MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾHOẠCHHÓA VÙNG VÀĐÁNHGIÁMÔITRƯỜNGCHIẾNLƯỢC I. QUY TRÌNH KẾHOẠCHHÓANỀNKINHTẾ THEO CƠCHẾ THỊ TRƯỜNG Quy trình kếhoạchhóa của Việt Nam trong điều kiện nềnkinhtế vận hành theo cơchế thị trường đi từ (1) Xây dựng chiếnlược phát triển đến (2) Quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội đến (3) Kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội. Như vậy, quy hoạch là bước cụ thể hoá của chiến lược, còn kếhoạch là bước cụ thể của quy hoạch - Chiếnlược phát triển kinhtế - xã hội: là hệ thống các chủ trương phát triển kinhtế - xã hội của quốc gia/ vùng ở tầm tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn; phản ánh hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển cơ bản, phương thức và các giải pháp lớn về phát triển kinhtế - xã hội trong thời kỳ dài hạn của đất nước. - Quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội: là bản luận chứng khoa học về phát triển kinhtế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinhtế - xã hội hợp lý, có tính khả thi trên lãnh thổ quốc gia/ vùng trong một thời gian xác định. Quy hoạch bao gồm (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội của cả nước, (2) quy hoạch phát triển của các ngành/ lĩnh vực và (3) quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế – xã hội của các vùng. Quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội thường được đề cập như một loại quy hoạch mang nhiều định hướng không gian (Ps). - Kếhoạch phát triển: là việc xác định một cách có hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinhtế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu trong một thời gian nhất định. Kếhoạch bao gồm những chỉ tiêu, biện pháp, cơchếvà chính sách nhằm thực hiện những mục tiêu đã được đặt ra trong kỳ kế hoạch. Trên cơ sở của chiến lược, các mục tiêu vĩ mô, phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinhtế ngành và lãnh thổ trong thời gian 10 – 15 - 20 năm và xa hơn, kếhoạch cụ thể hoávà bố trí các bước đi theo các kỳ kế hoạch. Kếhoạch thường là kếhoạch trung hạn, được vạch ra cho thời kỳ 5 - 10 năm, trong đó có phân ra từng năm nhằm giảm nhẹ yêu cầu xây dựng và xét duyệt kếhoạch hàng năm. Trong quá trình thực hiện kếhoạchcó xem xét, điều chỉnh, bổ sung. Kếhoạchcó xu hướng tập trung nhiều vào khía cạnh thời gian (Pt). è Như vậy, quy trình Kếhoạchhoá bao gồm 2 nội dung quan trọng làm tiền đề để xây dựng kếhoạch là: - Xây dựng chiếnlược - Quy hoạch phát triển nềnKinhtế theo ngành – lãnh thổ Chiếnlượcvà quy hoạch là căn cứ, tiền để của kế hoạch, góp phần quyết định đến việc nâng cao chất lượng kếhoạch cho phù hợp với nềnkinhtế thị trườngvà bảo đảm quản lý vĩ mô của nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn Việt Nam cho thấy sự phát triển kinhtế thiếu chiếnlượcvà thiếu quy hoạch tổng thể sẽ gây ra nhiều hạn chế, lãng phí và tổn thất, đặc biệt tại các khu vực Công nghiệp - Đô thị tập trung. (Ví dụ ở Việt Nam, tình trạng xây dựng không có quy hoạch… đã cho thấy sự lộn xộn, chắp vá, chồng chéo, nay đào mai bới…). Chiếnlược Quy hoạchKếhoạch II. QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÙNG Ở VIỆT NAM 2.1. Quy hoạch vùng trong điều kiện kinhtế thị trường Quy hoạch vùng (QH tổng thể phát triển kinhtế - xã hội vùng): là bản luận chứng khoa học về phát triển kinhtế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinhtế - xã hội hợp lý, có tính khả thi trên lãnh thổ một vùng trong một thời gian xác định. Quy hoạchcó xu hướng tập trung nhiều vào khía cạnh không gian (Ps) hay bố trí hợp lý Kinhtế – Xã hội quốc gia theo lãnh thổ, trong đó không gian là một khái niệm đa chiều mô tả và phản ánh sự kết hợp các yếu tố môitrường tự nhiên và cách thức con người khai thác chúng. Quy hoạch vùng có 2 nhiệm vụ cơ bản: 1. Dự báo phát triển Kinhtế – Xã hội 2. Luận chứng Tổ chức không gian hợp lý và khả thi à Quy hoạch vùng phải trả lời cho câu hỏi: 1. Phát triển cái gì? Tại sao? 2. Phát triển ở đâu? Tại sao? · Quy hoạch vùng bao gồm các loại: Ø Quy hoạch phát triển Kinhtế – Xã hội các vùng lớn (vùng cấp I): là loại vùng cần được phân định để xây dựng chiếnlược phát triển lãnh thổ và quy hoạch tổng thể