Ôn luyện Sơ Đồ Tư Duy

Một phần của tài liệu GHI CHÚ: BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG ĐIỂM 10 pptx (Trang 47 - 48)

- Bắt tay vào và HAVE FUN.

2) Ôn luyện Sơ Đồ Tư Duy

- Hì, trong sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” đã nêu lên về mô hình trí nhớ rồi phải không bạn? Một kiến thức mới, nếu được ôn lại theo đúng mô hình của trí nhớ thì ta sẽ nhớ lâu hơn và có thể là mãi mãi. Sơ Đồ Tư Duy cũng vậy thôi, nếu bạn vẽ Sơ Đồ Tư Duy xong, ngay lúc đó bạn sẽ nhớ rất rõ Sơ Đồ Tư Duy của mình, đến từng chi tiết, sau đó bạn không ôn lại thì cũng sẽ như là… không vẽ!!!

Hãy sử dụng mô hình trí nhớ vào trong việc ôn tập Sơ Đồ Tư Duy, có bốn mốc thời gian mà chúng ta cần ôn, đó là : 10 phút sau khi vẽ, 1 ngày sau khi vẽ, 1 tuần sau khi vẽ và 1 tháng sau khi vẽ. Nếu bạn muốn thêm “chắc”, bạn có thể ôn lại Sơ Đồ Tư Duy 1 tiếng sau khi vẽ. Như vậy chúng ta sẽ ôn năm lần sau

khi vẽ một Sơ Đồ Tư Duy.

Nhưng rất khó để xác định được chính xác giờ ôn lại của từng Sơ Đồ Tư Duy bởi vì nếu bạn vẽ nhiều bạn sẽ quên mất giờ ôn của Sơ Đồ Tư Duy đó!! Mình đã khắc phục điều này bằng một mẹo nhỏ: Sau khi vẽ xong Sơ Đồ Tư Duy nào, ngay lập tức ghi các thời điểm ôn lại vào góc nhỏ phía trên Sơ Đồ Tư Duy. Mỗi khi bạn nhìn thấy những dòng đó, bạn biết đã đến lúc phải ôn lại Sơ Đồ Tư Duy này.

Nếu bạn quá bận bịu với cả chục Sơ Đồ Tư Duy thì sao? Cách này lại không khả thi bởi vì bạn sẽ không thể lật hết các trang Sơ Đồ Tư Duy để… tìm giờ ôn lại được! Vậy thì ngoài ghi các thời điểm đó lại Sơ Đồ Tư Duy, bạn hãy ghi các thời điểm đó vào cuốn sổ kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng của mình, đây là cách dễ nhất , hằng ngày khi bạn lật sổ để xem xét và thiết lập thời gian. Đập vào mắt bạn ngay chính là những thời điểm ôn lại.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là ôn lại như thế nào?

Nhiều bạn ôn lại Sơ Đồ Tư Duy bằng cách… ngắm! Bạn sẽ thuộc được khoảng 2/3 Sơ Đồ Tư Duy. Mất 1/3 thông tin. Ôn lại Sơ Đồ Tư Duy không phải là chỉ nhìn lại các nhánh, mà là … vẽ nhanh lại các nhánh.

Hãy sử dụng một tờ giấy tương đương với tờ giấy Sơ Đồ Tư Duy của bạn, sử dụng bút một màu cũng được. Nhìn qua Sơ Đồ Tư Duy tư duy, không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để bạn có thể ghi lại hết các nét và từ khóa. Sau đó bạn hãy canh đồng hồ báo thức đúng một thời lượng đó và bắt đầu, nào, chúng ta cũng vẽ Sơ Đồ Tư Duy.

Khi chuông báo là hết giờ, bạn hãy dừng ngay lại và bắt đầu đối chiếu với Sơ Đồ Tư Duy cũ. Có thể bạn sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vài nhánh. Nhưng không sao, hãy nhìn kĩ những từ khóa đó và tự chắc chắn rằng trong lần ôn tiếp theo bạn sẽ không quên nữa.

Thế là xong, mình hi vọng những mẹo nhỏ của mình sẽ giúp được một chút gì đó cho các bạn trong việc vẽ Sơ Đồ Tư Duy. Các bạn nếu có ý kiến g ì về những mẹo này xin góp ý cho mình với nhé, mình rất vui khi được tiếp nhận thêm nhiều mẹo hay nữa.

Một phần của tài liệu GHI CHÚ: BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG ĐIỂM 10 pptx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w