang 46)
Bảng 4.1. Những lỗi không tuân thủ được nhận dạng và các hoạt động khắc phục Yêu cầu hoạt - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.1. Những lỗi không tuân thủ được nhận dạng và các hoạt động khắc phục Yêu cầu hoạt (Trang 51)
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất (Trang 56)
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất sau khi đã loại trừ - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất sau khi đã loại trừ (Trang 57)
Bảng 4.4. Kế hoạch khai thác 1 chu kỳ Năm - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.4. Kế hoạch khai thác 1 chu kỳ Năm (Trang 60)
Bảng 4.5. Kế hoạch khai thác năm 2011 - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.5. Kế hoạch khai thác năm 2011 (Trang 63)
Bảng 4.6. Kế hoạch trồng rừng cho một chu kỳ 8 năm Năm - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.6. Kế hoạch trồng rừng cho một chu kỳ 8 năm Năm (Trang 65)
Bảng 4.7. Kế hoạch trồng rừng năm 2011 - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.7. Kế hoạch trồng rừng năm 2011 (Trang 67)
Bảng 4.9. Chi phí chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ Năm - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.9. Chi phí chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ Năm (Trang 68)
Bảng 4.10. Chi phí tạo cây con cho 1 chu kỳ Stt Năm trồng Diện tích - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.10. Chi phí tạo cây con cho 1 chu kỳ Stt Năm trồng Diện tích (Trang 69)
Bảng 4.11. Kế hoạch cấp phát dụng cụ phòng cháy, chữa cháy  trong giai đoạn 2011 - 2018 - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.11. Kế hoạch cấp phát dụng cụ phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn 2011 - 2018 (Trang 71)
Bảng 4.12. kê thuốc phòng trừ sâu bệnh hại - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.12. kê thuốc phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 72)
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế - đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo,  tỉnh hà giang
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w