Kinhtế – Xã hội cả nước. Quy hoạch vùng lớn nhằm giải quyết vấn đề phát triển liên quan đến nhiều tỉnh gần kề. Ø Quy hoạch phát triển Kinhtế – Xã hội các vùng lãnh thổ đặc biệt: - Vùng trọng điểm và các tuyến hành lang kinh tế, khu kinhtế - Các trung tâm đầu mối phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất - Dải biên giới, hải đảo Ø Quy hoạch phát triển Kinhtế – Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (vùng kinhtế - hành chính cấp I) Ø Quy hoạch phát triển Kinhtế – Xã hội các vùng kinhtế - hành chính cấp II (quận, huyện, thị xã …) à Quy hoạch cấp càng thấp càng đòi hỏi sự chi tiết, cụ thể hơn. 1.2 . Mục đích, yêu cầu của quy hoạch Mục đích, yêu cầu của quy hoạch là mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiếnlược phát triển kinhtế - xã hội của một vùng lãnh thổ, các ngành, các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể. • Mục đích chủ yếu của quy hoạch vùng là phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo vĩ mô về phát triển kinhtếvà cung cấp những căn cứ cần thiết cho hoạt động kinhtế – xã hội của nhân dân trong vùng và các nhà đầu tư bên trong/ bên ngoài vùng. Giúp cơ quan quản lý vùng các cấp có căn cứ khoa học để đưa ra chủ trương, chính sách, các kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội của địa phương, giúp nhân dân trong vùng và các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng, cơ hội đầu tư và yêu cầu phát triển kinhtế – xã hội của vùng. • Yêu cầu: - Quy hoạch vùng đáp ứng được yêu cầu của kinhtế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ, hiệu quả và bền vững. - Quy hoạch vùng là một quá trình động, có trọng tâm, trọng điểm cho từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, thường xuyên cập nhật bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Quy hoạch phải tìm được giải pháp giải quyết các mâu thuẫn và tính tới vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh nhằm bảo đảm sự phát triển hài hoà các hệ thống tài nguyên – kinhtế – xã hội. - Quy hoạch vùng là kết quả của quá trình nghiên cứu đề xuất và lựa chọn các giải pháp khác nhau, cho những nhiệm vụ khác nhau. - Công tác nghiên cứu quy hoạch vùng là một trong quá trình tiến hành thường xuyên, điều chỉnh nhiều lần. - Quy hoạch vùng phải bảo đảm • Kết hợp giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. • Kết hợp giữa phát triển điểm và diện, từng mặt và toàn diện (kinh tế – xã hội – môitrườngvà yêu cầu an ninh quốc phòng) • Kết hợp giữa sự hoàn thiện của hệ thống với sự không hoàn thiện của một số phân hệ. • Kết hợp giữa định tính và định lượng. III. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÙNG Hình 1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu quy hoạch phát triển Kinhtế – Xã hội vùng 1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của vùng: phân tích, đánhgiá thực trạng khai thác lãnh thổ; phân tích, đánhgiá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế. Phân tích, đánhgiá thực trạng phát triển kinhtế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng; đánhgiá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của vùng. a) Phân tích, đánhgiávà dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của vùng. Ø Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển. Ø Vị trí của vùng trong chiếnlược phát triển của quốc gia. Ø Phân tích, đánhgiá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng. Các yếu tố và nguồn lực nội tại của vùng Hiện trạng Lợi thế so sánh, thuận lợ i, khó khăn, hạn chế Định hướng phát triển của cả nước và vùng Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và phương hướng phát triển dài hạn Tác động của tình hình, các yếu tố phát triể n khu vực và quốc tế Phương án phát triển và tổ chức không gian 10- 15 năm 5 năm đầu Một vài năm trước mắt Hệ thố ng chính sách và các giải pháp thực hiện Ø Phân tích, đánhgiá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển. Ø Phân tích, đánhgiá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn. Ø Phân tích, đánhgiá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinhtế - xã hội của vùng và các tiểu vùng lãnh thổ. b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinhtế - xã hội của vùng. c) Đánhgiá về các lợi thế so sánh, hạn chếvàcơ hội cùng các thách thức đối với phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch. 2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với chiếnlượcvà quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội của cả nước. Ø Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền kinhtế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng. Ø Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể). - Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. - Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật vàtệ nạn xã hội. - Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môitrườngvà mức bảo đảm các yêu cầu về môitrường trong sạch. - Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinhtế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng. 3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọng điểm. Ø Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch). Ø Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực. 4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ vùng (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ). Ø Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế. Ø Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; các vùng sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tập trung. Ø Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực. Ø Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. 5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của vùng và gắn với vùng khác trong cả nước. a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông. b) Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông. c) Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện. d) Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước. đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng. 6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực). 7. Luận chứng Danh mục dự án ưu tiên đầu tư. 8. Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môitrườngvà đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này. 9. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch. a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư. b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường. d) Giải pháp về cơ chế, chính sách. đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện. 10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội vùng trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500.000 và 1/250.000 đối với các khu vực kinhtế trọng điểm. IV. ĐÁNHGIÁMÔITRƯỜNGCHIẾNLƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINHTẾ - XÃ HỘI Khái niệm ĐánhgiáMôitrườngChiếnlược (ĐMC): ĐMC là việc phân tích và dự báo các tác động tiềm tàng của dự án chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững (Luật Bảo vệ Môitrường 2005, Chương I, Điều 3, Khoản 19). Mối liên hệ giữa quy trình lập quy hoạchvà quy trình ĐMC Quy hoạch là một công cụ quản lý giúp sử dụng tài nguyên của vùng một cách hợp lý, tuy nhiên nó sẽ vừa mang tính bảo vệ môi trường, vừa mang tính phá huỷ môi trường. Về tổng thể, các tác động môitrườngcó thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch là các tác động môitrườngcó thể xảy ra khi thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội. Về mặt phương pháp luận, ĐMC có mục tiêu hỗ trợ bảo vệ môitrườngvà phát triển bền vững thông qua việc cân nhắc hiệu quả môitrường của các hoạt động quy hoạch, dự báo sớm những tác động môitrườngvà xác định phương thức bảo vệ môitrường hợp lý nhất. Chính vì vậy, ĐMC có nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội bền vững. Các quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội nói chung thường được thực hiện ở cấp độ quốc gia hoặc vùng. Đó là các quy hoạch nhằm lồng ghép các định hướng khác nhau về kinh tế, xã hội, môitrường vào một mục tiêu thống nhất và thường gắn kết chặt chẽ với quá trình hoạch định phân bổ ngân sách. Việc soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kếhoạch thường cho phép các cơ quan có thẩm quyền phân tích xu hướng phát triển, các cơ hội và thách thức, đồng thời đề xuất những điều chỉnh cần thiết cho sự phát triển vàkếhoạch thực hiện. Trong khi đó, về bản chất quy trình ĐMC nghiên cứu dưới góc độ môitrường từng kết quả đầu ra của việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và vì vậy có thể đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm tối đa hoá những lợi ích về môi trường, đồng thời giảm thiểu những tác động và rủi ro tiêu cực đối với môi trường. Với cách tiếp cận như vậy, việc soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kếhoạchvà quá trình ĐMC sẽ đi theo một logic rất tương đồng, có liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ giữa quá trình ĐTM và quá trình lập quy hoạchcó thể biểu diễn như sơ đồ Hình 2. Hình 2 cho thấy quá trình ĐMC và quá trình lập quy hoạchcó thể được thực hiện cùng nhau vàcó thể củng cố cho nhau trong khuôn khổ một hệ thống kếhoạchhóa vì sự phát triển bền vững. Đồng thời, quá trình ĐMC có thể thực hiện một cách linh hoạt nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội. ĐMC áp dụng cho quy hoạch sẽ cung cấp cơ hội lồng ghép tiếp cận phát triển bền vững với quá trình ra quyết định. Ngoài ra, ĐMC còn hỗ trợ thu hút sự tham vấn các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thẩm định quy hoạch, và đảm bảo mọi hậu quả môitrường do thực hiện quy hoạch sẽ được xác định vàđánhgiá trong quá trình lập quy hoạch trước khi được phê duyệt. Sự lồng ghép các nội dung môitrường vào tất cả các giai đoạn của quá trình thẩm định và thực hiện quy hoạch cho phép các nhà quản lý điều chỉnh quy hoạch ở những thời điểm thích hợp. Quá trình thực hiện ĐMC sẽ nghiên cứu các phương án thực hiện quy hoạch bằng cách cân nhắc các tác động môitrườngvàkinhtế - xã hội của từng phương án. Cần lưu ý, do quy hoạch rất khác nhau về phạm vi và nội dung, vì vậy quá trình thực hiện ĐMC có thể khác nhau. Hình 2 - Mối liên hệ giữa quy trình lập quy hoạchvà quy trình ĐMC Cách thức thực hiện ĐMC Để đạt mục tiêu hỗ trợ quá trình lập quy hoạch, ĐMC cần được thực hiện chính bởi cơ quan lập quy hoạchvà thực hiện đồng thời với quá trình lập quy hoạch. Có 2 phương án thực hiện đồng thời là: - Thực hiện song song với quá trình lập quy hoạch: quá trình này thường mang lại nhiều thuận lợi về tổ chức và phát huy được tính độc lập sáng tạo của từng nhóm tư vấn, tuy nhiên dễ nảy sinh bất đồng khó giải quyết giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm tư vấn lập quy hoạch. - Lồng ghép hoàn toàn quá trình ĐMC vào quá trình lập quy hoạch: đây là phương án tốt nhất, đảm bảo mọi quyết định sẽ được cân nhắc trên cơ sở đánhgiá toàn diện các vấn đề liên quan đến quy hoạch. Các văn bản pháp lý liên quan đến ĐMC ở Việt Nam v Luật Bảo vệ môitrường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/ 2005 của Quốc hội v Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môitrường v Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội v Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội v Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môitrường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển v Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên vàMôitrường hướng dẫn về đánhgiámôitrườngChiến lược, đánhgiá tác động môitrườngvà cam kết bảo vệ môi trường; v Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kếhoạchvà Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 v Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên vàMôitrường hướng dẫn về đánhgiámôitrườngchiến lược, đánhgiá tác động môitrườngvà cam kết bảo vệ môitrường v Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kếhoạchvà Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạchvà điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu . ĐỀ VỀ KẾ HOẠCH HÓA VÙNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC I. QUY TRÌNH KẾ HOẠCH HÓA NỀN KINH TẾ THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Quy trình kế hoạch hóa của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế vận. nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường v Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch. 1/500.000 và 1/250.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm. IV. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Khái niệm Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC):